Chuyến xe từ thiện của trường Đại học Bắc Kinh chạy bon bon trên đường. Trên xe vỏn vẹn chưa tới 20 người bao gồm cả sinh viên và giáo viên. Mặc dù trước ngày đi, ba mẹ Hân Nghiên đã gọi nhắc nhở không muốn cô tham gia vào lần từ thiện này. Hơn ai hết, mẹ cô là người hiểu rõ nhất những khó khăn và vất vả khi đi tình nguyện. Nhưng cuối cùng vẫn không thể ngăn cản được Hân Nghiên.
Trên xe mọi người chăm chú nghe thầy giáo phổ biến một số quy định cũng như phương pháp khám chữa bệnh sẽ dùng thường xuyên khi đến nơi. Ai ai cũng chăm chú lắng nghe và ghi chép hăng say như đang trên lớp học.
Sau hơn 3 tiếng di chuyển, chiếc xe dừng lại ở một con dốc cao, đường đất lầy lội.
- Xe chỉ đưa được đến đây thôi. Đường này quá nhỏ còn sình lầy dày đặc, xe vào có nguy cơ bị lún không di chuyển được nên mọi người phải đi bộ từ đây vào rồi.
Trước lời thông báo của bác tài xế, mọi người liền biết hành trình của bản thân đã bắt đầu khó khăn từ đây. Nữ mang balo, nam mang theo dụng cụ y tế thiết yếu bắt đầu đi bộ vào trong làng nhỏ. Đường đi quả thật rất khó khăn, chật hẹp, hai bên cây cối um tùm, nhìn xuống dưới là vực sâu khiến mọi người có cảm giác sợ hãi.
Vất vả hơn 30 phút cuối cùng cũng đến nơi. Người dân đã đứng đợi từ sớm, họ bỗng dưng mừng rỡ và hạnh phúc khi có đoàn y tế từ thành phố xuống. Nhìn thấy đoàn y tế như nhìn thấy ánh sáng của cuộc đời họ, ánh mắt lấp lánh đầy hi vọng. Sự nồng nhiệt và chào mừng của người dân đã mọi sự mệt mỏi, vất vả của đoàn sinh viên tan biến. Họ càng nhận thức rõ ràng hơn vai trò và trách nhiệm của bản thân.
Nghỉ ngơi tầm một tiếng, mọi người đã gấp rút khám bệnh cho toàn bộ người dân. Đầu tiên là người già, trẻ em, phụ nữ mang thai rồi mới đến thanh niên khỏe mạnh phía sau. Tuy họ sống ở vùng hoang vu, hẻo lánh nhưng ý thức họ cực kỳ tốt. Không chen lấn, không xô xát cũng không dành dật, điều này làm cho một bạn sinh viên không kiềm được miệng mà thốt lên:
- Những con người như này phải xứng đáng có một cuộc sống tốt đẹp hơn chứ. Không hiểu tại sao họ lại khổ sở như này. Đến điều kiện khám chữa bệnh cơ bản cũng thiếu thốn, nhìn họ mà cảm thấy xót xa quá.
- Đúng đó. Họ còn biết nhường nhịn, biết xếp hàng, biết yêu thương nhau. Không như một số thành phần số nơi phồn hoa đô thị, điều kiện vật chất không thiếu thứ gì. Chỉ có mỗi ý thức và biết điều là không có.
- Chứ còn sao nữa. Nhiều người đến bệnh viện cứ làm ầm lên đòi khám chữa bệnh trước mặc dù trước họ còn đến vài chục người. Một số người cậy người có quyền có chức lại lên mặt xem mạng sống của họ là quý báu còn của người khác là cỏ rác. Thật đáng buồn cười.
Khám cả một ngày dài mệt ngất ngư, đoàn y tế tổng kết lại thì đa số người dân ở đây đều suy dinh dưỡng nghiêm trọng. Chính vì thiếu chất bổ sung cho cơ thể nên họ mới có sức đề kháng thấp, dễ mắc bệnh vặt.
Ngoài ra, vùng này nhiệt độ quá thấp, vào mùa đông họ không có đủ trang thiết bị sưởi ấm. Lâu dần ảnh hưởng đến dây thần kinh khiến cơ mặt bị thay đổi ít nhiều. Có người thay đổi nụ cười, có người khó mở miệng nói chuyện,… Tình trạng này cần xuống thành phố để chữa trị theo liệu trình một thời gian mới có thể chấm dứt được.
