“Cành hoa hạnh này bao nhiêu tiền?”.
Bóng tối vô biên theo câu nói này mà sáng bừng lên. Ánh sáng đầu tiên là một đốm nhỏ như đom đóm, sau đó bùng lên như ngọn lửa, tỏa thành vầng sáng, dần dần lan rộng ra.
“Mười văn tiền”. Trong mông lung, có một giọng nữ trong trẻo mà non nớt đáp lại. Giống như tình tiết viết trong sách từ trăm nghìn năm trước, diễn ra theo cái cách nàng vừa quen thuộc vừa xa lạ đó.
Và rồi, trong vầng sáng đó xuất hiện một cành hoa, cành hoa màu đất, đài hoa màu đỏ sậm, cánh hoa trắng muốt, đóa đóa chen chúc, có đóa chúm chím ngậm hương, có đóa nở rộ xinh đẹp. Vì còn đọng nước, nên nhìn càng long lanh diễm lệ.
Nàng nhìn thấy một bàn tay đưa tới, đón lấy cành hoa đó.
Những ngón tay thon dài như ngọc, tay áo màu trắng phơ phất bay bay. Trong màn đêm, không nhìn thấy gương mặt người đó.
Nàng bỗng cảm thấy sốt ruột, muốn kéo ống tay áo đó, bóng hình đó rõ ràng gần trong gang tấc, trong nháy mắt đã trôi ra xa mười trượng.
Khoảng cách mười trượng như là cách cả một đời.
Đừng đi. Đừng đi! Đừng đi… Nàng nhìn thấy bàn tay mình kéo thật dài, thật dài, vượt qua khoảng cách dài tựa kiếp phù sinh, nắm chặt lấy chàng.
Một khát vọng nào đó trào ra khỏi lồng ngực, cùng với nó còn có nước mắt, trong bóng sáng, người áo trắng đó tách biệt với thế gian, tựa như một vị trích tiên (1) , mà nàng nắm thật chặt, bất chấp tất cả, cứ nắm chặt, không dám buông tay.
“Ta hy vọng…”, nàng nghe thấy giọng nữ trong trẻo, non nớt đó nói bằng một thanh âm già nua trong chớp mắt: “Ta hy vọng trong chốc lát mình sẽ tới sáu mươi tuổi, mọi cay đắng phải nếm trên đời đều đã nếm hết, chỉ cần phút cuối yên lặng đợi chờ cái chết”.
“Không, trước tiên nàng nên đợi đến năm mười sáu tuổi”. Người áo trắng từ phía trước quay đầu lại, rõ ràng không nhìn rõ dung nhan, nhưng có thể cảm thấy rõ rệt ánh mắt của chàng rất dịu dàng, “Khi nàng mười sáu tuổi, ta sẽ cưới nàng”.
Trái tim nàng run rẩy, tràn ngập kinh sợ lẫn vui mừng, bắt đầu mỉm cười, cười đến lộ xɬ cười đến cong mày, cười đến nhảy nhót, sau đó chạy về phía chàng: “Là chàng nói nhé, lời chàng đã nói, nhất định phải giữ lời! Không được chối bỏ đâu đó!”
Vầng sáng lan rộng ra, sương mù đen tối trùng trùng dần tan đi, để lộ hình dáng hoàn chỉnh của người đó, nàng nắm lấy tay chàng, xoay người chàng lại, nói: “Vậy ta đợi chàng đến năm ta mười sáu tuổi, năm mười sáu tuổi chàng…”.
Giọng nói ngưng bặt.
Ánh sáng chiếu trên gương mặt người đó, mày mắt cong cong, cười thâm tình, nhưng không phải là chàng.
Người đó lên tiếng, giọng nói đê mê: “Không sai, trẫm lấy nàng năm nàng mười sáu tuổi, trẫm không nuốt lời”.
Nàng kinh hãi liên tục lùi về phía sau, lại bị y kéo lại, đầu kề sát đầu, mũi đối mũi, gần đến mức có thể cảm nhận được hơi thở của nhau.
“Không chỉ như thế”, người đó nói, từ phía sau rút ra một chiếc vương miện bằng vàng sáng lóa, không do dự đội lên đầu nàng, “trẫm còn phong nàng làm hậu. Hy Hòa, nàng sẽ là hoàng hậu của Bích quốc”.
Chiếc vương miện bằng vàng đó nặng tựa núi, đè ụp xuống. Nàng bật lên tiếng kêu thảm thiết, đột nhiên choàng tỉnh.
Đêm lạnh như nước, ánh đèn ảm đạm, trong không khí lan tỏa mùi hương băng xạ long diên(2), nát rữa mà ngọt ngào.
Hy Hòa quấn chiếc chăn lụa mềm mại, đôi mắt thẫn thờ, một lúc sau mới biết mình đang ở đâu. Cuối cùng khi nàng nhớ ra đây là Bảo Hoa cung, nàng đang nằm trên chiếc giường bằng ngà voi của mình, liền thét lên một tiếng chói tai, nhảy xuống giường, điên cuồng lao ra ngoài.
Cung nhân bị tiếng thét đánh thức, vội vàng thắp đèn mặc áo xúm lại, thấy nàng đầu bù tóc rối từ trong nội thất lao ra, không khỏi kinh sợ kêu lên: “Phu nhân, phu nhân đi đâu thế? Phu nhân, xảy ra chuyện gì vậy? Người đi đâu vậy…?”.
Hy Hòa vẫn mở cửa như thể không nghe thấy, chạy ào ra sân, như một đứa trẻ hết chạy từ đông sang tây, lại chạy từ tây sang đông, giống như đang tìm thứ gì đó.
Cung nhân thấy nàng xiêm y mỏng manh, đi chân trần, sợ nàng nhiễm lạnh, cuống quýt khoác cho nàng một chiếc áo khoác, vừa thắt đai áo vừa nói: “Phu nhân, người tìm gì?”.
Hy Hòa ngây dại nhìn khoảng sân trống trải, hỏi: “Cây, cây hạnh…”.
“Cây hạnh?”. Một cung nhân trong đám đó nhíu mày kinh ngạc tột độ nói: “Ngày thứ hai sau khi vào Bảo Hoa cung, phu nhân đã sai người chặt hết sạch cây hạnh trong hoàng cung, phu nhân quên rồi sao?”
“Chặt, chặt, chặt hết rồi ư?”.
“Thưa vâng”. Cung nhân nói xong câu đó, liền nhìn thấy chủ tử của họ chầm chậm quỳ xuống, ánh mắt vẫn đờ đẫn nhìn về một hướng nào đó, sau đó…
Đột nhiên gào khóc.
Mấy canh giờ sau, ánh nắng ban sớm chiếu vào khung cửa màu xanh lục, Khương Trầm Ngư dậy sớm đang ngồi chải đầu, Hoài Cẩn từ bên ngoài bước vào, mang theo một bức thiếp, nói: “Tiểu thư, có thư của tiểu thư”.
Trên bì thư màu tím nhạt, một hàng chữ viết bằng thể chữ thanh mảnh mà mạnh mẽ: Cẩn trình – Khương tam tiểu thư – thục lãm.
Là công tử!
Khương Trầm Ngư thầm vui trong lòng, lập tức bóc niêm phong ra, nội dung rất ngắn gọn, chỉ có một hàng chữ: Hoa lê đã bay trong gió, kính cẩn chờ dấu thơm.
Công tử hẹn nàng đi ngắm hoa?
Nàng lúc này đầu cũng không kịp chải, đọc đi đọc lại lá thư đó bắt đầu chọn lựa y phục. Màu vàng hoàng yến quá nổi trội; màu lá sen quá già; màu đỏ tươi quá lộng lẫy, màu xanh lam không tôn nước da của nàng… Lục tung tất cả các bộ y phục mùa xuân trong rương mà nàng vẫn không tìm được bộ nào vừa ý.
Hai a đầu của nàng sớm đã nhìn đến phát chán, dẩu miệng nói: “Tiểu thư, sao những bộ bọn em thấy đẹp, tiểu thư đều không vừa ý? Đến chiếc áo lụa bảy màu, lúc may xong tiểu thư vẫn còn khen đẹp, sao chưa thèm mặc mà tiểu thư đã chê?”.
“Lắm lời!”. Khương Trầm Ngư không thèm để ý tới họ, xem lại từ đầu một lượt nữa, nhớ tới mấy lần công tử gửi thiếp đều dùng màu tím nhạt, hẳn là chàng thích màu này, bèn chọn một chiếc áo có ống tay rộng màu tím nhạt và chiếc váy dài màu trắng, không cần thêm trang sức gì, chỉ cài trên mái tóc bảy đóa hoa lê vừa mới hái xuống vẫn còn đọng sương.
Cuối cùng, trước con mắt kinh ngạc của đám nô tì, nàng lên xe ngựa, đi đến Hồng viên.
Hồng viên tọa lạc ở phía Nam đế kinh, rộng chừng trăm mẫu, là phong cảnh tú lệ nức tiếng xưa nay, được mệnh danh là thiên đường chốn nhân gian. Nó vốn là sản nghiệp của Vương gia, cùng với sự sa sút của họ Vương, khu vườn này đổi chủ mấy lần, sau được một thương nhân họ Hồ mua lại.
Người đó thường xuyên không đến đế đô, vì thế mở cửa khu vườn để cho mọi người thưởng ngoạn.
Khương Trầm Ngư trước giờ mới nghe danh, chưa từng vào trong, bây giờ ngồi trên xe ngựa đi vào, chỉ thấy cây cối um tùm, hoa cỏ xanh tốt, lầu gác san sát, đình đài thấp thoáng, dường như hết thảy cảnh trí của mùa xuân đều ngưng tụ nơi đây. Cạnh đảo ở giữa hồ có mồ Anh Vũ, núi Lãm Thúy cùng rừng Trừng Quang tạo thành thế chân vạc. Đi về phía Nam của hồ, là nhìn thấy rừng Tam Xuân nổi tiếng nhất nơi đây.
Tam Xuân chính là ba loài cây hạnh, lê, đào.
Trong khu rừng này, ba loại cây trồng xen kẽ, um tùm mà đẹp mắt.
Xe ngựa của công tử đang đậu dưới gốc lê đầu tiên nàng nhìn thấy công tử đứng bên cạnh xe, Bạch Trạch trên xe và áo trắng của chàng phản chiếu lẫn nhau, sống động như thật.
Bàn tay trong ống tay áo của Khương Trầm Ngư nắm lại thật chặt, cố gắng không để lộ ra quá nhiều cảm xúc phấn chấn, sau đó nàng mở cửa xe.
Cơ Anh quả nhiên tiến đến đỡ nàng.
Những ngón tay mềm mại thon dài, bàn tay đó mở ra trước mặt nàng với một tư thế tuyệt đẹp. Cho dù luôn tự nhủ rằng mình phải bình tĩnh, nhưng nàng vẫn không kìm được đối mặt, nhẹ nhàng đặt tay mình lên bàn tay đó, nhấc váy xuống xe.
Gió xuân hây hẩy, cây lê nở hoa, diễm lệ trời ban, trắng trong tựa tuyết, ý chí thanh cao.
Chính trong khoảnh khắc này, không có ai cũng say, huống hồ là ở bên cạnh người trong mộng.
Khương Trầm Ngư cắn môi, nói: “Trầm Ngư đến muộn, để công tử chờ lâu”.
“Không đâu”. Cơ Anh cười cười, “Là Anh hành sự đường đột, vội vã truyền tin, hy vọng không làm phiền đến việc quan trọng của tiểu thư”.
Khương Trầm Ngư lập tức lắc đầu: “Không, ta không có việc gì quan trọng”.
Rồi hai người sóng bước, cùng đi về phía rừng cây. Dưới bóng hoa, thi thoảng có thư sinh trải chiếu ngồi, nâng chén tẩy trang(3), vô cùng náo nhiệt. Từ xa nhìn thấy, Khương Trầm Ngưcười nói: “Trước đây từng đọc câu thơ ‘Cộng ẩm lê thụ hạ, lê hoa sáp mãn đầu, thanh hương lai ngọc thu, bạch nghị phiếm kim âu’ (4) trong sách, không thể tưởng tượng quang cảnh đó như thế nào, nay tận mắt chứng kiến, đúng là được mở rộng tầm mắt”.
“Hoa lê vốn có khí thế ‘chiếm trọn màu trắng trong thiên hạ, ép hết hoa đẹp của nhân gian, thế nhân yêu chuộng cũng là điều khó tránh”.
“Đáng tiếc hoa hạnh vẫn chưa nở, không thể ngắm hai loài hoa cùng nở, thật là đáng tiếc”.
Cơ Anh nhìn cây hạnh tiêu điều lẫn giữa đào, lê đang khoe sắc, khẽ thở dài một tiếng: “Đúng thế, hoa hạnh năm nay nở muộn thật”.
Khương Trầm Ngư nhìn dáng vẻ cô đơn của chàng, bèn an ủi: “Cũng không hẳn là vậy, công tử xem, trên cành cây này đã chúm chím nụ, không chừng đến ngày mai là đã nở hoa rồi”.
Cơ Anh cười cười, không nói tiếp tục đi lên phía trước.
Hình như, hình như có chút bối rối… Tại sao rõ ràng là cuộc hẹn được mong chờ như thế, đến lúc thực sự gặp rồi, lại cảm thấy không biết làm thế nào, không có lời nào để nói? Lẽ nào nàng phải không ngừng nói về những cây hoa này sao?
Khương Trầm Ngư quyết định đổi chủ đề: “Công tử, có một chuyện Trầm Ngư nghe nói đã lâu, luôn cảm thấy kỳ lạ”.
“Tam tiểu thư xin cứ hỏi”.
“Nghe nói bình sinh công tử sợ nhất là chơi cờ?”.
Cơ Anh tủm tỉm cười: “Anh lúc còn nhỏ cực kỳ nghịch ngợm, nhưng gặp phải gia tỉ, giảo hoạt cổ quái còn hơn cả ta, vì thế thường bị tỉ ấy trêu đùa. Khi đó ta thích nhất loại bánh điểm tâm tên là bánh đậu xanh, mỗi lúc đọc sách đều đòi có một đĩa để bên cạnh, vừa ăn vừa đọc. Có một ngày, theo lệ thường ta cầm một chiếc bánh lên cắn, kết quả là bị gãy hai cái răng cửa. Hóa ra, nhân chiếc bánh đó không nhồi đậu, mà là quân cờ…”.
Khương Trầm Ngư “a” một tiếng.
“Từ đó về sau, mỗi lần thấy quân cờ là nhớ đến hai chiếc răng sữa đó, cảm giác đau đớn khôn tả. Cho nên không bao giờ động đến cờ nữa”.
Khương Trầm Ngư không thể ngờ còn có nguyên do này, nghĩ một lát bật cười: “Hóa ra công tử cũng là một người bướng bỉnh, quân cờ có tội gì? Nếu phải oán giận, thì oán giận người đã bỏ quân cờ vào trong bánh chứ”.
“Gia tỉ hung hãn, ta nào dám trách tỉ ấy”. Cơ Anh nói, thần sắc trong chớp mắt trở nên mông lung, dường như còn nghe thấy một tiếng cười khanh khách lãng đãng bên tai: “Chơi cờ mà vất vả thế, thôi không chơi nữa. Sau này, chàng có thể ăn bánh đậu xanh thiếp làm, đảm bảo không có quân cờ đâu”.
