“CÁC HOÀNG TỬ ĐÃ TRƯỞNG THÀNH, TA MUỐN PHONG VƯƠNG.”
Bị nhéo lỗ tai, đau thì đau, nhưng mà là nỗi đau rất ngọt ngào. Sau đó Trịnh Diễm không chạy mất, tới xoa nhẹ cho chàng, ngửi mùi thơm trên cơ thể thiếu nữ, chẳng những có thể chọt chọt, mà còn gần đến nỗi nhìn thấy…
“Khanh cười gì thế?” Bỗng nhiên trước mặt xuất hiện một ông bác tóc muối tiêu, Trì Tu Chi thầm cả kinh, nhưng trên mặt vẫn tỉnh rụi.
“Rời khỏi kinh mấy tháng nay không được nhìn thiên nhan, nay đã trở về, không khỏi sướng vui.” Trì Tu Chi cẩn thận trả lời.
“Đệch!” Hoàng đế khinh bỉ chửi đổng, “Khanh không tự soi gương xem mình cười ra cái bộ gì, không nhớ con gái người ta mà cười phát ghét vậy được hả?” Dẫu Hoàng đế tin tưởng, nhưng vẫn chưa đến mức quá dở hơi.
Trì Tu Chi cười tủm tỉm: “Bệ hạ thật thánh minh, vì lẽ đó mà gọi là Thánh nhân.”
“Khà khà, không đợi nổi nữa hả?” Đã bình định lưu dân xong, tâm tình Hoàng đế vui vẻ hơn nhiều: “Đợi không nổi hả? Nhưng tiếc là A Diễm còn nhỏ, chưa cập kê được~ mà Trịnh An Dân cũng không gả con gái sớm vậy đâu.”
Hoàng đế và bà ngoại chàng, ở chỗ nào đó có điểm giống nhau, đều là lão ngoan đồng.
Trì Tu Chi cố tình không để ý, ra vẻ đàng hoàng: “Ngọc quý trên tay, đương nhiên sẽ luyến tiếc. Tướng công yêu thương A Diễm, thần cũng mừng cho nàng.”
Hoàng đế nhe răng: “Chậc, vốn muốn giúp cho một tay, nhưng mà hình như có người không muốn nhận!”
“Bệ hạ…”
“Hử?” Chẳng lẽ muốn nhờ vả? Nhờ cũng đếch được đâu! Hoàng đế cũng chẳng thể quyết được chuyện này, đấy là trách nhiệm của phụ huynh người ta. Hoàng đế khoái chí nghĩ, khi Trì Tu Chi nhờ ngài, ngài sẽ nói với chàng, chuyện này ngài không quản được, hớn hở nhìn khuôn mặt bình tĩnh của ông cụ non này bị nứt toác.
Chuyện Hoàng đế làm mai, thật ra cũng có – hai bên đồng ý nể mặt Hoàng đế một chút là được; còn nếu không quan tâm, ngài có nói gì cũng vô ích. Trừ việc này, Hoàng đế chỉ có thể quyết định chuyện cưới xin của con nhà mình mà thôi, cháu trai cháu gái cũng được – nhưng điều kiện tiên quyết, nhà bên kia cũng đồng ý, nếu không, cứ tham khảo trường hợp của Trưởng công chúa Khánh Lâm.
“Bệ hạ cũng có con gái, xin đừng để lỡ tuổi xuân của chư vị công chúa.”
“~~o(>_<)o ~~” Nhắc tới con gái mình, Hoàng đế ỉu xìu ngay lập tức. Con gái Hoàng đế không sợ ế, nhưng phải xem là gả cho ai, gả công chúa cho nhà bình thường, người ta cầu còn không được, nhà huân quý thì cân nhắc một tí cũng chịu ngay. Nhưng thế gia thì… bây giờ các cô công chúa ngày càng kinh khủng, người sẵn lòng cưới về không nhiều. Cho dù lúc kết hôn bình thường là thế, không chừng sau khi cưới liền thành biến thái.
“Chẳng ngoan gì cả.” Hoàng đế lầm bầm, không trêu Trì Tu Chi nữa.
