Nguyên Thông vừa dứt câu hỏi, tức thời có hai người ở trong bóng tối hô to một tiếng nhảy ra, còn người thứ ba biến đi đâu mất.
Hai người xuất hiện lúc đó, một người là Trường Mi Tiếu Sát (hung thần lông mi dài, mồm lúc nào cũng cười) Lý Tử Đông, một người mặt mũi dơ bẩn, đầu bù tóc rối, thân hình gầy gò, quần áo lam lũ, tuổi ngoài sáu mươi, ra vẻ một ông già ăn mày.
Người ăn mày già đó vái chào Lý Tử Đông:
- Thế ra lão tiền bối cũng cao hứng đến xem cuộc đấu hay sao?
Trường Mi Tiếu Sát Lý Tử Đông gượng cười đáp:
- Lão ăn mày già kia đã xem rõ thằng nhỏ ra tay chưa?
Nguyên Thông cướp lời:
- Hai người cụng nhận ra thủ pháp của ta sao?
Chàng nói với vẻ đùa giỡn, Tử Đông không thèm trả lời câu nói đó, ông ta hỏi lại:
- Nhỏ kia, lão hãy hỏi mi tại làm sao lúc ban ngày mi không hỏi Lý gia này mà lại hỏi người khác?
Nguyên Thông đáp:
- Người hãy điều tra chỗ ở của La Cống Bắc cho tiểu gia trước, rồi tiểu gia sẽ nói cho người biết sau.
Tử Đông giận dữ nói:
- Mi chỉ hỗn! lão ra tay dạy bảo mi thì lại mang tiếng người lớn bắt nạt trẻ con, nhưng lão… lão…
Nguyên Thông xen lời nói:
- Chưa chắc người đã đỡ nổi mấy hiệp của thiếu gia. Đến La Cống Bắc một tay cao thủ có tên tuổi như thế mà ta còn không coi vào đâu, huống hồ mấy người hữu danh vô thực.
Tử Đông dựng ngược đôi mày trắng xóa hậm hực đáp:
- Thế nào cũng có một ngày lão sẽ bắt mi qùy xuống vái lão ba lạy cho mà xem
- Lời nói khoác này, ngươi nên tìm đến chỗ ở của La Cống Bắc mà nói
Tử Đông biết không đối đáp lại với Nguyên Thông, liền quay đầu lại nói với lão ăn mày già:
- Bạn già ăn mày kia! Lão chịu nó rồi, bạn ra nói chuyện với nó.
Nói xong ông ta liền tung mình nhảy lên cao, dang hai tay ra như cánh chim bằng, phi thân xuống dưới núi đi luôn.
Nguyên Thông đưa mắt liếc nhìn người ăn mày già hỏi:
- Còn người ăn mày già tới đây có phải vì thấy bất bình, định ra tay can thiệp chăng?
Người ăn mày nhe bộ răng vàng khè vừa cười đáp:
- Phải, lão có ý định can thiệp thật, nhưng chưa nhất định giúp bên nào.
- Ngươi ra đây muốn can thiệp cho phái Võ Đang phải không?
Người ăn mày già cười ha hả một hồi đáp:
- Mi đoán được ý định của lão phu như vậy, thì mi cũng biết thủ đọan làm nhục người như thế là quá đáng chứ?
- Tiểu gia dám làm dám chịu. Nếu ngươi không phục tài của tiểu gia thì xin cứ việc ra tay.
- Lão phu già nua thế này khi nào lại chấp nhất một người ít tuổi miệng còn hôi sữa. Sở dĩ lão ra đây là để khuyên cậu vài câu. Từ giờ trởi đi, đối với người phải nên nhân đạo một chút để dành bước lui cho mình.
Nguyên Thông ngang nhiên đáp:
- Ta chẳng bao giờ lui hết. Ngươi không tin đấu thử coi? Nhưng ta bảo thật: Ngươi không đấu với tiểu gia là hên, bằng ra tay đấu thì thua hay được cũng đều bất tiện.
- Mi nói bất tiện là nghĩa lý gì?
- Tiểu gia muốn nói là tiểu gia có thắng ngươi đi nữa, cũng chẳng vẻ vang gì. Mà thắng ngươi, đó là chuyện chắc chắn.
Người ăn mày già nghe nói tức giận, trợn trừng con mắt. Ông vận hết nội lực đã luyện tập ngót năm mươi năm, rú lên một tiếng kinh hoàng. Tiếng rú chấn động cả bầu trời đất như rung lên, cây cối lay chuyển lá bay xào xạc.
Lão ăn mày rú một tiếng lớn như vậy, tưởng làm cho Nguyên Thông sẽ khiếp đảm. Ngờ đâu chàng ta vẫn ung dung như thường, chỉ nhếch môi cười nhạt.
Lão ăn mày thấy thái độ của chàng như vậy trong lòng kinh hoảng lo ngại, vì tiếng cười rú của y như hổ gầm, ấy là một tuyệt kỹ trứ danh đã làm cho thiên hạ phải tặng y cái tên Long Hổ Dị Cái với tiếng cười rống này y đã đánh bại rất nhiều cao thủ trên giang hồ.
Tuy Nguyên Thông không sợ tiếng cười rống của người ăn mày già này, do tiếng cười chàng đã nghĩ ra một người ăn mày này là ai. Trong lòng thật ra ra cũng hơi hoảng, nhưng nhớ lời thân phụ dạy khi xưa chàng lại trấn tỉnh ngay được. Sau đó để gây khí thế, chàng muốn ứng dụng một môn võ công của họ Thẫm nên liền làm ra vẻ dữ tợn.
Người ăn mày rú xong tiếng đó hao tổn rất nhiều nội lực, không thể nào rú tiếp tiếng thứ hai đành phải tự động ngắt tiếng rú, ngồi xuống đất nhắm mắt điều tức để lấy lại hơi sức. Lúc ấy tóc của y đều xuôi xuống, mồ hôi nhỏ giọt sắc mặt nhợt nhạt như người ốm nặng mới khỏi. Xem thể đủ thấy tiếng rú vừa rồi đã làm cho y hao tổn rất nhiều chân lực.
Nhưng nhân lúc người ăn mày mệt nhọc chịu đựng không nổi ngồi xuống vận hơi điều thức. Nguyên Thông liền giơ hai tay lên, mười ngón tay nhanh như mười mũi tên nhắm ba mươi sáu đại huyệt của lão ăn mày mà điểm, mồm thì cười nhạt với giọng chế nhạo:
- Tiểu gia với ngươi không có thù hằn gì hết, mà ngươi lại sử dụng Hổ rống hống trường tiếu thần công định đả thương tiểu gia. Vậy ngươi phải chịu cực hình thân thể nhức nhối như bị trăm ngàn con kiến đốt trái tim cho đáng tội.
Tuy chàng nói ác như vậy nhưng sự thực trong lòng rất ân hận đã nặng lời với một vị tiền bối.
Lão ăn mày không cử động được, không nói lên được, nhưng tai vẫn nghe rõ, mỗi câu nói của Nguyên Thông đều như một nhát dao đâm thẳng vào trái tim lão.
