Một buổi sáng mùa xuân, trên con đường Kinh Bắc, Lạng Sơn.
Bấy giờ còn sớm lắm, nên đường rất vắng và hai bên ruộng dân quê ra làm
việc đồng áng cũng chưa đông.
Đạp cỏ sương, bốn người lữ khách rảo bước: Hai nhà sư, một công tử và một
chú tiểu quẩy hành lý theo sau. Trong hai nhà sư thì một người lực lưỡng, vạm vỡ,
một người bé nhỏ xinh xắn, mắt sáng, môi son, lông mày lá liễu. Thực là một
trang nam nhi tuấn tú. Tuy về dung nhan có kém nhà sư ấy đôi chút, chàng công tử
cũng là người rất đẹp trai, với cặp mắt phượng long lanh, đôi lông mày bán nguyệt
với hai má trắng hồng và cái miệng cười có duyên.
Sự đó chẳng có chi lạ vì nhà sư và công tử chỉ là hai thiếu phụ cải nam trang:
Lê hoàng phi và Nhị Nương cùng với Phạm Thái lên trấn Lạng Sơn.
Tối hôm trước, lúc Phạm Thái và Nhị Nương về tới Phú Mẫn thì đêm đã
khuya, các cửa đều đã đóng kín. Nhị Nương đằng hắng hai tiếng ra hiệu. Tức thì
một người núp trên gác tam bảo trèo xuống, thuật lại cho nàng biết rằng sau khi
lục lọi khắp các chùa, các đền quanh vùng và không thấy gì, quan quân đã cùng
Thị Lợi - tên người con gái đi báo - kéo nhau về Từ Sơn. Phạm Thái nghe nói vui
mừng, đến một khe cánh cửa lách tay vào khẽ nâng lên. Cánh cửa từ từ mở ra.
Chàng liền cùng Nhị Nương bước vào đền, sau khi thám tử đã leo lên gác tam
quan đễ hễ thấy động thì ra hiệu báo.
Trong đền im vắng và tối om. Le lói trên bàn thờ một cây đèn dầu nam, ngọn
nhỏ bằng hạt thóc. Phạm Thái lại khêu cao bấc lên, rồi lần vào hậu cung tìm một
cây sáp mà chàng vẫn giấu Ở đó để khi nào cần đến thì dùng.
Một làn ánh sáng chiếu rọi mấy gian đền. Không một tiếng động nhỏ, không
một tiếng mọt kêu. Lặng lẽ như chứa bao nhiêu bí mật của ban đêm.
Phạm Thái nhìn Nhị Nương:
- Quái? Hình như hoàng phi không có đây.
Nhị Nương không đáp, lo lắng đi lại gần cái trống khổng lổ đặt trên sàn và
chiếm vừa chật một gian đền rộng. Nàng gõ vào tang trống. Không nghe thấy tiếng
trả lời Hai người kinh hoảng nhìn nhau: Rồi Phạm Thái quả quyết mở cái cửa
nách bí mật Ở tang trống và ghé vào gọi:
- Tâu hoàng phi, tâu lệnh bà?
Vẫn không có tiếng trả lời. Chàng liền đưa cây sáp vào phía trong nhìn kỹ một
lượt Chỉ thấy ngỗn ngang những giấy tờ. Chàng quay bảo Nhị Nương:
- Nguy rồi, hiền tỷ ạ, hoàng phi không có Ở trong.
Hai người còn nhớn nhác nhìn quanh thì hoàng phi đã đến bên. Phạm Thái và
Nhị Nương phục xuống tạ tội. Hoàng phi đỡ dậy mà rằng:
- Từ nay hai em đừng lạy như vậy. Chị không muốn thế. Hai em coi chị đã là
quá lắm rồi, chị đã ơn lắm rồi. Sung sướng gì mà còn rở rói lễ vua tôi, hai em làm
chị tủi nhục lắm.
Nhị Nương sụt sịt đáp lại:
- Để lệnh bà vất vả, gian truân thực là tội Ở lũ bất trung này...
