Bạch Sắt sinh ra trong một gia đình cán bộ cao cấp. Ba cô là công chức cấp sở, mẹ cô làm trong ngân hàng. Từ nhỏ đã được dạy dỗ nề nếp, gia giáo, phẩm hạnh và học hành đều rất giỏi.
Năm Bạch Sắt ba tuổi đã có thể bi ba bi bô hát vang bài ‘We wish you a Merry Christmas’, năm lên mười đạt giải nhất trong kỳ thi ‘Hùng biện bằng Tiếng Anh’ giữa các trường tiểu học trong cả nước, năm mười bốn cô vinh dự là đại diện cho toàn bộ học sinh cấp hai của Trung Quốc tham gia giao lưu và tham quan tại nước Anh…
Từ nhỏ đến lớn hai từ ‘Thiên tài’, ‘Thần đồng’ đều văng vẳng bên tai Bạch Sắt. Dĩ nhiên, cũng có người chẳng ưa cô, cho rằng là do cô có gương mặt xinh đẹp, cộng thêm gia đình có điều kiện mà thôi. Một thiên kim nhà giàu lại còn xinh đẹp thì cho dù chỉ chút tài vặt cũng được người người tán thưởng.
Thế nhưng cho dù có bao nhiêu người chỉ chỉ chỏ chỏ đi chăng nữa, Bạch Sắt luôn cảm giác mình là người hạnh phúc. Bắt đầu từ năm lên cấp hai, cô liền giấu nhẹm gia thế của mình thế nào, trường học không nhiều người biết ba mẹ cô làm nghề gì, tuy nhiên thành tích của cô vẫn ưu việt như cũ.
Vậy mà, ngay khi Bạch Sắt giành trọn ba mươi điểm vào thẳng trường cấp ba Tứ Trung danh tiếng thì một ‘quả bom’ đã giáng xuống nhà cô, nổ tan hạnh phúc và mộng đẹp của Bạch Sắt.
Ba mẹ cô … Ly hôn!
Khi Bạch Sắt nghe tin này, phản ứng đầu tiên chính là cô cho rằng ba mẹ đang nói đùa. Trong hồi ức ba mẹ cô cực kỳ hạnh phúc. Tuy rằng ba bận rộn công việc nhưng cuối tuần rảnh rỗi đều đưa hai mẹ con đi công viên, sở thú. Cô hoàn toàn không thể tiếp nhận được sự thật này.
Một gia đình hạnh phúc trong phút chốc vỡ tan tành, ba cô không về nhà, mỗi tháng một ngày chạy qua nhìn cô một cái, hoặc đưa cô đi công viên, dắt cô đi mua quần áo và đồ dùng học tập.
Toàn bộ năm lớp mười, Bạch Sắt như biến thành một người khác. Cô không đảm nhận bất cứ vị trí cán bộ lớp nào, cũng chẳng thích nói chuyện. Mỗi ngày chỉ im im lặng lặng ngồi đờ người một chỗ hoặc vẻ mặt thất thần đưa mắt nhìn ra cửa sổ.
Sự việc bắt đầu chuyển biến từ học kỳ hai năm lớp mười một.
Giờ tiếng Anh giao tiếp của lớp Bạch Sắt trước đây là do một giáo viên nước ngoài tên Mary đảm nhận, nhưng vì gia đình có việc nên cô Mary phải về nước một thời gian. Trường học mời về một sinh viên đang theo học Thạc sĩ ở Bắc Ngoại dạy thay.
Trường Tứ Trung vốn dĩ là trường trung học tốt nhất Bắc Kinh, mỗi một học sinh trong trường đều là những cá nhân khá và giỏi. Tật xấu lớn nhất của những ‘Người tài ba’ này chính là tự cho mình là ‘Thiên chi kiêu tử’*, đối với thầy giáo dạy thay thật sự chẳng coi ra gì.
(*Tạm hiểu: Đứa con được yêu chiều mà sinh kiêu căng.)
Cho dù là Thạc sĩ, cho dù là sinh viên Học viện Ngoại Giao, thì thế nào chứ? Giáo viên của bọn họ không phải đều là những thầy cô giỏi có rất nhiều năm kinh nghiệm sao? Một người chỉ mới hai mươi ba tuổi, bản thân vẫn còn cắp sách đến trường lại có thể trở thành thầy, thật sự không lọt mắt.
