Ba người đi tới khu rừng thì thấy Hoa Vân Long đang đứng với một người, mình cao hơn một trượng, đầu to như đấu gạo, đội chiếc khăn tráng sĩ màu đen, mình mặc tiễn tụ bào, lưng thắt dây tơ, chân mang giầy đế mỏng, mặt đen như đít chảo, mũi thẳng mồm rộng, tay cầm cây thước sắt bốn cạnh. Dương Minh nhìn kỹ, té ra là Lục Thông, người huyện Hàn Phong. Người này tính tình quá chất phác, cha mất sờm, mẹ họ Vương, nhà rất nghèo, sốnh nhờ nghề may vá của mẹ mà qua ngày. Lục Thông đã 16 tuổi mà thiệt thà như đếm, nhân tình thế cố không biết chi cả. Ngày kia Vương lão thái nói:
- Con ơi, con đã lớn rồi mà không thể gánh gồng được, tay cũng không thể xách mang được. Mẹ già rồi con làm sao sinh sống đây?
Lục Thông nói:
- Không hề chi để tôi đi kiếm.
Nói rồi bước ra cửa. Lát sau, Lục Thông cầm về hai cân bánh nói:
- Nè mẹ, ăn đi!
Lão thái thái thấy vậy mới hỏi:
- Bánh này ở đâu con có vậy?
- Hồi nãy tôi ra đường gặp một thằng nhỏ cầm bịch bánh, tôi cho nó một bạt tai rồi giựt bánh đem về đây.
Lão thái thái nghe nói, rầy:
- Con ơi, con làm gì kỳ vậy? Nước có phép vua, luật lệ, con cướp giật ngoài đường là sẽ bị người ta bắt giam. Ngày mai đừng giật đồ người ta nữa, không được đâu!
Lục Thông là một đứa khờ khạo, ra đường giật đồ quen rồi, bất kể ai hết, hễ gặp là giựt ngaỵ Không ai dám gây sự với nó vì trời phú cho nó một sức khỏe khác thường, đánh không lại nó. Trong địa phương có một vị Ngô hiếu liêm, nhà giàu có, ưa làm việc thiện, buôn bán rất nhiều thứ. Ông thấy Lục Thông giựt đồ trước cửa tiệm bèn hỏi.
- Nó là ai vậy? Cả gan giữa ban ngày ban mặt mà dám giựt đồ người tả Bắt trói lại, giải lên nha môn trị tội nó!
Có một ông già đứng kế bên vốn là người rất tốt, nói
- Ngô đại ca, tại ông không biết đó. Nó là Lục Thông, tính tình khờ khạo lắm. Nhà nó có một mẹ già, không có nghề để sống. Tuy nó khờ khạo nhưng lại rất có hiều. Nó giựt đồ người ta đem về nuôi mẹ nó. Lão nhân nên chu cấp cho nó, cũng là việc phúc thiện!
Ngô hiếu liêm vốn là người tốt, nghe nói Lục Thông là đứa con có hiếu, ai cũng khen, bèn kêu Lục Thông lại hỏi:
- Em tên họ là gì?
- Tao họ Lục tên Thông!
- Từ nay em đừng giựt đồ của người ta nữa, mỗi ngày em đến tiệm gạo Đức Dũ lấy một điếu tiền về nuôi mẹ, em chịu không?
- Mỗi ngày mày cho một điếu, vậy mày là một đứa tốt.
Ngô hiếu liêm nghe nói quả là đúng y, cho một điếu tiền, thiệt là một đứa tốt", biết nó là một đứa khờ khạo nên cũng không giận. Từ đó Lục thông mỗi ngày nhận một điếu tiền đem về nuôi mẹ.
Ngày kia, nó ăn cơm xong, cầm một cây thước sắt vào trong núi chơi, nhằm lúc 21 hộ săn bủa lưới vây thú, bẫy được rất nhiều chồn, cheo, hươu, cáo. Lục Thông thấy vậy, chạy tới lấy côn đập hết thảy quảy về. Các hộ săn chạy tới cản lải:
- Mấy thú rừng này của chúng ta vây bắt, thằng nhọ nồi này không được đem đi nhé!
