Trương Thúy Sơn lòng đầy đau thương, căm giận, không cách gì phát tiết, nằm trằn trọc hơn một tiếng đồng hồ, chàng len lén trở dậy, quyết ý tìm bọn Đô Đại Cẩm đánh một trận cho bõ tức. Chàng e ngại đại sư huynh, tứ sư huynh ngăn cản, nên không dám gây tiếng động, rón rén đi ra. Đến đại sảnh, chàng thấy một bóng người hai tay chắp sau lưng, không ngừng đi qua đi lại.
Trong ánh sáng mông lung mờ ảo thấy người đó thân dài lưng rộng, bước chân ngưng trọng, chính là sư phụ. Trương Thúy Sơn náu mình sau cột, không dám cử động, tính thầm phải quay về phòng ngay. Thế nhưng ắt là sư phụ sẽ hay biết, nếu bị tra hỏi, đành phải nói thực thì thể nào cũng bị trách mắng.
Chỉ thấy Trương Tam Phong đi lại một hồi, ngẩng đầu ngẫm nghĩ, bỗng nhiên đưa tay phải, tại không trung làm bút viết lên thành chữ. Trương Tam Phong cả văn lẫn võ đều thông, ngâm thơ viết chữ, học trò đều biết nên cũng không lấy làm lạ. Chàng theo dõi nét bút ở tay, hóa ra ông viết đi viết lại mấy lần hai chữ "tang loạn", rồi lại viết hai chữ "đồ độc". Trương Thúy Sơn trong lòng rung động, nghĩ thầm: "Sư phụ trong lòng đang nghĩ đến Tang Loạn Thiếp".
Chàng có ngoại hiệu là Ngân Câu Thiết Hoạch, vốn bởi tay trái sử dụng hổ đầu câu bạc vụn, tay phải sử phán quan bút thép ròng mà ra. Từ khi mang cái tên đó rồi, Thúy Sơn e ngại danh quá kỳ thực, sợ giới văn nhân chê cười, nên tiềm tâm học phép viết chữ, chân thảo triện lệ, loại nào cũng tập. Khi đó chàng thấy sư phụ dùng ngón tay làm bút, đạt đến tình trạng "không nét nào duỗi ra mà không thu vào, không nét nào đi rồi mà không quay lại" chính là bút ý của Vương Hi Chi trong Tang Loạn Thiếp.
Tang Loạn Thiếp hai năm trước chàng đã tập qua, biết là nét bút túng dật, mạnh mẽ chắc nịch nhưng không bằng được nét chữ trang nghiêm cẩn thận, khí tượng vững vàng trong Lan Đình Thi Tự Thiếp, hay Thập Thất Thiếp. Lúc này, chàng thấy sư phụ đưa tay viết liên tiếp: "Hi Chi đốn thủ, tang loạn chi cực, tiên mộ tái ly đồ độc, truy duy kháo thậm" mười tám chữ, mỗi nét, mỗi chữ đều tràn đầy uất hận, bi phẫn, nên bỗng cảm thông được tâm tình Vương Hi Chi khi viết Tang Loạn Thiếp.
Vương Hi Chi là người đời Đông Tấn, lúc đó trung nguyên đang rối ren, rôi vào tay dị tộc. Họ Vương, họ Tạ là những gia đình có thế lực, nay phải di cư xuống miền Nam tránh giặc, trong cái tai biến đó, phần mộ của ông cha cũng bị dày xéo, khiến những đau khổ trong lòng không sao phát tiết ra cho hết, nên tất cả những uất ức đều thể hiện trong bài Tang Loạn Thiếp. Trương Thúy Sơn đang tuổi thanh niên, không lo không sầu, trước đây làm sao lãnh hội được những thâm ý trong bài thiếp? Lúc này gặp phải cái cảnh đại họa, không biết sống chết ra sao của sư huynh mới hiểu được hai chữ "tang loạn", hai chữ "đồ độc", hay bốn chữ "truy duy kháo thậm".
Trương Tam Phong viết đi viết lại mấy lần, bỗng thở dài một tiếng, bước tới giữa sân, đứng trầm ngâm một hồi rồi đưa ngón tay, lại bắt đầu viết chữ. Lần này cách viết chữ hoàn toàn khác hẳn. Trương Thúy Sơn theo nét bút thì thấy chữ đầu tiên là chữ Võ, rồi đến chữ Lâm, tiếp tục hai mươi bốn chữ chính là câu người thường truyền tụng "Võ lâm chí tôn, bảo đao Đồ Long. Hiệu lệnh thiên hạ, mạc cảm bất tòng. Ỷ Thiên bất xuất, thùy dữ tranh phong?". Dường như Trương Tam Phong đang tìm cách suy nghĩ cho ra thâm ý của hai mươi bốn chữ này để biết vì cớ gì Du Đại Nham bị thương? Việc này có liên hệ gì đến hai món thần binh lợi khí là đao Đồ Long và kiếm Ỷ Thiên?
