Lúc ấy chưa có cái hồ nước lớn như bây giờ. Cả mặt hồ như hôm nay ta nhìn thấy, vào thời đó là một lèn đá vôi cao ngất như một tháp chùa khổng lồ. Một hang động khoan thẳng vào chính giữa ruột núi, tường đá phẳng lì, nhũ vôi muôn hình muôn vẻ long lanh như kho bạc. Núi đá vôi này có tên gọi là núi Linh Linh, cách xóm Linh Linh hiện nay chừng ba chục cây số đường chim bay. Tuy vậy, vào cái thời đó chim chóc cũng không dám bay một mình vì rừng cây điệp trùng. Những tán lim cao ngất ngưỡng. Những đồi lau lách ngút ngàn. Cọp và beo rừng sống trà trộn với nhau. Vượn hú suốt đêm dài và những tiếng mang tác hoảng loạn.
Nhưng nếu chỉ là sự hoang lạnh nguyên sơ ấy thôi cũng chưa thật đáng sợ. Người ta quả quyết rằng, cái lèn đá cao chọc trời như toà tháp ấy là chốn linh thiêng khủng khiếp .Bất kì ai có việc đi qua chốn ấy cũng phải cúi đầu, còng lưng xuống như mang gông. Nếu ai đó vô ý ngẩng lên liếc trộm nhìn lèn lập tức học máu tươi ra mà chết.
Cả một vùng hoang lạnh âm u này có chung cái tên : vùng Thuỷ Thuỷ. Vào cái thời ấy, chủ nhân vùng này là những người dân mặc áo bằng vỏ cây, đào củ mài bằng những thanh đá mài nhòn. Những người dân miền xuôi lên rừng đốt than, lấy củi, lần đầu tiên phát hiện ra nhóm cư dân này đã hét toáng lên : Người rừng nguyên thuỷ ! Họ còn thêu dệt lên vô vàn những huyền thoại quái dị về loại người này, nào là lông lá kín cả mặt mày, móng tay móng chân dài như lưỡi dao nhọn, vân vân. Không ai có thể ngờ tới điều này. Cái nhóm người ăn lông ở lỗ ấy, đã một thời là chủ nhân suốt một vùng đồng bằng ven biển, đã từng mặc quần áo bằng vải, đã biết gieo trồng lúa nước, đã từng có trong tay hàng túi vàng và đồng đen.
Cái thời huy hoàng ấy như bóng mặt trời đã tắt. Hàng trăm năm nay họ lại trở về với bóng đêm nguyên thuỷ. Họ trút bỏ hết áo quần, vải vóc, vứt lại những cuốc rựa dao kéo, truyền đời cho con cháu mối hận giống nòi và những nuối tiếc âm thầm cứ chôn chặt vào tâm khảm. Chuyện là thế này.
Trong khi cuộc sống của những xóm làng dân bản địa đang âm thầm như vậy thì vào một năm nọ, tự nhiên có những toán người lang thang đi dọc theo theo mép biển từ hướng Bắc tiến vào. Có những tốp đi thẳng vào miệt trong. Có những tốp dừng lại. Những toán người ấy như những bầy chim trú rét bu bám vào các khe nước nấp kín dưới các chân đồi. Thế là làng mạc mọc lên. Thoạt đầu cuộc sống hãy còn vui vẻ lắm. Người ít, đất rộng, làm gì đến nỗi phải chen chúc nhau. Hai bên đã học được tiếng của nhau, đã cùng đến vui chung những buổi lễ làng, đã bày kinh nghiệm cho nhau cách trỉa bắp và đập đất vãi lúa.
Dân bản địa có một nhà thờ tổ tiên bằng gỗ lim, lợp tranh. Trên bàn thờ ngay chính gian giữa đặt một pho tượng đồng đen to bằng cột nhà lớn. Tượng đúc hình một người đàn bà, hai chân đứng mở ra, hai tay chống nạnh. Già làng giải thích rằng, đó là tượng Mẹ Đất, người đã sinh ra giống nòi này. Cái dáng đứng kia là Mẹ đang truyền cho con cách làm nhà để ở, hai khuỷu tay quành ra là hai thanh kèo, còn hai chân là hai cột trụ. Nhưng người dân di cư không quan tâm lắm đến cái thế đứng chạng chân kia, họ chỉ chăm hăm vào cái màu đen bóng nhầy của pho tượng và nuốt những cục nước bọt ừng ực. Thế rồi... vào một đêm nọ, bỗng dưng pho tượng dồng đen trên bàn thờ tổ của người Rạc không còn đứng chạng chân, chống nạnh nữa mà lại nằm lăn kềnh ra . Sáng ra, người ta phát hiện thấy tượng Mẹ Đất chỉ còn có một chân.
