Cuộc sống của tôi và Linh cứ chầm chậm trôi qua mỗi ngày trong suốt ba tháng đầu tiên xa nhà.
Lần đầu tiên chúng tôi được cầm số tiền lớn trong tay sau ngày lĩnh lương của tháng thứ nhất. Tôi dặn Linh về nhà nấu cơm trước nhưng không nói rõ là vì lí do gì. Tôi muốn mua một chiếc túi xách ở trong shop gần trường học để tặng cho Linh mà chị ấy nói là rất thích từ đầu năm học nhưng không có đủ khả năng để sở hữu nó. Chiếc túi màu sữa, có thể vừa đi học vừa đi làm, có thể đeo sau lưng như ba lô mà cũng có thể đeo vắt chéo ngang người trông rất nữ tính. Bản thân tôi cũng rất thích thú khi nhìn thấy chiếc túi này. Nhưng với số tiền đi làm thêm của tháng đầu tiên, tôi không thể sở hữu hai chiếc túi cùng một lúc được. Tôi muốn tặng cho Linh trước, dù sao nó cũng là chị gái vô cùng “điệu” và “đỏm dáng” của tôi mà.
Tôi trở về phòng trọ, một chiếc túi xách màu sữa y chang như chiếc túi tôi vừa mua đang nằm ngay ngắn trên giá sách. Linh đang nấu ăn thấy tôi về, liền cười hớn hở:
- Thích chiếc túi kia không?
- Không thích. – Tôi vừa nói vừa cố gắng nhét chiếc túi xách màu sữa mới mua vào cái ba lô cũ đang đeo ở sau lưng của mình.
- Ôi trời. Phí của. Thế mà tao tưởng mày thích nên dùng hai phần ba số lương của mình để mua tặng mày đấy. Lãng phí quá.
- Thế chị không thích à? – Sau khi kéo được chiếc khóa ba lô, tôi đứng thẳng lưng bước vào nhà, ánh mắt vẫn trộm nhìn về phía chiếc túi xách đang nằm ở giường mà cổ họng nghẹn ứ.
- Thích chứ! Đồ hiệu mà bảo không thích thì có mà là con hâm. Nhưng tại là tháng lương đầu tiên, với lại không muốn bị mày thù ghét từ vụ ngày xưa nữa nên nịnh đầm mày thôi.
Tôi vừa ngạc nhiên, vừa vui mừng. Vừa tiến tới chỗ Linh đang nấu ăn, nhón một miếng trứng bỏ vào miệng nhai ngon lành:
- Vậy em nhận chiếc túi chị mua nhé!
- Gớm. Nhận đi. Tao không biết dùng ngôn ngữ văn hoa nên tặng thẳng mặt mày đấy nhá. Xí xóa hận thù xưa.
- Thù gì nữa. Em quên hết từ cái lúc hai đứa chết rét giữa trời đông đang mưa phùn mà vẫn phải hì hục lau dọn nhà vệ sinh rồi. À nhưng mà túi xách của chị cũng bị rách và cũ rồi mà.
- Tháng sau tính tiếp.
Linh cười hì hì rồi quay đi. Tôi cũng chẳng biết Linh đang nghĩ gì. Nhân lúc Linh đang giặt quần áo trong phòng tắm, tôi hì hục ngồi vẽ hoa vẽ lá lên tờ giấy trắng kèm câu nhắn nhủ rồi đặt lên chiếc túi màu sữa mà mình mới mua:”Tặng chị Diệu Linh – chị xinh lung linh – và xin đừng nghĩ linh tinh gì nữa”.
Ngày hôm sau, chúng tôi như cặp chị em sinh đôi cùng xuất hiện ở trường học và chỗ làm thêm. Và có một điều tôi muốn nhấn mạnh là, cô gái có tên Diệu Linh xinh hơn cô nàng Di Đan một chút xíu thôi nhé!