Chỉ thấy ông viết một lần hai mươi bốn chữ rồi viết lại lần nữa, nét bút mỗi lúc một dài, nhưng đưa tay mỗi lúc một chậm, đến về sau ngang dọc, đóng mở, chẳng khác gì? thi triển quyền cước. Trương Thúy Sơn ngưng thần theo dõi, trong lòng vừa mừng vừa sợ, hai mươi bốn chữ mà sư phụ vừa viết kia hóa ra là một pho võ công thật cao minh, mỗi chữ bao gồm nhiều chiêu, mỗi chiêu lại bao gồm nhiều cách biến hóa. Chữ Long và chữ Phong nhiều nét, chữ Đao, chữ Hạ ít nét. Thế nhưng nhiều nét mà không rườm rà, ít nét cũng không thô lậu, lúc thu vào thì như con sâu co mình, lúc bung ra thì như con thỏ vuột chạy, lâm ly sảng khoái, cương kiện hùng hồn. Nét phóng dật thì vi vu nhẹ nhàng như tuyết rơi lả tả, nét nặng nề thì hậu trọng như voi đi, uy nghi như hổ bước.
Hai mươi bốn chữ đó bao gồm hai chữ Bất, hai chữ Thiên, thế nhưng những chữ đó viết ra hình giống nhau mà ý không đồng, khí tưởng giống mà thần không giống, biến hóa ảo diệu, quả thật là một công trình. Trương Thúy Sơn sau phút giây thảng thốt, vội định thần chú tâm ghi nhớ.
Những năm gần đây rất ít khi Trương Tam Phong hiển thị võ công, Ân Lê Đình và Mạc Thanh Cốc hai tiểu đệ tử phần lớn do Tống Viễn Kiều và Du Liên Châu thay thầy truyền thụ, do đó Trương Thúy Sơn tuy tiếng là đệ tử thứ năm của Trương Tam Phong, nhưng lại đích thực là quan môn đệ tử do ông thân truyền. Trước đây Trương Thúy Sơn học chưa đến nơi đến chốn nên nhiều khi thấy sư phụ thi triển quyền kiếm cũng không hiểu được những chỗ bác đại tinh thâm. Sau này võ học của chàng đại tiến, đặc biệt tối hôm nay hai thầy trò lại tâm ý tương thông, tình chí hợp nhất, cùng gặp cảnh tang loạn mà bi phẫn, gặp cảnh đồ độc mà uất ức. Trương Tam Phong tình đến mà đem hai mươi bốn chữ diễn thành một pho võ công. Lúc đầu viết chữ ông không có ý đó, mà Trương Thúy Sơn nấp ở đằng sau cái cột cũng là cơ duyên xảo hợp. Cả thầy lẫn trò hai người tâm thần đều mê say, chìm đắm vào cảnh giới thư pháp kết hợp với võ công, quên hẳn cả người lẫn ta.
Phép viết đó, Trương Tam Phong diễn đi diễn lại, thoáng cái đã hơn hai tiếng đồng hồ, đến lúc trăng lên đến đỉnh đầu, ông hú lên một tiếng dài, tay phải quét từ trên thẳng xuống, như ánh kiếm vung ra, như mũi tên phóng tới, sấm chưa kịp rền, điện chưa kịp xẹt. Chiêu đó chính là nét sổ sau cùng trong chữ Phong.
Trương Tam Phong ngẩng đầu lên nhìn trời, hỏi:
- Thúy Sơn, đường thư pháp đó con thấy sao?
Trương Thúy Sơn giật mình kinh hãi, không ngờ rằng mình ẩn ở sau cây cột, sư phụ tuy không quay đầu lại, nhưng đã biết rồi, vội vàng chạy ra, nói:
- Đệ tử có phúc được coi lén tuyệt kỹ của sư phụ, thật là thỏa lòng. Để con đi gọi các vị sư ca ra để cùng ngưỡng mộ, được không?
Trương Tam Phong lắc đầu:
- Hứng của ta đã hết rồi, có diễn lại cũng không sao viết được đẹp như thế. Bọn Viễn Kiều, Tòng Khê không biết thư pháp, dẫu có được coi, cũng hiểu biết không bao nhiêu.
Nói xong ông phất tay, quay vào nội đường.
Trương Thúy Sơn không dám đi ngủ, sợ sau một giấc sẽ quên những chiêu thức tinh diệu mới vừa được xem, lập tức ngồi xếp bằng, mỗi nét mỗi gạch, mỗi chiêu mỗi thức cố gắng nhớ thật kỹ. Mỗi khi nổi hứng chàng lại đứng dậy biểu diễn vài đường. Không biết qua bao lâu thời gian, chàng mới ghi nhớ hết những biến hóa của hai mươi bốn chữ, bao gồm hai trăm mười lăm nét đó.
Chàng đứng dậy, tập lại một lần, thấy tất cả những nét vươn ra, nắm bắt chẳng khác gì chim nhạn tung bay, chim điêu xoải cánh, khi vươn cổ, lúc thu mình, thế như mây bay, toàn thân nhẹ nhàng lãng đãng, chẳng khác gì đằng vân giá vụ. Chưởng sau cùng đánh thẳng xuống, nghe phụp một tiếng đánh rách ngay chính áo chàng một mảng lớn. Trương Thúy Sơn vừa sợ vừa mừng, quay đầu lại thấy mặt trời đã chiếu ở bên tường phía đông. Chàng giơ tay dụi mắt, chỉ sợ mình nhầm, định thần cho kỹ, quả nhiên đã quá trưa. Hóa ra chàng tiềm tâm luyện công, vô tình vô ý, không ngờ đã mất hơn nửa ngày trời.
