Cuộc sống sinh viên cứ thế trôi đi. Chớp cái Hân Nghiên đã là sinh viên năm 3 ngành Y. Càng ngày cô bé càng ra dáng một cô bác sĩ hơn, chững chạc, quyết đoán và trưởng thành.
Trong học tập, Hân Nghiên vẫn vậy, vẫn luôn là sinh viên tốt được thầy cô tín nhiệm vô cùng. Hân Nghiên còn luôn được tạo điều kiện đến các bệnh viện lớn nhỏ ở Bắc Kinh để được học tập, tích lũy kinh nghiệm.
Hôm nay vừa lên lớp, thầy giáo đã thông báo với lớp Hân Nghiên về chuyến đi tình nguyện sắp tới trên vùng cao. Mục đích chính là giúp các em nhỏ có cơ hội được khám bệnh và chữa trị kịp thời. Ngoài ra còn giúp các sinh viên năm 3 có cơ hội tiếp xúc với bệnh nhân thuận lợi cho kỳ thực tập ở năm cuối sắp đến.
- Vì là tình nguyện nên thầy không ép buộc. Các em cứ tự nguyện đăng kí nhé.
Thầy giáo vừa dứt lời, Hân Nghiên đã dơ tay đầu tiên xin được tham gia. Với cô bất kỳ một cơ hội nào cũng đáng giá. Nhưng ai cũng biết vùng cao là nơi hẻo lánh, xa xôi. Di chuyển đã cực khổ rồi, chỗ ăn chỗ ở cũng không mấy tốt lành. Để nói mọi người có thể cùng hưởng ứng thì thật sự rất khó. Vậy nên theo sau Hân Nghiên chỉ thêm được vài người. Thầy giáo tiếp tục động viên:
- Các em phải xây dựng lập trường sẵn cho bản thân mình rằng: ‘Chúng ta sau này sẽ là bác sĩ. Đã là bác sĩ thì nhất định phải chữa trị cho bệnh nhân. Dù họ nghèo hay giàu, ở vùng xa hay ở thành phố. Người họ cần nhất lúc đau ốm là chúng ta. Vậy mang trên mình sứ mệnh như nào, các em nỡ lòng bỏ rơi họ sao? Đây là chuyến đi tình nguyện, nhà trường không ép buộc, nhưng nếu là ở một bệnh viện, cấp trên bắt buộc phải đi thì các em sẽ suy nghĩ như nào?’
- Muốn trở thành bác sĩ, trước hết các em phải chữa được tâm bệnh của mình. Biết tâm bệnh là gì không? Đó chính là thấy khó mà bỏ, thấy cực mà rút lui, thấy trở ngại liền nản chí. Vậy thì ai sẽ là người đưa bệnh nhân ra khỏi thần chết? Là một bác sĩ giỏi, tay nghề xuất chúng đến đâu mà không có tâm lương thiện thì xứng đáng bước vào ngành này sao?
- Thầy nói xong rồi, danh sách thầy cũng đã chốt rồi. Cho dù sau lời thầy nói các em có đổi ý, thầy cũng không thêm vào danh sách đợt tình nguyện này. Cơ hội chỉ có một giống như việc bệnh nhân chỉ có một cơ hội để sống mà các em lại không lựa chọn họ để chữa trị, thì họ cũng không còn cơ hội nữa.
- Buổi học đến đây kết thúc. Tiết sau chúng ta tiếp tục. Các em nghĩ nhé!
Thầy giáo bước ra, cả lớp bắt đầu trầm ngâm suy ngẫm về những việc mà thầy vừa nói. Từng câu từng chữ thấm thía khiến mọi người đều cảm thấy có lỗi. Có lỗi với chính họ, với những đứa trẻ vùng cao và với chính ngành nghề họ đang theo học.
Tâm lý mỗi người ngồi ở đây đều nghĩ đến viễn cảnh tốt đẹp rằng khi họ ra trường, được nhận vào một bệnh viện lớn. Ngày ngày mặc áo blouse đi lại trong bệnh viện oai đến nhường nào. Họ chưa một lần nghĩ đến tình cảnh như này. Quả thật lời thầy giáo dạy dỗ đã khiến họ có nhiều cái nhìn khác hơn, sâu sắc hơn. Sứ mệnh của họ không dừng ở nơi sạch sẽ, sang trọng. Sứ mệnh của họ là ở nơi không có bệnh tật, đau ốm.
Với Hân Nghiên, ngay từ nhỏ cô đã nhìn thấy ba mẹ đi nhiều nơi để công tác, chỗ cực khổ có, bệnh viện sang trọng có. Nhưng họ chưa bao giờ chê bai hay khoe khoang cả, họ vẫn luôn giữ cái mộc mạc, cái tâm nhiệt huyết về nghề qua bao năm tháng. Chính điều này đã hun đúc lên Hân Nghiên với trái tim đầy tình yêu thương và nhân ái.
