_ Mời đại tiểu thư của phủ Thừa tướng, Lãnh Ngọc Kiều.
Mọi người chăm chú quan sát xung quanh để tìm kiếm người được xướng tên. Lãnh Ngọc Kiều nhanh chóng bước lên đi đến trung tâm rồi nhẹ nhàng thi lễ với hoàng thượng, hoàng hậu và các vương gia. Làm xong một loạt các lễ nghi một cách lưu loát và nhanh chóng, nàng nở một nụ cười thật tự tin rồi cất chất giọng trong trẻo như chim vàng oanh:
Phận hồng nhan như cánh bèo trôi dạt
Đớn đau thay khi gia cảnh suy tàn
Thân nữ nhi biết làm sao cho phải
Chỉ trách ta số mệnh bọt bèo
Một đời một kiếp thương đau
Hỡi quân quân ở đâu rồi
Sao không giúp thiếp qua rồi nạn tai...
Giọng nói truyền cảm hợp với gương mặt bi thương của nàng càng làm cho người nghe xung quanh phải thổn thức. Kết thúc bài thơ là tiếng vỗ tay vang dội của mọi người. Ngay cả hoàng thượng và hoàng hậu cũng phải cất lời khen ngợi:
_ Không hổ danh là nữ nhi của Lãnh thừa tướng, chỉ một bài thơ ngắn đã có thể bộc lộ hết gia cảnh cũng như suy nghĩ của Tố Cầm. Nghe nói Tố Cầm có một vị hôn phu cha mẹ định thân từ nhỏ. Hai người cũng được gọi là thanh mai trúc mã xứng lứa vừa đôi. Nhưng khi gia đình của Tố Cầm bị cảnh tù đày thì vị hôn phu kia lại không còn thấy đâu nữa. Bài thơ thật là có ý tứ. Hảo, hảo, hảo.
Sau ba tiếng hảo của hoàng thượng, mọi người cũng nhanh chóng tiến lên chúc mừng Lãnh Ngọc Kiều. Ngay cả hoàng hậu cũng nói đùa cùng hoàng thượng:
_ Thần thiếp quả thật là rất thích thần thái và chất giọng của Lãnh tiểu thư khi ngâm thơ. Dịu dàng, thanh thoát, lại trong trẻo như gió đầu mùa. Phải chi chúng ta có một người con dâu như vậy thì tốt biết mấy.
_ Ừm, trẫm cũng đang suy nghĩ đến vấn đề này đây. Hay là sau cuộc thi hôm nay, trẫm cùng hoàng hậu hãy cùng nhau bàn luận về vấn đề này.
Nghe thấy thế, hoàng hậu liền dịu dàng cười:
_ Thần thiếp tuân chỉ.
Mặc dù cuộc đối thoại của hoàng thượng và hoàng hậu chỉ thoáng qua như một câu chuyện đùa. Thế nhưng mọi người đều cùng ngầm hiểu với nhau rằng Lãnh Ngọc Kiều đã chiếm được một vị trí làm con dâu của hoàng gia. Chính vì vậy lại một lần nữa mỗi người đều mang một tâm trạng riêng và chìm vào suy nghĩ của mình. Các vị phu nhân thì liếc mắt ra hiệu cho con cháu mình hãy cùng nhau cố gắng. Các vị tiểu thư thì dùng ánh mắt so tài với nhau xem ai hơn ai, một số vị vương gia thì thầm thì bàn tán xem có vị tiểu thư khuê các nào vừa mắt mình không. Dù vậy trên mặt mỗi người vẫn giữ nguyên nụ cười mỉm vân đạm phong khinh như không có chuyện gì.
