Nam vẫn chưa nấu cơm tối, ôm laptop đánh game từ sáng đến giờ. Cái đầu lắc lư theo bản nhạc, mấy ngón tay nện cồm cộp xuống bàn phím, chòng kính mắt vẫn gián chặt vào màn hình, không thèm đếm xỉa gì đến lời nói của tôi. Tôi giận tím mặt, tiến thẳng đến chỗ Nam ngồi, giật mạnh hai chiếc tai nghe ra:
- Biết mấy giờ rồi không hả Nam? Rảnh rỗi quá ha, đi làm thì mệt mà ngồi cày game thì không sao.
Tôi cằn nhằn, gần đây Nam như người “nghiện game” chẳng kể đêm hoặc ngày. Cậu ấy bắt đầu nghỉ học ở nhà ngủ và thức đêm đấu đá những màn game đánh giết. Những ngày cuối tuần, thay vì cùng nhau lên thư viện hay dạo chơi như ngày trước, cậu ấy lại bỏ rơi tôi và đi đá bóng cùng bạn bè ở lớp. Những buổi tôi đi làm thêm về, cậu ấy chỉ gãi đầu cười và nói rằng bận việc nên quên chưa nấu cơm. Bất kể tôi hỏi chuyện gì đã xảy ra khiến thời gian gần đây tính cách trở nên thay đổi nhiều đến như vậy, nhưng Nam chỉ cười gượng và lắc đầu.
- Chắc vẫn sớm, Nam đã đói đâu mà nấu. Để Nam chơi nốt trận cuối xem nào, thua bây giờ.
Nam làu bàu rồi giật lại chiếc tai nghe từ tay tôi, gián mặt vào màn hình máy tính để tôi đứng trơ ra một mình. Nam quên mất là, tôi mới đi làm về, bụng đói, chân tay mỏi nhừ. Vừa nhặt rau, tôi vừa bực Nam:
- Sao dạo trước bảo Nam đi làm không quen nên mệt, ở nhà dọn dẹp, nấu cơm để Đan đi làm về là có cơm nóng, canh ngọt, bật quạt mát cho Đan. Nam nhìn bên nhà anh Hải đấy, người ta đi làm kiếm tiền tối ngày về đưa cho vợ nấu cơm, đi mua sắm đồ gia đình. Chứ đằng này, Nam đã không đi làm thì thôi còn tối ngày chơi game online. Tuần này, Nam còn nghỉ học ở nhà luyện game nữa đấy. Nam nghĩ thế mà được à? Lớn rồi, chứ có phải con nít đâu mà để Đan nói hoài. Mở mắt là game, đêm không ngủ được cũng vì lo lắng cho game. Sao Nam không thấy mệt hả?
Nam không trả lời, chằm chằm nhìn tôi. Hai bàn tay Nam nắm chặt lại kêu rắc rắc, những đường gân xanh nổi lên chằng chịt khiến tôi hốt hoảng:
- Lần sau, đừng có nhắc anh Hải ở đây. Biết chưa? Đúng, Nam vô tích sự, Nam ăn bám, là con trai mà phải đi ở nhờ. Đan thấy nhục thay cho Nam à?
Rồi Nam bỏ đi.
Lần đầu tiên, Nam to tiếng với tôi. Tôi không biết giữa anh Hải và Nam đã có những xích mích gì. Tôi càng không có ý xúc phạm Nam. Tôi chỉ muốn tốt cho Nam, muốn Nam thay đổi, muốn Nam ngày một chính chắn hơn. Tôi muốn Nam có những hoạch định trong tương lai để mà cố gắng, chứ không phải mỗi ngày trôi qua chỉ ăn, ngủ nướng, rồi game một cách tẻ nhạt và phí phạm thời gian. Như vậy là sai hay sao?
