" Dương khí từ ánh sáng chiếu xuống, theo gió thổi đi nên có tính nhiệt và nhẹ Gọi là Phong.
Âm khí từ lòng đất bốc lên, theo nước mà chảy nên có tính hàn và nặng, gọi là Thủy.
Thuật Phong Thủy mà ngươi hỏi, chính là thuật vận dụng Âm - Dương hai khí này. Bất kể ngươi làm gì, chỉ cần thay đổi, vận dụng được hai khí ấy thì đều có thể gọi là thuật phong thủy rồi. Cần gì ta phải dạy."
Ta hỏi: " Vận dụng âm dương hai khí, chẳng phải là các môn công pháp tu luyện đều như vậy sao? "
Sư Vạn Hạnh đáp: " Còn phải xem ngươi tu luyện theo Thiên địa pháp quyết hay Ngũ hành pháp quyết. "
Ta lại hỏi: " Hai loại pháp quyết này có gì khác biệt ? "
Thiền Sư bèn giảng: " Thân thể con người cấu thành bởi Ngũ hành. Do đó các môn pháp công tu luyện bản thể thường vận dụng khí của ngũ hành để tu bổ bản thân. Ngũ Hành pháp quyết chính là đặt bản thân thành một nguyên tố trong vũ trụ rồi dựa trên Sinh - Khắc giữa khí ngũ hành của bản thân và môi trường xung quanh mà thôi động lực lượng.
Ở chiều bên kia mà nói, Thiên Địa do Tứ đại Đất - Nước - Gió - Lửa cấu thành, thêm Không - Kiến - Thức ba đại nữa hợp nên thì có thể diễn hóa ra Vũ trụ. Mà Khí trong Phong Thủy chính là lực lượng của Đất - Nước - Gió - Lửa, Tứ đại này cấu thành vạn vật, nên thay đổi phong thủy sẽ gây ra ảnh hưởng rất lớn tới sự vận hành của thiên địa, bởi vậy Thuật Phong Thủy còn gọi là Thiên Địa pháp quyết. "
Lúc đó ta còn rất hiếu thắng, bèn hỏi : " Hai môn pháp quyết đó thì môn nào có uy lực mạnh hơn? "
Thiền Sư vẫn kiên nhẫn giải đáp cho ta:
" Ngũ Hành pháp quyết trước tiên là tu luyện thân thể để đạt đến Ngũ Hành Chi Thể, rồi lại dựa vào đặc tính ngũ hành của bản thân mà huy động khí ngũ hành từ môi trường để sử dụng. Do đó mặc dù uy lực bị hạn chế bởi sự phát triển của Ngũ Hành Chi Thể nhưng là uy lực cũng rất mạnh mẽ, hơn nữa bản thân cũng càng ngày càng mạnh.
Ngược lại, Thiên Địa Pháp Quyết không chú trọng ở tu luyện bản thân mà là mượn lực Phong Thủy thay đổi thiên địa nên có thể tạo thành uy lực hết sức lớn lao, không gì không làm được. Nhưng đồng thời cũng gây hại trực tiếp tới người thực hiện, hơn nữa thay đổi càng lớn thì tác động tới thân thể cũng càng nặng nề, nếu quá sức thậm chí có thể tử vong "
Ta ngạc nhiên hỏi Sư Vạn Hạnh: " Thuật Phong Thủy gây hại đến bản thân như vậy sao Cao Biền nước Đường lại có thể tu luyện đến mức tông sư như vậy? "
Thiền Sư lắc đầu nói: " Thiên Địa Pháp Quyết cũng không chỉ gây hại cho người vận dụng. Khí Phong Thủy cũng như khí Ngũ Hành cũng có thể dùng để bồi bổ bản thân. Ở những nơi nước non tụ hội, trời đất giao hòa còn gọi là Linh mạch sẽ có khí Phong Thủy vô cùng sung túc. Các tu sĩ tới đó tu hành sẽ được linh khí bồi bổ thân thể khiến cho tu vi tiến triển rất nhanh mà sức sống và tuổi thọ cũng cao hơn hẳn người thường.