Thật ra đối với bài thơ của Lãnh Ngọc Kiều, Thiên Tuyết cũng công nhận rằng nàng ta làm rất hay, cách hành văn tinh tế, giọng thơ uyển chuyển dạt dào cảm xúc, từ ngữ cũng hàm súc. Tuy nhiên nàng cho rằng nó chỉ là một bài thơ sáo rỗng về nội dung. Bởi vì Tố Cầm chắc chắn là một người mạnh mẽ chứ không hề bi lụy như những gì mà lời thơ của Lãnh Ngọc Kiều nói. Tuy chỉ mới là một thiếu nữ 16 tuổi, nhưng Tố Cầm là một người đã nhìn thấu rõ sự đời, không quan tâm danh lợi, không bị ảnh hưởng bởi lời nói thị phi của cuộc đời. Bởi vì nếu như Tố Cầm là một người yếu đuối thì nàng ta đã sớm tự sát lúc song thân mất đi hay lúc bán mình vào lầu xanh rồi. Nếu như là một người yếu đuối thì nàng ta cũng không thể sống nổi dưới lời nói thị phi thêu dệt tranh luận của người đời. Tương tự, nếu như nàng ta là một người hám danh lợi thì khi sự việc được sáng tỏ, hàm oan được giải, hoàng thượng có ý định ban thưởng vàng bạc và cho một vị quan tam phẩm nhận nàng ta làm con nuôi, tại sao nàng ta lại không chấp nhận?
Những người được gọi tên tiếp theo mặc dù ai nấy cũng rất cố gắng nhưng bởi vì bài thơ Lãnh Ngọc Kiều làm lúc trước quá xuất sắc, cho nên cũng chẳng ai gây ấn tượng được với hai vị chủ thượng bên trên.Tuy nhiên khi đến tên người tiếp theo, mặc dù rất nhanh nhưng Thiên Tuyết vẫn kịp nhìn thấy ánh mắt trao đổi giữa hoàng thượng và hoàng hậu. Xem ra nàng ấy cũng là một trong những nhân tuyển làm con dâu hoàng gia rồi, có thể nào là vị trí chính phi thái tử chăng?
_ Người tiếp theo, xin mời nhị tiểu thư của phủ thái phó, Trần Gia Kì.
Nhắc đến tên Trần Gia Kì, tiếng nghị luận ồn ào náo nhiệt xung quanh lại một lần nữa nổi lên. Bởi vì này Trần Gia Kì cũng là một nhân vật rất nổi tiếng trong kinh thành. Không chỉ vì gia đình là một gốc cây cổ thụ đại ở kinh thành, mà còn bởi vì nàng đây cũng là một trong những tài nữ nổi danh từ rất sớm. Ba đời trước nhà họ Trần đều thuộc dòng dõi võ tướng, nhưng đến đời Trần Thiên Mặc – phụ thân của Trần Gia Kì, hắn lại bỏ lối cũ đi đường mới thi đỗ trạng nguyên vào làm quan văn trong triều, lại được hoàng thượng tin tưởng bổ nhiệm làm thái phó của các hoàng tử. Quan trọng nhất là hắn yếu chung thủy nhất cưới cũng chỉ có một thê tử bên người lại chính là muội muội ruột của hoàng hậu. Xét ra Trần Gia Kì còn kêu hoàng hậu một tiếng dì, như vậy theo tầng tầng lớp lớp quan hệ bên trong hội khả năng hoàng hậu sẽ cấp cho nàng một chân con dâu hoàng gia là rất cao đi?
Mặc kệ lời ra tiếng vào, mặc kệ những ánh mắt cạnh tranh, ghen ghét hay tìm tòi từ người xung quanh, Trần Gia Kì vẫn điềm nhiên bước từng bước đến giữa sân thi đấu, không kiêu ngạo không siểm nịnh cấp những người đang ngồi ở vị trí chính thượng trên kia những lễ nghi cơ bản nhất, rồi cất cao giọng xướng thơ:
Than rằng phận hồng nhan thường nhiều bạc mệnh
Nhưng đối ta mọi thứ chẳng là gì
Thanh lâu nữ từ nề hà chi tiếng xấu
Chỉ cần ta ngay thẳng thật tâm mình
Sống vì ta hay vì tiếng đời thiên hạ?
