Đang là tiết trời mùa xuân, cành liễu bên đường đâm trồi nảy lộc. Những mầm liễu xanh mơn mởn giống như đứa trẻ mới sinh, mềm mại mà đầy sức sống. Cây cỏ kiên cường lật viên đá đè trên đầu mình ra, duỗi cái lưng dần vươn mình ra ánh sáng. Sương mai trong suốt giống như chuỗi trân châu đeo trên cổ ngọn cỏ non, được ánh mặt trời chiếu tới, màu sắc lung linh thể hiện được tuổi xuân yêu kiều đa dạng của mình.
Trên con đường rộng lớn từ Bá Châu đi qua U Châu, người đi đường cũng không nhiều lắm. Đại Nghiệp năm thứ sáu, trên vùng đất Hà Bắc không ít nam đinh của các thôn đều bị tập trung tới Biện Châu, Tống Châu xẻ kênh đào. Công trình hiện giờ đã tới giai đoạn cuối rồi. Trên đường có một người đàn ông trung niên, chính là người lao động từ Tống Châu trở về quê.
Mặc dù sau nhiều tầng bóc lột, tiền đến tay người lao động vất vả này đã còn lại không đáng bao nhiêu, nhưng xa nhà hơn một năm, sau lưng mỗi người đều vác một túi trăm nghìn tiền Nhục Hảo vàng óng. Khi đó, sóng gió quan trường dù đã lan tràn, chỉ là thời kỳ đầu Tùy Dương Đế lên kế vị vẫn chịu ảnh hưởng của thời kỳ Khai Hoàng, làm quan cũng không dám bóc lột người dân quá mức. (chú ý 1)
Nhục hảo: từ người dân đương thời dùng để chỉ đồng Ngũ Thù.
Bảy tám người đàn ông này đều là nông dân của một làng nhỏ gọi là Phương Thành ở ngoài 130 dặm phía bắc Bá Châu. Chuyện bên Tống Châu vừa xong, họ đã lĩnh tiền công hẹn cùng nhau về nhà. Từ Tống Châu trở về ngàn dặm xa xôi, dù thế đạo vẫn thái bình, nhưng ai cũng không dám nói liệu có xui xẻo gặp phải mấy tên cướp liều mạng cướp tiền hay không? Mọi người cùng đi trên đường có thể chiếu ứng cho nhau, hơn nữa đều là đồng hương, giúp đỡ nhau cũng là chuyện có thể tin tưởng được.
Trong tay mỗi người bọn họ đều mang theo một cây côn dài khoảng năm sáu xích, trò chuyện với nhau trên đường. Gọi là côn dài chẳng qua là để dễ nghe hơn mà thôi, kỳ thực chỉ là một cây gỗ dài khoảng hơn một mễ (mét). Vào thời kỳ Đại Tùy Khai Hoàng, Cao Tổ Văn Hoàng đế hạ chỉ tịch thu binh khí thiên hạ. Người dân bình thường không được phép cất giấu mang theo vũ khí sắc bén, nhưng côn gỗ thì lại không thuộc phạm trù binh khí. (chú ý 2)
- Ngô Tam ca, hôm nay chúng ta đi nhiều hơn một chút, chờ tới thôn Ngưu Đầu mới tìm nơi ngủ trọ nhé?
Một thanh niên khoảng chừng mười mấy tuổi, lấy tay áo quệt mũi hỏi người đàn ông to khỏe đi đầu tiên. Y tên là Lý Tam Phúc, tên tự Tục Khí, cũng không có tên chữ, nông dân không coi trọng nhiều như vậy. Tiểu tử Hứa gia đi bên cạnh luôn chê cười tên của y bất nhã. Kỳ thực tên gọi của thằng nhãi đó cũng có nhã nhặn chút nào đâu chứ? Y tên là Lý Tam Phúc, còn gã bẩn thỉu đó tên gọi Hứa Tam Đa, tự Vượng Tài.
Sau khi hỏi xong, y theo bản năng giật giật chiếc bao nặng trịch trên lưng, cảm thấy tiền vẫn còn, trong lòng kiên định hơn. Những người này xa nhà lâu như vậy, sống chết lao động ở trong lòng sông, đều vì kiếm những đồng tiền đó để cuộc sống ngày sau được thoải mái hơn.