Giọng nói nhòa đi, trôi xa dần. Một giọng nói khác rõ ràng hơn dội tới: “Công tử! Công tử!”.
Cơ Anh bừng tỉnh, cảm thấy mặt hơi lạnh, ngẩng đầu lên, hóa ra trời đã đổ mưa. Hai người vội vàng chạy đến chiếc đình gần nhất, chàng nhìn cơn mưa đến bất chợt bên ngoài, có chút ngậm ngùi, nói: “Trời có mưa gió bất thường, cổ nhân thực không lừa ta”.
Khương Trầm Ngư sửa lại tóc tai, chúm chím cười: “Mưa xuân quý như dầu”.
“Tiểu thư thích mưa?”.
“Vâng”. Nàng nhìn hoa lê tắm trong màn mưa tựa sương mù, mỉm cười nói: “Không có mưa, sao những đóa hoa này nở được? Hơn nữa hoa lê trong mưa vốn là mỹ cảnh tuyệt vời chốn nhân gian”.
Ánh mắt Cơ Anh trầm xuống, giọng nói xa xôi đó lại lần nữa thoảng về bên tai: “Mưa? Thiếp ghét nhất là mưa! Vì hễ trời mưa, mẹ không thể mở hàng bán mì; hễ trời mưa, cha sẽ uống say túy lúy, mỗi lần đều phải đi đón ông; hơn nữa, hễ trời mưa, mặt đất lầy lội khó đi, khắp nơi bùn đất… Thiếp ghét nhất là trời mưa!”.
Lúc đó, giọng nói ấy trong trẻo, thanh thanh, không giống sau này, đầy vẻ uể oải và khàn đục.
Lại nhìn rừng cây trước mắt, hoa lê đang kỳ nở rộ, bừng nở rạng ngời, hoa hạnh vẫn đang chớm nụ, ảm đạm buồn bã.
Quả nhiên không phải là hai thứ giống nhau…
Khương Trầm Ngư nhìn lọn tóc trước trán chàng bị ướt mưa, đang rỏ từng giọt, bèn lấy từ trong tay áo ra một chiếc khăn tay, đỏ bừng mặt đưa cho chàng.
Cơ Anh cảm tạ, cầm chiếc khăn đang định lau, lại không kìm nổi sững sờ: “Đây là…”.
“Đây là khăn tay của công tử, công tử còn nhớ không?”.
Cái ngày Hy Hòa trúng độc, bên ngoài Bảo Hoa cung, chàng từng dùng chiếc khăn tay này lau vết máu trên mặt cho nàng.
Tuy khi đó nó đã bị chàng vứt đi, nhưng sau đó vì chàng đi trước, cho nên nàng nói với Chu Long muốn lấy đồ, nhân cơ hội đó nhặt về, giặt sạch rồi luôn mang bên mình. Đến nay, quả nhiên đã dùng tới.
Việc này dụng tâm cực khổ, Cơ Anh sao không biết, cầm chiếc khăn tay đó, chàng bất giác cũng trầm ngâm im lặng.
Trong khoảnh khắc, hai người đều không nói gì, không khí thoáng chút bối rối, mà trong sự bối rối đó lại có một sự đẹp đẽ lạ lùng.
Gió xiên mưa bụi, hoa lê ngập trời. Giăng mắc như châu ngọc trên hiên đình ngũ giác.
Cảnh nền là khu rừng, chàng và nàng trong đình há chẳng phải là một phong cảnh tuyệt mỹ nhất sao?
Mà phong cảnh này lọt vào mắt một người lại hóa thành tịch liêu.
“Phu nhân, trời mưa rồi, chúng ta không mang ô, hay là quay về xe?”.
“Đúng thế, phu nhân, trời không còn sớm nữa, chúng ta ra ngoài đã lâu, cũng nên về cung rồi. Hơn nữa, hoa hạnh ở đây đều chưa nở, chi bằng đợi hoa nở ta quay lại xem”.
Tiếng khuyên ân cần rớt lại phía sau, người được khuyên nhủ đã thu lại cái nhìn vào hai người trong đình, sau đó, chầm chậm quay đi.
Dưới chiếc áo choàng màu tím đậm là gương mặt trắng bệch, không chút sắc máu, cũng không có biểu cảm.
Nhưng lại xinh đẹp đến kinh hãi thế tục.
Mỹ nhân cao ngạo cụp rèm mi, bỗng cười cười, nước mưa chảy xuống men theo mép áo khoác, tí tách rơi. Nàng bắt đầu bước đi, coi chiếc xe ngựa bên cạnh như không tồn tại, hai cung nhân nhìn nhau khó hiểu, đành đi theo sau.
Ra khỏi Hồng viên, đi thẳng về phía Tây, nhà cửa hai bên đường từ phồn hoa biến thành giản đơn, thô lậu, đường đi càng lúc càng hẹp, cao thấp mấp mô, cuối cùng, bị cát đá cỏ dại che phủ.
Lúc này, vì trời mưa nên bình yên ngập đất.
Xe ngựa đi đến đây, không thể nào tiến lên phía trước được nữa, cung nhân kêu lên: “Phu nhân…”.
“Ta muốn yên tĩnh một mình, các ngươi đợi ta ở đây”. Dứt lời, nàng kéo chặt áo khoác, đi vào ngõ nhỏ.
Ngõ Hoán Sa ở phía Tây Nam của đế đô là xóm dân nghèo có tiếng.
Ở đây toàn là người già, phụ nữ và trẻ nhỏ cơm không đủ ăn áo không đủ ấm, bởi vì không có thanh niên trai tráng, nên ở đây nghèo khó túng bẫn hơn các nơi khác, từng căn nhà nhỏ san sát như chiếc tổ chim câu, trên mặt đất bẩn thỉu chất đầy đồ linh tinh, trong không khí tràn ngập hỗn hợp của đủ thứ mùi lẫn với mùi thối nát.
Nàng đi qua một dãy nhà, cuối cùng dừng lại trước gian nhà cuối cùng ở cuối ngõ. Căn nhà này xem ra còn đơn sơ hơn cả các căn nhà xung quanh, đến tường cũng xiêu xiêu vẹo vẹo, xem ra, chẳng bao lâu nữa là sẽ đổ sụp xuống. Trên cánh cửa gỗ bị mọt khoét thủng lỗ chỗ, lấy dây thừng cỏ kết lại thành nút thắt để khóa cửa. Nàng khẽ đẩy một cái, dây thừng cỏ đã khô từ lâu liền tự đứt rờ i .
Đẩy cửa ra, bên trong là một gian phòng tối mù mù, lờ mờ nhìn thấy rêu xanh và ẩm mốc mọc đầy trên tường, nàng đi qua, định mở cửa sổ, kết quả là cánh cửa sổ rớt bịch xuống đất, vô số bụi đất bốc lên mù mịt.
Đúng rồi, đây là ngõ Hoán Sa, mà nàng chính là một Tây Thi khác lớn lên ở chốn này, sau khi bay khỏi xóm nghèo này đã hóa thành phượng hoàng.
Căn phòng nhỏ hẹp dường như không có chỗ nào có thể đặt chân; bên trái là một chiếc bàn gỗ rất lớn, trên mặt bàn là chiếc chày cán bột, mẫu thân từng đứng ở đây kéo mì, canh ba mỗi ngày đã thức dậy, hết ngày này qua ngày khác, năm này qua năm khác; dưới chân tường phía bên phải chất hàng đống hũ rượu, phụ thân thường ngồi ở đây uống rượu, hát những bài hát mà nàng nghe không hiểu, mỗi lần như thế, nàng đều cực kỳ oán ghét phụ thân nàng, nhưng khi ông không uống rượu, lại rất dịu dàng vẽ lông mày cho mẫu thân, giúp nàng tết tóc, thế nên, những lúc đó nàng đã quên sạch sự đáng ghét của ông, cảm thấy mình rất yêu ông; ngoài ra còn có một chiếc giường, một chiếc tủ, trong chiếc tủ là toàn bộ gia sản của họ.
Nàng bước tới mở chiếc tủ bị gẫy một chân đó ra, bên trong có treo vài bộ y phục, tất cả đều bằng vải thô, có chiếc hoa văn rất mộc mạc, thô ráp, sau đó, nàng lại sờ đến chiếc gương, trên gương đã hoen đầy rỉ đồng xanh, nàng giơ lên soi thử, người trong gương xa lạ làm sao.
Người này… có đúng là nàng không?
Người này, tại sao sắc mặt lại trắng bệch như vậy, làn da khỏe mạnh luôn hồng hào của nàng đã đi đâu mất rồi?
Người này khẽ cười, ánh mắt liền trở nên lạnh lùng, khóe môi đầy mỉa mai, có vẻ cay nghiệt biết bao. Nhưng nàng nhớ, nàng vốn cười rất đẹp, rất rạng rỡ, rất phóng khoáng mà.
Người này thoạt nhìn rất trẻ trung, chẳng qua chỉ mười bảy tuổi, tư dung đương kỳ diễm lệ nhưng nhìn kỹ, góc mày khóe mắt đều tiều tụy mệt mỏi, đầy vẻ già nua.
Người này… người này là ai vậy?
Nàng vội vứt chiếc gương không dám nhìn tiếp, loạng choạng lùi về phía sau, liền va phải góc giường, cả người ngã về phía sau, sõng soài dưới đất.
Bụi đất cuộn bay mù trời. Nàng bắt đầu ho, mà chính lúc đó, nàng nghe thấy một tiếng thở dài, rất khẽ rất khẽ, rớt vào trong lòng, lại biến thành rất nặng nề.
Đột nhiên nàng bật dậy, tìm kiếm nơi phát ra âm thanh, liền nhìn thấy chàng đứng bên ngoài cửa sổ.
Chính xác mà nói, là chàng đứng ở bên ngoài lỗ hổng đã không còn cánh cửa sổ.
Mưa vẫn rơi, người đó không biết kiếm đâu được chiếc ô bấy giờ đang giương ô đứng bên ngoài nhà, im lặng nhìn nàng.
Và thế là hồng trần chuyển nghịch trong phút chốc, thời gian đảo ngược trong nháy mắt, dường như trở về bốn năm trước, như lần đầu nàng gặp chàng. Khi đó, chàng cũng mặc một chiếc áo trắng không vương bụi trần, cầm một chiếc ô giấy cán trúc, đắm chìm trong làn mưa xuân như thế này.
Nàng còn nhớ, trên chiếc ô đó vẽ một cành hồng hạnh, đỏ tựa như đóa hoa tươi nàng ôm trong lòng khi ấy.
“Cành hoa hạnh này bao nhiêu tiền?”.
“Mười văn tiền”.
Cảnh tượng trong mộng trùng điệp với hồi ức, hóa ra đã trôi qua lâu đến thế, nhưng nàng chẳng hề quên một mảy may.
“Sao ngươi lại đến đây?”. Nàng lên tiếng, như nói mơ.
Người đó đứng bên ngoài, đáp: “Ta nhìn thấy một người giống nàng nên đi theo, quả nhiên là nàng”.
Nàng mở to đôi mắt mênh mang sương mù, mỗi tiếng nói ra đều rất cứng nhắc: “Hoa hạnh chưa nở”.
Một tia đau khổ lướt qua trên gương mặt người đó, người đó khẽ thở dài: “Đúng thế, hoa hạnh chưa nở…”, Y bào của hai người đều run lên bần bật, không biết là cơ thể hay là trái tim đang run rẩy. Nàng đột nhiên bấu lấy bệ cửa sổ, chìa một tay về phía chàng: “Chàng vào đây!”.
Người đó nhìn nàng chăm chú, lắc đầu.
“Vậy ta ra ngoài!”. Nàng vừa nói vừa xốc váy chuẩn bị trèo qua cửa sổ. Nhưng, người đó vẫn lắc đầu. “Tại sao?”.
Người đó mỉm cười với nàng, trong nụ cười lại chất chứa sự chua chát: “Nàng không biết tại sao ư? Hy Hòa, nàng thực sự không biết tại sao ư?”.
Nàng choàng tỉnh, bỗng nhớ ra hóa ra mình tên là Hy Hòa.
Mà Hy Hòa là ai? Đương kim sủng phi của Bích quốc, hoàng hậu tương lai.
Thế nhưng, giờ này phút này, nàng nhìn nam tử đứng ngoài cửa sổ đó, trong lòng giống như bị một lưỡi dao cùn cứa qua cứa lại, vì không thể dứt khoát cắt đứt, ngược lại càng bị giày vò hơn.
“Chàng sắp lấy Khương Trầm Ngư sao?”.
Chàng cúi thấp đầu, thanh âm tựa như từ xa vọng đến, nghe không chân thực: “Liên hôn hai tộc Cơ, Khương đều có lợi cho hai tộc. Hơn nữa… Hy Hòa, hoa hạnh sẽ không nở, không bao giờ nở nữa…”.
“Chàng lừa ta!”. Nàng đột nhiên nổi giận, mặt mày bắt đầu méo mó, “Chàng lừa ta, chàng lừa ta, chàng lừa ta! Chàng nói năm ta mười sáu tuổi sẽ lấy ta, kết quả ta lại vào cung, trở thành phi tử của hoàng đế! Chàng nói khi hoa hạnh nở sẽ dẫn ta đi ngắm hoa, nhưng chàng lại đi ngắm hoa với người khác! Còn bây giờ, chàng còn sắp lấy người khác…”.
Thanh âm như chìm dưới đáy nước, lúc nổi lên trên mặt nước liền biến hình, nàng bưng mặt khóc không thành tiếng. Nỗi ấm ức to lớn tựa sóng bể cuộn trào ập tới, không khí bị cướp mất trong chớp mắt, không thể hít thở…
Hy Hòa hét lên một tiếng chói tai, một lần nữa kinh hãi ngồi bật dậy, bỗng nhiên nhận ra hóa ra lại là một giấc mộng Nam Kha.
Căn nhà vẫn là căn nhà đổ nát đó, nàng ngồi trên chiếc giường ván gỗ phủ đầy bụi bặm, nhìn chiếc xà ngang trên đầu bỗng nhớ tới mẫu thân đã từng treo cổ trên chiếc xà ngang này.
Ngày đó, nàng đi bán hoa trở về, khẽ đẩy cửa một cái, liền nhìn thấy hai chiếc hài thêu hoa đung đưa đung đưa, trên hài còn thêu hoa sen mà mẫu thân thích nhất. Chiếc bóng trên mặt đất cũng đưa qua đưa lại, kéo rất dài…
Mưa bên ngoài càng lúc càng to, hắt qua ô cửa sổ vào bên trong, ướt cả mặt đất, trong không khí tràn ngập hơi nước mịt mờ, buồn thảm.
Trời đã tối rồi.
Trên xà ngang dường như có một đôi tay thò ra, dịu dàng vô hạn vẫy gọi nàng, “Đến đây, con yêu, đến đây với mẹ, đến đây đến đây…”.
Giọng nói đó ngọt ngào biết bao, tựa như tiếng gọi thâm tình nhất thế gian.
