Màn đêm thâm trầm, một ngọn nến sáng lung linh trên chiếc bàn gỗ trong căn phòng nhỏ, ánh sáng mờ nhạt ôn hòa chiếu sáng những khu vực ở xung quanh, hình như nó đang muốn xua đuổi đi sự tối tăm của màn đêm.
Một chú heo con đang nằm cạnh góc tường ở trên giường, nhẹ nhàng truyền đến từng tiếng hít thở đều đều, đó chính là Tiểu Trư lười biếng đang ngủ say trong giấc mộng bình yên, Thiệu Cảnh ngồi trên chiếc bàn ở bên cạnh, lẳng lặng đọc sách nhờ ánh nến yếu ớt.
Ngoài cửa xổ, xa xa đang truyền đến tiếng rừng cây reo trong gió như sóng lớn ngoài biển khơi, dạt dào và tinh tế, ở trong màn đêm không có ánh trăng, u tĩnh mà xa xưa.
Ba quyển sách đang nằm im trên bàn, trong đó có hai quyển nhìn to và dày hơn, hình như còn cổ hơn quyển sách còn lại một chút, là những cuốn sách mà Thiệu Cảnh lấy ra từ đống lớn sách cũ trong túi Lưu Vân đấy. Chúng chỉ là đống tài sản ít ỏi, cả hai quyển sách đều bị mở cùng một loại trang, sau đó được đặt ở bên dưới ngọn đèn dầu, thỉnh thoảng Thiệu Cảnh lật qua lật lại như đang so sánh điểm giống và khác giữa chúng.
Còn quyển sách tương đối nhỏ so với đống sách của Thiệu Cảnh chính là quyển sách hắn đã bỏ ra ba khỏa linh thạch để mua giúp lão Hầu vào buổi chiều ngày hôm nay.
Hắn im lặng ngồi đọc tỉ mà tỉ mẩn, bên dưới ánh nến tù mù, ánh mắt của hắn khi sáng ngời mà có thần, khi bờ môi khẽ lẩm bẩm, có lúc mi mày cau lại, có khi lại nhẹ nhàng gật đầu, khóe miệng mỉm cười và ngồi đong đưa. Hắn như thế ước chừng một lúc lâu, rốt cục đã lật qua tờ cuối cùng của quyển sách cũ, hai mắt nhắm lại rồi khẽ ngửa đầu về đằng sau, cứ giữ như vật trong chốc lát, sau đó mới nắm tay lại rồi thở phào, thở phào một cái.
Phù lục hoặc phù chú là một môn học bắt nguồn từ rất xa xưa, là tạp thuật trong dòng lịch sử chảy dài vô tận, cụ thể nó xuất hiện ở đâu vào lúc nào, giờ này ngày này sớm đã không thể khảo chứng, nhưng từ những gì Thiệu Cảnh đọc trong sách cổ ghi lại thì môn tạp thuật này ít nhất đã có dấu hiệu tồn tại từ một vạn năm trước. Hai quyển sách này đều là những quyển sách cổ do Lưu Vân Đài tổ sư gia lấy được từ Thanh Vân môn, trong đó còn có bút ký của tiền bối cao nhân năm nào của Thanh Vân môn, giải thích những điều liên quan đến sở học phù lục của họ vào hai quyển sách.
Cái gọi là phù lục, đơn giản chỉ là những hoa văn bùa chú đặc thù bị vẽ xuống tờ giấy, tạo thành một phù trận nguyên vẹn, sau đó phải nhờ người vừa thông hiểu phù lục vừa thông hiểu Ngũ Hành thuật pháp dùng phương pháp đặc thù thi triển Ngũ Hành thuật pháp cho phù trận hấp thu, tục xưng là Khắc Phù , khi đó có thể tạo thành một tấm phù lục. Khiến cho người dùng phù lục chỉ cần rót vào một thành linh tực tương đương với Nguyên thuật pháp bây giờ là đã có thể thi triển tấm phù lục ngày trước đã được Khắc Phù bằng Ngũ Hành thuật pháp ra rồi.