Trì Tu Chi lại trở nên nghiêm túc: “Thánh nhân, ngày mai thánh giá bắt đầu khởi hành đến cung Thúy Vi, các nha thự đã được định sẵn, nhưng sắp tới có các tài tử văn hay chữ tốt phụng chiếu vào kinh, không biết sẽ sắp xếp ở đâu?” Trong thành có nhiều phòng trống, nhưng Hi Sơn thì không được như vậy.
Hoàng đế sờ mũi: “Chọn một thiền điện, cho ở đó!”
“Ở chung à?” Trì Tu Chi kinh ngạc, “Tài tử tính tình khác nhau, có kẻ không hợp, ở chung một chỗ, sẽ náo loạn lắm.”
“Náo thì náo,” Hoàng đế cười nham hiểm, “Lúc đó mới có thể biết được phẩm hạnh của từng người. Ta thấy đừng để xa quá, cung Dặc Du bên phải cũng được. Trước cung Dặc Du có hồ nước, là nơi tuần tra nghỉ ngơi, lại ngăn cách với cung Thúy Vi. Cứ để đám tài tử già trẻ ở chung một chỗ, tham gia hoạt động tập thể, cũng tránh các công chúa lại làm gì bậy bạ.”
Trì Tu Chi thấy thế nào cũng được, chuyện này không cần chàng lo, chỉ cần truyền mệnh là được. Có điều – “Ai quản những người này? Chỉ sợ bọn họ không dễ dàng chịu tuân thủ quy củ.” Tài tử danh sĩ ấy mà, luôn lấy chuyện thách thức quy tắc làm vui.
Hoàng đế cười nói: “Còn nói khanh thông minh, sao lại quên đang sẵn một người đó? Em rể tài của ta, thầy giáo giỏi của khanh, không phải là người thích hợp nhất sao?”
Trì Tu Chi thầm hận mình nhiều lời. Tài tử và danh sĩ trước nay không giống nhau, tính tình danh sĩ phóng khoáng, tài tử lại thối miệng. Hai loại này đều kiêu ngạo, nhưng tài tử thì đáng ghét hơn nhiều. Danh sĩ như Quý Phồn, năm đó bị Trịnh Tĩnh Nghiệp ép phải nhận học trò, cũng đành chấp nhận. Sau khi vào kinh bị Trịnh Tĩnh Nghiệp gài bẫy, nhận ra mình chưa đủ trình, cũng sảng khoái rời đi. Đổi lại là một tài tử xem, không chửi oang oang đến tận khi bạn xuống mồ mới là lạ! Mắng chết bạn là đã là tích đức, không tích đức là chửi một nhà, nặng hơn thì cả tông chi họ hàng, ghê gớm không?
Để Cố Ích Thuần ở chung với ‘Tài tử’, phúc họa khó ngờ! Tài tử kiêu ngạo, vào kinh sẽ càng tỏ ra hơn người, không như ý sẽ chửi đổng lên cho xem!
“Còn thất thần gì đó? Cho người mời Phò mã tới đi.” Hoàng đế giục.
Trì Tu Chi đành nghe theo, tự chạy tới Cố gia thỉnh tội: “Học trò không nên lắm lời.”
Cố Ích Thuần nói: “Ta còn tưởng là chuyện gì, không cần lo đâu.”
Trưởng công chúa Khánh Lâm bảo: “Thằng bé lo lắng vì muốn tốt cho ông mà. Ông nghĩ đám người này dễ đối phó chắc? Ngụy Tĩnh Uyên năm đó, thanh danh bị bôi xấu đến vậy, ông nói xem tại vì sao? Chẳng qua Ngự sử tố ông ta đã sai lầm, thế mà đã trên triều ngoài dân nói ông ta không phải người đàng hoàng! Dân nghèo, nào có thể biết được Ngụy Tĩnh Yên đã làm gì? Ngàn không nên, vạn chớ làm, chỉ do ông ta bảo tài tử Lư Thế Huân ‘Hay ba hoa mà chẳng có tài’. Nói thế cũng đúng, vì lão ta chỉ biết chút văn thơ, không làm nên cơm cháo gì. Bản thân Lư Thế Huân có tài, nghĩ mình sẽ làm những chuyện thật vĩ đại, không bái tướng cũng là quan thanh quý. Bị Ngụy Tĩnh Uyên nói thế, quê quá hóa giận, thế là hả họng ra, từ đó về sau chỉ làm một việc – mắng chửi Ngụy Tĩnh Uyên. Có người mắng, thì có người vui vẻ truyền, qua lại với nhau, đến cả tổ tiên cũng bị vạ lây. Còn đặt điều nói do kiếp trước không tu.”
