Thứ Sáu nọ, tan việc về nhà, mẹ Tần Chiêu Chiêu đưa cho cô một chiếc đài chạy băng. Đây vốn là đồ con bà chủ tiệm nơi mẹ cô làm việc bỏ đi, bà muốn con gái có đồ để tiện học tiếng Anh nên xin mua lại của bà chủ. Bà chủ rất hào phóng, vừa bán vừa cho còn tặng thêm một bộ băng học tiếng Anh.
Mặc dù máy cũ rồi nhưng Tần Chiêu Chiêu vẫn vô cùng thích thú. Từ ngày thỉnh thoảng mượn được máy nghe nhạc của Vu Thiến, cô càng mong mình cũng có thể có một chiếc mang theo bên cạnh, khi nào cần có thể nghe, không nhất thiết phải chờ Vu Thiến không dùng nữa mới mượn. Đài chạy băng cũng có thể dùng để nghe nhạc, từ nay cô không cẠphải mượn máy nghe nhạc của người khác nữa.
Chiếc đài chạy băng cũ này là món đồ “xa xỉ” nhất mà Tần Chiêu Chiêu có. Tuy Vu Thiến thường nói nghe nhạc bằng đài chạy băng không được hay lắm nhưng với Tần Chiêu Chiêu cũng chẳng sao, dẫu không thật tốt nhưng có còn hơn không, cô cũng đủ thỏa mãn rồi.
Ngày ấy, trong trường không ai không thích nghe nhạc. Giờ tự học buổi tối rất nhiều học sinh đeo tai nghe vừa đọc sách, làm bài vừa nghe nhạc. Âm nhạc cũng quan trọng như không khí, thiếu đi giống như thiếu hơi thở, không thể yên tâm học hành. Bạn bè cũng thường xuyên trao đổi cho nhau băng đĩa nghe nhạc.
Thập niên 90 của thế kỷ trước, ngôi sao ca nhạc nổi tiếng nhất Trung Quốc phải kể tới Tứ đại Thiên vương. Người Hồng Kông từng nói vui, Tứ đại Thiên vương hùng bá âm nhạc Hồng Kông suốt thập niên 90. Kỳ thực, không chỉ ở Hồng Kông, ngay trong lục địa cũng không có ca sĩ nào vượt qua được bốn người họ. Từ cụ già sáu, bảy mươi tới em nhỏ bốn, năm tuổi, ai ai cũng có thể kể vanh vách tên của bốn người được mệnh danh Thiên vương. Có thể nói, họ hoàn toàn xứng đáng với tên gọi thần tượng quốc dân; trong đó thanh niên tuổi trẻ nhiệt huyết sục sôi chính là lực lượng fan hâm mộ cuồng nhiệt nhất.
Cuối thập niên 90, dưới ánh hào quang chói lọi của Tứ đại Thiên vương, lớp thần tượng mới nỗ lực Trường Giang sóng sau xô sóng trước, nổi danh nhất là Tạ Đình Phong. Đẹp trai, thẳng thắn, táo bạo, nổi loạn… Tất cả những thứ đó đưa Tạ Đình Phong trở thành thần tượng của cả một thế hệ thanh thiếu niên.
Vu Thiến thích và thường mua đĩa của Tạ Đình Phong nên khi mượn máy nghe nhạc của Vu Thiến, Tần Chiêu Chiêu nghe nhạc Tạ Đình Phong nhiều nhất. Thật ra cô không thích các bài hát của Tạ Đình Phong, nghe bao nhiêu lần cũng không thấy cảm động, nghe xong lại quên. Bản thân cô thích nhạc của Trương Học Hữu nhất, được mệnh danh là Ca Vương – người có giọng hát hay nhất trong bốn vị Thiên vương – với vô số bài hát kinh điển được bao nhiêu người truyền miệng. Bài hát ưa thích của cô là Vẫn cảm thấy em là người tuyệt nhất.
“Dẫu em đã rời xa, tình tôi mãi chưa đổi dời, giữa muôn trùng đêm thâu, ai người em yêu dấu…”
Một ca khúc có thể làm rung động lòng người không chỉ cần giai điệu, ca từ cảm động mà còn do hợp tâm trạng người nghe. Tần Chiêu Chiêu thích bài hát này vì cảm thấy bài hát cứ như viết cho mình, hát về mình, bài hát sâu lắng in sâu tận đáy lòng cô… Kiều Mục, dẫu cậu rời xa, tình cảm của mình dành cho cậu vẫn không thay đổi, với mình cậu vẫn luôn là người tuyệt vời nhất.