Sự hoảng hốt bao trùm lên khắp làng bản. Rồi những người già có bộ óc minh mẫn nhất đã đoán ra, chắc chắn những người lạ đã mò vào nhà thờ tổ, bẻ một chân tượng. Nhưng tại sao lại bẻ một chân mà không khuân đi cả pho tượng? Có thể vì pho tượng lớn và nặng quá. Mà cũng có thể những kẻ lạ chưa tin hẳn đây là tượng đồng đen, họ bẻ một cái chân để mang đi thử.
Thế là một cuộc truy quét được thực hiện . Hàng chục thầy mo cỡ cao thủ của dân Rạc được tung ra. Những người dân di cư đột nhiên thay nhau lăn đùng ra ốm. Thoạt đầu là sốt váng đầu, rụng tóc, sau đó là mê sảng, phát điên, nói luyên thuyên. Các phép thư của các thầy mo không nhằm giết người mà chủ yếu là để cho bọn lạ phải điên loạn lên để nói ra kẻ đã bẻ chân tượng. Các trưởng họ của dân di cư cũng nhận ra mối nguy hiểm đang đe doạ mình. Thế là, những cuộc va chạm bắt đầu xảy ra. Lúc đầu còn vụng lén, ám muội, càng về sau càng gay gắt công khai . Dân di cư có giáo mác, tên đồng, dân bản địa có thuốc độc của các phép thư. Người chết khá nhiều mà cái chân của Mẹ Đất vẫn biệt tăm mất tích. Năm này qua năm khác, cả hai bên đều tự thấy rằng nếu cứ tiếp tục kéo dài cuộc hiềm khích này thì chẳng bao lâu nữa cả hai đều bị triệt hết giống nòi. Vì thế họ quyết định giảng hoà. Một cuộc rượu được tổ chức linh đình...
Chao ôi là những cuộc rượu ! Loài người đã từng tin vào nó như tin vào một điềm lành ! Các già làng và trưởng họ của hai bên đã đến uống rượu. Trong cuộc rượu, người bản địa vì thật bụng nên ăn no uống say. Còn người di cư thì phần sợ bị thư thuốc độc, phần nữa đã có chủ đích sẵn nên chỉ nhấm nháp lấy lệ. Thế rồi sau đó, tất cả những già làng dân bản địa trong cơn say tuý luý đều được bỏ vào những chiếc rọ đan sẵn, dưới đáy rọ lại buộc thêm một hòn đá to và lăn xuống các bàu nước. Sau khi tiêu diệt được nhóm già làng, không đợi tan tiệc, những người dân di cư thắng trận đã ầm ầm giáo mác, kẻ xông thẳng vào nhà thờ tổ của dân bản địa, kẻ tràn tới các làng bản của người Rạc. Lửa bốc cháy rừng rực. Pho tượng đồng đen bị cướp. Những ngôi nhà mang dáng đứng của Mẹ Đất bị cháy trụi. Người bản địa bỏ chạy nháo nhác, bỏ đồng bằng lên vùng lau lách, bỏ vùng lau lách chạy lên giữa ruột rừng ngàn, rồi bỏ cả rừng ngàn mà chui tít lên tận cùng các lèn đá trên đỉnh Trường Sơn .
Chuyện đó cách đây chừng trên hai trăm năm hoặc xa hơn nữa...
Còn bây giờ đang kể về lèn đá vôi Linh Linh, cách đây một trăm năm, khi người Rạc đã thành loại người mặc quần vỏ cây và đào củ mài bằng những thỏi đá. Khi đó bỗng có một người miền xuôi lọt lên vùng Thuỷ Thuỷ này và câu chuyện pho tượng đồng đen được khơi dậy trong nỗi nhớ tiếc vô vọng của con cháu người Rạc.
l
Người miền xuôi có mặt ở cái vùng Sơn động Thuỷ Thuỷ cách đây một trăm năm ấy là một người con gái chừng mười sáu tuổi. Những thợ săn mặc quần bằng vỏ cây trong một cuộc săn đuổi con hoãng từ trên núi cao xuống tận lèn đá vôi thì con hoãng biến mất , thay vào đó là một người con gái bị trói chặt vào một tảng đá ngồi chính giữa cửa hang. Cô gái bận một bộ quần áo trắng tinh và khuôn mặt cũng trắng dã như một xác chết. Đám thợ săn tin rằng, Mẹ Đất đã bắt con hoãng phải hoá kiếp không cho phép người Rạc lỡ đà chạy về xuôi. Họ cởi trói cho cô gái, không ai hay biết tiếng miền xuôi. Họ dẫn cô gái như dẫn con mồi ngược đường núi về Sơn động. Nơi đó, tộc trưởng Pung , người già nhất bản, đã sống một trăm hai mươi bốn mùa rẫy, biết rất rõ cái thứ tiếng uốn lượn của kẻ xuôi. ông cũng là một thầy mo cao thủ nhất vùng này, đủ sức bắt mọi kẻ lạ mặt phải nói ra điều bí mật trong bụng.
