Khinh Ninh bị ốm, ốm rất nặng, quá đột ngột.
Do lo ngại lời nói của người khác nên tôi vẫn không dám đến thăm cô ấy. Trên thực tế, rất nhiều người đang đề phòng tôi sẽ làm chuyện mờ ám vào thời gian này.
Ấy thế mà Tô Du phái người đưa lời nhắn, bảo tôi ghé thăm cô ta.
Tôi quyết định đi vào lúc hoàng hôn, buổi sáng ghé qua có rất nhiều tiểu thư khuê các có quan hệ tốt với Khinh Ninh, tôi không thể không ra khỏi phủ để tránh.
Tôi vừa tránh phải nghe lời đàm tiếu của những đứa con gái này, mà tôi cũng cần ra ngoài tìm ông ra hỏi mấy thứ băn khoăn trong mấy ngày nay.
Điều kỳ lạ là ông già đã không đến kể chuyện ở lầu Hương Mãn trong mấy ngày nay, chẳng lẽ ông ấy thực sự phải đi lấy thứ có thể giúp tôi ư?
Tôi cất biểu hiện trên mặt, đẩy cửa bước vào căn phòng của Khinh Ninh. Tô Du – người chăm sóc Khinh Ninh trong vài ngày qua – đang nằm ngủ trên chiếc ghế nhỏ bên cửa sổ.
Khinh Ninh thấy tôi, yếu ớt cười, làm động tác hành lễ bằng tay.
Tôi hiểu ý gật đầu, ghé đầu đến sát bên tai lắng nghe cô nàng nói chuyện.
Giọng nói của cô ấy rất nhẹ, nhẹ đến mức tôi gần như không thể bắt được nó.
Cô ấy nói:
– Chị ơi, em có thể gọi chị là chị Thanh không? Thật ra em vẫn muốn gọi chị như thế, nhưng sợ Công chúa ghét bỏ. Em biết, chỉ vì quan hệ của em mà cho đến tận bây giờ Công chúa chịu nhiều ấm ức.
Tôi mỉm cười lắc đầu.
Khinh Ninh nắm tay tôi, nói tiếp:
– Thái tử đối xử với em rất tốt, nhưng em lại không biết trái tim anh ấy đã trao cho ai, có lẽ…
Tô Du đột nhiên tạo ra tiếng động nhỏ, Khinh Ninh định nói bỗng nhiên quay ngoắt đầu sang một bên.
– Không sao, không nói cũng không sao. Chị à, nhờ chị đưa Thái tử về phòng nghỉ ngơi, anh ấy bị ốm sẽ không tốt đâu.
Dứt lời, cô ấy nhắm nghiền mắt.
Tôi cực kì bối rối, rất muốn biết lời nói ấy của Khinh Ninh nhưng tôi không tiện hỏi lại.
Bây giờ càng vướng víu hơn chính là phải dìu Tô Du về phòng, tôi định cầu cứu xung quanh nhưng phát hiện ra người trong phòng đã lui xuống từ bao giờ.
Mất công mất sức dìu Tô Du đang nửa tỉnh nửa mê trong giấc mơ ra khỏi căn phòng của Khinh Ninh, tôi vẫy tay gọi Hương nhi đến giúp đỡ song con bé lại mỉm cười duyên dáng rồi dẫn đám người hầu đi khỏi.
Tôi nhổ nước bọt, mình đang nuôi ong tay áo ư? Hô hấp của Tô Du dồn dập bên mặt, một tay tôi đỡ eo hắn, còn tay kia đặt cái đầu xuống bờ vai mình, chẳng khác nào chân bạch tuộc.
Mặt tôi đỏ bừng, bối rối rụt tay lại, thầm phỉ nhổ đàn ông con trai da dẻ trắng trẻo như thế.
Tiếng cười khe khẽ vang lên, tôi ngoảnh lại thì thấy Tô Du đã tỉnh táo và đang cười tôi. Hắn hỏi:
– Sao mặt đỏ thế?
Tôi bình tĩnh đẩy Tô Du ra khỏi vai mình, nói chắc nịch:
– Anh nhìn lầm rồi.
– Thật không? Bản cung lại không nghĩ vậy. – Tô Du bỗng dưng ghé sát mặt tôi, nhìn chằm chặp vào mắt tôi và nói bằng một giọng điệu đầy cám dỗ – Nói cho ta nghe đi.