Một lần, Hiếu bảo:” Nếu Đan yêu, thì nhớ yêu người hơn mình vài tuổi nhé. Yêu cái người bằng tuổi phát mệt, con trai bệnh tự ái cao mà. Chờ nó lớn lên và chính chắn thì mình già mất từ lâu rồi.” Nam bằng tuổi tôi, tôi yêu Nam? Nam chính chắn chưa? Hay tại vì chúng tôi còn trẻ con quá?
Nam bỏ đi, để mình tôi trơ trọi giữa căn phòng trọ của hai đứa mới góp tiền nhà chung và nộp vào sáng hôm qua cho bà chủ. Tôi thấy cô đơn hơn bao giờ hết.
Tiếng chuông gió ngân nga trong cơn gió chiều. Những cánh hạc giấy đủ màu từ trên giá sách bắt đầu rơi lả tả xuống bàn học. Tôi đưa tay với lấy một con hạc giấy bất kì. Tôi vô cùng ngạc nhiên vì nó không còn đẹp như trước nữa. Tôi nhíu chân mày vì sự thay đổi rất rõ nét này. Tôi vẫn nghĩ, Nam sẽ nâng niu từng cánh hạc một. Tôi vẫn nghĩ, từng cánh hạc này sẽ đẹp mãi như tình yêu của cả hai, hoặc chỉ bị phai màu một chút do thời gian “bào mòn” chứ không phải “gọt nhẵn” từng lớp tình cảm.
Rồi tôi với tay nhặt con hạc giấy thứ hai, thứ ba... chúng đều là những con hạc xấu. Phải chăng, nó đã bị “một ai đó” cố tình làm xấu đi. Hay tại bởi vì, chiếc hũ thủy tinh đẹp kia quá nhỏ khiến chúng đẩy, cựa vào nhau thành méo mó.
Nhưng không phải, chính Nam đã tháo gỡ một vài con hạc.
Đó là sự thật. Tôi không thể lừa dối chính bản thân mình, dù chỉ một lần thôi.
Tôi nhặt một con hạc khác lên và ngắm nhìn chúng rất lâu. Tôi đã tự hỏi:” Một con hạc đẹp như thế này mà bị một bàn tay đẹp của một gã công tử khác tháo gỡ ra, thì liệu có phải:” tháo cánh hạc là gỡ bỏ một tình yêu” hay không?”.
Từng ngón tay run rẩy, cảm xúc cũng vô cùng hẫng hụt… thử hỏi làm sao tôi tránh khỏi sự lúng túng, lóng ngóng khi thử tháo con hạc giấy đầu tiên – một con hạc, một mảnh tình yêu mà tôi đã từng nắn nót, nâng niu, hi vọng.
Từ khi vào cửa hàng văn phòng phẩm để mua giấy màu, chiếc kéo hay hũ đựng thủy tinh; từ khi bắt đầu cắt từng mảnh giấy hay tranh thủ từng phút trong giờ nghỉ giải lao ở trường, ở chỗ làm để cặm cụi cắt, gấp; từ khi nhìn những cánh hạc được xếp đầy lên trong chiếc hũ thủy tinh, tôi đã vui và hạnh phúc biết nhường nào… ? Tôi gián mắt nhìn vào một con hạc giấy, tự hỏi:” Muốn tháo hạc để tờ giấy không bị rách toạc, thì phải bung nếp gấp nào đầu tiên?”.
Nhưng cuối cùng thì tôi cũng không làm được. Tại sao, tôi phải ngồi tỉ mẩn gỡ từng nếp giấy như lần đầu tiên tôi miết nhẹ nhàng lên những vật thể hoàn mĩ kia. Tại sao, tôi phải ngồi cẩn thận gỡ từng con hạc giấy một thay vì vò vát hoặc xé rách nó ra nếu cảm thấy chúng thật đáng ghét. Tại sao, tôi phải nhẹ nhàng với một thứ vô tri vô giác khi chính chúng đang làm tôi đau.