- Chị đã bảo không được nói đến vua tôi vội mà lại. Chờ khi nào lấy lại được
nước hãy hay, chứ bây giờ đang lúc trốn tránh mà các em cứ kêu chị là hoàng phi
với lệnh bà lỡ ra khổ đến chị mà lụy đến cả các em.
Nhị Nương hỏi hoàng phi sao không nằm Ở trong lòng trống, thì bà đáp lại
rằng ra ngoài cho được khoan khoái, vì Ở trong ấy khó thở lắm. Không ngờ vừa ra
được một lúc thì nghe có tiếng người mở cửa, bà vội núp Ở sau một cái cột giáp
tường.
Rồi bà thuật lại cho hai người nghe việc khám xét lúc ban chiều:
- Ta nằm trong lòng trống, không dám thở mạnh. Nhị Nương đi được một lát
thì bọn họ đến, rầm rầm, rộ rộ, lục soát các nơi, bắt thủ từ mở cả hậu cung ra coi.
CÓ hai người đứng tựa tang trống nói chuyện. Người nọ bảo người kia: "Quái? rõ
ràng có kẻ trông thấy chúng nó vào đây?" Người kia đáp: "Thế này thì tức lắm
nhỉ ? Vừa nói vừa đấm mạnh một cái vào mặt trống, tiếng kêu inh tai, làm chị giật
mình kinh hãi. Lúc quay ra người ấy nói: Hay chúng nó ẩn trong này." Hắn lại
đấm vào mặt trống một cái nữa mạnh hơn. Rồi cả hai cùng cười phá lên. Đoạn, họ
kéo nhau đi. Một lúc sau nghe thấy trong đền yên tĩnh, chị mới hoàn hồn. Bây giờ
thì ngủ được một giấc, người đã dễ chịu, nhưng mà đói lắm, vì từ sáng đến giờ
chưa có một hột cơm trong bụng.
- Tâu lệnh bà...
- Thưa chị?
- Thưa chị, em đã nghĩ đến điều ấy. Đây, oản chuối mời chị xơi. Em lại đem
theo cả một thứ này mà chị không ngờ.
Vừa nói, Nhị Nương vừa mở khăn gói nâu ra. Trong có mấy bộ quần áo của sư
ông, và đủ các đồ phụ thuộc. Còn oản chuối, bánh gai thì có rất nhiều.
Ba người cùng ngồi ăn. Đoạn, Nhị Nương mời hoàng phi đi nghỉ một lát để
lấy sức, vì sắp sửa phải dùng sức. Hoàng Phi hỏi tại sao, thì Phạm Thái nói chàng
lĩnh mệnh đảng trưởng đưa bà lên Lạng Sơn.
- Ồ ? lên được Lạng Sơn thì dẫu chết chị cũng lấy làm sung sướng. Ngày theo
quân vương sang Tàu, đến đây chị lạc đường. Chị vẫn ao ước được sang Trung
Quốc với quân vương. Bây giờ hai em lại đưa chị lên Lạng thì sau này chị có thể
trốn sang Tàu được. ơn ấy chị biết lấy gì đền lại hai em cho xứng đáng.
- Lạy chị, chị nói chi ân nghĩa cho em thêm tủi nhục. Nhưng chỉ một mình
Phạm xá đệ được lệnh hộ giá mà thôi.
Hoàng Phi tỏ vẻ kinh ngạc:
- Em không đi? Như thế sao tiện?
Chính Phạm Thái cũng nghĩ đến chỗ không tiện ấy, vì ngắm thấy hoàng phi
vừa trẻ vừa đẹp quá đỗi, mà mình chỉ là một nhà sư tạm thời, hơn nữa, một tráng sĩ
dội lốt thầy tu. Vẫn biết không khi nào mình phạm vào tội bất chính được, nhưng
không tiện thì vẫn là không tiện. Chàng liền nói:
- Tâu lệnh bà, lệnh bà dạy chí phải.
Rồi quay sang bảo Nhị Nương:
- Hiền tỷ nên đi theo hầu lệnh bà.
- Nhưng chưa có thượng lệnh.
- Được hiền tỷ cứ Ở lại đây nghỉ một lát với lệnh bà cho đỡ mệt. Ngu đệ đi
Tiêu Sơn cho. Chỉ chốc nữa là ngu đệ trở về.
