Duyên - Bạch Lạc Mai
Chương 17 - Quyển 3 - Chương 3: Quanh Co Đường Dốc Vắng, Hoa Cỏ Ngát Thiền Môn
/46
|
Đề thiền viện phía sau chùa Phá Sơn
Sớm mai thăm chùa cổ,
Cây cao rợp nắng hồng.
Quanh co đường dốc vắng,
Hoa cỏ ngát Thiền môn.
Trời quang vờn chim núi,
Hồ trong thanh tịnh lòng.
Trời cao im phăng phắc,
Xa xa tiếng chuông đồng[1].
Thường Kiến
[1] Bản dịch Hải Đà.
Có lúc muốn học theo một nhà sư nào đó, ngồi thiền giữa trần thế. Sáng ra pha một ấm trà xanh, châm một lò hương ấm, tĩnh tọa trong căn phòng thanh tịnh. Ngắm chậu văn trúc để bình lặng tâm tình, một chú chim sẻ bỗng đâu đậu xuống bên cửa, lặng thinh không hót, như đang tưởng nhớ cố nhân nào ở nơi xa. Đến khi trà lạnh hương tàn, lòng vẫn chẳng khác chi lúc ban đầu, cũng chưa tham thấu được điều gì, nhưng tôi biết rõ, quá trình không bị phân tán, không vướng tạp niệm ấy, chính là một loại thiền định.
Không cứ là người trong cửa Phật hay cư sĩ mới có thể tham thiền ngộ đạo. Đời người vốn là một cuốn sách thiền, mỗi chương mỗi hồi đều ẩn chứa huyền cơ sâu sắc, mà mỗi quá trình phức tạp, chẳng qua cũng là tổ hợp của những điều đơn giản đấy thôi. Chúng ta hay phàn nàn về sự tầm thường của bản thân, mà không biết rằng, một trái tim bình thường mới tham thấu được lẽ đời sâu xa khó hiểu. Sách thiền thực sự là cuốn sách mà mọi chúng sinh đều có thể đọc hiểu, một câu một chữ bình thường cũng gợi mở được đạo lý thâm sâu. Đời sống như Thiền, dùng lòng thiền để khoan dung hết thảy, buồn khổ tất nhiên sẽ theo đó mà giảm thiểu, còn an nhàn tất quanh quẩn bên mình.
Còn nhớ thuở thiếu niên từng đọc được một câu thơ: Quanh co đường dốc vắng, hoa cỏ ngát Thiền môn. Bấy giờ, hướng thiền chính là suy nghĩ muốn lánh đời siêu thoát. Chỉ cảm thấy lòng của người tu thiền sẽ rời xa hồng trần vạn trượng, tránh khỏi phiền nhiễu thế tục. Người trên thế gian ở giữa phố chợ, còn nhà sư nên gửi thân nơi chùa miếu trong núi sâu. Nếu muốn kiếm tìm, tất phải băng qua con đường thâm u ngoắt ngoéo mới thấy được thiền phòng ẩn trong rừng thẳm núi sâu, không để thế tục quấy rầy. Xưa nay chùa chiền miếu mạo xây trong núi sâu đỉnh cao, là để sư sãi có thể tĩnh tọa tham thiền giữa thiên nhiên, tu luyện với mây trắng gió lành, ngộ bồ đề cùng cỏ hoa sâu kiến. Đèn xanh sách cũ là tri kỷ, trống chiều chuông sớm là bạn bầu, chỉ những ai chịu được thanh bần và tịch mịch mới thấu hiểu lẽ vui buồn của cuộc đời. Xưa nay cũng có rất nhiều cao tăng sau khi nếm trải cảm giác cô tịch trong chùa, lựa chọn xuất trần nhập thế, tham ngộ thiền ý tại chốn hồng trần sâu nhất. Lầu Tần quán Sở[1] cũng có thể thành bồ đề đạo tràng, ca múa là Phạn âm, rượu thịt là cơm chay. Đó là bởi lòng họ sớm đã thanh tịnh như nước, chẳng dục vọng nào khuấy động nổi. Đời người như dòng nước, lòng ở đầu nguồn, thân ở cuối nguồn. Tuổi hoa đã trôi xuôi một đi không trở lại, song tư tưởng lại lắng đọng theo thời gian, càng lắng càng sâu. Một kẻ không bị ham muốn vật chất trói buộc mới có thể vượt qua chính mình, độ hóa cho người khác.
