Chàng thanh niên áo trắng chính là chủ nhân của Tây Viên - Ngụy quốc công Trương Mại, còn ông lão tóc bạc chính là Hoa Sơn lão nhân, cũng là sư phụ của phụ thân Trương Mại - Bình Bắc hầu Trương Tịnh. Hoa Sơn lão nhân vốn là một thế ngoại cao nhân vân du tứ hải, hành tung bất định. Năm Trương Mại hơn hai tuổi, Hoa Sơn lão nhân nhất thời tâm huyết dâng trào, đến Bình Bắc hầu phủ thăm đồ đệ, vừa thấy Trương Mại thì không chịu đi nữa. Hai đồ tôn Trương Kình, Trương Mại đều là thiên tài luyện võ, Hoa Sơn lão nhân tức khắc quyết định ở lại Bình Bắc hầu phủ dạy dỗ hai tôn tử. Lần này Trương Mại rời kinh thành đến Nam Kinh nhậm chức thiêm thư, Hoa Sơn lão nhân không nỡ để đồ tôn một thân một mình đến phương xa nên cũng đi theo.
Hoa Sơn lão nhân tính tình rất trẻ con, có ông bên cạnh, Trương Mại giống như có thêm một người bạn bên cạnh để cùng chơi, cũng đỡ cô đơn. Bây giờ nghe sư công nói “giúp con chọn tiểu thê tử”, Trương Mại không khỏi mỉm cười, sư công lại nghịch ngợm rồi, lão nhân gia đi đâu tìm tiểu thê tử chứ?
Trương Mại chợt nghĩ đến điều gì, vẻ mặt hơi cứng lại. Hôm qua, tiểu cô nương hàng xóm tiện tay gảy đàn lung tung bị sư công chế giễu. Sau đó mình dùng đàn gửi ý, chuyện bất hòa nhỏ này cũng được hóa giải. Sau đó, sư công lại đích thân qua bên hàng xóm! Tuy bị mình dùng tiếng huýt gió ép trở về, nhưng lão nhân gia tức giận không thèm để ý mãi đến bây giờ mới thôi. Chẳng lẽ sư công hôm qua là đi ………?
Hoa Sơn lão nhân vẻ mặt khoái chí, Trương Mại rất im lặng. Hàng xóm này họ Từ, là trưởng tử của Từ thứ phụ, gia đình thế này nên kính nhi viễn chi (tôn trọng nhưng không gần gũi )thì hơn, đụng tới nàng ta làm gì? Mấy năm gần đây, nội các thứ phụ và thủ phụ phần lớn đều như nước với lửa, tranh đấu đến ta sống ngươi chết. Thứ phụ hoặc là đạp đổ thủ phụ, hoặc bị thủ phụ đá đi rất xa, vì cái vị trí thủ phụ kia mà các quan văn mưu mô chồng chất, không từ thủ đoạn.
Hoa Sơn lão nhân cười híp mắt:
- Tiểu thê tử này sư công giúp con chọn không chỉ xinh đẹp mà còn rất có ánh mắt, rất thú vị. A Mại à, đợi con cưới tiểu thê tử về, sinh hài nhi vẫn giao cho sư công dạy, có được không? Sư công sẽ dạy nó võ công, còn dẫn nó đi chơi nữa, giống như dạy A Mại con vậy.
Trương Mại mỉm cười đáp ứng:
- Được, đều giao cho ngài dạy hết.
Sư công thích nhất là dạy tiểu hài tử, đáng tiếc đại ca chưa cưới vợ, mình chưa định thân, đợi tiểu hài tử được sinh ra không biết là chuyện của năm nào tháng nào nữa.
Hoa Sơn lão nhân mừng rỡ:
- Quyết định thế đi! A Mại, hài tử đều giao cho ta, không được để ông ông ngoại con quơ tay múa chân.
Trưởng bối của Bình Bắc hầu phủ, ngoài Hoa Sơn lão nhân, còn có nhạc phụ của Trương Tịnh - Mạnh Lại. Hoa Sơn lão nhân là cao thủ võ lâm, Mạnh Lại là văn nhân nhã sĩ nên trong việc dạy dỗ các tôn tử tôn nữ thế nào, giữa hai người luôn bất đồng ý kiến.