Vậy mà, giáo viên tiếng Anh dạy thay tên Diệp Thanh Hân này, ngay ở tiết đầu tiên đã khiến cho toàn bộ học sinh trong lớp chấn động. Tên của người ấy như một thần thoại, vĩnh viễn khắc sâu vào lòng mỗi người.
Bạch Sắt còn nhớ rõ ràng, trong tiết học giao tiếp đầu tiên của mình, chủ đề của Diệp Thanh Hân đưa ra chính là ‘Nói về sở thích của bạn’.
Diệp Thanh Hân dùng tiếng Anh tự giới thiệu bản thân. Khi anh cất giọng, tất cả học sinh đều trở nên yên lặng. Tuy là người Trung Quốc, thế nhưng phát âm của anh không thua kém bất cứ một giáo viên nước ngoài nào. Âm giọng của người Anh, cực kỳ dễ nghe, tựa như đang thưởng thức ca kịch Shakespeare.
Diệp Thanh Hân nói sở thích của anh chính là đọc sách. Quyển sách yêu thích nhất là Bá Tước Monte Cristo, Đồi Gió Hú, Jane Eyre … Từ nhỏ đến lớn đọc đi đọc lại không biết bao nhiêu lần, thậm chí vài đoạn trích trong chương có thể thuộc nằm lòng.
(*Bá Tước Monte Cristo – The Count of Monte Cristo, tác giả Alexandre Dumas; Đồi Gió Hú - Wuthering Heights, tác giả Emily Bronte; Jane Eyre, tác giả Charlotte Brontë.)
Anh vừa dứt lời, phía dưới có một học sinh khiêu khích: “Thầy Diệp, thầy thật sự có thể thuộc nằm lòng ư?”
“Không dám nói 100%, có thể 90%.”
“Vậy thầy đọc cho bọn em nghe một chút được chứ?”
Các bạn học sinh tập trung ánh mắt lên người Diệp Thanh Hân. Anh thong dong lên tiếng: “Được! Mọi người thích nghe quyển nào?”
“Jane Eyre!”
“Chương mấy?”
“…” Bạn học này chỉ thuận miệng nói ra, vạn vạn không ngờ đến Diệp Thanh Hân lại nghiêm túc như vậy, nên đành trả lời đại: “Vậy thì chương 1 đi!”
Diệp Thanh Hân hầu như không cần suy nghĩ, đọc ngay: “Không thể dạo chơi được ngày hôm ấy. Thực ra vào buổi sáng, chúng tôi cũng đã thơ thẩn lang thang suốt cả tiếng đồng hồ bên các lùm cây trụi lá, nhưng sau bữa tối (mỗi khi không có khách, bà Reed thường dọn cơm ăn sớm) thì gió đông chợt tràn về cuốn theo những đám mây tối sầm, rồi đến một trận mưa lạnh buốt đến nỗi chẳng có ai nghĩ đến việc bước …”*
(*Theo bản dịch của Nhà xuất bản Văn học)
Mấy phút sau, Diệp Thanh Hân nở nụ cười ôn hòa: “Còn có bạn học nào muốn nghe quyển sách khác không?”
Phía dưới lại có một bạn học khác giơ tay: “Thầy Diệp, em muốn nghe Bá Tước Monte Cristo, chương 5.” Vừa rồi chương 1 thật sự quá đơn giản, bình thường đọc sách đều xem từ đầu, muốn học thuộc lòng, cũng phải đọc từ đầu; do vậy, chương một tự nhiên sẽ là chương quen thuộc nhất.
Diệp Thanh Hân nhàn nhạt mở miệng: “Ngày hôm sau, trời rất đẹp, cảnh vật chan hòa ánh nắng. Bữa tiệc rượu được tổ chức cũng ở ngay quán rượu có vòm cây đó …”
(*Theo bản dịch của Nhà xuất bản Văn học, 2007)
Âm điệu của Diệp Thanh Hân vang lên dễ nghe, từng từ từng từ nối tiếp nhau phát ra từ đôi môi mỏng, chấn động màng nhĩ của từng học sinh. Bọn họ nông cạn, thậm chí Diệp Thanh Hân đọc sai hay đúng cũng không biết.
