Đã mấy hôm nay trong khắp các phố Bắc thành bày ra một cảnh rất náo nhiệt.
Vì kỳ thi tuyển cống sinh sắp sửa bắt đầu nên hàng nghìn sĩ tử Bắc Hà vác lều
chiếu từ các trấn xa gần kéo nhau về, lăm le tên chiếm bảng vàng rồng mây gặp
hội.
Ở các cửa ô, từng bọn thí sinh áo lương khăn nhiễu, đầu đội nón sơn, chân dận
dép da trâu, xúm xít đọc tờ chiếu chỉ dán trên thành tường. TỜ chiếu ấy viết bằng
chữ nôm như sau này:
Sự kén chọn nhân tài rất có quan hệ đến sự thịnh hưng của một nước.
Từ khi Trẫm lên nối ngôi trời trị dân, không một lúc nào Trẫm sao nhãng điều
ấy Trẫm mong mỏi tìm bậc hiền sĩgiúp nước như người làm ruộng mong mỏi trởi
mưa giữa thời hạn hán.
~ thế theo gương Tiên đế, nay Trẫm mở kỳ thi cống sĩ để các sĩ tử trong nước
có dịp cùng nhau thi thố tài năng.
Trẫm lại nghĩ một nơi đế đô không đủ chỗ cho sĩ tử khắp nước đến hội họp.
Vả những kẻ ngoài Bắc hà phải lặn lội vào hnh đô, e đường xá xa xôi, nhất là đối
với những ngưòi nghèo khó, phải lo kiếm tiền lộ phí để đi thi.
Bởi những lẽ trên, Trâm đặt kỳ thi công sĩ Ở ba nơi, một là hnh đô, một là
Quy Nhơn, một là Bắc thành. Như thế người hạt nào đươc thi Ở hạt nấy, thực là
giản tiện. Rồi kẻ nào đậu cống sĩ sang năm vào Kinh đô dự kỳ thi bác sĩ.
Ở trường thi Bắc thành việc kén chọn nhân tài, Trẫm giao cho đại tự đồ
Nguyễn Văn Danh cùng với Thị Trung Ngự Sử Ngô Thì Nhậm đươc tuỳ nghi.
Khâm thử
Niên hiệu Cảnh Thịnh năm thứ sáu.
Bên cạnh tờ chiếu chỉ lại có một tờ yết thị cũng bằng chữ nôm của hội đồng
chấm thi như dưới:
Thừa lệnh Hoàng đé, quan chánh chủ khảo yết thị cho các thi sinh biết rằng:
CÓ ba kỳ thi:
Kỳ đệ nhất: một bài giải nghĩa cùng bàn luận một câu tục ngữ hay ca dao viết
bằng chữ nôm.
Kỳ đễ nhị: một bài luận Nam sử cũng bằng chữ nôm.
Kỳ đễ tam: một bài thơ chữ nôm, hoặc chữ Hán, một bàiphú chữ nôm hoặc
chữ Hán.
Đúng giờ Dần, các th í sinh đã phải có mặt Ở trường th i, ai nấy phải mang
theo lều chiếu cùng là bút mực giấy vở.
Kẻ nào gian trá sẽ bị tội nặng.
Nay yết thị
Quan chánh chủ khảo:
Ngô Thi Trung Nhự sử đại thần
Ở cửa Ô Ưu-nghĩa, khi đọc xong tờ chiếu chỉ và tờ yết thị, một bọn học trò đủ
các tuổi, từ mười tám đến ngoài năm mươi, đưa mắt nhìn nhau tỏ vẻ hoặc kinh
ngạc, hoặc chế riễu. Một người đã đứng tuổi nói:
- Năm xưa, đức Tiến đế mở khoa thi. Tôi phải lặn lội vào tận Phú Xuân, thế
mà tôi còn bỏ không thi, nữa là năm nay Ở ngay Bắc thành.
Một thầy khoá đùa bỡn hỏi:
- Sao vậy?
- Tôi học đạo thánh hiền, dầy công đèn sách, nấu sử sôi kinh, lại thèm làm
những bài nôm na mách qué hay sao?
