Là như thế sao? Hóa ra giữa nam và nữ không cần tình yêu mà cũng có thể gọi là bạn trai bạn gái sao? Là do tôi quá nông cạn hay quá bảo thủ?
0o0
“Ninh Phúc Sinh, cố lên!”.
“Cố lên!”. [Trong tiếng Trung, từ “cố lên” có nghĩa đen là “thêm dầu”(BTV)]
Không biết ai nghĩ ra cái từ đó nữa không biết, chắc là lúc đó xe hơi còn quá mới mẻ, con người đổ thêm dầu vào trong động cơ, nó chạy còn nhanh hơn xe ngựa nên mới tạo ra từ này chăng.
Nhưng bây giờ tôi cần thêm nước!
Không dám mở to miệng, mỗi lần không khí lọt vào đều khiến cổ họng khô rát, cực kỳ khó chịu. Tôi không còn nhìn rõ gương mặt của những người xung quanh, cả một khoảng mơ hồ, trước mắt chỉ còn con đường này, còn phải chạy một vòng nữa, dưới chân là vạch đích. Có trời mới biết mỗi lần chạy qua vạch đó là tôi đều muốn đặt mông ngồi xuống luôn.
Quỷ mới biết sao tôi lại tham gia thi chạy ba nghìn mét nữ.
Sau khi vào trường chẳng có chút cảm giác mới mẻ nào, vô số câu hỏi và nỗi nhớ đã nhanh chóng lấp đầy trong tôi. Có phải Hạ Trường Ninh đã quyết định ở bên Dật Trần rồi không? Có phải Hạ Trường Ninh đã lấy cô ấy rồi không?
Tôi hỏi Mai Tử, cô ấy nói không biết. Nhưng thông tin mà cô ấy nghe được còn khiến tôi đau lòng hơn: Hạ Trường Ninh đã tới Thâm Quyến mở chi nhánh công ty!
“Phúc Sinh, tớ nghe nói hình như… Dật Trần và con trai cô ấy không quen với cuộc sống nơi đây, không hợp thủy thổ. Hơn nữa, con trai cô ấy quen sống với ông bà ngoại rồi… Haizz, Phúc Sinh, cậu đừng khóc, đừng khóc mà”.
Nghe được tin này tôi mới nhận ra sự thật, Hạ Trường Ninh không phải của tôi nữa rồi. Anh ấy sẽ không bao giờ bám theo sau Ninh Phúc Sinh sống chết muốn tôi làm bạn gái nữa. Anh ấy nói ba năm sau muốn tôi có một câu trả lời, nhưng anh ấy lại không cần đợi đến ba năm.
Tối hôm đó gọi điện thoại xong tôi chạy ngay ra sân vận động và bắt đầu chạy. Tôi cũng không biết mình đã chạy bao xa, nói chung chạy tới lúc mệt lả liền về ký túc ngủ vùi. Tối hôm sau tôi lại đi chạy tiếp, tôi muốn mình có một giấc ngủ ngon. Mấy hôm sau cảm giác đau nhức không còn nữa, tôi đã có được sự thoải mái sau quá trình luyện tập. Hạ Trường Ninh nói sức khỏe của tôi quá yếu, sau này phải chạy bộ cùng anh ấy. Nhưng anh ấy chưa hề chạy cùng tôi lần nào! Tôi chạy rất khỏe, gió thổi như gào thét, sân vận động yên tĩnh giữa đêm khuya rất phù hợp với tâm trạng cô độc của tôi.
Không ngờ, có một hôm, một chàng trai đuổi theo tôi bắt chuyện: “Cậu học trường nào?”.
Tôi liếc cậu ta một cái, đó là một chàng trai tràn đầy sức sống, đáp: “Học viện Nhân văn”.
“Tớ là Mã Đằng Việt ở hội sinh viên khoa Thể dục, thấy cậu chạy lâu lắm rồi. A, năm nay hội thao ở trường cậu tham gia chứ?”.
Mới mẻ đây! Từ nhỏ tới giờ tôi cũng tham gia nhiều hội thao, có điều mãi mãi chỉ là một thành viên của đội cổ vũ đứng ngoài sân, chưa bao giờ vào trong sân cả. Không hiểu sao lúc đó tôi chỉ muốn cảm giác ồn nào, muốn tham gia hoạt động, giết thời gian. Thế là tôi nhận lời.
Nghiên cứu sinh từ trước tới giờ vốn không hào hứng lắm với hội thao của trường, tính tích cực cũng không cao, Học viện Nhân văn trên đường đua điền kinh nữ càng yếu thế. Tôi là nữ nghiên cứu sinh duy nhất của Học viện Nhân văn đăng ký tham gia, lại còn chạy ba nghìn mét, tất cả các anh chị em khóa trên đều tới cổ vũ cho tôi.
Đặc biệt thu hút sự chú ý của người khác không phải là tôi mà là các nữ sinh Học viện Nhân văn. Trong trường luôn truyền tai nhau rằng con gái Học viên Nhân văn dè dặt nhất, kiêu nhất, mấy khi được thấy tất cả con gái cùng tập trung lại hò hét thế này?
Những người thuộc học viện khác chắc cảm thấy tên tôi hay nên cũng hô theo. Chốc chốc ba chữ “Ninh Phúc Sinh” lại vang khắp vườn trường.
Trong cơn mơ hồ tôi nghe thấy Hạ Trường Ninh gọi tôi: “Phúc Sinh!”.
Khi anh ấy gọi tôi âm thanh luôn khác với mọi người, chắc là do anh ấy ở miền Bắc tám năm nên âm “Sinh” luôn đặc sệt giọng miền Bắc, giống như gọi tên một con cún vậy. Tôi nhìn đích tới mà cảm thấy mơ hồ.
“A, a, Phúc Sinh! Cậu tuyệt vời quá”. Cô bạn Chanh Đa cùng phòng chạy tới, cẩn thận dìu tôi đi chầm chậm, gương mặt không nén được niềm vui: “Lập kỳ tích rồi, Phúc Sinh! Học viện Nhân văn từ trước đến nay chưa bao giờ được giải gì trên đường đua ba nghìn mét, cậu lại giành được vị trí thứ hai! Cậu tuyệt quá!”.
Đi chậm một lúc tôi mới dần dần tỉnh táo lại rồi nhấp từng ngụm nước. Mã Đằng Việt cười híp mắt chạy tới khen tôi: “Oa, Phúc Sinh, ban nãy lãnh đạo học viện của cậu còn khen cậu nữa. Cậu được đấy, thật không ngờ người cậu gầy thế này mà lại chạy được ba nghìn mét”.
Tôi vẫn đang thở hổn hển, giá có người cõng tôi về ký túc thì hay biết mấy.
Mã Đằng Việt vừa đi bên cạnh tôi vừa cười: “Nghe tớ nói này, tớ quan sát cậu lâu lắm rồi. Ba tháng mưa gió không là gì cả, mình cậu chạy trên sân. Để tớ tính xem, ba nghìn mét chắc chắn là được”.
Tôi nghĩ ngay đến chuyện buổi tối lúc chạy bộ thỉnh thoảng tôi lại ngồi thụp xuống khóc, khóc xong lại chầm chậm chạy tiếp. Thế mà cái tên này lại bảo rằng cậu ta đã quan sát tôi ba tháng trời. Tôi lườm cậu ta một cái: “Hội trưởng Mã sao không thi chạy năm nghìn mét nam? Chạy ba tháng trời bất kể mưa gió, chắc chắn sẽ chịu được năm nghìn mét đấy”.
Mã Đằng Việt cười: “Bóng rổ, bóng đá còn được chứ chạy năm nghìn mét tớ đầu hàng. Tớ hay nói chuyện với bạn gái ở sân vận động thôi”.
Tôi giả vờ cười đáp: “Chào nhé!”.
Không còn gì để nói!
Vô cùng hối hận!
Sao tôi lại đồng ý chạy ba nghìn mét cơ chứ?
Sau hội thao của trường, tên tuổi tôi nổi như cồn, ngay cả Trình Tử Hằng cũng biết tôi. Trình Tử Hằng đang học thạc sĩ luật, nghe nói khoa đã cử anh ấy làm nghiên cứu sinh tài năng chuyển tiếp thẳng từ thạc sĩ lên tiến sĩ.
Một người từ khi bảy tuổi cho tới khi hai mươi tám tuổi đều gắn liền với nhà trường, không cần nghĩ cũng biết người đó thư sinh tới mức nào.
Anh ấy không chỉ là người hùng biện giỏi nhất khoa Pháp luật mà còn là người hùng biện giỏi nhất của trường. Nghe nói anh ấy đã tham gia mấy cuộc thi sinh viên hùng biện toàn quốc, dùng mấy chữ “tài trí nhạy bén” để miêu tả về anh ấy cũng không ngoa chút nào. Mà con người này tôi đã quen ở một quán nhỏ cách sân vận động không xa.
Bắt đầu từ một chiếc bắp ngô luộc bơ.