Tên này bị ấm đầu thật rồi, ấy thế mà lại nói chuyện với tôi bằng giọng điệu này.
Thấy tôi không đáp, hắn cũng chẳng ngại bèn thay đổi chủ đề:
– Vong Nhan, bất kể xảy ra chuyện gì cô đều sẽ giúp ta chứ?
Tôi nhìn thẳng vào mắt Tô Du:
– Anh nghĩ tôi có nên giúp đỡ người mình ghét không?
– Có. – Tô Du đáp.
Tôi bật cười, quay gót bước đi.
– Ta đã mời danh y Yến Thanh đến khám bệnh cho Khinh Ninh. – Âm thanh của Tô Du vang lên từ đằng sau.
Bước chân của tôi thoáng khựng, danh y Yến Thanhh ư? Ông già từng nói sư đệ của mình là danh y. Danh y trên đời này cũng nhiều quá!
Danh y quả không hổ là danh y, trong ngày đầu tiên đến phủ Thái tử đã chẩn đoán được bệnh của Khinh NInh nhưng chưa ra đơn thuốc.
Ngày hôm sau, từng người trong phủ Thái tử đều bị gọi vào phòng Yến Thanh, vẻ mặt cực kì trang nghiêm sau khi ra ngoài.
Tất nhiên không ai dám mời tôi đến chỗ Yến Thanh. Sự tò mò của tôi trỗi dậy, tôi né tránh ánh mắt của Hương nhi lén lút nhoài người lên bệ cửa sổ nhìn lén Yến Thanh.
Không ngờ bị Yến Thanh phát hiện ra, tôi đành phải bước vào.
Yến Thanh trẻ hơn tôi nghĩ, có lẽ chỉ bằng tuổi mẹ tôi, gương mặt ấy khiến tôi cảm thấy hơi quen.
Khi nhìn thấy tôi, ông ta hỏi:
– Các hạ là người nào trong phủ?
– Ông đoán xem? Ta là người quan trọng trong phủ Thái tử. – Tôi cười đáp.
– Không giống. – Anh ta lắc đầu.
– Sao lại không giống? – Tôi hỏi lại.
– Một miệng, một đôi mắt, không có gì lạ cả.
– Ai cũng chỉ có một cái miệng, một đôi mắt, chẳng lẽ có người có tận ba mắt cơ à? Thế thì chẳng phải người mà là Nhị lang thần. – Tôi gãi mũi.
Anh ta cũng cười, nói:
– Ta có thể được coi là người đó. Thuốc dẫn có thể chữa bệnh cho Khinh Ninh phu nhân ở ngay trong phủ, sẽ tự động đưa tới cửa. Cô vừa vặn phù hợp với tính toán này, cô có đồng ý để ta chẩn đoán xem có phải cô đến giúp đỡ bệnh nhân của ta không?
Tôi cười, hỏi:
– Dựa vào đâu mà tiên sinh cho rằng ta sẽ đồng ý? Mà người có thể tự do đi dạo trong phủ như ta thì tất nhiên là người của Thái tử, thậm chí còn có thể có thù ghét với người bệnh của ông đấy.
Ông ta nói chắc nịch:
– Người khác thì không, nhưng cô sẽ đồng ý. Bởi vì cô giống một người bạn cũ của ta.
Dứt lời, Yến Thanh lấy một cái bát nhỏ ở sau lưng ra, trong đó chứa thứ chất lỏng sền sệt, một giọt máu ở đáy bát tựa như viên kim cương đỏ vậy.
Yến Thanh cầm tay tôi, hỏi:
– Thử xem nhé?
Tôi nhăn mặt, đúng là một tên thích tự quyết định thay người khác:
– Đã nằm trong tay ông rồi thì có thể không thử được à, danh y?
Yến Thanh nhanh nhẹn đâm vào ngón tay tôi, môt giọt máu của tôi rơi vào chiếc bát.
Tôi ngờ vực nhìn hai giọt máu cách xa nhau trong chiếc bát, Yến Thanh thấy thế bèn giải thích:
– Trong cái bát này ta thả một loại keo đặc biệt cùng với máu của Khinh Ninh, bây giờ ta đang tìm một loại máu có thể tương thích với nó.
Tôi rụt tay, ngậm ngón út vào miệng để cầm máu:
– Theo hiểu biết của ta, máu của người thân mới có thể hòa lẫn vào nhau.
