Định Quốc tướng quân biết sức không địch nổi, mới gọi các tướng đến trợ chiến. Vệ Dũng Bưu thấy vậy cũng thúc các tướng ra đánh. Hai bên đánh nhau rất kịch liệt. Hùng vương càng giao chiến càng thấy hăn hái, đánh trúng luôn mấy ngọn chùy vào vai bên hữu Định Quốc tướng quân. Định Quốc tướng quân ngã ngựa kêu rầm lên thì bỗng có các tướng đến cứu. Hùng vương cùng Vệ Dũng Bưu thúc quân đuổi theo, giết chết không biết bao nhiêu mà kể. Thây chất bằng núi, máu chảy thành sông, trông rất ghê gớm. Khi đuổi tới cửa thành thì các tướng đã cứu được Định Quốc tướng quân đem vào trong thành, rồi đóng chặt cửa lại. Gỗ đá ở trên mặt thành ném xuống như mưa. Bấy giờ Hùng vương mới chịu thua quân về trại. Lưu Quí cùng các tướng đều ca tụng tài vũ dũng của Hùng vương mà rằng:
- Vương gia thật là một bậc thiên uy thần lực! Chúng ta chắc chẳng bao lâu nữa mà phá vỡ được thành Kim Lăng.
Hùng vương nói:
- Có đâu dễ được như thế! Thành Kim Lăng này cao lớn và bền chặt lắm. Vả trong thành lương thảo súc tích rất nhiều, có thể ăn đủ trong mười năm. Nếu quân giặc cứ đóng cửa thành dùng cách cố thủ thì ta cũng khó làm thế nào mà phá cho được. Ta ở đây lâu ngày, lương hết quân mệt. Khi nào quân ta rút về thì quân giặc lại kéo ra mà chiếm đoạt Chiết Giang. Ta bỏ Chiết Giang tức là mất của thiên hạ vậy. Huống chi ta xem tướng sĩ của quân giặc, ai nấy đều hết lòng vì chủ, thế thì vây cánh nó đã cường thịnh, khó lòng thành công được trừ phi có người nội ứng. Ngày nay mới thắng trận lần đầu cũng chưa lấy làm mừng rỡ.
Nói xong, truyền các tướng sĩ phải canh thủ rất cẩn mật. Hùng vương ghi công các tướng sĩ và cho uống rượu. Ngày hôm sau, lại sai tướng tiên phong đem quân đến ngoài thành khiêu chiến. Khi tới cửa thành thì đã thấy treo cao một cái biển “Miễn chiến”. Tha hồ cho mặt ngoài sỉ mắng, cửa thành cứ đóng chặt, im lặng không thấy tiếng người. Thời gian thấm thoát, đã hết một tháng mà trong thành vẫn không chịu đem quân ra giao chiến. Hùng vương càng nghĩ càng căm tức, không biết làm thế nào. Đã nhiều lần đem quân tới chân thành nhưng ngặt vì mặt thành cao ngất, không thể vượt qua được.
Một đêm Hùng vương ngồi ở trong quân, mở binh thư ra xem, vừa xem vừa nghĩ thầm: “Ngày nay ta biết dùng mưu kế chi mà phá vỡ được Kim Lăng? Muốn phá vỡ được Kim Lăng, tất phải dùng người nội ứng, mà người nội ứng thì làm thế nào vào được trong thành.” Bấy giờ đã sang canh hai. Hùng vương đang cau mày ngẫm nghĩ, bỗng thấy quân báo rằng:
- Dám bẩm vương gia! Quan nguyên soái là Vệ Dũng Bưu xin vào bẩm có việc khẩn cấp.
Hùng vương nói:
- Nhà ngươi ra mời vào đây!
Khi Vệ Dũng Bưu vào tới nơi, Hùng vương đứng dậy cúi chào rồi hỏi rằng:
- Chẳng hay có việc chi khẩn cấp, xin quan nguyên soái nói cho tôi nghe.
Vệ Dũng Bưu đệ trình một phong thư rồi nói:
- Dám bẩm vương gia! Vừa rồi tôi đi tuần, có nhặt được một phong thư buộc vào mũi tên bắn ra, tôi không dám tự tiện mở xem, vậy phải tức khắc đem về đây để vương gia xét đoán.
Hùng vương vội vàng cầm lấy phong thư rồi mở ra xem. Phong thư mấy lần gói thật kỹ. Khi mở hết mấy lần bọc ngoài thì thấy có đề một câu rằng:
“Đứa con bất hiếu là Vệ Ngọc đệ trình thân phụ đại nhân khai khán”.
Hùng vương kinh ngạc mà nói với Vệ Dũng Bưu rằng:
- Đấy là lá thư của lệnh lang gửi cho quan nguyên soái đó. Quan nguyên soái nên mở xem.
Vệ Dũng Bưu nói:
- Trong quân không có phép được gởi thư riêng, vậy vương gia cứ mở xem là phải.
Hùng vương mở xem, bức thư như sau này:
“Con là Vệ Ngọc có lời kính trình để thân phụ biết rõ.
Nhà ta chẳng may gặp phải sự tai biến này. Em gái của con là Văn Cơ bị Định Quốc bày mưu lập kế bắt đem về làm vợ. Con cũng chịu hắn lục dụng, cho nên gia quyến mới được an toàn. Từ khi hắn nghe tin thân phụ làm nguyên soái đem quân đến đánh thì tức khắc cách chức, không dùng con nữa. Hắn thắng luôn mấy trận có ý kiêu căng, chỉ say đắm tửu sắc, không nghĩ đến chính sự, quân dân đều sinh lòng oán giận.
Vừa rồi ra đối địch với Hùng vương một trận thì vai bên hữu bị trọng thương, chữa thuốc mãi chưa khỏi. Ngày nay bệnh tình càng dữ dội, thành ra kỷ luật không được nghiêm minh. Con thông nhau với quan giữ thành mới buộc được phong thư này vào mũi tên mà vắn ra để kính trình thân phụ. Xin thân phụ bẩm với Hùng vương hãy lập kế giả cách nói là có thánh chỉ truyền rút quân về.
Khi Hùng vương rút quân về thì trong thành tất mở cửa cho người ra kiếm củi, bấy giờ sẽ sai người thân tín lẻn cửa thành tiến vào. Đã có con ở trong làm nội ứng thì tất nên việc. Mấy lời tâm phúc, xin thân phụ lượng xét cho.”
Hùng vương xem xong, có ý mừng rỡ liền cầm bức thư trao cho Vệ Dũng Bưu. Vệ Dũng Bưu xem hết bức thư thì thở dài một tiếng thật to mà rằng:
- Trời ơi! Đất ơi! Vệ Dũng Bưu này có tội tình gì mà đến nỗi gặp phải tai biến này! Nay con tôi đã nói như thế thì vương gia nên mau mau trù liệu việc rút quân.
Hùng vương chưa kịp trả lời thì bỗng thấy quân dĩ ở ngoài thành chạy vào bẩm rằng:
- Dám bẩm vương gia! Có Hùng Khởi Thần quốc cữu phụng mệnh đi truyền hịch Tam Giang nay đã về phúc mệnh.
Hùng vương truyền cho vào. Hùng Khởi Thần bái yết thân phụ và cữu phụ là Vệ Dũng Bưu, bẩm bạch về việc đi truyền hịch Tam Giang, các địa phương quan đều xin một lòng tuân mệnh. Hùng vương ngẫm nghĩ hồi lâu rồi gọi Hùng Khởi Thần đến trước mặt mà bảo rằng:
- Con hãy xem bức thư này. Ngày nay ta muốn theo cái kế trong thư đã nói.
Nói xong, liền trao bức thư của Vệ Ngọc cho Hùng Khởi Thần xem. Hùng Khởi Thần cầm lấy bức thư xem, cúi đầu nín lặng, chưa biết nói thế nào. Hùng vương lại nói:
- Hùng Khởi Thần con ơi! Ta tưởng nàng Văn Cơ theo Định Quốc dẫu được phú quý nhưng trong lòng tất cũng áy náy không yên. Ngày nay con lẻn vào trong thành tìm biểu huynh con là Vệ Ngọc rồi thông tín với nàng Văn Cơ. Lại mượn điều nghĩa cũ tình xưa, cố lừa cho nàng phải đem lòng quyến luyến mà giúp cho mình được nên việc.
Hùng Khởi Thần nghe lời thân phụ nói nét mặt bỗng thấy đỏ bừng mà thưa rằng:
- Thân phụ ơi! Việc ấy năm xưa con đã không thuận, cớ sao ngày nay thân phụ còn bắt con vướng víu làm chi. Con dẫu sao cũng đường đường là một kẻ nam nhi, chẳng lẽ lại dùng kế trêu hoa ghẹo nguyệt.
