Nửa đêm mất ngủ, mở xem các ghi chép của tiền nhân về Kỳ Chiếu.
Những vinh quang xưa kia bị quét sạch, thành cổ đã xa tầm tay, không thể khôi phục hay tưởng tượng được nữa. Văn nhân ngày ấy lưu luyến vẻ đẹp của Kỳ Chiếu, đã dùng chữ nghĩa nhằm lưu giữ hồn phách của tòa thành, phơi khô, cô đặc nó. Để lại những ghi chép về một thời đại, đề cập hết thảy các lĩnh vực dệt may, canh nông, đồ sứ, tôn giáo, hôn nhân, tập tục, xã hội, văn hóa, văn nghệ, kiến trúc, phục sức, nấu ăn… Văn tự là phương tiện lưu động, có thuộc tính như nước và hạt giống. Kỳ Chiếu được chữ nghĩa tái hiện, giống một luồng sáng vô biên vô tận vô hình, khó mà phân tích rõ, không thể nắm bắt được. Giống những con chữ cứ đọc đi đọc lại mãi liên quan đến tết Nguyên tiêu. Về chuyện xảy ra ở thành đô này, về một ngày tết truyền thống đã tiêu vong từ lâu. Nó gần như trở thành một cơn mộng của tôi.
Những dòng chữ bị kí ức và ảo ảnh nô dịch ấy đã phục dựng được một ngày tết lộng lẫy tưng bừng. Tết Nguyên tiêu là dịp đô thành này rực rỡ long trọng nhất, một lễ hội lớn, xa hoa, gây náo nức trên diện rộng. Quý tộc và dân thường hòa vui, tất cả bình đẳng vào cùng một thời khắc. Sức sống của ngày lễ đã khơi gợi niềm hân hoan, tôn nghiêm, tình cảm, nguyện vọng của mọi người, tới mức vượt qua tất cả các giới hạn.
Một lễ hội diễn ra ba đêm, kéo dài thành năm đêm, rồi đến tận mười đêm. Mọi người dựng đèn, ngắm đèn, chơi đèn, vắt hết sáng tạo ra để làm chiếc đèn đẹp nhất. Đó đây tràn đầy hoan lạc, ca vũ và trò chơi thâu đêm suốt sáng. Nến đỏ, lửa cháy, trống chiêng, biển đèn, đoán câu đố, múa sư tử, tạp kĩ, đám đông tụ tập về tạo thành một hàng ngũ ánh sáng, cười vui, gặp gỡ, phải lòng nhau, triền miên không dứt. Vì vui vẻ mà tồn tại. Vì đầy đủ mà tồn tại. Vì bình đẳng mà tồn tại.
Có hứng thú với tết Nguyên tiêu là vì cố hương tôi, một thị xã hạng hai, có hồi đã duy trì được nhịp độ hiện đại hóa rất chậm, rất lề mề. Kí ức tuổi thơ nhờ thế còn lưu giữ được ánh sáng rơi rớt của đèn lồng Nguyên tiêu. Vào tối rằm tháng Giêng, lồng đèn giấy dán là một đạo cụ quan trọng của nghi thức. Hội đèn du hành dọc đường, qua các cửa nhà, tiếng người huyên náo, ánh lửa du di. Trẻ nhỏ đón chiếc lồng đèn giấy bé xíu từ tay cha, nến đã thắp sáng, mang lại mĩ cảm và bầu không khí khác hẳn với cuộc sống bình thường, mọi người nhảy nhót hoan hô hòa vào hàng ngũ dạ hành.
Đoàn người nườm nượp như dòng sông kia sẽ đi về hướng nào, lửa nến thắp sáng đến khi nào mới rụi, chẳng ai biết được. Đèn lồng dễ hỏng, bị lắc mạnh là tối hoặc tắt đi ngay, nhưng nó tượng trưng cho sự tồn tại siêu hiện thực. Giống như hình hài cụ thể của lời khấn nguyện và cầu phúc. Tất nhiên hiện thực mà chúng ta phải đối mặt thường sẽ khác hẳn điều chúng ta hi vọng.
Trong công viên Trung Sơn có người đang làm một cái đèn giấy to, cho dù thiết kế ngày càng rẻ tiền thô thiển, vật liệu bị bớt xén hoặc giảm chất lượng, nhưng vẫn thấp thoáng bóng dáng của ngày tết. Mấy mươi năm sau, trên đường không còn đoàn người nào rước đèn, cũng không còn những chiếc đèn lồng thủ công chất liệu nguyên thủy kĩ thuật thô sơ nữa. Mẫu đèn giả bằng nhựa lắp pin chính là dấu vết cuối cùng của ngày tết này. Trên vô tuyến có thể sẽ phát một chương trình nghệ thuật ca tụng truyền thống, các nghệ sĩ trong giới giải trí chuyên nghiệp vừa hát vừa nhảy, phô diễn một vẻ phồn vinh giả tạo không liên quan gì đến tết Nguyên tiêu.
Một ngày tết mà không ai muốn hoạt động, không ai nhiệt tình và mong mỏi nó nữa thì có còn gọi là ngày tết không? Dĩ nhiên là không. Nó chỉ là danh xưng vô nghĩa. Giống như một bộ xương khổng lồ bị gặm sạch thịt, bên trong không còn sức sống và nhiệt tình. Nếu không có sự tham dự và cảm giác tồn tại của cá thể, thì bất cứ một nghi thức nào cũng đều tha hóa thành hư vô và giả tạo.