Lão ăn mày vốn là Bang chủ của Cái Bang, địa vị ở trên giang hồ cao cả biết bao. Bấy giờ bị một thằng nhỏ độc ác ra tay ám hại, còn sỉ vả hành tội khiến lão vừa hổ thẹn, vừa tức giận không sao chịu được liền hộc ra ngay một miếng máu bầm, chân khí tản mác, ngã ra bất tỉnh.
Nguyên Thông thấy lão ăn mày chết giấc cũng đau lòng ứa lệ vội dùng Tiên Thiên Vô Cực Hỗn Nguyên Nhất Khí thần công vào dùng Tam Cực Chỉ chữa thương, điểm vào các yếu huyệt của ông già ăn mày, rồi chàng ngồi ở phía sau giơ chưởng lên đè vào lưng ông lão. Ông gìa ăn mày liền tỉnh lại và cảm thấy một luồng hơi nóng từ từ xuyên thẳng vào tim và phổi của mình. Tiếp theo đó, luồng hơi nóng ấy chạy lên chạy xuống tận khắp mọi nơi tựa như muôn ngàn con rắn bò trong mình. Lão run lẫy bẫy tựa như đau đớn vô cùng.
Một lúc sau, trên đầu Nguyên Thông có mồ hôi toát ra, chàng vội thâu chưởng lại, ngồi sang một bên để vận công điều thức.
Lấy sức lại rồi, Nguyên Thông liền tỏ vẻ thân mật giơ chưởng lên vỗ vào yếu huyệt tê liệt của ông già ăn mày một cái rồi rỉ tay khẽ gọi:
- Đại bá thức tỉnh đi!
Lão ăn mày mở to đôi mắt, hai tay chống xuống mặt đất định tung mình nhảy lên nhưng hai tay mềm nhũn như không còn sức lực. Lão đau đớn rú lên một tiếng mà mắng:
- Tiểu tử ác độc lắm!
Nói xong, lão ứa nước mắt. Nguyên Thông đỡ lão ăn mày đứng dậy để ông ta lại ngồi xếp bằng tròn như trước rồi khẽ bảo:
- Người thử từ từ vận khí, xem tôi có phải kẻ ác độc không?
Lão ăn già ăn mày bán tín bán nghi vội nhắm mắt vận công.
Một lát sau lão bỗng mở to đôi mắt, nhảy lên, nắm chặt lấy hai tay Nguyên Thông hỏi:
- Cậu là ai? Trong đời lão chỉ mới chịu thua có một mình cậu thôi đó.
Nguyên Thông vẻ mặt rất nhu hòa khẻ đáp:
- Tiểu điệt là Thẫm Nguyên Thông, con của Thẩm Trấn Vũ.
Lão ăn mày mừng rỡ cười ha hả:
- Thế ra mi… tên quỉ sứ nhỏ này! Tai sao mi biết lão là đại bá của mi mà mi lại còn đùa giỡn lão như thế?
Nguyên Thông vòng tay thưa:
- Nếu cháu nói ngay từ lúc đầu thì lão bá đã không tức giận tự làm tản mác chân khí đi thì cháu có là Biển Thước tái sinh cũng không thể nào chữa được bệnh tim tắc, phổi lép của lão bá đã mắc phải lâu nay.
- Sao cháu lại biết ăn mày già này mắc chứng bệnh nan y ấy?
- Nếu lão bá không cất tiếng rống tuyệt diệu kia ra thì cháu làm sao mà biết được. Khi rống, lão bá có cảm thấy tim và ngực bị bế tắc không?
Thấy Nguyên Thông nói trúng căn bệnh của mình Long Hổ Dị Cái Ngụy Tấn kinh ngạc vì chứng bệnh này lão bị đã lâu và đã nghĩ hết cách không sao chữa được. Bây giờ lão chỉ rống lên một tiếng Nguyên Thông đã biết căn bệnh, đồng thời chữa ngay được căn bệnh đó. Lão cảm động vô cùng liền nói:
- Nguyên Nhi, cháu thực là kỳ tài! Không ngờ công lực của bác do cha cháu tặng cho, và bây giờ bệnh của bác lại được cháu chữa khỏi. Hai cha con cháu đều là người đại ơn của Cái Bang.
Nguyên Thông thấy lão ăn mày nhắc đến người cha thân yêu, không sao cầm được nước mắt, chàng nức nở:
- Bác làm ơn giúp cháu trả thù cho tiên phụ.
Lão ăn mày nghe nói ngạc nhiên hỏi lại:
- Tiên phụ nào?
- Cha cháu đã qua đời rồi.
Nguyên Thông kể hết chuyện cha chàng bị chết thảm cho sư bá nghe. Lão ăn mày khóc òa lên rất thảm thiết.
Bỗng nhiên ông ta nín bặt, tóm chặt lấy hai vai Nguyên Thông:
- Cháu đừng rầu rĩ nữa. Chúng ta phải lo việc báo thù cho cha cháu.
Nguyên Thông ngẩng nhìn ông ta, lẳng lặng không nói năng gì.
Lão ăn mày vỗ vai Nguyên Thông và hỏi tiếp:
- Võ công của tam đệ ta có thể nói là đứng đầu Trung Nguyên như vậy ai đã đủ tài hạ thủ?
- Kẻ thù giết cha cháu để dấu hiệu là La Cống Bắc biệt hiệu Nam Minh Nhất Tiếu. Chính vì vậy, cháu cần tìm cho ra La Cống Bắc.
Lão ăn mày nghe nói tóat mồ hôi nghĩ thầm: La Cống Bắc năm xưa hành hiệp giang hồ, tính nóng như lửa, nhưng lại là người rất thẳng thắng hiểu rõ thị phi, xưa nay không bao giờ làm điều gì quấy. vả lại, y còn là bạn thâm giao với Bạch Phát Tiên Ông, thân phụ Thẩm Trấn Vũ. Và khi tam đệ bắt đầu hành đạo trên giang hồ thì Cống Bắc đã ẩn dật rồi. Như vậy thì làm sao sinh thù óan với nhau được. Tam đệ là người đa mưu túc trí võ công lại cao siêu. Dù Cống Bắc có ý giết hại cũng rất khó. Vấn đề này thực là khó hiểu, bên trong chắc cũng có bí ẩn gì đây?
Nghĩ tới đó, y bỗng nghiêm nét mặt lại hỏi Nguyên Thông:
- Sự thể đầu đuôi ra sao, hiền điệt nói rõ ràng lão nghe đi?
Nguyên Thông liền kể lại đầu đuôi câu chuyện cha mình bị người giết hại như thế nào cho lão ăn mày nghe.
Lão ăn mày nghe Nguyên Thông kể xong liền hoài nghi hung thủ không phải là Cống Bắc, đồng thời lại lo cho Nguyên Thông lỡ gặp phải La Cống Bắc là tay đại tài thì khó tránh khỏi nguy hiểm. lão nghĩ thầm:
- Đòi Cống Bắc ra đấu một trận có phải là chuyện thường đâu, thằng bé này võ nghệ cao cường nhưng chắc gì thắng nổi y. tại sao bạch Phát Tiên Ông không xuống núi, hay nhờ một trong Vương Hoa nhị lão hạ sơn mới đủ sức đối địch với Cống Bắc. Sao lại để một mình thằng nhỏ này ra mặt, nhỡ nó thất thế có phải là nhà họ Thẩm sẽ tuyệt tự không?