Cao Biền năm xưa đi khắp nơi tìm linh mạch động tiên để chiếm đoạt linh khí, thậm chí long mạch ở Thăng Long cũng bị ông ta khám phá nên pháp lực thông huyền cũng không có gì là lạ."
Một lát Sư Vạn Hạnh lại nói:
" Linh mạch là nơi có khí Phong Thủy dồi dào, không những khiến cho cây cỏ tốt tươi, sinh vật trù phú mà con người sống ở gần nơi linh mạch cũng được linh khí ấy bồi dưỡng cho sức khỏe tráng kiện, thần trí minh mẫn có thể trở thành văn tài võ bị của quốc gia. Bởi thế mới gọi là " chốn địa linh nhân kiệt ".
Nhưng linh mạch cũng không chỉ bồi dưỡng con người, ngược lại con người cũng có thể tác động trở lại, bồi dưỡng Linh mạch trở thành Long mạch. "
Ta vốn nghĩ Long mạch và linh mạch là một nên nghe vậy liền hỏi:
" Long mạch và Linh mạch có gì khác nhau ư? "
Thiền Sư lại giảng kĩ cho ta:
" Linh mạch ở những nơi có người sẽ cảm nhiễm ý niệm của con người ở đó, nếu ở trên Linh mạch có xây đền chùa, ngày đêm hương khói thì sự thành tâm tín niệm của người dân tới đền chùa ấy sẽ khiến cho Linh mạch nơi ấy sinh ra thần niệm, gọi là Long mạch.
Thần niệm của Long mạch chính là tín niệm của những người dân nơi đó, do vậy thường bồi dưỡng dân bản địa theo như những gì họ cầu nguyện nên khiến người ta cảm thấy rất là linh ứng.
Do đó ở nơi có linh mạch nếu xây chùa miếu sẽ rất linh thiêng, Nếu chôn mồ mả hoặc là lập bia thờ thành hoàng cũng sẽ được gia trì phù hộ. "
Sư Vạn Hạnh tu hành đắc đạo, học vấn uyên thâm, một lời của ngài thật khiến ta vỡ lẽ rất nhiều.
Thì ra là vậy. Trước giờ ta cũng tu luyện đạo thiền, đinh ninh rằng Phật ở trong tâm nên không tin vào những chuyện cầu xin thần thánh.Nay mới biết thì ra các vị Thành Hoàng, cụ tổ cô ông mãnh hay thổ địa thần tài linh thiêng là thật.
Nếu ta xây đền thờ sơn thần ở trên linh mạch, vậy thì linh mạch đó sẽ trở thành sơn thần long mạch.
Ta cầu xin sức khỏe, trí tuệ thì tín niệm đó sẽ trở thành tín niệm của Sơn thần.
Vậy thì long mạch sẽ vận chuyển theo mục đích để giúp ta có sức khỏe, có trí tuệ. Long mạch vận động tức là thiên địa vận động, chỉ cần có định hướng, không gì là không làm được, kể cả vận mệnh cũng có thể biến đổi theo. Như thế chuyện Sơn thần ban cho may mắn cũng là nhân quả của việc ta thành tín cầu xin.
Hoặc như ta tìm một nơi linh mạch dồi dào nhất cả nước rồi xây dựng cung điện, dời giá đóng đô ở ngay trên đó. Ngày ngày triều thần cung kính, nhân dân sùng bái, kỉ luật nghiêm minh vậy thì Long mạch ở đó sẽ thành thần thủ hộ cả quốc gia.
Như vậy mà suy, chỉ cần long mạch còn Đất nước sẽ ngày một hưng thịnh, trên dưới một lòng, nhân tài được bồi dưỡng ra lớp lớp cơ nghiệp bền vững không gì lay chuyển nổi. Hèn nào Cao Biền phải tìm cách trấn yểm long mạch của Đại La để đất ấy không sinh ra người tài giúp nước ta thoát khỏi ách đô hộ của nhà Đường.
