Tục ngữ nói ở trong núi không biết tháng ngày, lời nói này đúng là có đạo lý.
Mỗi ngày Kỷ Nhược Trần đều đả tọa tu tâm, không lúc nào không chuyên tâm. Thời gian giống như nước chảy, khi hắn đẩy cửa ra ngoài thì đã thấy tuyết bay tán loạn, quỳnh hoa ngọc thụ, tâm trạng không khỏi kinh ngạc, hóa ra trời đã vào đông!
Hắn lại thấy chúng đệ tử đi lại không ngớt, so với năm trước có vẻ bận rộn hơn rất nhiều, lúc này mới tỉnh ngộ, hóa ra đại khảo sắp được tiến hành. Cứ tính như vậy, Kỷ Nhược Trần đã ở đây tu đạo được 5 năm rồi.
Đại khảo trong Đạo Đức tông được tổ chức 10 năm một lần, đó là đại sự trong tông. Trước khi đại khảo, theo như lệ thường là phải tế thiên, bái tiên sư, nghi thức phúc tạp hơn nhiều so với tuế khảo hàng năm.
Không chỉ lễ nghĩa quy củ phức tạp mà còn mời rất nhiều gia phái tu đạo khác, hoạt động vô cùng nhiều. Kỳ đại khảo này, làm cho trên dưới Đạo Đức tông đều có cảnh tượng tấp nập.
Tỷ võ trong kỳ đại khảo có sự khác biệt với các kỳ tuế khảo hàng năm. Trong đại khảo, các mạch chân nhân thường tới quan sát, đưa ra nhưng lời bình ở hiện trường, chỉ điểm cho các đệ tử.
Qua nhiều lần đại khảo, các vị chân nhân đều đăng đàn lập lễ, tuyên giảng tinh nghĩa của đại đạo. Đây là chuyện tốt 10 năm mới có một lần, các đại sự khác đều không thể so sánh.
Huống chỉ theo như các vị chân nhân nói, không chỉ đệ tử bổn tông được nghe mà cũng không cấm các chi sĩ chi phái khác dự thính. Bởi vậy, mỗi kỳ đại khảo, chi sĩ các phái đều đổ xô tới Tây Huyền Sơn. Do vậy, trên dưới Tây Huyền Sơn đều được huy động, vô cùng náo nhiệt, khác hẳn với không khí tĩnh lặng thường ngày.
Thật ra chuyện Đạo Đức tông mời khách xem thi đấu có nguyên nhân sâu xa hơn 300 năm trước. Đạo Đức tông thu môn đồ rất rộng rãi, sau đó càng ngày càng hưng thịnh.
Cho nên trước mỗi kỳ đại khảo đều tiến hành đại lễ tế thiên, tế tiên sư, hơn nữa các đệ tử thuộc các môn phái khác cũng được mời tới quan sát thi đấu, phát hiện những nhân tài, hiển thị thực lực của bổn tông.
Năm mươi năm trước, trải qua mấy ngàn năm tích lũy, đệ tử nội tông đã có tới 3000 người, chưởng giáo Tử Vi Chân Nhân đạo hạnh tinh thâm, đại đạo thông huyền, làm cho thiên địa biến sắc, dị tượng liên tục phát sinh.
Các phái tu đạo biết Tử Vi Chân Nhân sẽ phi thăng, cho nên uy vọng trở nên cực thịnh, đè ép hai phái mạnh là Thanh Khư Cung và Vân Trung Cư.
Sau khi Tử Vi chân nhân bế quan, các phái đều chuẩn bị cho việc sau khi người phi thăng, uy vọng của Đạo Đức tông không truyền mà thăng tiến, mơ hồ là phái đứng đầu chính đạo thiên hạ.
Cho tới lúc này, Tử Dương chân nhân mới quyết định mở rộng sơn môn, khi tiến hành đại lễ trước đại khảo không hề giới hạn người tham gia, miễn là chính đạo là được.