Ông ta nghĩ đi nghĩ lại, rất băn khoăn không thể hiểu Bạch Phát Tiên Ông để cho thằng nhỏ này ra mặt như vậy có dụng ý gì?
Lão ăn mày thở dài một tiếng rồi quyết định phân tách những tuyệt kỹ của Cống Bắc cho người cháu kết nghĩa hay, cho cậu bé này biết mà đề phòng:
- Nếu kẻ giết cha cháu là Cống Bắc thì chúng ta phải đi kiếm ngay Công bắc. Nhưng năm xưa Cống Bắc hành đạo giang hồ, võ công của y cao siêu tới mức chưa hề gặp địch thủ, nhất là ba pho võ công tuyệt học đã làm cho y nổi danh, là Lục Dương Chỉ, Ly Hỏa Kiếm Pháp và Thần Dương chân lực đều lợi hại vô cùng. Tuy võ công của hiền điệt theo mấy môn phái nội ngoại đều luyện đến tột bực, đối phó với các tay cao thủ võ lâm khác thì cháu thế nào cũng đắc thắng, nhưng đối địch với Nam Minh Cống Bắc thì bác sợ cháu địch không nổi y đâu. Cho nên chúng ta phải cẩn thận lắm mới được…
Nói tới đó, ông ngừng giây lát lại nói tiếp:
- Nếu gặp Cống Bắc tốt hơn hết cháu hãy giở Tiên Thiên Vô Cực Hỗn Nguyên Nhất Khí Huyền Công ra trước để bảo vệ lấy bổn thân, không để cho đối thủ có dịp hạ thủ rồi cháu mới tùy cơ ra tay, chứ đừng nóng nảy tấn công bừa thì nguy hiểm lắm đấy.
- Cháu cũng biết La Cống Bắc là một tay cao thủ rất khó đối phó, nhưng bổn phận con phải trả thù cho cha, cháu nguyện đem hết tài năng sở học ra tranh đấu dù có tan xương nát thịt, cũng phải giết cho được kẻ đã giết cha cháu.
Nói đến kẻ thù chàng day tay mím miệng hai mắt như đổ lửa. Hình dáng của chàng lúc này đúng như một sát tinh hạ phàm chứ không phải một danh gia tử đệ.
Lão ăn mày thấy vậy cau mày lại, rồi nói sang chuyện khác:
- Lệnh tổ Bạch Phát Tiên Ông năm xưa đối địch với người, bất cứ địch thủ mạnh hay yếu cũng đấu tới ba mươi hiệp, rồi mới ra tay quyết liệt. Đối phó với kẻ địch như thế mới đúng là một tay đại cao thủ.
Có phải bác nói cháu ra tay quá ác độc phải không? Bác hiểu cho mục đích của cháu là trả thù, vì không thể nào nương nhẹ được.
Lão ăn mày nói:
- Phái Võ Đang là một phái lớn của võ lâm, ai cũng biết môn hạ của họ không phải là phường gian ác. Cháu nghĩ trừng phạt chúng một chút cũng có thể đạt tới mục đích rồi. Chứ còn thủ đọan như cháu hồi nãy làm cho họ nhục nhã như vậy là không nên, không phải. Cháu nên hiểu ra tay như thế là vô tình cháu đã làm mất hết phong độ của lệnh tổ rồi đó. Ở trong võ lâm, chỉ vì một lời nói còn gây nên mối thù dây dưa hàng trăm năm. Dù cháu có là tay cao thủ vô địch thiên hạ đi chăng nữa mà bỗng không gây thù như vậy, thực không phải đạo làm người. Từ giờ trở đi mỗi khi cháu ra tay với người phải giữ lấy phong độ của người đại hiệp.
Nguyên Thông nghe lão ăn mày dạy bảo hổ thẹn vô cùng, mặt đỏ bừng cúi đầu nhìn xuống.
Nguyên Thông vốn là kẻ có lòng nhân hậu chứ không hung ác. Chỉ vì muốn trả thù cho cha và ít tuổi hiếu thắng nên chàng mới có thái độ ngông cuồng như vừa rồi. Sự thật khi ra tay xong với Thất Tinh kiếm sĩ, chàng đã cảm thấy hối hận vô cùng.
Nguyên Thông hổ thẹn đến nỗi suýt khóc ra tiếng, chàng lẩm bẩm:
- Tiểu điệt hồ đồ thật, thể nào cũng phải sửa đổi tính nết mới được.
Lão ăn mày thấy lời nói của mình có hiệu quả lộ vẻ mừng rỡ vô cùng bèn cất tiếng cười ha hả. Bỗng nghe Nguyên Thông quát lớn:
- Tiểu tặc táo gan thực!
Quát xong chàng liền nhảy sang bên và giơ tay chộp được một thằng nhỏ. Lá phướn bằng vải trắng đang nằm ở trong tay thằng nhỏ đó cũng theo người nó mà rung động.
Lão ăn mày vừa trông thấy đứa nhỏ vội la lên:
- Nguyên Nhi, y là Hướng Tam sư huynh của cháu đấy.
Nguyên Thông liền buông tay ra, quay trở lại với ông già. Hướng Tam tên ăn mày nhỏ vội theo đến gần. Lão ăn mày liền trợn tròn xoe đôi mắt quát hỏi:
- Mi tới đây làm chi?
Hướng Tam đáp:
- Thưa sư phụ, con muốn được thấy người có cây phướn đã khiến nhiều nhân vật tên tuổi kinh hoàng, và cũng muốn được xem hùng phong của sư phụ nữa.
Hướng Tam cũng là một nhân vật có tên tuổi ở trên giang hồ. Võ công của y cũng khá cao siêu. Ngày thường y rất tự phụ, ngoài Trung Nguyên Tam Kiệt ra, y không phục một ai hết. Vừa rồi thấy Nguyên Thông ra tay như điện chớp, chỉ thóang cái đã chợp được cổ tay mình, y mới hổ thẹn và nói năng ôn tồn như vậy.
Lão ăn mày lớn tiếng quát bảo:
- Con không ra xin lỗi Thẩm sư đệ đi, còn chờ gì nữa?
Nguyên Thông rất khôn ngoan, vội cúi chào Hướng Tam trước:
- Tiểu đệ Thẩm Nguyên Thông xin chào sư huynh…
Hướng Tam bây giờ mới biết cậu bé lợi hại này là con cưng của Tam sư thúc, bèn đáp lễ và trả lời Nguyên Thông:
- Không dám. Xin chào sư đệ. Vừa bước vào giang hồ sư đệ đã khiến cho quần hùng thất đảm. Thật đáng mừng! ngu huynh cũng được thơm lây.
Lão ăn mày già thở dài lắc đầu và nói:
- Hướng Tam, phen này Thẩm sư đệ của con ra đời có một trọng trách phải làm, con tận lực mà giúp sư đệ một phen để thay mặt các đệ tử Cái Bang đền lại ơn đức cho tam thúc và sư đệ.
Hướng Tam nghe thấy sư phụ dặn bảo như vậy, ngạc nhiên vô cùng vì y không hiểu tại sao.
