Trên con đường quốc lộ nối dài từ Đông sang Tây của phủ lộ Bình An, không biết tự bao giờ xuất hiện một đám người dài dằng dặc. Kẻ có tiền thì đi xe bò, xe ngựa, người không tiền thì đi bộ. Tất cả tay xách nách mang, vội vã theo nhau đi về phía Đông vùng huyện Nam Lan. Khuôn mặt ai nấy cũng đều hiện lên vẻ thẫn thờ pha lẫn sơ hãi. Người đi đầu là một người đàn ông trung niên, có khuôn mặt vuông vức, đám râu lâu ngày không cạo đã bắt đầu hình thành quai nón bên hàm. Ông ta mặc một bộ quần áo nâu nhạt, lưng buộc dây vải, hai chân đi ủng da trông rất võ biền. Người đàn ông luôn thúc giục đàn người đi nhanh hơn trước khi trời tối. Có khi ông dừng lại để đỡ cháu bé hay cụ già ngã xuống, hoặc nhặt hộ những túi đồ mà ai đó làm rơi.
Đến khi đàn người đi qua rồi, người đàn ông mới đứng lại, cuốn lá thuốc, đốt lửa rít một hơi. Thi thoảng ông lại nhìn về phía Tây một cách lo lắng. Rít chưa xong điếu thuốc, ông lại vứt xuống, di mạnh cho tắt lửa, rồi lại đuổi kịp đoàn người, lại thúc giục người khác đi nhanh hơn. Cứ thế trời lại bắt đầu tối. Mọi người vẫn đi mà không ai kêu than gì, dù tất cả đã rất mệt mỏi. Người đàn ông thở dài. Trời tối nhanh quá. Nếu đi cả đêm thì chắc cũng không đi được bao xa. Nhất là những nhà có cụ già con nhỏ rất vướng víu. Người đàn ông lệnh mọi người dừng lại hạ trại. Đó là một bãi cỏ trống bên cạnh ruộng lúa mà đám trẻ chăn trâu vẫn hay thả trâu chơi đùa. Các nhà hí húi dựng lều vải, nấu cơm tất bật.
Bữa tối chỉ có cơm muối. Nhà nào khấm khá hơn thì có thêm ít thịt khô để nhai. Người đàn ông không ăn cùng mọi người mà ra bên ngoài về đường hút thuốc. Trong bóng tối, chỉ có ánh lửa đỏ lập lòe trên miệng của ông. Lúc này một đứa bé tầm tám chin tuổi đi ra, gọi: “Chú Miên, chú Miên…” Người đàn ông quay lại, vứt điếu thuốc, cười xòa. Đứa bé chạy lại, đưa chon ông một nắm cơm muối vừng gói trong lá chuối. “Mẹ bảo cho chú cơm này.” Người đàn ông tên Miên cười thật tươi, quỳ một chân xuống đối diện với đứa trẻ, cầm lấy nắm cơm. “Bảo mẹ rằng thúc thúc tạ ơn.” Đứa trẻ cũng cười hồn nhiên, lộ ra mấy chiếc răng sún. Rồi nó hỏi người đàn ông:
“Mình còn phải đi xa nữa không ạ?”
Nụ cười trên môi đàn ông tên Miên khẽ tắt, ông xoa đầu đứa trẻ nói:”không xa nữa đâu.” Đứa trẻ háo hức hỏi tiếp: “mẹ nói sẽ đến một tòa thành rất to, bên trong có rất nhiều đồ ăn ngon, có đúng không chú?” Người đàn ông tên Miên cố rặn ra một nụ cười, đôi mắt của ông hấp háy. “Đúng thế. Sẽ có thành rất to, có đồ ăn rất ngon, buổi đêm ngủ rất an toàn.” Một nỗi đau xót hiện lên trong long ông. Những đứa trẻ chẳng có tội tình gì lại phải trốn khỏi quê hương, đi cả đêm cho toác hết cả long bàn chân. Chúng chỉ muốn ăn ngon, được nhìn thấy những điều mới lạ, vậy mà thật khó. Thậm chí đến mạng sống cũng chưa chắc được đảm bảo nữa.
