Trọng Lâu Thúy hành lang nhiều vô số, kim ngọc son phấn chất thành chồng, ngói xanh lưu ly kéo dài tới mười dặm không thấy nơi tận cùng, trong nó im lặng nghiêm trang như biển sâu.
Mùa hạ đã qua hơn nửa tháng rồi mà nắng gắt vẫn không giảm, nhưng khi nóng bức chiếu xuống cái biển sâu này lập tức biến mất, không khí vô cùng tươi mát và nhu hòa.
Gió mơn man vỗ về cột vàng, lan can ngọc. mùi trầm hương thỉnh thoảng lan tỏa trong không khí.
Một chiếc lá cây phiêu nhiên rơi xuống.
Một bàn tay ngọc hiện ra, tay áo buông xuống, cổ tay trắng như tuyết, năm ngón tay của nàng như lan trong đêm vắng, theo thứ tự xòe ra, không một tiếng động dừng lại trên không trung.
Trong giây lát ấy, ngói xanh trụ vàng đều như mất đi vẻ đẹp vốn có.
Trên trời dưới đất, chỉ còn lại duy nhất chiếc lá kia từ từ rơi vào trong bàn tay.
Thu cũng sắp sang rồi... Một tiếng thở dài, lưu luyến triền miên nói không nên lời, dường như lo lắng cho thời gian trôi quá nhanh.
Nàng lật úp bàn tay, để cho chiếc lá kia tự do rơi xuống, bay vào dòng suối, bị bọt nước quấn quanh, di chuyển đi xa.
Vạn vật vốn ảm đạm thất sắc nay mới chậm rãi phục hồi.
Dưới tàng cây, bên dòng suối, trong lương đình, mĩ nhân cứ đứng thẳng như vậy, nhìn theo dòng nước róc rách chảy ra xa, giống như có hàng ngàn hàng vạn tâm sự, muốn đẩy nó trôi theo dòng nước.
Nàng mặc một chiếc váy nhạt, không phấn không son, mái tóc đen tuyền vén cao, trên đó có khảm một cây châm bằng ngọc.
Mi của nàng dài mà không lớn, dường như đen tuyền như mục, nhưng thỉnh thoảng lại có chút hồng hồng, sự hoàn mỹ của nàng khiến cho vạn vật thất sắc.
Không biết nàng đứng bao nhiêu lâu, mới nhẹ giọng kêu:
Cao công công.
Tiếng của nàng như gió thu khua động không gian.
Có lão nô!
Cách đó không xa, dẫn một đám nội thị khoanh tay chạy theo phía sau của Cao công công đi tới, nói:
Nương nương có gì phân phó?
Bệ hạ hiện tại đang làm gì?
Cao Lực Sĩ nói:
Bệ hạ vừa mới ngủ trong tẩm điện, còn chưa được một canh giờ! Gần nhất quốc sự bận rộn, bệ hạ đúng là có chút lao lực.
Có phải lại phiền lòng về đám yêu đạo không?
Cao Lực Sĩ đạo:
Chỉ là một tên đạo sĩ không đủ sức, nhưng lão nô nghe nói bọn họ tay chân đông đảo, lại còn cướp đi cái gì Đồ ấy. Mà cái Đồ này lại có liên quan tới số mệnh của triều đình, cho nên bệ hạ mới coi trọng như vậy.
Nàng nhàn nhạt ừ một tiếng, hiển nhiên đối với chuyện này không thèm để ý, sóng mắt lưu chuyển, lại nhìn sang dòng suối, chẳng biết là từ khi nào lại có mấy cái lá, mấy bông hoa rơi xuống.
Sau một lúc lâu, nàng bỗng nhiên mở đôi môi, nhẹ nhàng ngâm hát lên:
Vân tường y thường, hoa tường dung,
Xuân phong phật hạm, lộ hoa nùng,
Nhược chi quần ngọc sơn đầu kiến,
Hội hướng Đao đài nguyệt hạ phùng.....
Đây là bài: Thanh Bình điệu của Lý Bạch, dịch: Ngô Tất Tố
Thoáng bóng mây hoa, nhớ bóng hồng,
Gió xuân dìu dặt giọt sương trong
Ví chăng non ngọc không nhìn thấy,
Dưới nguvệt đài Dao thử ngóng trông.