Tộc trưởng Pung có cái đầu trọc lóc không hề sót lại một sợi tóc nào để có thể gợi cho người ta liên tưởng rằng xa xưa kia nơi đó vốn là chỗ sản sinh của tóc. Khuôn mặt ông nhăn nhó, dăn dúm đến mức không phân biệt nỗi đâu là hố mắt, hốc mũi, gò má. Một thân hình khô đét ngồi bất động trên mặt đá phẳng lì đặt phía trong cùng của hang động. Cô gái miền xuôi sau một cơn chết giấc, dần dần tỉnh lại và tưởng nhầm những kẻ bắt cô đã khuân luôn được pho tượng đồng đen về đặt ở chỗ kia. Cô hét lên, lao tới. Nhưng khuôn mặt nhăn nheo và đen sì kia bất giác cử động. Hai tròng mắt lồi ra. Có một luồng khí ngột ngạt phả tới khiến cho cô xây xẩm mặt mày và ngồi bệt xuống đất. Từ giữa cái đám nhăn nheo kia, một lỗ rộng đột ngột mở ra đen ngòm như hang động. Và tiếng nói phát ra từ hốc đen ấy, nghe lơ lớ và quái đản:
- Tên mi ?
Im lặng. Tai cô gái ù ù. Cô không tin vào hai tiếng vừa nghe được. Lẽ nào cái pho tượng gớm ghiếc kia lại nói được tiếng người, mà lại là tiếng miền xuôi !
- Tên mi ?
Vẫn im lặng. Đám thợ săn đứng quanh có vẻ sốt ruột. Những bàn chân nhấc lên hạ xuống thình thịch, những mũi đá nhọn trong tay cựa quậy.
- Ai đưa mi lên đây ?
- .....
Ai trói mi ở hang ?
- .....
Mi không biết nói à ?
- .....
Người rừng ít kiên nhẫn hơn người miền xuôi. Thế nên chỉ sau vài câu hỏi không được trả lời, khuôn mặt tộc trưởng Pung đột ngột xám lại. Một luồng ám khí toả ra. Hai con mắt lồi hẳn ra găm một cái nhìn như hai mũi tên khoan thẳng vào mắt cô gái. Đây là phép thư khui tỉ, mà theo các nhà sinh học thời nay gọi là phép thôi miên.
Cô gái bỗng thấy u tối. Cả một không gian mờ ảo, chập chờn, đầu đột nhiên hâm hấp nóng, tim đập rộn ràng. Cô bỗng sợ hãi như đang đi bập bềnh trên gờ của miệng núi. Trong cơn bàng hoàng ấy, cô đột nhiên nhớ lại, hầu như không sót một điểm nào, thậm chí nhớ cả những chuyện mà trước đây cô không hề bận tâm đến.
Đấy là vì sao cha cô lại bán cô cho tên cướp để đổi lấy pho tượng ? Và vì sao khi đã dắt cô ra khỏi nhà rồi, tên cướp lại quay lại và ngay trong đêm ấy hắn lại ôm pho tượng trong tay. Cô mường tượng thấy cha cô đã gặp tai hoạ. Rồi chỉ trong ngày hôm đó, có một toán lính phi ngựa ập vào rừng cây nơi toán cướp đang ẩn náu. Thế là chạy. Tên tướng cướp bỏ cả đồng bọn mà chạy. Hắn khoẻ như một con trâu mộng. Một tay hắn ôm khư khư pho tượng đồng đen được trùm bằng tấm nhiễu đỏ. Một tay hắn túm chặt lấy tay cô mà kéo đi xoành xoạch. Cô không nhìn rõ pho tượng, chỉ thấy một khối đỏ lòm, phía dưới lòi ra một cái chân đen thui. Cái vật trông gớm ghiếc như một thai nhi bị vứt bỏ của ngưòi đàn bà chửa hoang nào đó ! Thế mà cha cô đã đổi cả tấm thân cô, đứa con gái mười sáu tuổi, đẹp nhất vùng đầm lác để lấy nó.
Không có một tên tay chân nào bám được tên cướp. Trong túi áo nó chỉ có mấy mẩu bánh sắn khô. Nó chạy suốt chiều suốt đêm cả ngày hôm sau nữa. Tiếng ngựa của quan quân vẫn hí vang phía dưới rừng lau lách. Đến lèn đá vôi thì tên tướng kiệt sức. Hắn đã trói cô vào cửa hang rồi ôm cái bọc đỏ kia đi vào phía trong . Chừng một giờ sau hắn quay ra, nhìn cô nói :
- Từ nay em sẽ là thần giữ của cho ta. Hãy chung thuỷ nếu như không muốn bị trừng phạt như cha cô !