Người đàn ông khỏe mạnh kia tên là Ngô Lai Lộc, ở nhà là con thứ ba, là người cầm đầu đám người của Phương Thành ra ngoài làm việc. Trên y còn có hai ca ca đoản mệnh nữa, đều không sống nổi qua ba tháng. Kỳ thực, y là lão đại trong nhà.
Cũng không biết liệu có phải hai ca ca đó của y đem phúc khí thọ mệnh đều tích góp từng tí đưa cho lão Tam này hay không? Ngô Lai Lộc không những trưởng thành mà còn tráng kiện giống như một con trâu đực. Con người y cũng rất có tinh thần, năm nay đã 34 tuổi rồi, trong nhà đã có một con trai và một con gái. Khi con gái chưa tới tuổi trăng tròn, y đã rời khỏi thôn tới Tống Châu rồi. Bây giờ nhớ lại, con gái cũng đã qua một tuổi. Nhớ tới vợ mình phải một mình chăm sóc già trẻ trong nhà suốt một năm qua, trong lòng y khó tránh khỏi áy náy.
- Tam Phúc, tới thôn Ngưu Đầu ít nhất cũng còn phải sáu bảy canh giờ nữa, lúc đó trời đã tối rồi. Dù đường đi thái bình, nhưng trời tối đi đường cũng không hay lắm. Tam ca biết đệ muốn về nhà, mọi người cũng không phải đều như vậy sao? Bây giờ chúng ta đi nhanh một chút, tranh thủ trước xế trưa chạy tới thôn Đông Bắc Ngạn. Ăn uống ở thôn Đông Bắc Ngạn một chút liền lên đường tiếp. Trước khi trời tối có thể tới Lâm Thành Phô, qua đêm ở đó, sáng ngày mai dậy sớm chút, trước xế trưa sẽ có thể về tới nhà rồi.
Lưu Lại Tử là người tuổi lớn nhất trong đoàn. Khi người khác hỏi tuổi ông ta, ông ta bao giờ cũng nói dối vài tuổi. Trong thôn dán cáo thị chiêu mộ người tới Tống Châu khai thác kênh Thông Tế, yêu cầu tráng đinh dưới 40 tuổi. Kỳ thực, ông ta đã 51 tuổi rồi, vẫn mạnh mồm nói mình 39 tuổi. Trong nhà ngoài ông ta thì không còn ai, mình ăn no chính là cả nhà không đói. Mặc dù đào kênh vất vả mệt nhọc, nhưng bao ăn bao ở còn được cấp cho hơn ngàn tiền, cớ sao lại không làm chứ?
Thấy bộ dạng vội vàng của Lý Tam Phúc, Lưu Lại Tử cười nói:
- Tam Phúc, thằng nhóc cậu có phải gấp về lấy vợ không? Yên tâm đi, về muộn một ngày, tiểu cô nương Bành gia trang cũng không chạy được đâu! Khi cậu đi, cô bé đó nhiều lắm chỉ là cây cỏ mới nhú. Bây giờ trở về, đúng lúc khai hoa rồi!
Lý Tam Phúc bị ông ta trêu làm mặt đỏ bừng lên, biện giải nói:
- Cháu … cháu đâu có muốn cưới vợ. Cháu chỉ nhớ mẹ.
Ngô Tam ca cười nói:
- Lại Tử thúc, đừng chê cười Tam Phúc, đổi lại là thúc, vất vả bán mạng để kiếm được tiền, chớ nên nhét hết vào cái yếm của những cô gái bao trong Bảo Nguyệt lâu.
Lưu Lại Tử ngượng ngùng cười nói:
- Làm gì có! Số tiền này ta để lại dùng!
Lý Tam Phúc hiếu kỳ hỏi:
- Lại Tử thúc, thúc để tiền lại dùng vào việc gì?
Lưu Lại Tử nghiến chặt răng lại:
- Ta muốn nuôi một đứa bé, hương hỏa của lão Lưu gia, cũng không thể đứt ở trong tay ta được!
Mọi người sửng sốt, lập tức thay đổi cách nhìn vài phần về lão vô lại ăn chơi trác táng Lưu Lại Tử này.