Phải chăng, lời Linh Dương là đúng:”chính những đôi cánh của loài hạc giấy này đã chắp cánh và tiếp thêm sức mạnh khiến người ấy rời xa mình nhanh hơn…”
Suy nghĩ đó làm những ngón tay của tôi cứ rấm rứt đan vào nhau, như đang nhào nặn, bẽ gãy từng mảnh kí ức. Con hạc giấy đầu tiên trên tay bị xé toạc, như tình yêu của tôi vừa bị cắt đôi, như tâm hồn tôi lem luốc bởi bị vấy bùn.
Hơn bảy giờ tối, tôi nhận được tin nhắn của mẹ:” Con gai cua me co kheo khong? Lau roi khong thay con dien thoai ve nha, me va bo rat no nang. Ngoai nay dang bat dau lanh con a. Con co gang hoc, sap tet roi ca nha deu momg con. Chieu nay, chi di van qua nha choi day bo va me nham tin. Con a.”( “Con gái của mẹ có khỏe không? Lâu rồi không thấy con điện thoại về nhà, mẹ và bố rất lo lắng. Ngoài này đang bắt đầu lạnh con à. Con cố gắng học, sắp Tết rồi cả nhà đều mong con. Chiều nay, chị Di Vân xuống nhà chơi dạy bố và mẹ nhắn tin. Con à”)
Tôi bật khóc khi đọc những dòng tin nhắn sai lỗi chính tả, sai cả kí tự của mẹ vừa gửi đến. Từ khi mua điện thoại tặng mẹ, tôi vẫn chỉ biết nhận tiền của gia đình gửi vào tài khoản để trang trải cuộc sống hàng tháng mà không một lần điện thoại về nhà hỏi thăm. Ngay cả câu, bố mẹ và anh chị khỏe không, mùa đông năm nay sắp đến rồi, bố mẹ nhớ giữ gìn sức khỏe, con cũng rất nhớ bố mẹ, …. Tất cả, chỉ đơn giản nhưng ý nghĩa vậy thôi, tôi cũng không làm được. “Cái hạnh phúc mới lạ nhưng mờ nhạt của việc sống thử” phải chăng đã làm tôi quên mất tổ ấm gia đình, nơi tôi đã sinh ra và lớn lên đến đủ lông đủ cánh.
Sài Gòn mưa như trút sau cơn giông chiều, tôi mang theo cây dù đã bị rách khá nhiều ra đầu hẻm mua chiếc sim khuyến mãi. Nước mắt hòa nước mưa.
Tôi thấy mình có lỗi, có tội hàng nghìn lần. Mẹ và bố thay nhau nghe điện thoại, họ đều rất lo lắng khi không nhận được bất cứ liên lạc nào của tôi và kể cả của Diệu Linh. Tôi nói tôi sống tốt, học chăm, chỉ mong Tết đến gần để được về ngủ trong vòng tay mẹ, được ăn miếng bánh chưng do bố gói, được nhận lì xì của người thân. Tôi sợ cảnh Tết Sài Gòn, nắng cháy, vắng vẻ và cô đơn. Tôi khoe với mẹ rằng: tôi đã mua được vé tàu chậm, ngồi cứng nên sẽ không bị say tàu xe khi đi đường dài. Sau khi thi học kì môn cuối cùng xong, tôi sẽ ra ga Sài Gòn về ngay vì tôi rất nhớ nhà, nhớ quê. Ở đầu dây bên kia, mẹ đang khóc. Tôi biết điều đó nhưng mẹ vẫn khăng khăng chối rằng, do thời tiết chớm đông năm nay lạnh quá nên mới run cầm cập thôi. Mẹ lại kể mùa đông năm nay, trời rét đậm, những người dân trong làng lại phải tiêu tốn mất một số tiền lớn cho việc mua giống lúa mới vì mạ non đã chết gần hết. Hay mẹ còn cười vui vẻ bảo:” Con trâu mà con gái mẹ chăn dắt từ ngày trước giờ đang có em bé kìa”, khiến tôi cười phì trong tiếng nấc. Nước mắt tôi vẫn lưng tròng chảy, thấm ướt hết vùng cổ áo.