Trương Mại từ nhỏ đã biết dỗ cho Hoa Sơn lão nhân vui vẻ, càng lớn càng thuần thục:
- Hài tử chỉ học võ công thôi cũng không được, dù sao cũng phải biết đọc sách viết chữ mà, đúng không? Sư công dạy dỗ hai huynh đệ đại ca và con, còn ông bà ngoại ngoại hợp lại cũng chỉ trông coi mỗi A Đồng, sư công chính là người giỏi làm nhiều.
Bình Bắc hầu Trương Tịnh và thê tử Mạnh Du Nhiên sinh được ba nam một nữ, trưởng tử Trương Kình, thứ tử Trương Mại và nữ nhi nhỏ tuổi nhất tên A Đồng. Trương Kình và Trương Mại từ nhỏ đã theo sư công là Hoa Sơn lão nhân luyện võ, chơi đùa nên tình cảm rất sâu đậm. Còn A Đồng thì theo ông bà ngoại ngoại nhiều hơn nên tính tình rất được cưng chiều.
Hoa Sơn lão nhân ánh mắt híp lại thành một đường, đúng vậy, một mình ta dạy dỗ hai tôn tử trong khi ông bà ngoại ngoại A Mại hai người chỉ trông coi mỗi mình A Đồng, vẫn là ta lợi hại. Trương Mại tranh thủ thời cơ:
- Trời không còn sớm, sư công về phòng nghỉ ngơi nhé? Con phải hầu hạ ngài thật tốt, nếu không, phụ thân sẽ đánh con một trận.
Cách đó không xa có hai thiếu niên khoảng mười lăm, mười sáu tuổi mặt mày thanh tú đứng hầu nghe vậy thì liếc nhìn nhau một cái. Hai người bọn họ mặc trang phục kẻ sai vặt, là thư đồng của Trương Mại, người lớn tuổi có vẻ chín chắn tin cậy hơn tên Tức Mặc, người nhỏ tuổi nét mặt thông minh lanh lợi tên Nguyên Quang.
Nguyên Quang lắc lư chạy đến, vẻ mặt tươi cười:
- Lão gia tử, trời đã muộn thế này, hay là ngài với nhị công tử vào nhà nói chuyện?
Hắn là người từ nhỏ đã đi theo hầu hạ Trương Mại nên quen gọi “nhị công tử”. Tuy hiện giờ Trương Mại đã trở thành Ngụy quốc công nhưng hắn vẫn xưng hô như cũ, không thay đổi.
Bước chân của Tức Mặc trầm ổn hơn nhiều, vẻ mặt cũng nghiêm túc:
- Lão gia tử, hầu gia và phu nhân đã căn dặn phải chăm sóc ngài thật chu đáo.
Hắn lấy một tờ giấy trong ngực áo ra nhìn kĩ:
- Lão gia tử, giờ này là giờ ngài tắm rửa đi ngủ.
Hoa Sơn lão nhân mười mấy năm qua đã được Du Nhiên chăm sóc như vậy thành quen, cũng không có gì không thoải mái, vui vẻ đi theo Trương Mại về phòng, rửa mặt tắm rửa rồi lên giường nghỉ ngơi. Trương Mại hầu hạ ông nằm xuống mới rời đi nhưng vừa ra tới cửa thì bị gọi trở lại, Hoa Sơn lão nhân cười hì hì nói với hắn:
- Đúng là ông trời tác hợp, người hầu của con tên Tức Mặc, Nguyên Quang, thị nữ của con bé tên Bội A, Tri Bạch.
Con bé là giấy bút, còn con là mực với nghiên, hợp chung một chỗ là vô cùng hoàn mỹ.
Trương Mại cười cười, xoay người giúp Hoa Sơn lão nhân đắp kín chăn:
- Sư công, ngài nghỉ ngơi đi.
Sắp xếp xong, hắn đứng dậy ra cửa, lững thững bước đi trong đình viện. Đêm lạnh như nước, bóng đêm vô biên vô tận, Trương Mại nhẹ thả bước chân, trong lòng đầy những rối rắm nghĩ suy.
Ngoại trừ nhà mình ra, dòng chính của Ngụy quốc công phủ không có con cháu nào xuất sắc đủ để chống đỡ môn hộ. Cho nên, tước vị Ngụy quốc công này, mình dù muốn dù không cũng phải làm, các đường huynh đường đệ có thể ngồi không hưởng an nhàn phú quý nhưng mình thì nhất quyết không thể. Tổ tiên Quý Dã công trải qua biết bao gió tanh mưa máu mới lập nên cơ nghiệp này truyền lại cho các thế hệ con cháu đời sau, mình không thể thẹn với tổ tông được.