[1] Chỉ nơi hát múa, cũng chỉ kỹ viện.
Rất nhiều nhà sư, thoạt đầu ngồi thiền tu luyện có lẽ để cầu giải thoát cho mình, xa rời trần thế nên khó tránh có những ý nghĩ tiêu cực. Song đến cuối cùng lại bị thiền lý trong kinh sách cảm hóa, quên cả sự tồn tại của bản thân, chỉ nghĩ cho vô vàn chúng sinh, muốn giải cứu chúng sinh khỏi lưới trần đau khổ, để bọn họ hiểu được rằng, hết thảy nhớ nhung lưu luyến đều là tự tìm phiền não. Cái gọi là nhân quả tự đền, trong lưới trần, đâu đâu cũng là gai nhọn, nếu không động đậy thì mới khỏi bị thương, còn như vùng vẫy, tất sẽ dính đầy thương tích. Tĩnh, có thể tiêu trừ tất cả chấp niệm; thiện, có thể hóa giải hết thảy tội ác.
Thực ra mấy câu Quanh co đường dốc vắng, hoa cỏ ngát Thiền môn chỉ là một ý cảnh thanh u dành cho những người đang đắm chìm trong cõi thế mà thôi. Bọn họ từng hết mực tin tưởng phồn hoa, song sau đó nhất định sẽ có cái nhìn khác về thanh đạm. Cũng như ban đầu bạn ôm lòng cố chấp với tình cảm, ngỡ rằng không bao giờ hối hận, nhưng đến cuối cùng lại phát hiện ra, tất cả những ân tình sâu nặng chết đi sống lại đều chẳng đáng nhắc đến. Cuốn sách cuộc đời càng kín đặc thì cõi lòng lại càng trống không. Cuộc sống chính là như vậy, tiễn đưa hôm nay rồi lại hoài niệm hôm qua, song vẫn chờ đợi ngày mai. Nơi mà chúng ta cứ ngỡ là chốn về, thực ra chỉ là trạm nghỉ, bấy nhiêu tụ tán hối hả kia cũng tựa mây trôi, đi đi đến đến, chẳng hề cố định.
Về sau mới biết, người viết ra hai câu thơ này là Thường Kiến, thi nhân đời Đường, không rõ tên hiệu cùng năm sinh năm mất. Ông thi đỗ tiến sĩ, nhưng cả đời chìm nổi bất đắc chí, ngao du sơn thủy, văn thơ mang ý cảnh thanh tĩnh khác hẳn, ngôn ngữ mộc mạc tự nhiên, tự có thành tựu riêng. Bài Đề thiền viện sau chùa Phá Sơn này được người đời ưa thích vì thiền ý thâm sâu và cảnh giới cao xa của nó. Thử tưởng tượng một sáng mát mẻ, thi nhân tản bộ tới ngôi chùa cổ, thấy ánh mặt trời khoan thai từ rừng sâu chảy ra, con đường mòn quanh co âm u, hoa cỏ dây leo bò khắp thiền phòng, thời gian xanh sẫm lặng lẽ nở rộ, chim chóc linh lợi đùa giỡn hót vang trong rừng, lòng như ở giữa đầm nước lặng, từ từ trống không. Đó là một thiền giới không bị quấy nhiễu, yên tĩnh đến nỗi chỉ láng máng nghe thấy Phạn âm, khẽ ngâm nga một đoạn tiếng lòng từ kiếp trước.