Tết năm đấy, chúng tôi đều không về quê vì không mua được vé tàu. Cả hai thay phiên nhau ngồi ngoài ga Sài Gòn từ năm giờ sáng cho đến chiều muộn, hôm nào đến số thứ tự thì hết vé, hôm nào còn vé thì bác bảo vệ nói khách đông quá rồi nên không thể in thêm phiếu chờ được nữa. Không chỉ riêng chúng tôi, mà còn nhiều bạn sinh viên khác nữa. Có khi tôi còn làm quen được cả vài bạn thân thân từ những lần ra ga ngồi chung ghế. Có đứa bảo, nó đi từ canh ba, ra đây nằm ngủ tiếp, lát lấy số thứ tự sớm, thế mà vẫn tay trắng, mấy ngày cuối mua được cái vé ghế phụ. Chúng tôi ngao ngán cũng chẳng muốn đi mua vé ở cổng ga vì số chứng minh nhân dân sai, tiền hoa hồng chi thêm có khi bằng nửa giá trị cái vé giấy. Và đó là năm đầu tiên chúng tôi đón Tết xa nhà, xa quê hương; đón Tết không người thân giữa thành phố Sài Gòn gắt nắng cùng căn phòng trọ mười sáu mét vuông.
Linh bảo không mua nhiều đồ, có tủ lạnh đâu mà chứa, để qua ngày sẽ hư, bỏ đi uổng mất. Tôi nghe Linh nói giọng có vẻ khang khác, dùng nhiều từ ngữ của người Sài Gòn hơn. Thấy cũng hay hay, và tôi học, học ở bạn bè, ở chỗ làm thêm. Giữa "hư" và "hỏng", giữa "bể" và "vỡ", ... . Lắm khi, khách bảo tôi lấy thêm "tẩy", tôi lại mang thỏi "gôm", hay "cái muỗng" với "cái thìa"... mọi từ ngữ đá lẫn lộn trong đầu tôi. Giờ thì tôi đã hiểu vì sao một vài thành viên trong lớp muốn thay đổi mình, làm mới mình, tôi buộc phải học cách thích nghi ở một môi trường mới với những con người mới. Đó không hẳn được đánh giá là đua đòi, mà là sự thích nghi để tồn tại.
Những ngày giáp Tết, đường Sài Gòn vẫn nắng, cũng có vài chợ hoa, chợ quất, đào hoặc mai trưng bán ở vỉa hè, nhưng không ồn ã như dưới quê tôi. Nếu là quê, chắc chắn tôi đang ngồi lau lá chuối, lá dong; còn bố lấy lá dừa làm khuôn bánh chưng, hay như con mèo ăn vụng đỗ xanh mẹ mới nấu thơm lừng. Nếu là quê, chắc chắn tôi đang vi vu đi chợ sắm đồ với quần áo, giày dép mới cùng bạn bè, hay thở dài đùa nghịch với những làn khói bay bay trước mặt, lạnh co người nhưng nụ cười vẫn luôn thường trực dưới cái rét hơn mười độ của ông già mùa đông. Ba tháng ở Sài Gòn, tôi nhớ mùa đông ngoài ấy. Nhớ cái lạnh, nhớ những sáng sương mù, nhớ những cơn mưa phùn dai dẳng, …. Nhớ lắm!
Ngày ba mươi Tết của đời sinh viên năm đầu tiên,
Linh gọi tôi dậy nói cố sức mà làm, sẽ có ba ngày được nghỉ tha hồ mà ngủ bù và tối đi dạo chơi cho biết cái không khí Tết nơi thành phố phồn hoa đô thị này là như thế nào mà người ta đồn thỏi là "hòn ngọc của biển Đông". Vả lại gần hai mươi năm đón Tết quê, giờ thay đổi chút, có gì mà lạ. Tôi cười méo mó, đúng là ba tháng qua, tôi đã đi làm cùng Linh không ngừng nghỉ. Và bây giờ sắp là lúc tôi gục ngã vì kiệt sức.Tôi gọi điện thoại về nhà hôm hai tám Tết, bố bảo mùa đông năm nay rét đậm, còn nhà cửa thì vừa nợp lại ngói mới, mấy vách tường đều sơn quét lại cả; mẹ bảo Tết vắng tôi sẽ buồn, mùng hai Tết chị Di Vân và anh rể mới qua. Tôi bảo, tôi nhớ nhà, nhớ bố mẹ. Tôi nghe tiếng khóc nghèn nghẹn của mẹ ở đầu dây bên kia.