Ánh mắt lơ đãng nhìn về phía hàng xóm, Trương Mại khẽ mỉm cười. Biệt viện của Ngụy quốc công phủ ở Nam Kinh cũng có mười mấy nơi, tại sao mình lại chọn đến Tây Viên? Vị hàng xóm này không chỉ là trưởng tử của Từ thứ phụ, mà còn là Nam Kinh Lễ bộ hữu thị lang. Ai cũng cho rằng Nam Kinh Lễ bộ hữu thị lang là chức quan nhàn tản, lại không nghĩ tới Thủ phụ Nghiêm Đông hiện giờ chính là từ Nam Kinh Lễ bộ hữu thị lang mà đi lên. Một người nếu có dã tâm, thì dù là chức quan nhàn tản cũng có thể làm nên thành tựu. Nam Kinh cũng không phải là nơi chỉ biết cho ra các “thượng thư nuôi chim” hay “ngự sử ngắm hoa”.
Hôm sau, ba huynh đệ Từ Tốn, Từ Thuật, Từ Dật sang Tây Viên thăm đáp lễ. Từ Dật cảm thấy Trương Mại rất hòa nhã dễ gần nhưng vẫn ngại không dám mở miệng đề cập đến chuyện múa kiếm. Dù sao cũng không quen thuộc, mới gặp mặt có hai lần mà thôi, không thể quá tùy tiện được.
Sau khi huynh đệ Từ gia cáo từ ra về, Trương Mại từ từ mở quyển trục, hiện ra trước mắt hắn chính là bức “thiên lý giang sơn đồ”. “Thiên lý giang sơn đồ” là bức tranh mô tả những dãy đồi núi chập chùng cùng với những con sóng mênh mông bát ngát, hình ảnh bao la hùng vĩ, khí thế hào hùng, là một kiệt tác tranh sơn thủy.
Bức tranh này do Vương Hi Mạnh thời Bắc Tống sáng tác. Vương Hi Mạnh là một thiếu niên thiên tài nổi tiếng về vẽ tranh sơn thủy nhưng tác phẩm lại rất ít, chỉ muốn dùng một bức tranh mà lưu danh thiên cổ. Bức “thiên lý giang sơn đồ” này được ông vẽ lúc gần tám mươi tuổi, dùng để lưu lại cho hậu thế.
Là khen mình thiếu niên anh hùng, hay khen mình cầm đao cưỡi ngựa bảo vệ giang sơn? Bất luận là cái nào thì Từ gia cũng rất có thiện ý. Trương Mại nhìn chăm chú một lát, rồi từ từ cuộn quyển trục lại. Mình chỉ là muốn bồi thường một chút cho thiếu nữ gảy đàn kia, không ngờ Từ gia lại đem danh họa đến tặng, thật là ngoài ý muốn.
Trương Mại đang sống ở xa nhà, tất nhiên là phụ mẫu, đại ca và tiểu muội ở kinh thành đều nhớ nhung, thường viết thư thăm hỏi. Trương Mại là người chu đáo, mỗi ngày đều viết thư bình an dùng bồ câu đưa tới kinh thành. Nếu rảnh rỗi thì viết nhiều thêm vài dòng, còn nếu bận rộn công việc thì đại khái chỉ có mấy chữ như “bình an, chớ lo”.
Phụ thân của Trương Mại là Bình Bắc hầu Trương Tịnh trước giờ luôn ít nói, nên thư viết cũng rất ngắn gọn. Còn mẫu thân hắn Mạnh Du Nhiên là người hoạt bát, nói nhiều, Trương Mại thường cầm thư của bà, nhìn kiểu chữ “Du Nhiên thể” của riêng bà thì nhịn không được bật cười. Ông ngoại cầm kỳ thi họa tất cả đều tinh thông, sao lại dạy dỗ ra một khuê nữ như mẫu thân chứ? Nhìn nét chữ này cũng thật sự quá “du nhiên”* rồi.