Giống như tôi lúc này đây, một mình, một chén trà, ngồi từ sáng sớm đến chiều vào một ngày cuối thu. Ánh dương len qua khe cửa rọi vào, đậu trên cuốn sách đóng chỉ đang mở, lay động giấc mơ dang dở của tôi. Trong mơ tôi quay về triều Đường, thành Trường An một ngàn năm trước cũng là giấc mộng chung của biết bao văn nhân nhã sĩ. Văn chương thu nhạn, tâm sự cúc hoa, cùng một quãng thời gian ấy, mỗi người lại sống một cuộc đời khác nhau. Có những người xa cách cả ngàn năm mà vẫn có thể dốc gan dốc ruột, có những kẻ gần trong gang tấc nhưng lại như người dưng nước lã. Cùng một bài thơ Đường, nhưng mỗi người lại rung động vì những câu từ khác nhau. Tình cảm là nhược điểm trí mạng của nhân tính, người mà bạn yêu thương, có lẽ cũng chỉ bình thường giản dị, nhưng lại khiến bạn không sao quên được, những câu chữ bạn ưa thích, có lẽ cũng mộc mạc giản đơn, song lại khiến bạn quyến luyến không nguôi.
Có lúc lẩn mẩn nghĩ, duyên phận rốt cuộc là gì nhỉ, mà khiến kẻ tu thiền tin tưởng và lưu luyến nhường ấy. Rất nhiều người canh cánh về duyên phận, chẳng nề vất vả nỗ lực, để rồi lại phát hiện ra, xoay xoay chuyển chuyển, vẫn không chống nổi vận mệnh an bài. Có duyên có phận thì dẫu ngược đường chung quy cũng đi đến cùng một đích. Vô duyên vô phận, dù quấn quýt bám víu tựa dây mây, rồi cũng khô héo chia lìa. Tôi từng rất thích một cái tên khác của hoa thược dược, gọi là tương ly. Cái tên này mang một vẻ mỹ
lệ khiến người ta sầu thảm, như một khúc cổ nhạc ai oán, hát đến đoạn cuối thì càng đi càng xa, khiến người ta luyến tiếc khôn nguôi.
Đời người sợ nhất chia ly, đau đớn nhất, lưu luyến nhất, không gì ngoài ly biệt. Hai tay mười ngón đan nhau lại từ từ rời ra, đôi cặp mắt đắm đuối nhìn nhau, thoắt chốc đã để vuột mất phong vận của đối phương, trong khoảnh khắc quay đi, cả nước mắt cũng chẳng còn sức mà nhỏ xuống, đó chính là nỗi bất lực của chia ly. Thậm chí tôi không thể tưởng tượng nổi, thược dược đại đóa nở ra tươi đẹp như vậy, tuyệt diễm như vậy, sao có thể mang một cái tên bi ai đến thế. Bất kể tình sâu thế nào, đều sẽ kinh động thời gian, ký ức sẽ ủ ra tai nạn, điều duy nhất chúng ta có thể làm, chính là tự thỏa mãn với vui buồn.
Hiện thực quá nặng nề, nặng đến nỗi một chiếc lá rụng mùa thu cũng có thể đập vào người làm tổn thương. Bốn mùa hối hả đổi dời, khiến chúng ta chẳng dám khăng khăng cố chấp nữa. Gom góp lá rơi, gấp xếp ký ức, để mỗi khi hiu quạnh lại có quá khứ mà ôn lại. Trước cuộc sống, những kẻ đã từng sung túc đến mức có thể tha hồ vung phí như chúng ta, có một ngày lại bần cùng chỉ còn hai bàn tay trắng. Lúc bấy giờ, ta cũng chẳng còn tư các chọn lựa nữa, chỉ có thể đứng dưới một gốc cây khô, quan sát thế giới chìm nổi này, mãi đến khi không đành lòng.
Có lẽ nhà thơ tên Thường Kiến kia, sớm đã nếm trải nỗi bất lực của chia ly, sự tàn nhẫn của mất mát. Ông không muốn dây dưa quá nhiều với hiện thực nữa, bèn bỏ phố thị vào chùa miếu, chuyển từ huyên náo sang tĩnh lặng. Ông tham thiền giữa non nước, để nỗi lòng u sầu thảm đạm của mình cảm nhiễm sang vô vàn người khác trên đời. Đọc xong bài thơ này, tâm linh tôi dường như cũng ngừng phiêu bạt, thà sửa sang lại câu chuyện và chương hồi mà cuộc đời đã sắp đặt đâu vào đấy, quyết không phụ thêm một quãng thời gian tĩnh lặng nào nữa.