Một khúc ca đã hát xong từ lâu, nhưng mà dư âm vẫn quanh quẩn không tiêu tán.
Nàng than nhẹ một tiếng, nói:
Lý học sĩ quả nhiên xứng danh với thi tiên, chi cần múa bút là ra thơ, nhưng lại hợp với tình với cảnh.
Cao Lực Sĩ tiến lên một bước, hơi cong người, nhỏ giọng nói:
Nương nương, theo lão nô thấy trong mấy câu thơ này có huyền cơ, nhưng không biết là có nên nói hay không?
Hóa ra mĩ nhân này, chính là người được sủng ái duy nhất trong 3000 cung phi, Dương phi Ngọc Hoàn.
Khi nghe Cao Lực Sĩ nói câu này, nàng không xoay người lại, chỉ là thản nhiên nói:
Nói.
Cao Lực Sĩ tinh thần rung lên, tiến thêm một bước, nhỏ giọng nói:
Lão nô cho rằng, Lý Thái Bạch này làm bài Thanh Bình điệu có ý trông hoa nói người, ngôn từ tuy rằng tuyệt vời, phiêu dật hàm súc, nhưng mà dụng tâm trong đó thì vô cùng hiểm ác, nương nương nên lưu tâm xem xét.
Dương Ngọc Hoàn không có nửa điểm ngạc nhiên, thản nhiên nói: Dụng tâm cái gì? Tại sao lại nói như vậy?
Cao Lục Sĩ hạ giọng nói:
Nương nương, trong bài Thanh Bình Điệu kỷ 2 có câu: khả liên phi yến ỷ tân trang , (Thương cho Phi Yến cậy tân trang), chính là đem nương nương so sánh với Triệu Phi Yến!
Dương Ngọc Hoàn rốt cục quay đầu, nhẹ nhàng cười, nói:
Phi Yến xinh đẹp danh chấn khắp thiên hạ, hắn lấy câu đó ví ta, đương nhiên là được, sao lại có tội?
Cao Lực Sĩ nói:
Nương nương ơi, Triệu Phi Yến này mị hoặc Hán đế, ăn uống rất kén chọn, trong khi đó lại một tay che trời....
(Thời Khai Nguyên, lúc hoa nở đẹp, vua Đường Minh Hoàng cùng Dương Quý Phi ra ngắm hoa, sai nhạc đội ca hát. Lần này vua muốn có lời ca ngợi sắc đẹp của Dương QUÝ Phi, liền mời Lý Bạch đang say rượu vào đặt cho. Lý Bạch đang say viết liền 3 bài Thanh Bình Điệu. Vua và Quý Phi rất thích. Sau này Dương Quốc Trung, Cao Lực Sĩ, những người từng bị Lý Bạch làm nhục gièm pha ông với Dương Quý Phi (em gái của Dương Quốc Trung) về bài Thanh Bình Điệu, bài này có đoạn:
Khả liên Phi Yến ỷ tân trang
Hai người cho là Lý Bạch so sánh Dương Quý Phi với Triệu Phi Yến, một hoàng hậu bị thất sủng. Dương Quý Phi từ đó không ưa Lý Bạch, lại thêm Trương Ký ganh ghét gìem pha, Lý Bạch phải cuốn gói khỏi triều đình.)
Nói tới câu này, Dương Ngọc Hoàn rốt cục có chút phản ứng, cảm thấy nhíu mày.
Cao Lực Sĩ cúi đầu càng thấp hơn, vô cùng đau đớn nói:
Triệu Phi Yến sau này tư thông với Xích Phượng, cung đình không ai không biết, rồi bị Bình Đế cách chức làm thứ dân, sau đó tự sát mà chết. Lý Thái Bạch lại đem nương nương so sánh với nàng ta, chuyện này... thực sự là đáng giết a!
Dương phi trầm mặc trong chốc lát, bỗng nhiên cười, nói: Lý học sĩ trời sinh ngông nghênh, là người điên khùng, tính cách độc lập, ta thấy hắn không có dụng tâm hiểm ác như vậy đâu, câu này chắc chỉ là vô tâm mà thôi. Cao công công...