Lục Thông nói:
- Không cho ông xách đi thì cứ giựt lại, ai giựt được thì của người đó hà!
Chúng thợ săn ráp lại đánh với nó, nhưng đánh không lại, đành để nó xách về. Lục Thông quảy thú về bán, nhưng cũng không biết giá trị gì hết. Hễ ai đưa tiền là cứ bán. Bán xong đem tiền về nhà, không lên tiệm Đức Du lãnh một điếu nữa. Từ mỗi ngày nó lên rừng bắt thú, mọi người thợ săn cũng không ai dám cản nó. Họ bàn tính cùng nhau: "Lục Thông ngày nào cũng quấy rối chúng ta, chúng ta nên thương lượng với nó: mỗi ngày cho nó một điếu, bảo nó phụ giúp chúng ta bắt thú, thì nó không còn phá chúng ta nữa". Hôm đó gặp Lục Thông, họ đề nghị như vậy, Lục Thông cũng đồng ý. Mỗi ngày nó cầm về một điếu mua thức ăn cho mẹ. Đến một hôm, mẹ nó chết, Lục Thông trở về nhà, nó cũng không biết, chỉ thấy mẹ nó nằm trên giường không nói năng gì cả. Nó kêu:
- Mẹ Ơi, ăn cơm đi!
Người cùng phố đi ngang thấy vậy mới nói:
- Mẹ mày chết rồi!
Nó hỏi:
- Chết là sao?
- Chết là không nói chuyện, không ăn nữa. Mày đi mua một cỗ quan tài bỏ vào đi, để vài ngày sẽ thúi lắm!
- Như vậy chết là không nói chuyện, không ăn nữa, mua một cỗ quan tài bỏ vào, nếu để vài ngày sẽ thúi lắm à?
- Phải đó!
Lục Thông xốc mẹ cõng lên vai, định đi ra ngoài. Người cùng phố hỏi:
- Mày đi đâu vậy?
- Đi mua quan tài, coi cỡ nào tốt, bỏ mẹ tao vào.
- Mày thiệt là thằng khờ, ai lại vác thây mẹ đi cùng đường như vậy? Mày để xuống đi! Đi tới mấy hộ thợ săn kêu họ mua cho một bộ quan tài đem về chôn mẹ.
Lục Thân vâng lời, đi đến nhà các hộ thợ săn. Họ hỏi:
- Mày tới đây làm gì?
- Mẹ tao chết rồi, không nói chuyện, không ăn uống gì hết, phải mua một cỗ quan tài bỏ vào, nếu không để vài ngày thúi lắm. Tao tìm các người để nhờ mua quan tài.
Mọi người nghe nói biết là chuyện thật và nó là một người con có hiếu. Trong số đó có một người tốt bụng nói:
- Đây là một việc tốt! Bà con chúng mình nên hùn lại mua một cỗ quan tài, giúp nó chôn cất mẹ.
Từ đó Lục Thông sống một mình, vẫn ngày ngày phụ giúp săn bắn lấy một điếu tiền sinh sống. Hai mươi mốt hộ săn bắn kia đều không muốn cho nó làm việc nữa, lại không dám không cho tiền nó. Một hôm trong bọn có một người họ Ân, ngoại hiệu là Đáo để, tức là Ân Đáo Để, nói:
- Chúng mình mỗi ngày phải cho Lục Thông một điếu, nghĩ có uổng không?
- Không có cách nào khác hơn được!
- Mấy vị mỗi người đưa cho tôi một điếu, tôi sẽ làm cho nó đi khỏi nơi này, mấy vị chịu không?
- Nếu anh làm được việc đó thì hai mươi hộ chúng tôi hùn lại đưa cho anh 20 điếu liền.
Ân Đáo Để hứa chịu, mọi người góp tiền lại đưa cho anh tạ Hôm đó Ân Đáo Để mời Lục Thông đi ăn cơm. Lục Thông là thằng khờ, người ta mời đi ăn là đi ngaỵ Ân Đáo Để nói:
- Này Lục Thông, chú phụ giúp các hộ đi săn ngày được một điếu, đâu dễ phát tài được. Mà chú mày có muốn phát tài không?