Giữa lúc Phạm Thái sắp nhảy ngựa để đi Tiêu Sơn một chú tiểu tiến vào đền,
vai quẩy một gánh hành lý.
Hỏi đến có việc gì thì chú nói Phổ Tỉnh thiền sư cho lại giục Phổ Chiêu cùng
Nhị Nương phải ngay đêm nay lên đường đưa hoàng phi tới Lạng Sơn.
Phạm Thái cả mừng, đua chú tiểu vào trong đền bái yết hoàng phi. Nhị Nương
bảo Phạm Thái:
- Đảng trưởng nghĩ chu đáo đến hết mọi việc.
- Truyện? Chẳng thế mà lại là đảng trưởng?
Thế là ngay lúc ấy, hoàng phi và ba người khởi hành.
Đi được một lát thì gà Ở các làng bắt đầu gáy sáng và khi đến cầu Dọi thì mặt
trời mới mọc, ánh sáng đỏ rực trên đỉnh dẫy núi Neo. Hoàng phi kêu mỏi, vì bà
không quwn đi xa. Nhị Nương đỡ ba vào nghĩ trong cầu và mỉm cười nói:
- Sư ông cố gượng đi bộ đến sông Cầu, sang bên Đạo Ngạn đã có ngựa.
Phạm Thái cũng khẽ nói:
- Sang đến bên kia sông thì không cần phòng bị lắm.
Ở trong cầu đã có hai người buôn vải ngồi nghỉ. Một người chào hỏi:
- A di đà phật? Chư tăng Ở đâu đến đây? CÓ phải Ở mạn Yên Phụ không?
Phạm Thái đáp:
- A di đà phật? Bần tăng Ở nơi xa, qua vùng này khuyên giáo để chữa chùa.
Người kia lại hỏi:
- vậy nhà sư không biết hôm qua Ở chợ Phù Mẫn có xẫy ra sự gì?
- Không.
- Nghe đâu tối hôm qua quan quân đánh đuổi một toán cướp Ở đấy. Hôm nay
có lẽ thế nào quan hiệp trấn cũng đem binh lính về tróc nã.
- Thế à? Ghê sợ nhỉ?
Ba người đưa mắt nhìn nhau, lo sợ.
Phạm Thái lại hỏi:
- Sao bác biết?
- ấy, tối hôm qua chúng tôi ngủ Ở nhà trọ nghe người ta nói chuyện với nhau
như thế, chả biết có đích xác không?
- Chào bác ngồi nghỉ, chúng tôi đi thôi.
Phạm Thái đứng dậy, hoàng phi và Nhị Nương cũng đứng dậy theo. Rồi, tuy
còn mỏi mệt, ai nấy đều cố dấn bước cho mau thoát khỏi nơi nguy hiểm. Và họ rẽ
đường tắt đến bến CỔ mễ, chứ không đi qua thành Kinh Bắc.
Đến nơi, Phạm Thái trông sang bờ sông bên kia thì thầm bảo hoàng phi và Nhị
Nương :
- Đã có ngựa chờ Ở Đạo Ngạn. Mà từ đó trở lên Lạng Sơn, việc canh phòng
không ngặt quá đâu.
Nhị Nương đáp:
- Chắc người ta chả ngờ đâu hoàng phi đã rời hạt Từ Sơn, Đông Ngàn.
Bỗng có tiếng gọi:
- Mấy nhà sư sang đò phải không?
Tưởng là lái thuyền, Phạm Thái trả lời liền:
- Phải, bác có thuyền cho chúng tôi thuê chăng?
Người kia gắt:
- Ai là lái đò? Muốn sang ngang hãy vào trình cậu tuần đã.
hoàng phi còn đương ngơ ngác nhìn Phạm Thái thì người ấy đã nói tiếp:
- Đễ cậu khám hành lý. Lệnh trên truyền xuống ngặt lắm, các người phải biết.
- Nhưng chúng tôi toàn là kẻ tu hành.
- Mặc? lôi thôi mãi. Lại mau?