Tôi và anh ấy cùng đồng thanh nói với ông chủ: “Một ngô!”.
Về lý mà nói, tôi đã gọi rồi thì anh ấy nên thôi mới đúng. Tôi là con gái, đạo lý này quá rõ ràng.
Nhưng Trình Tử Hằng lại nói: “Ngày nào anh cũng đến vào giờ này, đây là ông chủ để phần cho anh”.
Tôi nhìn ông chủ, ông chủ cười khì không đáp. Xem ra là để phần cho anh ấy thật rồi, nhưng thấy tôi là con gái nên mới cười như thế.
Hôm đó tôi không biết lửa giận từ đâu bốc lên kinh thế, chắc là dồn nén lâu ngày chưa được xả! Tôi cầm bắp ngô lên và nói với Trình Tử Hằng: “Anh trả tiền rồi à?”. Anh ấy sững lại: “Ngày nào anh cũng tới. Anh chỉ nói với em việc này, anh đâu có nói… nhất định lấy”.
Ba chữ sau cùng nói rất nặng nề, giống như một tiếng thở dài, anh ấy còn chưa nói xong thì tôi đã đưa bắp ngô lên ngoạm một miếng.
“Cảm ơn!”. Tôi cười, sau đó đưa tiền cho ông chủ:
“Phiền bác mai vào giờ này cũng để dành cho cháu một bắp nhé”.
“Ninh Phúc Sinh, em chẳng giống nghiên cứu sinh chút nào, giống sinh viên mới vào trường đại học hơn”.
Tôi ngậm bắp ngô rồi nhìn anh ấy kỹ hơn. Trình Tử Hằng không đeo kính, nước da trắng trẻo, người cao gầy, đầu tóc gọn gàng mát mẻ. Nể mặt mái đầu ấy, tôi mới nói chuyện với anh ấy: “Anh là ai? Sao lại biết em?”.
“Biết chứ, hôm hội thao ở trường thấy các thầy cô giáo mặt mày hớn hở lắm. Nói Học viện Nhân văn lập kỉ lục giành giải nhì chạy ba nghìn mét nữ. Chắc là em rồi?”.
“Anh cũng là người trong khoa à?”.
Anh ấy cười: “Anh tên là Trình Tử Hằng, Học viện Pháp luật”.
Tôi nói “tạm biệt” xong rồi đi luôn. Tôi không quan tâm xem ai là Trình Tử Hằng tiếng tăm lừng lẫy, nhưng Chanh Đa bạn cùng phòng tôi lại là một trong những fan của anh ấy. Bình thường bác bán ngô bán tới tầm tám giờ tối là hết, hôm đó mười giờ ba mươi phút tối, tôi chạy xong đi qua đó liền bị mùi thơm quyến rũ, nhờ bắp ngô đó mà tôi quen Trình Tử Hằng. Hai hôm sau tôi chạy xong, đi mua ngô cũng gặp anh ấy, sau đó mỗi người một bắp ngô, vừa đi vừa gặm vừa nói chuyện.
Tôi kể với Chanh Đa – vì cô ấy rất thích uống nước chanh tươi nên mới đặt tên như thế. Cô ấy quyết định tối ngày mai sẽ đi mua ngô.
Chanh Đa học chuyên ngành Văn học đương đại Trung Quốc. Cô ấy cầm bắp ngô đã gặm trơ lõi về phòng trong trạng thái mơ màng, miệng thốt đầy thơ thẩn nhục cảm: “Em nghĩ em say rồi, say mềm trong hương thơm hòa quyện với đôi môi anh…”.
“Cái cây tre ấy lại có ma lực thế sao?”. Tôi không hiểu.
Sau khi đã từng gặp gỡ Đinh Việt đẹp trai ngời ngời, Hạ Trường Ninh khí chất phi phàm, thì Trình Tử Hằng này chỉ là cỏ đuôi chó dưới vó ngựa trắng mà thôi.
Chanh Đa bằng tuổi tôi, sau khi học xong đại học thì thi thẳng lên cao học. Sự ngưỡng mộ của cô ấy với Trình Tử Hằng nghe nói có thể kể tới một tuần không hết.
Cô ấy hào hứng nói với tôi: “Phúc Sinh, Trình Tử Hằng tiền đồ vô lượng, cho dù anh ấy ở lại trường giảng dạy thì cũng là một người có nhiều tiền! Anh ấy cũng không phải là người ngu ngơ, là sự lựa chọn tuyệt vời khi kết hôn”.
Tôi chẳng mảy may động lòng, tiếp tục viết blog chơi.
Chanh Đa thở dài: “Tớ không muốn làm Diệt Tuyệt sư thái đâu, đợi tới lúc tớ tốt nghiệp nghiên cứu sinh cũng đã hai mươi bảy tuổi rồi, tớ phải tranh thủ tìm một anh chàng tốt trong vòng ba năm tới! Địa điểm yêu đương lý tưởng nhất chính là trường học, ra trường rồi, ở cái tuổi ấy chỉ có đi xem mặt thôi, lúc đó thì gặp ai lấy người đấy”. [Diệt Tuyệt sư thái: Chưởng môn phái Nga My trong tiểu thuyết Ỷ Thiên Đồ Long Ký của Kim Dung. Trong ngôn ngữ giới trẻ Trung Quốc phụ nữ được gọi là Diệt Tuyệt sư thái thường có học vị Tiến sĩ, tính tình nghiêm khắc (BTV)]
Bất giác tôi nhớ lại buổi xem mặt buồn cười ấy, nhớ cả Hạ Trường Ninh nữa. Nỗi nhớ lại trào về như nước lũ, tôi cầm luôn điện thoại ra ngoài mà không cần suy nghĩ: “Tớ ra ngoài mua đồ, một lúc là về thôi”.
Chạy xuống dưới tầng, tôi đứng dưới gốc cây do dự một hồi, tôi có nên gọi điện cho Hạ Trường Ninh không?
Nếu anh ấy đã lấy Dật Trần thì tôi cũng sẽ cắt đứt ngay nỗi nhớ này, cố gắng nắm chắc ba năm học tới của mình. Trong lòng bỗng thấy xót xa, tôi hy vọng anh ấy đang trêu đùa, đang giở trò, đang ép tôi phải cúi đầu nói lời yêu anh ấy.
Hạ Trường Ninh trong ký ức của tôi là con gián đánh mãi không chết, là tên lưu manh bám theo tôi không rời. Hóa ra, thực sự chẳng có ai có thể chờ đợi được ai.
Đang suy nghĩ như vậy nhưng ngón tay đã ấn nút gọi. Có tiếng chuông, tôi hy vọng Hạ Trường Ninh không nghe điện thoại, nhưng lại muốn tiếng chuông cứ kéo dài mãi, mỗi một nhịp chuông vang lên khiến tôi trở nên cực kỳ bình tĩnh.
Giọng anh ấy vang lên bên tai: “Phúc Sinh? Em khỏe chứ?”.
Cũng khỏe”.
“Có thích ứng được với khí hậu Giang Nam không?”. “Có”.
Hạ Trường Ninh khẽ cười và nói: “Anh còn nghĩ em không thèm làm bạn với anh nữa, hoàn toàn coi anh là người dưng rồi. Nếu anh không gọi điện thoại tới thì em sẽ không chủ động gọi ư? Phúc Sinh, em đang nhớ anh à?”.
Tôi chần chừ không đáp, bên cạnh chợt vang lên tiếng nói: “Phúc Sinh”.
Tôi nhìn theo phía phát ra âm thanh, hóa ra là Trình Tử Hằng. Muộn thế này rồi vẫn chưa gặm hết ngô mà về ký túc sao? Bắp ngô của Chanh Đa sớm chỉ còn cái lõi, đã vậy còn sung sướng mang về phòng làm kỷ niệm nữa chứ!
Tôi vội nói với Hạ Trường Ninh: “Ờ, không sao, gọi điện thoại hỏi thăm thôi. Bye”. Tôi ngắt điện thoại hỏi Trình Tử Hằng: “Có việc gì không?”.
“Không sao, đi qua thấy em nên chào thôi”.
Điện thoại cầm chặt trong tay đã nóng bừng, may mà anh ấy lên tiếng chào tôi nếu không thì tôi biết nói gì với Hạ Trường Ninh bây giờ? Lẽ nào tôi thực sự có thể nói với Hạ Trường Ninh rằng: “Em nhớ anh, anh đừng lấy Dật Trần, anh đừng lo cho con trai anh?”. Hoặc là nói: “Em nghĩ kỹ rồi, em chỉ cần anh, con của anh chính là con của em! Em yêu anh, em có thể chấp nhận tất cả mọi thứ của anh?”.
Cho tới bây giờ, tôi vẫn không mở lời được.
Nhưng giọng điệu của Hạ Trường Ninh sao chẳng giống chồng người khác gì cả? Giống như anh ấy đang chủ động đợi tôi gọi điện thoại tới. Trong lòng tôi lại do dự. Cái tên này lừa tôi quá nhiều lần rồi, tôi không phân biệt được sự thật giả trong những lời anh ấy nói nữa.