Đang nói chuyện, bỗng từ phía sau truyền đến tiếng chuông đinh đang trong trẻo, còn có tiếng thét điên cuồng:
- Người phía trước mau nhường đường, làm kinh động đại thanh la của ta, cẩn thận đá vỡ đít các ngươi đấy!
Mọi người quay đầu lại nhìn, lại thấy mấy chiếc xe ngựa phía sau đi tới. Kéo chiếc xe đầu tiên chính là một con la màu xanh nhìn rất khỏe mạnh. Trên đầu người đánh xe đó đội một chiếc mũ cỏ, nhìn quần áo trên người là áo đen giày đen. Vừa thấy chính là một gia đình giàu có. Mọi người đều xuất thân làng quê nhỏ, dù có chán ghét tên đánh xe kiêu ngạo cũng không dám trêu chọc, ngoan ngoãn nhường đường.
Tên đánh xe thấy mọi người nhường đường, liền hừ một tiếng nói:
- Xem như các ngươi thức thời, nếu không chiếc roi quất xuống thì nát thịt các ngươi.
Người này nói năng thô lỗ, giọng nói còn không được tự nhiên.
Đương lúc gã tác oai tác quái, chợt rèm cửa của chiếc xe ngựa đó mở ra một khe hở nhỏ, một cô gái nhỏ xinh đẹp từ khe hở nhìn ra nói:
- Qua Thái Hộ, tiểu thư còn ở trong xe, không được văng ra những lời ô uế nữa, cẩn thận da của ngươi đấy!
Tiểu cô nương này vẫn chưa cập kê, nhìn dáng vẻ cũng khoảng 12 – 13 tuổi. Trắng nõn nhìn rất thanh tú, chỉ là giữa lông mày nhíu lại với người đánh xe đó. Người đánh xe đó dường như rất sợ tiểu nha hoàn này, rối rít xin lỗi, không dám nói linh tinh nữa. (chú ý 3)
Ngô Lai Lộc đứng bên đường, chờ sau khi xe ngựa đi qua mới tiếp tục đi. Đó là tổng cộng ba chiếc xe ngựa. Xe ngựa nhìn rất hoa lệ, có lẽ là từ nhà quan lại. Lúc này mới ra khỏi Bá Châu không lâu, không chừng gia quyến của quan lão gia nào đó muốn đi du xuân. Những người cao cao tại thượng này, Ngô Lai Lộc từ trước đến giờ luôn có thể tránh được thì cứ tránh. Một là không động tới được, hai là y rất ghét gặp.
Mọi người dõi theo bóng dáng của chiếc xe ngựa xa xa đang đoán chiếc xe ngựa đó là của nhà nào, bỗng phía sau truyền tới tiếng vó ngựa ầm ầm. Mọi người đã có được bài học trước đó rồi, không chờ người phía sau lên tiếng liền lần lượt nhường đường. Còn chưa kịp quay đầu lại, con ngựa đó đã tiến sát tới mọi người và lao đi. Lưu Lại Tử chậm chân, suýt chút nữa đã bị ngựa đánh ngã. Ông ta vốn chính là một kẻ vô lại, trong lòng liền tức giận chửi vài câu. Kỵ sỹ trên lưng ngựa quay đầu lại lườm ông ta cũng không thèm để ý gì, chỉ có điều ánh mắt đó sắc như đao, giống như nhìn thẳng tâm can Lưu Lại Tử.
- Bác Đạp ô?
Ngô Lai Lộc thấy tuấn mã đó chạy tới, không thể tin được liền nói nhỏ ba từ.
- Tam ca, huynh nói Đạp ô cái gì?
Lý Tam Phúc lại gần hỏi.
- Không, không có gì.
Sắc mặt Ngô Lai Lộc bỗng tái đi, không giải thích gì với Lý Tam Phúc nữa. Y sợ mình giải thích rồi, sẽ dọa chết khiếp những người đồng hành nhát gan này. Bác đạp ô là tên ngựa quý của người Khiết Đan, ngàn vàng khó mà mua được, ngay cả Vương tộc của Khiết Đan cũng phải tự hào khi có được một con ngựa Bác đạp ô thuần. Ngô Lai Lộc đã từng đi qua lãnh địa của người Khiết Đan ở tái Bắc (phía Bắc biên giới), cũng có ấn tượng vô cùng sâu sắc về loại ngựa tốt này. Một con ngựa tốt không đến nỗi dọa người, mà kỵ sỹ trên lưng ngựa xem ra cũng không phải là người Khiết Đan trên thảo nguyên tái Bắc. Sở dĩ Ngô Lai Lộc tái mặt là vì y mới biết, trong vòng mấy trăm dặm gần U Châu này, có khả năng có được loại ngựa quý này chỉ có hai nơi.