- Hân Nghiên… - Ngô Nam gọi
- Sao thế?
- Cậu nghĩ gì mà say sưa thế? Tớ đi sau gọi cậu nảy giờ không nghe cậu trả lời.
- À, không có gì. Hôm nay thầy giáo nhắc đến chuyến đi tình nguyện sắp tới, lớp tớ có một số ít bạn ngại khó mà từ chối, khiến thầy giáo thất vọng. Tớ đang ngẫm về những gì thầy nói thôi.
- Cậu cũng tham gia đúng không? Tớ cũng vừa đăng kí xong đây.
- Cậu cũng tham gia à?
- Có chứ. Vì tớ biết cậu sẽ đi mà…
- Thôi, đừng có suốt ngày vì tớ như thế. Ân tình của cậu bao năm nay tớ trả không nổi đâu.
- Tớ có đòi hay quy ra tiển đâu mà cậu lo phải trả nợ cho tớ. Chúng ta là bạn bè mà. Sau này tớ có vợ cậu nhớ tiền mừng dày lên là được.
- Vậy mà không quy ra tiền nữa à? Nói câu trước đá câu sau thế? - Hân Nghiên bật cười.
- Đấy, cậu phải cười như thế. Suốt ngày cứ ủ rũ rồi suy nghĩ, trán cậu sắp đầy nếp nhăn rồi kìa.
Bao năm nay, Ngô Nam vẫn luôn giữ mối quan hệ thân thiết với Hân Nghiên như vậy. Với Ngô Nam, làm gì có tình bạn khác giới bền bỉ nhiều năm như vậy chứ. Chẳng qua cậu chấp nhận âm thầm, không thổ lộ tình cảm này thêm lần nào nữa. Vì biết chắc Hân Nghiên sẽ lại từ chối.
Ngô Nam biết Hân Nghiên vẫn chưa thể buông bỏ được Hà Uy. Dù đã 5 năm không gặp nhưng có lần đi chơi uống hơi nhiều Hân Nghiên đã vô tình nói với Ngô Nam rằng:
- Không biết sao nhưng tớ luôn có cảm giác Hà Uy bên cạnh tớ, chưa từng rời xa tớ.
Vậy nên Hân Nghiên vẫn một lòng đợi người con trai đó lần nữa xuất hiện trước mặt cô. Ngày nào còn chưa gặp, ngày nào còn chưa nói rõ với nhau một lời. Hân Nghiên tuyệt nhiên sẽ không mở lòng với bất kỳ ai khác.
Trong học tập, Hân Nghiên vẫn vậy, vẫn luôn là sinh viên tốt được thầy cô tín nhiệm vô cùng. Hân Nghiên còn luôn được tạo điều kiện đến các bệnh viện lớn nhỏ ở Bắc Kinh để được học tập, tích lũy kinh nghiệm.
Hôm nay vừa lên lớp, thầy giáo đã thông báo với lớp Hân Nghiên về chuyến đi tình nguyện sắp tới trên vùng cao. Mục đích chính là giúp các em nhỏ có cơ hội được khám bệnh và chữa trị kịp thời. Ngoài ra còn giúp các sinh viên năm 3 có cơ hội tiếp xúc với bệnh nhân thuận lợi cho kỳ thực tập ở năm cuối sắp đến.
- Vì là tình nguyện nên thầy không ép buộc. Các em cứ tự nguyện đăng kí nhé.
Thầy giáo vừa dứt lời, Hân Nghiên đã dơ tay đầu tiên xin được tham gia. Với cô bất kỳ một cơ hội nào cũng đáng giá. Nhưng ai cũng biết vùng cao là nơi hẻo lánh, xa xôi. Di chuyển đã cực khổ rồi, chỗ ăn chỗ ở cũng không mấy tốt lành. Để nói mọi người có thể cùng hưởng ứng thì thật sự rất khó. Vậy nên theo sau Hân Nghiên chỉ thêm được vài người. Thầy giáo tiếp tục động viên:
- Các em phải xây dựng lập trường sẵn cho bản thân mình rằng: ‘Chúng ta sau này sẽ là bác sĩ. Đã là bác sĩ thì nhất định phải chữa trị cho bệnh nhân. Dù họ nghèo hay giàu, ở vùng xa hay ở thành phố. Người họ cần nhất lúc đau ốm là chúng ta. Vậy mang trên mình sứ mệnh như nào, các em nỡ lòng bỏ rơi họ sao? Đây là chuyến đi tình nguyện, nhà trường không ép buộc, nhưng nếu là ở một bệnh viện, cấp trên bắt buộc phải đi thì các em sẽ suy nghĩ như nào?’