Đương nhiên không phải chỗ nào trong Đạo Đức tông cũng cho phép mọi người thăm quan, ví như cách kỳ đại khảo một tháng, Kỷ Nhược Trần đã được báo cho biết là không cần tham gia đại khảo năm nay.
Kỷ Nhược Trần vốn cũng không muốn hư danh như vậy, việc đệ nhất đại khảo là chuyện tốt nhưng cũng có chuyện không tốt, khi được các vị chân nhân thông báo, hắn mừng rỡ vì mình có ngày thanh tĩnh, yên lặng thanh tu một phen.
Huống chi, trong năm vừa rồi hắn đã dự trữ không ít thảo dược, tài liệu luyện đan chế thuốc, những ngày gần đây người trong tông tương đối bận rộn, hắn thừa dịp này len lén giải ly một số pháp bảo, đạo hạnh lại tăng tiến thêm một bước nhỏ.
Mùa đông mới bắt đầu, bái thiếp của các phái trong thiên hạ đã như nước thủy triều tràn về Tây Huyền Sơn, Tự Tử Dương chân nhân mờ rộng sơn môn, tiếp đãi chu đáo, danh dự của Đạo Đức tông tăng mạnh theo từng ngày.
Mấy ngày nay có nhiều phái tới thăm nhưng đã có ty lễ nghi xử lý, không cần làm phiền tới chân nhân các mạch nhưng mà hôm nay các vị chân nhân đã tụ tập đầy đủ ở sảnh đường, ở giữa có đặt một bái thiếp.
Tử Dương chân nhân thấy các mạch chân nhân đều ngồi vào chỗ của mình, vì vậy cầm lấy bái thiếp, mở miệng đọc:
Nghe danh tài nghệ của cửu mạch trong Đạo Đức tông đã lâu, hiện nay danh chấn thiên hạ. nay cùng với ba đệ tử tới bái phỏng, giống như gió mát vào rừng, không vì tùng bách, duy chỉ muốn chứng thực lời nói của người trong thiên hạ, cũng tăng thêm sự hiểu biết cho các bỉ đồ, mong các vị chân nhân xem xét không để cho sư đồ thất vọng.
Vân Trung Thiên Hải kính thiếp.
Các vị chân nhân vừa mới nghe tên bốn chữ Vân Trung Thiên Hải thì đều biết là bái thiếp này không phải chuyện đùa, thần sắc ai nấy đều ngưng trọng, hoặc nhíu mày hoặc trầm tư, trong lúc nhất thời đại điện trở nên im lặng vô cùng.
Nhắc tới Vân Trung Thiên Hải, các vị chân nhân đều biết là Thiên Hải lão nhân của Vân Trung cư. Thiên Hải lão nhân thành danh đã hơn trăm năm, là nhân vật cùng thế hệ với Tử Dương chân nhân, danh vọng còn cao hơn so với Tử Dương chân nhân. Hắn xuất thân từ Vân Trung Cư, nên bái thiếp viết như vậy cũng chẳng có gì vô lễ với Đạo Đức tông.
Trăm ngàn năm qua, Vân Trung cư danh vang thiên hạ, có thể để họ coi trọng tới như vậy, thực là đếm trên đầu ngón tay.
Vân Trung Cư ở nơi kỳ hiểm, môn nhân sao dễ hạ sơn, phái này suốt ngày được bao phủ trong sương mù, thần bí vô cùng. Vân Trung Cư thu đồ cực nghiêm, mấy năm có khi còn không thu được truyền nhân nào, khác hẳn với việc Đạo Đức tông mở rộng sơn môn thu đồ.
Nếu như môn nhân Vân Trung cư không hạ sơn thì thôi, nếu đã hạ sơn thì toàn là nhân vật kinh tài tuyệt diễm, danh chấn hơn trăm ngàn năm qua, cho dù môn nhân đệ tử chưa bằng một phần mười so với Đạo Đức tông nhưng danh vẫn vang thiên hạ
Chưởng giáo Vân Trung cư trong hơn 10 năm chưa từng hạ sơn một bước, thường xuyên hạ sơn hành tẩu chỉ có Thiên Hải lão nhân. Cho nên nhắc tới Thiên Hải lão nhân, danh tiếng có khi còn lớn hơn so với chường giáo của Vân Trung cư.
