Vùng Đất Trù Phú

Chương 29 - Robert Fulton

/60


Vào những ngày cuối tháng 7 năm 1815, có hai thương thuyền có treo cờ nước nước Mỹ từ từ cập cảng Phú Hiệp, trên con thuyền gỗ lớn hai cánh buồm có một người đàn ông lịch thiệp với màu mắt nâu đậm cùng song mũi cao điển hình của người phương Tây. Mái tóc xoăn nâu với vài chỗ trăng do có tuổi bay trong cơn gió nhẹ của miền nhiệt đới nóng ẩm, ngưới đó ngấm nhìn khung cảng bến cảng tấp nập người và thuyền, tiếng máy móc hòa lẫn với tiếng người làm ông ấy vô cùng kinh ngạc. Người đàn ông đó tên là Robert Fulton, trước khi tới một nước phương Đông xa xôi này thì tại Pháp Robert Fulton đã nghe nói tới một quốc gia có nhiều thứ thú vị và Robert Fulton đã từng gặp một người Việt tại đây, một người quen của Robert Fulton nói:

“Vous devriez aller à Dai Nam, c’est très intéressant là-bas et vous allez bientôt l’adorer” (Cậu nên tới Đại Nam đi, ở đó rất thú vị và cậu sẽ thích ở đó ngay thôi).

Lúc này tại Pháp chế độ quân chủ được tái lập với tiều đậi Bourbon và những hạn chế về hiến pháp mới. Nước Pháp đang trong quá trình thay đổi nên không tập trung vào quân sự nữa nên Robert Fulton đã nghe theo người bạn đó tới Đại Nam một chuyến, gần 7 tháng trên biển thì hai thương thuyền cũng tới được Đại Nam. Robert Fulton dù tưởng tượng ra khung cảng này nhưng khi tận mắt thấy sự nhộn nhịp và phồn vinh của Đại Nam không khác mấy các quốc gia phương Tây.

“Descendez du bateau, Robert Fulton. Nous devons trouver un endroit pour nous reposer aujourd’hui avant d’aller voir le roi Dai Nam demain à midi” (Xuống thuyền đi Robert Fulton. Chúng ta cần tìm chỗ nghỉ ngơi hôm nay trước khi tới gặp vua Đại Nam vào trưa mai).

“Je sais” (Ta biết rồi) sau đó Robert Fulton xuống thuyền.

Một thủy thủ đi làm giấy tờ xuất nhập cảnh cho toàn bộ thủy thủ và hàng hóa mất gần cả tiếng, nên Robert Fulton cùng các thủy thủ khác ăn tạm tại mấy quán tại bến cảng. Cả đoàn ghé vào một quán ngồi vào bàn và có nhân viên đi ra nói tiếng anh:

“đây là thực đơn mời mọi người cem rồi gọi món ạ”.

Cả đoàn vô cùng ngạc nhiên vì một dân thường cũng biết nói ngoại ngữ, lúc xem không biết kêu món gì nên cô phục vụ lên tiếng: “Ở Huế có rất nhiều món ăn ngon nhưng các vị mới tới đây lần đầu thì nên thuởng thức món bún bò Huế”.

Khi phục vụ đem ra những tô bún bò Huế để lên bàn, mùi hương nhẹ của nước dùng bốc lên. Mọi người không biết các ăn và được chỉ dẫn nhiệt tình, trong tô bún bò Huế có vị ngọt từ nước xương hầm và xả kết hợp với mắm ruốc, chả, giò và mấy miếng bò tạo ra một hương vị đặc trưng khó cưởng.

“Quá tuyệt vời” Robert Fulton thốt lên.

Sau khi ăn xong và có giấy xuất nhập cảnh thì cả đoàn vào khu nhà ở cho khách nước ngoài, Robert Fulton ngó qua bên phải nhìn đằng xa là bức tường của kinh thành còn nhà cửa ở đây kết hợp hài hòa đông và tây. Trên đường đi tới nhà nghỉ thì gặp một nhóm người đáng đứng nói chuyện và Robert Fulton biết họ là những nhà phát minh người Anh, Robert Fulton tiếng tới chào hỏi:



“Chào ba vị tôi là Robert Fulton đến từ Mỹ là một nhà phát minh”.

“Là Robert Fulton, người chế tạo ra chiếu tàu ngầm. Tôi là Richard Trevithick” rồi đưa tay ra bắt.

“Đúng là vậy” Robert bắt lại.

“Chắc anh đây tới Đại Nam để tìm đường phát triển sự nghiệp? George Stephenson là tên họ của tôi”.

“Cái đó chỉ đúng một phần thôi”.

“Humphry Davy có thể gọi là Humphry, tôi tới đây ngoài việc nghiên cứu thì tôi muốn tìm hiểu thêm về đất nước này”.

Cả bốn người nói chuyện rất hợp ý của nhau, lúc này George nói: “Vua ở đây có tư tưởng thoáng với mọi thứ nhưng khi hợ tác thì là người vô cùng nghiêm chỉnh”.

Humphry lên tiếng: “Cái này tôi công nhận, cách làm việc vô cùng nghiêm chỉnh và thành phẩm đầu ra vô cùng xuất sắc”.

Richard: “với những tri thức đó của ngài ấy có thể chèn ép chúng ta nhưng ngài ấy rất biết cách giữ chân chúng ta một cách tự nguyện”.