Hùng vương nghe nói. hầm hầm nổi giận mà rằng:
- Đồ súc sinh kia! lại cưỡng lời cha hay sao! Năm xưa ta cho mày về Vân Nam là cốt muốn vì họ Hùng ta mà giữ gìn dòng dõi mai hậu, không ngờ mày chỉ biết điều hiếu nhỏ mà thành ra lại lưu lạc đến đất Giang Ninh. May gặp cữu phụ đây nghĩ chút tình thân, đem mày về nuôi. Cũng bởi thế mà di lụy đến cữu phụ phải cửa nhà tan nát. Thế thì mày là một đưá bất hiếu bất nghĩa, lại còn dám mở miệng nói những giọng hoang đường. Ngày nay nội ứng nếu không có người thì thành Kim Lăng khó phá vỡ được. Biểu huynh mày là Vệ Ngọc đã bày mưu cho kế ấy, ta há nên bỏ lỡ mất một cơ hội rất hay. Nay mày trái lệnh không chịu đi thì ta quyết dùng quân luật mà nghiêm trị.
Vệ Dũng Bưu vội vàng khuyên bảo Hùng Khởi Thần rằng:
- Hùng công tử ơi! Ngày nay việc quân đang lúc nguy cấp công tử chớ nên câu nệ những điều nhỏ nhặt làm chi!
Hùng Khởi Thần bất đắc dĩ phải xin vâng mệnh. Ngày hôm sau, Hùng vương ra lệnh rút quân. Tướng sĩ trong thành thấy vậy tức khắc vào báo với quan tổng binh tên gọi là Văn Anh. Vân Anh tất tả chạy vào báo với Định Quốc tướng quân. Định Quốc tướng quân nghe nói, trong lòng nghi hoặc, còn đang ngẫm nghĩ chưa biết quyết đoán ra sao. Bỗng thấy viên tri phủ là Bách Toàn vào bảo rằng:
- Dám bẩm tướng quân! Nhân dân trong thành than khan nước và củi đun lắm, đã hai ba lần rối loạn. Nếu tướng quân không cho mở cửa thành ra để gánh nước và kiếm củi thì khó lòng mà giữ cho khỏi sự biến động vậy.
Định Quốc tướng quân nghe nói bất đắc dĩ phải hạ lệnh cho mở cửa thành trong ba ngày rồi lại đóng chặt cửa như cũ. Nhan dân trong thành nghe lệnh ai nấy đều mừng rỡ, lũ lượt kéo nhau ra dể gánh nước và kiếm củi, kẻ đi người lại tấp nập. Hôm nào cũng mở cửa thành mãi cho hết canh ba mới đóng. Kim Lăng là một nơi đô hội, việc buôn bán rất phồn thịnh. Trong nửa năm nay cửa thành đóng chặt, đi lại không được giao thông. Ngày nay bỗng thấy cửa mở, quân ngoài lại rút thì người trong thành tranh nhau kéo ra, không thể ngăn cấm được. Hùng vương chọn các kiện tướng và dũng sĩ ước độ năm trăm người, đều cho cải dạng, theo bốn phía cửa thành lẻn vào trong. Hùng Khởi Thần cũng theo vào mà cải dạng một ông thầy bói. Hùng Khởi Thần vừa đi vừa hỏi thăm đường.Khi đến cửa dinh Định Quốc tướng quân, ngoài cửa có quân canh nghiêm mật, các hàng tướng sĩ đều gươm bạc tuốt trần. Hùng Khởi Thần vẫn tay cầm cái chiêu bài, vừa đi vừa nói lảm nhảm rằng:
- Thầy bói vô danh đây, ngày nay đã đến kỳ hảo vận, tất ta tìm thấy người quen!
Quân sĩ quát mắng mà rằng:
- Anh thầy bói mắt mù kia! Đây là nơi vương phủ, sao nhà ngươi dám đi liều.
Hùng Khởi Thần cười mà đáp rằng:
- Thưa các ngài! Tôi đến đây để tìm ông Vệ Ngọc. Nguyên năm xưa ông ta gặp lúc hoạn nạn, có nhờ tôi bói giúp một quẻ, hẹn rằng khi nào khá giả, sẽ xin trọng thưởng. Bây giờ tôi chỉ tìm ông ta để vay mấy trăm lạng bạc tiêu.
Quân sĩ cười mà bảo rằng:
- À thế ra nhà ngươi định tìm ông Vệ Ngọc phải không? Ông ta vừa mới đi khỏi đó!
Nói chưa dứt lời thì bỗng có một người trỏ mà bảo rằng:
- Kia kìa! Ông Vệ Ngọc đã đến kia!
Hùng Khởi Thần ngẩng đầu trông, quả nhiên thấy một người cưỡi ngựa, diện mạo khôi ngô, thân thể to lớn, thật giống Vệ Dũng Bưu như đúc. Lại thấy một người đón Vệ Ngọc mà bảo rằng:
- Ông Vệ Ngọc ơi! Có ông thầy bói này đang tìm ông để vay mấy trăm lạng bạc! Hắn loanh quanh chờ ông ở đây mãi!
Hùng Khởi Thần khẽ ra hiệu tay và bảo Vệ Ngọc rằng:
- Ông Vệ Ngọc ơi! Ông còn nhớ lời hẹn năm xưa hay không? Ông hẹn tôi cho nghìn lạng bạc, ngày nay tôi chỉ vay ông giăm trăm để tiêu.
Vệ Ngọc biết là Hùng vương sai vào, vội vàng xuống ngựa cầm lấy tay Hùng Khởi Thần mà bảo rằng:
- Ta mong mãi bây giờ mới thấy đây, mau mau theo ta về nhà, rồi ta sẽ y hẹn cho vay nghìn lạng.
Hùng Khởi Thần tức khắc đi theo về nhà Vệ Ngọc. Khi vào tới trong nhà. Vệ Ngọc đuổi hết người nhà ra, đóng chặt cửa lại, Hùng Khởi Thần bỏ cái khăn che xuống, rồi nói:
- Biểu huynh ơi!
Vệ Ngọc mừng rỡ mà rằng:
- Thế ra Hùng công tử đó phải không! Công tử dám mạo hiểm vào đây thì thật là một người can đảm! Nhưng bây giờ định dùng mưu kế chi, công tử hãy nói cho tôi nghe.
Hùng Khởi Thần khẽ rỉ tai nói nhỏ mấy câu. Vệ Ngọc lẩm nhẩm gật đầu mà rằng:
- Nếu vậy thì thật là diệu kế! Nhưng việc này không nên chậm trễ, phải thi hành ngay mới được. Hôm nay trời gần tối, ta nên yên nghỉ sớm rồi sáng mai sẽ cải trang.
Bấy giờ Vệ Ngọc gọi người nhà vào, trỏ Hùng Khởi Thần mà bảo rằng:
- Ông thầy bói đây nguyên là nữ lưu, tức điệt nữ của phu nhân ta ở kinh thành lánh nạn tới đây đó! Vì sợ thân gái dặm trường, đi sao cho tiện, vậy nên phải cải trang nam tử. Đến sáng mai sẽ lại dùng nữ trang vào bái yết nàng Văn Cơ ở trong vương phủ đây.
Vệ Ngọc phu nhân là Liễu thị bước ra, cúi chào Hùng Khởi Thần, mời vào nhà trong, rồi bày tiệc rượu khoản đãi. Trong khi uống rượu, lại có hai công tử ra chào. Vệ Ngọc hỏi thăm đến những tình hình trong khi lưu lạc, Hùng Khởi Thần lại thuật hết đầu đuôi cho nghe. Vệ Ngọc thở dài mà than rằng:
- Đó cũng là lỗi tại nhà ta, khiến công tử chịu bao nhiêu nỗi cực khổ!
Vệ Ngọc lại thuật cho nghe những nông nổi trong khi về tới nhà bị bắt, Hùng Khởi Thần không nghe nói thì thôi, khi đã nghe nói thì càng đứt ruột đau lòng.
Hùng Khởi Thần thở dài mà than rằng:
- Từ di nương ơi! Di nương vì tôi mà phải đâm đầu xuống sông! Hùng Khởi Thần này thật là tài hèn sức mọn, để đến nỗi di lụy đến di nương. Không trách thân phụ ta bảo là đứa bất nghĩa, tưởng cũng không oan. Tôi nghĩ bao nhiêu càng căm tức cho Lã thị thật là một đứa gian ác. Khi bấy giờ dùng những lời thô bỉ mà sỉ mắng tôi, mỉa mai tôi, chẳng kể làm chi, cớ sao lại vu oan cho Từ di nương điều ô nhục. Đợi bao giờ thành Kim Lăng này phá vỡ, tôi sẽ đem Lã thị phân thây trăm mảnh mà tế trước linh sàng Từ di nương!