Trương Thúy Sơn giơ tay áo chùi mồ hôi trên trán, chạy đến phòng của tam sư ca, thấy Trương Tam Phong song chưởng đang đè vào ngực và bụng Du Đại Nham, vận công chữa bệnh cho y. Chàng hỏi ra mới biết Tống Viễn Kiều, Trương Tòng Khê và Ân Lê Đình ba người đã ra đi từ sáng sớm. Ai nấy thấy chàng tĩnh tọa, nhập định, không đến quấy rầy chàng luyện công. Bọn tiêu sư Long Môn tiêu cục cũng đã xuống núi. Lúc đó toàn thân Trương Thúy Sơn ướt đầm mồ hôi, nhưng vì gấp chuyện trả thù cho sư huynh, chàng không kịp tắm rửa thay quần áo, chỉ mang theo binh khí và quần áo tùy thân, lấy vài chục lượng bạc, đến phòng Du Đại Nham, nói:
- Sư phụ, đệ tử đi đây.
Trương Tam Phong gật đầu, mỉm cười, ý như khuyến khích.
Trương Thúy Sơn đi đến bên cạnh giường, thấy Du Đại Nham mặt mày xám xịt, quyền cốt nhô lên, hai má lõm xuống, mắt nhắm nghiền, ngoại trừ mũi còn thở nhè nhẹ, nếu không chẳng khác gì người đã chết. Chàng thấy trong lòng đau đớn, nghẹn ngào nói:
- Tam ca, dù đệ có phải tan xương nát thịt, cũng sẽ vì huynh mà báo thù.
Nói xong chàng quỳ xuống lạy sư phụ, ôm mặt chạy ra ngoài.
Trương Thúy Sơn cưỡi con ngựa thanh thông chân dài, phi nhanh xuống núi. Lúc đó đã xế chiều nên chỉ chạy được năm mươi dặm thì trời đã tối. Chàng vừa vào quán trọ thì mây đen vần vũ, rồi mưa ào ào đổ xuống như trút nước. Mưa càng lúc càng to, mãi đến khuya vẫn không ngừng. Sáng hôm sau, chàng trở dậy, thấy bốn bề mờ mịt, tai chỉ nghe tiếng mưa lách tách. Chàng gọi chủ quán mua một bộ áo tơi, đội mưa ra đi. Cũng may là con ngựa thanh thông thật là thần tuấn, tuy trời mưa, đường trơn như mỡ, nhưng vẫn phóng như bay.
Đi đến Lão Hà Khẩu, qua sông Hán Thủy thấy nước sông đục ngầu, ào ào chảy xuôi, thế nước thật là nguy hiểm. Khi qua Tương Phàn, chàng nghe trên đường người ta kháo nhau, bên dưới hạ lưu đê bị vỡ, người bị thương vô số kể. Hôm đó đi đến Nghi Thành, thấy dân chúng chạy lụt bồng bế nhau, tay xách nách mang trên đường, trong khi trời mưa chưa dứt, ai nấy ướt như chuột lột, tình cảnh thật đáng thương.
Trương Thúy Sơn đang đi, thấy trước mặt một đoàn người ngựa, tiêu kỳ dương cao, chính là các tiêu sư của Long Môn tiêu cục. Chàng giục ngựa chạy lên, vượt qua tiêu đội, quay đầu lại, chặn ngay giữa đường.
Đô Đại Cẩm thấy Trương Thúy Sơn đuổi đến, trong lòng kinh hoảng, ấp úng nói:
- Trương… Trương ngũ hiệp có điều chi chỉ dạy?
Trương Thúy Sơn nói:
- Những dân chúng bị thủy tai, Đô tổng tiêu đầu có thấy không?
Đô Đại Cẩm không ngờ chàng lại hỏi y câu đó, ngẩn người, nói:
- Cái gì?
Trương Thúy Sơn cười khẩy:
- Yêu cầu nhân ông mở lòng, đem hoàng kim ra cứu tế dân chúng.
Đô Đại Cẩm mặt biến sắc, nói:
- Chúng tôi là người bảo tiêu, đem mạng sống mình để trên đường đao mũi kiếm kiếm cơm ăn, có đâu tiền bạc cứu tế chẩn tai?
Trương Thúy Sơn hạ giọng:
- Ngươi mau bỏ hai nghìn lạng vàng trong bọc ra, đưa cả cho ta.
Đô Đại Cẩm tay cầm cán đao, nói:
- Trương ngũ hiệp, phải hôm nay ông định làm khó dễ họ Đô này chăng?
Trương Thúy Sơn nói: Bạn đang xem truyện được sao chép tại: t.r.u.y.e.n.y.y chấm c.o.m
- Đúng thế, ta cho ngươi biết tay.