Cố Ích Thuần đưa cho vợ một chén trà: “Bà bớt giận đi. Thánh nhân đã ra lệnh ta trông coi bọn họ thì cứ làm thôi, chỉ cần không tranh chấp, bọn họ viết văn ta viết chữ, chẳng dính dáng gì tới nhau cả,” Cố Ích Thuần cười gian xảo, “Ta có một bộ xiêm y vào triều mà.” Lễ phục của Phò mã, ông dùng thân phận Phò mã để gặp bọn họ, tuyệt đối không nói chuyện thơ văn.
Trì Tu Chi thở phào nhẹ nhõm: “Vậy là tốt rồi, học trò đi phục chỉ đây ạ.”
“Con vội gì thế?” Trưởng công chúa Khánh Lâm ngăn chàng lại, “Sắp dọn nhà rồi, con ở đây ngồi thêm tí nữa, nói xem cần dùng gì, ta coi còn sót gì nữa không. Dù sao chưa rời khỏi đây, vẫn coi như đang làm việc cho Thánh nhân mà.”
Trì Tu Chi thưa: “Cứ như mấy năm trước là được, làm phiền sư mẫu. Quả không thể ở lại lâu, hai ngày nay Thánh nhân đang muốn thay đổi trưởng quan các châu quận, học trò phải trở về nhận mệnh.”
“Đây là chính sự, thôi con cứ đi.”
***
Đã bình định xong lưu dân, người được trung ương cử đi công tác cũng đã nhận thưởng, đây là lúc tính sổ với các địa phương. Trịnh Tĩnh Nghiệp quản lý nhân sự, hiệu suất rất cao, đã liệt kê danh sách xong, phần dưới còn ghi chú chức vụ của từng người, biểu hiện, chờ nghe thánh phán.
Lúc Trì Tu Chi trở về chước chỉ thì thấy Hoàng đế đang bàn chuyện với Trịnh Tĩnh Nghiệp, Tưởng Tiến Hiền, Vi Tri Miễn, biểu hiện của các quan viên thế nào đều đã được viết giấy trắng mực đen rõ ràng, có Tiễu thảo sứ, Phủ úy sứ này gần gũi với Thừa tướng kia, vị khác lại một lòng với Tướng công nọ, có người trung thành với Hoàng đế, coi như cũng khá chính xác. Về tình hình cơ bản, bốn người không khác nhau mấy.
Trọng tâm buổi thảo luận ở chỗ, Tưởng Tiến Hiền cho rằng trong hoạt động bình định lưu dân kì này, các ‘Thân sĩ nghĩa dân’ đã đóng góp rất nhiều, nên có khen thưởng. Hoàng đế đồng ý với ý kiến ấy, nhưng khi Tưởng Tiến Hiền nói: “Hà Dương Chu thị tận trung vì nước, nên tuyên dương, con cháu Chu thị cũng có tài, có thể dùng.” Thì Hoàng đế rất không vui: “Khen khen cái gì? Khen hắn tận trung đến nỗi nghịch phỉ tràn khắp Hà Dương hả?”
Vi Tri Miễn thưa: “Dù sao Chu thị đã cố gắng, nếu không khen thưởng, e sẽ rét lòng kẻ sĩ.”
Hoàng đế giận dữ: “Các khanh như thế, không lẽ không sợ rét lòng Trì Tu Chi?” Hoàng đế nói thẳng. Vi Tri Miễn, Tưởng Tiến Hiền không dám tranh cãi nữa. Trịnh Tĩnh Nghiệp nói: “Chu thị chỉ là chuyện nhỏ, quan trọng bây giờ là chọn quan đến các địa phương, khuyến khích nuôi trồng. Bây giờ mưa nhiều, phải qua được một mùa hoa màu, đến thu mới có thể cung ứng, dân chúng không đến nỗi lại đói kém.”