Rõ ràng, cái môn tạp thuật này tương đương hữu dụng đối với những tu sĩ tu luyện Ngũ Hành thuật pháp đấy, khắc phù bằng tinh lực, mặc dù đạo lý này nghe qua có vẻ đơn giản nhưng trên thực tế tạo ra một tấm phù lục lại là một chuyện phiền toái và phức tạp, dù nói nó là điều thâm thúy phiền phức cũng tuyệt không phải quá lời.
Những thứ khác không nói, chỉ riêng việc phải nhớ những nét vẽ trụ cột của hoa văn bùa chú đã là một việc khó khăn, cái gọi là hoa văn bùa chú có tổng cộng mười loại, dùng Ngũ hành Kim Mộc Thủy Hỏa Thổ phân làm âm dương, tức âm mộc, dương mộc, âm hỏa, dương hỏa, âm thủy, dương thủy .... Mỗi một loại hoa văn bùa chú đều vặn vẹo mà ẩm dấu huyền lí sâu sa của những bức tranh cổ xưa, giống chữ lại không phải chữ, phức tạp nhất chính là viết cả mười ba nét bút họa, đơn giản nhất cũng phải vẽ được năm nét, hơn nữa chỉ cần một mực nhớ kỹ mười loại hoa văn bùa chú đã là khó khăn không nhỏ, lại còn vẽ nó xuống giấy không sai một nét thì độ khó tăng lên vô cùng, nhưng mà đây chỉ là những hoa văn nền tảng, muốn ghép chúng lại thành một phù trận thâm thúy thì độ khó còn tăng gấp mười gấp trăm lần, không hiểu trí nhớ người ta dai thế nào mà nhớ hết đưowjc.
Phù trận là do nhiều hoa văn bùa chú tổ hợp xếp lại mà thành, và thuật pháp cấp một chính là loại phù trận đơn giản nhất, nhưng ngay cả phù trận đơn giản nhất cũng cần sáu cái phù văn. Chẳng hạn như Hỏa Cầu thuật của Thiệu Cảnh cần vẽ sáu cái phù văn của ba âm hỏa và ba dương hỏa, miêu tả dựa theo phương trình và trình tự đặc biệt cẩn thận mà thành, chẳng những bản thân phù văn không thể vẽ sai mà ngay cả trình tự, phương vị cũng yêu cấu sự cẩn thận tỉ mỉ, không thể sai lầm, chỉ cần hơi chút sai lầm thì toàn bộ phù trận xem như đã bị hỏng.
Hà khắc như thế không nói, sau khi đã vẽ đúng lá bùa phù trận xuống giấy thì lại phải rót linh lực vào, chính là trình tự Khắc Phù cuối cùng của công đoạn chế tác phù lục, rất phiền toái. Dùng Ngũ Hành thuật pháp để khắc phù hoàn toàn với việc dùng thuật pháp để chiến đấu, chú ý là muốn điều khiển được một tia linh lực rất nhỏ nhoi đều cần phải tự tin, thuần thục với thuật pháp của bản thân vô cùng, sau đó mới có thể chậm rãi rót linh lực thuật pháp vào phía trên của tấm bùa vẽ phù trận, cuối cùng mới có thể tạo ra một tấm phù lục hoàn chỉnh. Căn cứ theo sách xưa đã ghi lại thì mặc dù các Phù Lục Sư có thủ pháp thuần thục, tinh thần khi chế tác vô cùng chăm chú cẩn thận nhưng tỉ lệ thất bại đều khá là cao, vị tiền bối của Thanh Vân môn thậm chí còn cho rằng ngay cả những Phù Lục Sư thường xuyên chế tác phù lục thành công thì tỷ lệ cao nhất của bọn họ vẫn chưa đến hai thành.