Đường Nguyễn Huệ ngập tràn hoa, ngập tràn người lẫn xe cộ, và đương nhiên ngập đủ thứ mùi thơm khiến tôi nôn nao ở cổ họng. Mỗi giây phút trôi đi, giao thừa như gần hơn, niềm vui mừng năm mới thêm rộn rã trong lòng mỗi người dân hơn, khách ra vào lườm nượp, tôi cũng chạy lên chạy xuống muốn cuồng cả chân cùng những khay đựng thức ăn, nước uống. Ai cũng cố gắng tìm một chỗ ngồi lí tưởng để ngắm nhìn màn pháo hoa đẹp nhất trong năm chuẩn bị bắt đầu.
00h, người người hò hét xem bắn pháo hoa nổ đùng đoàng. Tôi và Linh cũng nheo mắt nhìn theo, pháo hoa thành phố có khác, đẹp và thời gian diễn ra lâu hơn ở dưới quê gấp cả trăm lần. Tôi còn nghe mọi người bảo sẽ quay buổi bắn pháo hoa này lên truyền hình. Linh cười trêu:”Tìm cái máy quay xem nó đang ở góc nào, nhòm cái mặt vào biết đâu bố mẹ mình sẽ trông thấy trên tivi, hẳn là mừng lắm”. Có người đứng cạnh tôi gọi điện thoại về gia đình, hét to trong đám người ồn ã đang xô đẩy nhau:” Đấy! Bố mẹ nghe thấy tiếng pháo hoa nổ không? Con chúc mừng năm
mới cả nhà nhé!”. Tôi và Linh đưa mắt nhìn nhau, im lặng, đôi môi trắng rã vì mệt mỏi nhưng vẫn cười rộng toác, ngầm hiểu ý nhau:” Tao cũng chúc mừng năm mới mày nhé! Mà giờ kể ra có cái điện thoại để gọi về quê thì thích nhỉ?”.
Chúng tôi cùng nắm chặt tay nhau, hướng mắt về phía bắn pháo hoa lung linh sắc màu và nhiều hình dạng đấy.
Chúc mừng năm mới nhé!
Chúc mừng cái Tết đầu tiên của những cô tân sinh viên đón Tết xa nhà!
Lần đầu tiên chúng tôi được cầm số tiền lớn trong tay sau ngày lĩnh lương của tháng thứ nhất. Tôi dặn Linh về nhà nấu cơm trước nhưng không nói rõ là vì lí do gì. Tôi muốn mua một chiếc túi xách ở trong shop gần trường học để tặng cho Linh mà chị ấy nói là rất thích từ đầu năm học nhưng không có đủ khả năng để sở hữu nó. Chiếc túi màu sữa, có thể vừa đi học vừa đi làm, có thể đeo sau lưng như ba lô mà cũng có thể đeo vắt chéo ngang người trông rất nữ tính. Bản thân tôi cũng rất thích thú khi nhìn thấy chiếc túi này. Nhưng với số tiền đi làm thêm của tháng đầu tiên, tôi không thể sở hữu hai chiếc túi cùng một lúc được. Tôi muốn tặng cho Linh trước, dù sao nó cũng là chị gái vô cùng “điệu” và “đỏm dáng” của tôi mà.
Tôi trở về phòng trọ, một chiếc túi xách màu sữa y chang như chiếc túi tôi vừa mua đang nằm ngay ngắn trên giá sách. Linh đang nấu ăn thấy tôi về, liền cười hớn hở:
- Thích chiếc túi kia không?
- Không thích. – Tôi vừa nói vừa cố gắng nhét chiếc túi xách màu sữa mới mua vào cái ba lô cũ đang đeo ở sau lưng của mình.
- Ôi trời. Phí của. Thế mà tao tưởng mày thích nên dùng hai phần ba số lương của mình để mua tặng mày đấy. Lãng phí quá.
- Thế chị không thích à? – Sau khi kéo được chiếc khóa ba lô, tôi đứng thẳng lưng bước vào nhà, ánh mắt vẫn trộm nhìn về phía chiếc túi xách đang nằm ở giường mà cổ họng nghẹn ứ.