Chẳng đừng được, bốn người phải theo chú lính tới một cái đồn nhỏ, ngoài
cổng treo một cái biển lớn đề ba chữ "Tuần Giang Nha." Thấy hoàng phi có vẻ
mặt sợ hãi, Phạm Thái khẻ bảo:
- Không lo. Lệ thường vẫn khám xét như thế.
Một người Ở trong đồn đi ra. Tên lính lễ phép nói:
- Bẩm cậu, mấy người này qua sông vào xin phép cậu.
"Cậu là người đường trong, trước làm lính theo vua Tây Sơn ra Bắc, nay
được bổ chứx tuần giang đội trưởng để canh phòng thuyền bè gian phi. Những nơi
đồn lũy quan trọng cẩn mật như thế, nhà Tây Sơn thường giao cho người Quảng
Nam coi giữ, cũng như trước kia họ Trịnh kén ưu binh Ở tỉnh Nghệ An dùng làm
quận túc vệ
Sau khi đã khám xét khăn gói, tay nải, cậu tuần đã nhìn thấy Nhị Nương:
- Thày này cũng sang sông?
- Thưa vâng.
- Vậy tín bài đâu đưa xem?
hoàng phi tái người. Nhưng Nhị Nương rất bình tỉnh thản nhiên, thò tay vào
bọc rút ra một cái thẻ đưa cho viên đội trưởng mà nói rằng:
- Thưa đây.
Viên kia đọc:
- Nguyễn Đức Minh, người làng Đông Phủ, huyện Đông Ngàn, phải không?
- Thưa vâng ạ.
- Vậy cặp chỉ xem có đúng không?
Nhị Nương đưa bàn tay trắng trẻo, mềm mại cặp ngón trỏ và ngón giữa và tờ
giây.
- Thôi được rồi. Cho đi?
Ra đến ngoài hoàng phi hỏi Nhị Nương:
- Tín bài kiếm Ở đâu thế?
- Phổ Bác nên cẩn thận hơn một chút. Sang bên kia sông đã hẵng hay.
Rồi lẳng lặng bốn người cùng xuống thuyền sang ngang.
Bấy giờ còn sớm lắm, nên đường rất vắng và hai bên ruộng dân quê ra làm
việc đồng áng cũng chưa đông.
Đạp cỏ sương, bốn người lữ khách rảo bước: Hai nhà sư, một công tử và một
chú tiểu quẩy hành lý theo sau. Trong hai nhà sư thì một người lực lưỡng, vạm vỡ,
một người bé nhỏ xinh xắn, mắt sáng, môi son, lông mày lá liễu. Thực là một
trang nam nhi tuấn tú. Tuy về dung nhan có kém nhà sư ấy đôi chút, chàng công tử
cũng là người rất đẹp trai, với cặp mắt phượng long lanh, đôi lông mày bán nguyệt
với hai má trắng hồng và cái miệng cười có duyên.
Sự đó chẳng có chi lạ vì nhà sư và công tử chỉ là hai thiếu phụ cải nam trang:
Lê hoàng phi và Nhị Nương cùng với Phạm Thái lên trấn Lạng Sơn.
Tối hôm trước, lúc Phạm Thái và Nhị Nương về tới Phú Mẫn thì đêm đã
khuya, các cửa đều đã đóng kín. Nhị Nương đằng hắng hai tiếng ra hiệu. Tức thì
một người núp trên gác tam bảo trèo xuống, thuật lại cho nàng biết rằng sau khi
lục lọi khắp các chùa, các đền quanh vùng và không thấy gì, quan quân đã cùng
Thị Lợi - tên người con gái đi báo - kéo nhau về Từ Sơn. Phạm Thái nghe nói vui
mừng, đến một khe cánh cửa lách tay vào khẽ nâng lên. Cánh cửa từ từ mở ra.
Chàng liền cùng Nhị Nương bước vào đền, sau khi thám tử đã leo lên gác tam
quan đễ hễ thấy động thì ra hiệu báo.