Lão ăn mày bảo Hướng Tam ngồi xuống rồi lần lượt kể chuyện Nguyên Thông ra tay có một thế đã đánh bại Võ Đang Thất kiếm, và chữa khỏi căn bệnh lâu năm của mình như thế nào cho y hay.
Hướng Tam nghe sư phụ nói xong vội chạy tới trước mặt Nguyên Thông qùy xuống vái tạ và nói:
- Đa tạ sư đệ. Tiểu đệ suýt nữa thành kẻ có mắt không ngươi.
Nguyên Thông hỏang sợ cũng vội qùy xuống đáp lễ:
- Đệ không dám, đệ không dám…
Lão ăn mày thấy hai người kính nhường nhau lấy làm khóai chí. Ông lại nghiêm nét mặt nói với Hướng Tam:
- Con mau truyền lệnh cho các đệ tử điều tra xem hiện giờ La Cống Bắc ẩn cư nơi đâu, xong báo cho ta biết.
Đệ tử Cái Bang rất nhiều. Lệnh đã ban ra thì sẽ không một nơi nào là không in vết chân họ.
Hướng Tam tuân lệnh đi luôn. Lão ăn mày liền kéo tay Nguyên Thông mà bảo:
- Cháu mau bỏ cái cán lá phướn đi rồi gói lá phướn đó lại, bác sẽ đưa cháu đến một nơi này.
Hai bác cháu không quản ngại đêm hôm khuya khoắt đi thẳng tới hồ Huyền Võ ở Kim Lăng.
Cạnh hồ Huyền Võ có một căn nhà rất đồ sộ trông không khác gì một tòa lâu đài. Lão ăn mày không cần thông báo đưa Nguyên Thông đi thẳng vào bên trong. Ở cửa hai đại hán đứng hai bên canh gác. Chúng trông thấy lão ăn mày liền cung kính cúi đầu xuống vái chào.
Một lão ăn mày mặt mũi nhem nhuốc mà lại được người nhà giàu tôn kính như thế khiến Nguyên Thông hoài nghi liền khẻ hỏi:
- Đây có phải là tổng bản doanh của Cái Bang không, thưa bác.
Lão ăn mày vừa cười vừa đáp:
- Nếu thế thì bác đã không phải làm trùm bọn ăn mày nữa. Cháu nên nhớ khi gặp bác hai, cháu đừng có đem ngay chuyện cha cháu ngộ nạn nói ra. Là vì Nhị sư bá của cháu tính rất nóng nảy mà nóng nảy thì dễ hỏng việc lớn. Cháu nên từ từ để tùy cơ mà liệu việc.
Nghe nói Nguyên Thông hiểu ngay đây là nhà của Thiết Tý Kim Luân Lý Kiến Trung, người anh kết nghĩa thứ hai của cha mình. Vì ông là người buôn bán nên người trong võ lâm lại ban thêm cho ông cái biệt hiệu Cổ hiệp. Lý Kiến Trung là một vị đại phú thương có chi điếm tại tất cả các đô thị lớn trong nước. Tam Kiệt kết nghĩa với nhau để hành hiệp, bề ngoài ai trông thấy cũng phải ngạc nhiên không hiểu sao họ có thể thông cảm nhau được. Vì ba người địa vị cách biệt: một người là ăn mày, một người là phú thương và một người là con của vị đại hiệp vô địch thiên hạ.
Lão ăn mày với Nguyên Thông đi thẳng vào khách sảnh nhưng không thấy Kiến Trung ra nghênh tiếp. lão ăn mày ngạc nhiên kêu “ủa” một tiếng, xếch ngược mắt lên nhìn và đang định quát hỏi thì bên trong đã có một bà tuổi ngoài ngũ tuần vén mành bước ra.
Vừa trông thấy bà, lão ăn mày đã vội cười hỏi:
- Lão nhị có nhà không?
Bà vợ Lý Kiến Trung tươi cười vái chào:
- Kính chào đại bá. Trời mới sáng tỏ, Võ Đang Nhất Kiếm đã tới đây kéo nhị đệ của đại bá đi rồi.
Nói xong bà nhìn sang Nguyên Thông.
Nguyên Thông vội chạy lại vái chào:
- Nguyên Nhi xin chào bá mẫu.
Lý phu nhân đỡ Nguyên Thông dậy, ngắm nhìn hồi lâu rồi vui vẻ nói:
- Cháu vừa giống cha vừa giống mẹ, thảo nào vừa tuấn tú vừa anh dũng. Mẹ cháu vẫn mạnh giỏi đấy chứ? Bác không gặp mẹ cháu đã mười năm rồi. Ngày hôm qua bác hai cháu mới nói phen này Trung Nguyên Tam Kiệt, có họp mặt, thế nào cũng phải kéo dài đến nửa tháng là ít. Sao cha cháu chưa tới?
Nguyên Thông nghe thấy bà hỏi đến cha nước mắt đã sắp ứa ra, nhưng vẫn phải cố nhịn chàng chỉ trả lời được một câu:
- Lúc nào mẹ cháu cũng nhớ bá mẫu…
Sau đó chàng không sao nói được nữa.
Lý phu nhân ôm lấy chàng âu yếm hỏi:
- Có phải đại bá hôm nay chưa có rượu uống nên la ó và mắng chửi cháu phải không?
Lão ăn mày mỉm cười đáp:
- Hiền muội muốn hà tiện hai hũ rượu thì đừng dọn rượu ra có được không. Hà tất mượn cớ này cớ nọ đổ tội cho lão huynh như thế.
Thốt nhiên có tiếng nói ở ngoài vọng vào:
- Đại ca cứ yên trí, đại ca muốn uống bao nhiêu cũng có. Nhưng Trung Nguyên Tam Kiệt chúng ta không thể mất sĩ diện với người được.
Nghe có tiếng người mới đến, Nguyên Thông vội lấy tay áo chùi nước mắt quay đầu lại nhìn ra bên ngoài, chàng thấy một ông già tuổi trạc sáu mươi đầu sói thân hình vạm vỡ, cao lớn, đang bước ra, mặt hơi giận dữ.
Lão ăn mày nháy mắt ra hiệu cho Nguyên Thông rồi nói:
- Nguyên Nhi, cháu có mau lên chào Nhị bá không?
Người mới vào nghe thấy lão ăn mày nói như vậy, tạm gác giận đến nắm tay Nguyên Thông không để cho chàng vái lạy và khen ngợi rằng:
- Thảo nào mỗi lần tam đệ nói đến Nguyên Nhi là có vẻ tự phụ tự đắc. Bây giờ bác mới được gặp mặt cháu. Cháu thực ra vẻ con nhà…! Nhưng tiếc thay!... chỉ tiếc thay, tuổi hơi nhỏ một chút!
Lão ăn mày nghe thấy Kiến Trung than thở như vậy không bằng lòng, hỏi:
- Nguyên Nhi là đứa trẻ hoàn toàn, trên thiên hạ này có một không hai, nhị đệ còn tiếc cái gì nữa?
Lý phu nhân cười:
- Đại bá đừng có nghe lời con nhà buôn. Suốt ngày chỉ so đo, hơi tí là cân kẹo, ngay cả với con cái, ông ta cũng chi li từng tí một.