Hai giọt máu vẫn cách xa nhau, song dần lại gần nhau hơn.
– Ông thấy rồi đấy, tô không giúp được.
Yến Thanh băng bó cho tôi, sẵn tiện giải thích:
– Ta đã cho loại thuốc đặc biệt mà đây cũng không phải nhỏ máu nhận thân nên sẽ khác với bình thường. Có một loại máu có thể tương thích với tất cả các loại máu.
Ông ta vừa dứt lời, hai giọt máu dính vào nhau. Tôi nhận ra Yến Thanh phấn chấn hẳn, khiến tay tôi tê rần.
Đây là…
– Tuyệt vời, rất tương thích, cô có thể giúp bệnh nhân của ta rồi. – Yến Thanh vô cùng hào hứng.
– Giúp thế nào? – Tôi hỏi.
Đôi mắt Yến Thanh lóe lên tia sáng:
– Truyền máu cho người khác để điều chế thuốc mới có thể thành công.
– Sử dụng máu của tôi ư? Thật là lố bịch. – Tôi cười lạnh rút tay mình về, nhìn sâu vào đôi mắt của Yến Thanh – Dựa vào đâu tôi phải cứu Khinh Ninh, để cho cô ta và Tô Du sống hạnh phúc trăm năm ư?
Tôi nói xong lập tức quay người đi về phía cửa, thế nhưng đôi chân thoáng khựng lại trước ngưỡng cửa một bước. Chẳng biết Tô Du đứng ở trước cửa từ khi nào. Chàng chau mày hỏi tôi:
– Cô có đồng ý không?
– Thái tử không nghe thấy à?
Tôi cười lạnh, sau đó lách người định đi. Nhưng Tô Du vội túm tay tôi lại:
– Chúng ta có thể trao đổi, cô muốn gì cũng được.
– Vậy nếu tôi muốn mạng anh thì sao? – Tôi bình tĩnh hất tay Tô Du ra – Đổi lại là anh, một mạng đổi một mạng, lời lắm phải không? Tô Du, anh có đồng ý không?
Tô Du, nếu em không thể cho yêu cầu của chàng, vậy đòi hỏi của em chàng càng không thể cho. Chàng yêu cô ta đến mức không cần cả mạng sống ư?
Hết chương 3
Do lo ngại lời nói của người khác nên tôi vẫn không dám đến thăm cô ấy. Trên thực tế, rất nhiều người đang đề phòng tôi sẽ làm chuyện mờ ám vào thời gian này.
Ấy thế mà Tô Du phái người đưa lời nhắn, bảo tôi ghé thăm cô ta.
Tôi quyết định đi vào lúc hoàng hôn, buổi sáng ghé qua có rất nhiều tiểu thư khuê các có quan hệ tốt với Khinh Ninh, tôi không thể không ra khỏi phủ để tránh.
Tôi vừa tránh phải nghe lời đàm tiếu của những đứa con gái này, mà tôi cũng cần ra ngoài tìm ông ra hỏi mấy thứ băn khoăn trong mấy ngày nay.
Điều kỳ lạ là ông già đã không đến kể chuyện ở lầu Hương Mãn trong mấy ngày nay, chẳng lẽ ông ấy thực sự phải đi lấy thứ có thể giúp tôi ư?
Tôi cất biểu hiện trên mặt, đẩy cửa bước vào căn phòng của Khinh Ninh. Tô Du – người chăm sóc Khinh Ninh trong vài ngày qua – đang nằm ngủ trên chiếc ghế nhỏ bên cửa sổ.
Khinh Ninh thấy tôi, yếu ớt cười, làm động tác hành lễ bằng tay.
Tôi hiểu ý gật đầu, ghé đầu đến sát bên tai lắng nghe cô nàng nói chuyện.
Giọng nói của cô ấy rất nhẹ, nhẹ đến mức tôi gần như không thể bắt được nó.
Cô ấy nói:
– Chị ơi, em có thể gọi chị là chị Thanh không? Thật ra em vẫn muốn gọi chị như thế, nhưng sợ Công chúa ghét bỏ. Em biết, chỉ vì quan hệ của em mà cho đến tận bây giờ Công chúa chịu nhiều ấm ức.
Tôi mỉm cười lắc đầu.
Khinh Ninh nắm tay tôi, nói tiếp:
– Thái tử đối xử với em rất tốt, nhưng em lại không biết trái tim anh ấy đã trao cho ai, có lẽ…
Tô Du đột nhiên tạo ra tiếng động nhỏ, Khinh Ninh định nói bỗng nhiên quay ngoắt đầu sang một bên.