- Làm sao mà phát tài được?
- Chú mày đến huyện Thường Sơn, tìm vị Bảo tiêu ở Nam Bộ là Truy vân yến tử Huỳnh Vân. Chú níu ông ấy lại bảo đưa chú 200 lượng bạc. Thấy tướng tá bộ dạng của chú chắc ông ta đưa ngay thôi.
- Ừ, để tao đi.
- Đây tôi cho chú hai điếu để ăn đường, chú hãy cầm lấy.
Lục Thông là thằng khờ, nhận tiền rồi cắp thước sắt đi ngaỵ Đến huyện Thường Sơn, nó không biết hỏi thăm ai mới chộp ngực một người đi qua đường làm người này sợ hết hồn. Nó hỏi:
- Ê mày, nói cho tao biết, Truy vân yến tử Huỳnh Vân ở đâu?
- Ở trong tiệm phía Bắc con đường này.
- Mày nói láo tao đập bể sọ ra.
Nói rồi cặp cổ người kia bảo dẫn đi. Tới cửa tiệm, người kia nói:
- Ở tiệm này nè. Thôi, thả tôi ra đi chứ!
Chừng đó Lục Thông mới chịu thả người ấy ra. Ngó bộ tướng dữ tợn của Lục Thông, người ấy không dám cự nự, vội rút êm. Lục Thông đứng trước cửa tiệm kêu lớn:
- Họ Huỳnh đâu, đưa tiền cho tao!
Truy vân yến tử Huỳnh Vân lúc đó đang ở trong tiệm, nghe bên ngoài có tiếng người đang réo mình đòi tiền, bèn nghĩ: "Ủa, mình đâu có thiếu tiền ai kìa!". Nghĩ rồi bước ra xem thử. Thấy đứng ở trước tiệm mình một đại hán lạ hoắc, Huỳnh Vân hỏi:
- Chú tìm ai?
- Tao tìm họ Huỳnh.
- Tìm chi vậy?
- Đòi 200 lượng bạc.
- Bộ hán thiếu chú hả?
- Không phải.
- Chú có biết mặt họ Huỳnh không?
- Không.
- Không biết mặt làm sao kiếm hắn ta đòi tiền được?
- Họ Ân bảo tao đi kiếm họ Huỳnh đòi 200 lượng bạc. Hắn bảo tao là người lớn, lại có tự hiệu đàng hoàng, cộng thêm đầu óc to lớn này, không cho là không được!
Huỳnh Vân nghe nói biết nó là thằng khờ, chắc là có ai xúi biểu nó đến đây chứ chẳng không. Lại nghĩ: "Thằng này là người rất mạnh khỏe, chi bằng gởi nó đến chỗ anh Dương Minh, nói Dương huynh trưởng dạy giỗ nó, rồi cho nó đi bảo phiêu, giúp đỡ anh được việc hơn". Nghĩ rồi bèn nói:
- Chú vô trong này đã!
Lục Thông bèn đi vào nhà trong, Huỳnh Vân hỏi:
- Họ tên chú là gì?
- Tao họ Lục tên Thông. Còn mày họ gì?
- Tôi họ Huỳnh.
- Mày là Huỳnh Vân thì đưa tao 200 lượng đi!
- Chú đừng có gấp. Để tôi mách cho chú một người, chú kiếm người này, người đó sẽ cho chú 800 lượng, chú chịu không?
- Ừ, chịu.
- Huỳnh Vân bèn viết một phong thư, đưa cho hắn 10 lượng bạc, nói:
- Chú đến huyện Ngọc Sơn, tìm Oai trấn bát phương Dương Minh gặp ông ta ông ta sẽ đưa chú 400 lượng ngay.
Lục Thông bằng lòng, cầm thư và bạc ra đi. Hắn không biết huyện Ngọc Sơn ở đâu, định hỏi thăm người tạ Gặp một người, hắn hét:
- Ê, đứng lại!