Tần Chiêu Chiêu thích nghe nhạc của Trương Học Hữu nên thường mượn băng của bạn bè trong lớp về nghe. Nhưng mượn của người khác cũng có chỗ phiền phức, hơn nữa băng từ rất mỏng manh, nếu bật đi bật lại quá nhiều rất dễ bị kẹt hỏng. Bị kẹt băng là chuyện làm cô đau đầu nhất, đang nghe bài hát hay mà bị kẹt giữa chừng không nói làm gì, còn phải lo lắng kẹt rồi có dẫn tới hỏng băng hay không, đi mượn đồ của người ta mà làm hỏng thật không hay chút nào. Giờ đã có đài chạy băng rồi, tốt nhất là tự mua một băng Trương Học Hữu về an tâm nghe.
Quanh trường học cũng có quầy bán băng đĩa nhưng tất cả đều là hàng sao lậu lại, giá rất rẻ, chỉ hai, ba đồng, đắt lắm là năm đồng một hộp nhưng chất lượng rất kém, cũng dễ hỏng. Băng có hỏng cũng chẳng sao nhưng rất có thể sẽ làm hỏng luôn cả máy nghe. Vất vả lắm mới có được chiếc máy nghe nhạc nên Tần Chiêu Chiêu không dám tham rẻ mà mua những loại băng đĩa này. Cuối cùng cô hăm hở tới nhà sách Tân Hoa tìm mua băng đĩa chính bản. Nhà sách có nguyên một giá bày toàn album và tuyển tập ca khúc chọn lọc của Trương Học Hữu, nếu có tiền hẳn cô sẽ mua tất cả về nghe; chọn nửa ngày, cuối cùng cô bỏ mười đồng mua một cuốn băng Lửa – Tình – Hoa.
Bỏ mười đồng mua một cuốn băng với Tần Chiêu Chiêu ngày ấy là một sự xa xỉ. Mỗi bữa cô ăn cơm cũng chỉ hết ba hào mà thôi, mười đồng này nếu đổi thành cơm thì không biết cô có thể ăn được bao nhiêu hôm nữa.
Cầm cuốn băng chính bản trong tay, cô cẩn thận bóc lớp vỏ trong suốt bên ngoài, tập lời bài hát đi kèm theo băng còn vương mùi mực mới thơm ngát. Lời bài hát được in cẩn thận, ghi rõ tên bài hát, người sáng tác nhạc, lời, độ dài mỗi bài… Cô liền mau chóng về lớp học ngồi nghe.
Từ giờ tới tiết tự học buổi tối còn xa, những học sinh nội trú tại trường vẫn còn đang ngồi ở trong ký túc xá, học sinh ngoại trú chẳng ai tới sớm như vậy, một mình Tần Chiêu Chiêu ngồi trong phòng học giữa ánh trời chiều. Cô bật băng, không dùng tai nghe mà mở loa ngoài, vặn âm lượng lớn nhất. Phòng học trống trải, tiếng nhạc quấn quýt, vấn vương lay động lòng người. Bật đi bật lại Vẫn cảm thấy em là người tuyệt nhất mấy lần, cô bèn vặn nhỏ âm lượng, khe khẽ hát theo tiếng nhạc.
“Dẫu em đã rời xa, tình tôi mãi chưa đổi dời, giữa muôn trùng đêm thâu, ai người em yêu dấu…
Hoa không còn nở rộ, tình tràn như biển khơi, nếu em còn nhớ tôi, vì sao một mình ngậm ngùi?”
Mới hát được hai câu, cô chợt nghe tiếng người ồn ào vọng tới: “Oa oa oa, hóa ra Tần Chiêu Chiêu hát hay như vậy à?”
Vừa nghe tiếng đã thấy Chu Minh Vũ thò mặt vào, theo sau là Lâm Sâm. Tần Chiêu Chiêu lập tức đỏ mặt, im lặng. Chu Minh Vũ một mực đòi cô hát tiếp, làm sao cô có thể hát tiếp được chứ, đành kiếm đại một cái cớ rời khỏi lớp, chạy thẳng một mạch.
Chu Minh Vũ lắc đầu không ngừng. “Tần Chiêu Chiêu này lạ thật, bảo hát một bài thôi, làm gì mà chạy thẳng như bị ai dọa giết vậy!”
Lâm Sâm không buồn để lời của cậu ta vào tai, đi tới chỗ mình ngồi phịch xuống, lục máy nghe nhạc trong túi ra, áp hai tai nghe vào tai. Một lúc sau, đột nhiên cậu buông câu hỏi: “Lúc nãy cô ấy hát bài gì thế? Nghe nhạc quen quá.”