Những vinh quang xưa kia bị quét sạch, thành cổ đã xa tầm tay, không thể khôi phục hay tưởng tượng được nữa. Văn nhân ngày ấy lưu luyến vẻ đẹp của Kỳ Chiếu, đã dùng chữ nghĩa nhằm lưu giữ hồn phách của tòa thành, phơi khô, cô đặc nó. Để lại những ghi chép về một thời đại, đề cập hết thảy các lĩnh vực dệt may, canh nông, đồ sứ, tôn giáo, hôn nhân, tập tục, xã hội, văn hóa, văn nghệ, kiến trúc, phục sức, nấu ăn… Văn tự là phương tiện lưu động, có thuộc tính như nước và hạt giống. Kỳ Chiếu được chữ nghĩa tái hiện, giống một luồng sáng vô biên vô tận vô hình, khó mà phân tích rõ, không thể nắm bắt được. Giống những con chữ cứ đọc đi đọc lại mãi liên quan đến tết Nguyên tiêu. Về chuyện xảy ra ở thành đô này, về một ngày tết truyền thống đã tiêu vong từ lâu. Nó gần như trở thành một cơn mộng của tôi.
Những dòng chữ bị kí ức và ảo ảnh nô dịch ấy đã phục dựng được một ngày tết lộng lẫy tưng bừng. Tết Nguyên tiêu là dịp đô thành này rực rỡ long trọng nhất, một lễ hội lớn, xa hoa, gây náo nức trên diện rộng. Quý tộc và dân thường hòa vui, tất cả bình đẳng vào cùng một thời khắc. Sức sống của ngày lễ đã khơi gợi niềm hân hoan, tôn nghiêm, tình cảm, nguyện vọng của mọi người, tới mức vượt qua tất cả các giới hạn.
Một lễ hội diễn ra ba đêm, kéo dài thành năm đêm, rồi đến tận mười đêm. Mọi người dựng đèn, ngắm đèn, chơi đèn, vắt hết sáng tạo ra để làm chiếc đèn đẹp nhất. Đó đây tràn đầy hoan lạc, ca vũ và trò chơi thâu đêm suốt sáng. Nến đỏ, lửa cháy, trống chiêng, biển đèn, đoán câu đố, múa sư tử, tạp kĩ, đám đông tụ tập về tạo thành một hàng ngũ ánh sáng, cười vui, gặp gỡ, phải lòng nhau, triền miên không dứt. Vì vui vẻ mà tồn tại. Vì đầy đủ mà tồn tại. Vì bình đẳng mà tồn tại.
Có hứng thú với tết Nguyên tiêu là vì cố hương tôi, một thị xã hạng hai, có hồi đã duy trì được nhịp độ hiện đại hóa rất chậm, rất lề mề. Kí ức tuổi thơ nhờ thế còn lưu giữ được ánh sáng rơi rớt của đèn lồng Nguyên tiêu. Vào tối rằm tháng Giêng, lồng đèn giấy dán là một đạo cụ quan trọng của nghi thức. Hội đèn du hành dọc đường, qua các cửa nhà, tiếng người huyên náo, ánh lửa du di. Trẻ nhỏ đón chiếc lồng đèn giấy bé xíu từ tay cha, nến đã thắp sáng, mang lại mĩ cảm và bầu không khí khác hẳn với cuộc sống bình thường, mọi người nhảy nhót hoan hô hòa vào hàng ngũ dạ hành.
Đoàn người nườm nượp như dòng sông kia sẽ đi về hướng nào, lửa nến thắp sáng đến khi nào mới rụi, chẳng ai biết được. Đèn lồng dễ hỏng, bị lắc mạnh là tối hoặc tắt đi ngay, nhưng nó tượng trưng cho sự tồn tại siêu hiện thực. Giống như hình hài cụ thể của lời khấn nguyện và cầu phúc. Tất nhiên hiện thực mà chúng ta phải đối mặt thường sẽ khác hẳn điều chúng ta hi vọng.
Trong công viên Trung Sơn có người đang làm một cái đèn giấy to, cho dù thiết kế ngày càng rẻ tiền thô thiển, vật liệu bị bớt xén hoặc giảm chất lượng, nhưng vẫn thấp thoáng bóng dáng của ngày tết. Mấy mươi năm sau, trên đường không còn đoàn người nào rước đèn, cũng không còn những chiếc đèn lồng thủ công chất liệu nguyên thủy kĩ thuật thô sơ nữa. Mẫu đèn giả bằng nhựa lắp pin chính là dấu vết cuối cùng của ngày tết này. Trên vô tuyến có thể sẽ phát một chương trình nghệ thuật ca tụng truyền thống, các nghệ sĩ trong giới giải trí chuyên nghiệp vừa hát vừa nhảy, phô diễn một vẻ phồn vinh giả tạo không liên quan gì đến tết Nguyên tiêu.
Một ngày tết mà không ai muốn hoạt động, không ai nhiệt tình và mong mỏi nó nữa thì có còn gọi là ngày tết không? Dĩ nhiên là không. Nó chỉ là danh xưng vô nghĩa. Giống như một bộ xương khổng lồ bị gặm sạch thịt, bên trong không còn sức sống và nhiệt tình. Nếu không có sự tham dự và cảm giác tồn tại của cá thể, thì bất cứ một nghi thức nào cũng đều tha hóa thành hư vô và giả tạo.
/107
|