Dút lời dông đồ vút giấy bút xuống đất, giận dữ quay đi thẳng, khiến mọi
người phá lên cười.
Rồi họ xôn xao bàn tán. Kẻ phàn nàn chưa họ Nam Sử, kẻ lo ngại quên mặt
chữ Nôm. Lại có kẻ hỏi:
- Không biết làm phú nôm thì làm sao?
Một người đáp :
- Khó gì? lại hàng sách mua lấy một quyển phú nôm, văn sách nôm của cụ Le
Quý Đôn mà xem. Nhân tiện học lại chữ nôm một thể.
Một người nữa mỉa mai:
- Thi với cử? Chán ngắt? Văn nôm thì là phải nặng mùi, tờ yết thị dán Ở cưa Ô
Ưu Nghĩa, phố hàng Mắm thực là đắc nghi.
Một thí sinh có tuổi vừa nhìn trước nhìn sau, vừa bảo người kia:
- Liệu giữ mồm miệng ?
Rồi, từng tốp kéo đi các ngả.
Một bọn năm người rủ nhau ra chơi đền Ngọc Sơn. Nhưng vừa qua cầu Sầm
Công và rẽ sang phố hàng Bạc, các thầy khoá gặp một thiếu nữ gương mặt sáng
sủa đứng Ở hè phố dương mắt nhìn và mủm mỉm cười tình. Một người trong bọn
bảo anh em:
- Nghe nói con gái, Bắc thành ghê gớm lắm kia đấy? Chớ có trêu vào. Nên
lảng xa ra là thượng sách.
Nhưng người thiếu nữ nào có để cho các thầy lảng xa? Nàng tiến đến gần hỏi:
- Thưa các thầy, em coi như các thầy đương đi tìm nhà trọ?
- CÓ thế Chừng cô là chủ hàng cơm?
- Thưa các thầy không. Em người Kinh Bắc, nhân gặp kỳ thi, về đây bán hàng
trầu nước .
Một thí sinh trẻ tuổi đã bạo, phá lên cười ha hả:
- Chừng để kén chồng, để tuyển phu?
- Thưa không ạ, em chỉ bán hàng để kiếm ăn. Em nghèo lắm, thuê một gian
xép Ở ỉru quán kia. Chủ tửu quán bảo hễ em đón được năm người khách trọ thì họ
cho em Ở nhờ không lấy tiền thuê. Vì thế em gặp năm thầy em mừng quá. Vậy xin
năm thầy thương em nghèo mà đến đấy Ở trọ giùm.
- Đấy là đâu?
- Thưa năm thầy, quán Bạch Phượng Ở phố Cầu Gỗ.
Năm người đưa mắt nhìn nhau. Rồi người trẻ tuổi nói:
- Được, cô cứ về trước đi Lát nữa chúng tôi đến.
- Tiện đường, em xin đưa các thầy về một thể.
- Nhưng lều, chiếu, tráp, nải, chúng tôi gửi cả đàng kia.
- Các thầy không ngại, để Ở đâu rồi em xin đến lấy sau.
Chẳng đừng được, năm thầy khoá phải theo cô kia rẽ sang phố hàng Đào rồi
đến phố Cầu Gỗ.
Tửu quán Bạch Phượng dựng ngay cạnh cái lạch nhỏ thông liền hồ Hoàn
Kiếm với cái hồ nhỏ hàng Bạc. Trên lạch cái cầu hỗ bắt ngang, (vì thế mà người ta
đặt tên là Cầu gỗ). ĐÓ là một nếp nhà gạch khá rộng, có gác, tuy gác ấy thấp và
không có cửa sổ trông ra phía đường, chỉ giống như cái mái chồng của một kiểu
nhà hai mái, dốc sây thành bậc.