“Ờ, là… là bài gì của Trương Học Hữu ấy nhỉ…”
Chu Minh Vũ nghĩ mãi chưa ra, chính Lâm Sâm đã tự trả lời: “Biết rồi, Vẫn cảm thấy em là người tuyệt nhất của Trương Học Hữu.”
Cuốn băng Trương Học Hữu là báu vật của Tần Chiêu Chiêu, có khi cô cũng cho các bạn mượn nghe nhưng luôn cảm thấy hơi tiếc, chỉ là tiếc cũng không được. Trước kia cô vẫn thường mượn băng của các bạn, giờ sao có thể không đáp lại chứ? Hơn nữa cô cũng chỉ có một cuốn băng, nhiều lắm chỉ có chục bài hát, còn rất nhiều bài hát hay của Trương Học Hữu trong băng của cô không có, muốn nghe chỉ có thể mượn của các bạn mà thôi.
Lúc đó, số học sinh nghe nhạc của Trương Học Hữu bắt đầu ít dần. Tứ đại Thiên vương mặc dù vẫn còn uy danh trong giới giải trí nhưng đã nổi tiếng lâu như vậy rồi, hay bao nhiêu cũng có chút xuống dốc. Lớp thần tượng mới nổi như Tạ Đình Phong, Trần Dịch Tấn, Nhậm Hiền Tề, Trương Tín Triết mang lại cảm giác mới mẻ, rất nhiều học sinh trung học thuận theo xu thế tìm nghe những bài hát của họ. Nhưng vẫn có người không giống thế, Lâm Sâm là một ví dụ, nghe bao nhiêu nhạc các loại, cuối cùng vẫn thấy nhạc Trương Học Hữu là hay nhất. Cậu ta liền bỏ tiền mua một lèo tất cả các tuyển tập ca khúc chọn lọc của Trương Học Hữu, hơn nữa còn rất hào phóng cho các bạn cùng sở thích trong lớp mượn băng đĩa về nghe.
Tần Chiêu Chiêu cũng mê nhạc Trương Học Hữu không kém gì Lâm Sâm, cô thích những bài hát của anh, nghe mãi không biết chán. Nhưng cô không bao giờ dám mượn băng của Lâm Sâm, từ trước tới giờ cô luôn cố tránh nam sinh này càng xa càng tốt. Cô muốn tự mua thêm vài băng của Trương Học Hữu nữa nên dốc sức để dành tiền. Cuối tuần về nhà thường bảo mẹ làm một ít thịt xào dưa hay cá khô sao ớt bỏ vào bình mang tới lớp ăn chung với cơm để tiết kiệm tiền thức ăn. Kem đánh răng, xà phòng, bột giặt, cái gì có thể tiết kiệm được cô đều cố gắng tiết kiệm tối đa.
Không hiểu sao chuyện Tần Chiêu Chiêu thích nghe nhạc Trương Học Hữu lọt tới tai cậu nam sinh lớp Xã hội 2, có hôm vừa tới giờ nghỉ giải lao tự học buổi tối, cô đi xuống nhà vệ sinh, giữa đường bị cậu ta chặn lại, khăng khăng muốn cô nhận một cuốn băng tuyển tập ca khúc của Trương Học Hữu.
Tần Chiêu Chiêu thích cuốn băng nhưng lại không ưa nổi cậu nam sinh kia. Hôm đó cậu ta dẫn theo một đám người đứng ngoài cửa sổ to nhỏ bình phẩm về cô không kiêng nể gì khiến cô thấy phản cảm vô cùng. Cô cảm thấy hành động của cậu ta rõ ràng là không tôn trọng mình. Vì thế, bất kể cậu ta có tặng băng đĩa gì cô vẫn nhất quyết cự tuyệt không nhận.
Có điều, có được một người yêu thích muốn tặng quà cho mình cũng là chuyện khiến Tần Chiêu Chiêu có chút tự đắc. Yểu điệu thục nữ, quân tử hảo cầu… Rốt cuộc, cũng có người muốn “cầu” tới cô.
Trời lạnh dần, gió thu mang thêm ít nhiều hơi lạnh. Một hôm, trời đột nhiên trở gió, không khí lạnh “đột kích” giữa đêm khiến nhiệt độ giảm mạnh. Học sinh ngoại trú đi học đều phải mặc thêm áo len và áo khoác, học sinh nội trú không kịp mang theo áo ấm, giữa trưa xôn xao xin nghỉ về lấy áo. Tần Chiêu Chiêu cũng xin về nhà lấy thêm áo, vừa đi vừa về gặp gió lạnh, đến tối liền ho khan. Cô cũng không để tâm lắm, bình thường vốn không hay bị ốm, chỉ cần không bị sốt cao thì ho vài bữa sẽ tự khỏi.