Tổng lại những điều đó xem ra những người muốn nắm giữ môn tạp thuật như phù lục này đều gặp rất nhiêu gian nan, vì vậy từ xưa đến nay những người có thể chế tạo phù lục rất ít, ngẫu nhiên xuất hiện một nhân vật như vậy mọi người đều gọi hắn là Phù Lục Sư. Cho đến ngày hôm nay hình như cái môn tạp thuật này đã thất truyền rồi, nguyên nhân đơn giản, ngoài trừ gian nan khi học môn tạp thuật này thì nguyên nhân trọng yếu nhất chính là phù thuật căn bản chỉ có thể sống nương nhờ vào lưu phái thuật sĩ mà thôi. Mấy ngàn năm nay thuật sĩ nhất mạch dần dần suy yếu, vô số thuật pháp hùng mạnh từng tồn tại đã bị chôn vùi, thuật sĩ chết đi đã khiến môn tạp thuật như phù lục đã trở thành dòng sông không có nguồn, rừng cây không có rễ, suy bại cũng đã nằm trong dự liệu của nhiều người.
Đến bây giờ, theo Thiệu Cảnh biết ít nhất đã qua mấy trăm năm không có Phù Lục Sư nào nổi danh hoặc từng xuất hiện, các loại phù trận lưu truyền rộng rãi ở thời thượng cổ có lẽ bây giờ thất truyền đã thất truyền, chôn vùi đã chôn vùi, hôm nay những phù lục quyển trục ghi lại Ngũ Hành thuật pháp hầu hết chỉ là những thuật pháp cấp một, uy lực không lớn, phù trận cũng đơn giản, mặc dù vẫn được lưu truyền nhưng khi tu chân sĩ nhất mạch cường thịnh như bây giờ thì chẳng còn ai them để ý tới những điều này, có thể sau một hai ngàn năm nữa thì ngay cả những quyển phù lục cấp thấp này đều sẽ biến mất trong dòng sông tuế nguyệt.
Ánh mắt Thiệu Cảnh chậm rãi rơi xuống quyển sách cổ nằm trước mặt, chính là quyển sách của tổ tiên lão Hầu, cái bản Phù Lục Tiểu Giải này không phải là quyển mật phổ ghi lại những phù trận đơn lẻ, nó chỉ ghi những điều cơ bản của phù lục mà thôi, mười loại phù văn cùng cách khắc phù, ngoài ra có bốn loại phù trận, theo thứ tự là Hỏa Cầu thuật , Thủy Tiễn thuật , Phong Nhận thuật và Thạch Giáp thuật .
Bốn loại thuật pháp này đều chỉ là thuật pháp cấp một, cấp thấp nhất của Ngũ Hành thuật pháp, trên thực tế cũng là những loại thuật pháp được lưu truyền rỗng rãi nhất trong tán tu, gần như bất cứ người nào chịu bỏ công tu luyện Ngũ Hành thuật pháp cũng đều biết cả, ngoại trừ Thạch Giáp thuật thuộc về thổ hệ thuật pháp thì khá hiếm thấy nhưng chỉ cần tìm kỹ trong góc một tửu điếm cũ nát nào đó cũng có thể tìm được những quyển sách ghi lại phương pháp tu luyện thuật pháp tương tự như quyển này.
Thiệu Cảnh đã hiểu được hai loại Ngũ Hành thuật pháp ghi bên trong quyển Phù Lục Tiểu Giải này, bởi hắn đã cày nát cả quyển thuật pháp kim, hỏa từ lâu rồi, mua về cũng chẳng để làm gì.
Hắn cười khổ nhưng rất nhanh sau đó đã khôi phục lại ánh mắt sáng ngời, chăm chú rồi nhìn chằm chằm vào quyển Phù Lục Tiểu Giải, lúc này hắn cứ như chưa bao giờ được nhìn thấy quyển sách vậy, sau khi búng búng các đốt ngón tay thì hình như hắn đã hiểu ra một điều gì đó, tự nói với chính mình, rất có thể quyển sách này sẽ mang đến cho hắn điều kinh hỉ.
