Tôi biết đích thị đây là giọng nói của ai, nhưng tại sao nó lại xuất hiện bất ngờ vào lúc này? Thực khó lòng để có thể giải thích cho được. Bất giác, tôi trả lời trong sự vô thức,
-Anh đây, sao lại đến tìm anh vào lúc này? Có chuyện gì gấp gáp hay chăng?
Giọng nói đó lại từ từ cất lên, âm sắc nghe chừng như đang lo âu lắm,
-Sau khi anh tỉnh lại, mau cấp báo cho thầy Hữu biết về trận yểm sông Bạch Hạc. Nơi này âm khí đương rất thịnh, sợ rằng long mạch đã bị gián đoạn. Chỉ chưa đầy chục ngày nữa, những người có liên quan tới trận yểm đều sẽ bị âm tà ám hại, quấy phá, thậm chí là cả gia đình họ. Bản mệnh của anh sinh ra đã gắn liền với những việc tâm linh, kì dị, trận yểm Bạch Hạc lần này cũng chính là một trong những thứ kì quái bậc nhất mà anh phải đối mặt. Bởi lẽ, anh là một trong ba người được chọn, chỉ khi hội ngộ được đủ tam niên xuất thế thì trận yểm mới được phá bỏ, long mạch mới được hàn gắn. Mong anh sớm ngày hoàn thành được âm nghiệp, giờ đến lúc em phải đi, hẹn gặp lại anh tại Bạch Hạc.
Cơn mộng mị cứ thế mờ dần, tôi tỉnh dậy khi mặt trời đã đứng bóng, từng tầng mây xanh thẳm chen chúc nhau tạo thành một khối không gian đa chiều, bất tận. Mọi thứ đổ về dưới tầm mắt qua khung cửa sổ nhỏ bé, thực khiến cho con người ta cảm thấy nặng lòng, trống trải, hệt như sự vô đinh của những cánh chim trời lạc lõng. Thầy Hữu hối thúc tôi chuẩn bị đồ đạc, quãng đường từ Hữu Lũng trở về Nam Định như dài thêm cùng với sự lo toan của con người. Duy chỉ có anh Thuận, khuôn mặt anh ta vẫn nở rộ là những đường nét tươi nhuận, thỉnh thoảng điểm thêm vài ánh mắt đượm buồn thật thi vị. Về phần thầy Hữu, con người này bụng dạ chứa đầy những suy tính, từ khi nghe tôi thuật lại giấc mơ của mình, thầy Hữu cứ thả hồn đăm chiêu mãi vào thứ cảnh sắc ngoạn mục của núi rừng qua lăng khung cửa. Có lúc, thầy ngả người vào thành ghế, tay cầm điếu thuốc du lịch đã tàn hơi, miệng tự lẩm bẩm than thân trách phận.
Đoạn, chiếc xe bốn chỗ bất ngờ dừng lại, bác tài ra hiệu cho chúng tôi yên vị trên xe để tự mình xuống xem xét, kiểm tra. Theo như thầy Hữu thì lúc này chúng tôi đã đến bên bờ sông Châu Giang, khoảng cách tới đền Bảo Lộc cũng không còn xa, nếu như xe cộ gặp vấn đề thì hoàn toàn có thể tự túc được về phương tiện. Ba người chúng tôi trò chuyện hồi lâu mà vẫn chưa thấy bác tài lên xe. Nóng lòng, anh Thuận liền mở cửa xuống hỏi. Bấy giờ, bác tài luốn cuống, tay chân thoắt thoắn mà không được việc. Cuối cùng, đành gọi cả tôi và thầy Hữu xuống để nói chuyện,
-Mọi người xem như nào, xe cứ nổ ga là chết máy, khéo khi thầy Hữu phải thuê xe ôm cùng với hai đứa mà đi vào trong nhà đền thôi. Tôi lo xong xuôi việc sửa chữa thì sẽ gặp lại mấy người ở đấy sau.