- Nhưng chữa trị chỉ là biện pháp nhất thời. Nếu họ vẫn còn nghèo, không đầy đủ vật tư như thế này. Họ sẽ lại tiếp tục bị bệnh, lần sau sẽ càng nặng hơn lần trước.
Hân Nghiên ngồi nghe báo cáo một lúc lâu rồi cô lên tiếng. Đúng thật phải chấm dứt được hoàn cảnh sống của người dân nơi đây, nếu không thì dù có bao nhiêu đoàn y tế đến đi nữa, họ cũng không giúp đỡ mãi được.
Mọi người đều gật gù tán thành suy nghĩ của Hân Nghiên. Nhưng họ vẫn chỉ là sinh viên, tiền ăn hàng tháng còn phải phụ thuộc vào gia đình thì làm sao có thể giúp đỡ cả được ngôi làng như này cơ chứ?
Nhiều ngày sau đó đoàn y tế lại tiếp tục chữa trị cho người dân, Hân Nghiên bận đến nỗi cả ngày không cầm lấy điện thoại di động. Mãi đến chiều muộn, mở điện thoại lên thấy gần 10 cuộc gọi của Giai Tuệ cô mới gọi lại:
- Này cô bác sĩ của tôi ơi. Cậu sắp quên cô bạn thân này luôn rồi đấy à? Làm gì cả ngày tớ gọi cậu không nhấc máy thế?
- Tớ đang đi tình nguyện ở vùng cao. Sóng yếu với lại tớ cũng bận tối mặt, bây giờ mới cầm điện thoại thì gọi cậu liền đây.
- Gì chứ? Cậu đi lúc nào? Sao không nói cho tớ biết. Cậu có còn xem tớ là bạn không đấy?
- Tớ định lên đến nơi sẽ báo cho cậu đây, mà không ngờ tình trạng trên đây không tốt mấy nên tớ quên luôn.
- Tình trạng như thế nào? Nơi ở không tốt à?
- Không, bọn tớ thì rất tốt. Chỉ là người dân thì khốn khổ vô cùng… Người người nhà nhà đều ốm. Bọn tớ đang đau đầu không biết làm cách nào để có thể giúp họ có cuộc sống tốt hơn đây.
- Chúng ta thì giúp được gì chứ? … (Giai Tuệ suy nghĩ một lúc lâu)… Aaaaaa, tớ có cách rồi.
- Cách gì? Cậu giúp được sao?
- Tớ thì không giúp được. Nhưng chúng ta có thể dùng cách tuyên truyền trên mạng xã hội. Cậu không nhớ Giai Tuệ nhà cậu có gần 1 triệu người theo dõi à? Ngày mai cậu gửi cho tớ những tư liệu về cuộc sống của họ, tớ sẽ sắp xếp lại rồi lên bài kêu gọi giúp đỡ từ các nhà thiện nguyện khác. Có lẽ sẽ giúp được ít nhiều đấy.
- Được đó Giai Tuệ. Vậy mà tớ lại không nghĩ ra. Giờ tớ sẽ đi thông báo cho mọi người. Ngày mai sẽ gửi tư liệu cho cậu.
- Quyết định vậy đi. Giờ tớ phải đi ngủ đây, ngày nay tớ đi chụp ảnh cho một số nhãn hàng mệt quá đi. Bye cậu.
Không ngờ bài viết của Giai Tuệ thật sự có sức ảnh hưởng. Mọi người từ khắp nơi đều đồng cảm và chung tay giúp đỡ. Kết hợp cùng công ty truyền thông của Minh Triết, bài viết và tin tức về nơi đây đã lọt top 1 tìm kiếm trên các nền tảng.
Chính vì vậy đã kêu gọi được rất nhiều nhà tài trợ đến đây từ thiện. Dự kiến trong vòng 3 - 5 năm nữa, nơi này sẽ có bệnh viện, trường học và cơ sở vật chất được cải thiện. Điều này đã khiến tất cả mọi người cùng đoàn y tế vô cùng hạnh phúc.