“Phúc Sinh”. Trình Tử Hằng lại gọi tôi.
Tôi quay lại cười: “Cảm ơn anh đã nhắc nhở, gọi điện thoại cho người nhà nên suýt chút nữa thì em quên khóa cửa. Chào anh”.
Lúc này tôi quên mất không chú ý tới việc Trình Tử Hằng gọi tôi là Phúc Sinh chứ không phải Ninh Phúc Sinh.
“Chúc ngủ ngon”. Trình Tử Hằng chào rồi đi tiếp.
Tôi đi vào trong tòa nhà đứng một hồi, sau đó mới đi vào hành lang và gọi điện cho Hạ Trường Ninh.
Anh ấy ngáp một cái rõ dài rồi nói: “Phúc Sinh, vẫn chưa ngủ à?”.
Tôi khựng lại, mãi lâu sau mới nói: “Ờ, chưa ngủ. Em nghe Mai Tử nói anh đến Thâm Quyến mở chi nhánh công ty. Công ty làm ăn thuận lợi chứ?”.
“Phúc Sinh, em muốn nói gì thì nói thẳng đi, đừng úp úp mở mở như thế nữa”.
Cái tên này ép người quá đáng, phải mấy tháng rồi tôi mới nể mặt gọi điện thoại cho anh ấy, thế mà còn dùng mấy lời này chọc tức tôi: “Hạ Trường Ninh, em coi anh là bạn nên mới quan tâm anh một tí. Anh lấy Dật Trần chưa?”. Tôi miễn cưỡng thốt lên câu mình muốn hỏi nhất.
Giọng anh uể oải, nhưng rõ ràng tràn đầy sự tức giận: “Nếu anh nói anh lấy cô ấy rồi thì em không phải đợi nữa, đúng không?”.
Đương nhiên! Anh lấy người phụ nữ khác rồi thì tôi còn chờ đợi gì nữa? Tôi mím môi mà không thoát ra những lời oan ức trong lòng được. Tôi gọi điện thoại cho anh ấy tức là đã thiệt thòi cho bản thân lắm rồi. Cái con lợn này!
Điện thoại đột nhiên bị ngắt! A! A! A! Hạ Trường Ninh lại dám ngắt điện thoại của tôi? Tôi đứng ngây như phỗng.
Lẽ nào Hạ Trường Ninh nhất định phải ép tôi thích ứng với mọi thứ của anh ấy? Không những phải thích anh ấy mà còn phải yêu tới mức chết đi sống lại, anh ấy và bạn gái cũ có một đứa con trai, thì nhất định phải ép tôi vui mừng hớn hở làm mẹ kế của nó mới được sao?
Tôi điên tiết đá vào tường mấy cái. Suýt nữa thì đá sái cả chân: “Lưu manh, Hạ Trường Ninh anh là đồ thổ phỉ! Anh là Ba Y! Ba Y!”. Tôi bực mình mắng, hết lần này tới lần khác.
Nói ra cũng thấy trùng hợp, ngày hôm sau lại có người gọi điện tới ký túc tìm tôi. Chanh Đa nghe điện thoại, cô ấy cầm điện thoại nhìn về phía tôi và nghiến răng: “Của cậu, anh Trình”.
Tôi nhớ lại chuyện tối qua, cảm thấy có điều gì không đúng lắm. “Thỏ không ăn cỏ gần hang”, nhìn sắc mặt Chanh Đa tôi không muốn gây thù chuốc oán tí nào, liền nói: “Đang bận đây, hỏi hộ tớ xem có việc gì không?”.
Chanh Đa chỉ mong được nói chuyện với Trình Tử Hằng, giọng nói như đạn bay bỗng chốc trở nên dịu dàng như mặt trời ngày xuân trên con đê Tô Công. Giọng nói tựa rặng liễu xuân bên bờ đê Tô, như khói như mơ: “Anh Trình, Phúc Sinh đang cắt móng chân. Anh có việc gì không ạ? Em sẽ chuyển lời cho bạn ấy”. [Đê Tô Công là một trong mười cảnh đẹp của Tây Hồ. Con đê rộng ba mươi sáu mét, phong cảnh rất đẹp (ND)]
Tôi rùng mình, sao cô ấy không nói tôi đang chùi đít chứ? Con người này thật là! Chanh Đa nhìn tôi cười gian, gương mặt vẫn tràn đầy sắc xuân.
Cúp máy xong cô ấy hằm hằm tới trước mặt tôi và nói: “Phúc Sinh, anh Trình hẹn cậu ba giờ chiều gặp nhau ở cổng thư viện”.
Tôi trợn mắt nhìn cô ấy: “Chanh Đa, cậu đi đi, cậu nói tớ cắt móng chân cắt luôn vào đầu ngón chân rồi, bị thương không đi được”.
Chanh Đa thở dài: “Phúc Sinh, Trình Tử Hằng là một người vô cùng ưu tú, cậu đừng bỏ lỡ đấy. Tớ là một người hẹp hòi đến thế sao? Tớ mới chỉ cảm thấy điều kiện của anh ấy tốt thôi chứ đã yêu đương gì đâu”.
Nhưng giọng cậu khi nói chuyện với anh ấy khiến tớ nổi hết da gà đấy!
“Không đi đâu, Chanh Đa, tớ không muốn yêu đương gì cả”.
“Phúc Sinh, cậu có người trong mộng rồi à?”.
Mai Tử ở quá xa tôi, ở đây Chanh Đa có thể coi là người bạn thân nhất. Tôi thật thà kể lại chuyện hẹn hò giữa tôi và Hạ Trường Ninh, kể rồi không kìm được nước mắt.
“Chanh Đa, trong lòng tớ vô cùng khó chịu, tớ thực sự không yêu anh ấy nhiều sao?”.
Chanh Đa đập bàn đứng dậy: “Sao người đàn ông đó lại ích kỉ thế? Việc tốt anh ta làm lại bắt cậu phải thấu hiểu sao? Lẽ nào cậu phải cười vui hớn hở làm mẹ kế thì anh ta mới thỏa lòng? Sao anh ta không nghĩ tới cảm xúc của cậu? Nghe lời tớ, mặc bố anh ta đi! Cậu mới hai mươi ba tuổi, có phải không tìm được bạn trai đâu. Trình Tử Hằng, một người ưu tú đến thế hẹn hò cậu kìa, sao cậu còn không buông được chứ? Nếu cậu sinh con với người đàn ông khác, để cho anh ta phải vui vẻ chấp nhận, cậu xem anh ta có muốn không?”.
Từng lời nói đi thẳng vào tim tôi, thực sự khiến tôi cảm thấy được an ủi. Nhưng tôi không buông được Hạ Trường Ninh. Nghĩ tới chuyện chia tay với anh ấy tôi vô cùng khó chịu.
“Phúc Sinh, cậu phải tiếp xúc nhiều với đàn ông thì mới dễ chọn. Dựa vào cái gì mà một cô gái trẻ phải làm mẹ kế?”.
Không phải việc có chấp nhận Hạ Trường Ninh và Dật Trần hay không mà tôi đang nghĩ, mình có thể vì Hạ Trường Ninh mà đi tới bước nào? Những lời nói của anh ấy vẫn vang vọng bên tai tôi: “Em yêu anh còn chưa tới mức đó đâu, Phúc Sinh à”.
Hạ Trường Ninh để ý đến thái độ do dự của tôi về chuyện anh ấy và Dật Trần có con hay bận tâm chuyện tôi chưa yêu anh ấy tới mức đó? Những lời nói của tên này luôn có một hàm ý khác, khiến tôi không tài nào nhìn thấu được.
“Haizz, cậu nói gì đi chứ!”. Chanh Đa vỗ vỗ vai tôi khiến tôi sực tỉnh.
“Đi gặp đi, Trình Tử Hằng chắc gì có ý đó. Chỉ là, tự nhiên hẹn tớ nên mới khiến người ta nghĩ theo chiều hướng đó thôi”.
Có lẽ cuộc điện thoại tối qua khiến tôi cảm thấy lo lắng, bực bội, khiến tôi tức giận mà đưa ra quyết định.
Ba giờ chiều, tôi tới thư viện gặp Trình Tử Hằng.
Anh ấy mặc một chiếc áo sơ mi trắng, quần Tây đen, đứng ở cửa thư viện. Nhìn từ xa tôi có cảm giác nhìn thấy bóng dáng Hạ Trường Ninh, bước chân vô tình dừng lại.
Cảm thấy chột dạ, tôi thực sự không chuẩn bị tâm lý cho việc yêu đương lần nữa. Trình Tử Hằng nhìn thấy tôi liền rảo bước tới, gương mặt hao gầy nở nụ cười: “Phúc Sinh, anh muốn rủ em đi xem phim”.
Sao anh ấy lại thẳng thắn thế này? Tôi có cảm giác không biết nên làm thế nào.