Cao Lực Sĩ vội vàng đáp: Có lão nô!
Không phải Lý học sĩ ám chỉ Bổn cung, mà là công công không quên được sỉ nhục mài mực tháo giày (1) có đúng không?
(Khi Lý Bạch đi thi, quan Chủ Khảo ra đề, Lý Bạch xem qua, liền vẩy bút là xong bài, đem lên nộp. Dương Quốc Trang tiếp lấy xem, thấy đề tên là Lý Thái Bạch, liền loạn bút son ngang dọc, đánh rớt ngay không thương tiếc, lại còn bỉ mặt Lý Bạch:
-Hạng thí sinh này chỉ đáng mài mực hầu người.
Cao Lực Sĩ lại a dua thêm:
-Thứ văn chương bã mía ấy chi đáng tháo giày xỏ tất cho người.
Hai người nói xong trutền lính tống cổ Lý Bạch ra khỏi trường thi.
Lý Bạch rất phẫn uất, về nhà phàn nàn với Hạ Tri Chương và thề rằng: Nếu sau này đắc chí sẽ bắt Thái Sư Dương Quốc Trung mài mực, Thái úy Cao Lực Sĩ tháo giày mới hả dạ.
Sau này Lý Bạch đỗ tiến sĩ, nhân một buổi chầu vua Bột Hải của Cao Ly yêu cầu nhà Đường phải sang cống, nếu không sẽ cử binh sang đánh. Nhà vua âu lo, không biết phúc đáp thế nào, Lý Bạch đứng ra làm một bài chiếu, ai nấy đều hài lòng. Vua bảo Lý Bạch viết lại, nhân cơ hội này Lý Bạch nói:
-Trước thần vào thi bị Thái Sư Dương Quốc Trung và Thái úy Cao Lục Sĩ xua đuổi. Nay thấy hai người ấy tại triều, văn khí của thần bị bế tắc. Vậy cúi xin Bệ hạ sai Dương Thái Sư mài mực. Cao Thái úy tháo giày để thần được hùng tâm phấn khởi mà thảo chiếu thư làm cho Phiên vương phải bội phục mà triều cống.
Mùa hạ đã qua hơn nửa tháng rồi mà nắng gắt vẫn không giảm, nhưng khi nóng bức chiếu xuống cái biển sâu này lập tức biến mất, không khí vô cùng tươi mát và nhu hòa.
Gió mơn man vỗ về cột vàng, lan can ngọc. mùi trầm hương thỉnh thoảng lan tỏa trong không khí.
Một chiếc lá cây phiêu nhiên rơi xuống.
Một bàn tay ngọc hiện ra, tay áo buông xuống, cổ tay trắng như tuyết, năm ngón tay của nàng như lan trong đêm vắng, theo thứ tự xòe ra, không một tiếng động dừng lại trên không trung.
Trong giây lát ấy, ngói xanh trụ vàng đều như mất đi vẻ đẹp vốn có.
Trên trời dưới đất, chỉ còn lại duy nhất chiếc lá kia từ từ rơi vào trong bàn tay.
Thu cũng sắp sang rồi... Một tiếng thở dài, lưu luyến triền miên nói không nên lời, dường như lo lắng cho thời gian trôi quá nhanh.
Nàng lật úp bàn tay, để cho chiếc lá kia tự do rơi xuống, bay vào dòng suối, bị bọt nước quấn quanh, di chuyển đi xa.
Vạn vật vốn ảm đạm thất sắc nay mới chậm rãi phục hồi.
Dưới tàng cây, bên dòng suối, trong lương đình, mĩ nhân cứ đứng thẳng như vậy, nhìn theo dòng nước róc rách chảy ra xa, giống như có hàng ngàn hàng vạn tâm sự, muốn đẩy nó trôi theo dòng nước.
Nàng mặc một chiếc váy nhạt, không phấn không son, mái tóc đen tuyền vén cao, trên đó có khảm một cây châm bằng ngọc.
Mi của nàng dài mà không lớn, dường như đen tuyền như mục, nhưng thỉnh thoảng lại có chút hồng hồng, sự hoàn mỹ của nàng khiến cho vạn vật thất sắc.