* Du nhiên nghĩa là thoải mái, cũng là tên mẹ nam chính, ở đây ý nói chữ viết của mẹ nam chính quá xấu
A Đồng trong thư thường hỏi:
- Nhị ca, Nam Kinh có vui không? Sông Tần Hoài phong tình vô hạn, huynh có đi mở mang tầm mắt không? Hồ Mạc Sầu từng là của Ngụy quốc công phủ đấy, nghe nói đẹp lắm, muội thật muốn đến xem thử một lần cho biết. Nhưng phụ thân mẫu thân đều không chịu cho muội rời kinh, cả ông bà ngoại ngoại cũng vậy.
Trương Mại cười trừ. A Đồng tuy đã là cô nương mười sáu mười bảy tuổi nhưng vẫn còn mang bản tính trẻ con, cái gì cũng không biết, chỉ biết hưởng thụ. Nha đầu ngốc, muội cho rằng nhị ca tới đây để du ngoạn hả, đi sông Tần Hoài, hồ Mạc Sầu gì chứ. Muội cũng quá xem thường ta, thân là ngoại tôn Mạnh gia, nhị công tử Bình Bắc hầu phủ, đường đường là Ngụy quốc công mà đi dạo sông Tần Hoài? Toàn là dong chi tục phấn, có gì thú vị đâu.
Trong thư của Du Nhiên không thể thiếu việc nhắc đến hôn sự của Trương Mại: “Đại ca con tuy chưa cưới vợ nhưng thê tử đã chọn ra rồi. Còn con vẫn chưa có tin tức gì hết, có muốn cha mẹ tìm giúp không? Trong số bằng hữu của A Đồng cũng có vài người tướng mạo xinh lắm, tiếc là hơi non nớt, đáng tiếc đáng tiếc”.
“Hôm trước mẹ sang phủ Phúc Ninh Đại trưởng công chúa ngắm hoa, lục di mẫu con hỏi mẹ ‘Đại tiểu thư Từ gia thế nào?’. Đại tiểu thư Từ gia là trưởng tôn nữ của Từ thứ phụ, mẹ cũng có nhìn thử, đẹp thì có đẹp nhưng không có linh khí, không xứng với nhi tử bảo bối của ta”.
………………
Đại tiểu thư Từ gia? Trương Mại cười cười, hàng xóm cũng là đại tiểu thư Từ gia, quý nữ triều đình nhiều không kể xiết, nhà nhà đều có đích trưởng nữ tôn quý, giáo dưỡng cực kỳ tốt. Người nào người nấy đều hoàn mỹ không chút tì vết, không giống như người thật. Hiền lành rộng lượng đến mức khiến người ta không tưởng tượng nổi.
Hoa Sơn lão nhân từ cửa sổ nhảy vào, nét mặt tươi cười:
- A Mại, con còn chưa có hỏi ta, tiểu nương tử của con họ tên là gì, năm nay bao nhiêu tuổi?
Không được không được, tối qua bị dụ đi ngủ chưa nói được gì.
Trương Mại cười nói:
- Sư công, con biết ngài nôn nóng muốn dạy dỗ tằng tôn tử, nhưng đại ca chưa cưới vợ, con chưa định thân, tiểu hài tử càng không biết tới năm nào tháng nào mới ra đời, sư công nếu đợi bọn con, chẳng phải là sốt ruột lắm sao. Nhà đại sư bá đã có tiểu tôn tôn rồi, nếu không thì ngài dạy dỗ nó trước?
Trương Tịnh là đệ tử của Hoa Sơn lão nhân, trước Trương Tịnh, Hoa Sơn lão nhân có nhận hai đồ đệ khác là Hoàng Đường và Phó Thanh, Trương Mại gọi họ lần lượt là “đại sư bá” và “nhị sư bá”. Đại sư bá Hoàng Đường là người lớn tuổi nhất, đã có mấy đứa tôn tử rồi.
Hoa Sơn lão nhân cả giận nói:
- Lão tử không dạy!
Ông khi còn trẻ thích lên mặt dạy đời, tùy tiện nhận một hài tử tư chất bình thường nhưng tính tình phúc hậu làm đại đồ đệ. Sau đó ông nhận nhị đồ đệ tư chất tốt hơn nhiều, luyện võ rất có thiên phú nhưng kém quá xa so với Trương Tịnh. Sau khi Hoa Sơn lão nhân dạy dỗ một thiên tài như Trương Tịnh thì tầm mắt vô cùng cao, đồ tôn có tư chất bình thường là nhất quyết không dạy.