Thầy Hữu im lặng trước lời đề nghị của bác tài, đoạn kỹ lưỡng dò xét vòng quanh chiếc xe đến mấy lần. Dường như, thầy Hữu đang có nhận định hoàn toàn khác về nguyên do dẫn đến việc xe hỏng. Chúng tôi nghỉ chân tại một quán nước ven đường, cách nơi chiếc xe chết máy không xa. Chủ quán là người đàn ông có khuôn mặt âu sầu, buồn bã, ánh mắt phần nào thiếu đi sự tự tin vào chính mình, Ngay cả khi chúng tôi bước vào, sự niềm nở của ông ta cũng không thể che đậy đi là được những đường nét cô đơn, độc quạnh. Thầy Hữu lễ phép chào hỏi, sau vài lời xã giao mang tính thường nhật, thầy Hữu liền đánh bạo,
-Xin hỏi bác ở dọc con đường này, tính từ chỗ cái xe của chúng đổ lại đến đây, nội trong vòng vài tháng, liệu có ai chết một cách bất đắc kỳ tử hay không?
Người đàn ông nghe thế thì giật mình, tay cầm cốc nước chè mà run lên bần bật, ông tả tỏ rõ vẻ sợ sệt trước những lời nói của thầy Hữu. Trước lúc định thần trở lại, người đàn ông này đảo mắt về phía bên phải một quãng rồi mới nói,
-Tôi không biết mấy người ở đâu đến, nhưng thật sự cách đây non hai tháng trời, quả là có một vụ khiến cho dân trong dân ngoài ở cái vùng này phải kinh động. Đấy, ngay cái chỗ các chú đang ngồi uống nước, ngày xưa tấp nập lắm, cứ độ hai giờ chiều là dân ở đây lũ lượt kéo nhau ra bán quán. Vì là đông người qua lại, quán nước lìu như tôi ít cũng phải được hai ba trăm một ngày, thế thì ai chả máu bán. Nhưng kể từ dạo có cái ông người Tàu chết giữa đường, chẳng còn ai dám vác xác đến đây để mà bày bàn bày ghế. Duy nhất có mỗi tôi chán đời, gia đình thì không, lấy hàng nước làm cái thú vui nên mới đánh bạo ra đây.
Anh Thuận hiếu kỳ, lập tức hỏi dồn người đàn ông nọ,
-Vậy cụ thể là như nào hả ông?
Người đàn ông xua tay, chậm rãi kể tiếp,
-Mấy chú cứ bình tĩnh, nhâm nhi chén chè đặc cho tỉnh táo con người rồi tôi sẽ kể tiếp. Số là như này, hôm ấy trời đất mịt mù, mây đen gió bão kéo đến như sắp mưa to, mấy người chúng tôi đang thu dọn đồ đạc để về nhà thì tự nhiên nghe thấy tiếng kêu gào rõ lớn. Nhưng kỳ lạ, ngôn ngữ của người này nghe qua đã biết là không phải dân ta, tôi lúc ấy buông đồ đạc xuống, chạy ra xem thì tá hỏa. Ba người đàn ông, hai xe máy, một người thì tỉnh táo nguyên vẹn, một người thì máu mồm máu mũi trào ra không ngừng. Người thứ ba thì hành động còn kì quặc hơn, anh ta quỳ gối hướng mặt về phía sông, hai tay chắp xuống khấn vái liên hồi, mồm lẩm bẩm mấy câu phổn ngữ tôi nghe cũng không hiểu. Sau đấy nhiều ngày, cứ đến độ hơn mười giờ tối, chúng tôi theo lệ dọn dẹp hàng quán, đầu tiên là mấy bà bán nước ở phía mạn trên gặp phải, sau đó thì đến tôi.
Anh Thuận dường như bị cuốn vào sự li kì của câu chuyện mà ông hàng nước thuật lại. Càng nghe, anh ta càng tỏ rõ là sự tập trung cao độ, dù chỉ là một phút nhỏ nhặt, anh Thuận cũng không thể rời mắt được khỏi được khẩu hình miệng của người đàn ông.