Nơi đầu tiên là trong quân của Hổ Bí Đại tướng quân U Châu La Nghệ.
Nơi thứ hai là mã tặc hung hãn nhất ở vùng Hà Bắc Thiết Phù Đồ.
Lưu Lại Tử đi sát bên cạnh Ngô Lai Lộc, lạnh lùng hạ giọng nói:
- Lão Tam, xem ra hôm nay chúng ta không thể đi nhanh được rồi.
Ngô Lai Lộc gật đầu, người cưỡi ngựa phía sau rõ ràng chính là thải bàn tử (chỉ kẻ đi theo dõi đối tượng cướp bóc).
Không thể là tinh giáp Hổ Bí U Châu được, đó chỉ có thể là đám mã tặc ăn tươi nuốt sống kia.
Lưu Lại Tử thở dài nói:
- Trong chiếc xe đó có lẽ là một vị tiểu thư yêu kiều, xem ra cũng không có kết cục tốt rồi. Cũng không biết là bị bọn đó theo dõi, thật xui xẻo!
Ngô Lai Lộc hạ thấp giọng nói:
- Thiết Phù Đồ.
Ba chữ này dọa cho Lưu Lại Tử thoáng chốc tái mặt, ngay cả chân cũng không thể nhúc nhích được. Cơ thể ông ta bất giác không tự chủ được run lên cầm cập, sau lưng liền vã mồ hôi đầm đìa.
- Hôm nay chúng ta ở lại thôn Đông Bắc Ngạn, sáng mai sẽ đi tiếp!
Ngô Lai Lộc nói một câu chắc như đinh đóng cột, cũng không giải thích gì, trong lòng lại thấy lo lắng cho người ngồi trong xe đó.
Đang buồn bực đi đường, bỗng phía sau tảng đá bên đường có một cậu bé khoảng 10 tuổi đi ra. Trên người thiếu niên này mặc một chiếc áo bào ngắn, nhìn kiểu dáng và tay nghề cũng thuộc vào hàng thượng đẳng, chỉ là trên ngực có mấy vết dầu loang đen mà thôi, còn có không ít tro bụi. Trên đầu thiếu niên tóc đen bóng còn dính mấy phiến lá màu xanh non. Chỉ nhìn quần áo cũng biết là kẻ ăn mày rồi. Chỉ là khuôn mặt tuấn tú xinh đẹp của thiếu niên đó khiến người ta có cảm giác vô cùng dễ chịu. Môi đỏ, răng trắng, nếu lớn thêm vài tuổi nữa, thay bộ quần áo gấm, chắc chắn là một công tử hào hoa.
Trong tay cậu cầm theo một cây cung cao gần bằng người cậu, phía sau buộc một ống tên. Trong ống cắm mấy chục mũi tên lông vũ. Một bên của ống tên còn có một thanh đao sáng loáng, hình dạng quái dị và không có vỏ.
- Cây này là ta trồng, đường này là ta mở, muốn đi qua đây … thì mau cút đi. Đường phía trước, các ngươi chớ đi.
Thiếu niên tuấn tú, vác theo một cây cung cao bằng mình, tay phải cầm một mũi tên, đối mặt với bảy tám tráng hán lại không hề sợ hãi chút nào, ngược lại còn có chút tà ý cười mà như không cười.
- Chú ý 1: Nhục hảo: Tùy Văn Đế cho đúc lại Ngũ Thù tiền, cấm chỉ lưu thông tiền kém chất lượng phát hành ở thời Nam Bắc triều. Tiền này “Mặt trái đồng tiền có đường viền rất đẹp, đường viền tròn nổi rõ lên so với lỗ vuông ở giữa. Mỗi một nghìn tiền nặng bốn cân hai lạng”, cho nên dân gian gọi là “nhục hảo”. Vào những năm Tùy Đường, đồng thời với lụa là được dùng làm vật trung gian trao đổi trong giao dịch, tiền ngũ thù mới này được thông hành cả nước.