Hoa Sơn lão nhân phát cáu, ban đầu mình bị choáng váng đầu óc hay sao mà nhận hài tử ngốc A Đường này làm đồ đệ? A Đường tâm địa tốt thì có tốt, nhưng học võ ngốc muốn chết! Hoa Sơn lão nhân nhớ lại cảnh tượng năm đó hao hết tâm sức dạy dỗ đại đồ đệ thì kêu than một tiếng, nhảy ra ngoài cửa sổ.
Hoa Sơn lão nhân tính tình rất trẻ con, có ông bên cạnh, Trương Mại giống như có thêm một người bạn bên cạnh để cùng chơi, cũng đỡ cô đơn. Bây giờ nghe sư công nói “giúp con chọn tiểu thê tử”, Trương Mại không khỏi mỉm cười, sư công lại nghịch ngợm rồi, lão nhân gia đi đâu tìm tiểu thê tử chứ?
Trương Mại chợt nghĩ đến điều gì, vẻ mặt hơi cứng lại. Hôm qua, tiểu cô nương hàng xóm tiện tay gảy đàn lung tung bị sư công chế giễu. Sau đó mình dùng đàn gửi ý, chuyện bất hòa nhỏ này cũng được hóa giải. Sau đó, sư công lại đích thân qua bên hàng xóm! Tuy bị mình dùng tiếng huýt gió ép trở về, nhưng lão nhân gia tức giận không thèm để ý mãi đến bây giờ mới thôi. Chẳng lẽ sư công hôm qua là đi ………?
Hoa Sơn lão nhân vẻ mặt khoái chí, Trương Mại rất im lặng. Hàng xóm này họ Từ, là trưởng tử của Từ thứ phụ, gia đình thế này nên kính nhi viễn chi (tôn trọng nhưng không gần gũi )thì hơn, đụng tới nàng ta làm gì? Mấy năm gần đây, nội các thứ phụ và thủ phụ phần lớn đều như nước với lửa, tranh đấu đến ta sống ngươi chết. Thứ phụ hoặc là đạp đổ thủ phụ, hoặc bị thủ phụ đá đi rất xa, vì cái vị trí thủ phụ kia mà các quan văn mưu mô chồng chất, không từ thủ đoạn.
Hoa Sơn lão nhân cười híp mắt:
- Tiểu thê tử này sư công giúp con chọn không chỉ xinh đẹp mà còn rất có ánh mắt, rất thú vị. A Mại à, đợi con cưới tiểu thê tử về, sinh hài nhi vẫn giao cho sư công dạy, có được không? Sư công sẽ dạy nó võ công, còn dẫn nó đi chơi nữa, giống như dạy A Mại con vậy.
Trương Mại mỉm cười đáp ứng:
- Được, đều giao cho ngài dạy hết.
Sư công thích nhất là dạy tiểu hài tử, đáng tiếc đại ca chưa cưới vợ, mình chưa định thân, đợi tiểu hài tử được sinh ra không biết là chuyện của năm nào tháng nào nữa.
Hoa Sơn lão nhân mừng rỡ:
- Quyết định thế đi! A Mại, hài tử đều giao cho ta, không được để ông ông ngoại con quơ tay múa chân.
Trưởng bối của Bình Bắc hầu phủ, ngoài Hoa Sơn lão nhân, còn có nhạc phụ của Trương Tịnh - Mạnh Lại. Hoa Sơn lão nhân là cao thủ võ lâm, Mạnh Lại là văn nhân nhã sĩ nên trong việc dạy dỗ các tôn tử tôn nữ thế nào, giữa hai người luôn bất đồng ý kiến.
Trương Mại từ nhỏ đã biết dỗ cho Hoa Sơn lão nhân vui vẻ, càng lớn càng thuần thục:
- Hài tử chỉ học võ công thôi cũng không được, dù sao cũng phải biết đọc sách viết chữ mà, đúng không? Sư công dạy dỗ hai huynh đệ đại ca và con, còn ông bà ngoại ngoại hợp lại cũng chỉ trông coi mỗi A Đồng, sư công chính là người giỏi làm nhiều.