Tửu quán ấy nguyên trước là nhà một người buôn lợn, khá giàu. Một hôm vợ
lẽ chủ nhân đứng cửa ngắm phố. Bỗng hai viên vệ binh qua đó thấy nàng có chút
nhan sắc, bèn thả lời trêu ghẹo. CÔ vợ lẽ vốn người quê trấn Hải Dương mới theo
chồng đến Ở Bắc thành, nên chưa rõ oai oác các ông vệ binh xứ Nghệ. Nàng giở
hết giọng chua ngoa tục bẩn ra đáp lại lời ngọt ngào của hai thầy vệ. Người chồng
nghe tiếng ầm ĩ Ở cửa chạy ra, thấy hai ông lính thì giật mình kinh hãi, nhưng đã
quá muộn rồi. Chiều hôm ấy, gần một trăm vệ binh kéo đến nhà người buôn lợn
phá phách, bắt hết lợn làm thịt. May mà vợ chồng con cái chủ nhà biết trước đã đi
trốn tránh. Rồi sau họ dọn luôn đi Ở nơi khác.
Nhưng nào bọn vệ binh đã thôi đâu. Chiều chiều họ còn kéo nhau đi lượn qua
cái nhà bỏ hoang để thị uy. Kẻ cười khoái chí, kẻ thét bô bô:
- Đã biết tay chúng ông chưa?
Một người khác lại tiếp:
- Phải biết? Ai bảo trêu vào lính nà vua? Trêu vào lính quan tổng trấn?
Hôm đầu cũng có người láng giềng thương tình ra xin các thầy vệ cho gia đình
bác buôn lợn. Nhưng người khéo hứng việc ấy bị một quả đấm nên thân. Từ đó
không ai dám hé môi nói nữa lời, mặc cho nếp nhà kia bị khóa trái không người ở.
Vì ai dại mà đến thuê một cái nhà nguy hiểm như thế, nhất là khắp phố Cầu gỗ đều
đã nghe rõ lời dọa nạt của các ông mãnh, lính hầu quan tổng trấn:
"Đứa nào có giỏi cứ đến đây mà ở?"
Hai tháng ròng, nhà người buôn lợn vẫn đóng cửa im ỉm. Bỗng một hôm có
người khách lạ đến thuê. Hai bên hàng phố khúc khích cười khi nghe người ấy hỏi
thăm xem chủ nhà Ở đâu. HỌ thi nhau thuật lại những truyện chẳng lành đã xảy ra,
rồi khuyên người kia chớ nên trêu vào lính quan trấn thủ. Nhưng người khách lạ
không tỏ vẻ mặt cảm động mảy may, hỏi đi hỏi lại chổ Ở của chủ nhà để đến thuê,
và nói nếu chủ nhà bán rẻ thì mua dút.
Thấy vậy một người láng gi^ng nguyên có họ với bác buôn lợn mừng rỡ, đứng
ra nhận bán cho người khác lạ lấy nghìn quan tiền, rồi làm văn tự liền lấy chữ ký
của chủ nhà. Người khách chừng là một tay đại phú, vì trả ngay một lúc năm mươi
nén bạc, mà cũng chẳng cần phải có hộ trưởng ký nhận cùng áp triện.
Ngay mấy hôm sau nhà ngưòi buôn lợn đã trở nên một hàng cơm, ngoài cửa
treo một giải cờ dài nhuộm đỏ có viết bốn chữ lớn "Bạch Phượng tửu quán '.
Từ hôm khánh thành tửu quán, suốt phố người nào cũng ngó tới cái hà ghê
gớm kia, mà bọn lính quan tổng trấn đã ra lệnh không cho ai được phép ở. Ngó tới
để xem cuộc xung đột dữ dội đến bậc nào.
Quả nhiên cách đlo vài ngày, năm người vệ binh đi qua phố Cầu gỗ. Thấy cái
nhà bị cấm đã nghiễm nhiên trở nên một tửu quán, họ thì thầm bảo nhau:
- Thằng cha nào mà già gan thế?
- Ta thử vào xem sao.
Năm cậu vệ vừa bước chân qua ngưỡng cửa thì chủ quán Ở trong nhà đã bước
vội ra chắp tay lễ phép chào, rồi vồn vã hỏi:
- Thưa các thầy, có phải các thầy là vệ binh trong dinh quan tổng trấn không?
Một ngưòi lính xừng xộ đáp:
- Phải, anh muốn nói vệ binh của quan tổng trấn điều gì?
