Cô kể với Tống cả những câu chuyện quá khứ chưa từng kể với Hứa Thanh Trì. Chưa kể với bất cứ ai. Đối với cô, lịch sử không chỉ là kí ức qua thời gian, mà còn là lương thực tiêu hóa trong cơ thể. Kết cấu của cô được ghép từ những khối đen do đau đớn, thiếu sót, ly biệt và tử vong phân giải ra. Sự tồn tại của cô là minh chứng hoàn chỉnh cho sự tồn tại của những chuyện cũ ấy.
Cô kể, vào năm cô mười hai tuổi, bà nội phát bệnh tim, ra đi trong giấc ngủ.
Bà nuôi nấng cô rất nhiều năm. Cô học được ở bà khía cạnh chất phác đôn hậu. Bà rất yêu thương cưng chiều cô, thi thoảng làm trứng vịt bắc thảo, bà đều đợi Khánh Trường ăn hết, bản thân chỉ lấy phần tương sót lại để trộn cơm. Trong tương có vụn trứng, bà không muốn lãng phí. Những tiểu tiết này, Khánh Trường chưa bao giờ quên, vì thế ở cô hình thành tấm lòng ấm áp dành cho mọi người, biết nghĩ cho người khác, nhường nhịn phần lợi cho người khác, cố gắng không tăng thêm phiền phức cho ai. Bà nội có tính cách cứng cỏi, xưa nay chưa bao giờ oán trách, cũng không rút lui trốn tránh. Đã gánh vác trách nhiệm là luôn gắng sức. Trong khi đó cha mẹ Khánh Trường, như cô cảm thấy, đều là những đứa trẻ bừa bãi và hư hỏng.
Họ chỉ nhìn thấy họ trong thế giới này. Họ khăng khăng tiến tới để đạt được mục tiêu của mình cho dù phải giẫm lên vết thương của người khác. Tính cách ngạo mạn đó, Khánh Trường cũng kế thừa phần nào. Bất kham ích kỉ cuối cùng sẽ phải trả giá, họ gây tổn thương cho xung quanh, cũng gây tổn thương cho chính họ.
Bà nội là một tín đồ Cơ Đốc thành tín, hay hút thuốc, người gầy gò. Mặc áo khoác vạt xéo khuy bọc, trên áo thoang thoảng mùi yên thảo. Bà thường gọi Khánh Trường đến cầu nguyện cùng. Rất lâu về sau Khánh Trường mới biết, cha mình uống thuốc độc tự tử. Cha luôn dựa dẫm vào mẹ, không thể nào chấp nhận được việc mẹ dứt áo ra đi, cũng không thể gánh chịu ý nghĩ là mình bị vứt bỏ. Người lớn thường cho rằng tự sát là đáng hổ thẹn, vì thế luôn giấu giếm sự thật. Áp lực của bí mật này khiến cho người bà già nua chưa bao giờ ngừng thú tội trong bóng tối, nước mắt tuôn rơi, nghẹn ngào thút thít. Con người thường giấu nỗi đau vào sau bề ngoài, vùi xuống sâu kín. Giữ thái độ bình tĩnh đối với cuộc sống là một áp lực nặng nề, cũng là một sức mạnh thống khổ.
Mùa đông năm ấy, phương Nam lạnh giá, nhiệt độ xuống rất thấp. Bà nội khám bệnh uống thuốc đã nhiều năm, thường ho sù sụ, mạch máu vùng tim có vấn đề. Khánh Trường tan học về nhà, bà nấu cơm tối cho cô xong, đặt ấm lên lò than để đun nước. Rồi kêu mệt, muốn nằm một lát nên cởi áo bông, quần ngoài, tất, lên giường đắp chăn. Khánh Trường làm bài tập xong, bên ngoài trời đã tối mịt, muốn gọi bà dậy ăn cơm cùng, gọi liền mấy tiếng bà đều không đáp. Cô sờ vào người bà, làn da vẫn mềm, nhưng không còn hơi ấm nữa. Bà đã chết. Cô không hề sợ hãi. Bật đèn lên, một mình ăn cơm trong căn phòng ngột ngạt, rửa bát sạch sẽ, úp từng chiếc xuống. Sau đó cởi quần áo, lên giường, chui vào chăn bông như thường lệ. Ngủ bên bà, ôm chặt tấm thân già nua lạnh giá.
Ngủ không mộng mị. Hơn 5 giờ sáng tỉnh giấc, trời vẫn chưa sáng, chỉ lờ mờ. Cô lại khẽ gọi bà, không có tiếng đáp, không một động tĩnh. Trước đây, cho dù Khánh Trường chỉ khẽ trở mình, bà đã nhận ra, nhoài sang kéo lại chăn cho cô. Một lần nữa, cô nhận ra sự thật, bà nội chết rồi, nhưng cô không muốn tin, chỉ thấy nỗi sợ hãi và cô độc to lớn bao trùm lấy mình. Thế là từ nay không còn ai đáp lời cô, thương xót cô, yêu thích cô từ tận đáy lòng, làm bến đỗ cho cô nữa. Nước mắt đầm đìa, đau khổ đến thế, mà chỉ còn cách ép mình nhắm mắt vào, cố ngủ lại.