Chúc Sử hai tiêu đầu cũng rút binh khí ra, cùng Đô Đại Cẩm đứng ngang hàng. Trương Thúy Sơn chỉ hai tay không, cười nhạt mấy tiếng, nói:
- Đô tổng tiêu đầu, ngươi nhận tiền của người ta, phải làm tròn việc người ta giao chứ? Hai nghìn lạng hoàng kim kia, ông mặt mũi nào mà nhận.
Đô Đại Cẩm mặt mày tím ngắt, nói:
- Du tam hiệp chả lên tới núi Võ Đang là gì? Khi giao y cho chúng tôi, y đã bị trọng thương, đến bây giờ cũng chưa chết.
Trương Thúy Sơn giận quá, quát lên:
- Ngươi còn già mồm, Du tam ca của ta hồi ở Lâm An chân tay có bị gãy không?
Đô Đại Cẩm lặng yên không đáp. Sử tiêu đầu xen vào:
- Trương ngũ hiệp, ông quả thực muốn gì, xin nói thẳng ra.
Trương Thúy Sơn nói:
- Ta muốn đem xương chân xương tay các ngươi bẻ ra từng tấc một.
Câu nói đó vừa xong, chàng liền nhảy xuống, phi thân đến trước. Sử tiêu đầu giơ côn định đánh, Trương Thúy Sơn tay trái vung ra chộp lấy, sử võ công vừa mới học, chính là yếu quyết nét phẩy trong chữ Thiên. Cây côn trong tay Sử tiêu đầu tuột ra, y cũng rơi xuống ngựa. Chúc tiêu đầu muốn lùi lại, nhưng còn làm sao cho kịp? Trương Thúy Sơn thuật tay sử yếu quyết nét nhấn của chữ Thiên, tay quét ngang trúng ngang xương sườn y, nghe bình một tiếng, hất y cả người lẫn yên ra xa hơn một trượng. Hóa ra Chúc tiêu đầu hai chân quặp chặt lấy yên, mà kình đạo của nét quét đó hết sức mãnh liệt, cái đai buộc yên ngựa cũng bị đứt lìa, Chúc tiêu đầu chân vẫn còn ở trong ngàm, nên ngã lăn ra không dậy nổi.
Đô Đại Cẩm thấy chàng ra tay nhanh như thế, sợ hãi, giật cương giục ngựa chạy lên. Trương Thúy Sơn quay đầu trở lại, tay trái đấm ra, chính là nét chấm trong chữ Hạ, nghe bịch một tiếng, trúng ngay hậu tâm y. Đô Đại Cẩm thân hình rung động, võ công của y so với Chúc Sử tiêu đầu cao hơn nhiều, nên không té xuống ngựa. Trong cơn tức giận, lập tức xuống ngựa, bỗng cổ họng mằn mặn, ọe một tiếng, phun ra một ngụm máu tươi. Chân y thất thểu bước tới, vội hít một hơi, chỉ thấy trong ngực máu nóng dồn lên, tuy cố giữ nhưng không chịu nổi, đầu gối nhũn ra ngồi bệt xuống đất.
Trong tiêu hãng còn bốn thanh niên tiêu sư và một số chạy hiệu, trông thấy thế chỉ biết há hốc mồm, trợn mắt đứng nhìn, không ai dám chạy tới đỡ.
Trương Thúy Sơn lúc đầu lửa giận bừng bừng, những tưởng muốn đem chân tay bọn Đô Đại Cẩm từng người đánh gãy hết cho hả cơn tức. Thế nhưng chàng thấy mình thuận tay một quyền một chưởng, đã đánh cho ba tên tiêu sư bò lê bò càng, Đô Đại Cẩm lại bị trọng thương, nên không khỏi thầm kinh dị, đâu ngờ hai mươi bốn chữ Ỷ Thiên Đồ Long Công lại có uy lực ghê gớm đến thế. Dụng tâm không khỏi mềm ra, chàng không còn muốn ra tay tàn nhẫn, nên nói:
- Họ Đô kia, hôm nay ta xuống tay lưu tình, đánh cho các ngươi như thế cũng đã đủ. Ngươi bỏ hết số tiền hai nghìn lượng vàng trong túi ra, đem đi cứu tế người bị nạn. Ta ngấm ngầm xem xét, nếu ngươi giữ lại dù một lượng, tám tiền, ta sẽ đến Long Môn tiêu cục… giết hết tất cả, con gà con chó cũng không còn.
Câu cuối cùng là chàng nghe Đô Đại Cẩm thuật lại, bây giờ nghĩ lại, thuận miệng nói ra. Đô Đại Cẩm từ từ đứng lên, nhưng thấy lưng đau quá, mỗi lần cử động, lại thổ ra một ngụm máu tươi. Sử tiêu đầu chỉ bị thương ngoài da thịt, biết mình không phải là đối thủ của Trương Thúy Sơn, nên không còn mạnh miệng nói cứng nữa. Y nói:
- Trương ngũ hiệp, chúng tôi tuy nhận tiêu kim của người ta, nhưng vì chuyến này làm không nên việc, đành phải đem tiền trả lại. Hơn nữa, tiền bạc để hết tại tiêu cục ở Lâm An, chúng tôi thân tại nơi xa xôi, làm gì có mang tiền theo để mà cứu tế tai dân.
