Khách sạn ở gần ga tàu hỏa. Quãng đường từ đây đến đó rất xa, nhưng chúng tôi đều đi giày thể thao nên bước khá nhanh. Dưới tác dụng của chất cồn, thân thể còn trở nên dẻo dai, hăng hái hơn nữa. Trên con đường lành lạnh sau mưa, dần dần chúng tôi điều chỉnh được tốc độ và tiết tấu phù hợp, đi lâu cũng không cảm thấy mệt.
Băng qua ngã tư vắng vẻ tăm tối, băng qua chùa chiền lờ mờ đèn lồng… Lúc băng qua cửa hàng tiện lợi mở cửa thông đêm, tôi đề nghị nghỉ một lát, vào mua một gói thuốc lá và hai cốc mạt trà nóng. Cô theo vào, dừng chân ngắm quanh. Trên tường dán một tờ áp phích rạp hát, giới thiệu chương trình diễn tấu nhạc cụ cổ điển của các nghệ sĩ quốc dân, ở mục shakuhachi thấy có tên Nguyệt sơn mai chi.
Cô nói, đây là khúc nhạc mà mười tám năm trước Cầm Dược từng thổi cho tôi nghe, thì ra ở Nhật cũng có bản nhạc này.
Cô còn nhớ giai điệu không.
Về sau không có dịp nào nghe lại, cũng quên mất rồi, cô nói. Điều này rất nhất quán với số phận tôi, tuổi thơ rực rỡ phong phú, trưởng thành sa sút tầm thường. Nhưng bấy lâu tôi biết bản nhạc vẫn tồn tại trên đời. Không ở nơi này, mà ở bờ bên kia.
Chúng tôi nghỉ tạm, uống trà, hút thuốc. Xong xuôi tiếp tục đi. Một tiếng rưỡi sau, xuyên qua bao nhiêu cung đường dài dằng dặc, cuối cùng cũng đến được khách sạn.
Dừng chân ở cửa, một lần nữa tôi nhìn vào mặt cô. Cô dùng ánh mắt để ra dấu với tôi, rằng cô muốn ở lại.
Vào thang máy, đi dọc hành lang.
Phiên dịch tiếng Nhật của tôi ngủ ở phòng bên cạnh.
Mở cửa ra. Phòng khách sạn Nhật rất chật, rất bé, nhưng lúc này tôi đã thích nghi với sự hiện diện của Tín Đắc. Cô theo người mẹ không chung huyết thống đi khắp chân trời góc bể từ nhỏ, bản thân qua tháng năm dần dần hình thành một thuộc tính vừa sôi sục vừa kín đáo, khiến cho người nào ở bên cũng vẫn cảm thấy thoải mái tự do, như thể đang lặng lẽ du di một mình ở nơi nên ở.
Mà trong phạm trù vị trí này, cô còn có sự nhạy cảm và tự chủ bẩm sinh. Cô cởi áo khoác, xê dịch vài bước. Hết sức thẳng thắn, lại cởi tiếp sơ mi trắng và quần dài nhung kẻ, để lại mỗi bộ đồ lót ren đen. Có lẽ là nhờ thói quen lao động và đi lại dài ngày, thân hình cô rất gọn gàng, mảnh dẻ, xương xẩu, thanh tú, làn da ngăm đen, ngực nở nang và bụng rắn chắc. Cô nói, tôi đi tắm trước.
Từ nhà vệ sinh vọng ra tiếng nước xè xè. Tôi hơi lưỡng lự, đi đến bên cửa sổ, mở tấm kính vẫn kéo kín ra, dõi mắt nhìn bầu trời lam xám và đường sá rộng rãi của xứ sở xa lạ này. Tất cả đều đang từ từ chìm vào giấc ngủ, trong bí mật và đậy điệm. Tôi rút một điếu thuốc, bật lửa châm.
Tắm xong, tôi băng qua dòng sáng lờ mờ trong phòng sau khi đèn tắt, mò mẫm lại bên giường, ngả mình xuống đệm. Người phụ nữ từ đằng sau nhích lại gần, đưa tay vuốt ve cổ tôi, mặt tôi, tóc tôi, mấy lượt như thế, thận trọng thăm dò, bàn tay di chuyển mềm dẻo và êm ái. Trong đêm, bướm hút sương nhụy hoa nguyệt quý, chẳng để ai đến khuấy động mình. Chiếc nanh chó bạch ngọc va từng nhịp vào vai tôi. Tôi lặng lẽ cảm nhận cô di chuyển, cảm nhận hai làn da sắt se tiếp xúc với nhau, hết đợt này đến đợt khác. Là một quá trình tiếp cận và quen thuộc.