Nghe hét, người ấy sợ quá chạy tuốt. Hỏi không biết bao nhiêu người, hễ nó "ê" một tiếng là mọi người ù té chạy mất. Lục Thông mới có chủ ý: thấy hai người đang đứng nói chuyện ở đầu thôn, Lục Thông đi vòng ra sau thộp ngực một người, nói:
- Tiểu tử, đừng hòng chạy nhé!
Người kia sợ quá co giò chạy mất. Người bị thộp chạy không được, sợ quá hỏi:
- Chú làm gì vậy?
- Ta hỏi ngươi nè, đến huyện Ngọc Sơn đi ngõ nào?
- Đi về hướng Bắc đó.
Lục Thông nghe nói vậy bèn thả tay ra, người ấy ngã lăn ra đất, gãy hết một xương đùi. Từ đó về sau không ai dám đứng nói chuyện ngoài đường nữa. Lục Thông cứ tiếp tục hỏi thăm đường kiểu đó, gặp người xấu thay vì chỉ hướng Bắc, họ lại chỉ hướng Nam, gặp người tốt họ lại chỉ đúng đường. Đi loanh quanh như vậy đến 8 ngày mới đến huyện Ngọc Sơn. May gặp người tốt họ chỉ nó tới đúng nhà của Dương Minh. Cả hai ngày rồi Lục Thông chẳng ăn gì hết, có bạc mà chẳng biết đổi ra tiền để muạ Đến cổng Dương Minh, nó lấy thước sắt dộng cửa, người quản gia lật đật chạy ra hỏi:
- Chú tìm ai?
- Mày phải họ Dương không?
- Phải.
- Đưa tao 400 lượng bạc!
Quản gia chạy vào trong bẩm lại. Dương Minh bước ra xem thấy một người lạ hoắc, hỏi:
- Chú tìm ai?
- Tao kiếm họ Dương đòi 400 lượng bạc.
Dương Minh ngạc nhiên hỏi:
- Chú kiếm họ Dương đòi tiền, bộ họ Dương thiếu chú hả?
- Không phải thiếu.
- Không thiếu sao chú lại đòi?
- Đó là thằng cha bảo phiêu họ Huỳnh bảo tao tới đây đó.
Nói rồi đưa một phong thư và cả 10 lượng bạc cho Dương Minh. Dương Minh đọc thư mới vỡ lẽ...
- Con ơi, con đã lớn rồi mà không thể gánh gồng được, tay cũng không thể xách mang được. Mẹ già rồi con làm sao sinh sống đây?
Lục Thông nói:
- Không hề chi để tôi đi kiếm.
Nói rồi bước ra cửa. Lát sau, Lục Thông cầm về hai cân bánh nói:
- Nè mẹ, ăn đi!
Lão thái thái thấy vậy mới hỏi:
- Bánh này ở đâu con có vậy?
- Hồi nãy tôi ra đường gặp một thằng nhỏ cầm bịch bánh, tôi cho nó một bạt tai rồi giựt bánh đem về đây.
Lão thái thái nghe nói, rầy:
- Con ơi, con làm gì kỳ vậy? Nước có phép vua, luật lệ, con cướp giật ngoài đường là sẽ bị người ta bắt giam. Ngày mai đừng giật đồ người ta nữa, không được đâu!
Lục Thông là một đứa khờ khạo, ra đường giật đồ quen rồi, bất kể ai hết, hễ gặp là giựt ngaỵ Không ai dám gây sự với nó vì trời phú cho nó một sức khỏe khác thường, đánh không lại nó. Trong địa phương có một vị Ngô hiếu liêm, nhà giàu có, ưa làm việc thiện, buôn bán rất nhiều thứ. Ông thấy Lục Thông giựt đồ trước cửa tiệm bèn hỏi.
- Nó là ai vậy? Cả gan giữa ban ngày ban mặt mà dám giựt đồ người tả Bắt trói lại, giải lên nha môn trị tội nó!