Kiến Trung vừa cười vừa hỏi lại:
- Ai khiến bà nói hết tâm sự của tôi ra cho người ngoài nghe nào?
Ông ta nói xong, cười ồ lên, làm mọi người cùng cười theo. Yên tọa rồi lão ăn mày mới hỏi:
- Việc chi khiến cho nhị đệ giận dữ thế? Có chuyện gì mà nhị đệ bảo mất sĩ diện của Tam Kiệt chúng ta.
Kiến Trung cau mặt hỏi lại lão ăn mày:
- Đại ca, ở đất Kim Lăng này, anh em chúng ta có phải là nhân vật tên tuổi không?
- Trung Nguyên Tam Kiệt được người khắp nơi ngưỡng mộ chứ có riêng gì người đất Kim Lăng đâu.
- Thế mà trước mắt chúng ta lại có một tiểu tử ngông cuồng dám đánh Võ Đang Thất kiếm đến nỗi không còn mặt mũi nào ra ngoài gặp mọi người nữa.
Lão ăn mày nháy Nguyên Thông rồi giả bộ như không hiểu biết gì cả mà nói:
- Thế thì bậy thực!
Kiến Trung nói tiếp:
- Huống hồ Võ Đang Thất kiếm lại vì giữ sĩ diện cho Trung Nguyên Tam Kiệt chúng ta mà cảnh cáo tiểu tử ấy, nên mới bị tiểu tử đó đánh bại nhục nhã.
Lão ăn mày và Nguyên Thông nghe Kiến Trung nói, cũng ngẩn người ra.
Hai người xuất hiện lúc đó, một người là Trường Mi Tiếu Sát (hung thần lông mi dài, mồm lúc nào cũng cười) Lý Tử Đông, một người mặt mũi dơ bẩn, đầu bù tóc rối, thân hình gầy gò, quần áo lam lũ, tuổi ngoài sáu mươi, ra vẻ một ông già ăn mày.
Người ăn mày già đó vái chào Lý Tử Đông:
- Thế ra lão tiền bối cũng cao hứng đến xem cuộc đấu hay sao?
Trường Mi Tiếu Sát Lý Tử Đông gượng cười đáp:
- Lão ăn mày già kia đã xem rõ thằng nhỏ ra tay chưa?
Nguyên Thông cướp lời:
- Hai người cụng nhận ra thủ pháp của ta sao?
Chàng nói với vẻ đùa giỡn, Tử Đông không thèm trả lời câu nói đó, ông ta hỏi lại:
- Nhỏ kia, lão hãy hỏi mi tại làm sao lúc ban ngày mi không hỏi Lý gia này mà lại hỏi người khác?
Nguyên Thông đáp:
- Người hãy điều tra chỗ ở của La Cống Bắc cho tiểu gia trước, rồi tiểu gia sẽ nói cho người biết sau.
Tử Đông giận dữ nói:
- Mi chỉ hỗn! lão ra tay dạy bảo mi thì lại mang tiếng người lớn bắt nạt trẻ con, nhưng lão… lão…
Nguyên Thông xen lời nói:
- Chưa chắc người đã đỡ nổi mấy hiệp của thiếu gia. Đến La Cống Bắc một tay cao thủ có tên tuổi như thế mà ta còn không coi vào đâu, huống hồ mấy người hữu danh vô thực.
Tử Đông dựng ngược đôi mày trắng xóa hậm hực đáp:
- Thế nào cũng có một ngày lão sẽ bắt mi qùy xuống vái lão ba lạy cho mà xem
- Lời nói khoác này, ngươi nên tìm đến chỗ ở của La Cống Bắc mà nói
Tử Đông biết không đối đáp lại với Nguyên Thông, liền quay đầu lại nói với lão ăn mày già:
- Bạn già ăn mày kia! Lão chịu nó rồi, bạn ra nói chuyện với nó.
Nói xong ông ta liền tung mình nhảy lên cao, dang hai tay ra như cánh chim bằng, phi thân xuống dưới núi đi luôn.
Nguyên Thông đưa mắt liếc nhìn người ăn mày già hỏi:
- Còn người ăn mày già tới đây có phải vì thấy bất bình, định ra tay can thiệp chăng?
Người ăn mày nhe bộ răng vàng khè vừa cười đáp:
- Phải, lão có ý định can thiệp thật, nhưng chưa nhất định giúp bên nào.
- Ngươi ra đây muốn can thiệp cho phái Võ Đang phải không?
Người ăn mày già cười ha hả một hồi đáp:
- Mi đoán được ý định của lão phu như vậy, thì mi cũng biết thủ đọan làm nhục người như thế là quá đáng chứ?
- Tiểu gia dám làm dám chịu. Nếu ngươi không phục tài của tiểu gia thì xin cứ việc ra tay.
- Lão phu già nua thế này khi nào lại chấp nhất một người ít tuổi miệng còn hôi sữa. Sở dĩ lão ra đây là để khuyên cậu vài câu. Từ giờ trởi đi, đối với người phải nên nhân đạo một chút để dành bước lui cho mình.
Nguyên Thông ngang nhiên đáp:
- Ta chẳng bao giờ lui hết. Ngươi không tin đấu thử coi? Nhưng ta bảo thật: Ngươi không đấu với tiểu gia là hên, bằng ra tay đấu thì thua hay được cũng đều bất tiện.
- Mi nói bất tiện là nghĩa lý gì?
- Tiểu gia muốn nói là tiểu gia có thắng ngươi đi nữa, cũng chẳng vẻ vang gì. Mà thắng ngươi, đó là chuyện chắc chắn.
Người ăn mày già nghe nói tức giận, trợn trừng con mắt. Ông vận hết nội lực đã luyện tập ngót năm mươi năm, rú lên một tiếng kinh hoàng. Tiếng rú chấn động cả bầu trời đất như rung lên, cây cối lay chuyển lá bay xào xạc.
Lão ăn mày rú một tiếng lớn như vậy, tưởng làm cho Nguyên Thông sẽ khiếp đảm. Ngờ đâu chàng ta vẫn ung dung như thường, chỉ nhếch môi cười nhạt.
Lão ăn mày thấy thái độ của chàng như vậy trong lòng kinh hoảng lo ngại, vì tiếng cười rú của y như hổ gầm, ấy là một tuyệt kỹ trứ danh đã làm cho thiên hạ phải tặng y cái tên Long Hổ Dị Cái với tiếng cười rống này y đã đánh bại rất nhiều cao thủ trên giang hồ.
Tuy Nguyên Thông không sợ tiếng cười rống của người ăn mày già này, do tiếng cười chàng đã nghĩ ra một người ăn mày này là ai. Trong lòng thật ra ra cũng hơi hoảng, nhưng nhớ lời thân phụ dạy khi xưa chàng lại trấn tỉnh ngay được. Sau đó để gây khí thế, chàng muốn ứng dụng một môn võ công của họ Thẫm nên liền làm ra vẻ dữ tợn.