Trong đền im vắng và tối om. Le lói trên bàn thờ một cây đèn dầu nam, ngọn
nhỏ bằng hạt thóc. Phạm Thái lại khêu cao bấc lên, rồi lần vào hậu cung tìm một
cây sáp mà chàng vẫn giấu Ở đó để khi nào cần đến thì dùng.
Một làn ánh sáng chiếu rọi mấy gian đền. Không một tiếng động nhỏ, không
một tiếng mọt kêu. Lặng lẽ như chứa bao nhiêu bí mật của ban đêm.
Phạm Thái nhìn Nhị Nương:
- Quái? Hình như hoàng phi không có đây.
Nhị Nương không đáp, lo lắng đi lại gần cái trống khổng lổ đặt trên sàn và
chiếm vừa chật một gian đền rộng. Nàng gõ vào tang trống. Không nghe thấy tiếng
trả lời Hai người kinh hoảng nhìn nhau: Rồi Phạm Thái quả quyết mở cái cửa
nách bí mật Ở tang trống và ghé vào gọi:
- Tâu hoàng phi, tâu lệnh bà?
Vẫn không có tiếng trả lời. Chàng liền đưa cây sáp vào phía trong nhìn kỹ một
lượt Chỉ thấy ngỗn ngang những giấy tờ. Chàng quay bảo Nhị Nương:
- Nguy rồi, hiền tỷ ạ, hoàng phi không có Ở trong.
Hai người còn nhớn nhác nhìn quanh thì hoàng phi đã đến bên. Phạm Thái và
Nhị Nương phục xuống tạ tội. Hoàng phi đỡ dậy mà rằng:
- Từ nay hai em đừng lạy như vậy. Chị không muốn thế. Hai em coi chị đã là
quá lắm rồi, chị đã ơn lắm rồi. Sung sướng gì mà còn rở rói lễ vua tôi, hai em làm
chị tủi nhục lắm.
Nhị Nương sụt sịt đáp lại:
- Để lệnh bà vất vả, gian truân thực là tội Ở lũ bất trung này...
- Chị đã bảo không được nói đến vua tôi vội mà lại. Chờ khi nào lấy lại được
nước hãy hay, chứ bây giờ đang lúc trốn tránh mà các em cứ kêu chị là hoàng phi
với lệnh bà lỡ ra khổ đến chị mà lụy đến cả các em.
Nhị Nương hỏi hoàng phi sao không nằm Ở trong lòng trống, thì bà đáp lại
rằng ra ngoài cho được khoan khoái, vì Ở trong ấy khó thở lắm. Không ngờ vừa ra
được một lúc thì nghe có tiếng người mở cửa, bà vội núp Ở sau một cái cột giáp
tường.
Rồi bà thuật lại cho hai người nghe việc khám xét lúc ban chiều:
- Ta nằm trong lòng trống, không dám thở mạnh. Nhị Nương đi được một lát
thì bọn họ đến, rầm rầm, rộ rộ, lục soát các nơi, bắt thủ từ mở cả hậu cung ra coi.
CÓ hai người đứng tựa tang trống nói chuyện. Người nọ bảo người kia: "Quái? rõ
ràng có kẻ trông thấy chúng nó vào đây?" Người kia đáp: "Thế này thì tức lắm
nhỉ ? Vừa nói vừa đấm mạnh một cái vào mặt trống, tiếng kêu inh tai, làm chị giật
mình kinh hãi. Lúc quay ra người ấy nói: Hay chúng nó ẩn trong này." Hắn lại
đấm vào mặt trống một cái nữa mạnh hơn. Rồi cả hai cùng cười phá lên. Đoạn, họ
kéo nhau đi. Một lúc sau nghe thấy trong đền yên tĩnh, chị mới hoàn hồn. Bây giờ
thì ngủ được một giấc, người đã dễ chịu, nhưng mà đói lắm, vì từ sáng đến giờ
chưa có một hột cơm trong bụng.
- Tâu lệnh bà...
- Thưa chị?
- Thưa chị, em đã nghĩ đến điều ấy. Đây, oản chuối mời chị xơi. Em lại đem
theo cả một thứ này mà chị không ngờ.