-Cũng không rõ là ma hay người, chúng tôi cứ xách đồ về đến đoạn mà mấy ông Tàu gặp tai nạn là y như rằng thấy có lão trung niên thất thiểu đi phía trước. Thỉnh thoảng, nó quay lại vẫy tay như muốn gọi mình, đến lần thứ ba mà nó không thấy mình đi sát lên là sẽ biến mất. Tôi gặp nhiều nên đâm ra đếch sợ, duy có đến một hôm mà tôi nhớ mãi, lúc đó phải chừng gần nửa đêm, tiết trời nóng bức nên đông khách ra ngồi thuốc nước lắm. Đến khi đã vẫn cuộc, mọi người ra về gần hết, tôi tranh thủ vừa dọn hàng vừa ăn cái bánh mỳ cho ấm bụng. Thế nào, tự nhiên lại có một người nam nhân, anh ta ăn mặc sang trọng, đầu tóc gọn gàng đến gọi nước. Tôi hôm ý kiếm cũng đủ rồi, đang dọn hàng nên đâm ra lười, đành phải từ chối không bán nữa. Cậu ta thấy thái độ của tôi như vậy thì liền cầm tờ tiền đặt ngay xuống bàn, nhưng các bác ạ, đấy là tiền âm phủ. Tôi quay đi quay lại thì đã không thấy cậu ta đâu nữa, tờ tiền trên bàn tự nhiên bốc cháy rồi hóa tro. Biết bị ma trêu, tôi vớ vội lấy bó hương trong làn mà đốt lên. Hôm ấy về nhà vừa đi vừa sợ, qua đến đoạn ông người Tàu chết thì thấy có vũng máu to tướng, tôi hoảng quá chạy thẳng một mạch. Sớm hôm sau sốt cao, phải nghỉ bán quán mất mấy ngày đấy.
Anh Thuận nghe đến đây thì dường như vẫn chưa được thỏa mãn, đoạn cố gắng đào sâu vào chi tiết của câu chuyện mà ông hàng nước kể,
-Vậy có rõ nguyên cớ nào mà người đàn ông ấy lại gặp nạn hay không hả bác?
Người bán quán lặng mình, ông ta tỏ vẻ trầm ngâm và bất định vào ngay trong chính ánh mắt của bản thân. Đoạn châm một bi thuốc lào, ông ta rít bằng hơi thật sâu, tiếng ông điếu ngân dài như muốn kéo con người ta vào cái thế giới huyễn hoặc, vô hình.
-Về cái nguyên do thì thật sự là tôi không dám chắc, đại khái thì hôm đấy có gần chục người lũ lượt kéo nhau tới đây, họ lập đàn lễ cúng bái linh đình cả đêm. Tôi vì ham cái thú náo nhiệt và cũng là do hiếu kỳ nên đành ở lại để phục vụ chè nước cho đoàn người ấy đến sáng. Ngồi xem lâu mà chẳng hiểu gì, tôi tóm một cậu thanh niên vào để hỏi chuyện cho rõ. Cậu này nói rằng đoàn của công ty cậu ta theo chân một vị đồng thầy đi cầu danh ở đền Bảo Lộc, ngang đến đây thì vị đồng thầy nhất quyết đòi xuống làm lễ. Nghe đâu, đồng thầy này nói rằng có một nhà địa lý người Hoa chết ở đó. Ông này vì muốn phá các huyệt kết long mạch của Trần triều, nên khi vừa đặt chân vào đất vương, bản thân lập tức gặp tai họa. Vong hồn của ông ta nặng nghiệp, cứ vất vưởng ở đây chứ không thể trở về được cố quốc. Thỉnh lên hỏi chuyện thì ông ta khai rằng, chốn Bạch Hạc xưa kia vốn dĩ bị nhà Nguyên bày trò trấn yểm, ngày nay thiên tượng đổi khác, linh khí triều về vùng ấy, long mạch như thể được hàn gắn, bản thân ông ta đã thu thập âm binh, đem về Bạch Hạc, bày trận vạn vong để ngăn cản linh khí phát vượng. Ba năm sau, khi quay trở lại đây, ông ta đã cùng hai người bạn tìm ra thêm được một huyệt cát ở vùng Nam Định, thế là họ bàn nhau sẽ dùng máu người để phá huyệt. Ai ngờ, cách đây ít hôm, khi ba người đó chuẩn bị hành sự thì bất ngờ gặp phải đại nạn, một người chết, hai người còn lại thì lâp tức bỏ về nước. Giờ hồn phách của ông ta lưu lạc đất Nam, muốn về được cố quốc thì phải trông chờ vào cái gọi là tam niên xuất thế.