Hùng Khởi Thần nói đến đấy thì cau mày nghiến răng tỏ ra ý giận. Liễu thị lại đem bức thư tìm được ở trong mình Từ di nương từ khi vớt thi thể ở dưới sông lên, trao cho Hùng Khởi Thần xem, Liểu thị nói:
- Hùng công tử ơi! Công tử xem bức thư này thì thật khôn cầm giọt lệ.
Hùng Khởi Thần vừa xem vừa ứa nước mắt khóc. Khi xem xong, trong lòng thương xót lại thở dài mà rằng:
- Từ di nương ơi! Ơn sâu của di nương đã cứu sống Hùng Khởi Thần này sự báo đền đành để kiếp sau vậy.
Hùng Khởi Thần nghĩ rầu cả ruột, không ăn được cơm, rồi đứng dậy đi vào phòng ngủ. Khi vào trong phòng, Hùng Khởi Thần chỉ vật mình khóc lóc, rồi lại ôm gối thở dài. Hùng Khởi Thần lẩm nhẩm một mình rằng:
- Khi ta gặp nàng Văn Cơ thì biết xử trí ra thế nào! Ta chắc rằng nàng thế nào cũng lại đem những lời dâm đãng mà cợt ghẹo ta, bấy giờ ta biết gỡ làm sao cho thoát. Cứ như lời thân phụ ta nói thì định bắt ta phải dan díu với nàng. Đã đành rằng một là vì nước nhà, hai là vì cữu phụ, nhưng nông nỗi này ta biết tính làm sao. Âu là ta cự tuyệt đứa dâm đãng kia để khỏi phụ lòng trinh tiết của Phi Loan quận chúa vậy.
Hùng Khởi Thần nghĩ vậy, lại hăng hái bội phần. Sáng hôm sau, hai vợ chồng Vệ Ngọc đem quần áo đàn bà vào cho Hùng Khởi Thần mặc, lại dùng đồ nữ trang để tô điểm, trông rõ ra một bậc tiểu thư đắm nguyệt ngây hoa. Vệ Ngọc khen ngợi mà rằng:
- Nhan sắc khuynh thành này, dẫu có nghìn vàng cũng khó lòng mà mua được!
Hùng Khởi Thần thở dài mà thưa rằng:
- Làm thân nam tử mà phải cải dạng nữ trang thì tự nghĩ càng thêm hỗ thẹn.
Khi ăn lót dạ xong, Vệ Ngọc sai người sắp sẵn một chiếc kiệu hoa đưa Hùng Khởi Thần vào chốn vương phủ. Vệ Ngọc vào trước bẩm với Định Quốc tướng quân rằng:
- Dám bẩm tướng quân! Tôi có người biểu muội xin vào bái kiến Văn Cơ phu nhân!
Định Quốc tướng quân gật đầu cho vào. Vệ Ngọc tức khắc đưa Hùng Khởi Thần vào nhà trong. Nàng Văn Cơ hỏi rằng:
- Người con gái nhà ai mà nhan sắc đẹp như thế kia?
Vệ Ngọc cười mà bảo rằng:
- Em quên rồi à! Đây là người mà trong lòng lòng em hàng ngày vẫn thường nghĩ đến đó! Cách biệt trong bao lâu nay, bây giờ mới lại tới đây! Em thử nghĩ kỹ xem là ai nào!
Nàng Văn Cơ kinh ngạc, bước gần đến trước mặt, cầm lấy tay mà nhìn rồi nói:
- Trời ơi! Biểu muội đấy à! Ở đâu mà lại tới đây! Âu là ta cùng vào trong phòng nói chuyện.
Nói xong, liền dắt Hùng Khởi Thần vào trong phòng. Vệ Ngọc lui ra, nàng Văn Cơ tha hầu cho các tỳ nữ. Bấy giờ lại gặp Lã di nương bị bệnh không đến đấy, thành ra vắng vẻ chẳng có ai cả.
Hùng Khởi Thần cười mà bào Văn Cơ rằng:
- Tiểu thư ngày nay còn nhận được tôi à!
Nàng Văn Cơ nói:
- Khi nào tôi lại quên! Một chàng công tử phụ nghĩa bạc tình kia, dẫu đã chết rồi đem thiêu ra tro, tôi cũng vẫn còn nhận được. Nhưng tôi xin hỏi, công tử đã phụ nghĩa bạc tình thì bây giờ còn đến đây làm chi.
Hùng Khởi Thần nói:
- Năm trước tôi nương thân ở nhà tiểu thư, cảm thâm tình của tiểu thư đã đối với tôi, cho nên từ bấy đến nay tôi vẫn không thể quên được.
Nàng Văn Cơ nói:
- Thôi! Tôi cũng xin cám ơn công tử! Nếu công tử có nghĩ đến thâm tình của tôi thì năm xưa đã không giẫy tôi phải té nhào xuống đất.
Bấy giờ Hùng Khởi Thần không biết làm thế nào cho được, phải giả cách ôn tồn ghé ngồi lại gần mà bảo rằng:
- Tiểu thư ơi! Năm xưa vì sao mà tôi phải cự tuyệt, tưởng tiểu thư cũng lượng tình cho tôi. Ngày nay tôi đến đây là cốt để báo ơn tiểu thư đó!
Nàng Văn Cơ cười mà đáp lại rằng:
- Nay tôi đã được vinh hoa phú quý, cần chi phải mong công tử báo ơn.
Hùng Khởi Thần lại khẽ ghé tai thỏ thẻ mà nói nhỏ rằng:
- Tiểu thư ơi! Ngày nay tiểu thư dẫu được vinh hoa phú quý, nhưng nào ai có lòng yêu hương tiếc ngọc, tôi chỉ sợ tiểu thư không quên được tình người cũ mà thôi.
Nàng Văn Cơ nghe nói, nét mặt đỏ bừng, khẽ lừ hai con mắt rồi thở dài một tiếng mà rằng:
- Chẳng qua di nương tôi làm hại tôi, khiến tôi phải thất thân với đứa thô bỉ này! Mỗi không chung gối loan phòng thì hơi rượu sặc sụa, mật ngoài cười gượng mà trong lòng khóc thầm vậy. Từ khi tôi gặp công tử, vẫn tưởng rằng duyên trời đưa lại, hai sẽ sẽ được cùng nhau sum họp một nhà, không ngờ công tử phụ nghĩa bạc tình, khiến cho tôi uổng phí một đời xuân xanh, sa vào nơi khổ hải này, năm nay đã ngoài ba mươi tuổi. Câu thơ đắn đo, biết cùng ai đọc, tiếng đàn ngơ ngẩn, gảy để ai nghe. Dự đau đớn ấy công tử khó lòng mà hiểu cho thấu! Bây giờ công tử bảo định đến đây để trả ơn tôi, chẳng hay cách trả ơn thế nào, xin công tử nói cho tôi được biết.
Hùng Khởi Thần cười mà đáp rằng:
- Tiểu thư ơi! Số là đại binh ngày nay sắp phá vỡ thành Kim Lăng, tôi thì nghĩ thân tình của tiểu thư đối với tôi năm xưa, sợ khi “Ngọc đá đều cháy”, cho nên phải bẩm với thân phụ và cữu phụ mà lẻn vào đây để báo cho tiểu thư biết. Tiểu thư nên mau mau theo tôi đi trốn thì tính mệnh họa may mới toàn.
Nàng Văn Cơ run sợ cầm cập rồi hỏi rằng:
- Tôi nghe tin đại quân ở ngoài thành đã rút, cớ sao công tử lại nói như thế?
Nói chưa dứt lời thì bỗng nghe tiếng súng nổ, vang động trời đất. Các tỳ nữ vào báo rằng:
- Dám bẩm phu nhân! Đại binh lại đến đánh thành, lần này đánh rất dữ dội. Chúng bắc thang định trèo qua thành mà vào. Vương gia đã sai quan tri phủ Bách Toàn nghiêm tra những quân gian tế đã lẻn vào thành. Hiện nay ông Vệ Ngọc phải phòng giữ trong phủ, mà vương gia thì tự đem quân đi tuần tiễu mặt ngoài.
Nàng Văn Cơ nghe nói, tưởng chừng như sét đánh ngang đầu. Nét mặt tái mét, chẳng còn hột máu, vội vàng nắm lấy áo Hùng Khởi Thần mà bảo rằng:
- Hùng công tử ơi! Công tử nên nghĩ cách mà cứu lấy tôi.
Hùng Khởi Thần nói:
- Không sợ!Bây giờ ta phải lừa đứa phản nghịch kia mới được! Tiểu thư cứ lập kế lừa cho nó uống rượu thật say thì sau này cũng chẳng lo gì không được vinh hoa phú quý.