Trương Thúy Sơn cười nhạt nói:
- Bộ ngươi khinh ta là đứa trẻ con sao? Long Môn tiêu cục các ngươi bao nhiêu người đi hết, ở phủ Lâm An đâu còn tay hảo thủ nào giữ nhà, số hoàng kim đó các ngươi phải đem theo chứ.
Trong ánh sáng mông lung mờ ảo thấy người đó thân dài lưng rộng, bước chân ngưng trọng, chính là sư phụ. Trương Thúy Sơn náu mình sau cột, không dám cử động, tính thầm phải quay về phòng ngay. Thế nhưng ắt là sư phụ sẽ hay biết, nếu bị tra hỏi, đành phải nói thực thì thể nào cũng bị trách mắng.
Chỉ thấy Trương Tam Phong đi lại một hồi, ngẩng đầu ngẫm nghĩ, bỗng nhiên đưa tay phải, tại không trung làm bút viết lên thành chữ. Trương Tam Phong cả văn lẫn võ đều thông, ngâm thơ viết chữ, học trò đều biết nên cũng không lấy làm lạ. Chàng theo dõi nét bút ở tay, hóa ra ông viết đi viết lại mấy lần hai chữ "tang loạn", rồi lại viết hai chữ "đồ độc". Trương Thúy Sơn trong lòng rung động, nghĩ thầm: "Sư phụ trong lòng đang nghĩ đến Tang Loạn Thiếp".
Chàng có ngoại hiệu là Ngân Câu Thiết Hoạch, vốn bởi tay trái sử dụng hổ đầu câu bạc vụn, tay phải sử phán quan bút thép ròng mà ra. Từ khi mang cái tên đó rồi, Thúy Sơn e ngại danh quá kỳ thực, sợ giới văn nhân chê cười, nên tiềm tâm học phép viết chữ, chân thảo triện lệ, loại nào cũng tập. Khi đó chàng thấy sư phụ dùng ngón tay làm bút, đạt đến tình trạng "không nét nào duỗi ra mà không thu vào, không nét nào đi rồi mà không quay lại" chính là bút ý của Vương Hi Chi trong Tang Loạn Thiếp.
Tang Loạn Thiếp hai năm trước chàng đã tập qua, biết là nét bút túng dật, mạnh mẽ chắc nịch nhưng không bằng được nét chữ trang nghiêm cẩn thận, khí tượng vững vàng trong Lan Đình Thi Tự Thiếp, hay Thập Thất Thiếp. Lúc này, chàng thấy sư phụ đưa tay viết liên tiếp: "Hi Chi đốn thủ, tang loạn chi cực, tiên mộ tái ly đồ độc, truy duy kháo thậm" mười tám chữ, mỗi nét, mỗi chữ đều tràn đầy uất hận, bi phẫn, nên bỗng cảm thông được tâm tình Vương Hi Chi khi viết Tang Loạn Thiếp.
Vương Hi Chi là người đời Đông Tấn, lúc đó trung nguyên đang rối ren, rôi vào tay dị tộc. Họ Vương, họ Tạ là những gia đình có thế lực, nay phải di cư xuống miền Nam tránh giặc, trong cái tai biến đó, phần mộ của ông cha cũng bị dày xéo, khiến những đau khổ trong lòng không sao phát tiết ra cho hết, nên tất cả những uất ức đều thể hiện trong bài Tang Loạn Thiếp. Trương Thúy Sơn đang tuổi thanh niên, không lo không sầu, trước đây làm sao lãnh hội được những thâm ý trong bài thiếp? Lúc này gặp phải cái cảnh đại họa, không biết sống chết ra sao của sư huynh mới hiểu được hai chữ "tang loạn", hai chữ "đồ độc", hay bốn chữ "truy duy kháo thậm".
Trương Tam Phong viết đi viết lại mấy lần, bỗng thở dài một tiếng, bước tới giữa sân, đứng trầm ngâm một hồi rồi đưa ngón tay, lại bắt đầu viết chữ. Lần này cách viết chữ hoàn toàn khác hẳn. Trương Thúy Sơn theo nét bút thì thấy chữ đầu tiên là chữ Võ, rồi đến chữ Lâm, tiếp tục hai mươi bốn chữ chính là câu người thường truyền tụng "Võ lâm chí tôn, bảo đao Đồ Long. Hiệu lệnh thiên hạ, mạc cảm bất tòng. Ỷ Thiên bất xuất, thùy dữ tranh phong?". Dường như Trương Tam Phong đang tìm cách suy nghĩ cho ra thâm ý của hai mươi bốn chữ này để biết vì cớ gì Du Đại Nham bị thương? Việc này có liên hệ gì đến hai món thần binh lợi khí là đao Đồ Long và kiếm Ỷ Thiên?