Sớm mai thăm chùa cổ,
Cây cao rợp nắng hồng.
Quanh co đường dốc vắng,
Hoa cỏ ngát Thiền môn.
Trời quang vờn chim núi,
Hồ trong thanh tịnh lòng.
Trời cao im phăng phắc,
Xa xa tiếng chuông đồng[1].
Thường Kiến
[1] Bản dịch Hải Đà.
Có lúc muốn học theo một nhà sư nào đó, ngồi thiền giữa trần thế. Sáng ra pha một ấm trà xanh, châm một lò hương ấm, tĩnh tọa trong căn phòng thanh tịnh. Ngắm chậu văn trúc để bình lặng tâm tình, một chú chim sẻ bỗng đâu đậu xuống bên cửa, lặng thinh không hót, như đang tưởng nhớ cố nhân nào ở nơi xa. Đến khi trà lạnh hương tàn, lòng vẫn chẳng khác chi lúc ban đầu, cũng chưa tham thấu được điều gì, nhưng tôi biết rõ, quá trình không bị phân tán, không vướng tạp niệm ấy, chính là một loại thiền định.
Không cứ là người trong cửa Phật hay cư sĩ mới có thể tham thiền ngộ đạo. Đời người vốn là một cuốn sách thiền, mỗi chương mỗi hồi đều ẩn chứa huyền cơ sâu sắc, mà mỗi quá trình phức tạp, chẳng qua cũng là tổ hợp của những điều đơn giản đấy thôi. Chúng ta hay phàn nàn về sự tầm thường của bản thân, mà không biết rằng, một trái tim bình thường mới tham thấu được lẽ đời sâu xa khó hiểu. Sách thiền thực sự là cuốn sách mà mọi chúng sinh đều có thể đọc hiểu, một câu một chữ bình thường cũng gợi mở được đạo lý thâm sâu. Đời sống như Thiền, dùng lòng thiền để khoan dung hết thảy, buồn khổ tất nhiên sẽ theo đó mà giảm thiểu, còn an nhàn tất quanh quẩn bên mình.
Còn nhớ thuở thiếu niên từng đọc được một câu thơ: Quanh co đường dốc vắng, hoa cỏ ngát Thiền môn. Bấy giờ, hướng thiền chính là suy nghĩ muốn lánh đời siêu thoát. Chỉ cảm thấy lòng của người tu thiền sẽ rời xa hồng trần vạn trượng, tránh khỏi phiền nhiễu thế tục. Người trên thế gian ở giữa phố chợ, còn nhà sư nên gửi thân nơi chùa miếu trong núi sâu. Nếu muốn kiếm tìm, tất phải băng qua con đường thâm u ngoắt ngoéo mới thấy được thiền phòng ẩn trong rừng thẳm núi sâu, không để thế tục quấy rầy. Xưa nay chùa chiền miếu mạo xây trong núi sâu đỉnh cao, là để sư sãi có thể tĩnh tọa tham thiền giữa thiên nhiên, tu luyện với mây trắng gió lành, ngộ bồ đề cùng cỏ hoa sâu kiến. Đèn xanh sách cũ là tri kỷ, trống chiều chuông sớm là bạn bầu, chỉ những ai chịu được thanh bần và tịch mịch mới thấu hiểu lẽ vui buồn của cuộc đời. Xưa nay cũng có rất nhiều cao tăng sau khi nếm trải cảm giác cô tịch trong chùa, lựa chọn xuất trần nhập thế, tham ngộ thiền ý tại chốn hồng trần sâu nhất. Lầu Tần quán Sở[1] cũng có thể thành bồ đề đạo tràng, ca múa là Phạn âm, rượu thịt là cơm chay. Đó là bởi lòng họ sớm đã thanh tịnh như nước, chẳng dục vọng nào khuấy động nổi. Đời người như dòng nước, lòng ở đầu nguồn, thân ở cuối nguồn. Tuổi hoa đã trôi xuôi một đi không trở lại, song tư tưởng lại lắng đọng theo thời gian, càng lắng càng sâu. Một kẻ không bị ham muốn vật chất trói buộc mới có thể vượt qua chính mình, độ hóa cho người khác.