Xử lý xong xuôi, chính là lúc điều động nhân sự lớn, quan lại có biểu hiện tốt sẽ được thăng chức hoặc điều về kinh, kém cỏi đương nhiên sẽ bị phạt, lại kiểm tra tư liệu Lại bộ, chọn vài người ưu tú để bổ sung vào chức quan trống ở châu quận. Hoàng đế thấy cặp cha vợ con rể, liền nhớ tới hai người con trai Trịnh Tĩnh Nghiệp đã đưa đến địa phương để lịch dịch, trong các Thừa tướng chỉ có Trịnh Tĩnh Nghiệp coi trọng tình hình hạn hán nhất, Trịnh Tú, Trịnh Kỳ vào kinh gặp vua cũng có nhắc tới, dốc lòng phòng tai. Gia đình này rất quan tâm đến dân sinh, một lòng vì nước, trong lòng Hoàng đế đã có kết luận riêng.
Sau Trì Tu Chi tiến vào, trước mặt Hoàng đế, không hành lễ với Thừa tướng, chỉ đưa mắt chào. Hoàng đế thấy chàng tới, hớn hở hỏi: “Tư Huyền nói sao?”
“Thánh nhân có lệnh, không thể không theo.”
“Thế mới được chứ!” Hoàng đế vừa lòng, “Sảng khoái không, vui không?”
Vui vui vẻ vẻ, Hoàng đế trục xuất Thứ sử ở hai châu có lưu dân, đồng thời đề cử hai con trai của Trịnh Tĩnh Nghiệp: “Trịnh Tú làm Thứ sử Ký Châu, Trịnh Kỳ làm Thứ sử Tịnh Châu.”
Trịnh Tĩnh Nghiệp rất chuyên nghiệp, không đợi người khác phản đối, nghiêm túc nói với Hoàng đế: “Hai thằng con của thần, thật ra mới chỉ làm Quận thủ bốn năm, nay quản cả một châu, e khó có thể gánh vác.”
Cơn giận Hoàng đế chưa tan, nổi giận: “Cái gì mà không thể đảm nhiệm? Chỉ cần một lòng vì dân là có thể làm quan tốt.”
Trịnh Tĩnh Nghiệp giảng đạo lý cho ngài: “Không phải chỉ cần có tấm lòng là làm giỏi, với lại hai con trai đều làm Thứ sử, nên tránh hiềm nghi.”
“Dài dòng! Trong các quận gặp tai thì chỗ của bọn nó sống yên ổn nhất, có thể thấy có năng lực, chớ vì khanh là Tể tướng mà áp lực lên bọn nhỏ!” Hoàng đế nổi cơn bướng: “Đừng có mà dây dưa ở đây nữa! Đại khái thế, ban chỉ làm đi! Còn các chức Huyện lệnh Huyện thừa, khanh tự nghĩ danh sách.”
Trịnh Tĩnh Nghiệp thấy ổn rồi thì nhận, trong lòng cũng rất hả hê.
Hoàng đế nói với ba Tể tướng: “Việc này cứ vậy đi! Còn bây giờ trong lòng ta đang canh cánh chuyện này, cần thương lượng với các khanh.”
Thương lượng cái con cóc khô! Vừa rồi cũng nói là thương lượng, cuối cùng không phải chỉ có mình ngài quyết định độc đoán đó thôi?!
Oán thầm, nhưng trên mặt các Thừa tướng vẫn duy trì vẻ cung kính ham học, hỏi Hoàng đế có chuyện gì.
Hoàng đế nói: “Các hoàng tử đã trưởng thành, ta muốn phong vương.”
So với Thứ sử, Quận thủ, với thế gia tam cấp này nọ, chuyện này quan trọng hơn nhiều!
Phong vương cho các hoàng tử, có nghĩa Hoàng đế đã có dự định làm khảo sát cho vị trí Thái tử, hay rốt cuộc vì không hài lòng với lũ con trai hiện có nên muốn mở phạm vi khảo sát rồi để người cảm thấy vừa ý xác định địa vị của các con mình? Trong cung Đại Chính, yên tĩnh đến nỗi có thể nghe được tiếng kim rơi xuống đất.
Suy nghĩ Trịnh Tĩnh Nghiệp linh hoạt nhất, sau khi yên lặng trông một giây thì bơ bơ hỏi lại: “Vậy phải xây dựng phủ đệ, không biết khi nào Thánh nhân sẽ ban chỉ? Đến Hi Sơn, phải bố trí chỗ ở ra sao?”