Cúp máy rồi mà lời của mẹ vẫn văng vẳng bên tai:” Con gái ngoan của mẹ”. Còn tôi, ra sao đây? Tôi nói dối, tôi đang sống với người khác giới…? Bố mẹ, làng xóm biết được sẽ ra sao?
Và trước mặt tôi đang ngồi, đồ dùng, quần áo của Nam vẫn nằm ngổn ngang cả đống lớn, đống nhỏ. Chiếc laptop của Nam thỉnh thoảng lại phát ra vài thứ âm thanh “rào rào” của những “gã hiệp sĩ hư cấu” hay tiếng gió, tiếng quất ngựa truy phong, gươm đao, sung ống.
Hơn hai hai giờ, tôi nhắn tin, Nam không trả lời. Hơn hai ba giờ, tôi gọi điện thì Nam đã khóa máy. Càng lúc, mưa càng lớn, tôi lo lắng ngồi dựa người bên khung cửa sổ, không biết Nam của tôi có bị ướt không và đêm nay sẽ ngủ ở đâu? Tâm trạng tôi bồn chồn, lo lắng.
Giật mình nhìn sang dãy trọ bên phòng của Nga, cánh cửa gỗ im lìm và tối đen. Tôi cũng chưa mang cơm sang phòng cho Nga nữa. Con bé đã khóc hàng giờ đồng hồ, nó sẽ ngất vì kiệt sức mất thôi. Tôi lại trách mình vô tâm, đãng trí. Nhưng tôi chưa nấu cơm, bó rau muống còn chưa nhặt xong nữa. Tôi rít một hơi dài, đầy chán nản.
Lấy vội cây dù qua bên, cửa phòng đã khóa im ỉm. Nga không có ở trong phòng. Nga đã đi đâu khi đang bị bệnh cơ chứ? Tôi hốt hoảng. Điện thoại của con bé lại ở ngoài vùng phủ sóng.
Giữa hai dãy nhà trọ, chỉ còn duy nhất phòng tôi le lói ánh đèn vàng vọt. Cơn mưa lớn khiến đường đi ở giữa ngập quá bàn chân. Tôi đơn phương giữa trời mưa như thế, lạnh, buốt và tím tái bờ môi.
- Biết mấy giờ rồi không hả Nam? Rảnh rỗi quá ha, đi làm thì mệt mà ngồi cày game thì không sao.
Tôi cằn nhằn, gần đây Nam như người “nghiện game” chẳng kể đêm hoặc ngày. Cậu ấy bắt đầu nghỉ học ở nhà ngủ và thức đêm đấu đá những màn game đánh giết. Những ngày cuối tuần, thay vì cùng nhau lên thư viện hay dạo chơi như ngày trước, cậu ấy lại bỏ rơi tôi và đi đá bóng cùng bạn bè ở lớp. Những buổi tôi đi làm thêm về, cậu ấy chỉ gãi đầu cười và nói rằng bận việc nên quên chưa nấu cơm. Bất kể tôi hỏi chuyện gì đã xảy ra khiến thời gian gần đây tính cách trở nên thay đổi nhiều đến như vậy, nhưng Nam chỉ cười gượng và lắc đầu.
- Chắc vẫn sớm, Nam đã đói đâu mà nấu. Để Nam chơi nốt trận cuối xem nào, thua bây giờ.
Nam làu bàu rồi giật lại chiếc tai nghe từ tay tôi, gián mặt vào màn hình máy tính để tôi đứng trơ ra một mình. Nam quên mất là, tôi mới đi làm về, bụng đói, chân tay mỏi nhừ. Vừa nhặt rau, tôi vừa bực Nam:
- Sao dạo trước bảo Nam đi làm không quen nên mệt, ở nhà dọn dẹp, nấu cơm để Đan đi làm về là có cơm nóng, canh ngọt, bật quạt mát cho Đan. Nam nhìn bên nhà anh Hải đấy, người ta đi làm kiếm tiền tối ngày về đưa cho vợ nấu cơm, đi mua sắm đồ gia đình. Chứ đằng này, Nam đã không đi làm thì thôi còn tối ngày chơi game online. Tuần này, Nam còn nghỉ học ở nhà luyện game nữa đấy. Nam nghĩ thế mà được à? Lớn rồi, chứ có phải con nít đâu mà để Đan nói hoài. Mở mắt là game, đêm không ngủ được cũng vì lo lắng cho game. Sao Nam không thấy mệt hả?