Một chú heo con đang nằm cạnh góc tường ở trên giường, nhẹ nhàng truyền đến từng tiếng hít thở đều đều, đó chính là Tiểu Trư lười biếng đang ngủ say trong giấc mộng bình yên, Thiệu Cảnh ngồi trên chiếc bàn ở bên cạnh, lẳng lặng đọc sách nhờ ánh nến yếu ớt.
Ngoài cửa xổ, xa xa đang truyền đến tiếng rừng cây reo trong gió như sóng lớn ngoài biển khơi, dạt dào và tinh tế, ở trong màn đêm không có ánh trăng, u tĩnh mà xa xưa.
Ba quyển sách đang nằm im trên bàn, trong đó có hai quyển nhìn to và dày hơn, hình như còn cổ hơn quyển sách còn lại một chút, là những cuốn sách mà Thiệu Cảnh lấy ra từ đống lớn sách cũ trong túi Lưu Vân đấy. Chúng chỉ là đống tài sản ít ỏi, cả hai quyển sách đều bị mở cùng một loại trang, sau đó được đặt ở bên dưới ngọn đèn dầu, thỉnh thoảng Thiệu Cảnh lật qua lật lại như đang so sánh điểm giống và khác giữa chúng.
Còn quyển sách tương đối nhỏ so với đống sách của Thiệu Cảnh chính là quyển sách hắn đã bỏ ra ba khỏa linh thạch để mua giúp lão Hầu vào buổi chiều ngày hôm nay.
Hắn im lặng ngồi đọc tỉ mà tỉ mẩn, bên dưới ánh nến tù mù, ánh mắt của hắn khi sáng ngời mà có thần, khi bờ môi khẽ lẩm bẩm, có lúc mi mày cau lại, có khi lại nhẹ nhàng gật đầu, khóe miệng mỉm cười và ngồi đong đưa. Hắn như thế ước chừng một lúc lâu, rốt cục đã lật qua tờ cuối cùng của quyển sách cũ, hai mắt nhắm lại rồi khẽ ngửa đầu về đằng sau, cứ giữ như vật trong chốc lát, sau đó mới nắm tay lại rồi thở phào, thở phào một cái.
Phù lục hoặc phù chú là một môn học bắt nguồn từ rất xa xưa, là tạp thuật trong dòng lịch sử chảy dài vô tận, cụ thể nó xuất hiện ở đâu vào lúc nào, giờ này ngày này sớm đã không thể khảo chứng, nhưng từ những gì Thiệu Cảnh đọc trong sách cổ ghi lại thì môn tạp thuật này ít nhất đã có dấu hiệu tồn tại từ một vạn năm trước. Hai quyển sách này đều là những quyển sách cổ do Lưu Vân Đài tổ sư gia lấy được từ Thanh Vân môn, trong đó còn có bút ký của tiền bối cao nhân năm nào của Thanh Vân môn, giải thích những điều liên quan đến sở học phù lục của họ vào hai quyển sách.
Cái gọi là phù lục, đơn giản chỉ là những hoa văn bùa chú đặc thù bị vẽ xuống tờ giấy, tạo thành một phù trận nguyên vẹn, sau đó phải nhờ người vừa thông hiểu phù lục vừa thông hiểu Ngũ Hành thuật pháp dùng phương pháp đặc thù thi triển Ngũ Hành thuật pháp cho phù trận hấp thu, tục xưng là Khắc Phù , khi đó có thể tạo thành một tấm phù lục. Khiến cho người dùng phù lục chỉ cần rót vào một thành linh tực tương đương với Nguyên thuật pháp bây giờ là đã có thể thi triển tấm phù lục ngày trước đã được Khắc Phù bằng Ngũ Hành thuật pháp ra rồi.