Bình Bắc hầu Trương Tịnh và thê tử Mạnh Du Nhiên sinh được ba nam một nữ, trưởng tử Trương Kình, thứ tử Trương Mại và nữ nhi nhỏ tuổi nhất tên A Đồng. Trương Kình và Trương Mại từ nhỏ đã theo sư công là Hoa Sơn lão nhân luyện võ, chơi đùa nên tình cảm rất sâu đậm. Còn A Đồng thì theo ông bà ngoại ngoại nhiều hơn nên tính tình rất được cưng chiều.
Hoa Sơn lão nhân ánh mắt híp lại thành một đường, đúng vậy, một mình ta dạy dỗ hai tôn tử trong khi ông bà ngoại ngoại A Mại hai người chỉ trông coi mỗi mình A Đồng, vẫn là ta lợi hại. Trương Mại tranh thủ thời cơ:
- Trời không còn sớm, sư công về phòng nghỉ ngơi nhé? Con phải hầu hạ ngài thật tốt, nếu không, phụ thân sẽ đánh con một trận.
Cách đó không xa có hai thiếu niên khoảng mười lăm, mười sáu tuổi mặt mày thanh tú đứng hầu nghe vậy thì liếc nhìn nhau một cái. Hai người bọn họ mặc trang phục kẻ sai vặt, là thư đồng của Trương Mại, người lớn tuổi có vẻ chín chắn tin cậy hơn tên Tức Mặc, người nhỏ tuổi nét mặt thông minh lanh lợi tên Nguyên Quang.
Nguyên Quang lắc lư chạy đến, vẻ mặt tươi cười:
- Lão gia tử, trời đã muộn thế này, hay là ngài với nhị công tử vào nhà nói chuyện?
Hắn là người từ nhỏ đã đi theo hầu hạ Trương Mại nên quen gọi “nhị công tử”. Tuy hiện giờ Trương Mại đã trở thành Ngụy quốc công nhưng hắn vẫn xưng hô như cũ, không thay đổi.
Bước chân của Tức Mặc trầm ổn hơn nhiều, vẻ mặt cũng nghiêm túc:
- Lão gia tử, hầu gia và phu nhân đã căn dặn phải chăm sóc ngài thật chu đáo.
Hắn lấy một tờ giấy trong ngực áo ra nhìn kĩ:
- Lão gia tử, giờ này là giờ ngài tắm rửa đi ngủ.
Hoa Sơn lão nhân mười mấy năm qua đã được Du Nhiên chăm sóc như vậy thành quen, cũng không có gì không thoải mái, vui vẻ đi theo Trương Mại về phòng, rửa mặt tắm rửa rồi lên giường nghỉ ngơi. Trương Mại hầu hạ ông nằm xuống mới rời đi nhưng vừa ra tới cửa thì bị gọi trở lại, Hoa Sơn lão nhân cười hì hì nói với hắn:
- Đúng là ông trời tác hợp, người hầu của con tên Tức Mặc, Nguyên Quang, thị nữ của con bé tên Bội A, Tri Bạch.
Con bé là giấy bút, còn con là mực với nghiên, hợp chung một chỗ là vô cùng hoàn mỹ.
Trương Mại cười cười, xoay người giúp Hoa Sơn lão nhân đắp kín chăn:
- Sư công, ngài nghỉ ngơi đi.
Sắp xếp xong, hắn đứng dậy ra cửa, lững thững bước đi trong đình viện. Đêm lạnh như nước, bóng đêm vô biên vô tận, Trương Mại nhẹ thả bước chân, trong lòng đầy những rối rắm nghĩ suy.
Ngoại trừ nhà mình ra, dòng chính của Ngụy quốc công phủ không có con cháu nào xuất sắc đủ để chống đỡ môn hộ. Cho nên, tước vị Ngụy quốc công này, mình dù muốn dù không cũng phải làm, các đường huynh đường đệ có thể ngồi không hưởng an nhàn phú quý nhưng mình thì nhất quyết không thể. Tổ tiên Quý Dã công trải qua biết bao gió tanh mưa máu mới lập nên cơ nghiệp này truyền lại cho các thế hệ con cháu đời sau, mình không thể thẹn với tổ tông được.