Không biết nàng đứng bao nhiêu lâu, mới nhẹ giọng kêu:
Cao công công.
Tiếng của nàng như gió thu khua động không gian.
Có lão nô!
Cách đó không xa, dẫn một đám nội thị khoanh tay chạy theo phía sau của Cao công công đi tới, nói:
Nương nương có gì phân phó?
Bệ hạ hiện tại đang làm gì?
Cao Lực Sĩ nói:
Bệ hạ vừa mới ngủ trong tẩm điện, còn chưa được một canh giờ! Gần nhất quốc sự bận rộn, bệ hạ đúng là có chút lao lực.
Có phải lại phiền lòng về đám yêu đạo không?
Cao Lực Sĩ đạo:
Chỉ là một tên đạo sĩ không đủ sức, nhưng lão nô nghe nói bọn họ tay chân đông đảo, lại còn cướp đi cái gì Đồ ấy. Mà cái Đồ này lại có liên quan tới số mệnh của triều đình, cho nên bệ hạ mới coi trọng như vậy.
Nàng nhàn nhạt ừ một tiếng, hiển nhiên đối với chuyện này không thèm để ý, sóng mắt lưu chuyển, lại nhìn sang dòng suối, chẳng biết là từ khi nào lại có mấy cái lá, mấy bông hoa rơi xuống.
Sau một lúc lâu, nàng bỗng nhiên mở đôi môi, nhẹ nhàng ngâm hát lên:
Vân tường y thường, hoa tường dung,
Xuân phong phật hạm, lộ hoa nùng,
Nhược chi quần ngọc sơn đầu kiến,
Hội hướng Đao đài nguyệt hạ phùng.....
Đây là bài: Thanh Bình điệu của Lý Bạch, dịch: Ngô Tất Tố
Thoáng bóng mây hoa, nhớ bóng hồng,
Gió xuân dìu dặt giọt sương trong
Ví chăng non ngọc không nhìn thấy,
Dưới nguvệt đài Dao thử ngóng trông.
Một khúc ca đã hát xong từ lâu, nhưng mà dư âm vẫn quanh quẩn không tiêu tán.
Nàng than nhẹ một tiếng, nói:
Lý học sĩ quả nhiên xứng danh với thi tiên, chi cần múa bút là ra thơ, nhưng lại hợp với tình với cảnh.
Cao Lực Sĩ tiến lên một bước, hơi cong người, nhỏ giọng nói:
Nương nương, theo lão nô thấy trong mấy câu thơ này có huyền cơ, nhưng không biết là có nên nói hay không?
Hóa ra mĩ nhân này, chính là người được sủng ái duy nhất trong 3000 cung phi, Dương phi Ngọc Hoàn.
Khi nghe Cao Lực Sĩ nói câu này, nàng không xoay người lại, chỉ là thản nhiên nói:
Nói.
Cao Lực Sĩ tinh thần rung lên, tiến thêm một bước, nhỏ giọng nói:
Lão nô cho rằng, Lý Thái Bạch này làm bài Thanh Bình điệu có ý trông hoa nói người, ngôn từ tuy rằng tuyệt vời, phiêu dật hàm súc, nhưng mà dụng tâm trong đó thì vô cùng hiểm ác, nương nương nên lưu tâm xem xét.
Dương Ngọc Hoàn không có nửa điểm ngạc nhiên, thản nhiên nói: Dụng tâm cái gì? Tại sao lại nói như vậy?
Cao Lục Sĩ hạ giọng nói:
Nương nương, trong bài Thanh Bình Điệu kỷ 2 có câu: khả liên phi yến ỷ tân trang , (Thương cho Phi Yến cậy tân trang), chính là đem nương nương so sánh với Triệu Phi Yến!
Dương Ngọc Hoàn rốt cục quay đầu, nhẹ nhàng cười, nói:
Phi Yến xinh đẹp danh chấn khắp thiên hạ, hắn lấy câu đó ví ta, đương nhiên là được, sao lại có tội?
Cao Lực Sĩ nói:
Nương nương ơi, Triệu Phi Yến này mị hoặc Hán đế, ăn uống rất kén chọn, trong khi đó lại một tay che trời....