“Nghe Chanh Đa nói chiều nay em được nghỉ học”. Anh ấy cắt đứt đường rút của tôi. “Buổi chiều em muốn đi tìm ít tài liệu”. Câu này tôi nói thật, có điều không nhất định phải là đi tìm hôm nay.
Trình Tử Hằng suy nghĩ rồi trả lời: “Cũng được, anh cũng muốn đi tìm tài liệu, tìm xong rồi cùng đi ăn cơm nhé”.
Lẽ nào người này cũng là chú gián đánh mãi không chết sao? Tôi chớp chớp mắt rồi cùng anh ấy đi vào thư viện.
Bất cứ người nào yêu văn học đều biết, một khi bạn đã cầm quyển sách lên thì thời gian không nằm trong phạm vi suy nghĩ của bạn nữa. Không chỉ là thời gian, mà các việc lộn xộn lung tung khác nữa. Trong lúc này Hạ Trường Ninh, Trình Tử Hằng đều không nằm trong phạm vi suy nghĩ của tôi, trước mắt tôi chỉ có những tư liệu nghiên cứu của các giáo sư, thạc sĩ về biến văn Đôn Hoàng. [Đôn Hoàng: Là một thị xã thuộc thành phố Tửu Tuyền, tỉnh Cam Túc (ND)]
Khi các hòa thượng truyền dạy Phật lý, ban đầu những câu truyện được hát, truyền miệng, sau này được người đời ghi lại bằng ngôn ngữ thông dụng, những tác phẩm văn học lấy nội dung kinh Phật làm đề tài được gọi là biến văn. Những năm cuối triều Thanh, trong nhà đá Đôn Hoàng phát hiện ra một loạt tả quyển tục văn của thời Đường, Ngũ Đại. Những cuốn sách này được gọi là biến văn Đôn Hoàng. [Tả quyển là những sách vở còn lại ở di chỉ Đôn Hoàng. Tục văn hay còn gọi là thông tục văn, thường là những sáng tác thơ, văn, ca phú (ND)]
Giáo sư Trần Dần Khác sớm đã đề xuất luận điểm: Thể loại văn học đàn từ, được diễn dịch từ những câu chuyện trong kinh Phật. Sau đó ông viết một loạt luận văn, tiến hành khảo cứu trên nhiều phương diện về sự ra đời, diễn biến và mối quan hệ với kinh Phật của tiểu thuyết và đàn từ. [Đàn từ: Một hình thức nghệ thuật dân gian vừa hát vừa nói, lưu hành ở các tỉnh miền Nam, Trung Quốc vào thời Thanh (ND)]
Nghiên cứu của tôi làm về văn tự ngôn ngữ Trung Quốc, hiện giờ đang làm nghiên cứu về ngôn ngữ Đôn Hoàng. Nếu nói về sự quan tâm với văn tự của tôi thì thực chất còn không bằng hứng thú đối với các câu chuyện Phật giáo.
Tôi thích hiểu sự việc theo hướng đơn giản một chút. Những câu chuyện Phật giáo phần lớn đều được tôi hiểu thành những câu chuyện ngụ ngôn, từ đó tôi sẽ thấy được những khuyên bảo về đời người.
Về tình yêu, tôi rất mông lung. Phật không nói về tình yêu mà nói về duyên, duyên khởi duyên diệt. Phật dạy “vô trụ sinh tâm, bất chấp trước ngoại vật”, tiêu trừ gánh nặng tâm hồn, giữ vững trái tim tự nhiên, thuần khiết.
Tôi và Hạ Trường Ninh có duyên hay vô duyên? Là có duyên rồi diệt hay tiếp tục giằng co? Tôi chấp nhận anh ấy, thì nên chấp nhận tất cả mọi thứ của anh ấy, những cái tốt cái xấu của anh, bao gồm cả đứa con trai anh có với người phụ nữ khác sao? Tôi chỉ cần yêu anh ấy, chỉ cần đi theo tình yêu của trái tim sao?
Tôi vẫn nhìn không thấu, nhìn không xuyên, nhìn không tỏ.
Hạ Trường Ninh nói không sai. Tôi yêu anh ấy, nhưng chưa đến mức đó! Còn thứ anh ấy muốn là tôi yêu anh ấy hết lòng, bất kể lý do gì cũng sẽ giữ vững tình yêu.
Là tôi đã sai sao?
Bất giác tôi cảm thấy buồn bã.
Một bàn tay đặt lên trên tập tài liệu của tôi, giọng Trình Tử Hằng vang lên: “Phúc Sinh, đừng tập trung quá, còn thời gian mà”.
Tôi ngẩng đầu lên mới biết trời đã tối đen từ lúc nào, tôi cười xin lỗi: “Em muốn đọc cho xong, bây giờ vẫn chưa đói, hay là anh đi ăn trước đi”.
Trình Tử Hằng gấp luôn tập tài liệu của tôi vào và nói: “Không được, em ăn xong rồi đọc cũng được”.
Hành động của anh ấy khiến tôi mơ hồ nhìn thấy bóng dáng của Hạ Trường Ninh. Tôi sững lại, không tức giận, cầm máy tính và đi ăn cùng anh ấy.
Ra ngoài thư viện rồi Trình Tử Hằng mới nói với tôi: “Đã tám giờ rồi, em cứ như thế này sẽ không tốt cho dạ dày”.
Thời gian đã trôi qua lâu vậy sao? Tôi bỗng thấy sợ hãi khi thời gian trôi nhanh như thế. Ngồi bên quán ăn nhỏ cạnh trường, những món Trình Tử Hằng gọi đều hợp khẩu vị của tôi. Không nén được tò mò, tôi hỏi: “Anh Trình, anh tìm em có việc gì không?”.
Tôi còn chưa ngu tới mức tự mơ mộng hão huyền như thế. Trực giác cho biết, Trình Tử Hằng vì một bắp ngô mà rung động trước tôi thì vô lý quá.
“Thực ra trường học là nơi cô đơn nhất, cuộc sống quá tẻ nhạt, bạn trai bạn gái có lúc giống như một người bạn đồng hành”. Trình Tử Hằng nói.
Là như thế sao? Hóa ra giữa nam và nữ không cần tình yêu mà cũng có thể gọi là bạn trai bạn gái sao? Là do tôi quá nông cạn hay quá bảo thủ? Tôi thừa nhận tôi tới nơi xa lạ này học, quả thực vô cùng cô đơn.
Tôi không phải là người hiếu động, bạn bè cũng không nhiều. Phòng ký túc cũng chỉ có hai người ở, không thể nào nhộn nhịp bằng sáu người như trước kia. Cuộc sống hàng ngày nếu không phải đọc sách thì thỉnh thoảng lên lớp dạy hai tiết cho các đàn em khóa dưới. Kế hoạch của tôi là học kỳ đầu tiên phải làm quen và thân thuộc với cuộc sống trong trường, học kỳ thứ hai bắt đầu đi tìm việc làm.
Mặc dù học nghiên cứu sinh tháng nào cũng có học bổng, nhưng chắc chắn là không đủ tiêu, tôi vẫn phải dùng thêm tiền của bố mẹ. Tìm việc làm vốn nằm trong kế hoạch của tôi, còn bạn trai không nằm trong kế hoạch ấy.
“Phúc Sinh, ở trong trường em có thể làm một nửa của anh không?”.
“Tại sao lại là em?”.
Tôi cảm thấy rất lạ lùng, theo như Chanh Đa nói thì số fan nữ hâm mộ Trình Tử Hằng nhiều vô kể, anh ấy thường xuyên nhận được thư tình hoặc lời mời, nói chung không thể nào vì việc cái bắp ngô luộc được? Nếu thực sự như thế thì đúng là do bắp ngô đó gây ra. Trình Tử Hằng nói: “Anh thấy em một mình chạy trên sân vận động, chắc em cũng cô đơn đúng không?”.
Tôi sững lại.
Chuyện tốt không lan xa, truyện xấu đã truyền vạn dặm. Sao anh ấy cũng nhìn thấy chứ? Tối nào cũng có bao nhiêu người chạy không ngừng nghỉ ở trên sân, tôi còn tưởng là có mỗi mình tôi thôi! Cảm giác xấu hổ làm gì cũng bị người ta nhìn thấy khiến tôi chỉ muốn có cái lỗ nào dưới đất mà chui xuống.
“Tại sao lại không thể có một nửa chứ? Cùng nhau ăn cơm, cùng nhau đi học, cả hai cùng quan tâm nhau, chỉ thế mà thôi”.
Đúng thế, tại sao lại không thể tìm một người bạn trai làm người bầu bạn như thế chứ? Chỉ là bầu bạn thôi mà.
Trình Tử Hằng hóa ra cũng là một người cô độc sao? Trong mắt người khác anh ấy rất phong độ, rất được yêu thích, nhưng nghe anh ấy nói thì có vẻ anh ấy muốn tìm một người bạn gái!
Con người thực sự không nên chỉ nhìn bề ngoài.
“Chỉ là bạn thôi”. Tôi nhìn anh ấy cười.
