“Bạn bè tụ hội, sinh ra sự.
Mật thất bí ẩn, đọc bí thư.”
Tháng 12 năm 2005.
Ngôi biệt thự cổ kính đầu phố Quang Trung có một vẻ bề ngoài mà dân Hà Nội ai cũng nhận ra: kiến trúc từ những năm Pháp thuộc. Chẳng mấy ai biết hay nhớ trước đây ngôi biệt thự ấy được xây lên cho ai hay vì mục đích gì, nhưng hiện tại thì hàng xóm xung quanh khu phố đều biết gia đình đang sống ở trong đó. Nói một cách chính xác thì là bốn gia đình đang sống trong đó: Tam đại đồng đường nhà họ Nguyễn. Chỉ mấy năm trước đó thôi thì thậm chí còn là tứ đại đồng đường, nhưng cụ bà mới mất cách đó vài năm. Nhìn từ bên ngoài ngôi biệt thự có vẻ cũ kỹ. Vôi vữa trên tường nhiều chỗ đã tróc, lộ ra những đốm nâu ghi loang lổ trên nền sơn vàng đã khá cũ. Ngôi biệt thự có hai cổng chính lối đường Quang Trung và một cổng trên đường Lý Thường Kiệt. Các cánh cổng được xích lại với nhau bằng các sợi xích to và những cái ổ khóa đen, vàng đã khá cũ và rỉ sắt.
Bên kia đường, một đám bốn đứa trẻ con tầm độ 11-12 tuổi đang đứng nói chuyện. Đứa cao và gầy nhất bọn đứng tựa lưng vào gốc cây, tay trái nó đút trong túi áo, tay phải đưa lên chỉnh lại kính rồi cũng đút nốt vào túi áo. Nó thích lắng nghe bọn bạn nó nói hơn, mặc dù quyết định cuối cùng của nhóm chúng nó gần như luôn nằm trong tay thằng bé này. Nó tên Nguyễn Hầu Ca, nổi tiếng là hâm mộ Tôn Ngộ Không đến mức cuồng nhiệt. Ánh mắt thằng bé chăm chú nhìn con bé đang nói bên phải nó. Con bé thấp hơn thằng bé một chút, tóc nó khá dài, được búi gọn ghẽ. “Tớ không biết có đến được tối nay hay không nữa, mai có bài kiểm tra Toán mà”, nó nói, “Bố mẹ tớ hoàn toàn có thể không cho ra ngoài. Mà dù gì thì chúng ta cũng nên ôn”.
“Lo gì chứ, Mỹ Miêu? Toán dễ ấy mà, mà có một điểm kém thì cũng không chết được đâu”, thằng bé loắt choắt nhất bọn lên tiếng. Nó là bạn thân nhất của Hầu Ca, ngoại hình cũng như tính cách của hai thằng bé nhiều nét khác nhau nhưng cũng nhiều điểm tương đồng. Hầu Ca lành tính, hay nhường nhịn trong khi thằng bé loắt choắt thì lại ngỗ ngược, năng động. Thằng bé này tên Trần Thiên Thử, hồi đầu cấp một nó bắt nạt Hầu Ca suốt. Mãi về sau bị bắt nạt đến bực, Hầu Ca đánh trả, rồi hai thằng choảng nhau đến mức Hầu Ca sưng mắt phải đi khám, rồi bố Thiên Thử phải đến tận nhà xin lỗi gia đình Hầu Ca. Vậy mà run rủi thế nào mấy năm sau chúng nó thành bạn thân, không rời nhau nửa bước. “Đến như tớ còn chả lo nữa là.”
“Cậu thì có bao giờ lo? Học kém sẵn thì thêm hay bớt một điểm kém cũng đâu có khác biệt gì?” con bé bật lại, tên đầy đủ của nó là Đỗ Thị Mỹ Miêu, “người khác điểm đang cao phải cố giữ chứ!”