Có một ông già đứng kế bên vốn là người rất tốt, nói
- Ngô đại ca, tại ông không biết đó. Nó là Lục Thông, tính tình khờ khạo lắm. Nhà nó có một mẹ già, không có nghề để sống. Tuy nó khờ khạo nhưng lại rất có hiều. Nó giựt đồ người ta đem về nuôi mẹ nó. Lão nhân nên chu cấp cho nó, cũng là việc phúc thiện!
Ngô hiếu liêm vốn là người tốt, nghe nói Lục Thông là đứa con có hiếu, ai cũng khen, bèn kêu Lục Thông lại hỏi:
- Em tên họ là gì?
- Tao họ Lục tên Thông!
- Từ nay em đừng giựt đồ của người ta nữa, mỗi ngày em đến tiệm gạo Đức Dũ lấy một điếu tiền về nuôi mẹ, em chịu không?
- Mỗi ngày mày cho một điếu, vậy mày là một đứa tốt.
Ngô hiếu liêm nghe nói quả là đúng y, cho một điếu tiền, thiệt là một đứa tốt", biết nó là một đứa khờ khạo nên cũng không giận. Từ đó Lục thông mỗi ngày nhận một điếu tiền đem về nuôi mẹ.
Ngày kia, nó ăn cơm xong, cầm một cây thước sắt vào trong núi chơi, nhằm lúc 21 hộ săn bủa lưới vây thú, bẫy được rất nhiều chồn, cheo, hươu, cáo. Lục Thông thấy vậy, chạy tới lấy côn đập hết thảy quảy về. Các hộ săn chạy tới cản lải:
- Mấy thú rừng này của chúng ta vây bắt, thằng nhọ nồi này không được đem đi nhé!
Lục Thông nói:
- Không cho ông xách đi thì cứ giựt lại, ai giựt được thì của người đó hà!
Chúng thợ săn ráp lại đánh với nó, nhưng đánh không lại, đành để nó xách về. Lục Thông quảy thú về bán, nhưng cũng không biết giá trị gì hết. Hễ ai đưa tiền là cứ bán. Bán xong đem tiền về nhà, không lên tiệm Đức Du lãnh một điếu nữa. Từ mỗi ngày nó lên rừng bắt thú, mọi người thợ săn cũng không ai dám cản nó. Họ bàn tính cùng nhau: "Lục Thông ngày nào cũng quấy rối chúng ta, chúng ta nên thương lượng với nó: mỗi ngày cho nó một điếu, bảo nó phụ giúp chúng ta bắt thú, thì nó không còn phá chúng ta nữa". Hôm đó gặp Lục Thông, họ đề nghị như vậy, Lục Thông cũng đồng ý. Mỗi ngày nó cầm về một điếu mua thức ăn cho mẹ. Đến một hôm, mẹ nó chết, Lục Thông trở về nhà, nó cũng không biết, chỉ thấy mẹ nó nằm trên giường không nói năng gì cả. Nó kêu:
- Mẹ Ơi, ăn cơm đi!
Người cùng phố đi ngang thấy vậy mới nói:
- Mẹ mày chết rồi!
Nó hỏi:
- Chết là sao?
- Chết là không nói chuyện, không ăn nữa. Mày đi mua một cỗ quan tài bỏ vào đi, để vài ngày sẽ thúi lắm!
- Như vậy chết là không nói chuyện, không ăn nữa, mua một cỗ quan tài bỏ vào, nếu để vài ngày sẽ thúi lắm à?
- Phải đó!
Lục Thông xốc mẹ cõng lên vai, định đi ra ngoài. Người cùng phố hỏi:
- Mày đi đâu vậy?
- Đi mua quan tài, coi cỡ nào tốt, bỏ mẹ tao vào.
- Mày thiệt là thằng khờ, ai lại vác thây mẹ đi cùng đường như vậy? Mày để xuống đi! Đi tới mấy hộ thợ săn kêu họ mua cho một bộ quan tài đem về chôn mẹ.
Lục Thân vâng lời, đi đến nhà các hộ thợ săn. Họ hỏi:
- Mày tới đây làm gì?