Người ăn mày rú xong tiếng đó hao tổn rất nhiều nội lực, không thể nào rú tiếp tiếng thứ hai đành phải tự động ngắt tiếng rú, ngồi xuống đất nhắm mắt điều tức để lấy lại hơi sức. Lúc ấy tóc của y đều xuôi xuống, mồ hôi nhỏ giọt sắc mặt nhợt nhạt như người ốm nặng mới khỏi. Xem thể đủ thấy tiếng rú vừa rồi đã làm cho y hao tổn rất nhiều chân lực.
Nhưng nhân lúc người ăn mày mệt nhọc chịu đựng không nổi ngồi xuống vận hơi điều thức. Nguyên Thông liền giơ hai tay lên, mười ngón tay nhanh như mười mũi tên nhắm ba mươi sáu đại huyệt của lão ăn mày mà điểm, mồm thì cười nhạt với giọng chế nhạo:
- Tiểu gia với ngươi không có thù hằn gì hết, mà ngươi lại sử dụng Hổ rống hống trường tiếu thần công định đả thương tiểu gia. Vậy ngươi phải chịu cực hình thân thể nhức nhối như bị trăm ngàn con kiến đốt trái tim cho đáng tội.
Tuy chàng nói ác như vậy nhưng sự thực trong lòng rất ân hận đã nặng lời với một vị tiền bối.
Lão ăn mày không cử động được, không nói lên được, nhưng tai vẫn nghe rõ, mỗi câu nói của Nguyên Thông đều như một nhát dao đâm thẳng vào trái tim lão.
Lão ăn mày vốn là Bang chủ của Cái Bang, địa vị ở trên giang hồ cao cả biết bao. Bấy giờ bị một thằng nhỏ độc ác ra tay ám hại, còn sỉ vả hành tội khiến lão vừa hổ thẹn, vừa tức giận không sao chịu được liền hộc ra ngay một miếng máu bầm, chân khí tản mác, ngã ra bất tỉnh.
Nguyên Thông thấy lão ăn mày chết giấc cũng đau lòng ứa lệ vội dùng Tiên Thiên Vô Cực Hỗn Nguyên Nhất Khí thần công vào dùng Tam Cực Chỉ chữa thương, điểm vào các yếu huyệt của ông già ăn mày, rồi chàng ngồi ở phía sau giơ chưởng lên đè vào lưng ông lão. Ông gìa ăn mày liền tỉnh lại và cảm thấy một luồng hơi nóng từ từ xuyên thẳng vào tim và phổi của mình. Tiếp theo đó, luồng hơi nóng ấy chạy lên chạy xuống tận khắp mọi nơi tựa như muôn ngàn con rắn bò trong mình. Lão run lẫy bẫy tựa như đau đớn vô cùng.
Một lúc sau, trên đầu Nguyên Thông có mồ hôi toát ra, chàng vội thâu chưởng lại, ngồi sang một bên để vận công điều thức.
Lấy sức lại rồi, Nguyên Thông liền tỏ vẻ thân mật giơ chưởng lên vỗ vào yếu huyệt tê liệt của ông già ăn mày một cái rồi rỉ tay khẽ gọi:
- Đại bá thức tỉnh đi!
Lão ăn mày mở to đôi mắt, hai tay chống xuống mặt đất định tung mình nhảy lên nhưng hai tay mềm nhũn như không còn sức lực. Lão đau đớn rú lên một tiếng mà mắng:
- Tiểu tử ác độc lắm!
Nói xong, lão ứa nước mắt. Nguyên Thông đỡ lão ăn mày đứng dậy để ông ta lại ngồi xếp bằng tròn như trước rồi khẽ bảo:
- Người thử từ từ vận khí, xem tôi có phải kẻ ác độc không?
Lão ăn già ăn mày bán tín bán nghi vội nhắm mắt vận công.
Một lát sau lão bỗng mở to đôi mắt, nhảy lên, nắm chặt lấy hai tay Nguyên Thông hỏi:
- Cậu là ai? Trong đời lão chỉ mới chịu thua có một mình cậu thôi đó.
Nguyên Thông vẻ mặt rất nhu hòa khẻ đáp:
- Tiểu điệt là Thẫm Nguyên Thông, con của Thẩm Trấn Vũ.
Lão ăn mày mừng rỡ cười ha hả:
- Thế ra mi… tên quỉ sứ nhỏ này! Tai sao mi biết lão là đại bá của mi mà mi lại còn đùa giỡn lão như thế?
Nguyên Thông vòng tay thưa:
- Nếu cháu nói ngay từ lúc đầu thì lão bá đã không tức giận tự làm tản mác chân khí đi thì cháu có là Biển Thước tái sinh cũng không thể nào chữa được bệnh tim tắc, phổi lép của lão bá đã mắc phải lâu nay.
- Sao cháu lại biết ăn mày già này mắc chứng bệnh nan y ấy?
- Nếu lão bá không cất tiếng rống tuyệt diệu kia ra thì cháu làm sao mà biết được. Khi rống, lão bá có cảm thấy tim và ngực bị bế tắc không?
Thấy Nguyên Thông nói trúng căn bệnh của mình Long Hổ Dị Cái Ngụy Tấn kinh ngạc vì chứng bệnh này lão bị đã lâu và đã nghĩ hết cách không sao chữa được. Bây giờ lão chỉ rống lên một tiếng Nguyên Thông đã biết căn bệnh, đồng thời chữa ngay được căn bệnh đó. Lão cảm động vô cùng liền nói:
- Nguyên Nhi, cháu thực là kỳ tài! Không ngờ công lực của bác do cha cháu tặng cho, và bây giờ bệnh của bác lại được cháu chữa khỏi. Hai cha con cháu đều là người đại ơn của Cái Bang.
Nguyên Thông thấy lão ăn mày nhắc đến người cha thân yêu, không sao cầm được nước mắt, chàng nức nở:
- Bác làm ơn giúp cháu trả thù cho tiên phụ.
Lão ăn mày nghe nói ngạc nhiên hỏi lại:
- Tiên phụ nào?
- Cha cháu đã qua đời rồi.
Nguyên Thông kể hết chuyện cha chàng bị chết thảm cho sư bá nghe. Lão ăn mày khóc òa lên rất thảm thiết.
Bỗng nhiên ông ta nín bặt, tóm chặt lấy hai vai Nguyên Thông:
- Cháu đừng rầu rĩ nữa. Chúng ta phải lo việc báo thù cho cha cháu.
Nguyên Thông ngẩng nhìn ông ta, lẳng lặng không nói năng gì.
Lão ăn mày vỗ vai Nguyên Thông và hỏi tiếp:
- Võ công của tam đệ ta có thể nói là đứng đầu Trung Nguyên như vậy ai đã đủ tài hạ thủ?
- Kẻ thù giết cha cháu để dấu hiệu là La Cống Bắc biệt hiệu Nam Minh Nhất Tiếu. Chính vì vậy, cháu cần tìm cho ra La Cống Bắc.
Lão ăn mày nghe nói tóat mồ hôi nghĩ thầm: La Cống Bắc năm xưa hành hiệp giang hồ, tính nóng như lửa, nhưng lại là người rất thẳng thắng hiểu rõ thị phi, xưa nay không bao giờ làm điều gì quấy. vả lại, y còn là bạn thâm giao với Bạch Phát Tiên Ông, thân phụ Thẩm Trấn Vũ. Và khi tam đệ bắt đầu hành đạo trên giang hồ thì Cống Bắc đã ẩn dật rồi. Như vậy thì làm sao sinh thù óan với nhau được. Tam đệ là người đa mưu túc trí võ công lại cao siêu. Dù Cống Bắc có ý giết hại cũng rất khó. Vấn đề này thực là khó hiểu, bên trong chắc cũng có bí ẩn gì đây?