Lúc này tôi nhìn thấy một nụ cười nở trên gương mặt xương gầy của anh ấy.
0o0
“Ninh Phúc Sinh, cố lên!”.
“Cố lên!”. [Trong tiếng Trung, từ “cố lên” có nghĩa đen là “thêm dầu”(BTV)]
Không biết ai nghĩ ra cái từ đó nữa không biết, chắc là lúc đó xe hơi còn quá mới mẻ, con người đổ thêm dầu vào trong động cơ, nó chạy còn nhanh hơn xe ngựa nên mới tạo ra từ này chăng.
Nhưng bây giờ tôi cần thêm nước!
Không dám mở to miệng, mỗi lần không khí lọt vào đều khiến cổ họng khô rát, cực kỳ khó chịu. Tôi không còn nhìn rõ gương mặt của những người xung quanh, cả một khoảng mơ hồ, trước mắt chỉ còn con đường này, còn phải chạy một vòng nữa, dưới chân là vạch đích. Có trời mới biết mỗi lần chạy qua vạch đó là tôi đều muốn đặt mông ngồi xuống luôn.
Quỷ mới biết sao tôi lại tham gia thi chạy ba nghìn mét nữ.
Sau khi vào trường chẳng có chút cảm giác mới mẻ nào, vô số câu hỏi và nỗi nhớ đã nhanh chóng lấp đầy trong tôi. Có phải Hạ Trường Ninh đã quyết định ở bên Dật Trần rồi không? Có phải Hạ Trường Ninh đã lấy cô ấy rồi không?
Tôi hỏi Mai Tử, cô ấy nói không biết. Nhưng thông tin mà cô ấy nghe được còn khiến tôi đau lòng hơn: Hạ Trường Ninh đã tới Thâm Quyến mở chi nhánh công ty!
“Phúc Sinh, tớ nghe nói hình như… Dật Trần và con trai cô ấy không quen với cuộc sống nơi đây, không hợp thủy thổ. Hơn nữa, con trai cô ấy quen sống với ông bà ngoại rồi… Haizz, Phúc Sinh, cậu đừng khóc, đừng khóc mà”.
Nghe được tin này tôi mới nhận ra sự thật, Hạ Trường Ninh không phải của tôi nữa rồi. Anh ấy sẽ không bao giờ bám theo sau Ninh Phúc Sinh sống chết muốn tôi làm bạn gái nữa. Anh ấy nói ba năm sau muốn tôi có một câu trả lời, nhưng anh ấy lại không cần đợi đến ba năm.
Tối hôm đó gọi điện thoại xong tôi chạy ngay ra sân vận động và bắt đầu chạy. Tôi cũng không biết mình đã chạy bao xa, nói chung chạy tới lúc mệt lả liền về ký túc ngủ vùi. Tối hôm sau tôi lại đi chạy tiếp, tôi muốn mình có một giấc ngủ ngon. Mấy hôm sau cảm giác đau nhức không còn nữa, tôi đã có được sự thoải mái sau quá trình luyện tập. Hạ Trường Ninh nói sức khỏe của tôi quá yếu, sau này phải chạy bộ cùng anh ấy. Nhưng anh ấy chưa hề chạy cùng tôi lần nào! Tôi chạy rất khỏe, gió thổi như gào thét, sân vận động yên tĩnh giữa đêm khuya rất phù hợp với tâm trạng cô độc của tôi.
Không ngờ, có một hôm, một chàng trai đuổi theo tôi bắt chuyện: “Cậu học trường nào?”.
Tôi liếc cậu ta một cái, đó là một chàng trai tràn đầy sức sống, đáp: “Học viện Nhân văn”.
“Tớ là Mã Đằng Việt ở hội sinh viên khoa Thể dục, thấy cậu chạy lâu lắm rồi. A, năm nay hội thao ở trường cậu tham gia chứ?”.
Mới mẻ đây! Từ nhỏ tới giờ tôi cũng tham gia nhiều hội thao, có điều mãi mãi chỉ là một thành viên của đội cổ vũ đứng ngoài sân, chưa bao giờ vào trong sân cả. Không hiểu sao lúc đó tôi chỉ muốn cảm giác ồn nào, muốn tham gia hoạt động, giết thời gian. Thế là tôi nhận lời.
Nghiên cứu sinh từ trước tới giờ vốn không hào hứng lắm với hội thao của trường, tính tích cực cũng không cao, Học viện Nhân văn trên đường đua điền kinh nữ càng yếu thế. Tôi là nữ nghiên cứu sinh duy nhất của Học viện Nhân văn đăng ký tham gia, lại còn chạy ba nghìn mét, tất cả các anh chị em khóa trên đều tới cổ vũ cho tôi.
Đặc biệt thu hút sự chú ý của người khác không phải là tôi mà là các nữ sinh Học viện Nhân văn. Trong trường luôn truyền tai nhau rằng con gái Học viên Nhân văn dè dặt nhất, kiêu nhất, mấy khi được thấy tất cả con gái cùng tập trung lại hò hét thế này?
Những người thuộc học viện khác chắc cảm thấy tên tôi hay nên cũng hô theo. Chốc chốc ba chữ “Ninh Phúc Sinh” lại vang khắp vườn trường.
Trong cơn mơ hồ tôi nghe thấy Hạ Trường Ninh gọi tôi: “Phúc Sinh!”.
Khi anh ấy gọi tôi âm thanh luôn khác với mọi người, chắc là do anh ấy ở miền Bắc tám năm nên âm “Sinh” luôn đặc sệt giọng miền Bắc, giống như gọi tên một con cún vậy. Tôi nhìn đích tới mà cảm thấy mơ hồ.
“A, a, Phúc Sinh! Cậu tuyệt vời quá”. Cô bạn Chanh Đa cùng phòng chạy tới, cẩn thận dìu tôi đi chầm chậm, gương mặt không nén được niềm vui: “Lập kỳ tích rồi, Phúc Sinh! Học viện Nhân văn từ trước đến nay chưa bao giờ được giải gì trên đường đua ba nghìn mét, cậu lại giành được vị trí thứ hai! Cậu tuyệt quá!”.
Đi chậm một lúc tôi mới dần dần tỉnh táo lại rồi nhấp từng ngụm nước. Mã Đằng Việt cười híp mắt chạy tới khen tôi: “Oa, Phúc Sinh, ban nãy lãnh đạo học viện của cậu còn khen cậu nữa. Cậu được đấy, thật không ngờ người cậu gầy thế này mà lại chạy được ba nghìn mét”.
Tôi vẫn đang thở hổn hển, giá có người cõng tôi về ký túc thì hay biết mấy.
Mã Đằng Việt vừa đi bên cạnh tôi vừa cười: “Nghe tớ nói này, tớ quan sát cậu lâu lắm rồi. Ba tháng mưa gió không là gì cả, mình cậu chạy trên sân. Để tớ tính xem, ba nghìn mét chắc chắn là được”.
Tôi nghĩ ngay đến chuyện buổi tối lúc chạy bộ thỉnh thoảng tôi lại ngồi thụp xuống khóc, khóc xong lại chầm chậm chạy tiếp. Thế mà cái tên này lại bảo rằng cậu ta đã quan sát tôi ba tháng trời. Tôi lườm cậu ta một cái: “Hội trưởng Mã sao không thi chạy năm nghìn mét nam? Chạy ba tháng trời bất kể mưa gió, chắc chắn sẽ chịu được năm nghìn mét đấy”.
Mã Đằng Việt cười: “Bóng rổ, bóng đá còn được chứ chạy năm nghìn mét tớ đầu hàng. Tớ hay nói chuyện với bạn gái ở sân vận động thôi”.
Tôi giả vờ cười đáp: “Chào nhé!”.
Không còn gì để nói!
Vô cùng hối hận!
Sao tôi lại đồng ý chạy ba nghìn mét cơ chứ?
Sau hội thao của trường, tên tuổi tôi nổi như cồn, ngay cả Trình Tử Hằng cũng biết tôi. Trình Tử Hằng đang học thạc sĩ luật, nghe nói khoa đã cử anh ấy làm nghiên cứu sinh tài năng chuyển tiếp thẳng từ thạc sĩ lên tiến sĩ.
Một người từ khi bảy tuổi cho tới khi hai mươi tám tuổi đều gắn liền với nhà trường, không cần nghĩ cũng biết người đó thư sinh tới mức nào.
Anh ấy không chỉ là người hùng biện giỏi nhất khoa Pháp luật mà còn là người hùng biện giỏi nhất của trường. Nghe nói anh ấy đã tham gia mấy cuộc thi sinh viên hùng biện toàn quốc, dùng mấy chữ “tài trí nhạy bén” để miêu tả về anh ấy cũng không ngoa chút nào. Mà con người này tôi đã quen ở một quán nhỏ cách sân vận động không xa.
Bắt đầu từ một chiếc bắp ngô luộc bơ.
Tôi và anh ấy cùng đồng thanh nói với ông chủ: “Một ngô!”.