Mấy người chúng tôi nghe đến đây thì sửng sốt, ai nấy cũng tỏ rõ là sự bất ngờ trước lời nói của ông lão. Bắt được điều này, người bán quán không để chúng tôi phải đợi thêm, ông ta tiếp,
-Ấy đừng bất ngờ, câu chuyện vẫn còn tiếp nữa. Tam niên xuất thế chính là ba người đã được nhà Trần chấm lính bắt đồng. Tôi cũng không được biết rõ về danh tính của họ. Nhưng nghe đâu, lão người Tàu kia đã tìm ra tất thẩy cả ba người này, hắn còn dắc tâm đánh bùa, yểm ngải để làm hại, không cho tam niên hoàn thành được chọn vẹn cái nghiệp quả, nhân duyên của họ với nhà Trần.
Thầy Hữu gấp gáp,
-Vậy bác có biết tên họ của người đàn ông đã chết ấy không?
Người bán quán suy nghĩ một hồi, đoạn nói,
-Tôi nghe nói là người Bắc Kinh, họ Cao, tên Thổ.
Chúng tôi cảm tạ thịnh tình của người hàng nước rồi cáo biệt. Trở lại bên cạnh chiếc xe, thầy Hữu cắm hai que nhang lên đầu xe, đoạn hướng mặt về phía bờ sông mà nói,
-Bấy lâu nay hóa ra người ngáng đường chúng tôi là ông, thật đáng đời cho kẻ coi thường hạo khí Nam Việt. Chúng tôi lấy nhân nghĩa để thắng hung tàn, lấy trí nhân để thay cường bạo, nếu như ông thật sự đã hối cải, tôi sẽ xin thỉnh ý Trần gia mà giúp cho ông được trở về cố quốc. Bằng không, Trần triều linh thiêng, chỉ sợ hồn phách của ông sẽ mãi mãi vất vưởng, ngàn kiếp không được siêu sinh.
Nói rồi thầy Hữu liền ra dấu cho bác tài lên xe, tiếng máy con bảy chỗ nổ giòn tan. Chúng tôi lập tức lên đường về đền Bảo Lộc, bác tài vì điều này mà trong lòng kinh hãi, thầy Hữu liền trấn an,
-Cậu không phải lo lắng, chẳng qua là nhân duyên, vong hồn này cố tình chặn xe chúng ta lại để nhờ người hàng nước gửi gắm câu chuyện. Đến thời điểm này, mọi thứ phần nào cũng đã rõ, chỉ còn lại trận chiến trên Bạch Hạc, hy vọng mọi thứ xuôi lọt. Còn cậu, cậu cứ lái xe cho tốt, tất thẩy chẳng có gì là liên quan tới cậu, chớ có lo, chỉ có phong bì của tôi là đang đợi cậu sau chuyến này thôi.
Câu nói đùa của thầy Hữu làm bác tài phì cười. Thì ra, bấy lâu nay, từ những chuyện kì dị trong nhà tôi, cho đến việc yểm ngải hại mẹ con anh Thuận, tất cả đều do một tay Cao Thổ gây nên. Dẫu giờ, ông ta đã không còn ở trên dương thế, nhưng hậu quả về âm phần thì vẫn đang hiển hiện. Thoạt nhiên, qua lăng kính chiếu hậu, tôi thấy mờ nhạt có người đàn ông ăn mặc lịch thiệp, mắt hướng theo chiếc xe mà khuỵ gối quỳ lạy..