Hai người cứ đứng với nhau một lúc lâu, người đàn ông tên Miên mới dứt ra khỏi những suy nghĩ của mình, bảo đứa trẻ: “Ta về thôi. Mẹ cháu đang chờ rồi.” Rồi ông dắt tay đứa trẻ đi về phía đám lều vải. Trên trời, bỗng một tiếng sấm đì đùng xẹt qua trời làm đứa trẻ giật nảy mình. Nó rúc đầu vào trong lòng chú Miên, cả người run rẩy sợ hãi. Lúc này người đàn ông tên Miên mới nhận ra rằng đứa trẻ hiểu chuyển. Nó biết làng mình gặp nguy hiểm nên mới phải chạy trốn. Rằng mẹ con nó chưa chắc đã thoát khỏi. Trẻ con không cha thường trưởng thành mau như vậy đấy. Người đàn ông tên Miên thầm nghĩ. Trong đầu ông không khỏi hiện lên một bóng hình khác. Đó là một đứa trẻ được sư phụ dẫn lên gặp ông cách đây nhiều năm.
Nó cũng không cha không mẹ, được sư phụ nuôi nấng từ bé. Mặc dù còn rất non nớt, nhưng ông đã nhận ra những phẩm chất của một thầy trừ tà giỏi bên trong đứa bé. Minh Khánh một cái tên mang đậm tính chất của nhà Phật. Cũng chỉ chin mười tuổi, nhưng đã theo thầy đi khắp phủ lộ Bình An. Sợ hãi mà không bị loạn, càng nguy hiểm thì càng lộ ra điềm tĩnh sáng suốt. Công việc luôn hoàn thành một cách cực kỳ cẩn thận, từ đầu đến đuôi không hề lộ ra vẻ nôn nóng hay thiếu kiên nhẫn. Mới chỉ dấn thân vào con đường nguy hiểm được một năm, nhưng đứa trẻ đã để lộ ra những đức tính mà chỉ có ở những thầy trừ tà vĩ đại nhất trong lịch sử. Thậm chí người thầy của đứa trẻ– Lê Văn Sơn, thầy trừ tà giỏi nhất cả nước cũng phải thừa nhận, ở tuổi đứa trẻ, ông kém hơn rất nhiều lần.
Người đàn ông tên Miên cảm thấy chỉ cần sống sót qua mười năm, đứa trẻ sẽ tiếp tục nối gót thầy để trở thành một trong những thầy trừ tà giỏi nhất của cả nước. Ông háo hức được gặp lại Minh Khánh.
Đến khi đàn người đi qua rồi, người đàn ông mới đứng lại, cuốn lá thuốc, đốt lửa rít một hơi. Thi thoảng ông lại nhìn về phía Tây một cách lo lắng. Rít chưa xong điếu thuốc, ông lại vứt xuống, di mạnh cho tắt lửa, rồi lại đuổi kịp đoàn người, lại thúc giục người khác đi nhanh hơn. Cứ thế trời lại bắt đầu tối. Mọi người vẫn đi mà không ai kêu than gì, dù tất cả đã rất mệt mỏi. Người đàn ông thở dài. Trời tối nhanh quá. Nếu đi cả đêm thì chắc cũng không đi được bao xa. Nhất là những nhà có cụ già con nhỏ rất vướng víu. Người đàn ông lệnh mọi người dừng lại hạ trại. Đó là một bãi cỏ trống bên cạnh ruộng lúa mà đám trẻ chăn trâu vẫn hay thả trâu chơi đùa. Các nhà hí húi dựng lều vải, nấu cơm tất bật.