Chỉ thấy ông viết một lần hai mươi bốn chữ rồi viết lại lần nữa, nét bút mỗi lúc một dài, nhưng đưa tay mỗi lúc một chậm, đến về sau ngang dọc, đóng mở, chẳng khác gì? thi triển quyền cước. Trương Thúy Sơn ngưng thần theo dõi, trong lòng vừa mừng vừa sợ, hai mươi bốn chữ mà sư phụ vừa viết kia hóa ra là một pho võ công thật cao minh, mỗi chữ bao gồm nhiều chiêu, mỗi chiêu lại bao gồm nhiều cách biến hóa. Chữ Long và chữ Phong nhiều nét, chữ Đao, chữ Hạ ít nét. Thế nhưng nhiều nét mà không rườm rà, ít nét cũng không thô lậu, lúc thu vào thì như con sâu co mình, lúc bung ra thì như con thỏ vuột chạy, lâm ly sảng khoái, cương kiện hùng hồn. Nét phóng dật thì vi vu nhẹ nhàng như tuyết rơi lả tả, nét nặng nề thì hậu trọng như voi đi, uy nghi như hổ bước.
Hai mươi bốn chữ đó bao gồm hai chữ Bất, hai chữ Thiên, thế nhưng những chữ đó viết ra hình giống nhau mà ý không đồng, khí tưởng giống mà thần không giống, biến hóa ảo diệu, quả thật là một công trình. Trương Thúy Sơn sau phút giây thảng thốt, vội định thần chú tâm ghi nhớ.
Những năm gần đây rất ít khi Trương Tam Phong hiển thị võ công, Ân Lê Đình và Mạc Thanh Cốc hai tiểu đệ tử phần lớn do Tống Viễn Kiều và Du Liên Châu thay thầy truyền thụ, do đó Trương Thúy Sơn tuy tiếng là đệ tử thứ năm của Trương Tam Phong, nhưng lại đích thực là quan môn đệ tử do ông thân truyền. Trước đây Trương Thúy Sơn học chưa đến nơi đến chốn nên nhiều khi thấy sư phụ thi triển quyền kiếm cũng không hiểu được những chỗ bác đại tinh thâm. Sau này võ học của chàng đại tiến, đặc biệt tối hôm nay hai thầy trò lại tâm ý tương thông, tình chí hợp nhất, cùng gặp cảnh tang loạn mà bi phẫn, gặp cảnh đồ độc mà uất ức. Trương Tam Phong tình đến mà đem hai mươi bốn chữ diễn thành một pho võ công. Lúc đầu viết chữ ông không có ý đó, mà Trương Thúy Sơn nấp ở đằng sau cái cột cũng là cơ duyên xảo hợp. Cả thầy lẫn trò hai người tâm thần đều mê say, chìm đắm vào cảnh giới thư pháp kết hợp với võ công, quên hẳn cả người lẫn ta.
Phép viết đó, Trương Tam Phong diễn đi diễn lại, thoáng cái đã hơn hai tiếng đồng hồ, đến lúc trăng lên đến đỉnh đầu, ông hú lên một tiếng dài, tay phải quét từ trên thẳng xuống, như ánh kiếm vung ra, như mũi tên phóng tới, sấm chưa kịp rền, điện chưa kịp xẹt. Chiêu đó chính là nét sổ sau cùng trong chữ Phong.
Trương Tam Phong ngẩng đầu lên nhìn trời, hỏi:
- Thúy Sơn, đường thư pháp đó con thấy sao?
Trương Thúy Sơn giật mình kinh hãi, không ngờ rằng mình ẩn ở sau cây cột, sư phụ tuy không quay đầu lại, nhưng đã biết rồi, vội vàng chạy ra, nói:
- Đệ tử có phúc được coi lén tuyệt kỹ của sư phụ, thật là thỏa lòng. Để con đi gọi các vị sư ca ra để cùng ngưỡng mộ, được không?
Trương Tam Phong lắc đầu:
- Hứng của ta đã hết rồi, có diễn lại cũng không sao viết được đẹp như thế. Bọn Viễn Kiều, Tòng Khê không biết thư pháp, dẫu có được coi, cũng hiểu biết không bao nhiêu.
Nói xong ông phất tay, quay vào nội đường.
Trương Thúy Sơn không dám đi ngủ, sợ sau một giấc sẽ quên những chiêu thức tinh diệu mới vừa được xem, lập tức ngồi xếp bằng, mỗi nét mỗi gạch, mỗi chiêu mỗi thức cố gắng nhớ thật kỹ. Mỗi khi nổi hứng chàng lại đứng dậy biểu diễn vài đường. Không biết qua bao lâu thời gian, chàng mới ghi nhớ hết những biến hóa của hai mươi bốn chữ, bao gồm hai trăm mười lăm nét đó.
Chàng đứng dậy, tập lại một lần, thấy tất cả những nét vươn ra, nắm bắt chẳng khác gì chim nhạn tung bay, chim điêu xoải cánh, khi vươn cổ, lúc thu mình, thế như mây bay, toàn thân nhẹ nhàng lãng đãng, chẳng khác gì đằng vân giá vụ. Chưởng sau cùng đánh thẳng xuống, nghe phụp một tiếng đánh rách ngay chính áo chàng một mảng lớn. Trương Thúy Sơn vừa sợ vừa mừng, quay đầu lại thấy mặt trời đã chiếu ở bên tường phía đông. Chàng giơ tay dụi mắt, chỉ sợ mình nhầm, định thần cho kỹ, quả nhiên đã quá trưa. Hóa ra chàng tiềm tâm luyện công, vô tình vô ý, không ngờ đã mất hơn nửa ngày trời.