Ba mươi lăm năm trước, Tử Vi Chân Nhân bày tỏ với chính đạo thiên hạ là sắp bế quan, Thiên Hải lão nhân một mình lên Tây Huyền Sơn, cùng Tử Vi Chân Nhân luận đạo đấu pháp. Sau ba ngày thì xuống núi.
Trận đấu pháp này tuy rằng là việc trọng đại trong giới tu đạo, không hề được công bố với bên ngoài nhưng thiên hạ đều biết chắc chắn là Thiên Hải lão nhân đã bại.
Tử Vi chân nhân lúc đó sắp phi thăng, đạo pháp mang oai lực của thiên địa, làm gì có ai có khả năng chổng đỡ. Thiên Hải lão nhân mặc dù bại nhưng vẫn vinh, uy danh không giảm mà tăng, mơ hồ còn vượt qua các vị chân nhân của Đạo Đức tông.
Chư vị chân nhân mặc dù không nói nhưng mà ai nấy đều biết, ngoại trừ Tử Vi chân nhân thì đạo hạnh của các vị chân nhân khó mà bằng được Thiên Hải lão nhân.
Bây giờ Thiên Hải lão nhân đăng môn bái phỏng, chắc là đã có chuẩn bị chu đáo. Trong khi đó Tử Vi chân nhân lại đang bế quan, đại khảo lại sắp tới, làm cho các vị chân nhân chỉ biết lo tăng tiến đạo hạnh trở nên luống cuống, không biết làm thế nào cho phải.
Lúc này, chỉ hi vọng Tử Dương chân nhân có đối sách ứng đối cho hợp lý, hợp tình. Bàn về nhân tình đạo đời, xử sự cẩn thận thì các vị chân nhân đều không ai bằng được Tử Dương chân nhân.
Mỗi ngày Kỷ Nhược Trần đều đả tọa tu tâm, không lúc nào không chuyên tâm. Thời gian giống như nước chảy, khi hắn đẩy cửa ra ngoài thì đã thấy tuyết bay tán loạn, quỳnh hoa ngọc thụ, tâm trạng không khỏi kinh ngạc, hóa ra trời đã vào đông!
Hắn lại thấy chúng đệ tử đi lại không ngớt, so với năm trước có vẻ bận rộn hơn rất nhiều, lúc này mới tỉnh ngộ, hóa ra đại khảo sắp được tiến hành. Cứ tính như vậy, Kỷ Nhược Trần đã ở đây tu đạo được 5 năm rồi.
Đại khảo trong Đạo Đức tông được tổ chức 10 năm một lần, đó là đại sự trong tông. Trước khi đại khảo, theo như lệ thường là phải tế thiên, bái tiên sư, nghi thức phúc tạp hơn nhiều so với tuế khảo hàng năm.
Không chỉ lễ nghĩa quy củ phức tạp mà còn mời rất nhiều gia phái tu đạo khác, hoạt động vô cùng nhiều. Kỳ đại khảo này, làm cho trên dưới Đạo Đức tông đều có cảnh tượng tấp nập.
Tỷ võ trong kỳ đại khảo có sự khác biệt với các kỳ tuế khảo hàng năm. Trong đại khảo, các mạch chân nhân thường tới quan sát, đưa ra nhưng lời bình ở hiện trường, chỉ điểm cho các đệ tử.
Qua nhiều lần đại khảo, các vị chân nhân đều đăng đàn lập lễ, tuyên giảng tinh nghĩa của đại đạo. Đây là chuyện tốt 10 năm mới có một lần, các đại sự khác đều không thể so sánh.