Thế rồi hắn thất thểu bước đi . Cô chẳng thể nào nhận ra bước đi của hắn vì sinh lực cô đã kiệt. Cô rũ xuống trong nỗi khiếp đảm kinh hoàng...
Khuôn mặt xám xịt của tộc trưởng Pung bỗng giãn ra, hai con ngươi thu lại. Cô gái chợt choàng tỉnh như vừa đi qua một giấc chiêm bao. Tộc trưởng Pung từ từ đứng dậy, nhìn ra cửa động rồi bỗng rú lên một tiếng thét quái dị Hi mi ti hi....phiệt lấy cô tâu... phiệt lung lung .
Cả đám thợ săn đột ngột quỳ xuống , mắt ngước lên vị tộc trưởng . Nhưng tộc trưởng Pung đã quay lại phía cô gái và nói bằng cái giọng lơ lớ miền xuôi :
- Thế là ta đã tìm thấy tổ tông.... Lạy Mẹ Đất, Người vẫn muốn chúng con từ bỏ hang động để về xuôi làm cái nhà theo dáng của Mẹ cho nên Mẹ đã giúp ta đọc được mọi ý nghĩ của con bé này. Nhưng Người đã mất một chân, cái vài nhà không thể trồng một cột... Con hiểu ý mẹ rồi.... Nào các con! Ta đi thôi...
Tộc trưởng Pung chỉ tay xuống phía có lèn đá vôi nơi vừa phát hiện ra cô gái bị trói. Thế là đám thợ săn rùng rùng chạy đi, hét vang những câu quái đản, họ dắt theo người con gái lúc ấy đang bàng hoàng khiếp đảm, đi vào sâu trong lèn đá Linh Linh!
Cuộc tìm kiếm kéo dài suốt cả ngày. Bao nhiêu nhũ đá đẹp đều bị đập nát. Những hốc nước trong veo bị đào bới, nước cuộn lên một màu đục như sữa. Cả cái hang động đẹp như cảnh tiên phút chốc tan tành xơ xác. Nhưng vẫn không tìm thấy hình hài Mẹ Đất. Cô gái bị trói chặt vào cửa hang , và toán người mặc quần áo vỏ cây ấy rùng rùng ra về cùng với những câu rủa quái dị.
Ngày hôm sau đám thợ săn lại đến. Cuộc đào bới, đập phá lại tiếp tục. Ngày hôm đó họ rút về sớm hơn hôm trước sau khi đã ném lại cho cô gái một miếng thịt nai được nướng sém. Những ngày sau, các cuộc tìm kiếm trễ nãi dần và những miếng thịt quẵng cho cô cũng bé dần cho đến một ngày nọ thì không ai đến nữa. Cô gái ngất xỉu. Người hâm hấp sốt. Sên vắt bu bám từ chân lên tận ngực, cổ.
May sao lúc đó, cứ như có phép thần tiên, một người đàn ông xuất hiện. Đấy là tên đồ đệ của tướng cướp. Tên anh ta là Hi . Hi đã lần dò tìm theo vết chân của tướng cướp không phải vì sự trung thành mà vì cái bọc nhiễu đỏ đầy hấp dẫn ấy. Hi cởi trói cho cô gái , cho cô ăn bánh gạo. Cô gái tỉnh dần. Nhận ra người miền xuôi, dù biết đó là kẻ cướp, cô cũng thấy bồi hồi như từ địa ngục gặp người trần gian... Cô vừa khóc vừa kể. Hi chăm chú lắng nghe, sau đó anh lặng lẽ vào hang một mình. Bằng con mắt của tên ăn trộm lành nghề, cộng với trí óc khôn ngoan miền xuôi, sau chừng một giờ tìm kiếm, Hi đã phát hiện ra chỗ dấu tượng được đào bằng mũi kiếm sắc khác hẳn với các vệt đào bằng thỏi đá của người rừng.
Đêm đó họ trốn khỏi lèn đá Linh Linh, đạp tắt rừng lau về tít dưới đồng bằng. Họ không dám về xóm cũ bởi sợ người rừng đuổi theo, lại sợ tên tướng cướp mò về, rồi sợ cả toán quan quân đang săn đuổi. Họ đi chếch về phía nam. Sau bảy ngày đói rã rời, họ gặp một vạt đất bên bàu nước đầy rêu đen. Hi dừng lại. Cô gái cũng mệt xỉu lăn xuống đất thiếp đi. Khi cô tỉnh dậy thì pho tượng đã không còn trong tay Hi nữa. Mãi về sau này, cô vẫn âm thầm tự trách mình yếu đuối, chưa được một lần nhìn thấy mặt pho tượng. Cái duy nhất mà cô nhìn thấy là một cục đỏ lòm và phía cuối lòi ra một cái chân đen thui thủi.