Nhưng chẳng hiểu sao đợt ho này lại rắc rối như vậy, mấy ngày liền còn vấn vít chưa chịu buông. Cô vẫn kiên trì không muốn chữa, thầm nghĩ ho lâu như thế chắc cũng sắp khỏi rồi. Cô không muốn đi khám vì như vậy mất nhiều tiền, đi bệnh viện mua thuốc rẻ cũng cả chục đồng.
Tiết tự học buổi tối cô không ngừng ho khan, không muốn ảnh hưởng tới các bạn nên mỗi lần ho cô đều che miệng và lâu lâu lại nhấp thêm chút nước làm dịu cuống họng. Uống nhiều nước nên chưa hết giờ cô đã muốn đi vệ sinh, xin phép lớp trưởng rồi ra bằng cửa sau. Vừa ra ngoài, gặp gió lạnh lại ho, vì không còn ở trong lớp nên không sợ ảnh hưởng tới mọi người, cô cúi người ho rũ rượi một trận.
Đang ho, đột nhiên có người đẩy cửa phòng học nhìn ra, léo nhéo: “Tần Chiêu Chiêu ho gì mà ác vậy? Ốm bao lâu thế rồi có mua thuốc uống chưa? Cậu thế này… Thế này không phải muốn lây bệnh cho cả lớp đấy chứ?”
Lâm Sâm ngồi ở gần cửa sau phòng học, ban nãy cậu ta nghe thấy tiếng ho của cô nên mới lên tiếng. Cậu ta sợ cô lây bệnh cho cả lớp sao? Cô nhanh chóng che miệng nhịn ho, rảo bước đi về phía nhà vệ sinh. Lúc về lớp, cô cố ý đi vòng lên cửa trước, tránh cho cậu ta bị lây bệnh.
Cuối tuần về nhà, Tần mẹ thấy con gái ho khan liên tục liền hỏi cô có thấy khó chịu ở đâu nữa không. Cô nói không có, không sốt, không đau đầu, chỉ cảm thấy ngứa họng muốn ho, thật ra cô ho chỉ vì ngứa họng mà thôi. Chắc mẩm không có thêm bệnh gì nghiêm trọng, mẹ cô liền mua một ít xuyên bối cùng mấy quả lê làm một ít lê chưng cách thủy cho con ăn, hy vọng phương thuốc dân gian giúp nhuận hầu này có thể chữa khỏi ho. Thông thường, bệnh nhẹ như của Tần Chiêu Chiêu sẽ không đi khám bác sĩ mà chỉ dùng phương thuốc cổ truyền này để chữa trị.
Tần Chiêu Chiêu ở nhà hai ngày, ăn một ít lê chưng với xuyên bối, cảm thấy khá hơn một chút nhưng vừa về trường đã ho trở lại, mà còn ho dữ hơn trước. Nhất là buổi tối, cô ho tới nỗi các bạn trong phòng không ai ngủ được. Cổ họng ngứa rát không chịu nổi, chỉ khi gắng sức ho mạnh mới xoa dịu được chút ít, có điều càng ho dữ dội càng khiến cô mệt, thậm chí có khi còn nôn khan liên tục.
Bạn cùng phòng ai nấy sợ hãi, còn nói nếu cứ ho mãi không khéo ho ra máu mất, mà sau một đêm ho không ngừng, cô cũng mệt rũ, chân tay bủn rủn không nhấc thân khỏi giường được. Giáo viên chủ nhiệm nghe các bạn trong ký túc xá báo cáo liền chạy tới xem xét tình hình, hỏi số điện thoại định gọi cho ba mẹ đưa cô đi khám bệnh, chỉ thấy cô yếu đuối lắc đầu. “Nhà em không có điện thoại.”
Trong khu tập thể Tần gia ở chỉ có hai gia đình lắp điện thoại. Đầu tiên là nhà chị Tiểu Đan bỏ ra ba ngàn đồng lắp điện thoại vì chị và hai anh trai sau khi thôi việc ở nhà máy đã xuống phía Nam kiếm việc. Để tiện liên lạc với gia đình, ba người họ góp tiền lắp một cái điện thoại ở nhà. Kế đến là gia đình bác Lý có con trai học đại học ở Bắc Kinh. Ngày đó ở Trường Cơ, hầu như chẳng có ai muốn bỏ mấy ngàn đồng ra để lắp điện thoại hết.