Huống chỉ theo như các vị chân nhân nói, không chỉ đệ tử bổn tông được nghe mà cũng không cấm các chi sĩ chi phái khác dự thính. Bởi vậy, mỗi kỳ đại khảo, chi sĩ các phái đều đổ xô tới Tây Huyền Sơn. Do vậy, trên dưới Tây Huyền Sơn đều được huy động, vô cùng náo nhiệt, khác hẳn với không khí tĩnh lặng thường ngày.
Thật ra chuyện Đạo Đức tông mời khách xem thi đấu có nguyên nhân sâu xa hơn 300 năm trước. Đạo Đức tông thu môn đồ rất rộng rãi, sau đó càng ngày càng hưng thịnh.
Cho nên trước mỗi kỳ đại khảo đều tiến hành đại lễ tế thiên, tế tiên sư, hơn nữa các đệ tử thuộc các môn phái khác cũng được mời tới quan sát thi đấu, phát hiện những nhân tài, hiển thị thực lực của bổn tông.
Năm mươi năm trước, trải qua mấy ngàn năm tích lũy, đệ tử nội tông đã có tới 3000 người, chưởng giáo Tử Vi Chân Nhân đạo hạnh tinh thâm, đại đạo thông huyền, làm cho thiên địa biến sắc, dị tượng liên tục phát sinh.
Các phái tu đạo biết Tử Vi Chân Nhân sẽ phi thăng, cho nên uy vọng trở nên cực thịnh, đè ép hai phái mạnh là Thanh Khư Cung và Vân Trung Cư.
Sau khi Tử Vi chân nhân bế quan, các phái đều chuẩn bị cho việc sau khi người phi thăng, uy vọng của Đạo Đức tông không truyền mà thăng tiến, mơ hồ là phái đứng đầu chính đạo thiên hạ.
Cho tới lúc này, Tử Dương chân nhân mới quyết định mở rộng sơn môn, khi tiến hành đại lễ trước đại khảo không hề giới hạn người tham gia, miễn là chính đạo là được.
Đương nhiên không phải chỗ nào trong Đạo Đức tông cũng cho phép mọi người thăm quan, ví như cách kỳ đại khảo một tháng, Kỷ Nhược Trần đã được báo cho biết là không cần tham gia đại khảo năm nay.
Kỷ Nhược Trần vốn cũng không muốn hư danh như vậy, việc đệ nhất đại khảo là chuyện tốt nhưng cũng có chuyện không tốt, khi được các vị chân nhân thông báo, hắn mừng rỡ vì mình có ngày thanh tĩnh, yên lặng thanh tu một phen.
Huống chi, trong năm vừa rồi hắn đã dự trữ không ít thảo dược, tài liệu luyện đan chế thuốc, những ngày gần đây người trong tông tương đối bận rộn, hắn thừa dịp này len lén giải ly một số pháp bảo, đạo hạnh lại tăng tiến thêm một bước nhỏ.
Mùa đông mới bắt đầu, bái thiếp của các phái trong thiên hạ đã như nước thủy triều tràn về Tây Huyền Sơn, Tự Tử Dương chân nhân mờ rộng sơn môn, tiếp đãi chu đáo, danh dự của Đạo Đức tông tăng mạnh theo từng ngày.
Mấy ngày nay có nhiều phái tới thăm nhưng đã có ty lễ nghi xử lý, không cần làm phiền tới chân nhân các mạch nhưng mà hôm nay các vị chân nhân đã tụ tập đầy đủ ở sảnh đường, ở giữa có đặt một bái thiếp.
Tử Dương chân nhân thấy các mạch chân nhân đều ngồi vào chỗ của mình, vì vậy cầm lấy bái thiếp, mở miệng đọc:
Nghe danh tài nghệ của cửu mạch trong Đạo Đức tông đã lâu, hiện nay danh chấn thiên hạ. nay cùng với ba đệ tử tới bái phỏng, giống như gió mát vào rừng, không vì tùng bách, duy chỉ muốn chứng thực lời nói của người trong thiên hạ, cũng tăng thêm sự hiểu biết cho các bỉ đồ, mong các vị chân nhân xem xét không để cho sư đồ thất vọng.