Nghĩ tới đó, y bỗng nghiêm nét mặt lại hỏi Nguyên Thông:
- Sự thể đầu đuôi ra sao, hiền điệt nói rõ ràng lão nghe đi?
Nguyên Thông liền kể lại đầu đuôi câu chuyện cha mình bị người giết hại như thế nào cho lão ăn mày nghe.
Lão ăn mày nghe Nguyên Thông kể xong liền hoài nghi hung thủ không phải là Cống Bắc, đồng thời lại lo cho Nguyên Thông lỡ gặp phải La Cống Bắc là tay đại tài thì khó tránh khỏi nguy hiểm. lão nghĩ thầm:
- Đòi Cống Bắc ra đấu một trận có phải là chuyện thường đâu, thằng bé này võ nghệ cao cường nhưng chắc gì thắng nổi y. tại sao bạch Phát Tiên Ông không xuống núi, hay nhờ một trong Vương Hoa nhị lão hạ sơn mới đủ sức đối địch với Cống Bắc. Sao lại để một mình thằng nhỏ này ra mặt, nhỡ nó thất thế có phải là nhà họ Thẩm sẽ tuyệt tự không?
Ông ta nghĩ đi nghĩ lại, rất băn khoăn không thể hiểu Bạch Phát Tiên Ông để cho thằng nhỏ này ra mặt như vậy có dụng ý gì?
Lão ăn mày thở dài một tiếng rồi quyết định phân tách những tuyệt kỹ của Cống Bắc cho người cháu kết nghĩa hay, cho cậu bé này biết mà đề phòng:
- Nếu kẻ giết cha cháu là Cống Bắc thì chúng ta phải đi kiếm ngay Công bắc. Nhưng năm xưa Cống Bắc hành đạo giang hồ, võ công của y cao siêu tới mức chưa hề gặp địch thủ, nhất là ba pho võ công tuyệt học đã làm cho y nổi danh, là Lục Dương Chỉ, Ly Hỏa Kiếm Pháp và Thần Dương chân lực đều lợi hại vô cùng. Tuy võ công của hiền điệt theo mấy môn phái nội ngoại đều luyện đến tột bực, đối phó với các tay cao thủ võ lâm khác thì cháu thế nào cũng đắc thắng, nhưng đối địch với Nam Minh Cống Bắc thì bác sợ cháu địch không nổi y đâu. Cho nên chúng ta phải cẩn thận lắm mới được…
Nói tới đó, ông ngừng giây lát lại nói tiếp:
- Nếu gặp Cống Bắc tốt hơn hết cháu hãy giở Tiên Thiên Vô Cực Hỗn Nguyên Nhất Khí Huyền Công ra trước để bảo vệ lấy bổn thân, không để cho đối thủ có dịp hạ thủ rồi cháu mới tùy cơ ra tay, chứ đừng nóng nảy tấn công bừa thì nguy hiểm lắm đấy.
- Cháu cũng biết La Cống Bắc là một tay cao thủ rất khó đối phó, nhưng bổn phận con phải trả thù cho cha, cháu nguyện đem hết tài năng sở học ra tranh đấu dù có tan xương nát thịt, cũng phải giết cho được kẻ đã giết cha cháu.
Nói đến kẻ thù chàng day tay mím miệng hai mắt như đổ lửa. Hình dáng của chàng lúc này đúng như một sát tinh hạ phàm chứ không phải một danh gia tử đệ.
Lão ăn mày thấy vậy cau mày lại, rồi nói sang chuyện khác:
- Lệnh tổ Bạch Phát Tiên Ông năm xưa đối địch với người, bất cứ địch thủ mạnh hay yếu cũng đấu tới ba mươi hiệp, rồi mới ra tay quyết liệt. Đối phó với kẻ địch như thế mới đúng là một tay đại cao thủ.
Có phải bác nói cháu ra tay quá ác độc phải không? Bác hiểu cho mục đích của cháu là trả thù, vì không thể nào nương nhẹ được.
Lão ăn mày nói:
- Phái Võ Đang là một phái lớn của võ lâm, ai cũng biết môn hạ của họ không phải là phường gian ác. Cháu nghĩ trừng phạt chúng một chút cũng có thể đạt tới mục đích rồi. Chứ còn thủ đọan như cháu hồi nãy làm cho họ nhục nhã như vậy là không nên, không phải. Cháu nên hiểu ra tay như thế là vô tình cháu đã làm mất hết phong độ của lệnh tổ rồi đó. Ở trong võ lâm, chỉ vì một lời nói còn gây nên mối thù dây dưa hàng trăm năm. Dù cháu có là tay cao thủ vô địch thiên hạ đi chăng nữa mà bỗng không gây thù như vậy, thực không phải đạo làm người. Từ giờ trở đi mỗi khi cháu ra tay với người phải giữ lấy phong độ của người đại hiệp.
Nguyên Thông nghe lão ăn mày dạy bảo hổ thẹn vô cùng, mặt đỏ bừng cúi đầu nhìn xuống.
Nguyên Thông vốn là kẻ có lòng nhân hậu chứ không hung ác. Chỉ vì muốn trả thù cho cha và ít tuổi hiếu thắng nên chàng mới có thái độ ngông cuồng như vừa rồi. Sự thật khi ra tay xong với Thất Tinh kiếm sĩ, chàng đã cảm thấy hối hận vô cùng.
Nguyên Thông hổ thẹn đến nỗi suýt khóc ra tiếng, chàng lẩm bẩm:
- Tiểu điệt hồ đồ thật, thể nào cũng phải sửa đổi tính nết mới được.
Lão ăn mày thấy lời nói của mình có hiệu quả lộ vẻ mừng rỡ vô cùng bèn cất tiếng cười ha hả. Bỗng nghe Nguyên Thông quát lớn:
- Tiểu tặc táo gan thực!
Quát xong chàng liền nhảy sang bên và giơ tay chộp được một thằng nhỏ. Lá phướn bằng vải trắng đang nằm ở trong tay thằng nhỏ đó cũng theo người nó mà rung động.
Lão ăn mày vừa trông thấy đứa nhỏ vội la lên:
- Nguyên Nhi, y là Hướng Tam sư huynh của cháu đấy.
Nguyên Thông liền buông tay ra, quay trở lại với ông già. Hướng Tam tên ăn mày nhỏ vội theo đến gần. Lão ăn mày liền trợn tròn xoe đôi mắt quát hỏi:
- Mi tới đây làm chi?
Hướng Tam đáp:
- Thưa sư phụ, con muốn được thấy người có cây phướn đã khiến nhiều nhân vật tên tuổi kinh hoàng, và cũng muốn được xem hùng phong của sư phụ nữa.