Kết thúc 2 tuần tình nguyện, họ cùng phải ra về để tiếp tục chuẩn bị cho kỳ thực tập gian nan sắp tới. Những đứa trẻ ngây thơ, hồn nhiên cứ lưu luyến Hân Nghiên mãi khiến cô cũng day dứt vô cùng.
Trên đường xuống dốc, vì hai tuần qua thời tiết quá khắc nghiệt và điều kiện vật chất không đáp ứng nên có nhiều bạn sinh viên bắt đầu ốm, trong đó có Hân Nghiên. Còn một đoạn nữa là đến nơi đậu xe, Hân Nghiên bỗng thấy choáng váng, đầu óc cô quay cuồng rồi buông thỏng thùng đồ trên tay. Hân Nghiên ngất xĩu.
Mọi người đều vô cùng lo lắng chạy đến, sờ vào trán thì đã thấy Hân Nghiên sốt cao. Nghe một bạn sinh viên kể lại rằng: Sáng nay Hân Nghiên đã nhường viên thuốc hạ sốt cuối cùng cho cô ấy, nên mới dẫn đến tình trạng này.
Ngô Nam lo đến phát hoảng, cõng Hân Nghiên trên lưng chạy xuống xe. Mọi người bắt đầu sơ cứu trên đường đưa Hân Nghiên về bệnh viện.
Cũng may là chỉ có sốt bình thường, ngủ một giấc ở bệnh viện Hân Nghiên đã tỉnh. Mở mắt dậy bạn bè và thầy giáo đều đang đứng xung quanh. Thầy vừa lo lắng vừa mắng cô:
- Đã là bác sĩ không tự chăm sóc được cho mình thì còn muốn chữa bệnh cho ai. Bác sĩ mà không khỏe thì sao bệnh nhân có thể mạnh khỏe được. Lần này cũng là lần cuối, không được có tình trạng này xảy ra nữa. Nghe không?
- Em xin lỗi thầy. Lần sau em sẽ chú ý hơn. - Giọng Hân Nghiên nhẹ nhàng, yếu ớt.
- Được rồi, các em về trường đi. Ở đây nhiều cũng không được gì hết. Bác sĩ nói chuyền xong bình nước này thì em cũng có thể ra viện rồi. Nhớ ra quầy lấy thuốc về uống. Ngô Nam ở lại đưa bạn về nhé. Thầy về trường báo cáo hiệu trưởng đây.
- Dạ thầy.
Thế là chuyến đi tình nguyện cũng đã kết thúc, tuy hơi xui nhưng mà ý nghĩa!!!
Trên xe mọi người chăm chú nghe thầy giáo phổ biến một số quy định cũng như phương pháp khám chữa bệnh sẽ dùng thường xuyên khi đến nơi. Ai ai cũng chăm chú lắng nghe và ghi chép hăng say như đang trên lớp học.
Sau hơn 3 tiếng di chuyển, chiếc xe dừng lại ở một con dốc cao, đường đất lầy lội.
- Xe chỉ đưa được đến đây thôi. Đường này quá nhỏ còn sình lầy dày đặc, xe vào có nguy cơ bị lún không di chuyển được nên mọi người phải đi bộ từ đây vào rồi.
Trước lời thông báo của bác tài xế, mọi người liền biết hành trình của bản thân đã bắt đầu khó khăn từ đây. Nữ mang balo, nam mang theo dụng cụ y tế thiết yếu bắt đầu đi bộ vào trong làng nhỏ. Đường đi quả thật rất khó khăn, chật hẹp, hai bên cây cối um tùm, nhìn xuống dưới là vực sâu khiến mọi người có cảm giác sợ hãi.
Vất vả hơn 30 phút cuối cùng cũng đến nơi. Người dân đã đứng đợi từ sớm, họ bỗng dưng mừng rỡ và hạnh phúc khi có đoàn y tế từ thành phố xuống. Nhìn thấy đoàn y tế như nhìn thấy ánh sáng của cuộc đời họ, ánh mắt lấp lánh đầy hi vọng. Sự nồng nhiệt và chào mừng của người dân đã mọi sự mệt mỏi, vất vả của đoàn sinh viên tan biến. Họ càng nhận thức rõ ràng hơn vai trò và trách nhiệm của bản thân.