Còn tiếp...
-Anh đây, sao lại đến tìm anh vào lúc này? Có chuyện gì gấp gáp hay chăng?
Giọng nói đó lại từ từ cất lên, âm sắc nghe chừng như đang lo âu lắm,
-Sau khi anh tỉnh lại, mau cấp báo cho thầy Hữu biết về trận yểm sông Bạch Hạc. Nơi này âm khí đương rất thịnh, sợ rằng long mạch đã bị gián đoạn. Chỉ chưa đầy chục ngày nữa, những người có liên quan tới trận yểm đều sẽ bị âm tà ám hại, quấy phá, thậm chí là cả gia đình họ. Bản mệnh của anh sinh ra đã gắn liền với những việc tâm linh, kì dị, trận yểm Bạch Hạc lần này cũng chính là một trong những thứ kì quái bậc nhất mà anh phải đối mặt. Bởi lẽ, anh là một trong ba người được chọn, chỉ khi hội ngộ được đủ tam niên xuất thế thì trận yểm mới được phá bỏ, long mạch mới được hàn gắn. Mong anh sớm ngày hoàn thành được âm nghiệp, giờ đến lúc em phải đi, hẹn gặp lại anh tại Bạch Hạc.
Cơn mộng mị cứ thế mờ dần, tôi tỉnh dậy khi mặt trời đã đứng bóng, từng tầng mây xanh thẳm chen chúc nhau tạo thành một khối không gian đa chiều, bất tận. Mọi thứ đổ về dưới tầm mắt qua khung cửa sổ nhỏ bé, thực khiến cho con người ta cảm thấy nặng lòng, trống trải, hệt như sự vô đinh của những cánh chim trời lạc lõng. Thầy Hữu hối thúc tôi chuẩn bị đồ đạc, quãng đường từ Hữu Lũng trở về Nam Định như dài thêm cùng với sự lo toan của con người. Duy chỉ có anh Thuận, khuôn mặt anh ta vẫn nở rộ là những đường nét tươi nhuận, thỉnh thoảng điểm thêm vài ánh mắt đượm buồn thật thi vị. Về phần thầy Hữu, con người này bụng dạ chứa đầy những suy tính, từ khi nghe tôi thuật lại giấc mơ của mình, thầy Hữu cứ thả hồn đăm chiêu mãi vào thứ cảnh sắc ngoạn mục của núi rừng qua lăng khung cửa. Có lúc, thầy ngả người vào thành ghế, tay cầm điếu thuốc du lịch đã tàn hơi, miệng tự lẩm bẩm than thân trách phận.
Đoạn, chiếc xe bốn chỗ bất ngờ dừng lại, bác tài ra hiệu cho chúng tôi yên vị trên xe để tự mình xuống xem xét, kiểm tra. Theo như thầy Hữu thì lúc này chúng tôi đã đến bên bờ sông Châu Giang, khoảng cách tới đền Bảo Lộc cũng không còn xa, nếu như xe cộ gặp vấn đề thì hoàn toàn có thể tự túc được về phương tiện. Ba người chúng tôi trò chuyện hồi lâu mà vẫn chưa thấy bác tài lên xe. Nóng lòng, anh Thuận liền mở cửa xuống hỏi. Bấy giờ, bác tài luốn cuống, tay chân thoắt thoắn mà không được việc. Cuối cùng, đành gọi cả tôi và thầy Hữu xuống để nói chuyện,
-Mọi người xem như nào, xe cứ nổ ga là chết máy, khéo khi thầy Hữu phải thuê xe ôm cùng với hai đứa mà đi vào trong nhà đền thôi. Tôi lo xong xuôi việc sửa chữa thì sẽ gặp lại mấy người ở đấy sau.