Robert Fulton về phòng nghỉ nhưng ồn ấy đang suy nghĩ về việc chế tạo một chiếc tàu ngầm hoàn thiện, vì quá lo lắng nên Robert ngồi viết một lá thu gửi nhà vua và vẽ bản thảo thiết kế chi tiết về tàu ngầm mà Robert biết được. Sáng hôm sau Robert cùng hai thủy thủ vào kinh thành để gặp nhà vua, kiến trúc bên trong kinh thành khách xa khu ngoài thành, lối kiến trúc cổ điển phương Đông điển hình với cấu tạo từ gỗ, gạch nung và mái ngói. Robert được đưa tới phòng dành cho khách, không lâu sau tôi bước vào phòng Robert cúng chào tôi.

“Thần kính chào bệ hạ, thần là Robert Fulton”.

“Ngươi cũng biết trẫm rồi nên chúng ta sẽ đi vào vấn đề chính luôn” rồi tôi đi tới ghế gỗ rồi ngồi xuống.



“Bệ hạ không thắc mắt về tôi và bản thiết kế tàu ngầm”.

“Con người mà sự tò mò, nghi ngại là không thể tránh khỏi. Việc đó sẽ ảnh hưởng ít nhiều tới phán đoán của mỗi người nhưng việc ngươi tới đây để đưa trẫm xem bản thiết kế thì trẫm đã biết mọi thứ về ngươi và trẫm tin vào phán doán của bản thân” tôi nhìn thẳng vào mắt của Robert.

Robert khi nghe xong và nhìn ánh mắt đó từ tôi khẽ cười rồi lên tiếng: “không gì có thể qua mắt được các vị quân vương. Đúng là thần đang tìm kiếm cơ hội tại đất nước của bệ hạ và bản thiết kế này sẽ là cầu nối giữa tôi với Đại Nam”.

“Không đúng hoàn toàn nhưng chữ cầu nối thì bao hàm nhiều nghĩa và có ý nghĩa sâu xa hơn. Thôi bỏ qua vấn đề đó bản thiết kế tàu ngầm của ngươi đâu đưa ra cho trẫm xem nào”.

Robert hiểu rõ câu nói của tôi và biết vua Đại Nam là một người khó đoán, Robert đưa ra bản thết kế tàu ngầm ra rồi nói chi tiết: “Tàu ngầm còn gọi là tiềm thủy đĩnh là một loại tàu đặc biệt hoạt động dưới nước. Tàu ngầm được sử dụng cho mục đích quân sự, vận chuyển hàng hải và nghiên cứu khoa học ở dưới nước, giúp đạt tới độ sâu vượt quá khả năng lặn của con người”.

“Người phát minh ra chiếc tàu ngầm đầu tiên là Cornelis Drebbel, một nhà vật lý và là thái phó của các hoàng tử và công chúa của quốc vương Anh. Cornelis Drebbel sinh 1572 và mất 1633 là người Hà Lan sống ở cung vua Anh Jacques I”.

Robert kinh ngạc tới mức không nói nên lời nhìn tôi, tôi nở một nụ cười nói: “đừng căn thẳng quá chứ nhưng bản thiết kế của ngươi đã cải tiến nhiều thứ đó chứ nhưng còn hạn chế nhiều chỗ”.

Nói xong tôi dùng bút đánh chéo vào những nhược điểm của con tàu rồi nói: “Mái chèo này làm tàu chuyển động thì rất chậm, khi tàu lặn không khí trong tàu rất ít chỉ được một lúc lại nổi lên thì sẽ làm mồi ngon cho tàu chiến vì tàu này không có vũ khí chiến đấu lúc nổi lên. Rồi khi lặn thì làm sao để quan sát trên mặt biển để tấn công, hơn nữa với một quả mìn thì tàu chỉ có chỉ có thể tấn công được một tàu ở cự ly gần”.

Robert châm chú nghe tôi giải thích rồi mới nói: “Vấn đề đó thần cũng biết vì đã thử nghiệm tại Pháp nhưng thất bại, thần cũng đã cải tiến nhưng chưa có kết quả”.

“Ngươi may mắn lắm đó, tới đúng lúc trẫm cần phát triển một loại tàu mới. Trẫm sẽ giúp ngươi tạo ra một con tàu ngầm hoàn chỉnh, Dựa án này sẽ có 6 người gồm ngươi Faraday, Volta, Davy và một người của trẫm để hoàn thành. Vấn đề tiền bạc đầu tư thì người đừng lo vì trẫm sẽ kiếm lời lại từ tàu ngầm của ngươi”.

Sau đó tôi giao dự án này cho bộ nghiên cứu quản lý. Faraday đảm nhận việc chế tạo động cơ chạy bằng điện công suất lớn, Volta nghiên cứu loại ác qui lớn để đảm bảo động cơ của chiếc tàu có thể hoạt động được ít nhất hai tiếng. Davy nghiên cứu việc nén khí oxy vào các bình chứa để khi lặn mở bình ra cho thủy thủ đoàn đủ thời gian lặn được một thời gian dài. Trong quá trình tạo ra tàu ngầm bộ nghiên cứu còn thiết kế thêm kính tiềm vọng cho tàu ngầm và tôi cũng giao William Congreve phần việc nghiên cứu phát triển ngư lôi loại vũ khí không thể thiếu cho tàu ngầm. Vấn đề tàu ngầm sớm muộn cũng sẽ được đưa vào biên chế của quân đội Đại Nam nên tôi cũng cần chờ đợi không vội vả được.

/60

THICHDOCTRUYEN

Đa số thông tin và hình ảnh trên website đều được sưu tầm từ các nguồn trên Internet. Website hay upload-er không sở hữu hay chịu trách nhiệm bất kỳ thông tin nào trên đây. Nếu làm ảnh hưởng đến cá nhân hay tổ chức nào, khi được yêu cầu, chúng tôi sẽ xem xét và gỡ bỏ ngay lập tức.

LIÊN HỆ ADMIN

[email protected]

DMCA.com Protection Status