Nghỉ ngơi tầm một tiếng, mọi người đã gấp rút khám bệnh cho toàn bộ người dân. Đầu tiên là người già, trẻ em, phụ nữ mang thai rồi mới đến thanh niên khỏe mạnh phía sau. Tuy họ sống ở vùng hoang vu, hẻo lánh nhưng ý thức họ cực kỳ tốt. Không chen lấn, không xô xát cũng không dành dật, điều này làm cho một bạn sinh viên không kiềm được miệng mà thốt lên:
- Những con người như này phải xứng đáng có một cuộc sống tốt đẹp hơn chứ. Không hiểu tại sao họ lại khổ sở như này. Đến điều kiện khám chữa bệnh cơ bản cũng thiếu thốn, nhìn họ mà cảm thấy xót xa quá.
- Đúng đó. Họ còn biết nhường nhịn, biết xếp hàng, biết yêu thương nhau. Không như một số thành phần số nơi phồn hoa đô thị, điều kiện vật chất không thiếu thứ gì. Chỉ có mỗi ý thức và biết điều là không có.
- Chứ còn sao nữa. Nhiều người đến bệnh viện cứ làm ầm lên đòi khám chữa bệnh trước mặc dù trước họ còn đến vài chục người. Một số người cậy người có quyền có chức lại lên mặt xem mạng sống của họ là quý báu còn của người khác là cỏ rác. Thật đáng buồn cười.
Khám cả một ngày dài mệt ngất ngư, đoàn y tế tổng kết lại thì đa số người dân ở đây đều suy dinh dưỡng nghiêm trọng. Chính vì thiếu chất bổ sung cho cơ thể nên họ mới có sức đề kháng thấp, dễ mắc bệnh vặt.
Ngoài ra, vùng này nhiệt độ quá thấp, vào mùa đông họ không có đủ trang thiết bị sưởi ấm. Lâu dần ảnh hưởng đến dây thần kinh khiến cơ mặt bị thay đổi ít nhiều. Có người thay đổi nụ cười, có người khó mở miệng nói chuyện,… Tình trạng này cần xuống thành phố để chữa trị theo liệu trình một thời gian mới có thể chấm dứt được.
- Nhưng chữa trị chỉ là biện pháp nhất thời. Nếu họ vẫn còn nghèo, không đầy đủ vật tư như thế này. Họ sẽ lại tiếp tục bị bệnh, lần sau sẽ càng nặng hơn lần trước.
Hân Nghiên ngồi nghe báo cáo một lúc lâu rồi cô lên tiếng. Đúng thật phải chấm dứt được hoàn cảnh sống của người dân nơi đây, nếu không thì dù có bao nhiêu đoàn y tế đến đi nữa, họ cũng không giúp đỡ mãi được.
Mọi người đều gật gù tán thành suy nghĩ của Hân Nghiên. Nhưng họ vẫn chỉ là sinh viên, tiền ăn hàng tháng còn phải phụ thuộc vào gia đình thì làm sao có thể giúp đỡ cả được ngôi làng như này cơ chứ?
Nhiều ngày sau đó đoàn y tế lại tiếp tục chữa trị cho người dân, Hân Nghiên bận đến nỗi cả ngày không cầm lấy điện thoại di động. Mãi đến chiều muộn, mở điện thoại lên thấy gần 10 cuộc gọi của Giai Tuệ cô mới gọi lại:
- Này cô bác sĩ của tôi ơi. Cậu sắp quên cô bạn thân này luôn rồi đấy à? Làm gì cả ngày tớ gọi cậu không nhấc máy thế?
- Tớ đang đi tình nguyện ở vùng cao. Sóng yếu với lại tớ cũng bận tối mặt, bây giờ mới cầm điện thoại thì gọi cậu liền đây.
- Gì chứ? Cậu đi lúc nào? Sao không nói cho tớ biết. Cậu có còn xem tớ là bạn không đấy?
- Tớ định lên đến nơi sẽ báo cho cậu đây, mà không ngờ tình trạng trên đây không tốt mấy nên tớ quên luôn.
- Tình trạng như thế nào? Nơi ở không tốt à?
- Không, bọn tớ thì rất tốt. Chỉ là người dân thì khốn khổ vô cùng… Người người nhà nhà đều ốm. Bọn tớ đang đau đầu không biết làm cách nào để có thể giúp họ có cuộc sống tốt hơn đây.