- Mẹ tao chết rồi, không nói chuyện, không ăn uống gì hết, phải mua một cỗ quan tài bỏ vào, nếu không để vài ngày thúi lắm. Tao tìm các người để nhờ mua quan tài.
Mọi người nghe nói biết là chuyện thật và nó là một người con có hiếu. Trong số đó có một người tốt bụng nói:
- Đây là một việc tốt! Bà con chúng mình nên hùn lại mua một cỗ quan tài, giúp nó chôn cất mẹ.
Từ đó Lục Thông sống một mình, vẫn ngày ngày phụ giúp săn bắn lấy một điếu tiền sinh sống. Hai mươi mốt hộ săn bắn kia đều không muốn cho nó làm việc nữa, lại không dám không cho tiền nó. Một hôm trong bọn có một người họ Ân, ngoại hiệu là Đáo để, tức là Ân Đáo Để, nói:
- Chúng mình mỗi ngày phải cho Lục Thông một điếu, nghĩ có uổng không?
- Không có cách nào khác hơn được!
- Mấy vị mỗi người đưa cho tôi một điếu, tôi sẽ làm cho nó đi khỏi nơi này, mấy vị chịu không?
- Nếu anh làm được việc đó thì hai mươi hộ chúng tôi hùn lại đưa cho anh 20 điếu liền.
Ân Đáo Để hứa chịu, mọi người góp tiền lại đưa cho anh tạ Hôm đó Ân Đáo Để mời Lục Thông đi ăn cơm. Lục Thông là thằng khờ, người ta mời đi ăn là đi ngaỵ Ân Đáo Để nói:
- Này Lục Thông, chú phụ giúp các hộ đi săn ngày được một điếu, đâu dễ phát tài được. Mà chú mày có muốn phát tài không?
- Làm sao mà phát tài được?
- Chú mày đến huyện Thường Sơn, tìm vị Bảo tiêu ở Nam Bộ là Truy vân yến tử Huỳnh Vân. Chú níu ông ấy lại bảo đưa chú 200 lượng bạc. Thấy tướng tá bộ dạng của chú chắc ông ta đưa ngay thôi.
- Ừ, để tao đi.
- Đây tôi cho chú hai điếu để ăn đường, chú hãy cầm lấy.
Lục Thông là thằng khờ, nhận tiền rồi cắp thước sắt đi ngaỵ Đến huyện Thường Sơn, nó không biết hỏi thăm ai mới chộp ngực một người đi qua đường làm người này sợ hết hồn. Nó hỏi:
- Ê mày, nói cho tao biết, Truy vân yến tử Huỳnh Vân ở đâu?
- Ở trong tiệm phía Bắc con đường này.
- Mày nói láo tao đập bể sọ ra.
Nói rồi cặp cổ người kia bảo dẫn đi. Tới cửa tiệm, người kia nói:
- Ở tiệm này nè. Thôi, thả tôi ra đi chứ!
Chừng đó Lục Thông mới chịu thả người ấy ra. Ngó bộ tướng dữ tợn của Lục Thông, người ấy không dám cự nự, vội rút êm. Lục Thông đứng trước cửa tiệm kêu lớn:
- Họ Huỳnh đâu, đưa tiền cho tao!
Truy vân yến tử Huỳnh Vân lúc đó đang ở trong tiệm, nghe bên ngoài có tiếng người đang réo mình đòi tiền, bèn nghĩ: "Ủa, mình đâu có thiếu tiền ai kìa!". Nghĩ rồi bước ra xem thử. Thấy đứng ở trước tiệm mình một đại hán lạ hoắc, Huỳnh Vân hỏi:
- Chú tìm ai?
- Tao tìm họ Huỳnh.
- Tìm chi vậy?
- Đòi 200 lượng bạc.
- Bộ hán thiếu chú hả?
- Không phải.
- Chú có biết mặt họ Huỳnh không?
- Không.
- Không biết mặt làm sao kiếm hắn ta đòi tiền được?