- Chú ý 2: Xích này là đơn vị đo lường thời Hán, mỗi thước khoảng 23.1cm.
- Chú ý 3: Cập kê: Thời xưa con gái 15 tuổi gọi là đến tuổi cập kê.
Trên con đường rộng lớn từ Bá Châu đi qua U Châu, người đi đường cũng không nhiều lắm. Đại Nghiệp năm thứ sáu, trên vùng đất Hà Bắc không ít nam đinh của các thôn đều bị tập trung tới Biện Châu, Tống Châu xẻ kênh đào. Công trình hiện giờ đã tới giai đoạn cuối rồi. Trên đường có một người đàn ông trung niên, chính là người lao động từ Tống Châu trở về quê.
Mặc dù sau nhiều tầng bóc lột, tiền đến tay người lao động vất vả này đã còn lại không đáng bao nhiêu, nhưng xa nhà hơn một năm, sau lưng mỗi người đều vác một túi trăm nghìn tiền Nhục Hảo vàng óng. Khi đó, sóng gió quan trường dù đã lan tràn, chỉ là thời kỳ đầu Tùy Dương Đế lên kế vị vẫn chịu ảnh hưởng của thời kỳ Khai Hoàng, làm quan cũng không dám bóc lột người dân quá mức. (chú ý 1)
Nhục hảo: từ người dân đương thời dùng để chỉ đồng Ngũ Thù.
Bảy tám người đàn ông này đều là nông dân của một làng nhỏ gọi là Phương Thành ở ngoài 130 dặm phía bắc Bá Châu. Chuyện bên Tống Châu vừa xong, họ đã lĩnh tiền công hẹn cùng nhau về nhà. Từ Tống Châu trở về ngàn dặm xa xôi, dù thế đạo vẫn thái bình, nhưng ai cũng không dám nói liệu có xui xẻo gặp phải mấy tên cướp liều mạng cướp tiền hay không? Mọi người cùng đi trên đường có thể chiếu ứng cho nhau, hơn nữa đều là đồng hương, giúp đỡ nhau cũng là chuyện có thể tin tưởng được.
Trong tay mỗi người bọn họ đều mang theo một cây côn dài khoảng năm sáu xích, trò chuyện với nhau trên đường. Gọi là côn dài chẳng qua là để dễ nghe hơn mà thôi, kỳ thực chỉ là một cây gỗ dài khoảng hơn một mễ (mét). Vào thời kỳ Đại Tùy Khai Hoàng, Cao Tổ Văn Hoàng đế hạ chỉ tịch thu binh khí thiên hạ. Người dân bình thường không được phép cất giấu mang theo vũ khí sắc bén, nhưng côn gỗ thì lại không thuộc phạm trù binh khí. (chú ý 2)
- Ngô Tam ca, hôm nay chúng ta đi nhiều hơn một chút, chờ tới thôn Ngưu Đầu mới tìm nơi ngủ trọ nhé?
Một thanh niên khoảng chừng mười mấy tuổi, lấy tay áo quệt mũi hỏi người đàn ông to khỏe đi đầu tiên. Y tên là Lý Tam Phúc, tên tự Tục Khí, cũng không có tên chữ, nông dân không coi trọng nhiều như vậy. Tiểu tử Hứa gia đi bên cạnh luôn chê cười tên của y bất nhã. Kỳ thực tên gọi của thằng nhãi đó cũng có nhã nhặn chút nào đâu chứ? Y tên là Lý Tam Phúc, còn gã bẩn thỉu đó tên gọi Hứa Tam Đa, tự Vượng Tài.
Sau khi hỏi xong, y theo bản năng giật giật chiếc bao nặng trịch trên lưng, cảm thấy tiền vẫn còn, trong lòng kiên định hơn. Những người này xa nhà lâu như vậy, sống chết lao động ở trong lòng sông, đều vì kiếm những đồng tiền đó để cuộc sống ngày sau được thoải mái hơn.
Người đàn ông khỏe mạnh kia tên là Ngô Lai Lộc, ở nhà là con thứ ba, là người cầm đầu đám người của Phương Thành ra ngoài làm việc. Trên y còn có hai ca ca đoản mệnh nữa, đều không sống nổi qua ba tháng. Kỳ thực, y là lão đại trong nhà.