- Muốn trở thành bác sĩ, trước hết các em phải chữa được tâm bệnh của mình. Biết tâm bệnh là gì không? Đó chính là thấy khó mà bỏ, thấy cực mà rút lui, thấy trở ngại liền nản chí. Vậy thì ai sẽ là người đưa bệnh nhân ra khỏi thần chết? Là một bác sĩ giỏi, tay nghề xuất chúng đến đâu mà không có tâm lương thiện thì xứng đáng bước vào ngành này sao?
- Thầy nói xong rồi, danh sách thầy cũng đã chốt rồi. Cho dù sau lời thầy nói các em có đổi ý, thầy cũng không thêm vào danh sách đợt tình nguyện này. Cơ hội chỉ có một giống như việc bệnh nhân chỉ có một cơ hội để sống mà các em lại không lựa chọn họ để chữa trị, thì họ cũng không còn cơ hội nữa.
- Buổi học đến đây kết thúc. Tiết sau chúng ta tiếp tục. Các em nghĩ nhé!
Thầy giáo bước ra, cả lớp bắt đầu trầm ngâm suy ngẫm về những việc mà thầy vừa nói. Từng câu từng chữ thấm thía khiến mọi người đều cảm thấy có lỗi. Có lỗi với chính họ, với những đứa trẻ vùng cao và với chính ngành nghề họ đang theo học.
Tâm lý mỗi người ngồi ở đây đều nghĩ đến viễn cảnh tốt đẹp rằng khi họ ra trường, được nhận vào một bệnh viện lớn. Ngày ngày mặc áo blouse đi lại trong bệnh viện oai đến nhường nào. Họ chưa một lần nghĩ đến tình cảnh như này. Quả thật lời thầy giáo dạy dỗ đã khiến họ có nhiều cái nhìn khác hơn, sâu sắc hơn. Sứ mệnh của họ không dừng ở nơi sạch sẽ, sang trọng. Sứ mệnh của họ là ở nơi không có bệnh tật, đau ốm.
Với Hân Nghiên, ngay từ nhỏ cô đã nhìn thấy ba mẹ đi nhiều nơi để công tác, chỗ cực khổ có, bệnh viện sang trọng có. Nhưng họ chưa bao giờ chê bai hay khoe khoang cả, họ vẫn luôn giữ cái mộc mạc, cái tâm nhiệt huyết về nghề qua bao năm tháng. Chính điều này đã hun đúc lên Hân Nghiên với trái tim đầy tình yêu thương và nhân ái.
- Hân Nghiên… - Ngô Nam gọi
- Sao thế?
- Cậu nghĩ gì mà say sưa thế? Tớ đi sau gọi cậu nảy giờ không nghe cậu trả lời.
- À, không có gì. Hôm nay thầy giáo nhắc đến chuyến đi tình nguyện sắp tới, lớp tớ có một số ít bạn ngại khó mà từ chối, khiến thầy giáo thất vọng. Tớ đang ngẫm về những gì thầy nói thôi.
- Cậu cũng tham gia đúng không? Tớ cũng vừa đăng kí xong đây.
- Cậu cũng tham gia à?
- Có chứ. Vì tớ biết cậu sẽ đi mà…
- Thôi, đừng có suốt ngày vì tớ như thế. Ân tình của cậu bao năm nay tớ trả không nổi đâu.
- Tớ có đòi hay quy ra tiển đâu mà cậu lo phải trả nợ cho tớ. Chúng ta là bạn bè mà. Sau này tớ có vợ cậu nhớ tiền mừng dày lên là được.
- Vậy mà không quy ra tiền nữa à? Nói câu trước đá câu sau thế? - Hân Nghiên bật cười.
- Đấy, cậu phải cười như thế. Suốt ngày cứ ủ rũ rồi suy nghĩ, trán cậu sắp đầy nếp nhăn rồi kìa.
Bao năm nay, Ngô Nam vẫn luôn giữ mối quan hệ thân thiết với Hân Nghiên như vậy. Với Ngô Nam, làm gì có tình bạn khác giới bền bỉ nhiều năm như vậy chứ. Chẳng qua cậu chấp nhận âm thầm, không thổ lộ tình cảm này thêm lần nào nữa. Vì biết chắc Hân Nghiên sẽ lại từ chối.
Ngô Nam biết Hân Nghiên vẫn chưa thể buông bỏ được Hà Uy. Dù đã 5 năm không gặp nhưng có lần đi chơi uống hơi nhiều Hân Nghiên đã vô tình nói với Ngô Nam rằng:
- Không biết sao nhưng tớ luôn có cảm giác Hà Uy bên cạnh tớ, chưa từng rời xa tớ.
Vậy nên Hân Nghiên vẫn một lòng đợi người con trai đó lần nữa xuất hiện trước mặt cô. Ngày nào còn chưa gặp, ngày nào còn chưa nói rõ với nhau một lời. Hân Nghiên tuyệt nhiên sẽ không mở lòng với bất kỳ ai khác.
/47
|