Một chiếc lều lợp bằng lá được dựng lên nằm cạnh bàu nước đầy rêu đen. Đấy là ngôi nhà đầu tiên của cái làng Linh Linh sau này.
Nhưng nếu chỉ là sự hoang lạnh nguyên sơ ấy thôi cũng chưa thật đáng sợ. Người ta quả quyết rằng, cái lèn đá cao chọc trời như toà tháp ấy là chốn linh thiêng khủng khiếp .Bất kì ai có việc đi qua chốn ấy cũng phải cúi đầu, còng lưng xuống như mang gông. Nếu ai đó vô ý ngẩng lên liếc trộm nhìn lèn lập tức học máu tươi ra mà chết.
Cả một vùng hoang lạnh âm u này có chung cái tên : vùng Thuỷ Thuỷ. Vào cái thời ấy, chủ nhân vùng này là những người dân mặc áo bằng vỏ cây, đào củ mài bằng những thanh đá mài nhòn. Những người dân miền xuôi lên rừng đốt than, lấy củi, lần đầu tiên phát hiện ra nhóm cư dân này đã hét toáng lên : Người rừng nguyên thuỷ ! Họ còn thêu dệt lên vô vàn những huyền thoại quái dị về loại người này, nào là lông lá kín cả mặt mày, móng tay móng chân dài như lưỡi dao nhọn, vân vân. Không ai có thể ngờ tới điều này. Cái nhóm người ăn lông ở lỗ ấy, đã một thời là chủ nhân suốt một vùng đồng bằng ven biển, đã từng mặc quần áo bằng vải, đã biết gieo trồng lúa nước, đã từng có trong tay hàng túi vàng và đồng đen.
Cái thời huy hoàng ấy như bóng mặt trời đã tắt. Hàng trăm năm nay họ lại trở về với bóng đêm nguyên thuỷ. Họ trút bỏ hết áo quần, vải vóc, vứt lại những cuốc rựa dao kéo, truyền đời cho con cháu mối hận giống nòi và những nuối tiếc âm thầm cứ chôn chặt vào tâm khảm. Chuyện là thế này.
Trong khi cuộc sống của những xóm làng dân bản địa đang âm thầm như vậy thì vào một năm nọ, tự nhiên có những toán người lang thang đi dọc theo theo mép biển từ hướng Bắc tiến vào. Có những tốp đi thẳng vào miệt trong. Có những tốp dừng lại. Những toán người ấy như những bầy chim trú rét bu bám vào các khe nước nấp kín dưới các chân đồi. Thế là làng mạc mọc lên. Thoạt đầu cuộc sống hãy còn vui vẻ lắm. Người ít, đất rộng, làm gì đến nỗi phải chen chúc nhau. Hai bên đã học được tiếng của nhau, đã cùng đến vui chung những buổi lễ làng, đã bày kinh nghiệm cho nhau cách trỉa bắp và đập đất vãi lúa.
Dân bản địa có một nhà thờ tổ tiên bằng gỗ lim, lợp tranh. Trên bàn thờ ngay chính gian giữa đặt một pho tượng đồng đen to bằng cột nhà lớn. Tượng đúc hình một người đàn bà, hai chân đứng mở ra, hai tay chống nạnh. Già làng giải thích rằng, đó là tượng Mẹ Đất, người đã sinh ra giống nòi này. Cái dáng đứng kia là Mẹ đang truyền cho con cách làm nhà để ở, hai khuỷu tay quành ra là hai thanh kèo, còn hai chân là hai cột trụ. Nhưng người dân di cư không quan tâm lắm đến cái thế đứng chạng chân kia, họ chỉ chăm hăm vào cái màu đen bóng nhầy của pho tượng và nuốt những cục nước bọt ừng ực. Thế rồi... vào một đêm nọ, bỗng dưng pho tượng dồng đen trên bàn thờ tổ của người Rạc không còn đứng chạng chân, chống nạnh nữa mà lại nằm lăn kềnh ra . Sáng ra, người ta phát hiện thấy tượng Mẹ Đất chỉ còn có một chân.
Sự hoảng hốt bao trùm lên khắp làng bản. Rồi những người già có bộ óc minh mẫn nhất đã đoán ra, chắc chắn những người lạ đã mò vào nhà thờ tổ, bẻ một chân tượng. Nhưng tại sao lại bẻ một chân mà không khuân đi cả pho tượng? Có thể vì pho tượng lớn và nặng quá. Mà cũng có thể những kẻ lạ chưa tin hẳn đây là tượng đồng đen, họ bẻ một cái chân để mang đi thử.