Nàng Văn Cơ nói:
- Bây giờ muốn lừa nó thì làm thế nào?
Hùng Khởi Thần cười mà đáp rằng:
- Tiểu thư lại dùng những lời âu yếm lả lơi mà nói với nó, khiến nó phải xiêu lòng.
Nàng Văn Cơ vừa cười vừa nói:
- Ừ! Phải đấy!
Bấy giờ nàng Văn Cơ truyền các nữ tỳ dọn cơm cùng ngồi ăn với Hùng Khởi Thần. Lại trỏ Hùng Khởi Thần mà bảo các nữ tỳ rằng:
- Tiểu thư đây là biểu muội của ta, đấy đây để chờ bái kiến vương gia đó.
Độ hết canh một đêm hôm ấy, có tin báo rằng Định Quốc tướng quân đã trở về phủ. Nàng Văn Cơ vội vàng sai nữ tỳ chạy ra mời vào tư thất để nói chuyện. Khi Định Quốc tướng quân tới nơi, mình mặc áo giáp, phía vai bên hữu vẫn còn buộc thuốc, nàng Văn Cơ chạy đến gần lấy tay vuốt ve, rồi mời vào phòng. Nàng Văn Cơ nói:
- Tướng quân ơi! Cái vai này thuốc chữa đã hơn một tháng mà vẫn chưa khỏi à? Thiếp đêm ngày mong nhớ không biết dường nào, vậy phải sai mời tướng quân vào để nói chuyện một chút.
Định Quốc tướng quân nói:
- Phiền lòng phu nhân quá! Ta bị thương không dám gần nữ sắc, nay nghe phu nhân cho gọi, vội lật đật vào đây, nhưng ta tất phải ra ngoài ngay. Phu nhân ơi! Quân giặc lại kéo đến chân thành thì ngủ yên sao được, âu là để đến hôm khác ta sẽ xin vào bồi tiếp phu nhân.
Nàng Văn Cơ giơ cánh tay ngọc ngà ra, nắm lấy Định Quốc tướng quân mà bảo rằng:
- Thiếp đã sửa soạn một bàn tiệc rượu đây, tướng quân hãy nán ngồi uống cạn mấy chén!
Định Quốc tướng quân thấy nàng Văn Cơ mặt hoa hớn hở, mày liễu nở nang, không thể cầm lòng cho được, bất đắc dĩ phải kéo ghế ngồi vào uống rượu. Nàng Văn Cơ tay rót miệng mời, mỉm cười mà bảo Định Quốc tướng quân rằng:
- Tướng quân ơi! Thiếp cùng tướng quân kết tóc se tơ trong bấy nhiêu năm trời, bể ái nguồn ân, chưa hề một ngày nào xa cách. Từ khi tướng quân bị thương, phải ngủ riêng phòng để chữa thốc, thời gian thấm thoát, bỗng chốc đã một tháng nay. Ngày nay thương tích đã gần khỏi rồi, tướng quân nên ở đây để thiếp được hầu hạ. Chẳng lẽ vợ chồng đầu gối tay ấp, lại không cùng nhau chia dự đau đớn hay sao! Thiếp e vị tất đã phải vì chữa thuốc, hoặc giả tướng quân còn chút đèo bồng chi đây. Thôi đừng bưng bít miệng bình, có thể nào nên mau mau thú thực!
Nàng Văn Cơ nói xong lại giả cách giận dỗi mà rằng:
- Những lời năm xưa chỉ non thề biển, không ngờ một sớm bỏ đi!
Định Quốc tướng quân thấy vậy luống cuống, vội vàng dịch lại bên cạnh mà dỗ bảo:
- Phu nhân ơi! Phu nhân chớ lấy tôi làm lạ! Phu nhân nên biết cho rằng trong nửa năm nay lòng ta thật rối như mớ bòng bong. Naò cha già phải giam, nào em ruột bị giết chết. Thành Kim Lăng ngày nay có đại binh đến đánh, ta vẫn tự chắc rằng võ nghệ vô địch, sức này chưa dễ làm gì được nhau! Nào ngờ Hùng Hiệu cũng là tay dũng lực, ta ra đánh một trận, liền bị trọng thương. Chỗ thương tích này chữa mãi chưa lành miệng, cho nên ta phải kiêng nữ sắc, chứ thực không dám lòng chim dạ cá, đa mang gì.
Nàng Văn Cơ nói:
- Ai bảo không được kiêng nữ sắc!
Định Quốc tướng quân nói:
- Bởi vậy ta cần phải ngủ riêng phòng!
Nàng Văn Cơ nói:
- Cứ phải ngủ riêng phòng mới được hay sao!
Định Quốc tướng quân cười mà bảo rằng:
- Nhưng nếu chung gối loan phòng thì nể lòng có dễ cầm lòng cho đang.
Nói xong, lại cười khanh khách. Nàng Văn Cơ cứ rót rượu mãi, Định Quốc tướng quân có ý nghi ngờ, mới dừng ly rượu không uống vội mà hỏi nàng rằng:
- Phu nhân ơi! Phu nhân làm bạn cùng ta trong bấy nhiêu năm, ta chưa thấy bao giờ phu nhân lại tươi cười hớn hở như hôm nay vậy. Chẳng hay hôm nay vì cớ chi mà phu nhân cứ đem lòng luyến ái, cố bắt ta phải ngủ lại đây.
Nàng Văn Cơ tủm tỉm cười mà đáp rằng:
- Số là đêm qua thiếp có một giấc mộng rất lạ! Mộng thấy tướng quân mọc cánh bay lên trên không, thế thì kết quả là cái triệu sắp làm thiên tử. Tướng quân làm thiên tử thì ngôi chánh cung hoàng hậu kia hẳn phải đến thần thiếp.
Định Quốc tướng quân nghe nói bằng lòng lại cả cười mà rằng:
- Đa tạ những lời vàng ngọc của phu nhân.
Vừa nói lại vừa cầm ly rượu uống. Khi rượu đã say, có ý buồn ngủ. các nữ tỳ xúm lại tháo mũ và cởi áo giáp ra. Nàng Văn Cơ cũng lấy tay xoa chỗ vai bị thương, rồi đỡ nằm xuống giường. Định Quốc tướng quân đặt mình xuống giường tức khắc ngủ ngay. Nàng Văn Cơ truyền các nữ tỳ triệt chiếu rượu ra, rồi đem ra ngoài cùng nhau ăn uống. Khi các nữ tỳ ra hết rồi, nàng Văn Cơ quay vào gọi Hùng Khởi Thần mà khẽ rỉ tai bảo rằng:
- Định Quốc say rượu ngủ yên rồi! Bây giờ công tử làm thế nào mà giết được nó.
Hùng Khởi Thần rón rén đến cạnh giường Định Quốc tướng quân nằm, khẽ vén màn dòm thì thấy hắn mặt đen mắt trợn, miệng thở hồng hộc như trâu rống. Hùng Khởi Thần lặng nghe mặt ngoài lại có tiếng súng nổ, bấy giờ canh ba đã điểm, chắc là bọn Trương Vĩnh đều khởi sự rồi. Hùng Khởi Thần mắm môi nghiến lợi, giơ tay rút rút thanh bảo kiếm treo ở trên tường, định đâm cho Định Quốc tướng quân một nhát. Hùng Khởi Thần tay cầm thanh kiếm, lúc đầu vẫn còn run lẩy bẩy, nhưng trong khi khẩn cấp, nếu không làm gấp thì sợ có người đến chăng, bất đắc dĩ phải hạ thủ. Định Quốc tướng quân bị mũi kiếm đâm thẳng giữa bụng, kêu to một tiếng, rồi ngã lăn xuống đất, máu chảy đầm đìa. Bấy giờ Định Quốc tướng quân vật mình giãy lộn trong hồi lâu rồi rống lên mấy tiếng. Nàng Văn Cơ thì chẳng còn hồn vía nào, cứ chạy quanh ở trong phòng, mồ hôi như tắm. Hùng Khởi Thần đứng xa trông thấy Định Quốc tướng quân nằm yên, bấy giờ mới rón rén đến cạnh. Vệ Ngọc ở bên ngoài cầm dao tiến vào, cắt lấy thủ cấp. Vệ Ngọc gọi nàng Văn Cơ mà bảo rằng:
- Em nên mau mau theo Hùng công tử chạy trốn.