Lúc này, có một học sinh đặt câu hỏi: “Thầy Diệp, thầy có thể đọc cho bọn em tác phẩm ‘Ông Già Và Biển Cả’ không? Ngay khúc ông lão trở lại cảng nhỏ.”
‘Ông Già và Biển Cả’ vừa vặn có trong sách giáo khoa lớp 11, là tiếng Trung đi chăng nữa thì dù sao vẫn có cái đối chiếu.
“Khi đưa được thuyền về cái bến nhỏ, đèn nơi Terrace đã tắt, lão biết mọi người đã đi ngủ. Gió không ngừng lớn thêm và bây giờ đang thổi mạnh …”*
(Theo bản dịch của Dịch giả: Phùng Khánh, Phùng Thăng – Lê Huy Bắc)
Diệp Thanh Hân chậm rãi đọc hết đoạn văn, rồi lẳng lặng nhìn cả lớp: “Các bạn còn nữa không?”
Giờ khắc này không một ai lên tiếng.
Tất cả mọi người đều mắt chữ O, miệng chữ A. Chấn động? Sùng bái? Hay xấu hổ? Nói chung, từ đây về sau không còn ai dám đi khiêu khích thầy Diệp.
Đối mặt với bục giảng chính là những ánh mắt đầy tôn thờ, kính phục, thậm chí là quý mến; thế nhưng biểu hiện của Diệp Thanh Hân vẫn không chút thay đổi, vẻ mặt bình thản, trước sau như một.
Diệp Thanh Hân có một khuôn mặt nếu so với những gương mặt ‘phổ thông’ chỉ đẹp hơn vài phần, tuy nhiên toàn thân của anh đều toát lên nét điềm đạm, như được bao phủ bởi một quầng sáng nhàn nhạt.
Bạch Sắt si ngốc nhìn về phía bục giảng. Đây chính là ‘khí chất’ trong truyền thuyết sao? Thì ra trên thế giới thật sự tồn tại ‘Khiêm Khiêm Quân Tử’ mà sách hay nói tới ư? Không vui không buồn, không kiêu không nóng nảy, khiến người người say mê.
Năm Bạch Sắt ba tuổi đã có thể bi ba bi bô hát vang bài ‘We wish you a Merry Christmas’, năm lên mười đạt giải nhất trong kỳ thi ‘Hùng biện bằng Tiếng Anh’ giữa các trường tiểu học trong cả nước, năm mười bốn cô vinh dự là đại diện cho toàn bộ học sinh cấp hai của Trung Quốc tham gia giao lưu và tham quan tại nước Anh…
Từ nhỏ đến lớn hai từ ‘Thiên tài’, ‘Thần đồng’ đều văng vẳng bên tai Bạch Sắt. Dĩ nhiên, cũng có người chẳng ưa cô, cho rằng là do cô có gương mặt xinh đẹp, cộng thêm gia đình có điều kiện mà thôi. Một thiên kim nhà giàu lại còn xinh đẹp thì cho dù chỉ chút tài vặt cũng được người người tán thưởng.
Thế nhưng cho dù có bao nhiêu người chỉ chỉ chỏ chỏ đi chăng nữa, Bạch Sắt luôn cảm giác mình là người hạnh phúc. Bắt đầu từ năm lên cấp hai, cô liền giấu nhẹm gia thế của mình thế nào, trường học không nhiều người biết ba mẹ cô làm nghề gì, tuy nhiên thành tích của cô vẫn ưu việt như cũ.
Vậy mà, ngay khi Bạch Sắt giành trọn ba mươi điểm vào thẳng trường cấp ba Tứ Trung danh tiếng thì một ‘quả bom’ đã giáng xuống nhà cô, nổ tan hạnh phúc và mộng đẹp của Bạch Sắt.
Ba mẹ cô … Ly hôn!
Khi Bạch Sắt nghe tin này, phản ứng đầu tiên chính là cô cho rằng ba mẹ đang nói đùa. Trong hồi ức ba mẹ cô cực kỳ hạnh phúc. Tuy rằng ba bận rộn công việc nhưng cuối tuần rảnh rỗi đều đưa hai mẹ con đi công viên, sở thú. Cô hoàn toàn không thể tiếp nhận được sự thật này.