- Chúng ta thì giúp được gì chứ? … (Giai Tuệ suy nghĩ một lúc lâu)… Aaaaaa, tớ có cách rồi.
- Cách gì? Cậu giúp được sao?
- Tớ thì không giúp được. Nhưng chúng ta có thể dùng cách tuyên truyền trên mạng xã hội. Cậu không nhớ Giai Tuệ nhà cậu có gần 1 triệu người theo dõi à? Ngày mai cậu gửi cho tớ những tư liệu về cuộc sống của họ, tớ sẽ sắp xếp lại rồi lên bài kêu gọi giúp đỡ từ các nhà thiện nguyện khác. Có lẽ sẽ giúp được ít nhiều đấy.
- Được đó Giai Tuệ. Vậy mà tớ lại không nghĩ ra. Giờ tớ sẽ đi thông báo cho mọi người. Ngày mai sẽ gửi tư liệu cho cậu.
- Quyết định vậy đi. Giờ tớ phải đi ngủ đây, ngày nay tớ đi chụp ảnh cho một số nhãn hàng mệt quá đi. Bye cậu.
Không ngờ bài viết của Giai Tuệ thật sự có sức ảnh hưởng. Mọi người từ khắp nơi đều đồng cảm và chung tay giúp đỡ. Kết hợp cùng công ty truyền thông của Minh Triết, bài viết và tin tức về nơi đây đã lọt top 1 tìm kiếm trên các nền tảng.
Chính vì vậy đã kêu gọi được rất nhiều nhà tài trợ đến đây từ thiện. Dự kiến trong vòng 3 - 5 năm nữa, nơi này sẽ có bệnh viện, trường học và cơ sở vật chất được cải thiện. Điều này đã khiến tất cả mọi người cùng đoàn y tế vô cùng hạnh phúc.
Kết thúc 2 tuần tình nguyện, họ cùng phải ra về để tiếp tục chuẩn bị cho kỳ thực tập gian nan sắp tới. Những đứa trẻ ngây thơ, hồn nhiên cứ lưu luyến Hân Nghiên mãi khiến cô cũng day dứt vô cùng.
Trên đường xuống dốc, vì hai tuần qua thời tiết quá khắc nghiệt và điều kiện vật chất không đáp ứng nên có nhiều bạn sinh viên bắt đầu ốm, trong đó có Hân Nghiên. Còn một đoạn nữa là đến nơi đậu xe, Hân Nghiên bỗng thấy choáng váng, đầu óc cô quay cuồng rồi buông thỏng thùng đồ trên tay. Hân Nghiên ngất xĩu.
Mọi người đều vô cùng lo lắng chạy đến, sờ vào trán thì đã thấy Hân Nghiên sốt cao. Nghe một bạn sinh viên kể lại rằng: Sáng nay Hân Nghiên đã nhường viên thuốc hạ sốt cuối cùng cho cô ấy, nên mới dẫn đến tình trạng này.
Ngô Nam lo đến phát hoảng, cõng Hân Nghiên trên lưng chạy xuống xe. Mọi người bắt đầu sơ cứu trên đường đưa Hân Nghiên về bệnh viện.
Cũng may là chỉ có sốt bình thường, ngủ một giấc ở bệnh viện Hân Nghiên đã tỉnh. Mở mắt dậy bạn bè và thầy giáo đều đang đứng xung quanh. Thầy vừa lo lắng vừa mắng cô:
- Đã là bác sĩ không tự chăm sóc được cho mình thì còn muốn chữa bệnh cho ai. Bác sĩ mà không khỏe thì sao bệnh nhân có thể mạnh khỏe được. Lần này cũng là lần cuối, không được có tình trạng này xảy ra nữa. Nghe không?
- Em xin lỗi thầy. Lần sau em sẽ chú ý hơn. - Giọng Hân Nghiên nhẹ nhàng, yếu ớt.
- Được rồi, các em về trường đi. Ở đây nhiều cũng không được gì hết. Bác sĩ nói chuyền xong bình nước này thì em cũng có thể ra viện rồi. Nhớ ra quầy lấy thuốc về uống. Ngô Nam ở lại đưa bạn về nhé. Thầy về trường báo cáo hiệu trưởng đây.
- Dạ thầy.
Thế là chuyến đi tình nguyện cũng đã kết thúc, tuy hơi xui nhưng mà ý nghĩa!!!
/47
|