Sự mơ màng nổi lên trong mắt nàng, nàng giơ tay ra, cởi thắt lưng, đúng rồi, lại vắt thắt lưng lên trên xà, sau đó thắt nút lại, chính là như thế, rất tốt, phải thắt cho thật chặt, sau đó, thò đầu vào trong…
Cánh tay đó vẫn đón chờ nàng ở phía trước, khiến nàng nhớ đến lúc chập chững học đi thuở nhỏ, mẹ cũng ở phía trước gọi nàng như thế, cổ vũ nàng bước tiếp. Chỉ cần đi theo lời của mẹ, là sẽ vui vẻ, là sẽ hạnh phúc, là sẽ không còn tuyệt vọng như thế này nữa.
Đợi con, mẹ ơi, đợi con…
“Binh”, tiếng mở cửa làm rung chuyển cả căn nhà, lại một cơn bụi mù nữa nổi lên.
Cánh tay đột nhiên biến mất, ảo cảnh trước mắt tan biến trong tích tắc, Hy Hòa phát hiện mình đang nằm trên giường, hai cánh tay giơ lên không trung, như muốn nắm lấy thứ gì, nhưng hai tay nàng vẫn trống không.
Phía trước không có thứ gì để tóm lấy, càng không có hy vọng.
“Ta nói muốn yên tĩnh một mình, không được sự cho phép của ta không được đến quấy rầy”. Nàng sầm mặt, quay đầu về phía cửa, muốn xem cung nhân to gan nào dám đến đánh thức giấc mộng của nàng.
Bên ngoài, áo trắng như sương.
Hy Hòa chớp chớp mắt, lại chớp mắt, thầm nghĩ: Hóa ra ta vẫn đang nằm mơ. Vậy thì, tiếp tục ngủ thôi.
Nàng quay đầu lại, nhắm mắt, nhưng vừa nhắm mắt lại thất kinh, gương mặt chấn động, ngạc nhiên nhìn người ngoài cửa, giọng run run: “Là… chàng…”.
Người đó đứng cách cừa ba thước, không cầm ô, mưa bão hắt lên người chàng, y bào và tóc của chàng đều ướt đẫm nhưng bộ dạng chẳng hề nhếch nhác, vẫn là công tử tuấn tú giữa trần thế đầy bụi bặm.
Chàng chầm chậm hất vạt áo bào trắng quỳ xuống đất, cất tiếng: “Sắc trời đã muộn, Anh cung thỉnh phu nhân hồi cung Anh, Cơ Anh…”
Hóa ra đúng là chàng. Hóa ra lần này không phải là nằm mộng.
Hy Hòa nhìn chàng, lại nhìn xà ngang trên trần nhà, nhớ tới ảo cảnh chết chóc kỳ diệu ban nãy, trong lòng bắt đầu cười nhạt: Mẹ, vừa nãy là mẹ sao? Mẹ muốn dẫn con đ phải không?
Bởi vì nhân thế quá đau khổ, cho nên muốn dẫn con đi cùng đúng không?
Thế nhưng – con không phải là mẹ.
Đối mặt với khổ nạn, mẹ chỉ biết khóc, chỉ biết nhẫn nhịn, nhẫn nhịn không được thì trốn tránh, chọn cách không có trách nhiệm nhất là tự vẫn.
Con sẽ không kém cỏi như mẹ. Con sẽ không thể chết một cách nhu nhược và mất tôn nghiêm như thế.
Ta sẽ không chết.
Cho dù năm mười bốn tuổi khi đi bán hoa về nhìn thấy thi thể mẫu thân treo cổ trên xà nhà; cho dù năm mười lăm tuổi bị phụ thân say rượu bán cho người ta; cho dù năm mười sáu tuổi bị hoàng đế lâm hạnh đau không thiết sống; cho dù bây giờ tình nhân cũ của ta sắp cưới người khác làm vợ… ta vẫn sẽ không đi tìm cái chết.
Dù như thế, ta vẫn phải sống, dùng tất cả mọi cách để sống một cách tùy ý ngông cuồng.
Sinh mệnh vốn dĩ ngắn ngủi, cho nên càng phải sống tươi đẹp như một đóa hoa.
Cái năm mười sáu tuổi đó hoa hạnh không nở, năm nay hoa hạnh cũng không nở, thế nhưng, chỉ cần ta sống, sống đủ lâu dài, sớm muộn sẽ có một năm, ta có thể đợi được nó nở hoa.
Hy Hòa ngồi dậy xuống giường, phủi bụi trên người, sửa lại mái tóc sổ tung, sau đó khoác áo choàng bước ra ngoài. Khi đi ngang qua Cơ Anh, nàng mỉm cười nói: “Kỳ Úc hầu thực trung thành với hoàng thượng, hy sinh tỉ tỉ của mình, bỏ rơi tình nhân của mình, chi bằng dứt khoát thêm một chút, hiến dâng vợ chưa cưới của mình đi”.
Không đợi chàng có bất kỳ phản ứng nào, nàng đã rảo bước bước ra ngõ nhỏ, nhìn thấy ánh đèn bàng bạc hắt ra từ một căn nhà lụp xụp bên cạnh, nụ cười nhạt đi còn ánh mắt lại trở nên thâm trầm.
Xe ngựa trong cung quả nhiên đang đợi sẵn ở cửa ngõ, hai cung nhân tay cầm ô đứng cạnh xe, nhìn thấy nàng, cả hại đều thở phào.
Hy Hòa lên xe, quay đầu lại hỏi: “Là các ngươi báo cho Kỳ Úc hầu?”.
Cung nhân dè dặt bất an trả lời: “Vì phu nhân đi vào lâu như thế mà không thấy ra, bọn nô tì sợ có chuyện gì, vừa hay thấy xe ngựa của hầu gia ngang qua, cho nên nhờ ngài vào trong mời phu nhân…”, giọng nói càng lúc càng nhỏ, vẻ sợ hãi càng đậm hơn.
“Làm tốt lắm”. Rèm xe buông xuống, che lấp nụ cười của Hy Hòa lẫn cái nhìn sắc lẹm trong mắt nàng.
Năm Đồ Bích thứ tư, ngày mùng một (Ất Hợi) tháng tư (Mậu Tuất), tuế thứ Tân Mão, hoàng đế chiếu viết: Ô hô! Con gái thứ ba của hữu tướng phủ Khương Trọng phúc thừa Hoa tộc, lễ vượt nữ sư kinh thuận răn dạy, noi theo đạo đức. Đã vẻ vang cho thân thích, lại điềm lành ở bói rùa, vậy nên mệnh cho ngươi làm Thục phi, chọn ngày tiến cung. Ngươi phải tuân theo phẩm lành, gắng noi đức tốt, kính nhận điểnách.
Sét đánh giữa trời quang!
Người của Khương thị quỳ trong đại sảnh, hết thảy đều bị sững sờ thất kinh trước đạo chiếu chỉ bất ngờ này. Khương Trọng ngẩng đầu lên, nhìn La Hoành đến tuyên chỉ, nói: “La công công, đây là…”.
La Hoành cười híp mắt, nói: “Chúc mừng hữu tướng, chúc mừng hữu tướng, Khương gia có hai hoàng phi, đúng là vẻ vang gia tộc”.
“Nhưng mà, tiểu Trầm Ngư và Kỳ Úc hầu đã định hôn ước…”
La Hoành ngắt lời ông: “Hữu tướng thực biết nói đùa, nghe nói canh thiếp của hầu gia lúc vào phủ bị cháy, sao có thể tính hôn sự như thế?”.
Bấy giờ, mọi người đều ngạc nhiên – hoàng thượng lại biết cả chuyện này! Rõ ràng trên dưới toàn phủ đều miệng kín như bưng, sao hoàng thượng có thể biết được?
Mặt Khương Trọng liền tối sầm, không nói thêm được gì.
La Hoành đặt thánh chỉ vào tay ông, tiếp tục cười híp mắt nói: “Hoàng thượng nhìn trúng tam tiểu thư là phúc lớn bằng trời, hữu tướng không nên phụ tấm lòng của hoàng thượng. Vận may này thành vận xui thì không hay đâu, đúng không, hữu tướng?”. La Hoành cười rất thân mật nhưng trong lời nói đầy ý cảnh cáo, Khương Trọng nào dám nhiều lời, vội vàng run rẩy tạ ơn, đón lấy thánh chỉ.
“Thế mới phải chứ!”. La Hoành lại đi đến trước mặt Khương Trầm Ngư, hành lễ nói: “Lão nô chúc mừng tân chủ tử!”.
Khương Trầm Ngư bất động như rối gỗ.
Khương phu nhân bên cạnh lập tức kéo con dâu lại cùng dìu nàng đứng dậy, thay nàng cảm tạ: “Đâu có đâu có, sau này vào cung, còn phải nhờ công công quan tâm nhiều. Chút tâm ý này xin công công nhận lấy”. Nói đoạn, nhét một phong bao vào tay La Hoành.
“Cũng phải, vậy thì lão nô về cung phục mệnh trước”. La Hoành nhận lễ, cười tít mắt rồi dẫn một đám người rời đi. Cha con Khương thị tươi cười tiễn đến tận cổng, lúc quay về, sắc mặt ai nấy đều nặng nề.
Khương phu nhân là người đầu tiên không kìm nén được, khóc òa lên: “Lão gia, chuyện gì thế này? Tại sao hoàng thượng lại muốn Trầm Ngư vào cung? Sao ngài lại biết chuyện canh thiếp bị cháy?”.
Khương Trọng sốt ruột nói: “Ta đâu biết” .
“Ông ngày ngày thượng triều diện kiến thánh thượng, lẽ nào trước đó hoàng thượng không để lộ chút manh mối nào?”.
“Nếu có manh mối, ta còn không biết xử trí thế nào như thế này sao?”.
Khương phu nhân không kìm được mắng: “Uổng cho ông đường đường là nhất phẩm đại thần, hữu tướng đương triều, đến con gái phải vàcung cũng không biết sự tình; con cũng thế, thân làm huynh trưởng mà chẳng hề để ý đến chuyện của muội muội…”.
Khương Hiếu Thành không khỏi ấm ức: “Mẹ, con chỉ là một đô úy Vũ lâm quân cỏn con, đến cha còn không biết chuyện, sao con có thể biết được? Huống hồ, tuyển phi là chuyện của hậu cung!”.
Phu nhân của Khương Hiếu Thành Lý thị đứng bên thấy họ tranh cãi không thôi, vội vàng khuyên can: “Mọi người đừng nói nữa, không thấy muội muội thành ra thế này sao?”.
Mọi người mới nhớ ra Trầm Ngư, sắc mặt đau đớn, quay đầu lại nhìn, chỉ thấy nàng vẫn đứng nguyên trong sảnh, hai mắt vô hồn, không hề nhúc nhích.
Khương phu nhân đi tới cầm tay nàng, khóc nói: “Con gái của mẹ số khổ…
bây giờ phải làm thế nào đây?”.
“Còn có thể làm thế nào? Thánh chỉ đã ban, không thể thay đổi, nhất định phải nhập cung… ầy da!”. Khương Hiếu Thành còn chưa dứt lời, đã bị Lý thị nhéo một cái đau điếng.
Lời của Hiếu Thành nói tuy là sự thực, nhưng cả nhà đều biết Trầm Ngư một tấm tình si với Cơ Anh, chỉ mong ngóng có thể gả làm vợ chàng, nay chuyện sắp thành, đột nhiên bị hoàng thượng ngáng chân, tâm nguyện tiêu tan, nhìn dáng vẻ nàng lúc này thẫn thờ chưa từng có, lại càng đau lòng hơn nữa.
Lý thị thở dài: “Tiểu cô, chuyện đã thế này… muội, chấp nhận số phận đi…”.
Câu nói này đã đánh động Trầm Ngư nàng cắn chặt bờ môi, toàn thân bắt đầu run lẩy bẩy.
“Không chấp nhận thì có thể làm gì? Hoàng mệnh không thể trái, kháng chỉ sẽ bị chém đầu huống hồ đến chuyện canh thiếp bị cháy hoàng thượng cũng biết, rõ ràng là đã chuẩn bị đầy đủ rồi…”. Khương Trọng vừa nói vừa lắc đầu. “Hôm đó con bị gọi vào cung dạy đàn, ta đã cảm thấy sự việc lạ lùng, bây giờ nghĩ lại, hoàng thượng chắc đã có tâm tư này từ lúc đó chỉ là chúng ta đều hồ đồ chẳng nhìn ra đó thôi…”.
Khương Hiếu Thành nói xen vào: “Không phải con tự khen, muội muội nhà ta phẩm mạo như vậy mà đi ra ngoài, đàn ông ai chẳng thích… ái da!”. Chưa nói hết câu, lại bị nhéo thêm phát nữa.
Khương phu nhân gạt nước mắt nói: “Trầm Ngư, mẹ biết con buồn, nhưng con đừng để trong lòng, con hãy nói gì đi…”.
Khương Trầm Ngư đột nhiên ngẩng đầu, ánh mắt sáng đến bức người, trong đồng tử dường như đang có một ngọn lửa cháy lên hừng hực.
Tất cả đều giật thót mình.
Nàng loạng choạng đứng dậy, lại loạng choạng đi ra khỏi cửa; Khương phu nhân sực tỉnh, vội vàng chạy tới níu nàng lại nói: “Trầm Ngư, con định đi đâu?”.
Nàng vùng ra khỏi tay mẹ, ánh mắt nhìn một tiểu tì ở ngoài cửa: “Ác Du, đi chuẩn bị xe”.
Tiểu tì tên Ác Du đờ người ra, ngước mắt khó xử nhìn Khương phu nhân, Khương phu nhân cuống quýt nói: “Bên ngoài trời đang mưa, con định đi đâu?”.
Khương Trầm Ngư gằn giọng: “Hoài Cẩn, ngươi đi chuẩn bị xe!”.
Một tì nữ khác vội vàng rời đi, không lâu sau quay lại bẩm báo xe đã chuẩn bị xong. Khương Trầm Ngư vùng khỏi tay mẹ, gương mặt trắng bệch toát lên sự bình tĩnh chết chóc, lạnh nhạt nói: “Con sẽ quay về!”.
Nàng cất bước ra khỏi trung đường, gió bên ngoài thổi vù vù, hất từng mái tóc và tay áo nàng bay phần phật về phía sau.
Thời điểm xuân hàn này là lúc lạnh giá nhất. Nàng khép chặt vạt áo đi từng bước một xuống bậc thang. Xe ngựa đã đợi sẵn dưới cầu thang, tì nữ tên Hoài Cẩn cùng nàng lên xe ngựa, cụp ô lại nói: “Tam tiểu thư, chúng ta đi đâu?”.
Khương Trầm Ngư nhắm mắt, hàng mi cứ run run không ngừng, khi nàng mở mắt ra, đồng tử tối tăm: “Tới ngõ Triêu Tịch”.
Cuối ngõ Triêu Tịch có người ấy.
Xe ngựa dừng cách ngõ khá xa, Khương Trầm Ngư hé cửa sổ xuyên qua màn mưa liên miên nhìn cánh cửa son ở cuối con ngỡ dài đó rất lâu, rất lâu.
Đây là lần đầu tiên nàng tới nơi này.
Đã từng nhiều lần đi ngang ngõ này, cũng muốn bước vào xem, nhưng mỗi lần như vậy đều vì lý do này lý do kia mà từ bỏ. Khi đó luôn nghĩ rằng sẽ không sao, ngày tháng còn dài, nay mới biết duyên phận đã hết.
Có lẽ là chưa từng có duyên?
Khương Trầm Ngư nhìn tấm hoành phi trên cánh cửa sơn son đó, hai chữ “Kỳ Úc” sâu như dấu nung.