Về lý mà nói, tôi đã gọi rồi thì anh ấy nên thôi mới đúng. Tôi là con gái, đạo lý này quá rõ ràng.
Nhưng Trình Tử Hằng lại nói: “Ngày nào anh cũng đến vào giờ này, đây là ông chủ để phần cho anh”.
Tôi nhìn ông chủ, ông chủ cười khì không đáp. Xem ra là để phần cho anh ấy thật rồi, nhưng thấy tôi là con gái nên mới cười như thế.
Hôm đó tôi không biết lửa giận từ đâu bốc lên kinh thế, chắc là dồn nén lâu ngày chưa được xả! Tôi cầm bắp ngô lên và nói với Trình Tử Hằng: “Anh trả tiền rồi à?”. Anh ấy sững lại: “Ngày nào anh cũng tới. Anh chỉ nói với em việc này, anh đâu có nói… nhất định lấy”.
Ba chữ sau cùng nói rất nặng nề, giống như một tiếng thở dài, anh ấy còn chưa nói xong thì tôi đã đưa bắp ngô lên ngoạm một miếng.
“Cảm ơn!”. Tôi cười, sau đó đưa tiền cho ông chủ:
“Phiền bác mai vào giờ này cũng để dành cho cháu một bắp nhé”.
“Ninh Phúc Sinh, em chẳng giống nghiên cứu sinh chút nào, giống sinh viên mới vào trường đại học hơn”.
Tôi ngậm bắp ngô rồi nhìn anh ấy kỹ hơn. Trình Tử Hằng không đeo kính, nước da trắng trẻo, người cao gầy, đầu tóc gọn gàng mát mẻ. Nể mặt mái đầu ấy, tôi mới nói chuyện với anh ấy: “Anh là ai? Sao lại biết em?”.
“Biết chứ, hôm hội thao ở trường thấy các thầy cô giáo mặt mày hớn hở lắm. Nói Học viện Nhân văn lập kỉ lục giành giải nhì chạy ba nghìn mét nữ. Chắc là em rồi?”.
“Anh cũng là người trong khoa à?”.
Anh ấy cười: “Anh tên là Trình Tử Hằng, Học viện Pháp luật”.
Tôi nói “tạm biệt” xong rồi đi luôn. Tôi không quan tâm xem ai là Trình Tử Hằng tiếng tăm lừng lẫy, nhưng Chanh Đa bạn cùng phòng tôi lại là một trong những fan của anh ấy. Bình thường bác bán ngô bán tới tầm tám giờ tối là hết, hôm đó mười giờ ba mươi phút tối, tôi chạy xong đi qua đó liền bị mùi thơm quyến rũ, nhờ bắp ngô đó mà tôi quen Trình Tử Hằng. Hai hôm sau tôi chạy xong, đi mua ngô cũng gặp anh ấy, sau đó mỗi người một bắp ngô, vừa đi vừa gặm vừa nói chuyện.
Tôi kể với Chanh Đa – vì cô ấy rất thích uống nước chanh tươi nên mới đặt tên như thế. Cô ấy quyết định tối ngày mai sẽ đi mua ngô.
Chanh Đa học chuyên ngành Văn học đương đại Trung Quốc. Cô ấy cầm bắp ngô đã gặm trơ lõi về phòng trong trạng thái mơ màng, miệng thốt đầy thơ thẩn nhục cảm: “Em nghĩ em say rồi, say mềm trong hương thơm hòa quyện với đôi môi anh…”.
“Cái cây tre ấy lại có ma lực thế sao?”. Tôi không hiểu.
Sau khi đã từng gặp gỡ Đinh Việt đẹp trai ngời ngời, Hạ Trường Ninh khí chất phi phàm, thì Trình Tử Hằng này chỉ là cỏ đuôi chó dưới vó ngựa trắng mà thôi.
Chanh Đa bằng tuổi tôi, sau khi học xong đại học thì thi thẳng lên cao học. Sự ngưỡng mộ của cô ấy với Trình Tử Hằng nghe nói có thể kể tới một tuần không hết.
Cô ấy hào hứng nói với tôi: “Phúc Sinh, Trình Tử Hằng tiền đồ vô lượng, cho dù anh ấy ở lại trường giảng dạy thì cũng là một người có nhiều tiền! Anh ấy cũng không phải là người ngu ngơ, là sự lựa chọn tuyệt vời khi kết hôn”.
Tôi chẳng mảy may động lòng, tiếp tục viết blog chơi.
Chanh Đa thở dài: “Tớ không muốn làm Diệt Tuyệt sư thái đâu, đợi tới lúc tớ tốt nghiệp nghiên cứu sinh cũng đã hai mươi bảy tuổi rồi, tớ phải tranh thủ tìm một anh chàng tốt trong vòng ba năm tới! Địa điểm yêu đương lý tưởng nhất chính là trường học, ra trường rồi, ở cái tuổi ấy chỉ có đi xem mặt thôi, lúc đó thì gặp ai lấy người đấy”. [Diệt Tuyệt sư thái: Chưởng môn phái Nga My trong tiểu thuyết Ỷ Thiên Đồ Long Ký của Kim Dung. Trong ngôn ngữ giới trẻ Trung Quốc phụ nữ được gọi là Diệt Tuyệt sư thái thường có học vị Tiến sĩ, tính tình nghiêm khắc (BTV)]
Bất giác tôi nhớ lại buổi xem mặt buồn cười ấy, nhớ cả Hạ Trường Ninh nữa. Nỗi nhớ lại trào về như nước lũ, tôi cầm luôn điện thoại ra ngoài mà không cần suy nghĩ: “Tớ ra ngoài mua đồ, một lúc là về thôi”.
Chạy xuống dưới tầng, tôi đứng dưới gốc cây do dự một hồi, tôi có nên gọi điện cho Hạ Trường Ninh không?
Nếu anh ấy đã lấy Dật Trần thì tôi cũng sẽ cắt đứt ngay nỗi nhớ này, cố gắng nắm chắc ba năm học tới của mình. Trong lòng bỗng thấy xót xa, tôi hy vọng anh ấy đang trêu đùa, đang giở trò, đang ép tôi phải cúi đầu nói lời yêu anh ấy.
Hạ Trường Ninh trong ký ức của tôi là con gián đánh mãi không chết, là tên lưu manh bám theo tôi không rời. Hóa ra, thực sự chẳng có ai có thể chờ đợi được ai.
Đang suy nghĩ như vậy nhưng ngón tay đã ấn nút gọi. Có tiếng chuông, tôi hy vọng Hạ Trường Ninh không nghe điện thoại, nhưng lại muốn tiếng chuông cứ kéo dài mãi, mỗi một nhịp chuông vang lên khiến tôi trở nên cực kỳ bình tĩnh.
Giọng anh ấy vang lên bên tai: “Phúc Sinh? Em khỏe chứ?”.
Cũng khỏe”.
“Có thích ứng được với khí hậu Giang Nam không?”. “Có”.
Hạ Trường Ninh khẽ cười và nói: “Anh còn nghĩ em không thèm làm bạn với anh nữa, hoàn toàn coi anh là người dưng rồi. Nếu anh không gọi điện thoại tới thì em sẽ không chủ động gọi ư? Phúc Sinh, em đang nhớ anh à?”.
Tôi chần chừ không đáp, bên cạnh chợt vang lên tiếng nói: “Phúc Sinh”.
Tôi nhìn theo phía phát ra âm thanh, hóa ra là Trình Tử Hằng. Muộn thế này rồi vẫn chưa gặm hết ngô mà về ký túc sao? Bắp ngô của Chanh Đa sớm chỉ còn cái lõi, đã vậy còn sung sướng mang về phòng làm kỷ niệm nữa chứ!
Tôi vội nói với Hạ Trường Ninh: “Ờ, không sao, gọi điện thoại hỏi thăm thôi. Bye”. Tôi ngắt điện thoại hỏi Trình Tử Hằng: “Có việc gì không?”.
“Không sao, đi qua thấy em nên chào thôi”.
Điện thoại cầm chặt trong tay đã nóng bừng, may mà anh ấy lên tiếng chào tôi nếu không thì tôi biết nói gì với Hạ Trường Ninh bây giờ? Lẽ nào tôi thực sự có thể nói với Hạ Trường Ninh rằng: “Em nhớ anh, anh đừng lấy Dật Trần, anh đừng lo cho con trai anh?”. Hoặc là nói: “Em nghĩ kỹ rồi, em chỉ cần anh, con của anh chính là con của em! Em yêu anh, em có thể chấp nhận tất cả mọi thứ của anh?”.
Cho tới bây giờ, tôi vẫn không mở lời được.
Nhưng giọng điệu của Hạ Trường Ninh sao chẳng giống chồng người khác gì cả? Giống như anh ấy đang chủ động đợi tôi gọi điện thoại tới. Trong lòng tôi lại do dự. Cái tên này lừa tôi quá nhiều lần rồi, tôi không phân biệt được sự thật giả trong những lời anh ấy nói nữa.