“Thôi, hai ông bà yên cho tôi nhờ,” con bé to nhất bọn lên tiếng “dù gì thì chúng ta cũng đâu phải đi chơi? Thật sự thì nhiệm vụ của chúng ta quan trọng mà. Mà cũng có còn ai khác có thể đảm nhiệm đâu?”.
Hầu Ca mỉm cười. Nó luôn có thể tin tưởng con em họ nó làm tiếng nói của lý trí. Con bé lùn tầm ngang Mỹ Miêu, nhưng nặng ký hơn chút, con bé này tên Nguyễn Trương Khuyến Nhi. Tuy hai đứa trẻ là anh em họ nhưng thực ra chúng nó thân ngang anh em ruột. Hai đứa sinh cách nhau có hai tháng tuổi và đã lớn lên cùng nhau trong ngôi biệt thự ngay bên kia đường. Gần mười ba năm nay chúng nó làm gì cũng có nhau, từ hồi tập nói, tập đi, tập ăn. Lúc đi học gần như cũng luôn học cùng lớp, nhà trẻ, mẫu giáo, tiểu học. Và bây giờ đang trong những năm trung học, chúng nó tuy bây giờ học khác lớp nhưng vẫn cùng trường. Hồi bé tí bố mẹ chúng bảo chúng phải bảo vệ lẫn nhau, và đó là lời mà Hầu Ca vẫn luôn khắc cốt ghi tâm. Hầu Ca vốn lành tính, không thích gây sự, nhưng hễ nó nghĩ em nó cần được bảo vệ là nó sẵn sàng đánh nhau. Cái vụ đánh lộn khiến Hầu Ca với Thiên Thử thành bạn năm nào cũng vì bảo vệ em nó mà ra. Chứ nếu chỉ vì bản thân nó thì chắc nó đã mặc kệ không đánh trả.
“Hầu Ca! Có nghe không vậy?” Mỹ Miêu gọi nó về với thực tại, “Mọi người đang chờ ý kiến cậu mà tâm hồn lại treo ngược cành cây rồi.” Thật ra đâu phải nó muốn nghĩ lung tung đâu, chỉ là bản tính nó vậy rồi, luôn luôn suy nghĩ, thậm chí có nhiều lúc nó nghĩ không biết nếu nó ngừng nghĩ thì sẽ ra sao, rồi hiểu từ lúc nào không hay là chuyện đó sẽ không bao giờ xảy ra.
Trên đời năm điều nó thích nhất có lẽ là quan sát, lắng nghe, suy nghĩ, đọc, và viết. Nó thích quan sát, lắng nghe vì nó thấy gần như tất cả mọi thứ xung quanh nó đều rất thú vị. Nó thích suy nghĩ vì khi suy nghĩ nó cách ly được bản thân khỏi thế giới bên ngoài, chui vào thế giới riêng của nó, cảm nhận và phát hiện ra những bí ẩn nho nhỏ mà luôn làm nó vui bất ngờ. Nó thích đọc vì khi đọc nó được nhìn thấy những chân trời xa lạ, được quan sát những cảnh vật mà nó không thể tận mắt chứng kiến. Và nó thích viết bởi viết lách chính là cách thể hiện bản thân của nó. Nó từng học theo ông nó vẽ tranh, và mặc dù nó vẽ không hề tệ, bức tranh của nó luôn trở thành thảm họa mỗi khi nó bắt đầu tô màu.