Mấy ngày trước, nàng còn cùng công tử du xuân ngắm hoa, nụ cười và sự dịu dàng của công tử vẫn còn in đậm như mới trong trí óc, chưa từng mờ phai, khi ấy ngỡ rằng đã hạnh phúc tột độ rồi, nhưng hóa ra, vật cực tất phản, hưng cực tất suy, mộng tàn tỉnh giấc, sau khi tỉnh lại, tám mặt Sở ca(5) .
Con gái thứ ba của hữu tướng phủ Khương Trọng, phúc thừa Hoa tộc, lễ vượt nữ sư, kinh thuận răn dạy, noi theo đạo đức. Đã vẻ vang cho thân thích, lại điềm lành ở bói rùa, vậy nên mệnh cho ngươi làm Thục phi, chọn ngày tiến cung…
Giọng thái giám eo éo, kéo ngữ điệu thật dài, những câu từ tán dương đó nghe ra lại không khác gì sự châm biếm.
Hoàng thượng… nam nhân đó tuy nàng đã gặp mặt vài lần nhưng ấn tượng mờ nhạt, vì sao lại tàn nhẫn như thế, chỉ một câu nói là có thể hủy hoại duyên phận mà nàng đã khổ tâm trông ngóng từ lâu!
Không, không, không cam tâm!
Thực sự không cam tâm!
Không cam tâm lỡ mất lương duyên như thế, không cam tâm xa lìa công tử như thế, càng không cam tâm tiến cung như thế, trở thành một trong những phi tử ghen tuông tranh đấu đó.
Vận mệnh của nàng không nên là như thế!
Thâm cung hang hùm miệng cọp đã chôn vùi một mình tỉ tỉ của nàng chưa đủ, sao còn phải thêm cả nàng?
Bàn tay Khương Trầm Ngư run run bám chặt cửa, móng tay cắm cả vào gỗ, phát ra một âm thanh nho nhỏ, rồi gãy rời.
Chính vào lúc đó, Hoài Cẩn gọi: “A, tam tiểu thư xem kìa!”.
Thực ra không cần nhắc, nàng đã nhìn thấy xe ngựa của công tử.
Trên đầu phố, chiếc xe ngựa vẽ hình Bạch Trạch từ một góc ngoặt rẽ sang, không mau không chậm dừng lại trước cửa phủ đệ, đám thị vệ cung nghênh phía trước, bóng dáng đã xuất hiện trong tâm trí hàng ngàn hàng vạn lần đó giờ đang trong tầm mắt nàng, bào trắng đai ngọc, quốc sĩ vô song, làm đôi mắt nàng ướt nhòa.
Công tử ơi… công tử…
Chàng liệu có biết tin hoàng thượng muốn nàng tiến cung không? Chàng liệu có biết, nàng không muốn nhập cung, không muốn làm phi tử của đế vương không? Chàng liệu có biết, nàng đã ái mộ chàng, trông mong chàng, ngưỡng vọng chàng bao năm rồi không? Chàng liệu có biết, lúc này nàng hoảng loạn thế nào, bất lực thế nào, khổ sở thế nào, đau đớn mà không nói nổi điều gì không?
Vừa nghĩ đến đây, nỗi khát vọng ngập tràn biến thành đôi cánh, khiến nàng mở cửa xe, nhảy xuống.
Hoài Cẩn sợ đến nỗi mặt trắng nhợt, cuống quýt kêu: “Tam tiểu thư! Đừng mà…”, không được đi, nếu đi thì có nghĩa là vứt bỏ danh tiết cũng như tiền đồ của gia tộc Khương thị!
Nhưng, Khương Trầm Ngư nào có để ý đến tiếng kêu của nàng ta, giẫm lên nước đọng trên mặt đất, cứ thế xông thẳng đến cửa phủ.
Đám thị vệ quay hết đầu lại, ngớ ra một lúc rồi tản ra, để lộ Tiết Thái đứng sau, biểu cảm trên gương mặt. Tiết Thái hết sức cổ quái, giống hệt như lần nhìn nàng trước khi đi hôm đó.
Nhưng cuối cùng hắn vẫn tránh ra, mà phía sau hắn chính là Cơ Anh.
Cơ Anh nhìn nàng, vẻ mặt đầu tiên là kinh ngạc, sau đó là sự thương xót hết sức kín đáo, nhỏ nhoi.
Còn chưa đợi chàng lên tiếng, Khương Trầm Ngư đã lao tới ôm lấy chàng.
Chiếc trong tay Cơ Anh rớt xuống đất kêu “cạch” một tiếng.
Nước mưa rơi xuống, nhấn chìm hai người trong màn nước mờ mịt, mênh mang, Khương Trầm Ngư áp mặt vào lòng chàng, thoáng nghĩ, nếu sinh mệnh kết thúc trong giây phút này, có lẽ, vì có cái ôm này, nàng sẽ không cảm thấy tiếc nuối…
Thế nhưng quãng đời về sau, nếu rời xa cái ôm này, nàng biết làm thế nào để sống tiếp?
Khương Trầm Ngư ngẩng đầu, gương mặt ướt đẫm, không biết là nước mưa hay là nước mắt, nàng chăm chú nhìn gương mặt nam nhân nàng yêu nhất, làn môi run rẩy, nhưng không thốt lên nổi tiếng nào.
Gió mưa thê lương mịt mờ, giữa trời đất, là mối sầu khôn xiết.
Những hạt cát li ti trong đồng hồ cát chảy xuống không ngừng.
Trên bàn là trà ấm, hương đốt trong lò, Khương Trầm Ngư bưng chén lên khẽ nhấp một ngụm, hơi nước bốc lên, che mờ đôi mắt nàng. Nàng đã thay một bộ y phục khô ráo, mái tóc đã được hong khô, thần sắc cũng bình tĩnh hơn nhiều, không còn vẻ khốn khổ như lúc dầm mưa.
Cơ Anh bước vào, nhìn nàng hỏi: “Tiểu thư cảm thấy đỡ hơn chưa?”.
Trầm Ngư đặt chén xuống bàn, gật đầu.
“Vậy thì tốt rồi”. Cơ Anh ngồi xuống cạnh nàng, nhưng mãi không nói gì, chỉ chăm chú nhìn chiếc đồng hồ cát trên bàn, ánh mắt phức tạp.
Khương Trầm Ngư hít một hơi thật sâu, cười cười: “Vừa nãy nhất thời thất lễ, đã khiến công tử khó xử”.
Cơ Anh cụp mắt, thấp giọng: “Chuyện hoàng thượng hạ chỉ, ta đã biết…”.
Không đợi chàng nói hết, Khương Trầm Ngư đã đứng dậy, cười nói: “Như vậy là tốt nhất, thực ra, ta đến là để xin công tử một thứ, coi như là quà chúc mừng đại hôn của ta, có được không?”.
Vẻ kinh ngạc vụt lóe lên trên gương mặt Cơ Anh, khi nhìn nàng, đáy mắt đậm thêm sắc buồn rầu, như thương xót, như bất nhẫn, lại như mâu thuẫn, cuối cùng kết tự thành một câu nói: “Thứ gì?”.
“Lỗ tai”. Khương Trầm Ngư trang nghiêm đáp: “Một cái là được rồi”.
Cho dù là Cơ Anh hiểu rộng biết nhiều đi nữa, lúc này cũng cảm thấy khó hiểu: “Lỗ tai?”.
Khương Trầm Ngư vén tóc mai bên tai trái, để lộ vành tai xinh xắn trắng trẻo: “Lúc còn nhỏ Trầm Ngư rất sợ đau, cho nên sống chết không chịu xỏ lỗ tai, mẫu thân bó tay nên đã để mặc. Bây giờ, xin công tử hãy xỏ cho ta một chiếc lỗ tai, coi như là quà mừng mà Trầm Ngư xin công tử”.
Trong thiên hạ này lễ vật vô số, nhưng coi lỗ tai là lễ vật là chuyện xưa nay chưa từng nghe thấy.
Tóc đen như mun, da dẻ như ngọc, dái tai liền kề vành tai thanh tú tao nhã, ba phần mềm mại, bốn phần đa tình, lại thêm năm phần cố chấp, hội thành nàng với đầy đủ mười hai phần. Khương Trầm Ngư vén tóc, ghé tai trái đến trước mặt Cơ Anh, rèm mi rủ xuống, rợp một khoảng bóng râm trên gương mặt, che giấu biểu cảm của nàng.
Cơ Anh trầm ngâm hồi lâu, cuối cùng thở dài: “Người đâu, mang kim đến đây”.
Người từ sau bình phong bước ra lại là Tiết Thái, hai tay bưng hộp kim dâng lên. Cơ Anh lấy ra một cây kim, châm vào ngọn đèn trên bàn, nung cây kim trong lửa, rồi im lặng nhìn Trầm Ngư một lát, nói: “Tam tiểu thư, hãy đọc một bài thơ nàng thích đi”.
Khương Trầm Ngư nghĩ một lát, bắt đầu khẽ ngâm: “Bất đắc trường tương thủ, thanh xuân yêu thuấn hoa. Cựu du kim vĩnh dĩ, tuyền lộ tức vi gia…”(6).
Ngoài cửa sổ, mưa thưa gió dữ, ba tiêu đồ lệ cửa lụa mịt mờ, mà tiếng của nàng lại từng chữ như châu, rành rọt ngân nga.
Trong tiếng ngâm, cây kim bạc xuyên qua tai trái của nàng như ngựa trắng phi qua khe núi, rơi trở lại trên tay Cơ Anh, không vương chút máu nào.
“… Tảo tri ly biệt thiết nhân tâm, hối tác tòng lai ân ái thâm. Hoàng tuyền minh mịch tuy trường thệ, bạch nhật bạch duy hoàn trùng tầm”(7). Khương Trầm Ngư đọc xong bốn mươi tám chữ, buông tay ra, vạt tóc bên tai xõa xuống, che khuất vành tai.
Nàng lui lại một bước, khẽ cúi người: “Đa tạ công tử”.
Ánh mắt Cơ Anh vẫn rơi trên cây kim bạc trong tay, mũi kim lóe sáng dưới ánh nền, điểm tô cho đôi mắt của chàng. Chàng ngẩng đầu lên nhìn Trầm Ngư, dường như có trăm ngàn lời muốn nói, nhưng rốt cuộc vẫn chẳng thể nói ra.
Còn Khương Trầm Ngư lại lùi thêm một bước: “Đa tạ… hầu gia”.
Là hầu gia, không còn là công tử nữa, một khi đã vào thâm cung tựa bề, từ đây Tiêu lang là khách qua đường.
Nàng lại lùi bước thứ ba, bắt đầu mỉm cười, còn nhẹ hơn gió thoảng: “Trầm Ngư xin cáo từ… Bảo trọng”.
Rồi nàng quay người, bước từng bước ra khỏi căn phòng Tiết Thái đứng dưới mái hiên, đưa cho nàng một chiếc ô, nàng đón lấy bằng hai tay, mỉm cười nói cảm tạ, sau đó giương ô từng bước bước ra khỏi phủ hầu gia.
Xe ngựa đang đợi ngoài phủ. Hoài Cẩn mặt mày lo lắng vừa nhìn thấy nàng liền thở phào nhẹ nhõm, vội vàng mở cửa xe dìu nàng lên.
Phu xe vung roi, bánh xe lăn về phía trước, nghiền nát bụi đất trên đường.
Trầm Ngư ôm chiếc ô đó như ôm thứ yêu quý nhất, ánh mắt nặng nề, không chút cảm xúc. Tất cả sức lực dường như đã dùng hết trong lúc ngâm thơ vừa nãy, giờ thứ còn sót lại chỉ là một cái vỏ rỗng, không còn biết vui sướng, cng không còn biết đớn đau.
Hoài Cẩn mắt đỏ hoe, hỏi: “Tiểu thư, hầu gia có nhận lời nghĩ cách khiến hoàng thượng thay đổi chủ ý không?”.
Khương Trầm Ngư lắc đầu.
“Vậy tiểu thư nói với hầu gia những gì? Tiểu thư, tiểu thư định tuân mệnh tiến cung sao? Không phải tiểu thư luôn chán ghét hoàng cung sao? Hơn nữa, rõ ràng người tiểu thư thích là hầu gia mà…”.
Khương Trầm Ngư lại lắc đầu lần nữa.
Hoài Cẩn lo lắng: “Tiểu thư, tiểu thư nói gì đi, đừng lắc đầu mãi thế, rốt cuộc thế nào rồi? Tiểu thư thế này làm em thấy sợ lắm, muốn khóc thì cứ khóc, khóc lên được thì sẽ thấy dễ chịu hơn…”.
“Khóc ư?”. Ánh mắt Trầm Ngư sâu thẳm, “Không, ta không khóc”.
“Tam tiểu thư…”.
“Ta sẽ không khóc nữa…”. Nàng bấu chặt rèm xe, ngẩng đầu nhìn hướng Cơ Anh biến mất, chậm rãi nói, “Bởi vì, đến hôm nay ta mới hiểu một điều”.
“Điều gì?”.
“Ta vào cung, không phải vì hoàng thượng muốn vậy, mà là…” Ngoài xe gió mưa mịt mùng, màn đêm dần dần buông xuống, đèn lồng ở phủ hầu gia đang chiếu sáng mặt đất gồ ghề, sũng nước, ánh sáng vàng vọt, lập lòe lập lòe, tựa như muốn đem ký ức một đời tỏa sáng hết. Nàng nhìn những ngọn đèn đó, cười cô đơn, “mà là công tử không muốn lấy ta mà thôi”.
Trong nụ cười đó, một giọt lệ trào ra, men theo gò má lăn xuống không một tiếng động.
Bất đắc trường tương thủ, bất đắc trường tương thủ…
Ngày mười một tháng tư, năm thứ tư niên hiệu Đồ Bích, Khương Trầm Ngư tiến cung, thụ phong Thục phi, đứng đầu Cửu tần.
Ghi chú: (1) Trích tiên: Tiên bị lưu đày xuống hạ giới.
(2) Băng xạ là băng phiến và xạ hương, long diên là long diên hương, một chất đốt tạo mùi thơm ngọt.
(3) Vào tiết hoa lê nở, người xưa ưa thích tụ tập vui đùa dưới bóng hoa, gọi một cách trang nhã là “tẩy trang”.
(4) Thơ của Nhữ Dương hầu Mục Thanh Thục (Đường), dịch nghĩa là: Cùng uống rượu dưới gốc lê, hoa lê rụng trắng đầu, mùi thơm thanh nhã từ cây ngọc tỏa ra, bàn chuyện giang sơn chỉ là uổng phí.
(5) Chỉ tình thế nguy hiểm, xung quanh đều có kẻ địch, không tìm được đường thoát.
(6) Bài “Tặng phu” kỳ nhất của Vi Hoàng đời Đường. Dịch nghĩa: Không được ở bên nhau mãi mãi, tuổi xuân đã tàn tạ, chuyến du chơi xưa nay đã lùi xa, hoàng tuyền lại là nhà.
(7) Bài “Tặng phu” kỳ nhị của Vi Hoàng đời Đường. Dịch nghĩa: Đã sớm biết ly biệt là đau lòng như cắt, hối hận rằng sao xưa nay ân ái mặn nồng. Hoàng tuyền âm u tăm tối tuy đã lùi xa, rạng ngày lại tìm kiếm lần nữa quanh nhà.