Bận lòng làm chi đôi chữ xấu xa
Nói ta thôi nhưng lòng người có xét lại
Thị thị phi phi phân đâu rõ đúng sai
Khi ta khốn cùng nào đâu ai thương xót
Chỉ vô tâm nhìn rồi lại xát muối tổn thương...
Giọng thơ hào khí theo gió thổi bay đưa vào tai người nghe cũng là một ý vị tương phản với bài thơ của Lãnh Ngọc Kiều. Nếu bài thơ của Lãnh Ngọc Kiều là bi thì của Trần Gia Kì chính là hào khí, là nghị lực, là một cái nhìn sáng suốt. Bài thơ của Lãnh Ngọc Kiều là than thân trách phận, tuân theo số phận nữ nhi thường tình của thời phong kiến đi, còn bài thơ của Trần Gia Kì lại là một suy nghĩ, cách nhìn mới mẻ về sự đời. Tuy nhiên tiếng vỗ tay vang dội vẫn là điều không thể thiếu, ngay cả hoàng thượng cũng là một trong số đó. Có nhân cho rằng hoàng thượng thiên vị Trần Gia Kì bởi vì nàng ta là cháu gái của hoàng hậu, có người lại cho rằng Trần Gia Kì từ nhỏ chính là đã được tiên đoán một cái thần đồng nhân, không cần phải nghi ngờ tài năng của nàng.
Này hội mặc dù mỗi người một ý nhưng đều không thể phủ nhận đó là thơ của Trần Gia Kì còn hảo hơn nhiều so với Lãnh Ngọc Kiều. Bởi vì phía trước Lãnh Ngọc Kiều chính là chỉ được hoàng thượng khen thưởng thôi nhưng Trần Gia Kì lại chính là nhất loạt vỗ tay tán thưởng đâu. Ai nấy lại ôm một bụng suy tư cho đến khi thái giám lại công bố đối tượng thi thố cuối cùng trong ngày:
_ Mời Tam tiểu thư phủ thừa tướng, Lãnh Thiên Tuyết.
Mọi người chăm chú quan sát xung quanh để tìm kiếm người được xướng tên. Lãnh Ngọc Kiều nhanh chóng bước lên đi đến trung tâm rồi nhẹ nhàng thi lễ với hoàng thượng, hoàng hậu và các vương gia. Làm xong một loạt các lễ nghi một cách lưu loát và nhanh chóng, nàng nở một nụ cười thật tự tin rồi cất chất giọng trong trẻo như chim vàng oanh:
Phận hồng nhan như cánh bèo trôi dạt
Đớn đau thay khi gia cảnh suy tàn
Thân nữ nhi biết làm sao cho phải
Chỉ trách ta số mệnh bọt bèo
Một đời một kiếp thương đau
Hỡi quân quân ở đâu rồi
Sao không giúp thiếp qua rồi nạn tai...
Giọng nói truyền cảm hợp với gương mặt bi thương của nàng càng làm cho người nghe xung quanh phải thổn thức. Kết thúc bài thơ là tiếng vỗ tay vang dội của mọi người. Ngay cả hoàng thượng và hoàng hậu cũng phải cất lời khen ngợi:
_ Không hổ danh là nữ nhi của Lãnh thừa tướng, chỉ một bài thơ ngắn đã có thể bộc lộ hết gia cảnh cũng như suy nghĩ của Tố Cầm. Nghe nói Tố Cầm có một vị hôn phu cha mẹ định thân từ nhỏ. Hai người cũng được gọi là thanh mai trúc mã xứng lứa vừa đôi. Nhưng khi gia đình của Tố Cầm bị cảnh tù đày thì vị hôn phu kia lại không còn thấy đâu nữa. Bài thơ thật là có ý tứ. Hảo, hảo, hảo.