Thầy Hữu im lặng trước lời đề nghị của bác tài, đoạn kỹ lưỡng dò xét vòng quanh chiếc xe đến mấy lần. Dường như, thầy Hữu đang có nhận định hoàn toàn khác về nguyên do dẫn đến việc xe hỏng. Chúng tôi nghỉ chân tại một quán nước ven đường, cách nơi chiếc xe chết máy không xa. Chủ quán là người đàn ông có khuôn mặt âu sầu, buồn bã, ánh mắt phần nào thiếu đi sự tự tin vào chính mình, Ngay cả khi chúng tôi bước vào, sự niềm nở của ông ta cũng không thể che đậy đi là được những đường nét cô đơn, độc quạnh. Thầy Hữu lễ phép chào hỏi, sau vài lời xã giao mang tính thường nhật, thầy Hữu liền đánh bạo,
-Xin hỏi bác ở dọc con đường này, tính từ chỗ cái xe của chúng đổ lại đến đây, nội trong vòng vài tháng, liệu có ai chết một cách bất đắc kỳ tử hay không?
Người đàn ông nghe thế thì giật mình, tay cầm cốc nước chè mà run lên bần bật, ông tả tỏ rõ vẻ sợ sệt trước những lời nói của thầy Hữu. Trước lúc định thần trở lại, người đàn ông này đảo mắt về phía bên phải một quãng rồi mới nói,
-Tôi không biết mấy người ở đâu đến, nhưng thật sự cách đây non hai tháng trời, quả là có một vụ khiến cho dân trong dân ngoài ở cái vùng này phải kinh động. Đấy, ngay cái chỗ các chú đang ngồi uống nước, ngày xưa tấp nập lắm, cứ độ hai giờ chiều là dân ở đây lũ lượt kéo nhau ra bán quán. Vì là đông người qua lại, quán nước lìu như tôi ít cũng phải được hai ba trăm một ngày, thế thì ai chả máu bán. Nhưng kể từ dạo có cái ông người Tàu chết giữa đường, chẳng còn ai dám vác xác đến đây để mà bày bàn bày ghế. Duy nhất có mỗi tôi chán đời, gia đình thì không, lấy hàng nước làm cái thú vui nên mới đánh bạo ra đây.
Anh Thuận hiếu kỳ, lập tức hỏi dồn người đàn ông nọ,
-Vậy cụ thể là như nào hả ông?
Người đàn ông xua tay, chậm rãi kể tiếp,
-Mấy chú cứ bình tĩnh, nhâm nhi chén chè đặc cho tỉnh táo con người rồi tôi sẽ kể tiếp. Số là như này, hôm ấy trời đất mịt mù, mây đen gió bão kéo đến như sắp mưa to, mấy người chúng tôi đang thu dọn đồ đạc để về nhà thì tự nhiên nghe thấy tiếng kêu gào rõ lớn. Nhưng kỳ lạ, ngôn ngữ của người này nghe qua đã biết là không phải dân ta, tôi lúc ấy buông đồ đạc xuống, chạy ra xem thì tá hỏa. Ba người đàn ông, hai xe máy, một người thì tỉnh táo nguyên vẹn, một người thì máu mồm máu mũi trào ra không ngừng. Người thứ ba thì hành động còn kì quặc hơn, anh ta quỳ gối hướng mặt về phía sông, hai tay chắp xuống khấn vái liên hồi, mồm lẩm bẩm mấy câu phổn ngữ tôi nghe cũng không hiểu. Sau đấy nhiều ngày, cứ đến độ hơn mười giờ tối, chúng tôi theo lệ dọn dẹp hàng quán, đầu tiên là mấy bà bán nước ở phía mạn trên gặp phải, sau đó thì đến tôi.
Anh Thuận dường như bị cuốn vào sự li kì của câu chuyện mà ông hàng nước thuật lại. Càng nghe, anh ta càng tỏ rõ là sự tập trung cao độ, dù chỉ là một phút nhỏ nhặt, anh Thuận cũng không thể rời mắt được khỏi được khẩu hình miệng của người đàn ông.