Không thể liên lạc với phụ huynh, Tần Chiêu Chiêu lại ho tới hết hơi, giáo viên chủ nhiệm không thể bỏ mặc học sinh đành đích thân đưa cô đi khám bệnh.
Mặc dù máy cũ rồi nhưng Tần Chiêu Chiêu vẫn vô cùng thích thú. Từ ngày thỉnh thoảng mượn được máy nghe nhạc của Vu Thiến, cô càng mong mình cũng có thể có một chiếc mang theo bên cạnh, khi nào cần có thể nghe, không nhất thiết phải chờ Vu Thiến không dùng nữa mới mượn. Đài chạy băng cũng có thể dùng để nghe nhạc, từ nay cô không cẠphải mượn máy nghe nhạc của người khác nữa.
Chiếc đài chạy băng cũ này là món đồ “xa xỉ” nhất mà Tần Chiêu Chiêu có. Tuy Vu Thiến thường nói nghe nhạc bằng đài chạy băng không được hay lắm nhưng với Tần Chiêu Chiêu cũng chẳng sao, dẫu không thật tốt nhưng có còn hơn không, cô cũng đủ thỏa mãn rồi.
Ngày ấy, trong trường không ai không thích nghe nhạc. Giờ tự học buổi tối rất nhiều học sinh đeo tai nghe vừa đọc sách, làm bài vừa nghe nhạc. Âm nhạc cũng quan trọng như không khí, thiếu đi giống như thiếu hơi thở, không thể yên tâm học hành. Bạn bè cũng thường xuyên trao đổi cho nhau băng đĩa nghe nhạc.
Thập niên 90 của thế kỷ trước, ngôi sao ca nhạc nổi tiếng nhất Trung Quốc phải kể tới Tứ đại Thiên vương. Người Hồng Kông từng nói vui, Tứ đại Thiên vương hùng bá âm nhạc Hồng Kông suốt thập niên 90. Kỳ thực, không chỉ ở Hồng Kông, ngay trong lục địa cũng không có ca sĩ nào vượt qua được bốn người họ. Từ cụ già sáu, bảy mươi tới em nhỏ bốn, năm tuổi, ai ai cũng có thể kể vanh vách tên của bốn người được mệnh danh Thiên vương. Có thể nói, họ hoàn toàn xứng đáng với tên gọi thần tượng quốc dân; trong đó thanh niên tuổi trẻ nhiệt huyết sục sôi chính là lực lượng fan hâm mộ cuồng nhiệt nhất.
Cuối thập niên 90, dưới ánh hào quang chói lọi của Tứ đại Thiên vương, lớp thần tượng mới nỗ lực Trường Giang sóng sau xô sóng trước, nổi danh nhất là Tạ Đình Phong. Đẹp trai, thẳng thắn, táo bạo, nổi loạn… Tất cả những thứ đó đưa Tạ Đình Phong trở thành thần tượng của cả một thế hệ thanh thiếu niên.
Vu Thiến thích và thường mua đĩa của Tạ Đình Phong nên khi mượn máy nghe nhạc của Vu Thiến, Tần Chiêu Chiêu nghe nhạc Tạ Đình Phong nhiều nhất. Thật ra cô không thích các bài hát của Tạ Đình Phong, nghe bao nhiêu lần cũng không thấy cảm động, nghe xong lại quên. Bản thân cô thích nhạc của Trương Học Hữu nhất, được mệnh danh là Ca Vương – người có giọng hát hay nhất trong bốn vị Thiên vương – với vô số bài hát kinh điển được bao nhiêu người truyền miệng. Bài hát ưa thích của cô là Vẫn cảm thấy em là người tuyệt nhất.
“Dẫu em đã rời xa, tình tôi mãi chưa đổi dời, giữa muôn trùng đêm thâu, ai người em yêu dấu…”
Một ca khúc có thể làm rung động lòng người không chỉ cần giai điệu, ca từ cảm động mà còn do hợp tâm trạng người nghe. Tần Chiêu Chiêu thích bài hát này vì cảm thấy bài hát cứ như viết cho mình, hát về mình, bài hát sâu lắng in sâu tận đáy lòng cô… Kiều Mục, dẫu cậu rời xa, tình cảm của mình dành cho cậu vẫn không thay đổi, với mình cậu vẫn luôn là người tuyệt vời nhất.