Bị nhéo lỗ tai, đau thì đau, nhưng mà là nỗi đau rất ngọt ngào. Sau đó Trịnh Diễm không chạy mất, tới xoa nhẹ cho chàng, ngửi mùi thơm trên cơ thể thiếu nữ, chẳng những có thể chọt chọt, mà còn gần đến nỗi nhìn thấy…
“Khanh cười gì thế?” Bỗng nhiên trước mặt xuất hiện một ông bác tóc muối tiêu, Trì Tu Chi thầm cả kinh, nhưng trên mặt vẫn tỉnh rụi.
“Rời khỏi kinh mấy tháng nay không được nhìn thiên nhan, nay đã trở về, không khỏi sướng vui.” Trì Tu Chi cẩn thận trả lời.
“Đệch!” Hoàng đế khinh bỉ chửi đổng, “Khanh không tự soi gương xem mình cười ra cái bộ gì, không nhớ con gái người ta mà cười phát ghét vậy được hả?” Dẫu Hoàng đế tin tưởng, nhưng vẫn chưa đến mức quá dở hơi.
Trì Tu Chi cười tủm tỉm: “Bệ hạ thật thánh minh, vì lẽ đó mà gọi là Thánh nhân.”
“Khà khà, không đợi nổi nữa hả?” Đã bình định lưu dân xong, tâm tình Hoàng đế vui vẻ hơn nhiều: “Đợi không nổi hả? Nhưng tiếc là A Diễm còn nhỏ, chưa cập kê được~ mà Trịnh An Dân cũng không gả con gái sớm vậy đâu.”
Hoàng đế và bà ngoại chàng, ở chỗ nào đó có điểm giống nhau, đều là lão ngoan đồng.
Trì Tu Chi cố tình không để ý, ra vẻ đàng hoàng: “Ngọc quý trên tay, đương nhiên sẽ luyến tiếc. Tướng công yêu thương A Diễm, thần cũng mừng cho nàng.”
Hoàng đế nhe răng: “Chậc, vốn muốn giúp cho một tay, nhưng mà hình như có người không muốn nhận!”
“Bệ hạ…”
“Hử?” Chẳng lẽ muốn nhờ vả? Nhờ cũng đếch được đâu! Hoàng đế cũng chẳng thể quyết được chuyện này, đấy là trách nhiệm của phụ huynh người ta. Hoàng đế khoái chí nghĩ, khi Trì Tu Chi nhờ ngài, ngài sẽ nói với chàng, chuyện này ngài không quản được, hớn hở nhìn khuôn mặt bình tĩnh của ông cụ non này bị nứt toác.
Chuyện Hoàng đế làm mai, thật ra cũng có – hai bên đồng ý nể mặt Hoàng đế một chút là được; còn nếu không quan tâm, ngài có nói gì cũng vô ích. Trừ việc này, Hoàng đế chỉ có thể quyết định chuyện cưới xin của con nhà mình mà thôi, cháu trai cháu gái cũng được – nhưng điều kiện tiên quyết, nhà bên kia cũng đồng ý, nếu không, cứ tham khảo trường hợp của Trưởng công chúa Khánh Lâm.
“Bệ hạ cũng có con gái, xin đừng để lỡ tuổi xuân của chư vị công chúa.”
“~~o(>_<)o ~~” Nhắc tới con gái mình, Hoàng đế ỉu xìu ngay lập tức. Con gái Hoàng đế không sợ ế, nhưng phải xem là gả cho ai, gả công chúa cho nhà bình thường, người ta cầu còn không được, nhà huân quý thì cân nhắc một tí cũng chịu ngay. Nhưng thế gia thì… bây giờ các cô công chúa ngày càng kinh khủng, người sẵn lòng cưới về không nhiều. Cho dù lúc kết hôn bình thường là thế, không chừng sau khi cưới liền thành biến thái.
“Chẳng ngoan gì cả.” Hoàng đế lầm bầm, không trêu Trì Tu Chi nữa.
Trì Tu Chi lại trở nên nghiêm túc: “Thánh nhân, ngày mai thánh giá bắt đầu khởi hành đến cung Thúy Vi, các nha thự đã được định sẵn, nhưng sắp tới có các tài tử văn hay chữ tốt phụng chiếu vào kinh, không biết sẽ sắp xếp ở đâu?” Trong thành có nhiều phòng trống, nhưng Hi Sơn thì không được như vậy.