Vệ Ngọc lại sai người đi bắt Lã thị. Mặt ngoài thì đại binh Hùng vương đã tiến vào trong thành, các quan văn võ trong thành bấy giờ đều bị nã tróc. Hùng vương tức khắc hạ lệnh treo bảng an dân, nghiêm cấm quân dĩ không được nhũng nhiễu, lại ghi công các tướng sĩ vào trong sổ. Còn Lã thị và nàng Văn Cơ thì giao cho Vệ Dũng Bưu đem về quê nhà, tế Từ di nương một tuần, khiến oan hồn khỏi ngậm ngùi ở nơi chín suối. Hùng Khởi Thần nói với Hùng vương rằng:
- Thân phụ ơi! Xin thân phụ cho con theo đi, để trước là đối chất cùng Lã thị, sau là gọi chút lòng thành về đấy để kính viếng Từ di nương vậy.
- Vương gia thật là một bậc thiên uy thần lực! Chúng ta chắc chẳng bao lâu nữa mà phá vỡ được thành Kim Lăng.
Hùng vương nói:
- Có đâu dễ được như thế! Thành Kim Lăng này cao lớn và bền chặt lắm. Vả trong thành lương thảo súc tích rất nhiều, có thể ăn đủ trong mười năm. Nếu quân giặc cứ đóng cửa thành dùng cách cố thủ thì ta cũng khó làm thế nào mà phá cho được. Ta ở đây lâu ngày, lương hết quân mệt. Khi nào quân ta rút về thì quân giặc lại kéo ra mà chiếm đoạt Chiết Giang. Ta bỏ Chiết Giang tức là mất của thiên hạ vậy. Huống chi ta xem tướng sĩ của quân giặc, ai nấy đều hết lòng vì chủ, thế thì vây cánh nó đã cường thịnh, khó lòng thành công được trừ phi có người nội ứng. Ngày nay mới thắng trận lần đầu cũng chưa lấy làm mừng rỡ.
Nói xong, truyền các tướng sĩ phải canh thủ rất cẩn mật. Hùng vương ghi công các tướng sĩ và cho uống rượu. Ngày hôm sau, lại sai tướng tiên phong đem quân đến ngoài thành khiêu chiến. Khi tới cửa thành thì đã thấy treo cao một cái biển “Miễn chiến”. Tha hồ cho mặt ngoài sỉ mắng, cửa thành cứ đóng chặt, im lặng không thấy tiếng người. Thời gian thấm thoát, đã hết một tháng mà trong thành vẫn không chịu đem quân ra giao chiến. Hùng vương càng nghĩ càng căm tức, không biết làm thế nào. Đã nhiều lần đem quân tới chân thành nhưng ngặt vì mặt thành cao ngất, không thể vượt qua được.
Một đêm Hùng vương ngồi ở trong quân, mở binh thư ra xem, vừa xem vừa nghĩ thầm: “Ngày nay ta biết dùng mưu kế chi mà phá vỡ được Kim Lăng? Muốn phá vỡ được Kim Lăng, tất phải dùng người nội ứng, mà người nội ứng thì làm thế nào vào được trong thành.” Bấy giờ đã sang canh hai. Hùng vương đang cau mày ngẫm nghĩ, bỗng thấy quân báo rằng:
- Dám bẩm vương gia! Quan nguyên soái là Vệ Dũng Bưu xin vào bẩm có việc khẩn cấp.
Hùng vương nói:
- Nhà ngươi ra mời vào đây!
Khi Vệ Dũng Bưu vào tới nơi, Hùng vương đứng dậy cúi chào rồi hỏi rằng:
- Chẳng hay có việc chi khẩn cấp, xin quan nguyên soái nói cho tôi nghe.
Vệ Dũng Bưu đệ trình một phong thư rồi nói:
- Dám bẩm vương gia! Vừa rồi tôi đi tuần, có nhặt được một phong thư buộc vào mũi tên bắn ra, tôi không dám tự tiện mở xem, vậy phải tức khắc đem về đây để vương gia xét đoán.
Hùng vương vội vàng cầm lấy phong thư rồi mở ra xem. Phong thư mấy lần gói thật kỹ. Khi mở hết mấy lần bọc ngoài thì thấy có đề một câu rằng:
“Đứa con bất hiếu là Vệ Ngọc đệ trình thân phụ đại nhân khai khán”.
Hùng vương kinh ngạc mà nói với Vệ Dũng Bưu rằng:
- Đấy là lá thư của lệnh lang gửi cho quan nguyên soái đó. Quan nguyên soái nên mở xem.
Vệ Dũng Bưu nói:
- Trong quân không có phép được gởi thư riêng, vậy vương gia cứ mở xem là phải.
Hùng vương mở xem, bức thư như sau này:
“Con là Vệ Ngọc có lời kính trình để thân phụ biết rõ.
Nhà ta chẳng may gặp phải sự tai biến này. Em gái của con là Văn Cơ bị Định Quốc bày mưu lập kế bắt đem về làm vợ. Con cũng chịu hắn lục dụng, cho nên gia quyến mới được an toàn. Từ khi hắn nghe tin thân phụ làm nguyên soái đem quân đến đánh thì tức khắc cách chức, không dùng con nữa. Hắn thắng luôn mấy trận có ý kiêu căng, chỉ say đắm tửu sắc, không nghĩ đến chính sự, quân dân đều sinh lòng oán giận.
Vừa rồi ra đối địch với Hùng vương một trận thì vai bên hữu bị trọng thương, chữa thuốc mãi chưa khỏi. Ngày nay bệnh tình càng dữ dội, thành ra kỷ luật không được nghiêm minh. Con thông nhau với quan giữ thành mới buộc được phong thư này vào mũi tên mà vắn ra để kính trình thân phụ. Xin thân phụ bẩm với Hùng vương hãy lập kế giả cách nói là có thánh chỉ truyền rút quân về.
Khi Hùng vương rút quân về thì trong thành tất mở cửa cho người ra kiếm củi, bấy giờ sẽ sai người thân tín lẻn cửa thành tiến vào. Đã có con ở trong làm nội ứng thì tất nên việc. Mấy lời tâm phúc, xin thân phụ lượng xét cho.”
Hùng vương xem xong, có ý mừng rỡ liền cầm bức thư trao cho Vệ Dũng Bưu. Vệ Dũng Bưu xem hết bức thư thì thở dài một tiếng thật to mà rằng:
- Trời ơi! Đất ơi! Vệ Dũng Bưu này có tội tình gì mà đến nỗi gặp phải tai biến này! Nay con tôi đã nói như thế thì vương gia nên mau mau trù liệu việc rút quân.
Hùng vương chưa kịp trả lời thì bỗng thấy quân dĩ ở ngoài thành chạy vào bẩm rằng:
- Dám bẩm vương gia! Có Hùng Khởi Thần quốc cữu phụng mệnh đi truyền hịch Tam Giang nay đã về phúc mệnh.
Hùng vương truyền cho vào. Hùng Khởi Thần bái yết thân phụ và cữu phụ là Vệ Dũng Bưu, bẩm bạch về việc đi truyền hịch Tam Giang, các địa phương quan đều xin một lòng tuân mệnh. Hùng vương ngẫm nghĩ hồi lâu rồi gọi Hùng Khởi Thần đến trước mặt mà bảo rằng:
- Con hãy xem bức thư này. Ngày nay ta muốn theo cái kế trong thư đã nói.
Nói xong, liền trao bức thư của Vệ Ngọc cho Hùng Khởi Thần xem. Hùng Khởi Thần cầm lấy bức thư xem, cúi đầu nín lặng, chưa biết nói thế nào. Hùng vương lại nói:
- Hùng Khởi Thần con ơi! Ta tưởng nàng Văn Cơ theo Định Quốc dẫu được phú quý nhưng trong lòng tất cũng áy náy không yên. Ngày nay con lẻn vào trong thành tìm biểu huynh con là Vệ Ngọc rồi thông tín với nàng Văn Cơ. Lại mượn điều nghĩa cũ tình xưa, cố lừa cho nàng phải đem lòng quyến luyến mà giúp cho mình được nên việc.
Hùng Khởi Thần nghe lời thân phụ nói nét mặt bỗng thấy đỏ bừng mà thưa rằng:
- Thân phụ ơi! Việc ấy năm xưa con đã không thuận, cớ sao ngày nay thân phụ còn bắt con vướng víu làm chi. Con dẫu sao cũng đường đường là một kẻ nam nhi, chẳng lẽ lại dùng kế trêu hoa ghẹo nguyệt.