(Thời Khai Nguyên, lúc hoa nở đẹp, vua Đường Minh Hoàng cùng Dương Quý Phi ra ngắm hoa, sai nhạc đội ca hát. Lần này vua muốn có lời ca ngợi sắc đẹp của Dương QUÝ Phi, liền mời Lý Bạch đang say rượu vào đặt cho. Lý Bạch đang say viết liền 3 bài Thanh Bình Điệu. Vua và Quý Phi rất thích. Sau này Dương Quốc Trung, Cao Lực Sĩ, những người từng bị Lý Bạch làm nhục gièm pha ông với Dương Quý Phi (em gái của Dương Quốc Trung) về bài Thanh Bình Điệu, bài này có đoạn:
Khả liên Phi Yến ỷ tân trang
Hai người cho là Lý Bạch so sánh Dương Quý Phi với Triệu Phi Yến, một hoàng hậu bị thất sủng. Dương Quý Phi từ đó không ưa Lý Bạch, lại thêm Trương Ký ganh ghét gìem pha, Lý Bạch phải cuốn gói khỏi triều đình.)
Nói tới câu này, Dương Ngọc Hoàn rốt cục có chút phản ứng, cảm thấy nhíu mày.
Cao Lực Sĩ cúi đầu càng thấp hơn, vô cùng đau đớn nói:
Triệu Phi Yến sau này tư thông với Xích Phượng, cung đình không ai không biết, rồi bị Bình Đế cách chức làm thứ dân, sau đó tự sát mà chết. Lý Thái Bạch lại đem nương nương so sánh với nàng ta, chuyện này... thực sự là đáng giết a!
Dương phi trầm mặc trong chốc lát, bỗng nhiên cười, nói: Lý học sĩ trời sinh ngông nghênh, là người điên khùng, tính cách độc lập, ta thấy hắn không có dụng tâm hiểm ác như vậy đâu, câu này chắc chỉ là vô tâm mà thôi. Cao công công...
Cao Lực Sĩ vội vàng đáp: Có lão nô!
Không phải Lý học sĩ ám chỉ Bổn cung, mà là công công không quên được sỉ nhục mài mực tháo giày (1) có đúng không?
(Khi Lý Bạch đi thi, quan Chủ Khảo ra đề, Lý Bạch xem qua, liền vẩy bút là xong bài, đem lên nộp. Dương Quốc Trang tiếp lấy xem, thấy đề tên là Lý Thái Bạch, liền loạn bút son ngang dọc, đánh rớt ngay không thương tiếc, lại còn bỉ mặt Lý Bạch:
-Hạng thí sinh này chỉ đáng mài mực hầu người.
Cao Lực Sĩ lại a dua thêm:
-Thứ văn chương bã mía ấy chi đáng tháo giày xỏ tất cho người.
Hai người nói xong trutền lính tống cổ Lý Bạch ra khỏi trường thi.
Lý Bạch rất phẫn uất, về nhà phàn nàn với Hạ Tri Chương và thề rằng: Nếu sau này đắc chí sẽ bắt Thái Sư Dương Quốc Trung mài mực, Thái úy Cao Lực Sĩ tháo giày mới hả dạ.
Sau này Lý Bạch đỗ tiến sĩ, nhân một buổi chầu vua Bột Hải của Cao Ly yêu cầu nhà Đường phải sang cống, nếu không sẽ cử binh sang đánh. Nhà vua âu lo, không biết phúc đáp thế nào, Lý Bạch đứng ra làm một bài chiếu, ai nấy đều hài lòng. Vua bảo Lý Bạch viết lại, nhân cơ hội này Lý Bạch nói:
-Trước thần vào thi bị Thái Sư Dương Quốc Trung và Thái úy Cao Lục Sĩ xua đuổi. Nay thấy hai người ấy tại triều, văn khí của thần bị bế tắc. Vậy cúi xin Bệ hạ sai Dương Thái Sư mài mực. Cao Thái úy tháo giày để thần được hùng tâm phấn khởi mà thảo chiếu thư làm cho Phiên vương phải bội phục mà triều cống.
/522
|