Hoàng đế sờ mũi: “Chọn một thiền điện, cho ở đó!”
“Ở chung à?” Trì Tu Chi kinh ngạc, “Tài tử tính tình khác nhau, có kẻ không hợp, ở chung một chỗ, sẽ náo loạn lắm.”
“Náo thì náo,” Hoàng đế cười nham hiểm, “Lúc đó mới có thể biết được phẩm hạnh của từng người. Ta thấy đừng để xa quá, cung Dặc Du bên phải cũng được. Trước cung Dặc Du có hồ nước, là nơi tuần tra nghỉ ngơi, lại ngăn cách với cung Thúy Vi. Cứ để đám tài tử già trẻ ở chung một chỗ, tham gia hoạt động tập thể, cũng tránh các công chúa lại làm gì bậy bạ.”
Trì Tu Chi thấy thế nào cũng được, chuyện này không cần chàng lo, chỉ cần truyền mệnh là được. Có điều – “Ai quản những người này? Chỉ sợ bọn họ không dễ dàng chịu tuân thủ quy củ.” Tài tử danh sĩ ấy mà, luôn lấy chuyện thách thức quy tắc làm vui.
Hoàng đế cười nói: “Còn nói khanh thông minh, sao lại quên đang sẵn một người đó? Em rể tài của ta, thầy giáo giỏi của khanh, không phải là người thích hợp nhất sao?”
Trì Tu Chi thầm hận mình nhiều lời. Tài tử và danh sĩ trước nay không giống nhau, tính tình danh sĩ phóng khoáng, tài tử lại thối miệng. Hai loại này đều kiêu ngạo, nhưng tài tử thì đáng ghét hơn nhiều. Danh sĩ như Quý Phồn, năm đó bị Trịnh Tĩnh Nghiệp ép phải nhận học trò, cũng đành chấp nhận. Sau khi vào kinh bị Trịnh Tĩnh Nghiệp gài bẫy, nhận ra mình chưa đủ trình, cũng sảng khoái rời đi. Đổi lại là một tài tử xem, không chửi oang oang đến tận khi bạn xuống mồ mới là lạ! Mắng chết bạn là đã là tích đức, không tích đức là chửi một nhà, nặng hơn thì cả tông chi họ hàng, ghê gớm không?
Để Cố Ích Thuần ở chung với ‘Tài tử’, phúc họa khó ngờ! Tài tử kiêu ngạo, vào kinh sẽ càng tỏ ra hơn người, không như ý sẽ chửi đổng lên cho xem!
“Còn thất thần gì đó? Cho người mời Phò mã tới đi.” Hoàng đế giục.
Trì Tu Chi đành nghe theo, tự chạy tới Cố gia thỉnh tội: “Học trò không nên lắm lời.”
Cố Ích Thuần nói: “Ta còn tưởng là chuyện gì, không cần lo đâu.”
Trưởng công chúa Khánh Lâm bảo: “Thằng bé lo lắng vì muốn tốt cho ông mà. Ông nghĩ đám người này dễ đối phó chắc? Ngụy Tĩnh Uyên năm đó, thanh danh bị bôi xấu đến vậy, ông nói xem tại vì sao? Chẳng qua Ngự sử tố ông ta đã sai lầm, thế mà đã trên triều ngoài dân nói ông ta không phải người đàng hoàng! Dân nghèo, nào có thể biết được Ngụy Tĩnh Yên đã làm gì? Ngàn không nên, vạn chớ làm, chỉ do ông ta bảo tài tử Lư Thế Huân ‘Hay ba hoa mà chẳng có tài’. Nói thế cũng đúng, vì lão ta chỉ biết chút văn thơ, không làm nên cơm cháo gì. Bản thân Lư Thế Huân có tài, nghĩ mình sẽ làm những chuyện thật vĩ đại, không bái tướng cũng là quan thanh quý. Bị Ngụy Tĩnh Uyên nói thế, quê quá hóa giận, thế là hả họng ra, từ đó về sau chỉ làm một việc – mắng chửi Ngụy Tĩnh Uyên. Có người mắng, thì có người vui vẻ truyền, qua lại với nhau, đến cả tổ tiên cũng bị vạ lây. Còn đặt điều nói do kiếp trước không tu.”