Ta hưng phấn thốt lên: " Thì ra thầy khuyên Thái Tổ dời đô về đất Đại La là vì long mạch của vùng đất ấy. Nhưng đất Hoa Lư là nơi kinh đô của mấy triều, hẳn cũng có long mạch của riêng nó chứ? "
Sư Vạn Hạnh gật đầu nói: " Cố đô Hoa Lư là nơi nước non tụ hội, long mạch không chỉ có một hai. Truyền thuyết xưa Đinh Tiên Hoàng bị chú đuổi đến bờ sông thì có hai con rồng vàng cõng bay qua, đó chính là ám chỉ long mạch ở đây cũng rất dồi dào.
Nhưng Hoa Lư là đất giao tranh, năm xưa từ thời Tiên Hoàng lập ra nhà Đinh, đã có tu sĩ bí mật làm phép thay đổi khiến Long mạch ở đây bị nhốt lại trong lòng một ngọn núi đá, ta cũng đã tới đó định giải khai phong ấn nhưng từ đó đến nay đã hơn hai hoa giáp ( 120 năm ), long mạch bị kềm hãm giống như con rồng dữ bị gông xiềng, hễ tháo bỏ phong ấn là vùng vẫy khắp nơi, gây hại nhiều hơn là có lợi. "
…
Bây giờ thì ta đã biết long mạch của đất Hoa Lư bị trấn yểm ở đâu.
Từ lúc cùng Vũ vào hang đá ta đã nghe thấy tiếng nó gầm gừ. Con rồng dữ bị giam hãm bao đời nay, linh khí của đất Hoa Lư tích lũy cả ngàn năm đã ở trước mặt của ta. Mặc dù nó còn đang ngủ say, nhưng ta linh cảm nó sẽ tỉnh giấc bất cứ lúc nào. Nhất là khi cái hũ vẫn còn trong động.
Do đó ta không cùng Vũ quay ra mà một mực ở lại trong động, bên cạnh con rồng.
Vũ không tài giỏi gì lắm, nhưng hắn cũng đến nỗi chỉ sống dựa vào ta, tin rằng hắn cũng sẽ sớm hiểu được vấn đề và quay lại nơi này.
Nhưng ta không nghĩ thằng ngốc ấy lại quay lại đây với hình dạng thảm thương đến thế.
Sau này ta phải dạy dỗ lại hắn cho cẩn thận mới được, không biết bơi thì đừng có chui vào xoáy nước.
Âm khí từ lòng đất bốc lên, theo nước mà chảy nên có tính hàn và nặng, gọi là Thủy.
Thuật Phong Thủy mà ngươi hỏi, chính là thuật vận dụng Âm - Dương hai khí này. Bất kể ngươi làm gì, chỉ cần thay đổi, vận dụng được hai khí ấy thì đều có thể gọi là thuật phong thủy rồi. Cần gì ta phải dạy."
Ta hỏi: " Vận dụng âm dương hai khí, chẳng phải là các môn công pháp tu luyện đều như vậy sao? "
Sư Vạn Hạnh đáp: " Còn phải xem ngươi tu luyện theo Thiên địa pháp quyết hay Ngũ hành pháp quyết. "
Ta lại hỏi: " Hai loại pháp quyết này có gì khác biệt ? "
Thiền Sư bèn giảng: " Thân thể con người cấu thành bởi Ngũ hành. Do đó các môn pháp công tu luyện bản thể thường vận dụng khí của ngũ hành để tu bổ bản thân. Ngũ Hành pháp quyết chính là đặt bản thân thành một nguyên tố trong vũ trụ rồi dựa trên Sinh - Khắc giữa khí ngũ hành của bản thân và môi trường xung quanh mà thôi động lực lượng.
Ở chiều bên kia mà nói, Thiên Địa do Tứ đại Đất - Nước - Gió - Lửa cấu thành, thêm Không - Kiến - Thức ba đại nữa hợp nên thì có thể diễn hóa ra Vũ trụ. Mà Khí trong Phong Thủy chính là lực lượng của Đất - Nước - Gió - Lửa, Tứ đại này cấu thành vạn vật, nên thay đổi phong thủy sẽ gây ra ảnh hưởng rất lớn tới sự vận hành của thiên địa, bởi vậy Thuật Phong Thủy còn gọi là Thiên Địa pháp quyết. "
Lúc đó ta còn rất hiếu thắng, bèn hỏi : " Hai môn pháp quyết đó thì môn nào có uy lực mạnh hơn? "
Thiền Sư vẫn kiên nhẫn giải đáp cho ta:
" Ngũ Hành pháp quyết trước tiên là tu luyện thân thể để đạt đến Ngũ Hành Chi Thể, rồi lại dựa vào đặc tính ngũ hành của bản thân mà huy động khí ngũ hành từ môi trường để sử dụng. Do đó mặc dù uy lực bị hạn chế bởi sự phát triển của Ngũ Hành Chi Thể nhưng là uy lực cũng rất mạnh mẽ, hơn nữa bản thân cũng càng ngày càng mạnh.