Thế là một cuộc truy quét được thực hiện . Hàng chục thầy mo cỡ cao thủ của dân Rạc được tung ra. Những người dân di cư đột nhiên thay nhau lăn đùng ra ốm. Thoạt đầu là sốt váng đầu, rụng tóc, sau đó là mê sảng, phát điên, nói luyên thuyên. Các phép thư của các thầy mo không nhằm giết người mà chủ yếu là để cho bọn lạ phải điên loạn lên để nói ra kẻ đã bẻ chân tượng. Các trưởng họ của dân di cư cũng nhận ra mối nguy hiểm đang đe doạ mình. Thế là, những cuộc va chạm bắt đầu xảy ra. Lúc đầu còn vụng lén, ám muội, càng về sau càng gay gắt công khai . Dân di cư có giáo mác, tên đồng, dân bản địa có thuốc độc của các phép thư. Người chết khá nhiều mà cái chân của Mẹ Đất vẫn biệt tăm mất tích. Năm này qua năm khác, cả hai bên đều tự thấy rằng nếu cứ tiếp tục kéo dài cuộc hiềm khích này thì chẳng bao lâu nữa cả hai đều bị triệt hết giống nòi. Vì thế họ quyết định giảng hoà. Một cuộc rượu được tổ chức linh đình...
Chao ôi là những cuộc rượu ! Loài người đã từng tin vào nó như tin vào một điềm lành ! Các già làng và trưởng họ của hai bên đã đến uống rượu. Trong cuộc rượu, người bản địa vì thật bụng nên ăn no uống say. Còn người di cư thì phần sợ bị thư thuốc độc, phần nữa đã có chủ đích sẵn nên chỉ nhấm nháp lấy lệ. Thế rồi sau đó, tất cả những già làng dân bản địa trong cơn say tuý luý đều được bỏ vào những chiếc rọ đan sẵn, dưới đáy rọ lại buộc thêm một hòn đá to và lăn xuống các bàu nước. Sau khi tiêu diệt được nhóm già làng, không đợi tan tiệc, những người dân di cư thắng trận đã ầm ầm giáo mác, kẻ xông thẳng vào nhà thờ tổ của dân bản địa, kẻ tràn tới các làng bản của người Rạc. Lửa bốc cháy rừng rực. Pho tượng đồng đen bị cướp. Những ngôi nhà mang dáng đứng của Mẹ Đất bị cháy trụi. Người bản địa bỏ chạy nháo nhác, bỏ đồng bằng lên vùng lau lách, bỏ vùng lau lách chạy lên giữa ruột rừng ngàn, rồi bỏ cả rừng ngàn mà chui tít lên tận cùng các lèn đá trên đỉnh Trường Sơn .
Chuyện đó cách đây chừng trên hai trăm năm hoặc xa hơn nữa...
Còn bây giờ đang kể về lèn đá vôi Linh Linh, cách đây một trăm năm, khi người Rạc đã thành loại người mặc quần vỏ cây và đào củ mài bằng những thỏi đá. Khi đó bỗng có một người miền xuôi lọt lên vùng Thuỷ Thuỷ này và câu chuyện pho tượng đồng đen được khơi dậy trong nỗi nhớ tiếc vô vọng của con cháu người Rạc.
l
Người miền xuôi có mặt ở cái vùng Sơn động Thuỷ Thuỷ cách đây một trăm năm ấy là một người con gái chừng mười sáu tuổi. Những thợ săn mặc quần bằng vỏ cây trong một cuộc săn đuổi con hoãng từ trên núi cao xuống tận lèn đá vôi thì con hoãng biến mất , thay vào đó là một người con gái bị trói chặt vào một tảng đá ngồi chính giữa cửa hang. Cô gái bận một bộ quần áo trắng tinh và khuôn mặt cũng trắng dã như một xác chết. Đám thợ săn tin rằng, Mẹ Đất đã bắt con hoãng phải hoá kiếp không cho phép người Rạc lỡ đà chạy về xuôi. Họ cởi trói cho cô gái, không ai hay biết tiếng miền xuôi. Họ dẫn cô gái như dẫn con mồi ngược đường núi về Sơn động. Nơi đó, tộc trưởng Pung , người già nhất bản, đã sống một trăm hai mươi bốn mùa rẫy, biết rất rõ cái thứ tiếng uốn lượn của kẻ xuôi. ông cũng là một thầy mo cao thủ nhất vùng này, đủ sức bắt mọi kẻ lạ mặt phải nói ra điều bí mật trong bụng.