Chủ quán lại vái dài một cái nữa, rồi mừng rỡ cuống quít:
- ồ, thế thì may cho chúng tôi quá, chúng tôi đương sắp sửa vào trong dinh
mời các thầy ra chứng kiến cho bữa tiệc khánh thành tửu quán, thì các thầy lại quá
bộ đến thăm. Thực là hân hạnh cho chúng tôi quá. Chúng tôi chẳng nói giấu gì các
thầy, trước kia chúng tôi là vệ binh trong hai năm Ở dinh quan trấn thử Lạng Sơn.
Chỗ đồng nghiệp...
Rồi trong khi mấy người lính còn ngơ ngác nhìn nhau chưa biết xử trí ra sao,
thì chủ quán đã cất tiếng gọi:
- Em Hai ?
CÓ tiếng dạ trong trẻo, rồi một người con gái rất xinh xắn, nhanh nhẹn, y phục
gọn ghẽ, từ nhà trong chạy vội ra.
- Thưa anh, anh bảo gì em?
Mấy cậu vệ trố mắt nhìn, tấm tắc khen thầm.
- CÓ các thầy cai Ở trong dinh quan tổng trấn ra chơi, vậy em sắp rượn mời các
thầy xơi
Dút lời, chủ quán chạy xuống bếp bảo làm nhắm, để một mình cô em gái đứng
tiếp chuyện với các cậu vệ. Giữ thể diện với một cô thiếu nữ cực kỳ xinh đẹp, các
cậu cảm tạ và nhất định từ chối không nhận lời dự tiệc một cách quá đường đột.
Nhưng các cậu làm thân ngay với chủ quán, người đã được diệm phúc có một cô
em gái rất dễ thương. Và chẳng bao lâu, hết thẩy bọn vệ binh trong dinh quan tổng
trấn, từ đội, cai cho đến lính, không còn ai thèm nhớ đến câu chuyện phá phách và
thù oán nữa.
Thế là Bạch Phượng tửu quán bắt đầu vào thời kỳ thịnh đạt ngay. Nay gặp kỳ
thi cống sĩ, khách trọ đến càng đông, đông như trong động Hương Tích gặp ngày
chảy hội vậy.
Vì kỳ thi tuyển cống sinh sắp sửa bắt đầu nên hàng nghìn sĩ tử Bắc Hà vác lều
chiếu từ các trấn xa gần kéo nhau về, lăm le tên chiếm bảng vàng rồng mây gặp
hội.
Ở các cửa ô, từng bọn thí sinh áo lương khăn nhiễu, đầu đội nón sơn, chân dận
dép da trâu, xúm xít đọc tờ chiếu chỉ dán trên thành tường. TỜ chiếu ấy viết bằng
chữ nôm như sau này:
Sự kén chọn nhân tài rất có quan hệ đến sự thịnh hưng của một nước.
Từ khi Trẫm lên nối ngôi trời trị dân, không một lúc nào Trẫm sao nhãng điều
ấy Trẫm mong mỏi tìm bậc hiền sĩgiúp nước như người làm ruộng mong mỏi trởi
mưa giữa thời hạn hán.
~ thế theo gương Tiên đế, nay Trẫm mở kỳ thi cống sĩ để các sĩ tử trong nước
có dịp cùng nhau thi thố tài năng.
Trẫm lại nghĩ một nơi đế đô không đủ chỗ cho sĩ tử khắp nước đến hội họp.
Vả những kẻ ngoài Bắc hà phải lặn lội vào hnh đô, e đường xá xa xôi, nhất là đối
với những ngưòi nghèo khó, phải lo kiếm tiền lộ phí để đi thi.
Bởi những lẽ trên, Trâm đặt kỳ thi công sĩ Ở ba nơi, một là hnh đô, một là
Quy Nhơn, một là Bắc thành. Như thế người hạt nào đươc thi Ở hạt nấy, thực là
giản tiện. Rồi kẻ nào đậu cống sĩ sang năm vào Kinh đô dự kỳ thi bác sĩ.
Ở trường thi Bắc thành việc kén chọn nhân tài, Trẫm giao cho đại tự đồ
Nguyễn Văn Danh cùng với Thị Trung Ngự Sử Ngô Thì Nhậm đươc tuỳ nghi.