-Cũng không rõ là ma hay người, chúng tôi cứ xách đồ về đến đoạn mà mấy ông Tàu gặp tai nạn là y như rằng thấy có lão trung niên thất thiểu đi phía trước. Thỉnh thoảng, nó quay lại vẫy tay như muốn gọi mình, đến lần thứ ba mà nó không thấy mình đi sát lên là sẽ biến mất. Tôi gặp nhiều nên đâm ra đếch sợ, duy có đến một hôm mà tôi nhớ mãi, lúc đó phải chừng gần nửa đêm, tiết trời nóng bức nên đông khách ra ngồi thuốc nước lắm. Đến khi đã vẫn cuộc, mọi người ra về gần hết, tôi tranh thủ vừa dọn hàng vừa ăn cái bánh mỳ cho ấm bụng. Thế nào, tự nhiên lại có một người nam nhân, anh ta ăn mặc sang trọng, đầu tóc gọn gàng đến gọi nước. Tôi hôm ý kiếm cũng đủ rồi, đang dọn hàng nên đâm ra lười, đành phải từ chối không bán nữa. Cậu ta thấy thái độ của tôi như vậy thì liền cầm tờ tiền đặt ngay xuống bàn, nhưng các bác ạ, đấy là tiền âm phủ. Tôi quay đi quay lại thì đã không thấy cậu ta đâu nữa, tờ tiền trên bàn tự nhiên bốc cháy rồi hóa tro. Biết bị ma trêu, tôi vớ vội lấy bó hương trong làn mà đốt lên. Hôm ấy về nhà vừa đi vừa sợ, qua đến đoạn ông người Tàu chết thì thấy có vũng máu to tướng, tôi hoảng quá chạy thẳng một mạch. Sớm hôm sau sốt cao, phải nghỉ bán quán mất mấy ngày đấy.
Anh Thuận nghe đến đây thì dường như vẫn chưa được thỏa mãn, đoạn cố gắng đào sâu vào chi tiết của câu chuyện mà ông hàng nước kể,
-Vậy có rõ nguyên cớ nào mà người đàn ông ấy lại gặp nạn hay không hả bác?
Người bán quán lặng mình, ông ta tỏ vẻ trầm ngâm và bất định vào ngay trong chính ánh mắt của bản thân. Đoạn châm một bi thuốc lào, ông ta rít bằng hơi thật sâu, tiếng ông điếu ngân dài như muốn kéo con người ta vào cái thế giới huyễn hoặc, vô hình.
-Về cái nguyên do thì thật sự là tôi không dám chắc, đại khái thì hôm đấy có gần chục người lũ lượt kéo nhau tới đây, họ lập đàn lễ cúng bái linh đình cả đêm. Tôi vì ham cái thú náo nhiệt và cũng là do hiếu kỳ nên đành ở lại để phục vụ chè nước cho đoàn người ấy đến sáng. Ngồi xem lâu mà chẳng hiểu gì, tôi tóm một cậu thanh niên vào để hỏi chuyện cho rõ. Cậu này nói rằng đoàn của công ty cậu ta theo chân một vị đồng thầy đi cầu danh ở đền Bảo Lộc, ngang đến đây thì vị đồng thầy nhất quyết đòi xuống làm lễ. Nghe đâu, đồng thầy này nói rằng có một nhà địa lý người Hoa chết ở đó. Ông này vì muốn phá các huyệt kết long mạch của Trần triều, nên khi vừa đặt chân vào đất vương, bản thân lập tức gặp tai họa. Vong hồn của ông ta nặng nghiệp, cứ vất vưởng ở đây chứ không thể trở về được cố quốc. Thỉnh lên hỏi chuyện thì ông ta khai rằng, chốn Bạch Hạc xưa kia vốn dĩ bị nhà Nguyên bày trò trấn yểm, ngày nay thiên tượng đổi khác, linh khí triều về vùng ấy, long mạch như thể được hàn gắn, bản thân ông ta đã thu thập âm binh, đem về Bạch Hạc, bày trận vạn vong để ngăn cản linh khí phát vượng. Ba năm sau, khi quay trở lại đây, ông ta đã cùng hai người bạn tìm ra thêm được một huyệt cát ở vùng Nam Định, thế là họ bàn nhau sẽ dùng máu người để phá huyệt. Ai ngờ, cách đây ít hôm, khi ba người đó chuẩn bị hành sự thì bất ngờ gặp phải đại nạn, một người chết, hai người còn lại thì lâp tức bỏ về nước. Giờ hồn phách của ông ta lưu lạc đất Nam, muốn về được cố quốc thì phải trông chờ vào cái gọi là tam niên xuất thế.