Cố Ích Thuần đưa cho vợ một chén trà: “Bà bớt giận đi. Thánh nhân đã ra lệnh ta trông coi bọn họ thì cứ làm thôi, chỉ cần không tranh chấp, bọn họ viết văn ta viết chữ, chẳng dính dáng gì tới nhau cả,” Cố Ích Thuần cười gian xảo, “Ta có một bộ xiêm y vào triều mà.” Lễ phục của Phò mã, ông dùng thân phận Phò mã để gặp bọn họ, tuyệt đối không nói chuyện thơ văn.
Trì Tu Chi thở phào nhẹ nhõm: “Vậy là tốt rồi, học trò đi phục chỉ đây ạ.”
“Con vội gì thế?” Trưởng công chúa Khánh Lâm ngăn chàng lại, “Sắp dọn nhà rồi, con ở đây ngồi thêm tí nữa, nói xem cần dùng gì, ta coi còn sót gì nữa không. Dù sao chưa rời khỏi đây, vẫn coi như đang làm việc cho Thánh nhân mà.”
Trì Tu Chi thưa: “Cứ như mấy năm trước là được, làm phiền sư mẫu. Quả không thể ở lại lâu, hai ngày nay Thánh nhân đang muốn thay đổi trưởng quan các châu quận, học trò phải trở về nhận mệnh.”
“Đây là chính sự, thôi con cứ đi.”
***
Đã bình định xong lưu dân, người được trung ương cử đi công tác cũng đã nhận thưởng, đây là lúc tính sổ với các địa phương. Trịnh Tĩnh Nghiệp quản lý nhân sự, hiệu suất rất cao, đã liệt kê danh sách xong, phần dưới còn ghi chú chức vụ của từng người, biểu hiện, chờ nghe thánh phán.
Lúc Trì Tu Chi trở về chước chỉ thì thấy Hoàng đế đang bàn chuyện với Trịnh Tĩnh Nghiệp, Tưởng Tiến Hiền, Vi Tri Miễn, biểu hiện của các quan viên thế nào đều đã được viết giấy trắng mực đen rõ ràng, có Tiễu thảo sứ, Phủ úy sứ này gần gũi với Thừa tướng kia, vị khác lại một lòng với Tướng công nọ, có người trung thành với Hoàng đế, coi như cũng khá chính xác. Về tình hình cơ bản, bốn người không khác nhau mấy.
Trọng tâm buổi thảo luận ở chỗ, Tưởng Tiến Hiền cho rằng trong hoạt động bình định lưu dân kì này, các ‘Thân sĩ nghĩa dân’ đã đóng góp rất nhiều, nên có khen thưởng. Hoàng đế đồng ý với ý kiến ấy, nhưng khi Tưởng Tiến Hiền nói: “Hà Dương Chu thị tận trung vì nước, nên tuyên dương, con cháu Chu thị cũng có tài, có thể dùng.” Thì Hoàng đế rất không vui: “Khen khen cái gì? Khen hắn tận trung đến nỗi nghịch phỉ tràn khắp Hà Dương hả?”
Vi Tri Miễn thưa: “Dù sao Chu thị đã cố gắng, nếu không khen thưởng, e sẽ rét lòng kẻ sĩ.”
Hoàng đế giận dữ: “Các khanh như thế, không lẽ không sợ rét lòng Trì Tu Chi?” Hoàng đế nói thẳng. Vi Tri Miễn, Tưởng Tiến Hiền không dám tranh cãi nữa. Trịnh Tĩnh Nghiệp nói: “Chu thị chỉ là chuyện nhỏ, quan trọng bây giờ là chọn quan đến các địa phương, khuyến khích nuôi trồng. Bây giờ mưa nhiều, phải qua được một mùa hoa màu, đến thu mới có thể cung ứng, dân chúng không đến nỗi lại đói kém.”