- Thích chứ! Đồ hiệu mà bảo không thích thì có mà là con hâm. Nhưng tại là tháng lương đầu tiên, với lại không muốn bị mày thù ghét từ vụ ngày xưa nữa nên nịnh đầm mày thôi.
Tôi vừa ngạc nhiên, vừa vui mừng. Vừa tiến tới chỗ Linh đang nấu ăn, nhón một miếng trứng bỏ vào miệng nhai ngon lành:
- Vậy em nhận chiếc túi chị mua nhé!
- Gớm. Nhận đi. Tao không biết dùng ngôn ngữ văn hoa nên tặng thẳng mặt mày đấy nhá. Xí xóa hận thù xưa.
- Thù gì nữa. Em quên hết từ cái lúc hai đứa chết rét giữa trời đông đang mưa phùn mà vẫn phải hì hục lau dọn nhà vệ sinh rồi. À nhưng mà túi xách của chị cũng bị rách và cũ rồi mà.
- Tháng sau tính tiếp.
Linh cười hì hì rồi quay đi. Tôi cũng chẳng biết Linh đang nghĩ gì. Nhân lúc Linh đang giặt quần áo trong phòng tắm, tôi hì hục ngồi vẽ hoa vẽ lá lên tờ giấy trắng kèm câu nhắn nhủ rồi đặt lên chiếc túi màu sữa mà mình mới mua:”Tặng chị Diệu Linh – chị xinh lung linh – và xin đừng nghĩ linh tinh gì nữa”.
Ngày hôm sau, chúng tôi như cặp chị em sinh đôi cùng xuất hiện ở trường học và chỗ làm thêm. Và có một điều tôi muốn nhấn mạnh là, cô gái có tên Diệu Linh xinh hơn cô nàng Di Đan một chút xíu thôi nhé!
Tết năm đấy, chúng tôi đều không về quê vì không mua được vé tàu. Cả hai thay phiên nhau ngồi ngoài ga Sài Gòn từ năm giờ sáng cho đến chiều muộn, hôm nào đến số thứ tự thì hết vé, hôm nào còn vé thì bác bảo vệ nói khách đông quá rồi nên không thể in thêm phiếu chờ được nữa. Không chỉ riêng chúng tôi, mà còn nhiều bạn sinh viên khác nữa. Có khi tôi còn làm quen được cả vài bạn thân thân từ những lần ra ga ngồi chung ghế. Có đứa bảo, nó đi từ canh ba, ra đây nằm ngủ tiếp, lát lấy số thứ tự sớm, thế mà vẫn tay trắng, mấy ngày cuối mua được cái vé ghế phụ. Chúng tôi ngao ngán cũng chẳng muốn đi mua vé ở cổng ga vì số chứng minh nhân dân sai, tiền hoa hồng chi thêm có khi bằng nửa giá trị cái vé giấy. Và đó là năm đầu tiên chúng tôi đón Tết xa nhà, xa quê hương; đón Tết không người thân giữa thành phố Sài Gòn gắt nắng cùng căn phòng trọ mười sáu mét vuông.
Linh bảo không mua nhiều đồ, có tủ lạnh đâu mà chứa, để qua ngày sẽ hư, bỏ đi uổng mất. Tôi nghe Linh nói giọng có vẻ khang khác, dùng nhiều từ ngữ của người Sài Gòn hơn. Thấy cũng hay hay, và tôi học, học ở bạn bè, ở chỗ làm thêm. Giữa "hư" và "hỏng", giữa "bể" và "vỡ", ... . Lắm khi, khách bảo tôi lấy thêm "tẩy", tôi lại mang thỏi "gôm", hay "cái muỗng" với "cái thìa"... mọi từ ngữ đá lẫn lộn trong đầu tôi. Giờ thì tôi đã hiểu vì sao một vài thành viên trong lớp muốn thay đổi mình, làm mới mình, tôi buộc phải học cách thích nghi ở một môi trường mới với những con người mới. Đó không hẳn được đánh giá là đua đòi, mà là sự thích nghi để tồn tại.