Cũng không biết liệu có phải hai ca ca đó của y đem phúc khí thọ mệnh đều tích góp từng tí đưa cho lão Tam này hay không? Ngô Lai Lộc không những trưởng thành mà còn tráng kiện giống như một con trâu đực. Con người y cũng rất có tinh thần, năm nay đã 34 tuổi rồi, trong nhà đã có một con trai và một con gái. Khi con gái chưa tới tuổi trăng tròn, y đã rời khỏi thôn tới Tống Châu rồi. Bây giờ nhớ lại, con gái cũng đã qua một tuổi. Nhớ tới vợ mình phải một mình chăm sóc già trẻ trong nhà suốt một năm qua, trong lòng y khó tránh khỏi áy náy.
- Tam Phúc, tới thôn Ngưu Đầu ít nhất cũng còn phải sáu bảy canh giờ nữa, lúc đó trời đã tối rồi. Dù đường đi thái bình, nhưng trời tối đi đường cũng không hay lắm. Tam ca biết đệ muốn về nhà, mọi người cũng không phải đều như vậy sao? Bây giờ chúng ta đi nhanh một chút, tranh thủ trước xế trưa chạy tới thôn Đông Bắc Ngạn. Ăn uống ở thôn Đông Bắc Ngạn một chút liền lên đường tiếp. Trước khi trời tối có thể tới Lâm Thành Phô, qua đêm ở đó, sáng ngày mai dậy sớm chút, trước xế trưa sẽ có thể về tới nhà rồi.
Lưu Lại Tử là người tuổi lớn nhất trong đoàn. Khi người khác hỏi tuổi ông ta, ông ta bao giờ cũng nói dối vài tuổi. Trong thôn dán cáo thị chiêu mộ người tới Tống Châu khai thác kênh Thông Tế, yêu cầu tráng đinh dưới 40 tuổi. Kỳ thực, ông ta đã 51 tuổi rồi, vẫn mạnh mồm nói mình 39 tuổi. Trong nhà ngoài ông ta thì không còn ai, mình ăn no chính là cả nhà không đói. Mặc dù đào kênh vất vả mệt nhọc, nhưng bao ăn bao ở còn được cấp cho hơn ngàn tiền, cớ sao lại không làm chứ?
Thấy bộ dạng vội vàng của Lý Tam Phúc, Lưu Lại Tử cười nói:
- Tam Phúc, thằng nhóc cậu có phải gấp về lấy vợ không? Yên tâm đi, về muộn một ngày, tiểu cô nương Bành gia trang cũng không chạy được đâu! Khi cậu đi, cô bé đó nhiều lắm chỉ là cây cỏ mới nhú. Bây giờ trở về, đúng lúc khai hoa rồi!
Lý Tam Phúc bị ông ta trêu làm mặt đỏ bừng lên, biện giải nói:
- Cháu … cháu đâu có muốn cưới vợ. Cháu chỉ nhớ mẹ.
Ngô Tam ca cười nói:
- Lại Tử thúc, đừng chê cười Tam Phúc, đổi lại là thúc, vất vả bán mạng để kiếm được tiền, chớ nên nhét hết vào cái yếm của những cô gái bao trong Bảo Nguyệt lâu.
Lưu Lại Tử ngượng ngùng cười nói:
- Làm gì có! Số tiền này ta để lại dùng!
Lý Tam Phúc hiếu kỳ hỏi:
- Lại Tử thúc, thúc để tiền lại dùng vào việc gì?
Lưu Lại Tử nghiến chặt răng lại:
- Ta muốn nuôi một đứa bé, hương hỏa của lão Lưu gia, cũng không thể đứt ở trong tay ta được!
Mọi người sửng sốt, lập tức thay đổi cách nhìn vài phần về lão vô lại ăn chơi trác táng Lưu Lại Tử này.
Đang nói chuyện, bỗng từ phía sau truyền đến tiếng chuông đinh đang trong trẻo, còn có tiếng thét điên cuồng:
- Người phía trước mau nhường đường, làm kinh động đại thanh la của ta, cẩn thận đá vỡ đít các ngươi đấy!