Trương Thúy Sơn giơ tay áo chùi mồ hôi trên trán, chạy đến phòng của tam sư ca, thấy Trương Tam Phong song chưởng đang đè vào ngực và bụng Du Đại Nham, vận công chữa bệnh cho y. Chàng hỏi ra mới biết Tống Viễn Kiều, Trương Tòng Khê và Ân Lê Đình ba người đã ra đi từ sáng sớm. Ai nấy thấy chàng tĩnh tọa, nhập định, không đến quấy rầy chàng luyện công. Bọn tiêu sư Long Môn tiêu cục cũng đã xuống núi. Lúc đó toàn thân Trương Thúy Sơn ướt đầm mồ hôi, nhưng vì gấp chuyện trả thù cho sư huynh, chàng không kịp tắm rửa thay quần áo, chỉ mang theo binh khí và quần áo tùy thân, lấy vài chục lượng bạc, đến phòng Du Đại Nham, nói:
- Sư phụ, đệ tử đi đây.
Trương Tam Phong gật đầu, mỉm cười, ý như khuyến khích.
Trương Thúy Sơn đi đến bên cạnh giường, thấy Du Đại Nham mặt mày xám xịt, quyền cốt nhô lên, hai má lõm xuống, mắt nhắm nghiền, ngoại trừ mũi còn thở nhè nhẹ, nếu không chẳng khác gì người đã chết. Chàng thấy trong lòng đau đớn, nghẹn ngào nói:
- Tam ca, dù đệ có phải tan xương nát thịt, cũng sẽ vì huynh mà báo thù.
Nói xong chàng quỳ xuống lạy sư phụ, ôm mặt chạy ra ngoài.
Trương Thúy Sơn cưỡi con ngựa thanh thông chân dài, phi nhanh xuống núi. Lúc đó đã xế chiều nên chỉ chạy được năm mươi dặm thì trời đã tối. Chàng vừa vào quán trọ thì mây đen vần vũ, rồi mưa ào ào đổ xuống như trút nước. Mưa càng lúc càng to, mãi đến khuya vẫn không ngừng. Sáng hôm sau, chàng trở dậy, thấy bốn bề mờ mịt, tai chỉ nghe tiếng mưa lách tách. Chàng gọi chủ quán mua một bộ áo tơi, đội mưa ra đi. Cũng may là con ngựa thanh thông thật là thần tuấn, tuy trời mưa, đường trơn như mỡ, nhưng vẫn phóng như bay.
Đi đến Lão Hà Khẩu, qua sông Hán Thủy thấy nước sông đục ngầu, ào ào chảy xuôi, thế nước thật là nguy hiểm. Khi qua Tương Phàn, chàng nghe trên đường người ta kháo nhau, bên dưới hạ lưu đê bị vỡ, người bị thương vô số kể. Hôm đó đi đến Nghi Thành, thấy dân chúng chạy lụt bồng bế nhau, tay xách nách mang trên đường, trong khi trời mưa chưa dứt, ai nấy ướt như chuột lột, tình cảnh thật đáng thương.
Trương Thúy Sơn đang đi, thấy trước mặt một đoàn người ngựa, tiêu kỳ dương cao, chính là các tiêu sư của Long Môn tiêu cục. Chàng giục ngựa chạy lên, vượt qua tiêu đội, quay đầu lại, chặn ngay giữa đường.
Đô Đại Cẩm thấy Trương Thúy Sơn đuổi đến, trong lòng kinh hoảng, ấp úng nói:
- Trương… Trương ngũ hiệp có điều chi chỉ dạy?
Trương Thúy Sơn nói:
- Những dân chúng bị thủy tai, Đô tổng tiêu đầu có thấy không?
Đô Đại Cẩm không ngờ chàng lại hỏi y câu đó, ngẩn người, nói:
- Cái gì?
Trương Thúy Sơn cười khẩy:
- Yêu cầu nhân ông mở lòng, đem hoàng kim ra cứu tế dân chúng.
Đô Đại Cẩm mặt biến sắc, nói:
- Chúng tôi là người bảo tiêu, đem mạng sống mình để trên đường đao mũi kiếm kiếm cơm ăn, có đâu tiền bạc cứu tế chẩn tai?
Trương Thúy Sơn hạ giọng:
- Ngươi mau bỏ hai nghìn lạng vàng trong bọc ra, đưa cả cho ta.
Đô Đại Cẩm tay cầm cán đao, nói:
- Trương ngũ hiệp, phải hôm nay ông định làm khó dễ họ Đô này chăng?
Trương Thúy Sơn nói: Bạn đang xem truyện được sao chép tại: t.r.u.y.e.n.y.y chấm c.o.m
- Đúng thế, ta cho ngươi biết tay.
Chúc Sử hai tiêu đầu cũng rút binh khí ra, cùng Đô Đại Cẩm đứng ngang hàng. Trương Thúy Sơn chỉ hai tay không, cười nhạt mấy tiếng, nói:
- Đô tổng tiêu đầu, ngươi nhận tiền của người ta, phải làm tròn việc người ta giao chứ? Hai nghìn lạng hoàng kim kia, ông mặt mũi nào mà nhận.