Bữa tối chỉ có cơm muối. Nhà nào khấm khá hơn thì có thêm ít thịt khô để nhai. Người đàn ông không ăn cùng mọi người mà ra bên ngoài về đường hút thuốc. Trong bóng tối, chỉ có ánh lửa đỏ lập lòe trên miệng của ông. Lúc này một đứa bé tầm tám chin tuổi đi ra, gọi: “Chú Miên, chú Miên…” Người đàn ông quay lại, vứt điếu thuốc, cười xòa. Đứa bé chạy lại, đưa chon ông một nắm cơm muối vừng gói trong lá chuối. “Mẹ bảo cho chú cơm này.” Người đàn ông tên Miên cười thật tươi, quỳ một chân xuống đối diện với đứa trẻ, cầm lấy nắm cơm. “Bảo mẹ rằng thúc thúc tạ ơn.” Đứa trẻ cũng cười hồn nhiên, lộ ra mấy chiếc răng sún. Rồi nó hỏi người đàn ông:
“Mình còn phải đi xa nữa không ạ?”
Nụ cười trên môi đàn ông tên Miên khẽ tắt, ông xoa đầu đứa trẻ nói:”không xa nữa đâu.” Đứa trẻ háo hức hỏi tiếp: “mẹ nói sẽ đến một tòa thành rất to, bên trong có rất nhiều đồ ăn ngon, có đúng không chú?” Người đàn ông tên Miên cố rặn ra một nụ cười, đôi mắt của ông hấp háy. “Đúng thế. Sẽ có thành rất to, có đồ ăn rất ngon, buổi đêm ngủ rất an toàn.” Một nỗi đau xót hiện lên trong long ông. Những đứa trẻ chẳng có tội tình gì lại phải trốn khỏi quê hương, đi cả đêm cho toác hết cả long bàn chân. Chúng chỉ muốn ăn ngon, được nhìn thấy những điều mới lạ, vậy mà thật khó. Thậm chí đến mạng sống cũng chưa chắc được đảm bảo nữa.
Hai người cứ đứng với nhau một lúc lâu, người đàn ông tên Miên mới dứt ra khỏi những suy nghĩ của mình, bảo đứa trẻ: “Ta về thôi. Mẹ cháu đang chờ rồi.” Rồi ông dắt tay đứa trẻ đi về phía đám lều vải. Trên trời, bỗng một tiếng sấm đì đùng xẹt qua trời làm đứa trẻ giật nảy mình. Nó rúc đầu vào trong lòng chú Miên, cả người run rẩy sợ hãi. Lúc này người đàn ông tên Miên mới nhận ra rằng đứa trẻ hiểu chuyển. Nó biết làng mình gặp nguy hiểm nên mới phải chạy trốn. Rằng mẹ con nó chưa chắc đã thoát khỏi. Trẻ con không cha thường trưởng thành mau như vậy đấy. Người đàn ông tên Miên thầm nghĩ. Trong đầu ông không khỏi hiện lên một bóng hình khác. Đó là một đứa trẻ được sư phụ dẫn lên gặp ông cách đây nhiều năm.
Nó cũng không cha không mẹ, được sư phụ nuôi nấng từ bé. Mặc dù còn rất non nớt, nhưng ông đã nhận ra những phẩm chất của một thầy trừ tà giỏi bên trong đứa bé. Minh Khánh một cái tên mang đậm tính chất của nhà Phật. Cũng chỉ chin mười tuổi, nhưng đã theo thầy đi khắp phủ lộ Bình An. Sợ hãi mà không bị loạn, càng nguy hiểm thì càng lộ ra điềm tĩnh sáng suốt. Công việc luôn hoàn thành một cách cực kỳ cẩn thận, từ đầu đến đuôi không hề lộ ra vẻ nôn nóng hay thiếu kiên nhẫn. Mới chỉ dấn thân vào con đường nguy hiểm được một năm, nhưng đứa trẻ đã để lộ ra những đức tính mà chỉ có ở những thầy trừ tà vĩ đại nhất trong lịch sử. Thậm chí người thầy của đứa trẻ– Lê Văn Sơn, thầy trừ tà giỏi nhất cả nước cũng phải thừa nhận, ở tuổi đứa trẻ, ông kém hơn rất nhiều lần.
Người đàn ông tên Miên cảm thấy chỉ cần sống sót qua mười năm, đứa trẻ sẽ tiếp tục nối gót thầy để trở thành một trong những thầy trừ tà giỏi nhất của cả nước. Ông háo hức được gặp lại Minh Khánh.
Bạn đang đọc truyện trên: Webtruyen.com
/146
|