– Không sao, không nói cũng không sao. Chị à, nhờ chị đưa Thái tử về phòng nghỉ ngơi, anh ấy bị ốm sẽ không tốt đâu.
Dứt lời, cô ấy nhắm nghiền mắt.
Tôi cực kì bối rối, rất muốn biết lời nói ấy của Khinh Ninh nhưng tôi không tiện hỏi lại.
Bây giờ càng vướng víu hơn chính là phải dìu Tô Du về phòng, tôi định cầu cứu xung quanh nhưng phát hiện ra người trong phòng đã lui xuống từ bao giờ.
Mất công mất sức dìu Tô Du đang nửa tỉnh nửa mê trong giấc mơ ra khỏi căn phòng của Khinh Ninh, tôi vẫy tay gọi Hương nhi đến giúp đỡ song con bé lại mỉm cười duyên dáng rồi dẫn đám người hầu đi khỏi.
Tôi nhổ nước bọt, mình đang nuôi ong tay áo ư? Hô hấp của Tô Du dồn dập bên mặt, một tay tôi đỡ eo hắn, còn tay kia đặt cái đầu xuống bờ vai mình, chẳng khác nào chân bạch tuộc.
Mặt tôi đỏ bừng, bối rối rụt tay lại, thầm phỉ nhổ đàn ông con trai da dẻ trắng trẻo như thế.
Tiếng cười khe khẽ vang lên, tôi ngoảnh lại thì thấy Tô Du đã tỉnh táo và đang cười tôi. Hắn hỏi:
– Sao mặt đỏ thế?
Tôi bình tĩnh đẩy Tô Du ra khỏi vai mình, nói chắc nịch:
– Anh nhìn lầm rồi.
– Thật không? Bản cung lại không nghĩ vậy. – Tô Du bỗng dưng ghé sát mặt tôi, nhìn chằm chặp vào mắt tôi và nói bằng một giọng điệu đầy cám dỗ – Nói cho ta nghe đi.
Tên này bị ấm đầu thật rồi, ấy thế mà lại nói chuyện với tôi bằng giọng điệu này.
Thấy tôi không đáp, hắn cũng chẳng ngại bèn thay đổi chủ đề:
– Vong Nhan, bất kể xảy ra chuyện gì cô đều sẽ giúp ta chứ?
Tôi nhìn thẳng vào mắt Tô Du:
– Anh nghĩ tôi có nên giúp đỡ người mình ghét không?
– Có. – Tô Du đáp.
Tôi bật cười, quay gót bước đi.
– Ta đã mời danh y Yến Thanh đến khám bệnh cho Khinh Ninh. – Âm thanh của Tô Du vang lên từ đằng sau.
Bước chân của tôi thoáng khựng, danh y Yến Thanhh ư? Ông già từng nói sư đệ của mình là danh y. Danh y trên đời này cũng nhiều quá!
Danh y quả không hổ là danh y, trong ngày đầu tiên đến phủ Thái tử đã chẩn đoán được bệnh của Khinh NInh nhưng chưa ra đơn thuốc.
Ngày hôm sau, từng người trong phủ Thái tử đều bị gọi vào phòng Yến Thanh, vẻ mặt cực kì trang nghiêm sau khi ra ngoài.
Tất nhiên không ai dám mời tôi đến chỗ Yến Thanh. Sự tò mò của tôi trỗi dậy, tôi né tránh ánh mắt của Hương nhi lén lút nhoài người lên bệ cửa sổ nhìn lén Yến Thanh.
Không ngờ bị Yến Thanh phát hiện ra, tôi đành phải bước vào.
Yến Thanh trẻ hơn tôi nghĩ, có lẽ chỉ bằng tuổi mẹ tôi, gương mặt ấy khiến tôi cảm thấy hơi quen.
Khi nhìn thấy tôi, ông ta hỏi:
– Các hạ là người nào trong phủ?
– Ông đoán xem? Ta là người quan trọng trong phủ Thái tử. – Tôi cười đáp.
– Không giống. – Anh ta lắc đầu.
– Sao lại không giống? – Tôi hỏi lại.
– Một miệng, một đôi mắt, không có gì lạ cả.