Hùng vương nghe nói. hầm hầm nổi giận mà rằng:
- Đồ súc sinh kia! lại cưỡng lời cha hay sao! Năm xưa ta cho mày về Vân Nam là cốt muốn vì họ Hùng ta mà giữ gìn dòng dõi mai hậu, không ngờ mày chỉ biết điều hiếu nhỏ mà thành ra lại lưu lạc đến đất Giang Ninh. May gặp cữu phụ đây nghĩ chút tình thân, đem mày về nuôi. Cũng bởi thế mà di lụy đến cữu phụ phải cửa nhà tan nát. Thế thì mày là một đưá bất hiếu bất nghĩa, lại còn dám mở miệng nói những giọng hoang đường. Ngày nay nội ứng nếu không có người thì thành Kim Lăng khó phá vỡ được. Biểu huynh mày là Vệ Ngọc đã bày mưu cho kế ấy, ta há nên bỏ lỡ mất một cơ hội rất hay. Nay mày trái lệnh không chịu đi thì ta quyết dùng quân luật mà nghiêm trị.
Vệ Dũng Bưu vội vàng khuyên bảo Hùng Khởi Thần rằng:
- Hùng công tử ơi! Ngày nay việc quân đang lúc nguy cấp công tử chớ nên câu nệ những điều nhỏ nhặt làm chi!
Hùng Khởi Thần bất đắc dĩ phải xin vâng mệnh. Ngày hôm sau, Hùng vương ra lệnh rút quân. Tướng sĩ trong thành thấy vậy tức khắc vào báo với quan tổng binh tên gọi là Văn Anh. Vân Anh tất tả chạy vào báo với Định Quốc tướng quân. Định Quốc tướng quân nghe nói, trong lòng nghi hoặc, còn đang ngẫm nghĩ chưa biết quyết đoán ra sao. Bỗng thấy viên tri phủ là Bách Toàn vào bảo rằng:
- Dám bẩm tướng quân! Nhân dân trong thành than khan nước và củi đun lắm, đã hai ba lần rối loạn. Nếu tướng quân không cho mở cửa thành ra để gánh nước và kiếm củi thì khó lòng mà giữ cho khỏi sự biến động vậy.
Định Quốc tướng quân nghe nói bất đắc dĩ phải hạ lệnh cho mở cửa thành trong ba ngày rồi lại đóng chặt cửa như cũ. Nhan dân trong thành nghe lệnh ai nấy đều mừng rỡ, lũ lượt kéo nhau ra dể gánh nước và kiếm củi, kẻ đi người lại tấp nập. Hôm nào cũng mở cửa thành mãi cho hết canh ba mới đóng. Kim Lăng là một nơi đô hội, việc buôn bán rất phồn thịnh. Trong nửa năm nay cửa thành đóng chặt, đi lại không được giao thông. Ngày nay bỗng thấy cửa mở, quân ngoài lại rút thì người trong thành tranh nhau kéo ra, không thể ngăn cấm được. Hùng vương chọn các kiện tướng và dũng sĩ ước độ năm trăm người, đều cho cải dạng, theo bốn phía cửa thành lẻn vào trong. Hùng Khởi Thần cũng theo vào mà cải dạng một ông thầy bói. Hùng Khởi Thần vừa đi vừa hỏi thăm đường.Khi đến cửa dinh Định Quốc tướng quân, ngoài cửa có quân canh nghiêm mật, các hàng tướng sĩ đều gươm bạc tuốt trần. Hùng Khởi Thần vẫn tay cầm cái chiêu bài, vừa đi vừa nói lảm nhảm rằng:
- Thầy bói vô danh đây, ngày nay đã đến kỳ hảo vận, tất ta tìm thấy người quen!
Quân sĩ quát mắng mà rằng:
- Anh thầy bói mắt mù kia! Đây là nơi vương phủ, sao nhà ngươi dám đi liều.
Hùng Khởi Thần cười mà đáp rằng:
- Thưa các ngài! Tôi đến đây để tìm ông Vệ Ngọc. Nguyên năm xưa ông ta gặp lúc hoạn nạn, có nhờ tôi bói giúp một quẻ, hẹn rằng khi nào khá giả, sẽ xin trọng thưởng. Bây giờ tôi chỉ tìm ông ta để vay mấy trăm lạng bạc tiêu.
Quân sĩ cười mà bảo rằng:
- À thế ra nhà ngươi định tìm ông Vệ Ngọc phải không? Ông ta vừa mới đi khỏi đó!
Nói chưa dứt lời thì bỗng có một người trỏ mà bảo rằng:
- Kia kìa! Ông Vệ Ngọc đã đến kia!
Hùng Khởi Thần ngẩng đầu trông, quả nhiên thấy một người cưỡi ngựa, diện mạo khôi ngô, thân thể to lớn, thật giống Vệ Dũng Bưu như đúc. Lại thấy một người đón Vệ Ngọc mà bảo rằng:
- Ông Vệ Ngọc ơi! Có ông thầy bói này đang tìm ông để vay mấy trăm lạng bạc! Hắn loanh quanh chờ ông ở đây mãi!
Hùng Khởi Thần khẽ ra hiệu tay và bảo Vệ Ngọc rằng:
- Ông Vệ Ngọc ơi! Ông còn nhớ lời hẹn năm xưa hay không? Ông hẹn tôi cho nghìn lạng bạc, ngày nay tôi chỉ vay ông giăm trăm để tiêu.
Vệ Ngọc biết là Hùng vương sai vào, vội vàng xuống ngựa cầm lấy tay Hùng Khởi Thần mà bảo rằng:
- Ta mong mãi bây giờ mới thấy đây, mau mau theo ta về nhà, rồi ta sẽ y hẹn cho vay nghìn lạng.
Hùng Khởi Thần tức khắc đi theo về nhà Vệ Ngọc. Khi vào tới trong nhà. Vệ Ngọc đuổi hết người nhà ra, đóng chặt cửa lại, Hùng Khởi Thần bỏ cái khăn che xuống, rồi nói:
- Biểu huynh ơi!
Vệ Ngọc mừng rỡ mà rằng:
- Thế ra Hùng công tử đó phải không! Công tử dám mạo hiểm vào đây thì thật là một người can đảm! Nhưng bây giờ định dùng mưu kế chi, công tử hãy nói cho tôi nghe.
Hùng Khởi Thần khẽ rỉ tai nói nhỏ mấy câu. Vệ Ngọc lẩm nhẩm gật đầu mà rằng:
- Nếu vậy thì thật là diệu kế! Nhưng việc này không nên chậm trễ, phải thi hành ngay mới được. Hôm nay trời gần tối, ta nên yên nghỉ sớm rồi sáng mai sẽ cải trang.
Bấy giờ Vệ Ngọc gọi người nhà vào, trỏ Hùng Khởi Thần mà bảo rằng:
- Ông thầy bói đây nguyên là nữ lưu, tức điệt nữ của phu nhân ta ở kinh thành lánh nạn tới đây đó! Vì sợ thân gái dặm trường, đi sao cho tiện, vậy nên phải cải trang nam tử. Đến sáng mai sẽ lại dùng nữ trang vào bái yết nàng Văn Cơ ở trong vương phủ đây.
Vệ Ngọc phu nhân là Liễu thị bước ra, cúi chào Hùng Khởi Thần, mời vào nhà trong, rồi bày tiệc rượu khoản đãi. Trong khi uống rượu, lại có hai công tử ra chào. Vệ Ngọc hỏi thăm đến những tình hình trong khi lưu lạc, Hùng Khởi Thần lại thuật hết đầu đuôi cho nghe. Vệ Ngọc thở dài mà than rằng:
- Đó cũng là lỗi tại nhà ta, khiến công tử chịu bao nhiêu nỗi cực khổ!
Vệ Ngọc lại thuật cho nghe những nông nổi trong khi về tới nhà bị bắt, Hùng Khởi Thần không nghe nói thì thôi, khi đã nghe nói thì càng đứt ruột đau lòng.
Hùng Khởi Thần thở dài mà than rằng:
- Từ di nương ơi! Di nương vì tôi mà phải đâm đầu xuống sông! Hùng Khởi Thần này thật là tài hèn sức mọn, để đến nỗi di lụy đến di nương. Không trách thân phụ ta bảo là đứa bất nghĩa, tưởng cũng không oan. Tôi nghĩ bao nhiêu càng căm tức cho Lã thị thật là một đứa gian ác. Khi bấy giờ dùng những lời thô bỉ mà sỉ mắng tôi, mỉa mai tôi, chẳng kể làm chi, cớ sao lại vu oan cho Từ di nương điều ô nhục. Đợi bao giờ thành Kim Lăng này phá vỡ, tôi sẽ đem Lã thị phân thây trăm mảnh mà tế trước linh sàng Từ di nương!
Hùng Khởi Thần nói đến đấy thì cau mày nghiến răng tỏ ra ý giận. Liễu thị lại đem bức thư tìm được ở trong mình Từ di nương từ khi vớt thi thể ở dưới sông lên, trao cho Hùng Khởi Thần xem, Liểu thị nói:
- Hùng công tử ơi! Công tử xem bức thư này thì thật khôn cầm giọt lệ.