Khâm thử
Niên hiệu Cảnh Thịnh năm thứ sáu.
Bên cạnh tờ chiếu chỉ lại có một tờ yết thị cũng bằng chữ nôm của hội đồng
chấm thi như dưới:
Thừa lệnh Hoàng đé, quan chánh chủ khảo yết thị cho các thi sinh biết rằng:
CÓ ba kỳ thi:
Kỳ đệ nhất: một bài giải nghĩa cùng bàn luận một câu tục ngữ hay ca dao viết
bằng chữ nôm.
Kỳ đễ nhị: một bài luận Nam sử cũng bằng chữ nôm.
Kỳ đễ tam: một bài thơ chữ nôm, hoặc chữ Hán, một bàiphú chữ nôm hoặc
chữ Hán.
Đúng giờ Dần, các th í sinh đã phải có mặt Ở trường th i, ai nấy phải mang
theo lều chiếu cùng là bút mực giấy vở.
Kẻ nào gian trá sẽ bị tội nặng.
Nay yết thị
Quan chánh chủ khảo:
Ngô Thi Trung Nhự sử đại thần
Ở cửa Ô Ưu-nghĩa, khi đọc xong tờ chiếu chỉ và tờ yết thị, một bọn học trò đủ
các tuổi, từ mười tám đến ngoài năm mươi, đưa mắt nhìn nhau tỏ vẻ hoặc kinh
ngạc, hoặc chế riễu. Một người đã đứng tuổi nói:
- Năm xưa, đức Tiến đế mở khoa thi. Tôi phải lặn lội vào tận Phú Xuân, thế
mà tôi còn bỏ không thi, nữa là năm nay Ở ngay Bắc thành.
Một thầy khoá đùa bỡn hỏi:
- Sao vậy?
- Tôi học đạo thánh hiền, dầy công đèn sách, nấu sử sôi kinh, lại thèm làm
những bài nôm na mách qué hay sao?
Dút lời dông đồ vút giấy bút xuống đất, giận dữ quay đi thẳng, khiến mọi
người phá lên cười.
Rồi họ xôn xao bàn tán. Kẻ phàn nàn chưa họ Nam Sử, kẻ lo ngại quên mặt
chữ Nôm. Lại có kẻ hỏi:
- Không biết làm phú nôm thì làm sao?
Một người đáp :
- Khó gì? lại hàng sách mua lấy một quyển phú nôm, văn sách nôm của cụ Le
Quý Đôn mà xem. Nhân tiện học lại chữ nôm một thể.
Một người nữa mỉa mai:
- Thi với cử? Chán ngắt? Văn nôm thì là phải nặng mùi, tờ yết thị dán Ở cưa Ô
Ưu Nghĩa, phố hàng Mắm thực là đắc nghi.
Một thí sinh có tuổi vừa nhìn trước nhìn sau, vừa bảo người kia:
- Liệu giữ mồm miệng ?
Rồi, từng tốp kéo đi các ngả.
Một bọn năm người rủ nhau ra chơi đền Ngọc Sơn. Nhưng vừa qua cầu Sầm
Công và rẽ sang phố hàng Bạc, các thầy khoá gặp một thiếu nữ gương mặt sáng
sủa đứng Ở hè phố dương mắt nhìn và mủm mỉm cười tình. Một người trong bọn
bảo anh em:
- Nghe nói con gái, Bắc thành ghê gớm lắm kia đấy? Chớ có trêu vào. Nên
lảng xa ra là thượng sách.
Nhưng người thiếu nữ nào có để cho các thầy lảng xa? Nàng tiến đến gần hỏi:
- Thưa các thầy, em coi như các thầy đương đi tìm nhà trọ?
- CÓ thế Chừng cô là chủ hàng cơm?
- Thưa các thầy không. Em người Kinh Bắc, nhân gặp kỳ thi, về đây bán hàng
trầu nước .
Một thí sinh trẻ tuổi đã bạo, phá lên cười ha hả:
- Chừng để kén chồng, để tuyển phu?