Rõ ràng, cái môn tạp thuật này tương đương hữu dụng đối với những tu sĩ tu luyện Ngũ Hành thuật pháp đấy, khắc phù bằng tinh lực, mặc dù đạo lý này nghe qua có vẻ đơn giản nhưng trên thực tế tạo ra một tấm phù lục lại là một chuyện phiền toái và phức tạp, dù nói nó là điều thâm thúy phiền phức cũng tuyệt không phải quá lời.
Những thứ khác không nói, chỉ riêng việc phải nhớ những nét vẽ trụ cột của hoa văn bùa chú đã là một việc khó khăn, cái gọi là hoa văn bùa chú có tổng cộng mười loại, dùng Ngũ hành Kim Mộc Thủy Hỏa Thổ phân làm âm dương, tức âm mộc, dương mộc, âm hỏa, dương hỏa, âm thủy, dương thủy .... Mỗi một loại hoa văn bùa chú đều vặn vẹo mà ẩm dấu huyền lí sâu sa của những bức tranh cổ xưa, giống chữ lại không phải chữ, phức tạp nhất chính là viết cả mười ba nét bút họa, đơn giản nhất cũng phải vẽ được năm nét, hơn nữa chỉ cần một mực nhớ kỹ mười loại hoa văn bùa chú đã là khó khăn không nhỏ, lại còn vẽ nó xuống giấy không sai một nét thì độ khó tăng lên vô cùng, nhưng mà đây chỉ là những hoa văn nền tảng, muốn ghép chúng lại thành một phù trận thâm thúy thì độ khó còn tăng gấp mười gấp trăm lần, không hiểu trí nhớ người ta dai thế nào mà nhớ hết đưowjc.
Phù trận là do nhiều hoa văn bùa chú tổ hợp xếp lại mà thành, và thuật pháp cấp một chính là loại phù trận đơn giản nhất, nhưng ngay cả phù trận đơn giản nhất cũng cần sáu cái phù văn. Chẳng hạn như Hỏa Cầu thuật của Thiệu Cảnh cần vẽ sáu cái phù văn của ba âm hỏa và ba dương hỏa, miêu tả dựa theo phương trình và trình tự đặc biệt cẩn thận mà thành, chẳng những bản thân phù văn không thể vẽ sai mà ngay cả trình tự, phương vị cũng yêu cấu sự cẩn thận tỉ mỉ, không thể sai lầm, chỉ cần hơi chút sai lầm thì toàn bộ phù trận xem như đã bị hỏng.
Hà khắc như thế không nói, sau khi đã vẽ đúng lá bùa phù trận xuống giấy thì lại phải rót linh lực vào, chính là trình tự Khắc Phù cuối cùng của công đoạn chế tác phù lục, rất phiền toái. Dùng Ngũ Hành thuật pháp để khắc phù hoàn toàn với việc dùng thuật pháp để chiến đấu, chú ý là muốn điều khiển được một tia linh lực rất nhỏ nhoi đều cần phải tự tin, thuần thục với thuật pháp của bản thân vô cùng, sau đó mới có thể chậm rãi rót linh lực thuật pháp vào phía trên của tấm bùa vẽ phù trận, cuối cùng mới có thể tạo ra một tấm phù lục hoàn chỉnh. Căn cứ theo sách xưa đã ghi lại thì mặc dù các Phù Lục Sư có thủ pháp thuần thục, tinh thần khi chế tác vô cùng chăm chú cẩn thận nhưng tỉ lệ thất bại đều khá là cao, vị tiền bối của Thanh Vân môn thậm chí còn cho rằng ngay cả những Phù Lục Sư thường xuyên chế tác phù lục thành công thì tỷ lệ cao nhất của bọn họ vẫn chưa đến hai thành.