Vừa nói, Nhị Nương vừa mở khăn gói nâu ra. Trong có mấy bộ quần áo của sư
ông, và đủ các đồ phụ thuộc. Còn oản chuối, bánh gai thì có rất nhiều.
Ba người cùng ngồi ăn. Đoạn, Nhị Nương mời hoàng phi đi nghỉ một lát để
lấy sức, vì sắp sửa phải dùng sức. Hoàng Phi hỏi tại sao, thì Phạm Thái nói chàng
lĩnh mệnh đảng trưởng đưa bà lên Lạng Sơn.
- Ồ ? lên được Lạng Sơn thì dẫu chết chị cũng lấy làm sung sướng. Ngày theo
quân vương sang Tàu, đến đây chị lạc đường. Chị vẫn ao ước được sang Trung
Quốc với quân vương. Bây giờ hai em lại đưa chị lên Lạng thì sau này chị có thể
trốn sang Tàu được. ơn ấy chị biết lấy gì đền lại hai em cho xứng đáng.
- Lạy chị, chị nói chi ân nghĩa cho em thêm tủi nhục. Nhưng chỉ một mình
Phạm xá đệ được lệnh hộ giá mà thôi.
Hoàng Phi tỏ vẻ kinh ngạc:
- Em không đi? Như thế sao tiện?
Chính Phạm Thái cũng nghĩ đến chỗ không tiện ấy, vì ngắm thấy hoàng phi
vừa trẻ vừa đẹp quá đỗi, mà mình chỉ là một nhà sư tạm thời, hơn nữa, một tráng sĩ
dội lốt thầy tu. Vẫn biết không khi nào mình phạm vào tội bất chính được, nhưng
không tiện thì vẫn là không tiện. Chàng liền nói:
- Tâu lệnh bà, lệnh bà dạy chí phải.
Rồi quay sang bảo Nhị Nương:
- Hiền tỷ nên đi theo hầu lệnh bà.
- Nhưng chưa có thượng lệnh.
- Được hiền tỷ cứ Ở lại đây nghỉ một lát với lệnh bà cho đỡ mệt. Ngu đệ đi
Tiêu Sơn cho. Chỉ chốc nữa là ngu đệ trở về.
Giữa lúc Phạm Thái sắp nhảy ngựa để đi Tiêu Sơn một chú tiểu tiến vào đền,
vai quẩy một gánh hành lý.
Hỏi đến có việc gì thì chú nói Phổ Tỉnh thiền sư cho lại giục Phổ Chiêu cùng
Nhị Nương phải ngay đêm nay lên đường đưa hoàng phi tới Lạng Sơn.
Phạm Thái cả mừng, đua chú tiểu vào trong đền bái yết hoàng phi. Nhị Nương
bảo Phạm Thái:
- Đảng trưởng nghĩ chu đáo đến hết mọi việc.
- Truyện? Chẳng thế mà lại là đảng trưởng?
Thế là ngay lúc ấy, hoàng phi và ba người khởi hành.
Đi được một lát thì gà Ở các làng bắt đầu gáy sáng và khi đến cầu Dọi thì mặt
trời mới mọc, ánh sáng đỏ rực trên đỉnh dẫy núi Neo. Hoàng phi kêu mỏi, vì bà
không quwn đi xa. Nhị Nương đỡ ba vào nghĩ trong cầu và mỉm cười nói:
- Sư ông cố gượng đi bộ đến sông Cầu, sang bên Đạo Ngạn đã có ngựa.
Phạm Thái cũng khẽ nói:
- Sang đến bên kia sông thì không cần phòng bị lắm.
Ở trong cầu đã có hai người buôn vải ngồi nghỉ. Một người chào hỏi:
- A di đà phật? Chư tăng Ở đâu đến đây? CÓ phải Ở mạn Yên Phụ không?
Phạm Thái đáp:
- A di đà phật? Bần tăng Ở nơi xa, qua vùng này khuyên giáo để chữa chùa.
Người kia lại hỏi:
- vậy nhà sư không biết hôm qua Ở chợ Phù Mẫn có xẫy ra sự gì?
- Không.
- Nghe đâu tối hôm qua quan quân đánh đuổi một toán cướp Ở đấy. Hôm nay
có lẽ thế nào quan hiệp trấn cũng đem binh lính về tróc nã.