“Phúc Sinh”. Trình Tử Hằng lại gọi tôi.
Tôi quay lại cười: “Cảm ơn anh đã nhắc nhở, gọi điện thoại cho người nhà nên suýt chút nữa thì em quên khóa cửa. Chào anh”.
Lúc này tôi quên mất không chú ý tới việc Trình Tử Hằng gọi tôi là Phúc Sinh chứ không phải Ninh Phúc Sinh.
“Chúc ngủ ngon”. Trình Tử Hằng chào rồi đi tiếp.
Tôi đi vào trong tòa nhà đứng một hồi, sau đó mới đi vào hành lang và gọi điện cho Hạ Trường Ninh.
Anh ấy ngáp một cái rõ dài rồi nói: “Phúc Sinh, vẫn chưa ngủ à?”.
Tôi khựng lại, mãi lâu sau mới nói: “Ờ, chưa ngủ. Em nghe Mai Tử nói anh đến Thâm Quyến mở chi nhánh công ty. Công ty làm ăn thuận lợi chứ?”.
“Phúc Sinh, em muốn nói gì thì nói thẳng đi, đừng úp úp mở mở như thế nữa”.
Cái tên này ép người quá đáng, phải mấy tháng rồi tôi mới nể mặt gọi điện thoại cho anh ấy, thế mà còn dùng mấy lời này chọc tức tôi: “Hạ Trường Ninh, em coi anh là bạn nên mới quan tâm anh một tí. Anh lấy Dật Trần chưa?”. Tôi miễn cưỡng thốt lên câu mình muốn hỏi nhất.
Giọng anh uể oải, nhưng rõ ràng tràn đầy sự tức giận: “Nếu anh nói anh lấy cô ấy rồi thì em không phải đợi nữa, đúng không?”.
Đương nhiên! Anh lấy người phụ nữ khác rồi thì tôi còn chờ đợi gì nữa? Tôi mím môi mà không thoát ra những lời oan ức trong lòng được. Tôi gọi điện thoại cho anh ấy tức là đã thiệt thòi cho bản thân lắm rồi. Cái con lợn này!
Điện thoại đột nhiên bị ngắt! A! A! A! Hạ Trường Ninh lại dám ngắt điện thoại của tôi? Tôi đứng ngây như phỗng.
Lẽ nào Hạ Trường Ninh nhất định phải ép tôi thích ứng với mọi thứ của anh ấy? Không những phải thích anh ấy mà còn phải yêu tới mức chết đi sống lại, anh ấy và bạn gái cũ có một đứa con trai, thì nhất định phải ép tôi vui mừng hớn hở làm mẹ kế của nó mới được sao?
Tôi điên tiết đá vào tường mấy cái. Suýt nữa thì đá sái cả chân: “Lưu manh, Hạ Trường Ninh anh là đồ thổ phỉ! Anh là Ba Y! Ba Y!”. Tôi bực mình mắng, hết lần này tới lần khác.
Nói ra cũng thấy trùng hợp, ngày hôm sau lại có người gọi điện tới ký túc tìm tôi. Chanh Đa nghe điện thoại, cô ấy cầm điện thoại nhìn về phía tôi và nghiến răng: “Của cậu, anh Trình”.
Tôi nhớ lại chuyện tối qua, cảm thấy có điều gì không đúng lắm. “Thỏ không ăn cỏ gần hang”, nhìn sắc mặt Chanh Đa tôi không muốn gây thù chuốc oán tí nào, liền nói: “Đang bận đây, hỏi hộ tớ xem có việc gì không?”.
Chanh Đa chỉ mong được nói chuyện với Trình Tử Hằng, giọng nói như đạn bay bỗng chốc trở nên dịu dàng như mặt trời ngày xuân trên con đê Tô Công. Giọng nói tựa rặng liễu xuân bên bờ đê Tô, như khói như mơ: “Anh Trình, Phúc Sinh đang cắt móng chân. Anh có việc gì không ạ? Em sẽ chuyển lời cho bạn ấy”. [Đê Tô Công là một trong mười cảnh đẹp của Tây Hồ. Con đê rộng ba mươi sáu mét, phong cảnh rất đẹp (ND)]
Tôi rùng mình, sao cô ấy không nói tôi đang chùi đít chứ? Con người này thật là! Chanh Đa nhìn tôi cười gian, gương mặt vẫn tràn đầy sắc xuân.
Cúp máy xong cô ấy hằm hằm tới trước mặt tôi và nói: “Phúc Sinh, anh Trình hẹn cậu ba giờ chiều gặp nhau ở cổng thư viện”.
Tôi trợn mắt nhìn cô ấy: “Chanh Đa, cậu đi đi, cậu nói tớ cắt móng chân cắt luôn vào đầu ngón chân rồi, bị thương không đi được”.
Chanh Đa thở dài: “Phúc Sinh, Trình Tử Hằng là một người vô cùng ưu tú, cậu đừng bỏ lỡ đấy. Tớ là một người hẹp hòi đến thế sao? Tớ mới chỉ cảm thấy điều kiện của anh ấy tốt thôi chứ đã yêu đương gì đâu”.
Nhưng giọng cậu khi nói chuyện với anh ấy khiến tớ nổi hết da gà đấy!
“Không đi đâu, Chanh Đa, tớ không muốn yêu đương gì cả”.
“Phúc Sinh, cậu có người trong mộng rồi à?”.
Mai Tử ở quá xa tôi, ở đây Chanh Đa có thể coi là người bạn thân nhất. Tôi thật thà kể lại chuyện hẹn hò giữa tôi và Hạ Trường Ninh, kể rồi không kìm được nước mắt.
“Chanh Đa, trong lòng tớ vô cùng khó chịu, tớ thực sự không yêu anh ấy nhiều sao?”.
Chanh Đa đập bàn đứng dậy: “Sao người đàn ông đó lại ích kỉ thế? Việc tốt anh ta làm lại bắt cậu phải thấu hiểu sao? Lẽ nào cậu phải cười vui hớn hở làm mẹ kế thì anh ta mới thỏa lòng? Sao anh ta không nghĩ tới cảm xúc của cậu? Nghe lời tớ, mặc bố anh ta đi! Cậu mới hai mươi ba tuổi, có phải không tìm được bạn trai đâu. Trình Tử Hằng, một người ưu tú đến thế hẹn hò cậu kìa, sao cậu còn không buông được chứ? Nếu cậu sinh con với người đàn ông khác, để cho anh ta phải vui vẻ chấp nhận, cậu xem anh ta có muốn không?”.
Từng lời nói đi thẳng vào tim tôi, thực sự khiến tôi cảm thấy được an ủi. Nhưng tôi không buông được Hạ Trường Ninh. Nghĩ tới chuyện chia tay với anh ấy tôi vô cùng khó chịu.
“Phúc Sinh, cậu phải tiếp xúc nhiều với đàn ông thì mới dễ chọn. Dựa vào cái gì mà một cô gái trẻ phải làm mẹ kế?”.
Không phải việc có chấp nhận Hạ Trường Ninh và Dật Trần hay không mà tôi đang nghĩ, mình có thể vì Hạ Trường Ninh mà đi tới bước nào? Những lời nói của anh ấy vẫn vang vọng bên tai tôi: “Em yêu anh còn chưa tới mức đó đâu, Phúc Sinh à”.
Hạ Trường Ninh để ý đến thái độ do dự của tôi về chuyện anh ấy và Dật Trần có con hay bận tâm chuyện tôi chưa yêu anh ấy tới mức đó? Những lời nói của tên này luôn có một hàm ý khác, khiến tôi không tài nào nhìn thấu được.
“Haizz, cậu nói gì đi chứ!”. Chanh Đa vỗ vỗ vai tôi khiến tôi sực tỉnh.
“Đi gặp đi, Trình Tử Hằng chắc gì có ý đó. Chỉ là, tự nhiên hẹn tớ nên mới khiến người ta nghĩ theo chiều hướng đó thôi”.
Có lẽ cuộc điện thoại tối qua khiến tôi cảm thấy lo lắng, bực bội, khiến tôi tức giận mà đưa ra quyết định.
Ba giờ chiều, tôi tới thư viện gặp Trình Tử Hằng.
Anh ấy mặc một chiếc áo sơ mi trắng, quần Tây đen, đứng ở cửa thư viện. Nhìn từ xa tôi có cảm giác nhìn thấy bóng dáng Hạ Trường Ninh, bước chân vô tình dừng lại.
Cảm thấy chột dạ, tôi thực sự không chuẩn bị tâm lý cho việc yêu đương lần nữa. Trình Tử Hằng nhìn thấy tôi liền rảo bước tới, gương mặt hao gầy nở nụ cười: “Phúc Sinh, anh muốn rủ em đi xem phim”.
Sao anh ấy lại thẳng thắn thế này? Tôi có cảm giác không biết nên làm thế nào.
“Nghe Chanh Đa nói chiều nay em được nghỉ học”. Anh ấy cắt đứt đường rút của tôi. “Buổi chiều em muốn đi tìm ít tài liệu”. Câu này tôi nói thật, có điều không nhất định phải là đi tìm hôm nay.