Sau ba tiếng hảo của hoàng thượng, mọi người cũng nhanh chóng tiến lên chúc mừng Lãnh Ngọc Kiều. Ngay cả hoàng hậu cũng nói đùa cùng hoàng thượng:
_ Thần thiếp quả thật là rất thích thần thái và chất giọng của Lãnh tiểu thư khi ngâm thơ. Dịu dàng, thanh thoát, lại trong trẻo như gió đầu mùa. Phải chi chúng ta có một người con dâu như vậy thì tốt biết mấy.
_ Ừm, trẫm cũng đang suy nghĩ đến vấn đề này đây. Hay là sau cuộc thi hôm nay, trẫm cùng hoàng hậu hãy cùng nhau bàn luận về vấn đề này.
Nghe thấy thế, hoàng hậu liền dịu dàng cười:
_ Thần thiếp tuân chỉ.
Mặc dù cuộc đối thoại của hoàng thượng và hoàng hậu chỉ thoáng qua như một câu chuyện đùa. Thế nhưng mọi người đều cùng ngầm hiểu với nhau rằng Lãnh Ngọc Kiều đã chiếm được một vị trí làm con dâu của hoàng gia. Chính vì vậy lại một lần nữa mỗi người đều mang một tâm trạng riêng và chìm vào suy nghĩ của mình. Các vị phu nhân thì liếc mắt ra hiệu cho con cháu mình hãy cùng nhau cố gắng. Các vị tiểu thư thì dùng ánh mắt so tài với nhau xem ai hơn ai, một số vị vương gia thì thầm thì bàn tán xem có vị tiểu thư khuê các nào vừa mắt mình không. Dù vậy trên mặt mỗi người vẫn giữ nguyên nụ cười mỉm vân đạm phong khinh như không có chuyện gì.
Thật ra đối với bài thơ của Lãnh Ngọc Kiều, Thiên Tuyết cũng công nhận rằng nàng ta làm rất hay, cách hành văn tinh tế, giọng thơ uyển chuyển dạt dào cảm xúc, từ ngữ cũng hàm súc. Tuy nhiên nàng cho rằng nó chỉ là một bài thơ sáo rỗng về nội dung. Bởi vì Tố Cầm chắc chắn là một người mạnh mẽ chứ không hề bi lụy như những gì mà lời thơ của Lãnh Ngọc Kiều nói. Tuy chỉ mới là một thiếu nữ 16 tuổi, nhưng Tố Cầm là một người đã nhìn thấu rõ sự đời, không quan tâm danh lợi, không bị ảnh hưởng bởi lời nói thị phi của cuộc đời. Bởi vì nếu như Tố Cầm là một người yếu đuối thì nàng ta đã sớm tự sát lúc song thân mất đi hay lúc bán mình vào lầu xanh rồi. Nếu như là một người yếu đuối thì nàng ta cũng không thể sống nổi dưới lời nói thị phi thêu dệt tranh luận của người đời. Tương tự, nếu như nàng ta là một người hám danh lợi thì khi sự việc được sáng tỏ, hàm oan được giải, hoàng thượng có ý định ban thưởng vàng bạc và cho một vị quan tam phẩm nhận nàng ta làm con nuôi, tại sao nàng ta lại không chấp nhận?
Những người được gọi tên tiếp theo mặc dù ai nấy cũng rất cố gắng nhưng bởi vì bài thơ Lãnh Ngọc Kiều làm lúc trước quá xuất sắc, cho nên cũng chẳng ai gây ấn tượng được với hai vị chủ thượng bên trên.Tuy nhiên khi đến tên người tiếp theo, mặc dù rất nhanh nhưng Thiên Tuyết vẫn kịp nhìn thấy ánh mắt trao đổi giữa hoàng thượng và hoàng hậu. Xem ra nàng ấy cũng là một trong những nhân tuyển làm con dâu hoàng gia rồi, có thể nào là vị trí chính phi thái tử chăng?
_ Người tiếp theo, xin mời nhị tiểu thư của phủ thái phó, Trần Gia Kì.