Bóng tối vô biên theo câu nói này mà sáng bừng lên. Ánh sáng đầu tiên là một đốm nhỏ như đom đóm, sau đó bùng lên như ngọn lửa, tỏa thành vầng sáng, dần dần lan rộng ra.
“Mười văn tiền”. Trong mông lung, có một giọng nữ trong trẻo mà non nớt đáp lại. Giống như tình tiết viết trong sách từ trăm nghìn năm trước, diễn ra theo cái cách nàng vừa quen thuộc vừa xa lạ đó.
Và rồi, trong vầng sáng đó xuất hiện một cành hoa, cành hoa màu đất, đài hoa màu đỏ sậm, cánh hoa trắng muốt, đóa đóa chen chúc, có đóa chúm chím ngậm hương, có đóa nở rộ xinh đẹp. Vì còn đọng nước, nên nhìn càng long lanh diễm lệ.
Nàng nhìn thấy một bàn tay đưa tới, đón lấy cành hoa đó.
Những ngón tay thon dài như ngọc, tay áo màu trắng phơ phất bay bay. Trong màn đêm, không nhìn thấy gương mặt người đó.
Nàng bỗng cảm thấy sốt ruột, muốn kéo ống tay áo đó, bóng hình đó rõ ràng gần trong gang tấc, trong nháy mắt đã trôi ra xa mười trượng.
Khoảng cách mười trượng như là cách cả một đời.
Đừng đi. Đừng đi! Đừng đi… Nàng nhìn thấy bàn tay mình kéo thật dài, thật dài, vượt qua khoảng cách dài tựa kiếp phù sinh, nắm chặt lấy chàng.
Một khát vọng nào đó trào ra khỏi lồng ngực, cùng với nó còn có nước mắt, trong bóng sáng, người áo trắng đó tách biệt với thế gian, tựa như một vị trích tiên (1) , mà nàng nắm thật chặt, bất chấp tất cả, cứ nắm chặt, không dám buông tay.
“Ta hy vọng…”, nàng nghe thấy giọng nữ trong trẻo, non nớt đó nói bằng một thanh âm già nua trong chớp mắt: “Ta hy vọng trong chốc lát mình sẽ tới sáu mươi tuổi, mọi cay đắng phải nếm trên đời đều đã nếm hết, chỉ cần phút cuối yên lặng đợi chờ cái chết”.
“Không, trước tiên nàng nên đợi đến năm mười sáu tuổi”. Người áo trắng từ phía trước quay đầu lại, rõ ràng không nhìn rõ dung nhan, nhưng có thể cảm thấy rõ rệt ánh mắt của chàng rất dịu dàng, “Khi nàng mười sáu tuổi, ta sẽ cưới nàng”.
Trái tim nàng run rẩy, tràn ngập kinh sợ lẫn vui mừng, bắt đầu mỉm cười, cười đến lộ xɬ cười đến cong mày, cười đến nhảy nhót, sau đó chạy về phía chàng: “Là chàng nói nhé, lời chàng đã nói, nhất định phải giữ lời! Không được chối bỏ đâu đó!”
Vầng sáng lan rộng ra, sương mù đen tối trùng trùng dần tan đi, để lộ hình dáng hoàn chỉnh của người đó, nàng nắm lấy tay chàng, xoay người chàng lại, nói: “Vậy ta đợi chàng đến năm ta mười sáu tuổi, năm mười sáu tuổi chàng…”.
Giọng nói ngưng bặt.
Ánh sáng chiếu trên gương mặt người đó, mày mắt cong cong, cười thâm tình, nhưng không phải là chàng.
Người đó lên tiếng, giọng nói đê mê: “Không sai, trẫm lấy nàng năm nàng mười sáu tuổi, trẫm không nuốt lời”.
Nàng kinh hãi liên tục lùi về phía sau, lại bị y kéo lại, đầu kề sát đầu, mũi đối mũi, gần đến mức có thể cảm nhận được hơi thở của nhau.
“Không chỉ như thế”, người đó nói, từ phía sau rút ra một chiếc vương miện bằng vàng sáng lóa, không do dự đội lên đầu nàng, “trẫm còn phong nàng làm hậu. Hy Hòa, nàng sẽ là hoàng hậu của Bích quốc”.
Chiếc vương miện bằng vàng đó nặng tựa núi, đè ụp xuống. Nàng bật lên tiếng kêu thảm thiết, đột nhiên choàng tỉnh.
Đêm lạnh như nước, ánh đèn ảm đạm, trong không khí lan tỏa mùi hương băng xạ long diên(2), nát rữa mà ngọt ngào.
Hy Hòa quấn chiếc chăn lụa mềm mại, đôi mắt thẫn thờ, một lúc sau mới biết mình đang ở đâu. Cuối cùng khi nàng nhớ ra đây là Bảo Hoa cung, nàng đang nằm trên chiếc giường bằng ngà voi của mình, liền thét lên một tiếng chói tai, nhảy xuống giường, điên cuồng lao ra ngoài.
Cung nhân bị tiếng thét đánh thức, vội vàng thắp đèn mặc áo xúm lại, thấy nàng đầu bù tóc rối từ trong nội thất lao ra, không khỏi kinh sợ kêu lên: “Phu nhân, phu nhân đi đâu thế? Phu nhân, xảy ra chuyện gì vậy? Người đi đâu vậy…?”.
Hy Hòa vẫn mở cửa như thể không nghe thấy, chạy ào ra sân, như một đứa trẻ hết chạy từ đông sang tây, lại chạy từ tây sang đông, giống như đang tìm thứ gì đó.
Cung nhân thấy nàng xiêm y mỏng manh, đi chân trần, sợ nàng nhiễm lạnh, cuống quýt khoác cho nàng một chiếc áo khoác, vừa thắt đai áo vừa nói: “Phu nhân, người tìm gì?”.
Hy Hòa ngây dại nhìn khoảng sân trống trải, hỏi: “Cây, cây hạnh…”.
“Cây hạnh?”. Một cung nhân trong đám đó nhíu mày kinh ngạc tột độ nói: “Ngày thứ hai sau khi vào Bảo Hoa cung, phu nhân đã sai người chặt hết sạch cây hạnh trong hoàng cung, phu nhân quên rồi sao?”
“Chặt, chặt, chặt hết rồi ư?”.
“Thưa vâng”. Cung nhân nói xong câu đó, liền nhìn thấy chủ tử của họ chầm chậm quỳ xuống, ánh mắt vẫn đờ đẫn nhìn về một hướng nào đó, sau đó…
Đột nhiên gào khóc.
Mấy canh giờ sau, ánh nắng ban sớm chiếu vào khung cửa màu xanh lục, Khương Trầm Ngư dậy sớm đang ngồi chải đầu, Hoài Cẩn từ bên ngoài bước vào, mang theo một bức thiếp, nói: “Tiểu thư, có thư của tiểu thư”.
Trên bì thư màu tím nhạt, một hàng chữ viết bằng thể chữ thanh mảnh mà mạnh mẽ: Cẩn trình – Khương tam tiểu thư – thục lãm.
Là công tử!
Khương Trầm Ngư thầm vui trong lòng, lập tức bóc niêm phong ra, nội dung rất ngắn gọn, chỉ có một hàng chữ: Hoa lê đã bay trong gió, kính cẩn chờ dấu thơm.
Công tử hẹn nàng đi ngắm hoa?
Nàng lúc này đầu cũng không kịp chải, đọc đi đọc lại lá thư đó bắt đầu chọn lựa y phục. Màu vàng hoàng yến quá nổi trội; màu lá sen quá già; màu đỏ tươi quá lộng lẫy, màu xanh lam không tôn nước da của nàng… Lục tung tất cả các bộ y phục mùa xuân trong rương mà nàng vẫn không tìm được bộ nào vừa ý.
Hai a đầu của nàng sớm đã nhìn đến phát chán, dẩu miệng nói: “Tiểu thư, sao những bộ bọn em thấy đẹp, tiểu thư đều không vừa ý? Đến chiếc áo lụa bảy màu, lúc may xong tiểu thư vẫn còn khen đẹp, sao chưa thèm mặc mà tiểu thư đã chê?”.
“Lắm lời!”. Khương Trầm Ngư không thèm để ý tới họ, xem lại từ đầu một lượt nữa, nhớ tới mấy lần công tử gửi thiếp đều dùng màu tím nhạt, hẳn là chàng thích màu này, bèn chọn một chiếc áo có ống tay rộng màu tím nhạt và chiếc váy dài màu trắng, không cần thêm trang sức gì, chỉ cài trên mái tóc bảy đóa hoa lê vừa mới hái xuống vẫn còn đọng sương.
Cuối cùng, trước con mắt kinh ngạc của đám nô tì, nàng lên xe ngựa, đi đến Hồng viên.
Hồng viên tọa lạc ở phía Nam đế kinh, rộng chừng trăm mẫu, là phong cảnh tú lệ nức tiếng xưa nay, được mệnh danh là thiên đường chốn nhân gian. Nó vốn là sản nghiệp của Vương gia, cùng với sự sa sút của họ Vương, khu vườn này đổi chủ mấy lần, sau được một thương nhân họ Hồ mua lại.
Người đó thường xuyên không đến đế đô, vì thế mở cửa khu vườn để cho mọi người thưởng ngoạn.
Khương Trầm Ngư trước giờ mới nghe danh, chưa từng vào trong, bây giờ ngồi trên xe ngựa đi vào, chỉ thấy cây cối um tùm, hoa cỏ xanh tốt, lầu gác san sát, đình đài thấp thoáng, dường như hết thảy cảnh trí của mùa xuân đều ngưng tụ nơi đây. Cạnh đảo ở giữa hồ có mồ Anh Vũ, núi Lãm Thúy cùng rừng Trừng Quang tạo thành thế chân vạc. Đi về phía Nam của hồ, là nhìn thấy rừng Tam Xuân nổi tiếng nhất nơi đây.
Tam Xuân chính là ba loài cây hạnh, lê, đào.
Trong khu rừng này, ba loại cây trồng xen kẽ, um tùm mà đẹp mắt.
Xe ngựa của công tử đang đậu dưới gốc lê đầu tiên nàng nhìn thấy công tử đứng bên cạnh xe, Bạch Trạch trên xe và áo trắng của chàng phản chiếu lẫn nhau, sống động như thật.
Bàn tay trong ống tay áo của Khương Trầm Ngư nắm lại thật chặt, cố gắng không để lộ ra quá nhiều cảm xúc phấn chấn, sau đó nàng mở cửa xe.
Cơ Anh quả nhiên tiến đến đỡ nàng.
Những ngón tay mềm mại thon dài, bàn tay đó mở ra trước mặt nàng với một tư thế tuyệt đẹp. Cho dù luôn tự nhủ rằng mình phải bình tĩnh, nhưng nàng vẫn không kìm được đối mặt, nhẹ nhàng đặt tay mình lên bàn tay đó, nhấc váy xuống xe.
Gió xuân hây hẩy, cây lê nở hoa, diễm lệ trời ban, trắng trong tựa tuyết, ý chí thanh cao.
Chính trong khoảnh khắc này, không có ai cũng say, huống hồ là ở bên cạnh người trong mộng.
Khương Trầm Ngư cắn môi, nói: “Trầm Ngư đến muộn, để công tử chờ lâu”.
“Không đâu”. Cơ Anh cười cười, “Là Anh hành sự đường đột, vội vã truyền tin, hy vọng không làm phiền đến việc quan trọng của tiểu thư”.
Khương Trầm Ngư lập tức lắc đầu: “Không, ta không có việc gì quan trọng”.
Rồi hai người sóng bước, cùng đi về phía rừng cây. Dưới bóng hoa, thi thoảng có thư sinh trải chiếu ngồi, nâng chén tẩy trang(3), vô cùng náo nhiệt. Từ xa nhìn thấy, Khương Trầm Ngưcười nói: “Trước đây từng đọc câu thơ ‘Cộng ẩm lê thụ hạ, lê hoa sáp mãn đầu, thanh hương lai ngọc thu, bạch nghị phiếm kim âu’ (4) trong sách, không thể tưởng tượng quang cảnh đó như thế nào, nay tận mắt chứng kiến, đúng là được mở rộng tầm mắt”.
“Hoa lê vốn có khí thế ‘chiếm trọn màu trắng trong thiên hạ, ép hết hoa đẹp của nhân gian, thế nhân yêu chuộng cũng là điều khó tránh”.
“Đáng tiếc hoa hạnh vẫn chưa nở, không thể ngắm hai loài hoa cùng nở, thật là đáng tiếc”.
Cơ Anh nhìn cây hạnh tiêu điều lẫn giữa đào, lê đang khoe sắc, khẽ thở dài một tiếng: “Đúng thế, hoa hạnh năm nay nở muộn thật”.
Khương Trầm Ngư nhìn dáng vẻ cô đơn của chàng, bèn an ủi: “Cũng không hẳn là vậy, công tử xem, trên cành cây này đã chúm chím nụ, không chừng đến ngày mai là đã nở hoa rồi”.
Cơ Anh cười cười, không nói tiếp tục đi lên phía trước.
Hình như, hình như có chút bối rối… Tại sao rõ ràng là cuộc hẹn được mong chờ như thế, đến lúc thực sự gặp rồi, lại cảm thấy không biết làm thế nào, không có lời nào để nói? Lẽ nào nàng phải không ngừng nói về những cây hoa này sao?
Khương Trầm Ngư quyết định đổi chủ đề: “Công tử, có một chuyện Trầm Ngư nghe nói đã lâu, luôn cảm thấy kỳ lạ”.
“Tam tiểu thư xin cứ hỏi”.
“Nghe nói bình sinh công tử sợ nhất là chơi cờ?”.
Cơ Anh tủm tỉm cười: “Anh lúc còn nhỏ cực kỳ nghịch ngợm, nhưng gặp phải gia tỉ, giảo hoạt cổ quái còn hơn cả ta, vì thế thường bị tỉ ấy trêu đùa. Khi đó ta thích nhất loại bánh điểm tâm tên là bánh đậu xanh, mỗi lúc đọc sách đều đòi có một đĩa để bên cạnh, vừa ăn vừa đọc. Có một ngày, theo lệ thường ta cầm một chiếc bánh lên cắn, kết quả là bị gãy hai cái răng cửa. Hóa ra, nhân chiếc bánh đó không nhồi đậu, mà là quân cờ…”.
Khương Trầm Ngư “a” một tiếng.
“Từ đó về sau, mỗi lần thấy quân cờ là nhớ đến hai chiếc răng sữa đó, cảm giác đau đớn khôn tả. Cho nên không bao giờ động đến cờ nữa”.
Khương Trầm Ngư không thể ngờ còn có nguyên do này, nghĩ một lát bật cười: “Hóa ra công tử cũng là một người bướng bỉnh, quân cờ có tội gì? Nếu phải oán giận, thì oán giận người đã bỏ quân cờ vào trong bánh chứ”.
“Gia tỉ hung hãn, ta nào dám trách tỉ ấy”. Cơ Anh nói, thần sắc trong chớp mắt trở nên mông lung, dường như còn nghe thấy một tiếng cười khanh khách lãng đãng bên tai: “Chơi cờ mà vất vả thế, thôi không chơi nữa. Sau này, chàng có thể ăn bánh đậu xanh thiếp làm, đảm bảo không có quân cờ đâu”.