Một gia đình hạnh phúc trong phút chốc vỡ tan tành, ba cô không về nhà, mỗi tháng một ngày chạy qua nhìn cô một cái, hoặc đưa cô đi công viên, dắt cô đi mua quần áo và đồ dùng học tập.
Toàn bộ năm lớp mười, Bạch Sắt như biến thành một người khác. Cô không đảm nhận bất cứ vị trí cán bộ lớp nào, cũng chẳng thích nói chuyện. Mỗi ngày chỉ im im lặng lặng ngồi đờ người một chỗ hoặc vẻ mặt thất thần đưa mắt nhìn ra cửa sổ.
Sự việc bắt đầu chuyển biến từ học kỳ hai năm lớp mười một.
Giờ tiếng Anh giao tiếp của lớp Bạch Sắt trước đây là do một giáo viên nước ngoài tên Mary đảm nhận, nhưng vì gia đình có việc nên cô Mary phải về nước một thời gian. Trường học mời về một sinh viên đang theo học Thạc sĩ ở Bắc Ngoại dạy thay.
Trường Tứ Trung vốn dĩ là trường trung học tốt nhất Bắc Kinh, mỗi một học sinh trong trường đều là những cá nhân khá và giỏi. Tật xấu lớn nhất của những ‘Người tài ba’ này chính là tự cho mình là ‘Thiên chi kiêu tử’*, đối với thầy giáo dạy thay thật sự chẳng coi ra gì.
(*Tạm hiểu: Đứa con được yêu chiều mà sinh kiêu căng.)
Cho dù là Thạc sĩ, cho dù là sinh viên Học viện Ngoại Giao, thì thế nào chứ? Giáo viên của bọn họ không phải đều là những thầy cô giỏi có rất nhiều năm kinh nghiệm sao? Một người chỉ mới hai mươi ba tuổi, bản thân vẫn còn cắp sách đến trường lại có thể trở thành thầy, thật sự không lọt mắt.
Vậy mà, giáo viên tiếng Anh dạy thay tên Diệp Thanh Hân này, ngay ở tiết đầu tiên đã khiến cho toàn bộ học sinh trong lớp chấn động. Tên của người ấy như một thần thoại, vĩnh viễn khắc sâu vào lòng mỗi người.
Bạch Sắt còn nhớ rõ ràng, trong tiết học giao tiếp đầu tiên của mình, chủ đề của Diệp Thanh Hân đưa ra chính là ‘Nói về sở thích của bạn’.
Diệp Thanh Hân dùng tiếng Anh tự giới thiệu bản thân. Khi anh cất giọng, tất cả học sinh đều trở nên yên lặng. Tuy là người Trung Quốc, thế nhưng phát âm của anh không thua kém bất cứ một giáo viên nước ngoài nào. Âm giọng của người Anh, cực kỳ dễ nghe, tựa như đang thưởng thức ca kịch Shakespeare.
Diệp Thanh Hân nói sở thích của anh chính là đọc sách. Quyển sách yêu thích nhất là Bá Tước Monte Cristo, Đồi Gió Hú, Jane Eyre … Từ nhỏ đến lớn đọc đi đọc lại không biết bao nhiêu lần, thậm chí vài đoạn trích trong chương có thể thuộc nằm lòng.
(*Bá Tước Monte Cristo – The Count of Monte Cristo, tác giả Alexandre Dumas; Đồi Gió Hú - Wuthering Heights, tác giả Emily Bronte; Jane Eyre, tác giả Charlotte Brontë.)
Anh vừa dứt lời, phía dưới có một học sinh khiêu khích: “Thầy Diệp, thầy thật sự có thể thuộc nằm lòng ư?”
“Không dám nói 100%, có thể 90%.”
“Vậy thầy đọc cho bọn em nghe một chút được chứ?”
Các bạn học sinh tập trung ánh mắt lên người Diệp Thanh Hân. Anh thong dong lên tiếng: “Được! Mọi người thích nghe quyển nào?”
“Jane Eyre!”
“Chương mấy?”