- Thế à? Ghê sợ nhỉ?
Ba người đưa mắt nhìn nhau, lo sợ.
Phạm Thái lại hỏi:
- Sao bác biết?
- ấy, tối hôm qua chúng tôi ngủ Ở nhà trọ nghe người ta nói chuyện với nhau
như thế, chả biết có đích xác không?
- Chào bác ngồi nghỉ, chúng tôi đi thôi.
Phạm Thái đứng dậy, hoàng phi và Nhị Nương cũng đứng dậy theo. Rồi, tuy
còn mỏi mệt, ai nấy đều cố dấn bước cho mau thoát khỏi nơi nguy hiểm. Và họ rẽ
đường tắt đến bến CỔ mễ, chứ không đi qua thành Kinh Bắc.
Đến nơi, Phạm Thái trông sang bờ sông bên kia thì thầm bảo hoàng phi và Nhị
Nương :
- Đã có ngựa chờ Ở Đạo Ngạn. Mà từ đó trở lên Lạng Sơn, việc canh phòng
không ngặt quá đâu.
Nhị Nương đáp:
- Chắc người ta chả ngờ đâu hoàng phi đã rời hạt Từ Sơn, Đông Ngàn.
Bỗng có tiếng gọi:
- Mấy nhà sư sang đò phải không?
Tưởng là lái thuyền, Phạm Thái trả lời liền:
- Phải, bác có thuyền cho chúng tôi thuê chăng?
Người kia gắt:
- Ai là lái đò? Muốn sang ngang hãy vào trình cậu tuần đã.
hoàng phi còn đương ngơ ngác nhìn Phạm Thái thì người ấy đã nói tiếp:
- Đễ cậu khám hành lý. Lệnh trên truyền xuống ngặt lắm, các người phải biết.
- Nhưng chúng tôi toàn là kẻ tu hành.
- Mặc? lôi thôi mãi. Lại mau?
Chẳng đừng được, bốn người phải theo chú lính tới một cái đồn nhỏ, ngoài
cổng treo một cái biển lớn đề ba chữ "Tuần Giang Nha." Thấy hoàng phi có vẻ
mặt sợ hãi, Phạm Thái khẻ bảo:
- Không lo. Lệ thường vẫn khám xét như thế.
Một người Ở trong đồn đi ra. Tên lính lễ phép nói:
- Bẩm cậu, mấy người này qua sông vào xin phép cậu.
"Cậu là người đường trong, trước làm lính theo vua Tây Sơn ra Bắc, nay
được bổ chứx tuần giang đội trưởng để canh phòng thuyền bè gian phi. Những nơi
đồn lũy quan trọng cẩn mật như thế, nhà Tây Sơn thường giao cho người Quảng
Nam coi giữ, cũng như trước kia họ Trịnh kén ưu binh Ở tỉnh Nghệ An dùng làm
quận túc vệ
Sau khi đã khám xét khăn gói, tay nải, cậu tuần đã nhìn thấy Nhị Nương:
- Thày này cũng sang sông?
- Thưa vâng.
- Vậy tín bài đâu đưa xem?
hoàng phi tái người. Nhưng Nhị Nương rất bình tỉnh thản nhiên, thò tay vào
bọc rút ra một cái thẻ đưa cho viên đội trưởng mà nói rằng:
- Thưa đây.
Viên kia đọc:
- Nguyễn Đức Minh, người làng Đông Phủ, huyện Đông Ngàn, phải không?
- Thưa vâng ạ.
- Vậy cặp chỉ xem có đúng không?
Nhị Nương đưa bàn tay trắng trẻo, mềm mại cặp ngón trỏ và ngón giữa và tờ
giây.
- Thôi được rồi. Cho đi?
Ra đến ngoài hoàng phi hỏi Nhị Nương:
- Tín bài kiếm Ở đâu thế?
- Phổ Bác nên cẩn thận hơn một chút. Sang bên kia sông đã hẵng hay.
Rồi lẳng lặng bốn người cùng xuống thuyền sang ngang.
/49
|