Cô cảm nhận được sự gò bó và cứng nhắc ở tôi, hiển nhiên có đủ kinh nghiệm để xử lý những bước quá độ này. Nói, tôi muốn chị nghe một khúc nhạc. Vì thế chúng tôi nằm ngửa bên nhau trong bóng tối, cô lấy điện thoại ra, đưa một bên tai nghe cho tôi. Căn phòng sáng hơn nhờ ánh xanh hắt ra từ màn hình. Trong tai vang lên âm sắc shamisen và giọng hát của Toyama Seikin. Cô dịch cho tôi nghe từng câu.
Búng cánh hoa, phủi bụi tuyết, tay áo dài nhẹ phất
Chuyện xưa đã bao năm, chờ đến mòn mỏi người tha thiết
Uyên trống đập cánh bay, khiến người ta luyến tiếc…
Bản nhạc dị quốc xưa cũ. Ba dây não nuột, thê thiết ngân nga, tiếng ca uyển chuyển tang thương của người đàn ông lớn tuổi, tất cả hợp lại đẹp đẽ đến tuyệt vời. Bầu không khí rung rung theo tiếng nhạc, một sợi dây trong lòng cũng đang giần giật không ngừng. Đây là một câu quen thuộc tôi đã nghe vô số lần. Nói cách khác, trên thế gian này, không có một sự việc nào không thể kết nối. Luôn luôn chúng ta tìm thấy những người và vật giống mình.
Cô nói, đây là khúc nhạc mà sinh thời mẹ tôi thích nhất. Bà thường tua đi tua lại lúc dọn dẹp nhà cửa. Tôi nghe mãi thành quen. Về sau nghĩ, với những người theo đuổi và tin tưởng vào tình cảm, cái giá phải trả thật quá đắt. Con đường này không chắc chắn.
Vậy, vì sao lớn lên cô vẫn si mê tình yêu thể xác, vẫn thích làm tình với bất cứ người lạ nào.
Cô nói, tôi cảm thấy tình dục và nhục thể là lành mạnh, sạch sẽ, thân mật, có lúc tình cảm và ảo giác mới trở thành chướng ngại vật khoanh lấy tâm hồn chúng ta. Sự thật thì đấy là một chướng ngại rất lớn, là khó khăn duy nhất. Tình cảm có khả năng cứu rỗi chúng ta, cũng có khả năng dồn chúng ta vào chỗ chết. Mà, ở đây còn có một vấn đề. Cô ôm lấy vai tôi, áp mặt vào tai tôi, thì thào, chị có biết yêu là gì không? Nếu không biết, làm sao chị tìm được. Mọi thứ trên đời đều đang biến đổi, rạn vỡ. Lúc này, bình phong và chỗ dựa mà chị có thể chạm tới được, là gì đây?
Tôi nói, tôi chỉ biết đã lâu rồi mình không có người bầu bạn, không làm tình, nhưng vẫn sống đấy thôi. Vô ái hay vô dục đều không thể khiến chúng ta chết được. Chỉ có vô thường và vô vọng mới khiến chúng ta chết thôi.
Cô hỏi, rốt cuộc thì Khánh Trường sẽ có kết cục thế nào đây. Đích đến của cô ấy là ở đâu. Các quan điểm trong truyện của chị lờ mờ quá, có lúc còn tự mâu thuẫn, đặt vấn đề rồi bỏ ngang. Nhưng tôi chấp nhận. Vì tôi đã biết, nếu con người không có cơ hội vượt lên số phận mình, cuối cùng chỉ đành luẩn quẩn mù mịt. Vì thế dần dần, chúng ta sẽ không nói gì. Không muốn nói. Không thể nói rõ. Không thể nói hết. Không có kết quả. Không có kiểm nghiệm. Không cần phải nói gì cả. Chúng ta cứ lo di chuyển đến gần đích điểm của mình mà thôi. Nói cách khác, ngay cái chết cũng không thể ngăn cản chúng ta từ bỏ cơ hội vượt lên số phận. Thế này mới là đến đích. Nhưng bây giờ, thật ra tôi không có gì cần nói với chị cả. Tôi chỉ muốn chạm vào chị, sờ nắn chị, ôm ấp chị, cảm nhận chị. Yêu đương với chị, cùng lấy hạt giống của cái chết ẩn sâu trong cơ thể ra. Tôi đợi chờ giây phút ấy. Không chỉ với chị. Có lẽ còn với người khác. Nếu không yêu đương, trong ánh ngày, chúng ta chỉ còn cách túm trước túm sau che giấu những đau thương của mình. Mà trong quãng đời ngắn ngủi của con người, những ngày như thế thật ra lại nhiều, lại dài quá.