Đô Đại Cẩm mặt mày tím ngắt, nói:
- Du tam hiệp chả lên tới núi Võ Đang là gì? Khi giao y cho chúng tôi, y đã bị trọng thương, đến bây giờ cũng chưa chết.
Trương Thúy Sơn giận quá, quát lên:
- Ngươi còn già mồm, Du tam ca của ta hồi ở Lâm An chân tay có bị gãy không?
Đô Đại Cẩm lặng yên không đáp. Sử tiêu đầu xen vào:
- Trương ngũ hiệp, ông quả thực muốn gì, xin nói thẳng ra.
Trương Thúy Sơn nói:
- Ta muốn đem xương chân xương tay các ngươi bẻ ra từng tấc một.
Câu nói đó vừa xong, chàng liền nhảy xuống, phi thân đến trước. Sử tiêu đầu giơ côn định đánh, Trương Thúy Sơn tay trái vung ra chộp lấy, sử võ công vừa mới học, chính là yếu quyết nét phẩy trong chữ Thiên. Cây côn trong tay Sử tiêu đầu tuột ra, y cũng rơi xuống ngựa. Chúc tiêu đầu muốn lùi lại, nhưng còn làm sao cho kịp? Trương Thúy Sơn thuật tay sử yếu quyết nét nhấn của chữ Thiên, tay quét ngang trúng ngang xương sườn y, nghe bình một tiếng, hất y cả người lẫn yên ra xa hơn một trượng. Hóa ra Chúc tiêu đầu hai chân quặp chặt lấy yên, mà kình đạo của nét quét đó hết sức mãnh liệt, cái đai buộc yên ngựa cũng bị đứt lìa, Chúc tiêu đầu chân vẫn còn ở trong ngàm, nên ngã lăn ra không dậy nổi.
Đô Đại Cẩm thấy chàng ra tay nhanh như thế, sợ hãi, giật cương giục ngựa chạy lên. Trương Thúy Sơn quay đầu trở lại, tay trái đấm ra, chính là nét chấm trong chữ Hạ, nghe bịch một tiếng, trúng ngay hậu tâm y. Đô Đại Cẩm thân hình rung động, võ công của y so với Chúc Sử tiêu đầu cao hơn nhiều, nên không té xuống ngựa. Trong cơn tức giận, lập tức xuống ngựa, bỗng cổ họng mằn mặn, ọe một tiếng, phun ra một ngụm máu tươi. Chân y thất thểu bước tới, vội hít một hơi, chỉ thấy trong ngực máu nóng dồn lên, tuy cố giữ nhưng không chịu nổi, đầu gối nhũn ra ngồi bệt xuống đất.
Trong tiêu hãng còn bốn thanh niên tiêu sư và một số chạy hiệu, trông thấy thế chỉ biết há hốc mồm, trợn mắt đứng nhìn, không ai dám chạy tới đỡ.
Trương Thúy Sơn lúc đầu lửa giận bừng bừng, những tưởng muốn đem chân tay bọn Đô Đại Cẩm từng người đánh gãy hết cho hả cơn tức. Thế nhưng chàng thấy mình thuận tay một quyền một chưởng, đã đánh cho ba tên tiêu sư bò lê bò càng, Đô Đại Cẩm lại bị trọng thương, nên không khỏi thầm kinh dị, đâu ngờ hai mươi bốn chữ Ỷ Thiên Đồ Long Công lại có uy lực ghê gớm đến thế. Dụng tâm không khỏi mềm ra, chàng không còn muốn ra tay tàn nhẫn, nên nói:
- Họ Đô kia, hôm nay ta xuống tay lưu tình, đánh cho các ngươi như thế cũng đã đủ. Ngươi bỏ hết số tiền hai nghìn lượng vàng trong túi ra, đem đi cứu tế người bị nạn. Ta ngấm ngầm xem xét, nếu ngươi giữ lại dù một lượng, tám tiền, ta sẽ đến Long Môn tiêu cục… giết hết tất cả, con gà con chó cũng không còn.
Câu cuối cùng là chàng nghe Đô Đại Cẩm thuật lại, bây giờ nghĩ lại, thuận miệng nói ra. Đô Đại Cẩm từ từ đứng lên, nhưng thấy lưng đau quá, mỗi lần cử động, lại thổ ra một ngụm máu tươi. Sử tiêu đầu chỉ bị thương ngoài da thịt, biết mình không phải là đối thủ của Trương Thúy Sơn, nên không còn mạnh miệng nói cứng nữa. Y nói:
- Trương ngũ hiệp, chúng tôi tuy nhận tiêu kim của người ta, nhưng vì chuyến này làm không nên việc, đành phải đem tiền trả lại. Hơn nữa, tiền bạc để hết tại tiêu cục ở Lâm An, chúng tôi thân tại nơi xa xôi, làm gì có mang tiền theo để mà cứu tế tai dân.
Trương Thúy Sơn cười nhạt nói:
- Bộ ngươi khinh ta là đứa trẻ con sao? Long Môn tiêu cục các ngươi bao nhiêu người đi hết, ở phủ Lâm An đâu còn tay hảo thủ nào giữ nhà, số hoàng kim đó các ngươi phải đem theo chứ.
/257
|