Xử lý xong xuôi, chính là lúc điều động nhân sự lớn, quan lại có biểu hiện tốt sẽ được thăng chức hoặc điều về kinh, kém cỏi đương nhiên sẽ bị phạt, lại kiểm tra tư liệu Lại bộ, chọn vài người ưu tú để bổ sung vào chức quan trống ở châu quận. Hoàng đế thấy cặp cha vợ con rể, liền nhớ tới hai người con trai Trịnh Tĩnh Nghiệp đã đưa đến địa phương để lịch dịch, trong các Thừa tướng chỉ có Trịnh Tĩnh Nghiệp coi trọng tình hình hạn hán nhất, Trịnh Tú, Trịnh Kỳ vào kinh gặp vua cũng có nhắc tới, dốc lòng phòng tai. Gia đình này rất quan tâm đến dân sinh, một lòng vì nước, trong lòng Hoàng đế đã có kết luận riêng.
Sau Trì Tu Chi tiến vào, trước mặt Hoàng đế, không hành lễ với Thừa tướng, chỉ đưa mắt chào. Hoàng đế thấy chàng tới, hớn hở hỏi: “Tư Huyền nói sao?”
“Thánh nhân có lệnh, không thể không theo.”
“Thế mới được chứ!” Hoàng đế vừa lòng, “Sảng khoái không, vui không?”
Vui vui vẻ vẻ, Hoàng đế trục xuất Thứ sử ở hai châu có lưu dân, đồng thời đề cử hai con trai của Trịnh Tĩnh Nghiệp: “Trịnh Tú làm Thứ sử Ký Châu, Trịnh Kỳ làm Thứ sử Tịnh Châu.”
Trịnh Tĩnh Nghiệp rất chuyên nghiệp, không đợi người khác phản đối, nghiêm túc nói với Hoàng đế: “Hai thằng con của thần, thật ra mới chỉ làm Quận thủ bốn năm, nay quản cả một châu, e khó có thể gánh vác.”
Cơn giận Hoàng đế chưa tan, nổi giận: “Cái gì mà không thể đảm nhiệm? Chỉ cần một lòng vì dân là có thể làm quan tốt.”
Trịnh Tĩnh Nghiệp giảng đạo lý cho ngài: “Không phải chỉ cần có tấm lòng là làm giỏi, với lại hai con trai đều làm Thứ sử, nên tránh hiềm nghi.”
“Dài dòng! Trong các quận gặp tai thì chỗ của bọn nó sống yên ổn nhất, có thể thấy có năng lực, chớ vì khanh là Tể tướng mà áp lực lên bọn nhỏ!” Hoàng đế nổi cơn bướng: “Đừng có mà dây dưa ở đây nữa! Đại khái thế, ban chỉ làm đi! Còn các chức Huyện lệnh Huyện thừa, khanh tự nghĩ danh sách.”
Trịnh Tĩnh Nghiệp thấy ổn rồi thì nhận, trong lòng cũng rất hả hê.
Hoàng đế nói với ba Tể tướng: “Việc này cứ vậy đi! Còn bây giờ trong lòng ta đang canh cánh chuyện này, cần thương lượng với các khanh.”
Thương lượng cái con cóc khô! Vừa rồi cũng nói là thương lượng, cuối cùng không phải chỉ có mình ngài quyết định độc đoán đó thôi?!
Oán thầm, nhưng trên mặt các Thừa tướng vẫn duy trì vẻ cung kính ham học, hỏi Hoàng đế có chuyện gì.
Hoàng đế nói: “Các hoàng tử đã trưởng thành, ta muốn phong vương.”
So với Thứ sử, Quận thủ, với thế gia tam cấp này nọ, chuyện này quan trọng hơn nhiều!
Phong vương cho các hoàng tử, có nghĩa Hoàng đế đã có dự định làm khảo sát cho vị trí Thái tử, hay rốt cuộc vì không hài lòng với lũ con trai hiện có nên muốn mở phạm vi khảo sát rồi để người cảm thấy vừa ý xác định địa vị của các con mình? Trong cung Đại Chính, yên tĩnh đến nỗi có thể nghe được tiếng kim rơi xuống đất.
Suy nghĩ Trịnh Tĩnh Nghiệp linh hoạt nhất, sau khi yên lặng trông một giây thì bơ bơ hỏi lại: “Vậy phải xây dựng phủ đệ, không biết khi nào Thánh nhân sẽ ban chỉ? Đến Hi Sơn, phải bố trí chỗ ở ra sao?”
/127
|