Tộc trưởng Pung có cái đầu trọc lóc không hề sót lại một sợi tóc nào để có thể gợi cho người ta liên tưởng rằng xa xưa kia nơi đó vốn là chỗ sản sinh của tóc. Khuôn mặt ông nhăn nhó, dăn dúm đến mức không phân biệt nỗi đâu là hố mắt, hốc mũi, gò má. Một thân hình khô đét ngồi bất động trên mặt đá phẳng lì đặt phía trong cùng của hang động. Cô gái miền xuôi sau một cơn chết giấc, dần dần tỉnh lại và tưởng nhầm những kẻ bắt cô đã khuân luôn được pho tượng đồng đen về đặt ở chỗ kia. Cô hét lên, lao tới. Nhưng khuôn mặt nhăn nheo và đen sì kia bất giác cử động. Hai tròng mắt lồi ra. Có một luồng khí ngột ngạt phả tới khiến cho cô xây xẩm mặt mày và ngồi bệt xuống đất. Từ giữa cái đám nhăn nheo kia, một lỗ rộng đột ngột mở ra đen ngòm như hang động. Và tiếng nói phát ra từ hốc đen ấy, nghe lơ lớ và quái đản:
- Tên mi ?
Im lặng. Tai cô gái ù ù. Cô không tin vào hai tiếng vừa nghe được. Lẽ nào cái pho tượng gớm ghiếc kia lại nói được tiếng người, mà lại là tiếng miền xuôi !
- Tên mi ?
Vẫn im lặng. Đám thợ săn đứng quanh có vẻ sốt ruột. Những bàn chân nhấc lên hạ xuống thình thịch, những mũi đá nhọn trong tay cựa quậy.
- Ai đưa mi lên đây ?
- .....
Ai trói mi ở hang ?
- .....
Mi không biết nói à ?
- .....
Người rừng ít kiên nhẫn hơn người miền xuôi. Thế nên chỉ sau vài câu hỏi không được trả lời, khuôn mặt tộc trưởng Pung đột ngột xám lại. Một luồng ám khí toả ra. Hai con mắt lồi hẳn ra găm một cái nhìn như hai mũi tên khoan thẳng vào mắt cô gái. Đây là phép thư khui tỉ, mà theo các nhà sinh học thời nay gọi là phép thôi miên.
Cô gái bỗng thấy u tối. Cả một không gian mờ ảo, chập chờn, đầu đột nhiên hâm hấp nóng, tim đập rộn ràng. Cô bỗng sợ hãi như đang đi bập bềnh trên gờ của miệng núi. Trong cơn bàng hoàng ấy, cô đột nhiên nhớ lại, hầu như không sót một điểm nào, thậm chí nhớ cả những chuyện mà trước đây cô không hề bận tâm đến.
Đấy là vì sao cha cô lại bán cô cho tên cướp để đổi lấy pho tượng ? Và vì sao khi đã dắt cô ra khỏi nhà rồi, tên cướp lại quay lại và ngay trong đêm ấy hắn lại ôm pho tượng trong tay. Cô mường tượng thấy cha cô đã gặp tai hoạ. Rồi chỉ trong ngày hôm đó, có một toán lính phi ngựa ập vào rừng cây nơi toán cướp đang ẩn náu. Thế là chạy. Tên tướng cướp bỏ cả đồng bọn mà chạy. Hắn khoẻ như một con trâu mộng. Một tay hắn ôm khư khư pho tượng đồng đen được trùm bằng tấm nhiễu đỏ. Một tay hắn túm chặt lấy tay cô mà kéo đi xoành xoạch. Cô không nhìn rõ pho tượng, chỉ thấy một khối đỏ lòm, phía dưới lòi ra một cái chân đen thui. Cái vật trông gớm ghiếc như một thai nhi bị vứt bỏ của ngưòi đàn bà chửa hoang nào đó ! Thế mà cha cô đã đổi cả tấm thân cô, đứa con gái mười sáu tuổi, đẹp nhất vùng đầm lác để lấy nó.
Không có một tên tay chân nào bám được tên cướp. Trong túi áo nó chỉ có mấy mẩu bánh sắn khô. Nó chạy suốt chiều suốt đêm cả ngày hôm sau nữa. Tiếng ngựa của quan quân vẫn hí vang phía dưới rừng lau lách. Đến lèn đá vôi thì tên tướng kiệt sức. Hắn đã trói cô vào cửa hang rồi ôm cái bọc đỏ kia đi vào phía trong . Chừng một giờ sau hắn quay ra, nhìn cô nói :
- Từ nay em sẽ là thần giữ của cho ta. Hãy chung thuỷ nếu như không muốn bị trừng phạt như cha cô !
Thế rồi hắn thất thểu bước đi . Cô chẳng thể nào nhận ra bước đi của hắn vì sinh lực cô đã kiệt. Cô rũ xuống trong nỗi khiếp đảm kinh hoàng...