Tần Chiêu Chiêu thích nghe nhạc của Trương Học Hữu nên thường mượn băng của bạn bè trong lớp về nghe. Nhưng mượn của người khác cũng có chỗ phiền phức, hơn nữa băng từ rất mỏng manh, nếu bật đi bật lại quá nhiều rất dễ bị kẹt hỏng. Bị kẹt băng là chuyện làm cô đau đầu nhất, đang nghe bài hát hay mà bị kẹt giữa chừng không nói làm gì, còn phải lo lắng kẹt rồi có dẫn tới hỏng băng hay không, đi mượn đồ của người ta mà làm hỏng thật không hay chút nào. Giờ đã có đài chạy băng rồi, tốt nhất là tự mua một băng Trương Học Hữu về an tâm nghe.
Quanh trường học cũng có quầy bán băng đĩa nhưng tất cả đều là hàng sao lậu lại, giá rất rẻ, chỉ hai, ba đồng, đắt lắm là năm đồng một hộp nhưng chất lượng rất kém, cũng dễ hỏng. Băng có hỏng cũng chẳng sao nhưng rất có thể sẽ làm hỏng luôn cả máy nghe. Vất vả lắm mới có được chiếc máy nghe nhạc nên Tần Chiêu Chiêu không dám tham rẻ mà mua những loại băng đĩa này. Cuối cùng cô hăm hở tới nhà sách Tân Hoa tìm mua băng đĩa chính bản. Nhà sách có nguyên một giá bày toàn album và tuyển tập ca khúc chọn lọc của Trương Học Hữu, nếu có tiền hẳn cô sẽ mua tất cả về nghe; chọn nửa ngày, cuối cùng cô bỏ mười đồng mua một cuốn băng Lửa – Tình – Hoa.
Bỏ mười đồng mua một cuốn băng với Tần Chiêu Chiêu ngày ấy là một sự xa xỉ. Mỗi bữa cô ăn cơm cũng chỉ hết ba hào mà thôi, mười đồng này nếu đổi thành cơm thì không biết cô có thể ăn được bao nhiêu hôm nữa.
Cầm cuốn băng chính bản trong tay, cô cẩn thận bóc lớp vỏ trong suốt bên ngoài, tập lời bài hát đi kèm theo băng còn vương mùi mực mới thơm ngát. Lời bài hát được in cẩn thận, ghi rõ tên bài hát, người sáng tác nhạc, lời, độ dài mỗi bài… Cô liền mau chóng về lớp học ngồi nghe.
Từ giờ tới tiết tự học buổi tối còn xa, những học sinh nội trú tại trường vẫn còn đang ngồi ở trong ký túc xá, học sinh ngoại trú chẳng ai tới sớm như vậy, một mình Tần Chiêu Chiêu ngồi trong phòng học giữa ánh trời chiều. Cô bật băng, không dùng tai nghe mà mở loa ngoài, vặn âm lượng lớn nhất. Phòng học trống trải, tiếng nhạc quấn quýt, vấn vương lay động lòng người. Bật đi bật lại Vẫn cảm thấy em là người tuyệt nhất mấy lần, cô bèn vặn nhỏ âm lượng, khe khẽ hát theo tiếng nhạc.
“Dẫu em đã rời xa, tình tôi mãi chưa đổi dời, giữa muôn trùng đêm thâu, ai người em yêu dấu…
Hoa không còn nở rộ, tình tràn như biển khơi, nếu em còn nhớ tôi, vì sao một mình ngậm ngùi?”
Mới hát được hai câu, cô chợt nghe tiếng người ồn ào vọng tới: “Oa oa oa, hóa ra Tần Chiêu Chiêu hát hay như vậy à?”
Vừa nghe tiếng đã thấy Chu Minh Vũ thò mặt vào, theo sau là Lâm Sâm. Tần Chiêu Chiêu lập tức đỏ mặt, im lặng. Chu Minh Vũ một mực đòi cô hát tiếp, làm sao cô có thể hát tiếp được chứ, đành kiếm đại một cái cớ rời khỏi lớp, chạy thẳng một mạch.
Chu Minh Vũ lắc đầu không ngừng. “Tần Chiêu Chiêu này lạ thật, bảo hát một bài thôi, làm gì mà chạy thẳng như bị ai dọa giết vậy!”
Lâm Sâm không buồn để lời của cậu ta vào tai, đi tới chỗ mình ngồi phịch xuống, lục máy nghe nhạc trong túi ra, áp hai tai nghe vào tai. Một lúc sau, đột nhiên cậu buông câu hỏi: “Lúc nãy cô ấy hát bài gì thế? Nghe nhạc quen quá.”
“Ờ, là… là bài gì của Trương Học Hữu ấy nhỉ…”
Chu Minh Vũ nghĩ mãi chưa ra, chính Lâm Sâm đã tự trả lời: “Biết rồi, Vẫn cảm thấy em là người tuyệt nhất của Trương Học Hữu.”