Giọng nói nhòa đi, trôi xa dần. Một giọng nói khác rõ ràng hơn dội tới: “Công tử! Công tử!”.
Cơ Anh bừng tỉnh, cảm thấy mặt hơi lạnh, ngẩng đầu lên, hóa ra trời đã đổ mưa. Hai người vội vàng chạy đến chiếc đình gần nhất, chàng nhìn cơn mưa đến bất chợt bên ngoài, có chút ngậm ngùi, nói: “Trời có mưa gió bất thường, cổ nhân thực không lừa ta”.
Khương Trầm Ngư sửa lại tóc tai, chúm chím cười: “Mưa xuân quý như dầu”.
“Tiểu thư thích mưa?”.
“Vâng”. Nàng nhìn hoa lê tắm trong màn mưa tựa sương mù, mỉm cười nói: “Không có mưa, sao những đóa hoa này nở được? Hơn nữa hoa lê trong mưa vốn là mỹ cảnh tuyệt vời chốn nhân gian”.
Ánh mắt Cơ Anh trầm xuống, giọng nói xa xôi đó lại lần nữa thoảng về bên tai: “Mưa? Thiếp ghét nhất là mưa! Vì hễ trời mưa, mẹ không thể mở hàng bán mì; hễ trời mưa, cha sẽ uống say túy lúy, mỗi lần đều phải đi đón ông; hơn nữa, hễ trời mưa, mặt đất lầy lội khó đi, khắp nơi bùn đất… Thiếp ghét nhất là trời mưa!”.
Lúc đó, giọng nói ấy trong trẻo, thanh thanh, không giống sau này, đầy vẻ uể oải và khàn đục.
Lại nhìn rừng cây trước mắt, hoa lê đang kỳ nở rộ, bừng nở rạng ngời, hoa hạnh vẫn đang chớm nụ, ảm đạm buồn bã.
Quả nhiên không phải là hai thứ giống nhau…
Khương Trầm Ngư nhìn lọn tóc trước trán chàng bị ướt mưa, đang rỏ từng giọt, bèn lấy từ trong tay áo ra một chiếc khăn tay, đỏ bừng mặt đưa cho chàng.
Cơ Anh cảm tạ, cầm chiếc khăn đang định lau, lại không kìm nổi sững sờ: “Đây là…”.
“Đây là khăn tay của công tử, công tử còn nhớ không?”.
Cái ngày Hy Hòa trúng độc, bên ngoài Bảo Hoa cung, chàng từng dùng chiếc khăn tay này lau vết máu trên mặt cho nàng.
Tuy khi đó nó đã bị chàng vứt đi, nhưng sau đó vì chàng đi trước, cho nên nàng nói với Chu Long muốn lấy đồ, nhân cơ hội đó nhặt về, giặt sạch rồi luôn mang bên mình. Đến nay, quả nhiên đã dùng tới.
Việc này dụng tâm cực khổ, Cơ Anh sao không biết, cầm chiếc khăn tay đó, chàng bất giác cũng trầm ngâm im lặng.
Trong khoảnh khắc, hai người đều không nói gì, không khí thoáng chút bối rối, mà trong sự bối rối đó lại có một sự đẹp đẽ lạ lùng.
Gió xiên mưa bụi, hoa lê ngập trời. Giăng mắc như châu ngọc trên hiên đình ngũ giác.
Cảnh nền là khu rừng, chàng và nàng trong đình há chẳng phải là một phong cảnh tuyệt mỹ nhất sao?
Mà phong cảnh này lọt vào mắt một người lại hóa thành tịch liêu.
“Phu nhân, trời mưa rồi, chúng ta không mang ô, hay là quay về xe?”.
“Đúng thế, phu nhân, trời không còn sớm nữa, chúng ta ra ngoài đã lâu, cũng nên về cung rồi. Hơn nữa, hoa hạnh ở đây đều chưa nở, chi bằng đợi hoa nở ta quay lại xem”.
Tiếng khuyên ân cần rớt lại phía sau, người được khuyên nhủ đã thu lại cái nhìn vào hai người trong đình, sau đó, chầm chậm quay đi.
Dưới chiếc áo choàng màu tím đậm là gương mặt trắng bệch, không chút sắc máu, cũng không có biểu cảm.
Nhưng lại xinh đẹp đến kinh hãi thế tục.
Mỹ nhân cao ngạo cụp rèm mi, bỗng cười cười, nước mưa chảy xuống men theo mép áo khoác, tí tách rơi. Nàng bắt đầu bước đi, coi chiếc xe ngựa bên cạnh như không tồn tại, hai cung nhân nhìn nhau khó hiểu, đành đi theo sau.
Ra khỏi Hồng viên, đi thẳng về phía Tây, nhà cửa hai bên đường từ phồn hoa biến thành giản đơn, thô lậu, đường đi càng lúc càng hẹp, cao thấp mấp mô, cuối cùng, bị cát đá cỏ dại che phủ.
Lúc này, vì trời mưa nên bình yên ngập đất.
Xe ngựa đi đến đây, không thể nào tiến lên phía trước được nữa, cung nhân kêu lên: “Phu nhân…”.
“Ta muốn yên tĩnh một mình, các ngươi đợi ta ở đây”. Dứt lời, nàng kéo chặt áo khoác, đi vào ngõ nhỏ.
Ngõ Hoán Sa ở phía Tây Nam của đế đô là xóm dân nghèo có tiếng.
Ở đây toàn là người già, phụ nữ và trẻ nhỏ cơm không đủ ăn áo không đủ ấm, bởi vì không có thanh niên trai tráng, nên ở đây nghèo khó túng bẫn hơn các nơi khác, từng căn nhà nhỏ san sát như chiếc tổ chim câu, trên mặt đất bẩn thỉu chất đầy đồ linh tinh, trong không khí tràn ngập hỗn hợp của đủ thứ mùi lẫn với mùi thối nát.
Nàng đi qua một dãy nhà, cuối cùng dừng lại trước gian nhà cuối cùng ở cuối ngõ. Căn nhà này xem ra còn đơn sơ hơn cả các căn nhà xung quanh, đến tường cũng xiêu xiêu vẹo vẹo, xem ra, chẳng bao lâu nữa là sẽ đổ sụp xuống. Trên cánh cửa gỗ bị mọt khoét thủng lỗ chỗ, lấy dây thừng cỏ kết lại thành nút thắt để khóa cửa. Nàng khẽ đẩy một cái, dây thừng cỏ đã khô từ lâu liền tự đứt rờ i .
Đẩy cửa ra, bên trong là một gian phòng tối mù mù, lờ mờ nhìn thấy rêu xanh và ẩm mốc mọc đầy trên tường, nàng đi qua, định mở cửa sổ, kết quả là cánh cửa sổ rớt bịch xuống đất, vô số bụi đất bốc lên mù mịt.
Đúng rồi, đây là ngõ Hoán Sa, mà nàng chính là một Tây Thi khác lớn lên ở chốn này, sau khi bay khỏi xóm nghèo này đã hóa thành phượng hoàng.
Căn phòng nhỏ hẹp dường như không có chỗ nào có thể đặt chân; bên trái là một chiếc bàn gỗ rất lớn, trên mặt bàn là chiếc chày cán bột, mẫu thân từng đứng ở đây kéo mì, canh ba mỗi ngày đã thức dậy, hết ngày này qua ngày khác, năm này qua năm khác; dưới chân tường phía bên phải chất hàng đống hũ rượu, phụ thân thường ngồi ở đây uống rượu, hát những bài hát mà nàng nghe không hiểu, mỗi lần như thế, nàng đều cực kỳ oán ghét phụ thân nàng, nhưng khi ông không uống rượu, lại rất dịu dàng vẽ lông mày cho mẫu thân, giúp nàng tết tóc, thế nên, những lúc đó nàng đã quên sạch sự đáng ghét của ông, cảm thấy mình rất yêu ông; ngoài ra còn có một chiếc giường, một chiếc tủ, trong chiếc tủ là toàn bộ gia sản của họ.
Nàng bước tới mở chiếc tủ bị gẫy một chân đó ra, bên trong có treo vài bộ y phục, tất cả đều bằng vải thô, có chiếc hoa văn rất mộc mạc, thô ráp, sau đó, nàng lại sờ đến chiếc gương, trên gương đã hoen đầy rỉ đồng xanh, nàng giơ lên soi thử, người trong gương xa lạ làm sao.
Người này… có đúng là nàng không?
Người này, tại sao sắc mặt lại trắng bệch như vậy, làn da khỏe mạnh luôn hồng hào của nàng đã đi đâu mất rồi?
Người này khẽ cười, ánh mắt liền trở nên lạnh lùng, khóe môi đầy mỉa mai, có vẻ cay nghiệt biết bao. Nhưng nàng nhớ, nàng vốn cười rất đẹp, rất rạng rỡ, rất phóng khoáng mà.
Người này thoạt nhìn rất trẻ trung, chẳng qua chỉ mười bảy tuổi, tư dung đương kỳ diễm lệ nhưng nhìn kỹ, góc mày khóe mắt đều tiều tụy mệt mỏi, đầy vẻ già nua.
Người này… người này là ai vậy?
Nàng vội vứt chiếc gương không dám nhìn tiếp, loạng choạng lùi về phía sau, liền va phải góc giường, cả người ngã về phía sau, sõng soài dưới đất.
Bụi đất cuộn bay mù trời. Nàng bắt đầu ho, mà chính lúc đó, nàng nghe thấy một tiếng thở dài, rất khẽ rất khẽ, rớt vào trong lòng, lại biến thành rất nặng nề.
Đột nhiên nàng bật dậy, tìm kiếm nơi phát ra âm thanh, liền nhìn thấy chàng đứng bên ngoài cửa sổ.
Chính xác mà nói, là chàng đứng ở bên ngoài lỗ hổng đã không còn cánh cửa sổ.
Mưa vẫn rơi, người đó không biết kiếm đâu được chiếc ô bấy giờ đang giương ô đứng bên ngoài nhà, im lặng nhìn nàng.
Và thế là hồng trần chuyển nghịch trong phút chốc, thời gian đảo ngược trong nháy mắt, dường như trở về bốn năm trước, như lần đầu nàng gặp chàng. Khi đó, chàng cũng mặc một chiếc áo trắng không vương bụi trần, cầm một chiếc ô giấy cán trúc, đắm chìm trong làn mưa xuân như thế này.
Nàng còn nhớ, trên chiếc ô đó vẽ một cành hồng hạnh, đỏ tựa như đóa hoa tươi nàng ôm trong lòng khi ấy.
“Cành hoa hạnh này bao nhiêu tiền?”.
“Mười văn tiền”.
Cảnh tượng trong mộng trùng điệp với hồi ức, hóa ra đã trôi qua lâu đến thế, nhưng nàng chẳng hề quên một mảy may.
“Sao ngươi lại đến đây?”. Nàng lên tiếng, như nói mơ.
Người đó đứng bên ngoài, đáp: “Ta nhìn thấy một người giống nàng nên đi theo, quả nhiên là nàng”.
Nàng mở to đôi mắt mênh mang sương mù, mỗi tiếng nói ra đều rất cứng nhắc: “Hoa hạnh chưa nở”.
Một tia đau khổ lướt qua trên gương mặt người đó, người đó khẽ thở dài: “Đúng thế, hoa hạnh chưa nở…”, Y bào của hai người đều run lên bần bật, không biết là cơ thể hay là trái tim đang run rẩy. Nàng đột nhiên bấu lấy bệ cửa sổ, chìa một tay về phía chàng: “Chàng vào đây!”.
Người đó nhìn nàng chăm chú, lắc đầu.
“Vậy ta ra ngoài!”. Nàng vừa nói vừa xốc váy chuẩn bị trèo qua cửa sổ. Nhưng, người đó vẫn lắc đầu. “Tại sao?”.
Người đó mỉm cười với nàng, trong nụ cười lại chất chứa sự chua chát: “Nàng không biết tại sao ư? Hy Hòa, nàng thực sự không biết tại sao ư?”.
Nàng choàng tỉnh, bỗng nhớ ra hóa ra mình tên là Hy Hòa.
Mà Hy Hòa là ai? Đương kim sủng phi của Bích quốc, hoàng hậu tương lai.
Thế nhưng, giờ này phút này, nàng nhìn nam tử đứng ngoài cửa sổ đó, trong lòng giống như bị một lưỡi dao cùn cứa qua cứa lại, vì không thể dứt khoát cắt đứt, ngược lại càng bị giày vò hơn.
“Chàng sắp lấy Khương Trầm Ngư sao?”.
Chàng cúi thấp đầu, thanh âm tựa như từ xa vọng đến, nghe không chân thực: “Liên hôn hai tộc Cơ, Khương đều có lợi cho hai tộc. Hơn nữa… Hy Hòa, hoa hạnh sẽ không nở, không bao giờ nở nữa…”.
“Chàng lừa ta!”. Nàng đột nhiên nổi giận, mặt mày bắt đầu méo mó, “Chàng lừa ta, chàng lừa ta, chàng lừa ta! Chàng nói năm ta mười sáu tuổi sẽ lấy ta, kết quả ta lại vào cung, trở thành phi tử của hoàng đế! Chàng nói khi hoa hạnh nở sẽ dẫn ta đi ngắm hoa, nhưng chàng lại đi ngắm hoa với người khác! Còn bây giờ, chàng còn sắp lấy người khác…”.
Thanh âm như chìm dưới đáy nước, lúc nổi lên trên mặt nước liền biến hình, nàng bưng mặt khóc không thành tiếng. Nỗi ấm ức to lớn tựa sóng bể cuộn trào ập tới, không khí bị cướp mất trong chớp mắt, không thể hít thở…
Hy Hòa hét lên một tiếng chói tai, một lần nữa kinh hãi ngồi bật dậy, bỗng nhiên nhận ra hóa ra lại là một giấc mộng Nam Kha.
Căn nhà vẫn là căn nhà đổ nát đó, nàng ngồi trên chiếc giường ván gỗ phủ đầy bụi bặm, nhìn chiếc xà ngang trên đầu bỗng nhớ tới mẫu thân đã từng treo cổ trên chiếc xà ngang này.
Ngày đó, nàng đi bán hoa trở về, khẽ đẩy cửa một cái, liền nhìn thấy hai chiếc hài thêu hoa đung đưa đung đưa, trên hài còn thêu hoa sen mà mẫu thân thích nhất. Chiếc bóng trên mặt đất cũng đưa qua đưa lại, kéo rất dài…
Mưa bên ngoài càng lúc càng to, hắt qua ô cửa sổ vào bên trong, ướt cả mặt đất, trong không khí tràn ngập hơi nước mịt mờ, buồn thảm.
Trời đã tối rồi.
Trên xà ngang dường như có một đôi tay thò ra, dịu dàng vô hạn vẫy gọi nàng, “Đến đây, con yêu, đến đây với mẹ, đến đây đến đây…”.
Giọng nói đó ngọt ngào biết bao, tựa như tiếng gọi thâm tình nhất thế gian.
Sự mơ màng nổi lên trong mắt nàng, nàng giơ tay ra, cởi thắt lưng, đúng rồi, lại vắt thắt lưng lên trên xà, sau đó thắt nút lại, chính là như thế, rất tốt, phải thắt cho thật chặt, sau đó, thò đầu vào trong…
Cánh tay đó vẫn đón chờ nàng ở phía trước, khiến nàng nhớ đến lúc chập chững học đi thuở nhỏ, mẹ cũng ở phía trước gọi nàng như thế, cổ vũ nàng bước tiếp. Chỉ cần đi theo lời của mẹ, là sẽ vui vẻ, là sẽ hạnh phúc, là sẽ không còn tuyệt vọng như thế này nữa.