Vân Trung Thiên Hải kính thiếp.
Các vị chân nhân vừa mới nghe tên bốn chữ Vân Trung Thiên Hải thì đều biết là bái thiếp này không phải chuyện đùa, thần sắc ai nấy đều ngưng trọng, hoặc nhíu mày hoặc trầm tư, trong lúc nhất thời đại điện trở nên im lặng vô cùng.
Nhắc tới Vân Trung Thiên Hải, các vị chân nhân đều biết là Thiên Hải lão nhân của Vân Trung cư. Thiên Hải lão nhân thành danh đã hơn trăm năm, là nhân vật cùng thế hệ với Tử Dương chân nhân, danh vọng còn cao hơn so với Tử Dương chân nhân. Hắn xuất thân từ Vân Trung Cư, nên bái thiếp viết như vậy cũng chẳng có gì vô lễ với Đạo Đức tông.
Trăm ngàn năm qua, Vân Trung cư danh vang thiên hạ, có thể để họ coi trọng tới như vậy, thực là đếm trên đầu ngón tay.
Vân Trung Cư ở nơi kỳ hiểm, môn nhân sao dễ hạ sơn, phái này suốt ngày được bao phủ trong sương mù, thần bí vô cùng. Vân Trung Cư thu đồ cực nghiêm, mấy năm có khi còn không thu được truyền nhân nào, khác hẳn với việc Đạo Đức tông mở rộng sơn môn thu đồ.
Nếu như môn nhân Vân Trung cư không hạ sơn thì thôi, nếu đã hạ sơn thì toàn là nhân vật kinh tài tuyệt diễm, danh chấn hơn trăm ngàn năm qua, cho dù môn nhân đệ tử chưa bằng một phần mười so với Đạo Đức tông nhưng danh vẫn vang thiên hạ
Chưởng giáo Vân Trung cư trong hơn 10 năm chưa từng hạ sơn một bước, thường xuyên hạ sơn hành tẩu chỉ có Thiên Hải lão nhân. Cho nên nhắc tới Thiên Hải lão nhân, danh tiếng có khi còn lớn hơn so với chường giáo của Vân Trung cư.
Ba mươi lăm năm trước, Tử Vi Chân Nhân bày tỏ với chính đạo thiên hạ là sắp bế quan, Thiên Hải lão nhân một mình lên Tây Huyền Sơn, cùng Tử Vi Chân Nhân luận đạo đấu pháp. Sau ba ngày thì xuống núi.
Trận đấu pháp này tuy rằng là việc trọng đại trong giới tu đạo, không hề được công bố với bên ngoài nhưng thiên hạ đều biết chắc chắn là Thiên Hải lão nhân đã bại.
Tử Vi chân nhân lúc đó sắp phi thăng, đạo pháp mang oai lực của thiên địa, làm gì có ai có khả năng chổng đỡ. Thiên Hải lão nhân mặc dù bại nhưng vẫn vinh, uy danh không giảm mà tăng, mơ hồ còn vượt qua các vị chân nhân của Đạo Đức tông.
Chư vị chân nhân mặc dù không nói nhưng mà ai nấy đều biết, ngoại trừ Tử Vi chân nhân thì đạo hạnh của các vị chân nhân khó mà bằng được Thiên Hải lão nhân.
Bây giờ Thiên Hải lão nhân đăng môn bái phỏng, chắc là đã có chuẩn bị chu đáo. Trong khi đó Tử Vi chân nhân lại đang bế quan, đại khảo lại sắp tới, làm cho các vị chân nhân chỉ biết lo tăng tiến đạo hạnh trở nên luống cuống, không biết làm thế nào cho phải.
Lúc này, chỉ hi vọng Tử Dương chân nhân có đối sách ứng đối cho hợp lý, hợp tình. Bàn về nhân tình đạo đời, xử sự cẩn thận thì các vị chân nhân đều không ai bằng được Tử Dương chân nhân.
/522
|