Tổng lại những điều đó xem ra những người muốn nắm giữ môn tạp thuật như phù lục này đều gặp rất nhiêu gian nan, vì vậy từ xưa đến nay những người có thể chế tạo phù lục rất ít, ngẫu nhiên xuất hiện một nhân vật như vậy mọi người đều gọi hắn là Phù Lục Sư. Cho đến ngày hôm nay hình như cái môn tạp thuật này đã thất truyền rồi, nguyên nhân đơn giản, ngoài trừ gian nan khi học môn tạp thuật này thì nguyên nhân trọng yếu nhất chính là phù thuật căn bản chỉ có thể sống nương nhờ vào lưu phái thuật sĩ mà thôi. Mấy ngàn năm nay thuật sĩ nhất mạch dần dần suy yếu, vô số thuật pháp hùng mạnh từng tồn tại đã bị chôn vùi, thuật sĩ chết đi đã khiến môn tạp thuật như phù lục đã trở thành dòng sông không có nguồn, rừng cây không có rễ, suy bại cũng đã nằm trong dự liệu của nhiều người.
Đến bây giờ, theo Thiệu Cảnh biết ít nhất đã qua mấy trăm năm không có Phù Lục Sư nào nổi danh hoặc từng xuất hiện, các loại phù trận lưu truyền rộng rãi ở thời thượng cổ có lẽ bây giờ thất truyền đã thất truyền, chôn vùi đã chôn vùi, hôm nay những phù lục quyển trục ghi lại Ngũ Hành thuật pháp hầu hết chỉ là những thuật pháp cấp một, uy lực không lớn, phù trận cũng đơn giản, mặc dù vẫn được lưu truyền nhưng khi tu chân sĩ nhất mạch cường thịnh như bây giờ thì chẳng còn ai them để ý tới những điều này, có thể sau một hai ngàn năm nữa thì ngay cả những quyển phù lục cấp thấp này đều sẽ biến mất trong dòng sông tuế nguyệt.
Ánh mắt Thiệu Cảnh chậm rãi rơi xuống quyển sách cổ nằm trước mặt, chính là quyển sách của tổ tiên lão Hầu, cái bản Phù Lục Tiểu Giải này không phải là quyển mật phổ ghi lại những phù trận đơn lẻ, nó chỉ ghi những điều cơ bản của phù lục mà thôi, mười loại phù văn cùng cách khắc phù, ngoài ra có bốn loại phù trận, theo thứ tự là Hỏa Cầu thuật , Thủy Tiễn thuật , Phong Nhận thuật và Thạch Giáp thuật .
Bốn loại thuật pháp này đều chỉ là thuật pháp cấp một, cấp thấp nhất của Ngũ Hành thuật pháp, trên thực tế cũng là những loại thuật pháp được lưu truyền rỗng rãi nhất trong tán tu, gần như bất cứ người nào chịu bỏ công tu luyện Ngũ Hành thuật pháp cũng đều biết cả, ngoại trừ Thạch Giáp thuật thuộc về thổ hệ thuật pháp thì khá hiếm thấy nhưng chỉ cần tìm kỹ trong góc một tửu điếm cũ nát nào đó cũng có thể tìm được những quyển sách ghi lại phương pháp tu luyện thuật pháp tương tự như quyển này.
Thiệu Cảnh đã hiểu được hai loại Ngũ Hành thuật pháp ghi bên trong quyển Phù Lục Tiểu Giải này, bởi hắn đã cày nát cả quyển thuật pháp kim, hỏa từ lâu rồi, mua về cũng chẳng để làm gì.
Hắn cười khổ nhưng rất nhanh sau đó đã khôi phục lại ánh mắt sáng ngời, chăm chú rồi nhìn chằm chằm vào quyển Phù Lục Tiểu Giải, lúc này hắn cứ như chưa bao giờ được nhìn thấy quyển sách vậy, sau khi búng búng các đốt ngón tay thì hình như hắn đã hiểu ra một điều gì đó, tự nói với chính mình, rất có thể quyển sách này sẽ mang đến cho hắn điều kinh hỉ.
/116
|