Mọi người quay đầu lại nhìn, lại thấy mấy chiếc xe ngựa phía sau đi tới. Kéo chiếc xe đầu tiên chính là một con la màu xanh nhìn rất khỏe mạnh. Trên đầu người đánh xe đó đội một chiếc mũ cỏ, nhìn quần áo trên người là áo đen giày đen. Vừa thấy chính là một gia đình giàu có. Mọi người đều xuất thân làng quê nhỏ, dù có chán ghét tên đánh xe kiêu ngạo cũng không dám trêu chọc, ngoan ngoãn nhường đường.
Tên đánh xe thấy mọi người nhường đường, liền hừ một tiếng nói:
- Xem như các ngươi thức thời, nếu không chiếc roi quất xuống thì nát thịt các ngươi.
Người này nói năng thô lỗ, giọng nói còn không được tự nhiên.
Đương lúc gã tác oai tác quái, chợt rèm cửa của chiếc xe ngựa đó mở ra một khe hở nhỏ, một cô gái nhỏ xinh đẹp từ khe hở nhìn ra nói:
- Qua Thái Hộ, tiểu thư còn ở trong xe, không được văng ra những lời ô uế nữa, cẩn thận da của ngươi đấy!
Tiểu cô nương này vẫn chưa cập kê, nhìn dáng vẻ cũng khoảng 12 – 13 tuổi. Trắng nõn nhìn rất thanh tú, chỉ là giữa lông mày nhíu lại với người đánh xe đó. Người đánh xe đó dường như rất sợ tiểu nha hoàn này, rối rít xin lỗi, không dám nói linh tinh nữa. (chú ý 3)
Ngô Lai Lộc đứng bên đường, chờ sau khi xe ngựa đi qua mới tiếp tục đi. Đó là tổng cộng ba chiếc xe ngựa. Xe ngựa nhìn rất hoa lệ, có lẽ là từ nhà quan lại. Lúc này mới ra khỏi Bá Châu không lâu, không chừng gia quyến của quan lão gia nào đó muốn đi du xuân. Những người cao cao tại thượng này, Ngô Lai Lộc từ trước đến giờ luôn có thể tránh được thì cứ tránh. Một là không động tới được, hai là y rất ghét gặp.
Mọi người dõi theo bóng dáng của chiếc xe ngựa xa xa đang đoán chiếc xe ngựa đó là của nhà nào, bỗng phía sau truyền tới tiếng vó ngựa ầm ầm. Mọi người đã có được bài học trước đó rồi, không chờ người phía sau lên tiếng liền lần lượt nhường đường. Còn chưa kịp quay đầu lại, con ngựa đó đã tiến sát tới mọi người và lao đi. Lưu Lại Tử chậm chân, suýt chút nữa đã bị ngựa đánh ngã. Ông ta vốn chính là một kẻ vô lại, trong lòng liền tức giận chửi vài câu. Kỵ sỹ trên lưng ngựa quay đầu lại lườm ông ta cũng không thèm để ý gì, chỉ có điều ánh mắt đó sắc như đao, giống như nhìn thẳng tâm can Lưu Lại Tử.
- Bác Đạp ô?
Ngô Lai Lộc thấy tuấn mã đó chạy tới, không thể tin được liền nói nhỏ ba từ.
- Tam ca, huynh nói Đạp ô cái gì?
Lý Tam Phúc lại gần hỏi.
- Không, không có gì.
Sắc mặt Ngô Lai Lộc bỗng tái đi, không giải thích gì với Lý Tam Phúc nữa. Y sợ mình giải thích rồi, sẽ dọa chết khiếp những người đồng hành nhát gan này. Bác đạp ô là tên ngựa quý của người Khiết Đan, ngàn vàng khó mà mua được, ngay cả Vương tộc của Khiết Đan cũng phải tự hào khi có được một con ngựa Bác đạp ô thuần. Ngô Lai Lộc đã từng đi qua lãnh địa của người Khiết Đan ở tái Bắc (phía Bắc biên giới), cũng có ấn tượng vô cùng sâu sắc về loại ngựa tốt này. Một con ngựa tốt không đến nỗi dọa người, mà kỵ sỹ trên lưng ngựa xem ra cũng không phải là người Khiết Đan trên thảo nguyên tái Bắc. Sở dĩ Ngô Lai Lộc tái mặt là vì y mới biết, trong vòng mấy trăm dặm gần U Châu này, có khả năng có được loại ngựa quý này chỉ có hai nơi.