Nam không trả lời, chằm chằm nhìn tôi. Hai bàn tay Nam nắm chặt lại kêu rắc rắc, những đường gân xanh nổi lên chằng chịt khiến tôi hốt hoảng:
- Lần sau, đừng có nhắc anh Hải ở đây. Biết chưa? Đúng, Nam vô tích sự, Nam ăn bám, là con trai mà phải đi ở nhờ. Đan thấy nhục thay cho Nam à?
Rồi Nam bỏ đi.
Lần đầu tiên, Nam to tiếng với tôi. Tôi không biết giữa anh Hải và Nam đã có những xích mích gì. Tôi càng không có ý xúc phạm Nam. Tôi chỉ muốn tốt cho Nam, muốn Nam thay đổi, muốn Nam ngày một chính chắn hơn. Tôi muốn Nam có những hoạch định trong tương lai để mà cố gắng, chứ không phải mỗi ngày trôi qua chỉ ăn, ngủ nướng, rồi game một cách tẻ nhạt và phí phạm thời gian. Như vậy là sai hay sao?
Một lần, Hiếu bảo:” Nếu Đan yêu, thì nhớ yêu người hơn mình vài tuổi nhé. Yêu cái người bằng tuổi phát mệt, con trai bệnh tự ái cao mà. Chờ nó lớn lên và chính chắn thì mình già mất từ lâu rồi.” Nam bằng tuổi tôi, tôi yêu Nam? Nam chính chắn chưa? Hay tại vì chúng tôi còn trẻ con quá?
Nam bỏ đi, để mình tôi trơ trọi giữa căn phòng trọ của hai đứa mới góp tiền nhà chung và nộp vào sáng hôm qua cho bà chủ. Tôi thấy cô đơn hơn bao giờ hết.
Tiếng chuông gió ngân nga trong cơn gió chiều. Những cánh hạc giấy đủ màu từ trên giá sách bắt đầu rơi lả tả xuống bàn học. Tôi đưa tay với lấy một con hạc giấy bất kì. Tôi vô cùng ngạc nhiên vì nó không còn đẹp như trước nữa. Tôi nhíu chân mày vì sự thay đổi rất rõ nét này. Tôi vẫn nghĩ, Nam sẽ nâng niu từng cánh hạc một. Tôi vẫn nghĩ, từng cánh hạc này sẽ đẹp mãi như tình yêu của cả hai, hoặc chỉ bị phai màu một chút do thời gian “bào mòn” chứ không phải “gọt nhẵn” từng lớp tình cảm.
Rồi tôi với tay nhặt con hạc giấy thứ hai, thứ ba... chúng đều là những con hạc xấu. Phải chăng, nó đã bị “một ai đó” cố tình làm xấu đi. Hay tại bởi vì, chiếc hũ thủy tinh đẹp kia quá nhỏ khiến chúng đẩy, cựa vào nhau thành méo mó.
Nhưng không phải, chính Nam đã tháo gỡ một vài con hạc.
Đó là sự thật. Tôi không thể lừa dối chính bản thân mình, dù chỉ một lần thôi.
Tôi nhặt một con hạc khác lên và ngắm nhìn chúng rất lâu. Tôi đã tự hỏi:” Một con hạc đẹp như thế này mà bị một bàn tay đẹp của một gã công tử khác tháo gỡ ra, thì liệu có phải:” tháo cánh hạc là gỡ bỏ một tình yêu” hay không?”.