Ánh mắt lơ đãng nhìn về phía hàng xóm, Trương Mại khẽ mỉm cười. Biệt viện của Ngụy quốc công phủ ở Nam Kinh cũng có mười mấy nơi, tại sao mình lại chọn đến Tây Viên? Vị hàng xóm này không chỉ là trưởng tử của Từ thứ phụ, mà còn là Nam Kinh Lễ bộ hữu thị lang. Ai cũng cho rằng Nam Kinh Lễ bộ hữu thị lang là chức quan nhàn tản, lại không nghĩ tới Thủ phụ Nghiêm Đông hiện giờ chính là từ Nam Kinh Lễ bộ hữu thị lang mà đi lên. Một người nếu có dã tâm, thì dù là chức quan nhàn tản cũng có thể làm nên thành tựu. Nam Kinh cũng không phải là nơi chỉ biết cho ra các “thượng thư nuôi chim” hay “ngự sử ngắm hoa”.
Hôm sau, ba huynh đệ Từ Tốn, Từ Thuật, Từ Dật sang Tây Viên thăm đáp lễ. Từ Dật cảm thấy Trương Mại rất hòa nhã dễ gần nhưng vẫn ngại không dám mở miệng đề cập đến chuyện múa kiếm. Dù sao cũng không quen thuộc, mới gặp mặt có hai lần mà thôi, không thể quá tùy tiện được.
Sau khi huynh đệ Từ gia cáo từ ra về, Trương Mại từ từ mở quyển trục, hiện ra trước mắt hắn chính là bức “thiên lý giang sơn đồ”. “Thiên lý giang sơn đồ” là bức tranh mô tả những dãy đồi núi chập chùng cùng với những con sóng mênh mông bát ngát, hình ảnh bao la hùng vĩ, khí thế hào hùng, là một kiệt tác tranh sơn thủy.
Bức tranh này do Vương Hi Mạnh thời Bắc Tống sáng tác. Vương Hi Mạnh là một thiếu niên thiên tài nổi tiếng về vẽ tranh sơn thủy nhưng tác phẩm lại rất ít, chỉ muốn dùng một bức tranh mà lưu danh thiên cổ. Bức “thiên lý giang sơn đồ” này được ông vẽ lúc gần tám mươi tuổi, dùng để lưu lại cho hậu thế.
Là khen mình thiếu niên anh hùng, hay khen mình cầm đao cưỡi ngựa bảo vệ giang sơn? Bất luận là cái nào thì Từ gia cũng rất có thiện ý. Trương Mại nhìn chăm chú một lát, rồi từ từ cuộn quyển trục lại. Mình chỉ là muốn bồi thường một chút cho thiếu nữ gảy đàn kia, không ngờ Từ gia lại đem danh họa đến tặng, thật là ngoài ý muốn.
Trương Mại đang sống ở xa nhà, tất nhiên là phụ mẫu, đại ca và tiểu muội ở kinh thành đều nhớ nhung, thường viết thư thăm hỏi. Trương Mại là người chu đáo, mỗi ngày đều viết thư bình an dùng bồ câu đưa tới kinh thành. Nếu rảnh rỗi thì viết nhiều thêm vài dòng, còn nếu bận rộn công việc thì đại khái chỉ có mấy chữ như “bình an, chớ lo”.
Phụ thân của Trương Mại là Bình Bắc hầu Trương Tịnh trước giờ luôn ít nói, nên thư viết cũng rất ngắn gọn. Còn mẫu thân hắn Mạnh Du Nhiên là người hoạt bát, nói nhiều, Trương Mại thường cầm thư của bà, nhìn kiểu chữ “Du Nhiên thể” của riêng bà thì nhịn không được bật cười. Ông ngoại cầm kỳ thi họa tất cả đều tinh thông, sao lại dạy dỗ ra một khuê nữ như mẫu thân chứ? Nhìn nét chữ này cũng thật sự quá “du nhiên”* rồi.
* Du nhiên nghĩa là thoải mái, cũng là tên mẹ nam chính, ở đây ý nói chữ viết của mẹ nam chính quá xấu
A Đồng trong thư thường hỏi:
- Nhị ca, Nam Kinh có vui không? Sông Tần Hoài phong tình vô hạn, huynh có đi mở mang tầm mắt không? Hồ Mạc Sầu từng là của Ngụy quốc công phủ đấy, nghe nói đẹp lắm, muội thật muốn đến xem thử một lần cho biết. Nhưng phụ thân mẫu thân đều không chịu cho muội rời kinh, cả ông bà ngoại ngoại cũng vậy.