- Thưa không ạ, em chỉ bán hàng để kiếm ăn. Em nghèo lắm, thuê một gian
xép Ở ỉru quán kia. Chủ tửu quán bảo hễ em đón được năm người khách trọ thì họ
cho em Ở nhờ không lấy tiền thuê. Vì thế em gặp năm thầy em mừng quá. Vậy xin
năm thầy thương em nghèo mà đến đấy Ở trọ giùm.
- Đấy là đâu?
- Thưa năm thầy, quán Bạch Phượng Ở phố Cầu Gỗ.
Năm người đưa mắt nhìn nhau. Rồi người trẻ tuổi nói:
- Được, cô cứ về trước đi Lát nữa chúng tôi đến.
- Tiện đường, em xin đưa các thầy về một thể.
- Nhưng lều, chiếu, tráp, nải, chúng tôi gửi cả đàng kia.
- Các thầy không ngại, để Ở đâu rồi em xin đến lấy sau.
Chẳng đừng được, năm thầy khoá phải theo cô kia rẽ sang phố hàng Đào rồi
đến phố Cầu Gỗ.
Tửu quán Bạch Phượng dựng ngay cạnh cái lạch nhỏ thông liền hồ Hoàn
Kiếm với cái hồ nhỏ hàng Bạc. Trên lạch cái cầu hỗ bắt ngang, (vì thế mà người ta
đặt tên là Cầu gỗ). ĐÓ là một nếp nhà gạch khá rộng, có gác, tuy gác ấy thấp và
không có cửa sổ trông ra phía đường, chỉ giống như cái mái chồng của một kiểu
nhà hai mái, dốc sây thành bậc.
Tửu quán ấy nguyên trước là nhà một người buôn lợn, khá giàu. Một hôm vợ
lẽ chủ nhân đứng cửa ngắm phố. Bỗng hai viên vệ binh qua đó thấy nàng có chút
nhan sắc, bèn thả lời trêu ghẹo. CÔ vợ lẽ vốn người quê trấn Hải Dương mới theo
chồng đến Ở Bắc thành, nên chưa rõ oai oác các ông vệ binh xứ Nghệ. Nàng giở
hết giọng chua ngoa tục bẩn ra đáp lại lời ngọt ngào của hai thầy vệ. Người chồng
nghe tiếng ầm ĩ Ở cửa chạy ra, thấy hai ông lính thì giật mình kinh hãi, nhưng đã
quá muộn rồi. Chiều hôm ấy, gần một trăm vệ binh kéo đến nhà người buôn lợn
phá phách, bắt hết lợn làm thịt. May mà vợ chồng con cái chủ nhà biết trước đã đi
trốn tránh. Rồi sau họ dọn luôn đi Ở nơi khác.
Nhưng nào bọn vệ binh đã thôi đâu. Chiều chiều họ còn kéo nhau đi lượn qua
cái nhà bỏ hoang để thị uy. Kẻ cười khoái chí, kẻ thét bô bô:
- Đã biết tay chúng ông chưa?
Một người khác lại tiếp:
- Phải biết? Ai bảo trêu vào lính nà vua? Trêu vào lính quan tổng trấn?
Hôm đầu cũng có người láng giềng thương tình ra xin các thầy vệ cho gia đình
bác buôn lợn. Nhưng người khéo hứng việc ấy bị một quả đấm nên thân. Từ đó
không ai dám hé môi nói nữa lời, mặc cho nếp nhà kia bị khóa trái không người ở.
Vì ai dại mà đến thuê một cái nhà nguy hiểm như thế, nhất là khắp phố Cầu gỗ đều
đã nghe rõ lời dọa nạt của các ông mãnh, lính hầu quan tổng trấn:
"Đứa nào có giỏi cứ đến đây mà ở?"
Hai tháng ròng, nhà người buôn lợn vẫn đóng cửa im ỉm. Bỗng một hôm có
người khách lạ đến thuê. Hai bên hàng phố khúc khích cười khi nghe người ấy hỏi
thăm xem chủ nhà Ở đâu. HỌ thi nhau thuật lại những truyện chẳng lành đã xảy ra,
rồi khuyên người kia chớ nên trêu vào lính quan trấn thủ. Nhưng người khách lạ
không tỏ vẻ mặt cảm động mảy may, hỏi đi hỏi lại chổ Ở của chủ nhà để đến thuê,
và nói nếu chủ nhà bán rẻ thì mua dút.