Từng ngón tay run rẩy, cảm xúc cũng vô cùng hẫng hụt… thử hỏi làm sao tôi tránh khỏi sự lúng túng, lóng ngóng khi thử tháo con hạc giấy đầu tiên – một con hạc, một mảnh tình yêu mà tôi đã từng nắn nót, nâng niu, hi vọng.
Từ khi vào cửa hàng văn phòng phẩm để mua giấy màu, chiếc kéo hay hũ đựng thủy tinh; từ khi bắt đầu cắt từng mảnh giấy hay tranh thủ từng phút trong giờ nghỉ giải lao ở trường, ở chỗ làm để cặm cụi cắt, gấp; từ khi nhìn những cánh hạc được xếp đầy lên trong chiếc hũ thủy tinh, tôi đã vui và hạnh phúc biết nhường nào… ? Tôi gián mắt nhìn vào một con hạc giấy, tự hỏi:” Muốn tháo hạc để tờ giấy không bị rách toạc, thì phải bung nếp gấp nào đầu tiên?”.
Nhưng cuối cùng thì tôi cũng không làm được. Tại sao, tôi phải ngồi tỉ mẩn gỡ từng nếp giấy như lần đầu tiên tôi miết nhẹ nhàng lên những vật thể hoàn mĩ kia. Tại sao, tôi phải ngồi cẩn thận gỡ từng con hạc giấy một thay vì vò vát hoặc xé rách nó ra nếu cảm thấy chúng thật đáng ghét. Tại sao, tôi phải nhẹ nhàng với một thứ vô tri vô giác khi chính chúng đang làm tôi đau.
Phải chăng, lời Linh Dương là đúng:”chính những đôi cánh của loài hạc giấy này đã chắp cánh và tiếp thêm sức mạnh khiến người ấy rời xa mình nhanh hơn…”
Suy nghĩ đó làm những ngón tay của tôi cứ rấm rứt đan vào nhau, như đang nhào nặn, bẽ gãy từng mảnh kí ức. Con hạc giấy đầu tiên trên tay bị xé toạc, như tình yêu của tôi vừa bị cắt đôi, như tâm hồn tôi lem luốc bởi bị vấy bùn.
Hơn bảy giờ tối, tôi nhận được tin nhắn của mẹ:” Con gai cua me co kheo khong? Lau roi khong thay con dien thoai ve nha, me va bo rat no nang. Ngoai nay dang bat dau lanh con a. Con co gang hoc, sap tet roi ca nha deu momg con. Chieu nay, chi di van qua nha choi day bo va me nham tin. Con a.”( “Con gái của mẹ có khỏe không? Lâu rồi không thấy con điện thoại về nhà, mẹ và bố rất lo lắng. Ngoài này đang bắt đầu lạnh con à. Con cố gắng học, sắp Tết rồi cả nhà đều mong con. Chiều nay, chị Di Vân xuống nhà chơi dạy bố và mẹ nhắn tin. Con à”)
Tôi bật khóc khi đọc những dòng tin nhắn sai lỗi chính tả, sai cả kí tự của mẹ vừa gửi đến. Từ khi mua điện thoại tặng mẹ, tôi vẫn chỉ biết nhận tiền của gia đình gửi vào tài khoản để trang trải cuộc sống hàng tháng mà không một lần điện thoại về nhà hỏi thăm. Ngay cả câu, bố mẹ và anh chị khỏe không, mùa đông năm nay sắp đến rồi, bố mẹ nhớ giữ gìn sức khỏe, con cũng rất nhớ bố mẹ, …. Tất cả, chỉ đơn giản nhưng ý nghĩa vậy thôi, tôi cũng không làm được. “Cái hạnh phúc mới lạ nhưng mờ nhạt của việc sống thử” phải chăng đã làm tôi quên mất tổ ấm gia đình, nơi tôi đã sinh ra và lớn lên đến đủ lông đủ cánh.
Sài Gòn mưa như trút sau cơn giông chiều, tôi mang theo cây dù đã bị rách khá nhiều ra đầu hẻm mua chiếc sim khuyến mãi. Nước mắt hòa nước mưa.