Khuôn mặt xám xịt của tộc trưởng Pung bỗng giãn ra, hai con ngươi thu lại. Cô gái chợt choàng tỉnh như vừa đi qua một giấc chiêm bao. Tộc trưởng Pung từ từ đứng dậy, nhìn ra cửa động rồi bỗng rú lên một tiếng thét quái dị Hi mi ti hi....phiệt lấy cô tâu... phiệt lung lung .
Cả đám thợ săn đột ngột quỳ xuống , mắt ngước lên vị tộc trưởng . Nhưng tộc trưởng Pung đã quay lại phía cô gái và nói bằng cái giọng lơ lớ miền xuôi :
- Thế là ta đã tìm thấy tổ tông.... Lạy Mẹ Đất, Người vẫn muốn chúng con từ bỏ hang động để về xuôi làm cái nhà theo dáng của Mẹ cho nên Mẹ đã giúp ta đọc được mọi ý nghĩ của con bé này. Nhưng Người đã mất một chân, cái vài nhà không thể trồng một cột... Con hiểu ý mẹ rồi.... Nào các con! Ta đi thôi...
Tộc trưởng Pung chỉ tay xuống phía có lèn đá vôi nơi vừa phát hiện ra cô gái bị trói. Thế là đám thợ săn rùng rùng chạy đi, hét vang những câu quái đản, họ dắt theo người con gái lúc ấy đang bàng hoàng khiếp đảm, đi vào sâu trong lèn đá Linh Linh!
Cuộc tìm kiếm kéo dài suốt cả ngày. Bao nhiêu nhũ đá đẹp đều bị đập nát. Những hốc nước trong veo bị đào bới, nước cuộn lên một màu đục như sữa. Cả cái hang động đẹp như cảnh tiên phút chốc tan tành xơ xác. Nhưng vẫn không tìm thấy hình hài Mẹ Đất. Cô gái bị trói chặt vào cửa hang , và toán người mặc quần áo vỏ cây ấy rùng rùng ra về cùng với những câu rủa quái dị.
Ngày hôm sau đám thợ săn lại đến. Cuộc đào bới, đập phá lại tiếp tục. Ngày hôm đó họ rút về sớm hơn hôm trước sau khi đã ném lại cho cô gái một miếng thịt nai được nướng sém. Những ngày sau, các cuộc tìm kiếm trễ nãi dần và những miếng thịt quẵng cho cô cũng bé dần cho đến một ngày nọ thì không ai đến nữa. Cô gái ngất xỉu. Người hâm hấp sốt. Sên vắt bu bám từ chân lên tận ngực, cổ.
May sao lúc đó, cứ như có phép thần tiên, một người đàn ông xuất hiện. Đấy là tên đồ đệ của tướng cướp. Tên anh ta là Hi . Hi đã lần dò tìm theo vết chân của tướng cướp không phải vì sự trung thành mà vì cái bọc nhiễu đỏ đầy hấp dẫn ấy. Hi cởi trói cho cô gái , cho cô ăn bánh gạo. Cô gái tỉnh dần. Nhận ra người miền xuôi, dù biết đó là kẻ cướp, cô cũng thấy bồi hồi như từ địa ngục gặp người trần gian... Cô vừa khóc vừa kể. Hi chăm chú lắng nghe, sau đó anh lặng lẽ vào hang một mình. Bằng con mắt của tên ăn trộm lành nghề, cộng với trí óc khôn ngoan miền xuôi, sau chừng một giờ tìm kiếm, Hi đã phát hiện ra chỗ dấu tượng được đào bằng mũi kiếm sắc khác hẳn với các vệt đào bằng thỏi đá của người rừng.
Đêm đó họ trốn khỏi lèn đá Linh Linh, đạp tắt rừng lau về tít dưới đồng bằng. Họ không dám về xóm cũ bởi sợ người rừng đuổi theo, lại sợ tên tướng cướp mò về, rồi sợ cả toán quan quân đang săn đuổi. Họ đi chếch về phía nam. Sau bảy ngày đói rã rời, họ gặp một vạt đất bên bàu nước đầy rêu đen. Hi dừng lại. Cô gái cũng mệt xỉu lăn xuống đất thiếp đi. Khi cô tỉnh dậy thì pho tượng đã không còn trong tay Hi nữa. Mãi về sau này, cô vẫn âm thầm tự trách mình yếu đuối, chưa được một lần nhìn thấy mặt pho tượng. Cái duy nhất mà cô nhìn thấy là một cục đỏ lòm và phía cuối lòi ra một cái chân đen thui thủi.
Một chiếc lều lợp bằng lá được dựng lên nằm cạnh bàu nước đầy rêu đen. Đấy là ngôi nhà đầu tiên của cái làng Linh Linh sau này.
/7
|