Mấy người chúng tôi nghe đến đây thì sửng sốt, ai nấy cũng tỏ rõ là sự bất ngờ trước lời nói của ông lão. Bắt được điều này, người bán quán không để chúng tôi phải đợi thêm, ông ta tiếp,
-Ấy đừng bất ngờ, câu chuyện vẫn còn tiếp nữa. Tam niên xuất thế chính là ba người đã được nhà Trần chấm lính bắt đồng. Tôi cũng không được biết rõ về danh tính của họ. Nhưng nghe đâu, lão người Tàu kia đã tìm ra tất thẩy cả ba người này, hắn còn dắc tâm đánh bùa, yểm ngải để làm hại, không cho tam niên hoàn thành được chọn vẹn cái nghiệp quả, nhân duyên của họ với nhà Trần.
Thầy Hữu gấp gáp,
-Vậy bác có biết tên họ của người đàn ông đã chết ấy không?
Người bán quán suy nghĩ một hồi, đoạn nói,
-Tôi nghe nói là người Bắc Kinh, họ Cao, tên Thổ.
Chúng tôi cảm tạ thịnh tình của người hàng nước rồi cáo biệt. Trở lại bên cạnh chiếc xe, thầy Hữu cắm hai que nhang lên đầu xe, đoạn hướng mặt về phía bờ sông mà nói,
-Bấy lâu nay hóa ra người ngáng đường chúng tôi là ông, thật đáng đời cho kẻ coi thường hạo khí Nam Việt. Chúng tôi lấy nhân nghĩa để thắng hung tàn, lấy trí nhân để thay cường bạo, nếu như ông thật sự đã hối cải, tôi sẽ xin thỉnh ý Trần gia mà giúp cho ông được trở về cố quốc. Bằng không, Trần triều linh thiêng, chỉ sợ hồn phách của ông sẽ mãi mãi vất vưởng, ngàn kiếp không được siêu sinh.
Nói rồi thầy Hữu liền ra dấu cho bác tài lên xe, tiếng máy con bảy chỗ nổ giòn tan. Chúng tôi lập tức lên đường về đền Bảo Lộc, bác tài vì điều này mà trong lòng kinh hãi, thầy Hữu liền trấn an,
-Cậu không phải lo lắng, chẳng qua là nhân duyên, vong hồn này cố tình chặn xe chúng ta lại để nhờ người hàng nước gửi gắm câu chuyện. Đến thời điểm này, mọi thứ phần nào cũng đã rõ, chỉ còn lại trận chiến trên Bạch Hạc, hy vọng mọi thứ xuôi lọt. Còn cậu, cậu cứ lái xe cho tốt, tất thẩy chẳng có gì là liên quan tới cậu, chớ có lo, chỉ có phong bì của tôi là đang đợi cậu sau chuyến này thôi.
Câu nói đùa của thầy Hữu làm bác tài phì cười. Thì ra, bấy lâu nay, từ những chuyện kì dị trong nhà tôi, cho đến việc yểm ngải hại mẹ con anh Thuận, tất cả đều do một tay Cao Thổ gây nên. Dẫu giờ, ông ta đã không còn ở trên dương thế, nhưng hậu quả về âm phần thì vẫn đang hiển hiện. Thoạt nhiên, qua lăng kính chiếu hậu, tôi thấy mờ nhạt có người đàn ông ăn mặc lịch thiệp, mắt hướng theo chiếc xe mà khuỵ gối quỳ lạy..
Còn tiếp...
/38
|