- Họ Ân bảo tao đi kiếm họ Huỳnh đòi 200 lượng bạc. Hắn bảo tao là người lớn, lại có tự hiệu đàng hoàng, cộng thêm đầu óc to lớn này, không cho là không được!
Huỳnh Vân nghe nói biết nó là thằng khờ, chắc là có ai xúi biểu nó đến đây chứ chẳng không. Lại nghĩ: "Thằng này là người rất mạnh khỏe, chi bằng gởi nó đến chỗ anh Dương Minh, nói Dương huynh trưởng dạy giỗ nó, rồi cho nó đi bảo phiêu, giúp đỡ anh được việc hơn". Nghĩ rồi bèn nói:
- Chú vô trong này đã!
Lục Thông bèn đi vào nhà trong, Huỳnh Vân hỏi:
- Họ tên chú là gì?
- Tao họ Lục tên Thông. Còn mày họ gì?
- Tôi họ Huỳnh.
- Mày là Huỳnh Vân thì đưa tao 200 lượng đi!
- Chú đừng có gấp. Để tôi mách cho chú một người, chú kiếm người này, người đó sẽ cho chú 800 lượng, chú chịu không?
- Ừ, chịu.
- Huỳnh Vân bèn viết một phong thư, đưa cho hắn 10 lượng bạc, nói:
- Chú đến huyện Ngọc Sơn, tìm Oai trấn bát phương Dương Minh gặp ông ta ông ta sẽ đưa chú 400 lượng ngay.
Lục Thông bằng lòng, cầm thư và bạc ra đi. Hắn không biết huyện Ngọc Sơn ở đâu, định hỏi thăm người tạ Gặp một người, hắn hét:
- Ê, đứng lại!
Nghe hét, người ấy sợ quá chạy tuốt. Hỏi không biết bao nhiêu người, hễ nó "ê" một tiếng là mọi người ù té chạy mất. Lục Thông mới có chủ ý: thấy hai người đang đứng nói chuyện ở đầu thôn, Lục Thông đi vòng ra sau thộp ngực một người, nói:
- Tiểu tử, đừng hòng chạy nhé!
Người kia sợ quá co giò chạy mất. Người bị thộp chạy không được, sợ quá hỏi:
- Chú làm gì vậy?
- Ta hỏi ngươi nè, đến huyện Ngọc Sơn đi ngõ nào?
- Đi về hướng Bắc đó.
Lục Thông nghe nói vậy bèn thả tay ra, người ấy ngã lăn ra đất, gãy hết một xương đùi. Từ đó về sau không ai dám đứng nói chuyện ngoài đường nữa. Lục Thông cứ tiếp tục hỏi thăm đường kiểu đó, gặp người xấu thay vì chỉ hướng Bắc, họ lại chỉ hướng Nam, gặp người tốt họ lại chỉ đúng đường. Đi loanh quanh như vậy đến 8 ngày mới đến huyện Ngọc Sơn. May gặp người tốt họ chỉ nó tới đúng nhà của Dương Minh. Cả hai ngày rồi Lục Thông chẳng ăn gì hết, có bạc mà chẳng biết đổi ra tiền để muạ Đến cổng Dương Minh, nó lấy thước sắt dộng cửa, người quản gia lật đật chạy ra hỏi:
- Chú tìm ai?
- Mày phải họ Dương không?
- Phải.
- Đưa tao 400 lượng bạc!
Quản gia chạy vào trong bẩm lại. Dương Minh bước ra xem thấy một người lạ hoắc, hỏi:
- Chú tìm ai?
- Tao kiếm họ Dương đòi 400 lượng bạc.
Dương Minh ngạc nhiên hỏi:
- Chú kiếm họ Dương đòi tiền, bộ họ Dương thiếu chú hả?
- Không phải thiếu.
- Không thiếu sao chú lại đòi?
- Đó là thằng cha bảo phiêu họ Huỳnh bảo tao tới đây đó.
Nói rồi đưa một phong thư và cả 10 lượng bạc cho Dương Minh. Dương Minh đọc thư mới vỡ lẽ...
/240
|