Nhắc đến tên Trần Gia Kì, tiếng nghị luận ồn ào náo nhiệt xung quanh lại một lần nữa nổi lên. Bởi vì này Trần Gia Kì cũng là một nhân vật rất nổi tiếng trong kinh thành. Không chỉ vì gia đình là một gốc cây cổ thụ đại ở kinh thành, mà còn bởi vì nàng đây cũng là một trong những tài nữ nổi danh từ rất sớm. Ba đời trước nhà họ Trần đều thuộc dòng dõi võ tướng, nhưng đến đời Trần Thiên Mặc – phụ thân của Trần Gia Kì, hắn lại bỏ lối cũ đi đường mới thi đỗ trạng nguyên vào làm quan văn trong triều, lại được hoàng thượng tin tưởng bổ nhiệm làm thái phó của các hoàng tử. Quan trọng nhất là hắn yếu chung thủy nhất cưới cũng chỉ có một thê tử bên người lại chính là muội muội ruột của hoàng hậu. Xét ra Trần Gia Kì còn kêu hoàng hậu một tiếng dì, như vậy theo tầng tầng lớp lớp quan hệ bên trong hội khả năng hoàng hậu sẽ cấp cho nàng một chân con dâu hoàng gia là rất cao đi?
Mặc kệ lời ra tiếng vào, mặc kệ những ánh mắt cạnh tranh, ghen ghét hay tìm tòi từ người xung quanh, Trần Gia Kì vẫn điềm nhiên bước từng bước đến giữa sân thi đấu, không kiêu ngạo không siểm nịnh cấp những người đang ngồi ở vị trí chính thượng trên kia những lễ nghi cơ bản nhất, rồi cất cao giọng xướng thơ:
Than rằng phận hồng nhan thường nhiều bạc mệnh
Nhưng đối ta mọi thứ chẳng là gì
Thanh lâu nữ từ nề hà chi tiếng xấu
Chỉ cần ta ngay thẳng thật tâm mình
Sống vì ta hay vì tiếng đời thiên hạ?
Bận lòng làm chi đôi chữ xấu xa
Nói ta thôi nhưng lòng người có xét lại
Thị thị phi phi phân đâu rõ đúng sai
Khi ta khốn cùng nào đâu ai thương xót
Chỉ vô tâm nhìn rồi lại xát muối tổn thương...
Giọng thơ hào khí theo gió thổi bay đưa vào tai người nghe cũng là một ý vị tương phản với bài thơ của Lãnh Ngọc Kiều. Nếu bài thơ của Lãnh Ngọc Kiều là bi thì của Trần Gia Kì chính là hào khí, là nghị lực, là một cái nhìn sáng suốt. Bài thơ của Lãnh Ngọc Kiều là than thân trách phận, tuân theo số phận nữ nhi thường tình của thời phong kiến đi, còn bài thơ của Trần Gia Kì lại là một suy nghĩ, cách nhìn mới mẻ về sự đời. Tuy nhiên tiếng vỗ tay vang dội vẫn là điều không thể thiếu, ngay cả hoàng thượng cũng là một trong số đó. Có nhân cho rằng hoàng thượng thiên vị Trần Gia Kì bởi vì nàng ta là cháu gái của hoàng hậu, có người lại cho rằng Trần Gia Kì từ nhỏ chính là đã được tiên đoán một cái thần đồng nhân, không cần phải nghi ngờ tài năng của nàng.
Này hội mặc dù mỗi người một ý nhưng đều không thể phủ nhận đó là thơ của Trần Gia Kì còn hảo hơn nhiều so với Lãnh Ngọc Kiều. Bởi vì phía trước Lãnh Ngọc Kiều chính là chỉ được hoàng thượng khen thưởng thôi nhưng Trần Gia Kì lại chính là nhất loạt vỗ tay tán thưởng đâu. Ai nấy lại ôm một bụng suy tư cho đến khi thái giám lại công bố đối tượng thi thố cuối cùng trong ngày:
_ Mời Tam tiểu thư phủ thừa tướng, Lãnh Thiên Tuyết.
/25
|