Cuốn băng Trương Học Hữu là báu vật của Tần Chiêu Chiêu, có khi cô cũng cho các bạn mượn nghe nhưng luôn cảm thấy hơi tiếc, chỉ là tiếc cũng không được. Trước kia cô vẫn thường mượn băng của các bạn, giờ sao có thể không đáp lại chứ? Hơn nữa cô cũng chỉ có một cuốn băng, nhiều lắm chỉ có chục bài hát, còn rất nhiều bài hát hay của Trương Học Hữu trong băng của cô không có, muốn nghe chỉ có thể mượn của các bạn mà thôi.
Lúc đó, số học sinh nghe nhạc của Trương Học Hữu bắt đầu ít dần. Tứ đại Thiên vương mặc dù vẫn còn uy danh trong giới giải trí nhưng đã nổi tiếng lâu như vậy rồi, hay bao nhiêu cũng có chút xuống dốc. Lớp thần tượng mới nổi như Tạ Đình Phong, Trần Dịch Tấn, Nhậm Hiền Tề, Trương Tín Triết mang lại cảm giác mới mẻ, rất nhiều học sinh trung học thuận theo xu thế tìm nghe những bài hát của họ. Nhưng vẫn có người không giống thế, Lâm Sâm là một ví dụ, nghe bao nhiêu nhạc các loại, cuối cùng vẫn thấy nhạc Trương Học Hữu là hay nhất. Cậu ta liền bỏ tiền mua một lèo tất cả các tuyển tập ca khúc chọn lọc của Trương Học Hữu, hơn nữa còn rất hào phóng cho các bạn cùng sở thích trong lớp mượn băng đĩa về nghe.
Tần Chiêu Chiêu cũng mê nhạc Trương Học Hữu không kém gì Lâm Sâm, cô thích những bài hát của anh, nghe mãi không biết chán. Nhưng cô không bao giờ dám mượn băng của Lâm Sâm, từ trước tới giờ cô luôn cố tránh nam sinh này càng xa càng tốt. Cô muốn tự mua thêm vài băng của Trương Học Hữu nữa nên dốc sức để dành tiền. Cuối tuần về nhà thường bảo mẹ làm một ít thịt xào dưa hay cá khô sao ớt bỏ vào bình mang tới lớp ăn chung với cơm để tiết kiệm tiền thức ăn. Kem đánh răng, xà phòng, bột giặt, cái gì có thể tiết kiệm được cô đều cố gắng tiết kiệm tối đa.
Không hiểu sao chuyện Tần Chiêu Chiêu thích nghe nhạc Trương Học Hữu lọt tới tai cậu nam sinh lớp Xã hội 2, có hôm vừa tới giờ nghỉ giải lao tự học buổi tối, cô đi xuống nhà vệ sinh, giữa đường bị cậu ta chặn lại, khăng khăng muốn cô nhận một cuốn băng tuyển tập ca khúc của Trương Học Hữu.
Tần Chiêu Chiêu thích cuốn băng nhưng lại không ưa nổi cậu nam sinh kia. Hôm đó cậu ta dẫn theo một đám người đứng ngoài cửa sổ to nhỏ bình phẩm về cô không kiêng nể gì khiến cô thấy phản cảm vô cùng. Cô cảm thấy hành động của cậu ta rõ ràng là không tôn trọng mình. Vì thế, bất kể cậu ta có tặng băng đĩa gì cô vẫn nhất quyết cự tuyệt không nhận.
Có điều, có được một người yêu thích muốn tặng quà cho mình cũng là chuyện khiến Tần Chiêu Chiêu có chút tự đắc. Yểu điệu thục nữ, quân tử hảo cầu… Rốt cuộc, cũng có người muốn “cầu” tới cô.
Trời lạnh dần, gió thu mang thêm ít nhiều hơi lạnh. Một hôm, trời đột nhiên trở gió, không khí lạnh “đột kích” giữa đêm khiến nhiệt độ giảm mạnh. Học sinh ngoại trú đi học đều phải mặc thêm áo len và áo khoác, học sinh nội trú không kịp mang theo áo ấm, giữa trưa xôn xao xin nghỉ về lấy áo. Tần Chiêu Chiêu cũng xin về nhà lấy thêm áo, vừa đi vừa về gặp gió lạnh, đến tối liền ho khan. Cô cũng không để tâm lắm, bình thường vốn không hay bị ốm, chỉ cần không bị sốt cao thì ho vài bữa sẽ tự khỏi.