Ngược lại, Thiên Địa Pháp Quyết không chú trọng ở tu luyện bản thân mà là mượn lực Phong Thủy thay đổi thiên địa nên có thể tạo thành uy lực hết sức lớn lao, không gì không làm được. Nhưng đồng thời cũng gây hại trực tiếp tới người thực hiện, hơn nữa thay đổi càng lớn thì tác động tới thân thể cũng càng nặng nề, nếu quá sức thậm chí có thể tử vong "
Ta ngạc nhiên hỏi Sư Vạn Hạnh: " Thuật Phong Thủy gây hại đến bản thân như vậy sao Cao Biền nước Đường lại có thể tu luyện đến mức tông sư như vậy? "
Thiền Sư lắc đầu nói: " Thiên Địa Pháp Quyết cũng không chỉ gây hại cho người vận dụng. Khí Phong Thủy cũng như khí Ngũ Hành cũng có thể dùng để bồi bổ bản thân. Ở những nơi nước non tụ hội, trời đất giao hòa còn gọi là Linh mạch sẽ có khí Phong Thủy vô cùng sung túc. Các tu sĩ tới đó tu hành sẽ được linh khí bồi bổ thân thể khiến cho tu vi tiến triển rất nhanh mà sức sống và tuổi thọ cũng cao hơn hẳn người thường.
Cao Biền năm xưa đi khắp nơi tìm linh mạch động tiên để chiếm đoạt linh khí, thậm chí long mạch ở Thăng Long cũng bị ông ta khám phá nên pháp lực thông huyền cũng không có gì là lạ."
Một lát Sư Vạn Hạnh lại nói:
" Linh mạch là nơi có khí Phong Thủy dồi dào, không những khiến cho cây cỏ tốt tươi, sinh vật trù phú mà con người sống ở gần nơi linh mạch cũng được linh khí ấy bồi dưỡng cho sức khỏe tráng kiện, thần trí minh mẫn có thể trở thành văn tài võ bị của quốc gia. Bởi thế mới gọi là " chốn địa linh nhân kiệt ".
Nhưng linh mạch cũng không chỉ bồi dưỡng con người, ngược lại con người cũng có thể tác động trở lại, bồi dưỡng Linh mạch trở thành Long mạch. "
Ta vốn nghĩ Long mạch và linh mạch là một nên nghe vậy liền hỏi:
" Long mạch và Linh mạch có gì khác nhau ư? "
Thiền Sư lại giảng kĩ cho ta:
" Linh mạch ở những nơi có người sẽ cảm nhiễm ý niệm của con người ở đó, nếu ở trên Linh mạch có xây đền chùa, ngày đêm hương khói thì sự thành tâm tín niệm của người dân tới đền chùa ấy sẽ khiến cho Linh mạch nơi ấy sinh ra thần niệm, gọi là Long mạch.
Thần niệm của Long mạch chính là tín niệm của những người dân nơi đó, do vậy thường bồi dưỡng dân bản địa theo như những gì họ cầu nguyện nên khiến người ta cảm thấy rất là linh ứng.
Do đó ở nơi có linh mạch nếu xây chùa miếu sẽ rất linh thiêng, Nếu chôn mồ mả hoặc là lập bia thờ thành hoàng cũng sẽ được gia trì phù hộ. "
Sư Vạn Hạnh tu hành đắc đạo, học vấn uyên thâm, một lời của ngài thật khiến ta vỡ lẽ rất nhiều.