“…” Bạn học này chỉ thuận miệng nói ra, vạn vạn không ngờ đến Diệp Thanh Hân lại nghiêm túc như vậy, nên đành trả lời đại: “Vậy thì chương 1 đi!”
Diệp Thanh Hân hầu như không cần suy nghĩ, đọc ngay: “Không thể dạo chơi được ngày hôm ấy. Thực ra vào buổi sáng, chúng tôi cũng đã thơ thẩn lang thang suốt cả tiếng đồng hồ bên các lùm cây trụi lá, nhưng sau bữa tối (mỗi khi không có khách, bà Reed thường dọn cơm ăn sớm) thì gió đông chợt tràn về cuốn theo những đám mây tối sầm, rồi đến một trận mưa lạnh buốt đến nỗi chẳng có ai nghĩ đến việc bước …”*
(*Theo bản dịch của Nhà xuất bản Văn học)
Mấy phút sau, Diệp Thanh Hân nở nụ cười ôn hòa: “Còn có bạn học nào muốn nghe quyển sách khác không?”
Phía dưới lại có một bạn học khác giơ tay: “Thầy Diệp, em muốn nghe Bá Tước Monte Cristo, chương 5.” Vừa rồi chương 1 thật sự quá đơn giản, bình thường đọc sách đều xem từ đầu, muốn học thuộc lòng, cũng phải đọc từ đầu; do vậy, chương một tự nhiên sẽ là chương quen thuộc nhất.
Diệp Thanh Hân nhàn nhạt mở miệng: “Ngày hôm sau, trời rất đẹp, cảnh vật chan hòa ánh nắng. Bữa tiệc rượu được tổ chức cũng ở ngay quán rượu có vòm cây đó …”
(*Theo bản dịch của Nhà xuất bản Văn học, 2007)
Âm điệu của Diệp Thanh Hân vang lên dễ nghe, từng từ từng từ nối tiếp nhau phát ra từ đôi môi mỏng, chấn động màng nhĩ của từng học sinh. Bọn họ nông cạn, thậm chí Diệp Thanh Hân đọc sai hay đúng cũng không biết.
Lúc này, có một học sinh đặt câu hỏi: “Thầy Diệp, thầy có thể đọc cho bọn em tác phẩm ‘Ông Già Và Biển Cả’ không? Ngay khúc ông lão trở lại cảng nhỏ.”
‘Ông Già và Biển Cả’ vừa vặn có trong sách giáo khoa lớp 11, là tiếng Trung đi chăng nữa thì dù sao vẫn có cái đối chiếu.
“Khi đưa được thuyền về cái bến nhỏ, đèn nơi Terrace đã tắt, lão biết mọi người đã đi ngủ. Gió không ngừng lớn thêm và bây giờ đang thổi mạnh …”*
(Theo bản dịch của Dịch giả: Phùng Khánh, Phùng Thăng – Lê Huy Bắc)
Diệp Thanh Hân chậm rãi đọc hết đoạn văn, rồi lẳng lặng nhìn cả lớp: “Các bạn còn nữa không?”
Giờ khắc này không một ai lên tiếng.
Tất cả mọi người đều mắt chữ O, miệng chữ A. Chấn động? Sùng bái? Hay xấu hổ? Nói chung, từ đây về sau không còn ai dám đi khiêu khích thầy Diệp.
Đối mặt với bục giảng chính là những ánh mắt đầy tôn thờ, kính phục, thậm chí là quý mến; thế nhưng biểu hiện của Diệp Thanh Hân vẫn không chút thay đổi, vẻ mặt bình thản, trước sau như một.
Diệp Thanh Hân có một khuôn mặt nếu so với những gương mặt ‘phổ thông’ chỉ đẹp hơn vài phần, tuy nhiên toàn thân của anh đều toát lên nét điềm đạm, như được bao phủ bởi một quầng sáng nhàn nhạt.
Bạch Sắt si ngốc nhìn về phía bục giảng. Đây chính là ‘khí chất’ trong truyền thuyết sao? Thì ra trên thế giới thật sự tồn tại ‘Khiêm Khiêm Quân Tử’ mà sách hay nói tới ư? Không vui không buồn, không kiêu không nóng nảy, khiến người người say mê.
/19
|