Chỉ ngủ mới có thể chấm dứt, có thể lãng quên, có thể né tránh sự thật là mình đã bị bỏ lại đơn độc. Cô mong được chìm sâu vào giấc ngủ. Bên cạnh người bà đã chết, cứ thế ngủ đến tận trưa. Ngủ đến khi hàng xóm bên cạnh đến gõ cửa xem công tơ điện.
Họ vào, phát hiện ra xác bà.
Cô kể, vào năm cô mười hai tuổi, bà nội phát bệnh tim, ra đi trong giấc ngủ.
Bà nuôi nấng cô rất nhiều năm. Cô học được ở bà khía cạnh chất phác đôn hậu. Bà rất yêu thương cưng chiều cô, thi thoảng làm trứng vịt bắc thảo, bà đều đợi Khánh Trường ăn hết, bản thân chỉ lấy phần tương sót lại để trộn cơm. Trong tương có vụn trứng, bà không muốn lãng phí. Những tiểu tiết này, Khánh Trường chưa bao giờ quên, vì thế ở cô hình thành tấm lòng ấm áp dành cho mọi người, biết nghĩ cho người khác, nhường nhịn phần lợi cho người khác, cố gắng không tăng thêm phiền phức cho ai. Bà nội có tính cách cứng cỏi, xưa nay chưa bao giờ oán trách, cũng không rút lui trốn tránh. Đã gánh vác trách nhiệm là luôn gắng sức. Trong khi đó cha mẹ Khánh Trường, như cô cảm thấy, đều là những đứa trẻ bừa bãi và hư hỏng.
Họ chỉ nhìn thấy họ trong thế giới này. Họ khăng khăng tiến tới để đạt được mục tiêu của mình cho dù phải giẫm lên vết thương của người khác. Tính cách ngạo mạn đó, Khánh Trường cũng kế thừa phần nào. Bất kham ích kỉ cuối cùng sẽ phải trả giá, họ gây tổn thương cho xung quanh, cũng gây tổn thương cho chính họ.
Bà nội là một tín đồ Cơ Đốc thành tín, hay hút thuốc, người gầy gò. Mặc áo khoác vạt xéo khuy bọc, trên áo thoang thoảng mùi yên thảo. Bà thường gọi Khánh Trường đến cầu nguyện cùng. Rất lâu về sau Khánh Trường mới biết, cha mình uống thuốc độc tự tử. Cha luôn dựa dẫm vào mẹ, không thể nào chấp nhận được việc mẹ dứt áo ra đi, cũng không thể gánh chịu ý nghĩ là mình bị vứt bỏ. Người lớn thường cho rằng tự sát là đáng hổ thẹn, vì thế luôn giấu giếm sự thật. Áp lực của bí mật này khiến cho người bà già nua chưa bao giờ ngừng thú tội trong bóng tối, nước mắt tuôn rơi, nghẹn ngào thút thít. Con người thường giấu nỗi đau vào sau bề ngoài, vùi xuống sâu kín. Giữ thái độ bình tĩnh đối với cuộc sống là một áp lực nặng nề, cũng là một sức mạnh thống khổ.
Mùa đông năm ấy, phương Nam lạnh giá, nhiệt độ xuống rất thấp. Bà nội khám bệnh uống thuốc đã nhiều năm, thường ho sù sụ, mạch máu vùng tim có vấn đề. Khánh Trường tan học về nhà, bà nấu cơm tối cho cô xong, đặt ấm lên lò than để đun nước. Rồi kêu mệt, muốn nằm một lát nên cởi áo bông, quần ngoài, tất, lên giường đắp chăn. Khánh Trường làm bài tập xong, bên ngoài trời đã tối mịt, muốn gọi bà dậy ăn cơm cùng, gọi liền mấy tiếng bà đều không đáp. Cô sờ vào người bà, làn da vẫn mềm, nhưng không còn hơi ấm nữa. Bà đã chết. Cô không hề sợ hãi. Bật đèn lên, một mình ăn cơm trong căn phòng ngột ngạt, rửa bát sạch sẽ, úp từng chiếc xuống. Sau đó cởi quần áo, lên giường, chui vào chăn bông như thường lệ. Ngủ bên bà, ôm chặt tấm thân già nua lạnh giá.
Ngủ không mộng mị. Hơn 5 giờ sáng tỉnh giấc, trời vẫn chưa sáng, chỉ lờ mờ. Cô lại khẽ gọi bà, không có tiếng đáp, không một động tĩnh. Trước đây, cho dù Khánh Trường chỉ khẽ trở mình, bà đã nhận ra, nhoài sang kéo lại chăn cho cô. Một lần nữa, cô nhận ra sự thật, bà nội chết rồi, nhưng cô không muốn tin, chỉ thấy nỗi sợ hãi và cô độc to lớn bao trùm lấy mình. Thế là từ nay không còn ai đáp lời cô, thương xót cô, yêu thích cô từ tận đáy lòng, làm bến đỗ cho cô nữa. Nước mắt đầm đìa, đau khổ đến thế, mà chỉ còn cách ép mình nhắm mắt vào, cố ngủ lại.
Chỉ ngủ mới có thể chấm dứt, có thể lãng quên, có thể né tránh sự thật là mình đã bị bỏ lại đơn độc. Cô mong được chìm sâu vào giấc ngủ. Bên cạnh người bà đã chết, cứ thế ngủ đến tận trưa. Ngủ đến khi hàng xóm bên cạnh đến gõ cửa xem công tơ điện.
Họ vào, phát hiện ra xác bà.
/107
|