Hùng Khởi Thần vừa xem vừa ứa nước mắt khóc. Khi xem xong, trong lòng thương xót lại thở dài mà rằng:
- Từ di nương ơi! Ơn sâu của di nương đã cứu sống Hùng Khởi Thần này sự báo đền đành để kiếp sau vậy.
Hùng Khởi Thần nghĩ rầu cả ruột, không ăn được cơm, rồi đứng dậy đi vào phòng ngủ. Khi vào trong phòng, Hùng Khởi Thần chỉ vật mình khóc lóc, rồi lại ôm gối thở dài. Hùng Khởi Thần lẩm nhẩm một mình rằng:
- Khi ta gặp nàng Văn Cơ thì biết xử trí ra thế nào! Ta chắc rằng nàng thế nào cũng lại đem những lời dâm đãng mà cợt ghẹo ta, bấy giờ ta biết gỡ làm sao cho thoát. Cứ như lời thân phụ ta nói thì định bắt ta phải dan díu với nàng. Đã đành rằng một là vì nước nhà, hai là vì cữu phụ, nhưng nông nỗi này ta biết tính làm sao. Âu là ta cự tuyệt đứa dâm đãng kia để khỏi phụ lòng trinh tiết của Phi Loan quận chúa vậy.
Hùng Khởi Thần nghĩ vậy, lại hăng hái bội phần. Sáng hôm sau, hai vợ chồng Vệ Ngọc đem quần áo đàn bà vào cho Hùng Khởi Thần mặc, lại dùng đồ nữ trang để tô điểm, trông rõ ra một bậc tiểu thư đắm nguyệt ngây hoa. Vệ Ngọc khen ngợi mà rằng:
- Nhan sắc khuynh thành này, dẫu có nghìn vàng cũng khó lòng mà mua được!
Hùng Khởi Thần thở dài mà thưa rằng:
- Làm thân nam tử mà phải cải dạng nữ trang thì tự nghĩ càng thêm hỗ thẹn.
Khi ăn lót dạ xong, Vệ Ngọc sai người sắp sẵn một chiếc kiệu hoa đưa Hùng Khởi Thần vào chốn vương phủ. Vệ Ngọc vào trước bẩm với Định Quốc tướng quân rằng:
- Dám bẩm tướng quân! Tôi có người biểu muội xin vào bái kiến Văn Cơ phu nhân!
Định Quốc tướng quân gật đầu cho vào. Vệ Ngọc tức khắc đưa Hùng Khởi Thần vào nhà trong. Nàng Văn Cơ hỏi rằng:
- Người con gái nhà ai mà nhan sắc đẹp như thế kia?
Vệ Ngọc cười mà bảo rằng:
- Em quên rồi à! Đây là người mà trong lòng lòng em hàng ngày vẫn thường nghĩ đến đó! Cách biệt trong bao lâu nay, bây giờ mới lại tới đây! Em thử nghĩ kỹ xem là ai nào!
Nàng Văn Cơ kinh ngạc, bước gần đến trước mặt, cầm lấy tay mà nhìn rồi nói:
- Trời ơi! Biểu muội đấy à! Ở đâu mà lại tới đây! Âu là ta cùng vào trong phòng nói chuyện.
Nói xong, liền dắt Hùng Khởi Thần vào trong phòng. Vệ Ngọc lui ra, nàng Văn Cơ tha hầu cho các tỳ nữ. Bấy giờ lại gặp Lã di nương bị bệnh không đến đấy, thành ra vắng vẻ chẳng có ai cả.
Hùng Khởi Thần cười mà bào Văn Cơ rằng:
- Tiểu thư ngày nay còn nhận được tôi à!
Nàng Văn Cơ nói:
- Khi nào tôi lại quên! Một chàng công tử phụ nghĩa bạc tình kia, dẫu đã chết rồi đem thiêu ra tro, tôi cũng vẫn còn nhận được. Nhưng tôi xin hỏi, công tử đã phụ nghĩa bạc tình thì bây giờ còn đến đây làm chi.
Hùng Khởi Thần nói:
- Năm trước tôi nương thân ở nhà tiểu thư, cảm thâm tình của tiểu thư đã đối với tôi, cho nên từ bấy đến nay tôi vẫn không thể quên được.
Nàng Văn Cơ nói:
- Thôi! Tôi cũng xin cám ơn công tử! Nếu công tử có nghĩ đến thâm tình của tôi thì năm xưa đã không giẫy tôi phải té nhào xuống đất.
Bấy giờ Hùng Khởi Thần không biết làm thế nào cho được, phải giả cách ôn tồn ghé ngồi lại gần mà bảo rằng:
- Tiểu thư ơi! Năm xưa vì sao mà tôi phải cự tuyệt, tưởng tiểu thư cũng lượng tình cho tôi. Ngày nay tôi đến đây là cốt để báo ơn tiểu thư đó!
Nàng Văn Cơ cười mà đáp lại rằng:
- Nay tôi đã được vinh hoa phú quý, cần chi phải mong công tử báo ơn.
Hùng Khởi Thần lại khẽ ghé tai thỏ thẻ mà nói nhỏ rằng:
- Tiểu thư ơi! Ngày nay tiểu thư dẫu được vinh hoa phú quý, nhưng nào ai có lòng yêu hương tiếc ngọc, tôi chỉ sợ tiểu thư không quên được tình người cũ mà thôi.
Nàng Văn Cơ nghe nói, nét mặt đỏ bừng, khẽ lừ hai con mắt rồi thở dài một tiếng mà rằng:
- Chẳng qua di nương tôi làm hại tôi, khiến tôi phải thất thân với đứa thô bỉ này! Mỗi không chung gối loan phòng thì hơi rượu sặc sụa, mật ngoài cười gượng mà trong lòng khóc thầm vậy. Từ khi tôi gặp công tử, vẫn tưởng rằng duyên trời đưa lại, hai sẽ sẽ được cùng nhau sum họp một nhà, không ngờ công tử phụ nghĩa bạc tình, khiến cho tôi uổng phí một đời xuân xanh, sa vào nơi khổ hải này, năm nay đã ngoài ba mươi tuổi. Câu thơ đắn đo, biết cùng ai đọc, tiếng đàn ngơ ngẩn, gảy để ai nghe. Dự đau đớn ấy công tử khó lòng mà hiểu cho thấu! Bây giờ công tử bảo định đến đây để trả ơn tôi, chẳng hay cách trả ơn thế nào, xin công tử nói cho tôi được biết.
Hùng Khởi Thần cười mà đáp rằng:
- Tiểu thư ơi! Số là đại binh ngày nay sắp phá vỡ thành Kim Lăng, tôi thì nghĩ thân tình của tiểu thư đối với tôi năm xưa, sợ khi “Ngọc đá đều cháy”, cho nên phải bẩm với thân phụ và cữu phụ mà lẻn vào đây để báo cho tiểu thư biết. Tiểu thư nên mau mau theo tôi đi trốn thì tính mệnh họa may mới toàn.
Nàng Văn Cơ run sợ cầm cập rồi hỏi rằng:
- Tôi nghe tin đại quân ở ngoài thành đã rút, cớ sao công tử lại nói như thế?
Nói chưa dứt lời thì bỗng nghe tiếng súng nổ, vang động trời đất. Các tỳ nữ vào báo rằng:
- Dám bẩm phu nhân! Đại binh lại đến đánh thành, lần này đánh rất dữ dội. Chúng bắc thang định trèo qua thành mà vào. Vương gia đã sai quan tri phủ Bách Toàn nghiêm tra những quân gian tế đã lẻn vào thành. Hiện nay ông Vệ Ngọc phải phòng giữ trong phủ, mà vương gia thì tự đem quân đi tuần tiễu mặt ngoài.
Nàng Văn Cơ nghe nói, tưởng chừng như sét đánh ngang đầu. Nét mặt tái mét, chẳng còn hột máu, vội vàng nắm lấy áo Hùng Khởi Thần mà bảo rằng:
- Hùng công tử ơi! Công tử nên nghĩ cách mà cứu lấy tôi.
Hùng Khởi Thần nói:
- Không sợ!Bây giờ ta phải lừa đứa phản nghịch kia mới được! Tiểu thư cứ lập kế lừa cho nó uống rượu thật say thì sau này cũng chẳng lo gì không được vinh hoa phú quý.
Nàng Văn Cơ nói:
- Bây giờ muốn lừa nó thì làm thế nào?
Hùng Khởi Thần cười mà đáp rằng:
- Tiểu thư lại dùng những lời âu yếm lả lơi mà nói với nó, khiến nó phải xiêu lòng.
Nàng Văn Cơ vừa cười vừa nói:
- Ừ! Phải đấy!