Băng qua ngã tư vắng vẻ tăm tối, băng qua chùa chiền lờ mờ đèn lồng… Lúc băng qua cửa hàng tiện lợi mở cửa thông đêm, tôi đề nghị nghỉ một lát, vào mua một gói thuốc lá và hai cốc mạt trà nóng. Cô theo vào, dừng chân ngắm quanh. Trên tường dán một tờ áp phích rạp hát, giới thiệu chương trình diễn tấu nhạc cụ cổ điển của các nghệ sĩ quốc dân, ở mục shakuhachi thấy có tên Nguyệt sơn mai chi.
Cô nói, đây là khúc nhạc mà mười tám năm trước Cầm Dược từng thổi cho tôi nghe, thì ra ở Nhật cũng có bản nhạc này.
Cô còn nhớ giai điệu không.
Về sau không có dịp nào nghe lại, cũng quên mất rồi, cô nói. Điều này rất nhất quán với số phận tôi, tuổi thơ rực rỡ phong phú, trưởng thành sa sút tầm thường. Nhưng bấy lâu tôi biết bản nhạc vẫn tồn tại trên đời. Không ở nơi này, mà ở bờ bên kia.
Chúng tôi nghỉ tạm, uống trà, hút thuốc. Xong xuôi tiếp tục đi. Một tiếng rưỡi sau, xuyên qua bao nhiêu cung đường dài dằng dặc, cuối cùng cũng đến được khách sạn.
Dừng chân ở cửa, một lần nữa tôi nhìn vào mặt cô. Cô dùng ánh mắt để ra dấu với tôi, rằng cô muốn ở lại.
Vào thang máy, đi dọc hành lang.
Phiên dịch tiếng Nhật của tôi ngủ ở phòng bên cạnh.
Mở cửa ra. Phòng khách sạn Nhật rất chật, rất bé, nhưng lúc này tôi đã thích nghi với sự hiện diện của Tín Đắc. Cô theo người mẹ không chung huyết thống đi khắp chân trời góc bể từ nhỏ, bản thân qua tháng năm dần dần hình thành một thuộc tính vừa sôi sục vừa kín đáo, khiến cho người nào ở bên cũng vẫn cảm thấy thoải mái tự do, như thể đang lặng lẽ du di một mình ở nơi nên ở.
Mà trong phạm trù vị trí này, cô còn có sự nhạy cảm và tự chủ bẩm sinh. Cô cởi áo khoác, xê dịch vài bước. Hết sức thẳng thắn, lại cởi tiếp sơ mi trắng và quần dài nhung kẻ, để lại mỗi bộ đồ lót ren đen. Có lẽ là nhờ thói quen lao động và đi lại dài ngày, thân hình cô rất gọn gàng, mảnh dẻ, xương xẩu, thanh tú, làn da ngăm đen, ngực nở nang và bụng rắn chắc. Cô nói, tôi đi tắm trước.
Từ nhà vệ sinh vọng ra tiếng nước xè xè. Tôi hơi lưỡng lự, đi đến bên cửa sổ, mở tấm kính vẫn kéo kín ra, dõi mắt nhìn bầu trời lam xám và đường sá rộng rãi của xứ sở xa lạ này. Tất cả đều đang từ từ chìm vào giấc ngủ, trong bí mật và đậy điệm. Tôi rút một điếu thuốc, bật lửa châm.
Tắm xong, tôi băng qua dòng sáng lờ mờ trong phòng sau khi đèn tắt, mò mẫm lại bên giường, ngả mình xuống đệm. Người phụ nữ từ đằng sau nhích lại gần, đưa tay vuốt ve cổ tôi, mặt tôi, tóc tôi, mấy lượt như thế, thận trọng thăm dò, bàn tay di chuyển mềm dẻo và êm ái. Trong đêm, bướm hút sương nhụy hoa nguyệt quý, chẳng để ai đến khuấy động mình. Chiếc nanh chó bạch ngọc va từng nhịp vào vai tôi. Tôi lặng lẽ cảm nhận cô di chuyển, cảm nhận hai làn da sắt se tiếp xúc với nhau, hết đợt này đến đợt khác. Là một quá trình tiếp cận và quen thuộc.