[1] Chỉ nơi hát múa, cũng chỉ kỹ viện.
Rất nhiều nhà sư, thoạt đầu ngồi thiền tu luyện có lẽ để cầu giải thoát cho mình, xa rời trần thế nên khó tránh có những ý nghĩ tiêu cực. Song đến cuối cùng lại bị thiền lý trong kinh sách cảm hóa, quên cả sự tồn tại của bản thân, chỉ nghĩ cho vô vàn chúng sinh, muốn giải cứu chúng sinh khỏi lưới trần đau khổ, để bọn họ hiểu được rằng, hết thảy nhớ nhung lưu luyến đều là tự tìm phiền não. Cái gọi là nhân quả tự đền, trong lưới trần, đâu đâu cũng là gai nhọn, nếu không động đậy thì mới khỏi bị thương, còn như vùng vẫy, tất sẽ dính đầy thương tích. Tĩnh, có thể tiêu trừ tất cả chấp niệm; thiện, có thể hóa giải hết thảy tội ác.
Thực ra mấy câu Quanh co đường dốc vắng, hoa cỏ ngát Thiền môn chỉ là một ý cảnh thanh u dành cho những người đang đắm chìm trong cõi thế mà thôi. Bọn họ từng hết mực tin tưởng phồn hoa, song sau đó nhất định sẽ có cái nhìn khác về thanh đạm. Cũng như ban đầu bạn ôm lòng cố chấp với tình cảm, ngỡ rằng không bao giờ hối hận, nhưng đến cuối cùng lại phát hiện ra, tất cả những ân tình sâu nặng chết đi sống lại đều chẳng đáng nhắc đến. Cuốn sách cuộc đời càng kín đặc thì cõi lòng lại càng trống không. Cuộc sống chính là như vậy, tiễn đưa hôm nay rồi lại hoài niệm hôm qua, song vẫn chờ đợi ngày mai. Nơi mà chúng ta cứ ngỡ là chốn về, thực ra chỉ là trạm nghỉ, bấy nhiêu tụ tán hối hả kia cũng tựa mây trôi, đi đi đến đến, chẳng hề cố định.
Về sau mới biết, người viết ra hai câu thơ này là Thường Kiến, thi nhân đời Đường, không rõ tên hiệu cùng năm sinh năm mất. Ông thi đỗ tiến sĩ, nhưng cả đời chìm nổi bất đắc chí, ngao du sơn thủy, văn thơ mang ý cảnh thanh tĩnh khác hẳn, ngôn ngữ mộc mạc tự nhiên, tự có thành tựu riêng. Bài Đề thiền viện sau chùa Phá Sơn này được người đời ưa thích vì thiền ý thâm sâu và cảnh giới cao xa của nó. Thử tưởng tượng một sáng mát mẻ, thi nhân tản bộ tới ngôi chùa cổ, thấy ánh mặt trời khoan thai từ rừng sâu chảy ra, con đường mòn quanh co âm u, hoa cỏ dây leo bò khắp thiền phòng, thời gian xanh sẫm lặng lẽ nở rộ, chim chóc linh lợi đùa giỡn hót vang trong rừng, lòng như ở giữa đầm nước lặng, từ từ trống không. Đó là một thiền giới không bị quấy nhiễu, yên tĩnh đến nỗi chỉ láng máng nghe thấy Phạn âm, khẽ ngâm nga một đoạn tiếng lòng từ kiếp trước.