Đợi con, mẹ ơi, đợi con…
“Binh”, tiếng mở cửa làm rung chuyển cả căn nhà, lại một cơn bụi mù nữa nổi lên.
Cánh tay đột nhiên biến mất, ảo cảnh trước mắt tan biến trong tích tắc, Hy Hòa phát hiện mình đang nằm trên giường, hai cánh tay giơ lên không trung, như muốn nắm lấy thứ gì, nhưng hai tay nàng vẫn trống không.
Phía trước không có thứ gì để tóm lấy, càng không có hy vọng.
“Ta nói muốn yên tĩnh một mình, không được sự cho phép của ta không được đến quấy rầy”. Nàng sầm mặt, quay đầu về phía cửa, muốn xem cung nhân to gan nào dám đến đánh thức giấc mộng của nàng.
Bên ngoài, áo trắng như sương.
Hy Hòa chớp chớp mắt, lại chớp mắt, thầm nghĩ: Hóa ra ta vẫn đang nằm mơ. Vậy thì, tiếp tục ngủ thôi.
Nàng quay đầu lại, nhắm mắt, nhưng vừa nhắm mắt lại thất kinh, gương mặt chấn động, ngạc nhiên nhìn người ngoài cửa, giọng run run: “Là… chàng…”.
Người đó đứng cách cừa ba thước, không cầm ô, mưa bão hắt lên người chàng, y bào và tóc của chàng đều ướt đẫm nhưng bộ dạng chẳng hề nhếch nhác, vẫn là công tử tuấn tú giữa trần thế đầy bụi bặm.
Chàng chầm chậm hất vạt áo bào trắng quỳ xuống đất, cất tiếng: “Sắc trời đã muộn, Anh cung thỉnh phu nhân hồi cung Anh, Cơ Anh…”
Hóa ra đúng là chàng. Hóa ra lần này không phải là nằm mộng.
Hy Hòa nhìn chàng, lại nhìn xà ngang trên trần nhà, nhớ tới ảo cảnh chết chóc kỳ diệu ban nãy, trong lòng bắt đầu cười nhạt: Mẹ, vừa nãy là mẹ sao? Mẹ muốn dẫn con đ phải không?
Bởi vì nhân thế quá đau khổ, cho nên muốn dẫn con đi cùng đúng không?
Thế nhưng – con không phải là mẹ.
Đối mặt với khổ nạn, mẹ chỉ biết khóc, chỉ biết nhẫn nhịn, nhẫn nhịn không được thì trốn tránh, chọn cách không có trách nhiệm nhất là tự vẫn.
Con sẽ không kém cỏi như mẹ. Con sẽ không thể chết một cách nhu nhược và mất tôn nghiêm như thế.
Ta sẽ không chết.
Cho dù năm mười bốn tuổi khi đi bán hoa về nhìn thấy thi thể mẫu thân treo cổ trên xà nhà; cho dù năm mười lăm tuổi bị phụ thân say rượu bán cho người ta; cho dù năm mười sáu tuổi bị hoàng đế lâm hạnh đau không thiết sống; cho dù bây giờ tình nhân cũ của ta sắp cưới người khác làm vợ… ta vẫn sẽ không đi tìm cái chết.
Dù như thế, ta vẫn phải sống, dùng tất cả mọi cách để sống một cách tùy ý ngông cuồng.
Sinh mệnh vốn dĩ ngắn ngủi, cho nên càng phải sống tươi đẹp như một đóa hoa.
Cái năm mười sáu tuổi đó hoa hạnh không nở, năm nay hoa hạnh cũng không nở, thế nhưng, chỉ cần ta sống, sống đủ lâu dài, sớm muộn sẽ có một năm, ta có thể đợi được nó nở hoa.
Hy Hòa ngồi dậy xuống giường, phủi bụi trên người, sửa lại mái tóc sổ tung, sau đó khoác áo choàng bước ra ngoài. Khi đi ngang qua Cơ Anh, nàng mỉm cười nói: “Kỳ Úc hầu thực trung thành với hoàng thượng, hy sinh tỉ tỉ của mình, bỏ rơi tình nhân của mình, chi bằng dứt khoát thêm một chút, hiến dâng vợ chưa cưới của mình đi”.
Không đợi chàng có bất kỳ phản ứng nào, nàng đã rảo bước bước ra ngõ nhỏ, nhìn thấy ánh đèn bàng bạc hắt ra từ một căn nhà lụp xụp bên cạnh, nụ cười nhạt đi còn ánh mắt lại trở nên thâm trầm.
Xe ngựa trong cung quả nhiên đang đợi sẵn ở cửa ngõ, hai cung nhân tay cầm ô đứng cạnh xe, nhìn thấy nàng, cả hại đều thở phào.
Hy Hòa lên xe, quay đầu lại hỏi: “Là các ngươi báo cho Kỳ Úc hầu?”.
Cung nhân dè dặt bất an trả lời: “Vì phu nhân đi vào lâu như thế mà không thấy ra, bọn nô tì sợ có chuyện gì, vừa hay thấy xe ngựa của hầu gia ngang qua, cho nên nhờ ngài vào trong mời phu nhân…”, giọng nói càng lúc càng nhỏ, vẻ sợ hãi càng đậm hơn.
“Làm tốt lắm”. Rèm xe buông xuống, che lấp nụ cười của Hy Hòa lẫn cái nhìn sắc lẹm trong mắt nàng.
Năm Đồ Bích thứ tư, ngày mùng một (Ất Hợi) tháng tư (Mậu Tuất), tuế thứ Tân Mão, hoàng đế chiếu viết: Ô hô! Con gái thứ ba của hữu tướng phủ Khương Trọng phúc thừa Hoa tộc, lễ vượt nữ sư kinh thuận răn dạy, noi theo đạo đức. Đã vẻ vang cho thân thích, lại điềm lành ở bói rùa, vậy nên mệnh cho ngươi làm Thục phi, chọn ngày tiến cung. Ngươi phải tuân theo phẩm lành, gắng noi đức tốt, kính nhận điểnách.
Sét đánh giữa trời quang!
Người của Khương thị quỳ trong đại sảnh, hết thảy đều bị sững sờ thất kinh trước đạo chiếu chỉ bất ngờ này. Khương Trọng ngẩng đầu lên, nhìn La Hoành đến tuyên chỉ, nói: “La công công, đây là…”.
La Hoành cười híp mắt, nói: “Chúc mừng hữu tướng, chúc mừng hữu tướng, Khương gia có hai hoàng phi, đúng là vẻ vang gia tộc”.
“Nhưng mà, tiểu Trầm Ngư và Kỳ Úc hầu đã định hôn ước…”
La Hoành ngắt lời ông: “Hữu tướng thực biết nói đùa, nghe nói canh thiếp của hầu gia lúc vào phủ bị cháy, sao có thể tính hôn sự như thế?”.
Bấy giờ, mọi người đều ngạc nhiên – hoàng thượng lại biết cả chuyện này! Rõ ràng trên dưới toàn phủ đều miệng kín như bưng, sao hoàng thượng có thể biết được?
Mặt Khương Trọng liền tối sầm, không nói thêm được gì.
La Hoành đặt thánh chỉ vào tay ông, tiếp tục cười híp mắt nói: “Hoàng thượng nhìn trúng tam tiểu thư là phúc lớn bằng trời, hữu tướng không nên phụ tấm lòng của hoàng thượng. Vận may này thành vận xui thì không hay đâu, đúng không, hữu tướng?”. La Hoành cười rất thân mật nhưng trong lời nói đầy ý cảnh cáo, Khương Trọng nào dám nhiều lời, vội vàng run rẩy tạ ơn, đón lấy thánh chỉ.
“Thế mới phải chứ!”. La Hoành lại đi đến trước mặt Khương Trầm Ngư, hành lễ nói: “Lão nô chúc mừng tân chủ tử!”.
Khương Trầm Ngư bất động như rối gỗ.
Khương phu nhân bên cạnh lập tức kéo con dâu lại cùng dìu nàng đứng dậy, thay nàng cảm tạ: “Đâu có đâu có, sau này vào cung, còn phải nhờ công công quan tâm nhiều. Chút tâm ý này xin công công nhận lấy”. Nói đoạn, nhét một phong bao vào tay La Hoành.
“Cũng phải, vậy thì lão nô về cung phục mệnh trước”. La Hoành nhận lễ, cười tít mắt rồi dẫn một đám người rời đi. Cha con Khương thị tươi cười tiễn đến tận cổng, lúc quay về, sắc mặt ai nấy đều nặng nề.
Khương phu nhân là người đầu tiên không kìm nén được, khóc òa lên: “Lão gia, chuyện gì thế này? Tại sao hoàng thượng lại muốn Trầm Ngư vào cung? Sao ngài lại biết chuyện canh thiếp bị cháy?”.
Khương Trọng sốt ruột nói: “Ta đâu biết” .
“Ông ngày ngày thượng triều diện kiến thánh thượng, lẽ nào trước đó hoàng thượng không để lộ chút manh mối nào?”.
“Nếu có manh mối, ta còn không biết xử trí thế nào như thế này sao?”.
Khương phu nhân không kìm được mắng: “Uổng cho ông đường đường là nhất phẩm đại thần, hữu tướng đương triều, đến con gái phải vàcung cũng không biết sự tình; con cũng thế, thân làm huynh trưởng mà chẳng hề để ý đến chuyện của muội muội…”.
Khương Hiếu Thành không khỏi ấm ức: “Mẹ, con chỉ là một đô úy Vũ lâm quân cỏn con, đến cha còn không biết chuyện, sao con có thể biết được? Huống hồ, tuyển phi là chuyện của hậu cung!”.
Phu nhân của Khương Hiếu Thành Lý thị đứng bên thấy họ tranh cãi không thôi, vội vàng khuyên can: “Mọi người đừng nói nữa, không thấy muội muội thành ra thế này sao?”.
Mọi người mới nhớ ra Trầm Ngư, sắc mặt đau đớn, quay đầu lại nhìn, chỉ thấy nàng vẫn đứng nguyên trong sảnh, hai mắt vô hồn, không hề nhúc nhích.
Khương phu nhân đi tới cầm tay nàng, khóc nói: “Con gái của mẹ số khổ…
bây giờ phải làm thế nào đây?”.
“Còn có thể làm thế nào? Thánh chỉ đã ban, không thể thay đổi, nhất định phải nhập cung… ầy da!”. Khương Hiếu Thành còn chưa dứt lời, đã bị Lý thị nhéo một cái đau điếng.
Lời của Hiếu Thành nói tuy là sự thực, nhưng cả nhà đều biết Trầm Ngư một tấm tình si với Cơ Anh, chỉ mong ngóng có thể gả làm vợ chàng, nay chuyện sắp thành, đột nhiên bị hoàng thượng ngáng chân, tâm nguyện tiêu tan, nhìn dáng vẻ nàng lúc này thẫn thờ chưa từng có, lại càng đau lòng hơn nữa.
Lý thị thở dài: “Tiểu cô, chuyện đã thế này… muội, chấp nhận số phận đi…”.
Câu nói này đã đánh động Trầm Ngư nàng cắn chặt bờ môi, toàn thân bắt đầu run lẩy bẩy.
“Không chấp nhận thì có thể làm gì? Hoàng mệnh không thể trái, kháng chỉ sẽ bị chém đầu huống hồ đến chuyện canh thiếp bị cháy hoàng thượng cũng biết, rõ ràng là đã chuẩn bị đầy đủ rồi…”. Khương Trọng vừa nói vừa lắc đầu. “Hôm đó con bị gọi vào cung dạy đàn, ta đã cảm thấy sự việc lạ lùng, bây giờ nghĩ lại, hoàng thượng chắc đã có tâm tư này từ lúc đó chỉ là chúng ta đều hồ đồ chẳng nhìn ra đó thôi…”.
Khương Hiếu Thành nói xen vào: “Không phải con tự khen, muội muội nhà ta phẩm mạo như vậy mà đi ra ngoài, đàn ông ai chẳng thích… ái da!”. Chưa nói hết câu, lại bị nhéo thêm phát nữa.
Khương phu nhân gạt nước mắt nói: “Trầm Ngư, mẹ biết con buồn, nhưng con đừng để trong lòng, con hãy nói gì đi…”.
Khương Trầm Ngư đột nhiên ngẩng đầu, ánh mắt sáng đến bức người, trong đồng tử dường như đang có một ngọn lửa cháy lên hừng hực.
Tất cả đều giật thót mình.
Nàng loạng choạng đứng dậy, lại loạng choạng đi ra khỏi cửa; Khương phu nhân sực tỉnh, vội vàng chạy tới níu nàng lại nói: “Trầm Ngư, con định đi đâu?”.
Nàng vùng ra khỏi tay mẹ, ánh mắt nhìn một tiểu tì ở ngoài cửa: “Ác Du, đi chuẩn bị xe”.
Tiểu tì tên Ác Du đờ người ra, ngước mắt khó xử nhìn Khương phu nhân, Khương phu nhân cuống quýt nói: “Bên ngoài trời đang mưa, con định đi đâu?”.
Khương Trầm Ngư gằn giọng: “Hoài Cẩn, ngươi đi chuẩn bị xe!”.
Một tì nữ khác vội vàng rời đi, không lâu sau quay lại bẩm báo xe đã chuẩn bị xong. Khương Trầm Ngư vùng khỏi tay mẹ, gương mặt trắng bệch toát lên sự bình tĩnh chết chóc, lạnh nhạt nói: “Con sẽ quay về!”.
Nàng cất bước ra khỏi trung đường, gió bên ngoài thổi vù vù, hất từng mái tóc và tay áo nàng bay phần phật về phía sau.
Thời điểm xuân hàn này là lúc lạnh giá nhất. Nàng khép chặt vạt áo đi từng bước một xuống bậc thang. Xe ngựa đã đợi sẵn dưới cầu thang, tì nữ tên Hoài Cẩn cùng nàng lên xe ngựa, cụp ô lại nói: “Tam tiểu thư, chúng ta đi đâu?”.
Khương Trầm Ngư nhắm mắt, hàng mi cứ run run không ngừng, khi nàng mở mắt ra, đồng tử tối tăm: “Tới ngõ Triêu Tịch”.
Cuối ngõ Triêu Tịch có người ấy.
Xe ngựa dừng cách ngõ khá xa, Khương Trầm Ngư hé cửa sổ xuyên qua màn mưa liên miên nhìn cánh cửa son ở cuối con ngỡ dài đó rất lâu, rất lâu.
Đây là lần đầu tiên nàng tới nơi này.
Đã từng nhiều lần đi ngang ngõ này, cũng muốn bước vào xem, nhưng mỗi lần như vậy đều vì lý do này lý do kia mà từ bỏ. Khi đó luôn nghĩ rằng sẽ không sao, ngày tháng còn dài, nay mới biết duyên phận đã hết.
Có lẽ là chưa từng có duyên?
Khương Trầm Ngư nhìn tấm hoành phi trên cánh cửa sơn son đó, hai chữ “Kỳ Úc” sâu như dấu nung.