Nhưng viết thì khác, mỗi lần nó đặt bút viết ra những câu chuyện trong trí tưởng tượng của nó, bạn bè nó đều bị hút hồn, thậm chí các anh chị khóa trên, thầy cô hay cha mẹ nó cũng thích đọc truyện của nó, mặc dù nó nghi ngờ họ làm vậy chỉ là để khuyến khích nó tiếp tục viết. Nhưng tại sao không chứ? Đằng nào thì nó cũng thích viết.“Tối nay chỉ là nhiệm vụ thăm dò thôi,” Hầu Ca chậm rãi bắt đầu sau khi ngẩng lên nhìn bạn bè nó một lượt, “chúng ta không cần phải gọi đủ cả đội, một hai người là đủ rồi. Mỹ Miêu có thể ở nhà nếu thấy khó ra ngoài. Thiên Thử, cậu cũng nên học đi, được điểm tốt một lần trong đời đâu phải là điều xấu. Nhưng nếu cậu thật sự muốn đi, thì trước giờ a-lô cho tớ. Còn bây giờ thì ai về nhà nấy. Cũng đã muộn rồi, và tớ thật sự không cần hay muốn nghe bà tớ ca cẩm trong vòng 4 tiếng tiếp theo, và nếu tớ không về nhà ngay thì chuyện đó thật sự sẽ xảy ra!” Nó quay sang nói nhỏ với con em họ nó, “Khuyến Nhi, tí nữa, anh em ta sẽ bàn luận kỹ hơn. Tầm 45 phút nữa nhé, thế chắc là đủ thời gian cho tắm rửa vệ sinh và xin phép ra ngoài. Chỗ mọi khi.”
Bốn đứa trẻ chia tay nhau, Mỹ Miêu và Thiên Thử tách ra hai hướng về nhà của chúng, còn Hầu Ca và Khuyến Nhi sang đường và bấm chuông để vào nhà. Bà Hầu Ca thắc mắc vài câu nhưng không phàn nàn gì nhiều. Ơn Trời, Hầu Ca nghĩ thầm và nhanh chóng lủi đi với lý do đi tắm. Nước nóng đã được bà nó bật sẵn, nó thầm cảm ơn bà nó, chui vào phòng tắm, đóng cửa, cơi quần áo và chui nhanh vào bồn tắm. Nó bật vòi sen lên và cho nước ấm chảy thẳng vào cổ nó, xuống lưng và cuốn trôi đi sự căng thẳng.
Ai có thể ngờ được đã từng có lúc nó không có muộn phiền lo lắng gì, cũng như hoàn toàn không biết về cả một thế giới khác, một thế giời đầy nguy hiểm nhưng cũng đầy những cuộc phiêu lưu, một thế giới với mối liên quan mật thiết với Trái Đất. Một mối liên hệ rất ít người biết đến nhưng lại luôn hiện hữu và vô cùng quan trọng, quan trọng đến mức sống còn. Và nhiệm vụ trên vai nó, cũng như những đứa bạn nó, một lũ trẻ ranh mới bắt đầu cấp 2, là ngăn những hiểm họa ở thế giới kia tràn sang Trái Đất. Và tất cả mọi chuyện mới chỉ bắt đầu hơn 3 tháng nay, kể từ cái đêm sinh nhật đáng nhớ ấy. Đêm sinh nhật mà nó tròn mười một tuổi...
***
19 tháng 8, 2005.
“Mày nghĩ anh có nên mời con Mỹ Miêu không?” Hầu Ca ngồi vắt vẻo trên ô cửa sổ nhà con em họ nó, nhìn qua những chấn song sắt sơn xanh đã rỉ. Con em họ nó ngồi trên thành cái ghế sô-pha kê sát cửa sổ, nhìn ra. Ô cửa sổ này đã được hai anh em nó sử dụng làm “chỗ họp bàn” kể từ khi Hầu Ca đủ cao và đủ sức trèo men theo kệ tường lên ngồi ở đó. Hồi đầu bà nó cũng mắng ghê lắm vì sợ cháu ngã nhưng vì nó vẫn cứ làm suốt nên người lớn hai nhà bắt đầu kệ cho chúng nó muốn làm gì thì làm. Bà Khuyến Nhi cũng quản chặt nên những hôm không được ra sân chơi và leo lên ngồi cạnh anh họ nó, thì nó ngồi ở bên trong nhà nhìn ra.
“Tùy anh thôi, nhưng liệu bà anh có cho không? Anh chả nói xấu nó với bà anh suốt còn gì?”