Giống như tôi lúc này đây, một mình, một chén trà, ngồi từ sáng sớm đến chiều vào một ngày cuối thu. Ánh dương len qua khe cửa rọi vào, đậu trên cuốn sách đóng chỉ đang mở, lay động giấc mơ dang dở của tôi. Trong mơ tôi quay về triều Đường, thành Trường An một ngàn năm trước cũng là giấc mộng chung của biết bao văn nhân nhã sĩ. Văn chương thu nhạn, tâm sự cúc hoa, cùng một quãng thời gian ấy, mỗi người lại sống một cuộc đời khác nhau. Có những người xa cách cả ngàn năm mà vẫn có thể dốc gan dốc ruột, có những kẻ gần trong gang tấc nhưng lại như người dưng nước lã. Cùng một bài thơ Đường, nhưng mỗi người lại rung động vì những câu từ khác nhau. Tình cảm là nhược điểm trí mạng của nhân tính, người mà bạn yêu thương, có lẽ cũng chỉ bình thường giản dị, nhưng lại khiến bạn không sao quên được, những câu chữ bạn ưa thích, có lẽ cũng mộc mạc giản đơn, song lại khiến bạn quyến luyến không nguôi.
Có lúc lẩn mẩn nghĩ, duyên phận rốt cuộc là gì nhỉ, mà khiến kẻ tu thiền tin tưởng và lưu luyến nhường ấy. Rất nhiều người canh cánh về duyên phận, chẳng nề vất vả nỗ lực, để rồi lại phát hiện ra, xoay xoay chuyển chuyển, vẫn không chống nổi vận mệnh an bài. Có duyên có phận thì dẫu ngược đường chung quy cũng đi đến cùng một đích. Vô duyên vô phận, dù quấn quýt bám víu tựa dây mây, rồi cũng khô héo chia lìa. Tôi từng rất thích một cái tên khác của hoa thược dược, gọi là tương ly. Cái tên này mang một vẻ mỹ
lệ khiến người ta sầu thảm, như một khúc cổ nhạc ai oán, hát đến đoạn cuối thì càng đi càng xa, khiến người ta luyến tiếc khôn nguôi.
Đời người sợ nhất chia ly, đau đớn nhất, lưu luyến nhất, không gì ngoài ly biệt. Hai tay mười ngón đan nhau lại từ từ rời ra, đôi cặp mắt đắm đuối nhìn nhau, thoắt chốc đã để vuột mất phong vận của đối phương, trong khoảnh khắc quay đi, cả nước mắt cũng chẳng còn sức mà nhỏ xuống, đó chính là nỗi bất lực của chia ly. Thậm chí tôi không thể tưởng tượng nổi, thược dược đại đóa nở ra tươi đẹp như vậy, tuyệt diễm như vậy, sao có thể mang một cái tên bi ai đến thế. Bất kể tình sâu thế nào, đều sẽ kinh động thời gian, ký ức sẽ ủ ra tai nạn, điều duy nhất chúng ta có thể làm, chính là tự thỏa mãn với vui buồn.
Hiện thực quá nặng nề, nặng đến nỗi một chiếc lá rụng mùa thu cũng có thể đập vào người làm tổn thương. Bốn mùa hối hả đổi dời, khiến chúng ta chẳng dám khăng khăng cố chấp nữa. Gom góp lá rơi, gấp xếp ký ức, để mỗi khi hiu quạnh lại có quá khứ mà ôn lại. Trước cuộc sống, những kẻ đã từng sung túc đến mức có thể tha hồ vung phí như chúng ta, có một ngày lại bần cùng chỉ còn hai bàn tay trắng. Lúc bấy giờ, ta cũng chẳng còn tư các chọn lựa nữa, chỉ có thể đứng dưới một gốc cây khô, quan sát thế giới chìm nổi này, mãi đến khi không đành lòng.
Có lẽ nhà thơ tên Thường Kiến kia, sớm đã nếm trải nỗi bất lực của chia ly, sự tàn nhẫn của mất mát. Ông không muốn dây dưa quá nhiều với hiện thực nữa, bèn bỏ phố thị vào chùa miếu, chuyển từ huyên náo sang tĩnh lặng. Ông tham thiền giữa non nước, để nỗi lòng u sầu thảm đạm của mình cảm nhiễm sang vô vàn người khác trên đời. Đọc xong bài thơ này, tâm linh tôi dường như cũng ngừng phiêu bạt, thà sửa sang lại câu chuyện và chương hồi mà cuộc đời đã sắp đặt đâu vào đấy, quyết không phụ thêm một quãng thời gian tĩnh lặng nào nữa.
/46
|