Thấy vậy một người láng gi^ng nguyên có họ với bác buôn lợn mừng rỡ, đứng
ra nhận bán cho người khác lạ lấy nghìn quan tiền, rồi làm văn tự liền lấy chữ ký
của chủ nhà. Người khách chừng là một tay đại phú, vì trả ngay một lúc năm mươi
nén bạc, mà cũng chẳng cần phải có hộ trưởng ký nhận cùng áp triện.
Ngay mấy hôm sau nhà ngưòi buôn lợn đã trở nên một hàng cơm, ngoài cửa
treo một giải cờ dài nhuộm đỏ có viết bốn chữ lớn "Bạch Phượng tửu quán '.
Từ hôm khánh thành tửu quán, suốt phố người nào cũng ngó tới cái hà ghê
gớm kia, mà bọn lính quan tổng trấn đã ra lệnh không cho ai được phép ở. Ngó tới
để xem cuộc xung đột dữ dội đến bậc nào.
Quả nhiên cách đlo vài ngày, năm người vệ binh đi qua phố Cầu gỗ. Thấy cái
nhà bị cấm đã nghiễm nhiên trở nên một tửu quán, họ thì thầm bảo nhau:
- Thằng cha nào mà già gan thế?
- Ta thử vào xem sao.
Năm cậu vệ vừa bước chân qua ngưỡng cửa thì chủ quán Ở trong nhà đã bước
vội ra chắp tay lễ phép chào, rồi vồn vã hỏi:
- Thưa các thầy, có phải các thầy là vệ binh trong dinh quan tổng trấn không?
Một ngưòi lính xừng xộ đáp:
- Phải, anh muốn nói vệ binh của quan tổng trấn điều gì?
Chủ quán lại vái dài một cái nữa, rồi mừng rỡ cuống quít:
- ồ, thế thì may cho chúng tôi quá, chúng tôi đương sắp sửa vào trong dinh
mời các thầy ra chứng kiến cho bữa tiệc khánh thành tửu quán, thì các thầy lại quá
bộ đến thăm. Thực là hân hạnh cho chúng tôi quá. Chúng tôi chẳng nói giấu gì các
thầy, trước kia chúng tôi là vệ binh trong hai năm Ở dinh quan trấn thử Lạng Sơn.
Chỗ đồng nghiệp...
Rồi trong khi mấy người lính còn ngơ ngác nhìn nhau chưa biết xử trí ra sao,
thì chủ quán đã cất tiếng gọi:
- Em Hai ?
CÓ tiếng dạ trong trẻo, rồi một người con gái rất xinh xắn, nhanh nhẹn, y phục
gọn ghẽ, từ nhà trong chạy vội ra.
- Thưa anh, anh bảo gì em?
Mấy cậu vệ trố mắt nhìn, tấm tắc khen thầm.
- CÓ các thầy cai Ở trong dinh quan tổng trấn ra chơi, vậy em sắp rượn mời các
thầy xơi
Dút lời, chủ quán chạy xuống bếp bảo làm nhắm, để một mình cô em gái đứng
tiếp chuyện với các cậu vệ. Giữ thể diện với một cô thiếu nữ cực kỳ xinh đẹp, các
cậu cảm tạ và nhất định từ chối không nhận lời dự tiệc một cách quá đường đột.
Nhưng các cậu làm thân ngay với chủ quán, người đã được diệm phúc có một cô
em gái rất dễ thương. Và chẳng bao lâu, hết thẩy bọn vệ binh trong dinh quan tổng
trấn, từ đội, cai cho đến lính, không còn ai thèm nhớ đến câu chuyện phá phách và
thù oán nữa.
Thế là Bạch Phượng tửu quán bắt đầu vào thời kỳ thịnh đạt ngay. Nay gặp kỳ
thi cống sĩ, khách trọ đến càng đông, đông như trong động Hương Tích gặp ngày
chảy hội vậy.
/49
|