Bấy giờ nàng Văn Cơ truyền các nữ tỳ dọn cơm cùng ngồi ăn với Hùng Khởi Thần. Lại trỏ Hùng Khởi Thần mà bảo các nữ tỳ rằng:
- Tiểu thư đây là biểu muội của ta, đấy đây để chờ bái kiến vương gia đó.
Độ hết canh một đêm hôm ấy, có tin báo rằng Định Quốc tướng quân đã trở về phủ. Nàng Văn Cơ vội vàng sai nữ tỳ chạy ra mời vào tư thất để nói chuyện. Khi Định Quốc tướng quân tới nơi, mình mặc áo giáp, phía vai bên hữu vẫn còn buộc thuốc, nàng Văn Cơ chạy đến gần lấy tay vuốt ve, rồi mời vào phòng. Nàng Văn Cơ nói:
- Tướng quân ơi! Cái vai này thuốc chữa đã hơn một tháng mà vẫn chưa khỏi à? Thiếp đêm ngày mong nhớ không biết dường nào, vậy phải sai mời tướng quân vào để nói chuyện một chút.
Định Quốc tướng quân nói:
- Phiền lòng phu nhân quá! Ta bị thương không dám gần nữ sắc, nay nghe phu nhân cho gọi, vội lật đật vào đây, nhưng ta tất phải ra ngoài ngay. Phu nhân ơi! Quân giặc lại kéo đến chân thành thì ngủ yên sao được, âu là để đến hôm khác ta sẽ xin vào bồi tiếp phu nhân.
Nàng Văn Cơ giơ cánh tay ngọc ngà ra, nắm lấy Định Quốc tướng quân mà bảo rằng:
- Thiếp đã sửa soạn một bàn tiệc rượu đây, tướng quân hãy nán ngồi uống cạn mấy chén!
Định Quốc tướng quân thấy nàng Văn Cơ mặt hoa hớn hở, mày liễu nở nang, không thể cầm lòng cho được, bất đắc dĩ phải kéo ghế ngồi vào uống rượu. Nàng Văn Cơ tay rót miệng mời, mỉm cười mà bảo Định Quốc tướng quân rằng:
- Tướng quân ơi! Thiếp cùng tướng quân kết tóc se tơ trong bấy nhiêu năm trời, bể ái nguồn ân, chưa hề một ngày nào xa cách. Từ khi tướng quân bị thương, phải ngủ riêng phòng để chữa thốc, thời gian thấm thoát, bỗng chốc đã một tháng nay. Ngày nay thương tích đã gần khỏi rồi, tướng quân nên ở đây để thiếp được hầu hạ. Chẳng lẽ vợ chồng đầu gối tay ấp, lại không cùng nhau chia dự đau đớn hay sao! Thiếp e vị tất đã phải vì chữa thuốc, hoặc giả tướng quân còn chút đèo bồng chi đây. Thôi đừng bưng bít miệng bình, có thể nào nên mau mau thú thực!
Nàng Văn Cơ nói xong lại giả cách giận dỗi mà rằng:
- Những lời năm xưa chỉ non thề biển, không ngờ một sớm bỏ đi!
Định Quốc tướng quân thấy vậy luống cuống, vội vàng dịch lại bên cạnh mà dỗ bảo:
- Phu nhân ơi! Phu nhân chớ lấy tôi làm lạ! Phu nhân nên biết cho rằng trong nửa năm nay lòng ta thật rối như mớ bòng bong. Naò cha già phải giam, nào em ruột bị giết chết. Thành Kim Lăng ngày nay có đại binh đến đánh, ta vẫn tự chắc rằng võ nghệ vô địch, sức này chưa dễ làm gì được nhau! Nào ngờ Hùng Hiệu cũng là tay dũng lực, ta ra đánh một trận, liền bị trọng thương. Chỗ thương tích này chữa mãi chưa lành miệng, cho nên ta phải kiêng nữ sắc, chứ thực không dám lòng chim dạ cá, đa mang gì.
Nàng Văn Cơ nói:
- Ai bảo không được kiêng nữ sắc!
Định Quốc tướng quân nói:
- Bởi vậy ta cần phải ngủ riêng phòng!
Nàng Văn Cơ nói:
- Cứ phải ngủ riêng phòng mới được hay sao!
Định Quốc tướng quân cười mà bảo rằng:
- Nhưng nếu chung gối loan phòng thì nể lòng có dễ cầm lòng cho đang.
Nói xong, lại cười khanh khách. Nàng Văn Cơ cứ rót rượu mãi, Định Quốc tướng quân có ý nghi ngờ, mới dừng ly rượu không uống vội mà hỏi nàng rằng:
- Phu nhân ơi! Phu nhân làm bạn cùng ta trong bấy nhiêu năm, ta chưa thấy bao giờ phu nhân lại tươi cười hớn hở như hôm nay vậy. Chẳng hay hôm nay vì cớ chi mà phu nhân cứ đem lòng luyến ái, cố bắt ta phải ngủ lại đây.
Nàng Văn Cơ tủm tỉm cười mà đáp rằng:
- Số là đêm qua thiếp có một giấc mộng rất lạ! Mộng thấy tướng quân mọc cánh bay lên trên không, thế thì kết quả là cái triệu sắp làm thiên tử. Tướng quân làm thiên tử thì ngôi chánh cung hoàng hậu kia hẳn phải đến thần thiếp.
Định Quốc tướng quân nghe nói bằng lòng lại cả cười mà rằng:
- Đa tạ những lời vàng ngọc của phu nhân.
Vừa nói lại vừa cầm ly rượu uống. Khi rượu đã say, có ý buồn ngủ. các nữ tỳ xúm lại tháo mũ và cởi áo giáp ra. Nàng Văn Cơ cũng lấy tay xoa chỗ vai bị thương, rồi đỡ nằm xuống giường. Định Quốc tướng quân đặt mình xuống giường tức khắc ngủ ngay. Nàng Văn Cơ truyền các nữ tỳ triệt chiếu rượu ra, rồi đem ra ngoài cùng nhau ăn uống. Khi các nữ tỳ ra hết rồi, nàng Văn Cơ quay vào gọi Hùng Khởi Thần mà khẽ rỉ tai bảo rằng:
- Định Quốc say rượu ngủ yên rồi! Bây giờ công tử làm thế nào mà giết được nó.
Hùng Khởi Thần rón rén đến cạnh giường Định Quốc tướng quân nằm, khẽ vén màn dòm thì thấy hắn mặt đen mắt trợn, miệng thở hồng hộc như trâu rống. Hùng Khởi Thần lặng nghe mặt ngoài lại có tiếng súng nổ, bấy giờ canh ba đã điểm, chắc là bọn Trương Vĩnh đều khởi sự rồi. Hùng Khởi Thần mắm môi nghiến lợi, giơ tay rút rút thanh bảo kiếm treo ở trên tường, định đâm cho Định Quốc tướng quân một nhát. Hùng Khởi Thần tay cầm thanh kiếm, lúc đầu vẫn còn run lẩy bẩy, nhưng trong khi khẩn cấp, nếu không làm gấp thì sợ có người đến chăng, bất đắc dĩ phải hạ thủ. Định Quốc tướng quân bị mũi kiếm đâm thẳng giữa bụng, kêu to một tiếng, rồi ngã lăn xuống đất, máu chảy đầm đìa. Bấy giờ Định Quốc tướng quân vật mình giãy lộn trong hồi lâu rồi rống lên mấy tiếng. Nàng Văn Cơ thì chẳng còn hồn vía nào, cứ chạy quanh ở trong phòng, mồ hôi như tắm. Hùng Khởi Thần đứng xa trông thấy Định Quốc tướng quân nằm yên, bấy giờ mới rón rén đến cạnh. Vệ Ngọc ở bên ngoài cầm dao tiến vào, cắt lấy thủ cấp. Vệ Ngọc gọi nàng Văn Cơ mà bảo rằng:
- Em nên mau mau theo Hùng công tử chạy trốn.
Vệ Ngọc lại sai người đi bắt Lã thị. Mặt ngoài thì đại binh Hùng vương đã tiến vào trong thành, các quan văn võ trong thành bấy giờ đều bị nã tróc. Hùng vương tức khắc hạ lệnh treo bảng an dân, nghiêm cấm quân dĩ không được nhũng nhiễu, lại ghi công các tướng sĩ vào trong sổ. Còn Lã thị và nàng Văn Cơ thì giao cho Vệ Dũng Bưu đem về quê nhà, tế Từ di nương một tuần, khiến oan hồn khỏi ngậm ngùi ở nơi chín suối. Hùng Khởi Thần nói với Hùng vương rằng:
- Thân phụ ơi! Xin thân phụ cho con theo đi, để trước là đối chất cùng Lã thị, sau là gọi chút lòng thành về đấy để kính viếng Từ di nương vậy.
/59
|