Tôi thấy mình có lỗi, có tội hàng nghìn lần. Mẹ và bố thay nhau nghe điện thoại, họ đều rất lo lắng khi không nhận được bất cứ liên lạc nào của tôi và kể cả của Diệu Linh. Tôi nói tôi sống tốt, học chăm, chỉ mong Tết đến gần để được về ngủ trong vòng tay mẹ, được ăn miếng bánh chưng do bố gói, được nhận lì xì của người thân. Tôi sợ cảnh Tết Sài Gòn, nắng cháy, vắng vẻ và cô đơn. Tôi khoe với mẹ rằng: tôi đã mua được vé tàu chậm, ngồi cứng nên sẽ không bị say tàu xe khi đi đường dài. Sau khi thi học kì môn cuối cùng xong, tôi sẽ ra ga Sài Gòn về ngay vì tôi rất nhớ nhà, nhớ quê. Ở đầu dây bên kia, mẹ đang khóc. Tôi biết điều đó nhưng mẹ vẫn khăng khăng chối rằng, do thời tiết chớm đông năm nay lạnh quá nên mới run cầm cập thôi. Mẹ lại kể mùa đông năm nay, trời rét đậm, những người dân trong làng lại phải tiêu tốn mất một số tiền lớn cho việc mua giống lúa mới vì mạ non đã chết gần hết. Hay mẹ còn cười vui vẻ bảo:” Con trâu mà con gái mẹ chăn dắt từ ngày trước giờ đang có em bé kìa”, khiến tôi cười phì trong tiếng nấc. Nước mắt tôi vẫn lưng tròng chảy, thấm ướt hết vùng cổ áo.
Cúp máy rồi mà lời của mẹ vẫn văng vẳng bên tai:” Con gái ngoan của mẹ”. Còn tôi, ra sao đây? Tôi nói dối, tôi đang sống với người khác giới…? Bố mẹ, làng xóm biết được sẽ ra sao?
Và trước mặt tôi đang ngồi, đồ dùng, quần áo của Nam vẫn nằm ngổn ngang cả đống lớn, đống nhỏ. Chiếc laptop của Nam thỉnh thoảng lại phát ra vài thứ âm thanh “rào rào” của những “gã hiệp sĩ hư cấu” hay tiếng gió, tiếng quất ngựa truy phong, gươm đao, sung ống.
Hơn hai hai giờ, tôi nhắn tin, Nam không trả lời. Hơn hai ba giờ, tôi gọi điện thì Nam đã khóa máy. Càng lúc, mưa càng lớn, tôi lo lắng ngồi dựa người bên khung cửa sổ, không biết Nam của tôi có bị ướt không và đêm nay sẽ ngủ ở đâu? Tâm trạng tôi bồn chồn, lo lắng.
Giật mình nhìn sang dãy trọ bên phòng của Nga, cánh cửa gỗ im lìm và tối đen. Tôi cũng chưa mang cơm sang phòng cho Nga nữa. Con bé đã khóc hàng giờ đồng hồ, nó sẽ ngất vì kiệt sức mất thôi. Tôi lại trách mình vô tâm, đãng trí. Nhưng tôi chưa nấu cơm, bó rau muống còn chưa nhặt xong nữa. Tôi rít một hơi dài, đầy chán nản.
Lấy vội cây dù qua bên, cửa phòng đã khóa im ỉm. Nga không có ở trong phòng. Nga đã đi đâu khi đang bị bệnh cơ chứ? Tôi hốt hoảng. Điện thoại của con bé lại ở ngoài vùng phủ sóng.
Giữa hai dãy nhà trọ, chỉ còn duy nhất phòng tôi le lói ánh đèn vàng vọt. Cơn mưa lớn khiến đường đi ở giữa ngập quá bàn chân. Tôi đơn phương giữa trời mưa như thế, lạnh, buốt và tím tái bờ môi.
/30
|