“Thì biết làm sao? Nó đúng là nghịch mà, nhưng dù gì anh cũng chơi thân với nó. Năm nay năm cuối cấp một rồi, cũng nên mời chứ? Bà anh cùng lắm là mắng mấy câu ý mà. Từ hồi ông mất đến giờ hình như bà chiều anh hơn mày ạ”
Ngày 22 tháng 8 năm 2005.
Lúc này là tầm bốn năm giờ chiều, năm đứa trẻ quây quần ở ngoài sân chơi đuổi bắt, Hầu Ca, Mỹ Miêu, Thiên Thử, Khuyến Nhi, và một đứa kém bọn nó hai tuổi nhưng chơi thân với Hầu Ca từ bé, thằng Lê Vị. Tuy tuổi thằng Lê Vị kém bọn còn lại nhưng nhìn bề ngoài nó to không kém gì các anh chị, mỗi tội lùn hơn. Hầu Ca nhớ lại hồi thằng bé mới bập bẹ tập nói còn mình mới đi còn chưa vững bây giờ cả lũ đã học xong cấp một còn thằng bé ấy cũng đã sắp vào lớp 3, đang mải hạnh phúc nghĩ về ngày tuyệt vời mà nó đang được hưởng với lũ bạn thì tiếng Khuyến Nhi gọi kéo nó về với thực tại…
Chả rõ vì lý do gì, hai đứa Mỹ Miêu và Thiên Thử lại đã cãi nhau, sắp xô sát. Hầu Ca chạy vội vào can thì đúng lúc chúng nó xô nhau, làm cậu chàng ngã ngồi xuống xước tay vào tường. Khuyến Nhi chạy sang đỡ anh, thằng Lê Vị toan chạy đi gọi người lớn thì bỗng đất xung quanh chỗ bọn trẻ đứng rung nhẹ. Bọn trẻ còn chưa kịp hoàn hồn thì tường phía sau lưng Hầu Ca chợt mở ra, hé lộ một đường hầm với cầu thang đi xuống lòng đất…
Mật thất bí ẩn, đọc bí thư.”
Tháng 12 năm 2005.
Ngôi biệt thự cổ kính đầu phố Quang Trung có một vẻ bề ngoài mà dân Hà Nội ai cũng nhận ra: kiến trúc từ những năm Pháp thuộc. Chẳng mấy ai biết hay nhớ trước đây ngôi biệt thự ấy được xây lên cho ai hay vì mục đích gì, nhưng hiện tại thì hàng xóm xung quanh khu phố đều biết gia đình đang sống ở trong đó. Nói một cách chính xác thì là bốn gia đình đang sống trong đó: Tam đại đồng đường nhà họ Nguyễn. Chỉ mấy năm trước đó thôi thì thậm chí còn là tứ đại đồng đường, nhưng cụ bà mới mất cách đó vài năm. Nhìn từ bên ngoài ngôi biệt thự có vẻ cũ kỹ. Vôi vữa trên tường nhiều chỗ đã tróc, lộ ra những đốm nâu ghi loang lổ trên nền sơn vàng đã khá cũ. Ngôi biệt thự có hai cổng chính lối đường Quang Trung và một cổng trên đường Lý Thường Kiệt. Các cánh cổng được xích lại với nhau bằng các sợi xích to và những cái ổ khóa đen, vàng đã khá cũ và rỉ sắt.
Bên kia đường, một đám bốn đứa trẻ con tầm độ 11-12 tuổi đang đứng nói chuyện. Đứa cao và gầy nhất bọn đứng tựa lưng vào gốc cây, tay trái nó đút trong túi áo, tay phải đưa lên chỉnh lại kính rồi cũng đút nốt vào túi áo. Nó thích lắng nghe bọn bạn nó nói hơn, mặc dù quyết định cuối cùng của nhóm chúng nó gần như luôn nằm trong tay thằng bé này. Nó tên Nguyễn Hầu Ca, nổi tiếng là hâm mộ Tôn Ngộ Không đến mức cuồng nhiệt. Ánh mắt thằng bé chăm chú nhìn con bé đang nói bên phải nó. Con bé thấp hơn thằng bé một chút, tóc nó khá dài, được búi gọn ghẽ. “Tớ không biết có đến được tối nay hay không nữa, mai có bài kiểm tra Toán mà”, nó nói, “Bố mẹ tớ hoàn toàn có thể không cho ra ngoài. Mà dù gì thì chúng ta cũng nên ôn”.