Nhưng chẳng hiểu sao đợt ho này lại rắc rối như vậy, mấy ngày liền còn vấn vít chưa chịu buông. Cô vẫn kiên trì không muốn chữa, thầm nghĩ ho lâu như thế chắc cũng sắp khỏi rồi. Cô không muốn đi khám vì như vậy mất nhiều tiền, đi bệnh viện mua thuốc rẻ cũng cả chục đồng.
Tiết tự học buổi tối cô không ngừng ho khan, không muốn ảnh hưởng tới các bạn nên mỗi lần ho cô đều che miệng và lâu lâu lại nhấp thêm chút nước làm dịu cuống họng. Uống nhiều nước nên chưa hết giờ cô đã muốn đi vệ sinh, xin phép lớp trưởng rồi ra bằng cửa sau. Vừa ra ngoài, gặp gió lạnh lại ho, vì không còn ở trong lớp nên không sợ ảnh hưởng tới mọi người, cô cúi người ho rũ rượi một trận.
Đang ho, đột nhiên có người đẩy cửa phòng học nhìn ra, léo nhéo: “Tần Chiêu Chiêu ho gì mà ác vậy? Ốm bao lâu thế rồi có mua thuốc uống chưa? Cậu thế này… Thế này không phải muốn lây bệnh cho cả lớp đấy chứ?”
Lâm Sâm ngồi ở gần cửa sau phòng học, ban nãy cậu ta nghe thấy tiếng ho của cô nên mới lên tiếng. Cậu ta sợ cô lây bệnh cho cả lớp sao? Cô nhanh chóng che miệng nhịn ho, rảo bước đi về phía nhà vệ sinh. Lúc về lớp, cô cố ý đi vòng lên cửa trước, tránh cho cậu ta bị lây bệnh.
Cuối tuần về nhà, Tần mẹ thấy con gái ho khan liên tục liền hỏi cô có thấy khó chịu ở đâu nữa không. Cô nói không có, không sốt, không đau đầu, chỉ cảm thấy ngứa họng muốn ho, thật ra cô ho chỉ vì ngứa họng mà thôi. Chắc mẩm không có thêm bệnh gì nghiêm trọng, mẹ cô liền mua một ít xuyên bối cùng mấy quả lê làm một ít lê chưng cách thủy cho con ăn, hy vọng phương thuốc dân gian giúp nhuận hầu này có thể chữa khỏi ho. Thông thường, bệnh nhẹ như của Tần Chiêu Chiêu sẽ không đi khám bác sĩ mà chỉ dùng phương thuốc cổ truyền này để chữa trị.
Tần Chiêu Chiêu ở nhà hai ngày, ăn một ít lê chưng với xuyên bối, cảm thấy khá hơn một chút nhưng vừa về trường đã ho trở lại, mà còn ho dữ hơn trước. Nhất là buổi tối, cô ho tới nỗi các bạn trong phòng không ai ngủ được. Cổ họng ngứa rát không chịu nổi, chỉ khi gắng sức ho mạnh mới xoa dịu được chút ít, có điều càng ho dữ dội càng khiến cô mệt, thậm chí có khi còn nôn khan liên tục.
Bạn cùng phòng ai nấy sợ hãi, còn nói nếu cứ ho mãi không khéo ho ra máu mất, mà sau một đêm ho không ngừng, cô cũng mệt rũ, chân tay bủn rủn không nhấc thân khỏi giường được. Giáo viên chủ nhiệm nghe các bạn trong ký túc xá báo cáo liền chạy tới xem xét tình hình, hỏi số điện thoại định gọi cho ba mẹ đưa cô đi khám bệnh, chỉ thấy cô yếu đuối lắc đầu. “Nhà em không có điện thoại.”
Trong khu tập thể Tần gia ở chỉ có hai gia đình lắp điện thoại. Đầu tiên là nhà chị Tiểu Đan bỏ ra ba ngàn đồng lắp điện thoại vì chị và hai anh trai sau khi thôi việc ở nhà máy đã xuống phía Nam kiếm việc. Để tiện liên lạc với gia đình, ba người họ góp tiền lắp một cái điện thoại ở nhà. Kế đến là gia đình bác Lý có con trai học đại học ở Bắc Kinh. Ngày đó ở Trường Cơ, hầu như chẳng có ai muốn bỏ mấy ngàn đồng ra để lắp điện thoại hết.
Không thể liên lạc với phụ huynh, Tần Chiêu Chiêu lại ho tới hết hơi, giáo viên chủ nhiệm không thể bỏ mặc học sinh đành đích thân đưa cô đi khám bệnh.
/53
|