Cô cảm nhận được sự gò bó và cứng nhắc ở tôi, hiển nhiên có đủ kinh nghiệm để xử lý những bước quá độ này. Nói, tôi muốn chị nghe một khúc nhạc. Vì thế chúng tôi nằm ngửa bên nhau trong bóng tối, cô lấy điện thoại ra, đưa một bên tai nghe cho tôi. Căn phòng sáng hơn nhờ ánh xanh hắt ra từ màn hình. Trong tai vang lên âm sắc shamisen và giọng hát của Toyama Seikin. Cô dịch cho tôi nghe từng câu.
Búng cánh hoa, phủi bụi tuyết, tay áo dài nhẹ phất
Chuyện xưa đã bao năm, chờ đến mòn mỏi người tha thiết
Uyên trống đập cánh bay, khiến người ta luyến tiếc…
Bản nhạc dị quốc xưa cũ. Ba dây não nuột, thê thiết ngân nga, tiếng ca uyển chuyển tang thương của người đàn ông lớn tuổi, tất cả hợp lại đẹp đẽ đến tuyệt vời. Bầu không khí rung rung theo tiếng nhạc, một sợi dây trong lòng cũng đang giần giật không ngừng. Đây là một câu quen thuộc tôi đã nghe vô số lần. Nói cách khác, trên thế gian này, không có một sự việc nào không thể kết nối. Luôn luôn chúng ta tìm thấy những người và vật giống mình.
Cô nói, đây là khúc nhạc mà sinh thời mẹ tôi thích nhất. Bà thường tua đi tua lại lúc dọn dẹp nhà cửa. Tôi nghe mãi thành quen. Về sau nghĩ, với những người theo đuổi và tin tưởng vào tình cảm, cái giá phải trả thật quá đắt. Con đường này không chắc chắn.
Vậy, vì sao lớn lên cô vẫn si mê tình yêu thể xác, vẫn thích làm tình với bất cứ người lạ nào.
Cô nói, tôi cảm thấy tình dục và nhục thể là lành mạnh, sạch sẽ, thân mật, có lúc tình cảm và ảo giác mới trở thành chướng ngại vật khoanh lấy tâm hồn chúng ta. Sự thật thì đấy là một chướng ngại rất lớn, là khó khăn duy nhất. Tình cảm có khả năng cứu rỗi chúng ta, cũng có khả năng dồn chúng ta vào chỗ chết. Mà, ở đây còn có một vấn đề. Cô ôm lấy vai tôi, áp mặt vào tai tôi, thì thào, chị có biết yêu là gì không? Nếu không biết, làm sao chị tìm được. Mọi thứ trên đời đều đang biến đổi, rạn vỡ. Lúc này, bình phong và chỗ dựa mà chị có thể chạm tới được, là gì đây?
Tôi nói, tôi chỉ biết đã lâu rồi mình không có người bầu bạn, không làm tình, nhưng vẫn sống đấy thôi. Vô ái hay vô dục đều không thể khiến chúng ta chết được. Chỉ có vô thường và vô vọng mới khiến chúng ta chết thôi.
Cô hỏi, rốt cuộc thì Khánh Trường sẽ có kết cục thế nào đây. Đích đến của cô ấy là ở đâu. Các quan điểm trong truyện của chị lờ mờ quá, có lúc còn tự mâu thuẫn, đặt vấn đề rồi bỏ ngang. Nhưng tôi chấp nhận. Vì tôi đã biết, nếu con người không có cơ hội vượt lên số phận mình, cuối cùng chỉ đành luẩn quẩn mù mịt. Vì thế dần dần, chúng ta sẽ không nói gì. Không muốn nói. Không thể nói rõ. Không thể nói hết. Không có kết quả. Không có kiểm nghiệm. Không cần phải nói gì cả. Chúng ta cứ lo di chuyển đến gần đích điểm của mình mà thôi. Nói cách khác, ngay cái chết cũng không thể ngăn cản chúng ta từ bỏ cơ hội vượt lên số phận. Thế này mới là đến đích. Nhưng bây giờ, thật ra tôi không có gì cần nói với chị cả. Tôi chỉ muốn chạm vào chị, sờ nắn chị, ôm ấp chị, cảm nhận chị. Yêu đương với chị, cùng lấy hạt giống của cái chết ẩn sâu trong cơ thể ra. Tôi đợi chờ giây phút ấy. Không chỉ với chị. Có lẽ còn với người khác. Nếu không yêu đương, trong ánh ngày, chúng ta chỉ còn cách túm trước túm sau che giấu những đau thương của mình. Mà trong quãng đời ngắn ngủi của con người, những ngày như thế thật ra lại nhiều, lại dài quá.
/107
|