“Lo gì chứ, Mỹ Miêu? Toán dễ ấy mà, mà có một điểm kém thì cũng không chết được đâu”, thằng bé loắt choắt nhất bọn lên tiếng. Nó là bạn thân nhất của Hầu Ca, ngoại hình cũng như tính cách của hai thằng bé nhiều nét khác nhau nhưng cũng nhiều điểm tương đồng. Hầu Ca lành tính, hay nhường nhịn trong khi thằng bé loắt choắt thì lại ngỗ ngược, năng động. Thằng bé này tên Trần Thiên Thử, hồi đầu cấp một nó bắt nạt Hầu Ca suốt. Mãi về sau bị bắt nạt đến bực, Hầu Ca đánh trả, rồi hai thằng choảng nhau đến mức Hầu Ca sưng mắt phải đi khám, rồi bố Thiên Thử phải đến tận nhà xin lỗi gia đình Hầu Ca. Vậy mà run rủi thế nào mấy năm sau chúng nó thành bạn thân, không rời nhau nửa bước. “Đến như tớ còn chả lo nữa là.”
“Cậu thì có bao giờ lo? Học kém sẵn thì thêm hay bớt một điểm kém cũng đâu có khác biệt gì?” con bé bật lại, tên đầy đủ của nó là Đỗ Thị Mỹ Miêu, “người khác điểm đang cao phải cố giữ chứ!”
“Thôi, hai ông bà yên cho tôi nhờ,” con bé to nhất bọn lên tiếng “dù gì thì chúng ta cũng đâu phải đi chơi? Thật sự thì nhiệm vụ của chúng ta quan trọng mà. Mà cũng có còn ai khác có thể đảm nhiệm đâu?”.
Hầu Ca mỉm cười. Nó luôn có thể tin tưởng con em họ nó làm tiếng nói của lý trí. Con bé lùn tầm ngang Mỹ Miêu, nhưng nặng ký hơn chút, con bé này tên Nguyễn Trương Khuyến Nhi. Tuy hai đứa trẻ là anh em họ nhưng thực ra chúng nó thân ngang anh em ruột. Hai đứa sinh cách nhau có hai tháng tuổi và đã lớn lên cùng nhau trong ngôi biệt thự ngay bên kia đường. Gần mười ba năm nay chúng nó làm gì cũng có nhau, từ hồi tập nói, tập đi, tập ăn. Lúc đi học gần như cũng luôn học cùng lớp, nhà trẻ, mẫu giáo, tiểu học. Và bây giờ đang trong những năm trung học, chúng nó tuy bây giờ học khác lớp nhưng vẫn cùng trường. Hồi bé tí bố mẹ chúng bảo chúng phải bảo vệ lẫn nhau, và đó là lời mà Hầu Ca vẫn luôn khắc cốt ghi tâm. Hầu Ca vốn lành tính, không thích gây sự, nhưng hễ nó nghĩ em nó cần được bảo vệ là nó sẵn sàng đánh nhau. Cái vụ đánh lộn khiến Hầu Ca với Thiên Thử thành bạn năm nào cũng vì bảo vệ em nó mà ra. Chứ nếu chỉ vì bản thân nó thì chắc nó đã mặc kệ không đánh trả.