Nơi đầu tiên là trong quân của Hổ Bí Đại tướng quân U Châu La Nghệ.
Nơi thứ hai là mã tặc hung hãn nhất ở vùng Hà Bắc Thiết Phù Đồ.
Lưu Lại Tử đi sát bên cạnh Ngô Lai Lộc, lạnh lùng hạ giọng nói:
- Lão Tam, xem ra hôm nay chúng ta không thể đi nhanh được rồi.
Ngô Lai Lộc gật đầu, người cưỡi ngựa phía sau rõ ràng chính là thải bàn tử (chỉ kẻ đi theo dõi đối tượng cướp bóc).
Không thể là tinh giáp Hổ Bí U Châu được, đó chỉ có thể là đám mã tặc ăn tươi nuốt sống kia.
Lưu Lại Tử thở dài nói:
- Trong chiếc xe đó có lẽ là một vị tiểu thư yêu kiều, xem ra cũng không có kết cục tốt rồi. Cũng không biết là bị bọn đó theo dõi, thật xui xẻo!
Ngô Lai Lộc hạ thấp giọng nói:
- Thiết Phù Đồ.
Ba chữ này dọa cho Lưu Lại Tử thoáng chốc tái mặt, ngay cả chân cũng không thể nhúc nhích được. Cơ thể ông ta bất giác không tự chủ được run lên cầm cập, sau lưng liền vã mồ hôi đầm đìa.
- Hôm nay chúng ta ở lại thôn Đông Bắc Ngạn, sáng mai sẽ đi tiếp!
Ngô Lai Lộc nói một câu chắc như đinh đóng cột, cũng không giải thích gì, trong lòng lại thấy lo lắng cho người ngồi trong xe đó.
Đang buồn bực đi đường, bỗng phía sau tảng đá bên đường có một cậu bé khoảng 10 tuổi đi ra. Trên người thiếu niên này mặc một chiếc áo bào ngắn, nhìn kiểu dáng và tay nghề cũng thuộc vào hàng thượng đẳng, chỉ là trên ngực có mấy vết dầu loang đen mà thôi, còn có không ít tro bụi. Trên đầu thiếu niên tóc đen bóng còn dính mấy phiến lá màu xanh non. Chỉ nhìn quần áo cũng biết là kẻ ăn mày rồi. Chỉ là khuôn mặt tuấn tú xinh đẹp của thiếu niên đó khiến người ta có cảm giác vô cùng dễ chịu. Môi đỏ, răng trắng, nếu lớn thêm vài tuổi nữa, thay bộ quần áo gấm, chắc chắn là một công tử hào hoa.
Trong tay cậu cầm theo một cây cung cao gần bằng người cậu, phía sau buộc một ống tên. Trong ống cắm mấy chục mũi tên lông vũ. Một bên của ống tên còn có một thanh đao sáng loáng, hình dạng quái dị và không có vỏ.
- Cây này là ta trồng, đường này là ta mở, muốn đi qua đây … thì mau cút đi. Đường phía trước, các ngươi chớ đi.
Thiếu niên tuấn tú, vác theo một cây cung cao bằng mình, tay phải cầm một mũi tên, đối mặt với bảy tám tráng hán lại không hề sợ hãi chút nào, ngược lại còn có chút tà ý cười mà như không cười.
- Chú ý 1: Nhục hảo: Tùy Văn Đế cho đúc lại Ngũ Thù tiền, cấm chỉ lưu thông tiền kém chất lượng phát hành ở thời Nam Bắc triều. Tiền này “Mặt trái đồng tiền có đường viền rất đẹp, đường viền tròn nổi rõ lên so với lỗ vuông ở giữa. Mỗi một nghìn tiền nặng bốn cân hai lạng”, cho nên dân gian gọi là “nhục hảo”. Vào những năm Tùy Đường, đồng thời với lụa là được dùng làm vật trung gian trao đổi trong giao dịch, tiền ngũ thù mới này được thông hành cả nước.
- Chú ý 2: Xích này là đơn vị đo lường thời Hán, mỗi thước khoảng 23.1cm.
- Chú ý 3: Cập kê: Thời xưa con gái 15 tuổi gọi là đến tuổi cập kê.
/219
|