Thì ra là vậy. Trước giờ ta cũng tu luyện đạo thiền, đinh ninh rằng Phật ở trong tâm nên không tin vào những chuyện cầu xin thần thánh.Nay mới biết thì ra các vị Thành Hoàng, cụ tổ cô ông mãnh hay thổ địa thần tài linh thiêng là thật.
Nếu ta xây đền thờ sơn thần ở trên linh mạch, vậy thì linh mạch đó sẽ trở thành sơn thần long mạch.
Ta cầu xin sức khỏe, trí tuệ thì tín niệm đó sẽ trở thành tín niệm của Sơn thần.
Vậy thì long mạch sẽ vận chuyển theo mục đích để giúp ta có sức khỏe, có trí tuệ. Long mạch vận động tức là thiên địa vận động, chỉ cần có định hướng, không gì là không làm được, kể cả vận mệnh cũng có thể biến đổi theo. Như thế chuyện Sơn thần ban cho may mắn cũng là nhân quả của việc ta thành tín cầu xin.
Hoặc như ta tìm một nơi linh mạch dồi dào nhất cả nước rồi xây dựng cung điện, dời giá đóng đô ở ngay trên đó. Ngày ngày triều thần cung kính, nhân dân sùng bái, kỉ luật nghiêm minh vậy thì Long mạch ở đó sẽ thành thần thủ hộ cả quốc gia.
Như vậy mà suy, chỉ cần long mạch còn Đất nước sẽ ngày một hưng thịnh, trên dưới một lòng, nhân tài được bồi dưỡng ra lớp lớp cơ nghiệp bền vững không gì lay chuyển nổi. Hèn nào Cao Biền phải tìm cách trấn yểm long mạch của Đại La để đất ấy không sinh ra người tài giúp nước ta thoát khỏi ách đô hộ của nhà Đường.
Ta hưng phấn thốt lên: " Thì ra thầy khuyên Thái Tổ dời đô về đất Đại La là vì long mạch của vùng đất ấy. Nhưng đất Hoa Lư là nơi kinh đô của mấy triều, hẳn cũng có long mạch của riêng nó chứ? "
Sư Vạn Hạnh gật đầu nói: " Cố đô Hoa Lư là nơi nước non tụ hội, long mạch không chỉ có một hai. Truyền thuyết xưa Đinh Tiên Hoàng bị chú đuổi đến bờ sông thì có hai con rồng vàng cõng bay qua, đó chính là ám chỉ long mạch ở đây cũng rất dồi dào.
Nhưng Hoa Lư là đất giao tranh, năm xưa từ thời Tiên Hoàng lập ra nhà Đinh, đã có tu sĩ bí mật làm phép thay đổi khiến Long mạch ở đây bị nhốt lại trong lòng một ngọn núi đá, ta cũng đã tới đó định giải khai phong ấn nhưng từ đó đến nay đã hơn hai hoa giáp ( 120 năm ), long mạch bị kềm hãm giống như con rồng dữ bị gông xiềng, hễ tháo bỏ phong ấn là vùng vẫy khắp nơi, gây hại nhiều hơn là có lợi. "
…
Bây giờ thì ta đã biết long mạch của đất Hoa Lư bị trấn yểm ở đâu.
Từ lúc cùng Vũ vào hang đá ta đã nghe thấy tiếng nó gầm gừ. Con rồng dữ bị giam hãm bao đời nay, linh khí của đất Hoa Lư tích lũy cả ngàn năm đã ở trước mặt của ta. Mặc dù nó còn đang ngủ say, nhưng ta linh cảm nó sẽ tỉnh giấc bất cứ lúc nào. Nhất là khi cái hũ vẫn còn trong động.
Do đó ta không cùng Vũ quay ra mà một mực ở lại trong động, bên cạnh con rồng.
Vũ không tài giỏi gì lắm, nhưng hắn cũng đến nỗi chỉ sống dựa vào ta, tin rằng hắn cũng sẽ sớm hiểu được vấn đề và quay lại nơi này.
Nhưng ta không nghĩ thằng ngốc ấy lại quay lại đây với hình dạng thảm thương đến thế.
Sau này ta phải dạy dỗ lại hắn cho cẩn thận mới được, không biết bơi thì đừng có chui vào xoáy nước.
/31
|