“Hầu Ca! Có nghe không vậy?” Mỹ Miêu gọi nó về với thực tại, “Mọi người đang chờ ý kiến cậu mà tâm hồn lại treo ngược cành cây rồi.” Thật ra đâu phải nó muốn nghĩ lung tung đâu, chỉ là bản tính nó vậy rồi, luôn luôn suy nghĩ, thậm chí có nhiều lúc nó nghĩ không biết nếu nó ngừng nghĩ thì sẽ ra sao, rồi hiểu từ lúc nào không hay là chuyện đó sẽ không bao giờ xảy ra.
Trên đời năm điều nó thích nhất có lẽ là quan sát, lắng nghe, suy nghĩ, đọc, và viết. Nó thích quan sát, lắng nghe vì nó thấy gần như tất cả mọi thứ xung quanh nó đều rất thú vị. Nó thích suy nghĩ vì khi suy nghĩ nó cách ly được bản thân khỏi thế giới bên ngoài, chui vào thế giới riêng của nó, cảm nhận và phát hiện ra những bí ẩn nho nhỏ mà luôn làm nó vui bất ngờ. Nó thích đọc vì khi đọc nó được nhìn thấy những chân trời xa lạ, được quan sát những cảnh vật mà nó không thể tận mắt chứng kiến. Và nó thích viết bởi viết lách chính là cách thể hiện bản thân của nó. Nó từng học theo ông nó vẽ tranh, và mặc dù nó vẽ không hề tệ, bức tranh của nó luôn trở thành thảm họa mỗi khi nó bắt đầu tô màu.
Nhưng viết thì khác, mỗi lần nó đặt bút viết ra những câu chuyện trong trí tưởng tượng của nó, bạn bè nó đều bị hút hồn, thậm chí các anh chị khóa trên, thầy cô hay cha mẹ nó cũng thích đọc truyện của nó, mặc dù nó nghi ngờ họ làm vậy chỉ là để khuyến khích nó tiếp tục viết. Nhưng tại sao không chứ? Đằng nào thì nó cũng thích viết.“Tối nay chỉ là nhiệm vụ thăm dò thôi,” Hầu Ca chậm rãi bắt đầu sau khi ngẩng lên nhìn bạn bè nó một lượt, “chúng ta không cần phải gọi đủ cả đội, một hai người là đủ rồi. Mỹ Miêu có thể ở nhà nếu thấy khó ra ngoài. Thiên Thử, cậu cũng nên học đi, được điểm tốt một lần trong đời đâu phải là điều xấu. Nhưng nếu cậu thật sự muốn đi, thì trước giờ a-lô cho tớ. Còn bây giờ thì ai về nhà nấy. Cũng đã muộn rồi, và tớ thật sự không cần hay muốn nghe bà tớ ca cẩm trong vòng 4 tiếng tiếp theo, và nếu tớ không về nhà ngay thì chuyện đó thật sự sẽ xảy ra!” Nó quay sang nói nhỏ với con em họ nó, “Khuyến Nhi, tí nữa, anh em ta sẽ bàn luận kỹ hơn. Tầm 45 phút nữa nhé, thế chắc là đủ thời gian cho tắm rửa vệ sinh và xin phép ra ngoài. Chỗ mọi khi.”
Bốn đứa trẻ chia tay nhau, Mỹ Miêu và Thiên Thử tách ra hai hướng về nhà của chúng, còn Hầu Ca và Khuyến Nhi sang đường và bấm chuông để vào nhà. Bà Hầu Ca thắc mắc vài câu nhưng không phàn nàn gì nhiều. Ơn Trời, Hầu Ca nghĩ thầm và nhanh chóng lủi đi với lý do đi tắm. Nước nóng đã được bà nó bật sẵn, nó thầm cảm ơn bà nó, chui vào phòng tắm, đóng cửa, cơi quần áo và chui nhanh vào bồn tắm. Nó bật vòi sen lên và cho nước ấm chảy thẳng vào cổ nó, xuống lưng và cuốn trôi đi sự căng thẳng.