Những ngày giáp Tết, đường Sài Gòn vẫn nắng, cũng có vài chợ hoa, chợ quất, đào hoặc mai trưng bán ở vỉa hè, nhưng không ồn ã như dưới quê tôi. Nếu là quê, chắc chắn tôi đang ngồi lau lá chuối, lá dong; còn bố lấy lá dừa làm khuôn bánh chưng, hay như con mèo ăn vụng đỗ xanh mẹ mới nấu thơm lừng. Nếu là quê, chắc chắn tôi đang vi vu đi chợ sắm đồ với quần áo, giày dép mới cùng bạn bè, hay thở dài đùa nghịch với những làn khói bay bay trước mặt, lạnh co người nhưng nụ cười vẫn luôn thường trực dưới cái rét hơn mười độ của ông già mùa đông. Ba tháng ở Sài Gòn, tôi nhớ mùa đông ngoài ấy. Nhớ cái lạnh, nhớ những sáng sương mù, nhớ những cơn mưa phùn dai dẳng, …. Nhớ lắm!
Ngày ba mươi Tết của đời sinh viên năm đầu tiên,
Linh gọi tôi dậy nói cố sức mà làm, sẽ có ba ngày được nghỉ tha hồ mà ngủ bù và tối đi dạo chơi cho biết cái không khí Tết nơi thành phố phồn hoa đô thị này là như thế nào mà người ta đồn thỏi là "hòn ngọc của biển Đông". Vả lại gần hai mươi năm đón Tết quê, giờ thay đổi chút, có gì mà lạ. Tôi cười méo mó, đúng là ba tháng qua, tôi đã đi làm cùng Linh không ngừng nghỉ. Và bây giờ sắp là lúc tôi gục ngã vì kiệt sức.Tôi gọi điện thoại về nhà hôm hai tám Tết, bố bảo mùa đông năm nay rét đậm, còn nhà cửa thì vừa nợp lại ngói mới, mấy vách tường đều sơn quét lại cả; mẹ bảo Tết vắng tôi sẽ buồn, mùng hai Tết chị Di Vân và anh rể mới qua. Tôi bảo, tôi nhớ nhà, nhớ bố mẹ. Tôi nghe tiếng khóc nghèn nghẹn của mẹ ở đầu dây bên kia.
Đường Nguyễn Huệ ngập tràn hoa, ngập tràn người lẫn xe cộ, và đương nhiên ngập đủ thứ mùi thơm khiến tôi nôn nao ở cổ họng. Mỗi giây phút trôi đi, giao thừa như gần hơn, niềm vui mừng năm mới thêm rộn rã trong lòng mỗi người dân hơn, khách ra vào lườm nượp, tôi cũng chạy lên chạy xuống muốn cuồng cả chân cùng những khay đựng thức ăn, nước uống. Ai cũng cố gắng tìm một chỗ ngồi lí tưởng để ngắm nhìn màn pháo hoa đẹp nhất trong năm chuẩn bị bắt đầu.
00h, người người hò hét xem bắn pháo hoa nổ đùng đoàng. Tôi và Linh cũng nheo mắt nhìn theo, pháo hoa thành phố có khác, đẹp và thời gian diễn ra lâu hơn ở dưới quê gấp cả trăm lần. Tôi còn nghe mọi người bảo sẽ quay buổi bắn pháo hoa này lên truyền hình. Linh cười trêu:”Tìm cái máy quay xem nó đang ở góc nào, nhòm cái mặt vào biết đâu bố mẹ mình sẽ trông thấy trên tivi, hẳn là mừng lắm”. Có người đứng cạnh tôi gọi điện thoại về gia đình, hét to trong đám người ồn ã đang xô đẩy nhau:” Đấy! Bố mẹ nghe thấy tiếng pháo hoa nổ không? Con chúc mừng năm
mới cả nhà nhé!”. Tôi và Linh đưa mắt nhìn nhau, im lặng, đôi môi trắng rã vì mệt mỏi nhưng vẫn cười rộng toác, ngầm hiểu ý nhau:” Tao cũng chúc mừng năm mới mày nhé! Mà giờ kể ra có cái điện thoại để gọi về quê thì thích nhỉ?”.
Chúng tôi cùng nắm chặt tay nhau, hướng mắt về phía bắn pháo hoa lung linh sắc màu và nhiều hình dạng đấy.
Chúc mừng năm mới nhé!
Chúc mừng cái Tết đầu tiên của những cô tân sinh viên đón Tết xa nhà!
/30
|