Trình Tử Hằng suy nghĩ rồi trả lời: “Cũng được, anh cũng muốn đi tìm tài liệu, tìm xong rồi cùng đi ăn cơm nhé”.
Lẽ nào người này cũng là chú gián đánh mãi không chết sao? Tôi chớp chớp mắt rồi cùng anh ấy đi vào thư viện.
Bất cứ người nào yêu văn học đều biết, một khi bạn đã cầm quyển sách lên thì thời gian không nằm trong phạm vi suy nghĩ của bạn nữa. Không chỉ là thời gian, mà các việc lộn xộn lung tung khác nữa. Trong lúc này Hạ Trường Ninh, Trình Tử Hằng đều không nằm trong phạm vi suy nghĩ của tôi, trước mắt tôi chỉ có những tư liệu nghiên cứu của các giáo sư, thạc sĩ về biến văn Đôn Hoàng. [Đôn Hoàng: Là một thị xã thuộc thành phố Tửu Tuyền, tỉnh Cam Túc (ND)]
Khi các hòa thượng truyền dạy Phật lý, ban đầu những câu truyện được hát, truyền miệng, sau này được người đời ghi lại bằng ngôn ngữ thông dụng, những tác phẩm văn học lấy nội dung kinh Phật làm đề tài được gọi là biến văn. Những năm cuối triều Thanh, trong nhà đá Đôn Hoàng phát hiện ra một loạt tả quyển tục văn của thời Đường, Ngũ Đại. Những cuốn sách này được gọi là biến văn Đôn Hoàng. [Tả quyển là những sách vở còn lại ở di chỉ Đôn Hoàng. Tục văn hay còn gọi là thông tục văn, thường là những sáng tác thơ, văn, ca phú (ND)]
Giáo sư Trần Dần Khác sớm đã đề xuất luận điểm: Thể loại văn học đàn từ, được diễn dịch từ những câu chuyện trong kinh Phật. Sau đó ông viết một loạt luận văn, tiến hành khảo cứu trên nhiều phương diện về sự ra đời, diễn biến và mối quan hệ với kinh Phật của tiểu thuyết và đàn từ. [Đàn từ: Một hình thức nghệ thuật dân gian vừa hát vừa nói, lưu hành ở các tỉnh miền Nam, Trung Quốc vào thời Thanh (ND)]
Nghiên cứu của tôi làm về văn tự ngôn ngữ Trung Quốc, hiện giờ đang làm nghiên cứu về ngôn ngữ Đôn Hoàng. Nếu nói về sự quan tâm với văn tự của tôi thì thực chất còn không bằng hứng thú đối với các câu chuyện Phật giáo.
Tôi thích hiểu sự việc theo hướng đơn giản một chút. Những câu chuyện Phật giáo phần lớn đều được tôi hiểu thành những câu chuyện ngụ ngôn, từ đó tôi sẽ thấy được những khuyên bảo về đời người.
Về tình yêu, tôi rất mông lung. Phật không nói về tình yêu mà nói về duyên, duyên khởi duyên diệt. Phật dạy “vô trụ sinh tâm, bất chấp trước ngoại vật”, tiêu trừ gánh nặng tâm hồn, giữ vững trái tim tự nhiên, thuần khiết.
Tôi và Hạ Trường Ninh có duyên hay vô duyên? Là có duyên rồi diệt hay tiếp tục giằng co? Tôi chấp nhận anh ấy, thì nên chấp nhận tất cả mọi thứ của anh ấy, những cái tốt cái xấu của anh, bao gồm cả đứa con trai anh có với người phụ nữ khác sao? Tôi chỉ cần yêu anh ấy, chỉ cần đi theo tình yêu của trái tim sao?
Tôi vẫn nhìn không thấu, nhìn không xuyên, nhìn không tỏ.
Hạ Trường Ninh nói không sai. Tôi yêu anh ấy, nhưng chưa đến mức đó! Còn thứ anh ấy muốn là tôi yêu anh ấy hết lòng, bất kể lý do gì cũng sẽ giữ vững tình yêu.
Là tôi đã sai sao?
Bất giác tôi cảm thấy buồn bã.
Một bàn tay đặt lên trên tập tài liệu của tôi, giọng Trình Tử Hằng vang lên: “Phúc Sinh, đừng tập trung quá, còn thời gian mà”.
Tôi ngẩng đầu lên mới biết trời đã tối đen từ lúc nào, tôi cười xin lỗi: “Em muốn đọc cho xong, bây giờ vẫn chưa đói, hay là anh đi ăn trước đi”.
Trình Tử Hằng gấp luôn tập tài liệu của tôi vào và nói: “Không được, em ăn xong rồi đọc cũng được”.
Hành động của anh ấy khiến tôi mơ hồ nhìn thấy bóng dáng của Hạ Trường Ninh. Tôi sững lại, không tức giận, cầm máy tính và đi ăn cùng anh ấy.
Ra ngoài thư viện rồi Trình Tử Hằng mới nói với tôi: “Đã tám giờ rồi, em cứ như thế này sẽ không tốt cho dạ dày”.
Thời gian đã trôi qua lâu vậy sao? Tôi bỗng thấy sợ hãi khi thời gian trôi nhanh như thế. Ngồi bên quán ăn nhỏ cạnh trường, những món Trình Tử Hằng gọi đều hợp khẩu vị của tôi. Không nén được tò mò, tôi hỏi: “Anh Trình, anh tìm em có việc gì không?”.
Tôi còn chưa ngu tới mức tự mơ mộng hão huyền như thế. Trực giác cho biết, Trình Tử Hằng vì một bắp ngô mà rung động trước tôi thì vô lý quá.
“Thực ra trường học là nơi cô đơn nhất, cuộc sống quá tẻ nhạt, bạn trai bạn gái có lúc giống như một người bạn đồng hành”. Trình Tử Hằng nói.
Là như thế sao? Hóa ra giữa nam và nữ không cần tình yêu mà cũng có thể gọi là bạn trai bạn gái sao? Là do tôi quá nông cạn hay quá bảo thủ? Tôi thừa nhận tôi tới nơi xa lạ này học, quả thực vô cùng cô đơn.
Tôi không phải là người hiếu động, bạn bè cũng không nhiều. Phòng ký túc cũng chỉ có hai người ở, không thể nào nhộn nhịp bằng sáu người như trước kia. Cuộc sống hàng ngày nếu không phải đọc sách thì thỉnh thoảng lên lớp dạy hai tiết cho các đàn em khóa dưới. Kế hoạch của tôi là học kỳ đầu tiên phải làm quen và thân thuộc với cuộc sống trong trường, học kỳ thứ hai bắt đầu đi tìm việc làm.
Mặc dù học nghiên cứu sinh tháng nào cũng có học bổng, nhưng chắc chắn là không đủ tiêu, tôi vẫn phải dùng thêm tiền của bố mẹ. Tìm việc làm vốn nằm trong kế hoạch của tôi, còn bạn trai không nằm trong kế hoạch ấy.
“Phúc Sinh, ở trong trường em có thể làm một nửa của anh không?”.
“Tại sao lại là em?”.
Tôi cảm thấy rất lạ lùng, theo như Chanh Đa nói thì số fan nữ hâm mộ Trình Tử Hằng nhiều vô kể, anh ấy thường xuyên nhận được thư tình hoặc lời mời, nói chung không thể nào vì việc cái bắp ngô luộc được? Nếu thực sự như thế thì đúng là do bắp ngô đó gây ra. Trình Tử Hằng nói: “Anh thấy em một mình chạy trên sân vận động, chắc em cũng cô đơn đúng không?”.
Tôi sững lại.
Chuyện tốt không lan xa, truyện xấu đã truyền vạn dặm. Sao anh ấy cũng nhìn thấy chứ? Tối nào cũng có bao nhiêu người chạy không ngừng nghỉ ở trên sân, tôi còn tưởng là có mỗi mình tôi thôi! Cảm giác xấu hổ làm gì cũng bị người ta nhìn thấy khiến tôi chỉ muốn có cái lỗ nào dưới đất mà chui xuống.
“Tại sao lại không thể có một nửa chứ? Cùng nhau ăn cơm, cùng nhau đi học, cả hai cùng quan tâm nhau, chỉ thế mà thôi”.
Đúng thế, tại sao lại không thể tìm một người bạn trai làm người bầu bạn như thế chứ? Chỉ là bầu bạn thôi mà.
Trình Tử Hằng hóa ra cũng là một người cô độc sao? Trong mắt người khác anh ấy rất phong độ, rất được yêu thích, nhưng nghe anh ấy nói thì có vẻ anh ấy muốn tìm một người bạn gái!
Con người thực sự không nên chỉ nhìn bề ngoài.
“Chỉ là bạn thôi”. Tôi nhìn anh ấy cười.
Lúc này tôi nhìn thấy một nụ cười nở trên gương mặt xương gầy của anh ấy.
/30
|