Trương Mại cười trừ. A Đồng tuy đã là cô nương mười sáu mười bảy tuổi nhưng vẫn còn mang bản tính trẻ con, cái gì cũng không biết, chỉ biết hưởng thụ. Nha đầu ngốc, muội cho rằng nhị ca tới đây để du ngoạn hả, đi sông Tần Hoài, hồ Mạc Sầu gì chứ. Muội cũng quá xem thường ta, thân là ngoại tôn Mạnh gia, nhị công tử Bình Bắc hầu phủ, đường đường là Ngụy quốc công mà đi dạo sông Tần Hoài? Toàn là dong chi tục phấn, có gì thú vị đâu.
Trong thư của Du Nhiên không thể thiếu việc nhắc đến hôn sự của Trương Mại: “Đại ca con tuy chưa cưới vợ nhưng thê tử đã chọn ra rồi. Còn con vẫn chưa có tin tức gì hết, có muốn cha mẹ tìm giúp không? Trong số bằng hữu của A Đồng cũng có vài người tướng mạo xinh lắm, tiếc là hơi non nớt, đáng tiếc đáng tiếc”.
“Hôm trước mẹ sang phủ Phúc Ninh Đại trưởng công chúa ngắm hoa, lục di mẫu con hỏi mẹ ‘Đại tiểu thư Từ gia thế nào?’. Đại tiểu thư Từ gia là trưởng tôn nữ của Từ thứ phụ, mẹ cũng có nhìn thử, đẹp thì có đẹp nhưng không có linh khí, không xứng với nhi tử bảo bối của ta”.
………………
Đại tiểu thư Từ gia? Trương Mại cười cười, hàng xóm cũng là đại tiểu thư Từ gia, quý nữ triều đình nhiều không kể xiết, nhà nhà đều có đích trưởng nữ tôn quý, giáo dưỡng cực kỳ tốt. Người nào người nấy đều hoàn mỹ không chút tì vết, không giống như người thật. Hiền lành rộng lượng đến mức khiến người ta không tưởng tượng nổi.
Hoa Sơn lão nhân từ cửa sổ nhảy vào, nét mặt tươi cười:
- A Mại, con còn chưa có hỏi ta, tiểu nương tử của con họ tên là gì, năm nay bao nhiêu tuổi?
Không được không được, tối qua bị dụ đi ngủ chưa nói được gì.
Trương Mại cười nói:
- Sư công, con biết ngài nôn nóng muốn dạy dỗ tằng tôn tử, nhưng đại ca chưa cưới vợ, con chưa định thân, tiểu hài tử càng không biết tới năm nào tháng nào mới ra đời, sư công nếu đợi bọn con, chẳng phải là sốt ruột lắm sao. Nhà đại sư bá đã có tiểu tôn tôn rồi, nếu không thì ngài dạy dỗ nó trước?
Trương Tịnh là đệ tử của Hoa Sơn lão nhân, trước Trương Tịnh, Hoa Sơn lão nhân có nhận hai đồ đệ khác là Hoàng Đường và Phó Thanh, Trương Mại gọi họ lần lượt là “đại sư bá” và “nhị sư bá”. Đại sư bá Hoàng Đường là người lớn tuổi nhất, đã có mấy đứa tôn tử rồi.
Hoa Sơn lão nhân cả giận nói:
- Lão tử không dạy!
Ông khi còn trẻ thích lên mặt dạy đời, tùy tiện nhận một hài tử tư chất bình thường nhưng tính tình phúc hậu làm đại đồ đệ. Sau đó ông nhận nhị đồ đệ tư chất tốt hơn nhiều, luyện võ rất có thiên phú nhưng kém quá xa so với Trương Tịnh. Sau khi Hoa Sơn lão nhân dạy dỗ một thiên tài như Trương Tịnh thì tầm mắt vô cùng cao, đồ tôn có tư chất bình thường là nhất quyết không dạy.
Hoa Sơn lão nhân phát cáu, ban đầu mình bị choáng váng đầu óc hay sao mà nhận hài tử ngốc A Đường này làm đồ đệ? A Đường tâm địa tốt thì có tốt, nhưng học võ ngốc muốn chết! Hoa Sơn lão nhân nhớ lại cảnh tượng năm đó hao hết tâm sức dạy dỗ đại đồ đệ thì kêu than một tiếng, nhảy ra ngoài cửa sổ.
/121
|