Mấy ngày trước, nàng còn cùng công tử du xuân ngắm hoa, nụ cười và sự dịu dàng của công tử vẫn còn in đậm như mới trong trí óc, chưa từng mờ phai, khi ấy ngỡ rằng đã hạnh phúc tột độ rồi, nhưng hóa ra, vật cực tất phản, hưng cực tất suy, mộng tàn tỉnh giấc, sau khi tỉnh lại, tám mặt Sở ca(5) .
Con gái thứ ba của hữu tướng phủ Khương Trọng, phúc thừa Hoa tộc, lễ vượt nữ sư, kinh thuận răn dạy, noi theo đạo đức. Đã vẻ vang cho thân thích, lại điềm lành ở bói rùa, vậy nên mệnh cho ngươi làm Thục phi, chọn ngày tiến cung…
Giọng thái giám eo éo, kéo ngữ điệu thật dài, những câu từ tán dương đó nghe ra lại không khác gì sự châm biếm.
Hoàng thượng… nam nhân đó tuy nàng đã gặp mặt vài lần nhưng ấn tượng mờ nhạt, vì sao lại tàn nhẫn như thế, chỉ một câu nói là có thể hủy hoại duyên phận mà nàng đã khổ tâm trông ngóng từ lâu!
Không, không, không cam tâm!
Thực sự không cam tâm!
Không cam tâm lỡ mất lương duyên như thế, không cam tâm xa lìa công tử như thế, càng không cam tâm tiến cung như thế, trở thành một trong những phi tử ghen tuông tranh đấu đó.
Vận mệnh của nàng không nên là như thế!
Thâm cung hang hùm miệng cọp đã chôn vùi một mình tỉ tỉ của nàng chưa đủ, sao còn phải thêm cả nàng?
Bàn tay Khương Trầm Ngư run run bám chặt cửa, móng tay cắm cả vào gỗ, phát ra một âm thanh nho nhỏ, rồi gãy rời.
Chính vào lúc đó, Hoài Cẩn gọi: “A, tam tiểu thư xem kìa!”.
Thực ra không cần nhắc, nàng đã nhìn thấy xe ngựa của công tử.
Trên đầu phố, chiếc xe ngựa vẽ hình Bạch Trạch từ một góc ngoặt rẽ sang, không mau không chậm dừng lại trước cửa phủ đệ, đám thị vệ cung nghênh phía trước, bóng dáng đã xuất hiện trong tâm trí hàng ngàn hàng vạn lần đó giờ đang trong tầm mắt nàng, bào trắng đai ngọc, quốc sĩ vô song, làm đôi mắt nàng ướt nhòa.
Công tử ơi… công tử…
Chàng liệu có biết tin hoàng thượng muốn nàng tiến cung không? Chàng liệu có biết, nàng không muốn nhập cung, không muốn làm phi tử của đế vương không? Chàng liệu có biết, nàng đã ái mộ chàng, trông mong chàng, ngưỡng vọng chàng bao năm rồi không? Chàng liệu có biết, lúc này nàng hoảng loạn thế nào, bất lực thế nào, khổ sở thế nào, đau đớn mà không nói nổi điều gì không?
Vừa nghĩ đến đây, nỗi khát vọng ngập tràn biến thành đôi cánh, khiến nàng mở cửa xe, nhảy xuống.
Hoài Cẩn sợ đến nỗi mặt trắng nhợt, cuống quýt kêu: “Tam tiểu thư! Đừng mà…”, không được đi, nếu đi thì có nghĩa là vứt bỏ danh tiết cũng như tiền đồ của gia tộc Khương thị!
Nhưng, Khương Trầm Ngư nào có để ý đến tiếng kêu của nàng ta, giẫm lên nước đọng trên mặt đất, cứ thế xông thẳng đến cửa phủ.
Đám thị vệ quay hết đầu lại, ngớ ra một lúc rồi tản ra, để lộ Tiết Thái đứng sau, biểu cảm trên gương mặt. Tiết Thái hết sức cổ quái, giống hệt như lần nhìn nàng trước khi đi hôm đó.
Nhưng cuối cùng hắn vẫn tránh ra, mà phía sau hắn chính là Cơ Anh.
Cơ Anh nhìn nàng, vẻ mặt đầu tiên là kinh ngạc, sau đó là sự thương xót hết sức kín đáo, nhỏ nhoi.
Còn chưa đợi chàng lên tiếng, Khương Trầm Ngư đã lao tới ôm lấy chàng.
Chiếc trong tay Cơ Anh rớt xuống đất kêu “cạch” một tiếng.
Nước mưa rơi xuống, nhấn chìm hai người trong màn nước mờ mịt, mênh mang, Khương Trầm Ngư áp mặt vào lòng chàng, thoáng nghĩ, nếu sinh mệnh kết thúc trong giây phút này, có lẽ, vì có cái ôm này, nàng sẽ không cảm thấy tiếc nuối…
Thế nhưng quãng đời về sau, nếu rời xa cái ôm này, nàng biết làm thế nào để sống tiếp?
Khương Trầm Ngư ngẩng đầu, gương mặt ướt đẫm, không biết là nước mưa hay là nước mắt, nàng chăm chú nhìn gương mặt nam nhân nàng yêu nhất, làn môi run rẩy, nhưng không thốt lên nổi tiếng nào.
Gió mưa thê lương mịt mờ, giữa trời đất, là mối sầu khôn xiết.
Những hạt cát li ti trong đồng hồ cát chảy xuống không ngừng.
Trên bàn là trà ấm, hương đốt trong lò, Khương Trầm Ngư bưng chén lên khẽ nhấp một ngụm, hơi nước bốc lên, che mờ đôi mắt nàng. Nàng đã thay một bộ y phục khô ráo, mái tóc đã được hong khô, thần sắc cũng bình tĩnh hơn nhiều, không còn vẻ khốn khổ như lúc dầm mưa.
Cơ Anh bước vào, nhìn nàng hỏi: “Tiểu thư cảm thấy đỡ hơn chưa?”.
Trầm Ngư đặt chén xuống bàn, gật đầu.
“Vậy thì tốt rồi”. Cơ Anh ngồi xuống cạnh nàng, nhưng mãi không nói gì, chỉ chăm chú nhìn chiếc đồng hồ cát trên bàn, ánh mắt phức tạp.
Khương Trầm Ngư hít một hơi thật sâu, cười cười: “Vừa nãy nhất thời thất lễ, đã khiến công tử khó xử”.
Cơ Anh cụp mắt, thấp giọng: “Chuyện hoàng thượng hạ chỉ, ta đã biết…”.
Không đợi chàng nói hết, Khương Trầm Ngư đã đứng dậy, cười nói: “Như vậy là tốt nhất, thực ra, ta đến là để xin công tử một thứ, coi như là quà chúc mừng đại hôn của ta, có được không?”.
Vẻ kinh ngạc vụt lóe lên trên gương mặt Cơ Anh, khi nhìn nàng, đáy mắt đậm thêm sắc buồn rầu, như thương xót, như bất nhẫn, lại như mâu thuẫn, cuối cùng kết tự thành một câu nói: “Thứ gì?”.
“Lỗ tai”. Khương Trầm Ngư trang nghiêm đáp: “Một cái là được rồi”.
Cho dù là Cơ Anh hiểu rộng biết nhiều đi nữa, lúc này cũng cảm thấy khó hiểu: “Lỗ tai?”.
Khương Trầm Ngư vén tóc mai bên tai trái, để lộ vành tai xinh xắn trắng trẻo: “Lúc còn nhỏ Trầm Ngư rất sợ đau, cho nên sống chết không chịu xỏ lỗ tai, mẫu thân bó tay nên đã để mặc. Bây giờ, xin công tử hãy xỏ cho ta một chiếc lỗ tai, coi như là quà mừng mà Trầm Ngư xin công tử”.
Trong thiên hạ này lễ vật vô số, nhưng coi lỗ tai là lễ vật là chuyện xưa nay chưa từng nghe thấy.
Tóc đen như mun, da dẻ như ngọc, dái tai liền kề vành tai thanh tú tao nhã, ba phần mềm mại, bốn phần đa tình, lại thêm năm phần cố chấp, hội thành nàng với đầy đủ mười hai phần. Khương Trầm Ngư vén tóc, ghé tai trái đến trước mặt Cơ Anh, rèm mi rủ xuống, rợp một khoảng bóng râm trên gương mặt, che giấu biểu cảm của nàng.
Cơ Anh trầm ngâm hồi lâu, cuối cùng thở dài: “Người đâu, mang kim đến đây”.
Người từ sau bình phong bước ra lại là Tiết Thái, hai tay bưng hộp kim dâng lên. Cơ Anh lấy ra một cây kim, châm vào ngọn đèn trên bàn, nung cây kim trong lửa, rồi im lặng nhìn Trầm Ngư một lát, nói: “Tam tiểu thư, hãy đọc một bài thơ nàng thích đi”.
Khương Trầm Ngư nghĩ một lát, bắt đầu khẽ ngâm: “Bất đắc trường tương thủ, thanh xuân yêu thuấn hoa. Cựu du kim vĩnh dĩ, tuyền lộ tức vi gia…”(6).
Ngoài cửa sổ, mưa thưa gió dữ, ba tiêu đồ lệ cửa lụa mịt mờ, mà tiếng của nàng lại từng chữ như châu, rành rọt ngân nga.
Trong tiếng ngâm, cây kim bạc xuyên qua tai trái của nàng như ngựa trắng phi qua khe núi, rơi trở lại trên tay Cơ Anh, không vương chút máu nào.
“… Tảo tri ly biệt thiết nhân tâm, hối tác tòng lai ân ái thâm. Hoàng tuyền minh mịch tuy trường thệ, bạch nhật bạch duy hoàn trùng tầm”(7). Khương Trầm Ngư đọc xong bốn mươi tám chữ, buông tay ra, vạt tóc bên tai xõa xuống, che khuất vành tai.
Nàng lui lại một bước, khẽ cúi người: “Đa tạ công tử”.
Ánh mắt Cơ Anh vẫn rơi trên cây kim bạc trong tay, mũi kim lóe sáng dưới ánh nền, điểm tô cho đôi mắt của chàng. Chàng ngẩng đầu lên nhìn Trầm Ngư, dường như có trăm ngàn lời muốn nói, nhưng rốt cuộc vẫn chẳng thể nói ra.
Còn Khương Trầm Ngư lại lùi thêm một bước: “Đa tạ… hầu gia”.
Là hầu gia, không còn là công tử nữa, một khi đã vào thâm cung tựa bề, từ đây Tiêu lang là khách qua đường.
Nàng lại lùi bước thứ ba, bắt đầu mỉm cười, còn nhẹ hơn gió thoảng: “Trầm Ngư xin cáo từ… Bảo trọng”.
Rồi nàng quay người, bước từng bước ra khỏi căn phòng Tiết Thái đứng dưới mái hiên, đưa cho nàng một chiếc ô, nàng đón lấy bằng hai tay, mỉm cười nói cảm tạ, sau đó giương ô từng bước bước ra khỏi phủ hầu gia.
Xe ngựa đang đợi ngoài phủ. Hoài Cẩn mặt mày lo lắng vừa nhìn thấy nàng liền thở phào nhẹ nhõm, vội vàng mở cửa xe dìu nàng lên.
Phu xe vung roi, bánh xe lăn về phía trước, nghiền nát bụi đất trên đường.
Trầm Ngư ôm chiếc ô đó như ôm thứ yêu quý nhất, ánh mắt nặng nề, không chút cảm xúc. Tất cả sức lực dường như đã dùng hết trong lúc ngâm thơ vừa nãy, giờ thứ còn sót lại chỉ là một cái vỏ rỗng, không còn biết vui sướng, cng không còn biết đớn đau.
Hoài Cẩn mắt đỏ hoe, hỏi: “Tiểu thư, hầu gia có nhận lời nghĩ cách khiến hoàng thượng thay đổi chủ ý không?”.
Khương Trầm Ngư lắc đầu.
“Vậy tiểu thư nói với hầu gia những gì? Tiểu thư, tiểu thư định tuân mệnh tiến cung sao? Không phải tiểu thư luôn chán ghét hoàng cung sao? Hơn nữa, rõ ràng người tiểu thư thích là hầu gia mà…”.
Khương Trầm Ngư lại lắc đầu lần nữa.
Hoài Cẩn lo lắng: “Tiểu thư, tiểu thư nói gì đi, đừng lắc đầu mãi thế, rốt cuộc thế nào rồi? Tiểu thư thế này làm em thấy sợ lắm, muốn khóc thì cứ khóc, khóc lên được thì sẽ thấy dễ chịu hơn…”.
“Khóc ư?”. Ánh mắt Trầm Ngư sâu thẳm, “Không, ta không khóc”.
“Tam tiểu thư…”.
“Ta sẽ không khóc nữa…”. Nàng bấu chặt rèm xe, ngẩng đầu nhìn hướng Cơ Anh biến mất, chậm rãi nói, “Bởi vì, đến hôm nay ta mới hiểu một điều”.
“Điều gì?”.
“Ta vào cung, không phải vì hoàng thượng muốn vậy, mà là…” Ngoài xe gió mưa mịt mùng, màn đêm dần dần buông xuống, đèn lồng ở phủ hầu gia đang chiếu sáng mặt đất gồ ghề, sũng nước, ánh sáng vàng vọt, lập lòe lập lòe, tựa như muốn đem ký ức một đời tỏa sáng hết. Nàng nhìn những ngọn đèn đó, cười cô đơn, “mà là công tử không muốn lấy ta mà thôi”.
Trong nụ cười đó, một giọt lệ trào ra, men theo gò má lăn xuống không một tiếng động.
Bất đắc trường tương thủ, bất đắc trường tương thủ…
Ngày mười một tháng tư, năm thứ tư niên hiệu Đồ Bích, Khương Trầm Ngư tiến cung, thụ phong Thục phi, đứng đầu Cửu tần.
Ghi chú: (1) Trích tiên: Tiên bị lưu đày xuống hạ giới.
(2) Băng xạ là băng phiến và xạ hương, long diên là long diên hương, một chất đốt tạo mùi thơm ngọt.
(3) Vào tiết hoa lê nở, người xưa ưa thích tụ tập vui đùa dưới bóng hoa, gọi một cách trang nhã là “tẩy trang”.
(4) Thơ của Nhữ Dương hầu Mục Thanh Thục (Đường), dịch nghĩa là: Cùng uống rượu dưới gốc lê, hoa lê rụng trắng đầu, mùi thơm thanh nhã từ cây ngọc tỏa ra, bàn chuyện giang sơn chỉ là uổng phí.
(5) Chỉ tình thế nguy hiểm, xung quanh đều có kẻ địch, không tìm được đường thoát.
(6) Bài “Tặng phu” kỳ nhất của Vi Hoàng đời Đường. Dịch nghĩa: Không được ở bên nhau mãi mãi, tuổi xuân đã tàn tạ, chuyến du chơi xưa nay đã lùi xa, hoàng tuyền lại là nhà.
(7) Bài “Tặng phu” kỳ nhị của Vi Hoàng đời Đường. Dịch nghĩa: Đã sớm biết ly biệt là đau lòng như cắt, hối hận rằng sao xưa nay ân ái mặn nồng. Hoàng tuyền âm u tăm tối tuy đã lùi xa, rạng ngày lại tìm kiếm lần nữa quanh nhà.
/27
|