Ai có thể ngờ được đã từng có lúc nó không có muộn phiền lo lắng gì, cũng như hoàn toàn không biết về cả một thế giới khác, một thế giời đầy nguy hiểm nhưng cũng đầy những cuộc phiêu lưu, một thế giới với mối liên quan mật thiết với Trái Đất. Một mối liên hệ rất ít người biết đến nhưng lại luôn hiện hữu và vô cùng quan trọng, quan trọng đến mức sống còn. Và nhiệm vụ trên vai nó, cũng như những đứa bạn nó, một lũ trẻ ranh mới bắt đầu cấp 2, là ngăn những hiểm họa ở thế giới kia tràn sang Trái Đất. Và tất cả mọi chuyện mới chỉ bắt đầu hơn 3 tháng nay, kể từ cái đêm sinh nhật đáng nhớ ấy. Đêm sinh nhật mà nó tròn mười một tuổi...
***
19 tháng 8, 2005.
“Mày nghĩ anh có nên mời con Mỹ Miêu không?” Hầu Ca ngồi vắt vẻo trên ô cửa sổ nhà con em họ nó, nhìn qua những chấn song sắt sơn xanh đã rỉ. Con em họ nó ngồi trên thành cái ghế sô-pha kê sát cửa sổ, nhìn ra. Ô cửa sổ này đã được hai anh em nó sử dụng làm “chỗ họp bàn” kể từ khi Hầu Ca đủ cao và đủ sức trèo men theo kệ tường lên ngồi ở đó. Hồi đầu bà nó cũng mắng ghê lắm vì sợ cháu ngã nhưng vì nó vẫn cứ làm suốt nên người lớn hai nhà bắt đầu kệ cho chúng nó muốn làm gì thì làm. Bà Khuyến Nhi cũng quản chặt nên những hôm không được ra sân chơi và leo lên ngồi cạnh anh họ nó, thì nó ngồi ở bên trong nhà nhìn ra.
“Tùy anh thôi, nhưng liệu bà anh có cho không? Anh chả nói xấu nó với bà anh suốt còn gì?”
“Thì biết làm sao? Nó đúng là nghịch mà, nhưng dù gì anh cũng chơi thân với nó. Năm nay năm cuối cấp một rồi, cũng nên mời chứ? Bà anh cùng lắm là mắng mấy câu ý mà. Từ hồi ông mất đến giờ hình như bà chiều anh hơn mày ạ”
Ngày 22 tháng 8 năm 2005.
Lúc này là tầm bốn năm giờ chiều, năm đứa trẻ quây quần ở ngoài sân chơi đuổi bắt, Hầu Ca, Mỹ Miêu, Thiên Thử, Khuyến Nhi, và một đứa kém bọn nó hai tuổi nhưng chơi thân với Hầu Ca từ bé, thằng Lê Vị. Tuy tuổi thằng Lê Vị kém bọn còn lại nhưng nhìn bề ngoài nó to không kém gì các anh chị, mỗi tội lùn hơn. Hầu Ca nhớ lại hồi thằng bé mới bập bẹ tập nói còn mình mới đi còn chưa vững bây giờ cả lũ đã học xong cấp một còn thằng bé ấy cũng đã sắp vào lớp 3, đang mải hạnh phúc nghĩ về ngày tuyệt vời mà nó đang được hưởng với lũ bạn thì tiếng Khuyến Nhi gọi kéo nó về với thực tại…
Chả rõ vì lý do gì, hai đứa Mỹ Miêu và Thiên Thử lại đã cãi nhau, sắp xô sát. Hầu Ca chạy vội vào can thì đúng lúc chúng nó xô nhau, làm cậu chàng ngã ngồi xuống xước tay vào tường. Khuyến Nhi chạy sang đỡ anh, thằng Lê Vị toan chạy đi gọi người lớn thì bỗng đất xung quanh chỗ bọn trẻ đứng rung nhẹ. Bọn trẻ còn chưa kịp hoàn hồn thì tường phía sau lưng Hầu Ca chợt mở ra, hé lộ một đường hầm với cầu thang đi xuống lòng đất…
/106
|