– Ai cũng chỉ có một cái miệng, một đôi mắt, chẳng lẽ có người có tận ba mắt cơ à? Thế thì chẳng phải người mà là Nhị lang thần. – Tôi gãi mũi.
Anh ta cũng cười, nói:
– Ta có thể được coi là người đó. Thuốc dẫn có thể chữa bệnh cho Khinh Ninh phu nhân ở ngay trong phủ, sẽ tự động đưa tới cửa. Cô vừa vặn phù hợp với tính toán này, cô có đồng ý để ta chẩn đoán xem có phải cô đến giúp đỡ bệnh nhân của ta không?
Tôi cười, hỏi:
– Dựa vào đâu mà tiên sinh cho rằng ta sẽ đồng ý? Mà người có thể tự do đi dạo trong phủ như ta thì tất nhiên là người của Thái tử, thậm chí còn có thể có thù ghét với người bệnh của ông đấy.
Ông ta nói chắc nịch:
– Người khác thì không, nhưng cô sẽ đồng ý. Bởi vì cô giống một người bạn cũ của ta.
Dứt lời, Yến Thanh lấy một cái bát nhỏ ở sau lưng ra, trong đó chứa thứ chất lỏng sền sệt, một giọt máu ở đáy bát tựa như viên kim cương đỏ vậy.
Yến Thanh cầm tay tôi, hỏi:
– Thử xem nhé?
Tôi nhăn mặt, đúng là một tên thích tự quyết định thay người khác:
– Đã nằm trong tay ông rồi thì có thể không thử được à, danh y?
Yến Thanh nhanh nhẹn đâm vào ngón tay tôi, môt giọt máu của tôi rơi vào chiếc bát.
Tôi ngờ vực nhìn hai giọt máu cách xa nhau trong chiếc bát, Yến Thanh thấy thế bèn giải thích:
– Trong cái bát này ta thả một loại keo đặc biệt cùng với máu của Khinh Ninh, bây giờ ta đang tìm một loại máu có thể tương thích với nó.
Tôi rụt tay, ngậm ngón út vào miệng để cầm máu:
– Theo hiểu biết của ta, máu của người thân mới có thể hòa lẫn vào nhau.
Hai giọt máu vẫn cách xa nhau, song dần lại gần nhau hơn.
– Ông thấy rồi đấy, tô không giúp được.
Yến Thanh băng bó cho tôi, sẵn tiện giải thích:
– Ta đã cho loại thuốc đặc biệt mà đây cũng không phải nhỏ máu nhận thân nên sẽ khác với bình thường. Có một loại máu có thể tương thích với tất cả các loại máu.
Ông ta vừa dứt lời, hai giọt máu dính vào nhau. Tôi nhận ra Yến Thanh phấn chấn hẳn, khiến tay tôi tê rần.
Đây là…
– Tuyệt vời, rất tương thích, cô có thể giúp bệnh nhân của ta rồi. – Yến Thanh vô cùng hào hứng.
– Giúp thế nào? – Tôi hỏi.
Đôi mắt Yến Thanh lóe lên tia sáng:
– Truyền máu cho người khác để điều chế thuốc mới có thể thành công.
– Sử dụng máu của tôi ư? Thật là lố bịch. – Tôi cười lạnh rút tay mình về, nhìn sâu vào đôi mắt của Yến Thanh – Dựa vào đâu tôi phải cứu Khinh Ninh, để cho cô ta và Tô Du sống hạnh phúc trăm năm ư?
Tôi nói xong lập tức quay người đi về phía cửa, thế nhưng đôi chân thoáng khựng lại trước ngưỡng cửa một bước. Chẳng biết Tô Du đứng ở trước cửa từ khi nào. Chàng chau mày hỏi tôi:
– Cô có đồng ý không?
– Thái tử không nghe thấy à?
Tôi cười lạnh, sau đó lách người định đi. Nhưng Tô Du vội túm tay tôi lại:
– Chúng ta có thể trao đổi, cô muốn gì cũng được.
– Vậy nếu tôi muốn mạng anh thì sao? – Tôi bình tĩnh hất tay Tô Du ra – Đổi lại là anh, một mạng đổi một mạng, lời lắm phải không? Tô Du, anh có đồng ý không?
Tô Du, nếu em không thể cho yêu cầu của chàng, vậy đòi hỏi của em chàng càng không thể cho. Chàng yêu cô ta đến mức không cần cả mạng sống ư?
Hết chương 3
/5
|