Hướng Tam cũng là một nhân vật có tên tuổi ở trên giang hồ. Võ công của y cũng khá cao siêu. Ngày thường y rất tự phụ, ngoài Trung Nguyên Tam Kiệt ra, y không phục một ai hết. Vừa rồi thấy Nguyên Thông ra tay như điện chớp, chỉ thóang cái đã chợp được cổ tay mình, y mới hổ thẹn và nói năng ôn tồn như vậy.
Lão ăn mày lớn tiếng quát bảo:
- Con không ra xin lỗi Thẩm sư đệ đi, còn chờ gì nữa?
Nguyên Thông rất khôn ngoan, vội cúi chào Hướng Tam trước:
- Tiểu đệ Thẩm Nguyên Thông xin chào sư huynh…
Hướng Tam bây giờ mới biết cậu bé lợi hại này là con cưng của Tam sư thúc, bèn đáp lễ và trả lời Nguyên Thông:
- Không dám. Xin chào sư đệ. Vừa bước vào giang hồ sư đệ đã khiến cho quần hùng thất đảm. Thật đáng mừng! ngu huynh cũng được thơm lây.
Lão ăn mày già thở dài lắc đầu và nói:
- Hướng Tam, phen này Thẩm sư đệ của con ra đời có một trọng trách phải làm, con tận lực mà giúp sư đệ một phen để thay mặt các đệ tử Cái Bang đền lại ơn đức cho tam thúc và sư đệ.
Hướng Tam nghe thấy sư phụ dặn bảo như vậy, ngạc nhiên vô cùng vì y không hiểu tại sao.
Lão ăn mày bảo Hướng Tam ngồi xuống rồi lần lượt kể chuyện Nguyên Thông ra tay có một thế đã đánh bại Võ Đang Thất kiếm, và chữa khỏi căn bệnh lâu năm của mình như thế nào cho y hay.
Hướng Tam nghe sư phụ nói xong vội chạy tới trước mặt Nguyên Thông qùy xuống vái tạ và nói:
- Đa tạ sư đệ. Tiểu đệ suýt nữa thành kẻ có mắt không ngươi.
Nguyên Thông hỏang sợ cũng vội qùy xuống đáp lễ:
- Đệ không dám, đệ không dám…
Lão ăn mày thấy hai người kính nhường nhau lấy làm khóai chí. Ông lại nghiêm nét mặt nói với Hướng Tam:
- Con mau truyền lệnh cho các đệ tử điều tra xem hiện giờ La Cống Bắc ẩn cư nơi đâu, xong báo cho ta biết.
Đệ tử Cái Bang rất nhiều. Lệnh đã ban ra thì sẽ không một nơi nào là không in vết chân họ.
Hướng Tam tuân lệnh đi luôn. Lão ăn mày liền kéo tay Nguyên Thông mà bảo:
- Cháu mau bỏ cái cán lá phướn đi rồi gói lá phướn đó lại, bác sẽ đưa cháu đến một nơi này.
Hai bác cháu không quản ngại đêm hôm khuya khoắt đi thẳng tới hồ Huyền Võ ở Kim Lăng.
Cạnh hồ Huyền Võ có một căn nhà rất đồ sộ trông không khác gì một tòa lâu đài. Lão ăn mày không cần thông báo đưa Nguyên Thông đi thẳng vào bên trong. Ở cửa hai đại hán đứng hai bên canh gác. Chúng trông thấy lão ăn mày liền cung kính cúi đầu xuống vái chào.
Một lão ăn mày mặt mũi nhem nhuốc mà lại được người nhà giàu tôn kính như thế khiến Nguyên Thông hoài nghi liền khẻ hỏi:
- Đây có phải là tổng bản doanh của Cái Bang không, thưa bác.
Lão ăn mày vừa cười vừa đáp:
- Nếu thế thì bác đã không phải làm trùm bọn ăn mày nữa. Cháu nên nhớ khi gặp bác hai, cháu đừng có đem ngay chuyện cha cháu ngộ nạn nói ra. Là vì Nhị sư bá của cháu tính rất nóng nảy mà nóng nảy thì dễ hỏng việc lớn. Cháu nên từ từ để tùy cơ mà liệu việc.
Nghe nói Nguyên Thông hiểu ngay đây là nhà của Thiết Tý Kim Luân Lý Kiến Trung, người anh kết nghĩa thứ hai của cha mình. Vì ông là người buôn bán nên người trong võ lâm lại ban thêm cho ông cái biệt hiệu Cổ hiệp. Lý Kiến Trung là một vị đại phú thương có chi điếm tại tất cả các đô thị lớn trong nước. Tam Kiệt kết nghĩa với nhau để hành hiệp, bề ngoài ai trông thấy cũng phải ngạc nhiên không hiểu sao họ có thể thông cảm nhau được. Vì ba người địa vị cách biệt: một người là ăn mày, một người là phú thương và một người là con của vị đại hiệp vô địch thiên hạ.
Lão ăn mày với Nguyên Thông đi thẳng vào khách sảnh nhưng không thấy Kiến Trung ra nghênh tiếp. lão ăn mày ngạc nhiên kêu “ủa” một tiếng, xếch ngược mắt lên nhìn và đang định quát hỏi thì bên trong đã có một bà tuổi ngoài ngũ tuần vén mành bước ra.
Vừa trông thấy bà, lão ăn mày đã vội cười hỏi:
- Lão nhị có nhà không?
Bà vợ Lý Kiến Trung tươi cười vái chào:
- Kính chào đại bá. Trời mới sáng tỏ, Võ Đang Nhất Kiếm đã tới đây kéo nhị đệ của đại bá đi rồi.
Nói xong bà nhìn sang Nguyên Thông.
Nguyên Thông vội chạy lại vái chào:
- Nguyên Nhi xin chào bá mẫu.
Lý phu nhân đỡ Nguyên Thông dậy, ngắm nhìn hồi lâu rồi vui vẻ nói:
- Cháu vừa giống cha vừa giống mẹ, thảo nào vừa tuấn tú vừa anh dũng. Mẹ cháu vẫn mạnh giỏi đấy chứ? Bác không gặp mẹ cháu đã mười năm rồi. Ngày hôm qua bác hai cháu mới nói phen này Trung Nguyên Tam Kiệt, có họp mặt, thế nào cũng phải kéo dài đến nửa tháng là ít. Sao cha cháu chưa tới?
Nguyên Thông nghe thấy bà hỏi đến cha nước mắt đã sắp ứa ra, nhưng vẫn phải cố nhịn chàng chỉ trả lời được một câu:
- Lúc nào mẹ cháu cũng nhớ bá mẫu…
Sau đó chàng không sao nói được nữa.
Lý phu nhân ôm lấy chàng âu yếm hỏi:
- Có phải đại bá hôm nay chưa có rượu uống nên la ó và mắng chửi cháu phải không?
Lão ăn mày mỉm cười đáp:
- Hiền muội muốn hà tiện hai hũ rượu thì đừng dọn rượu ra có được không. Hà tất mượn cớ này cớ nọ đổ tội cho lão huynh như thế.
Thốt nhiên có tiếng nói ở ngoài vọng vào:
- Đại ca cứ yên trí, đại ca muốn uống bao nhiêu cũng có. Nhưng Trung Nguyên Tam Kiệt chúng ta không thể mất sĩ diện với người được.
Nghe có tiếng người mới đến, Nguyên Thông vội lấy tay áo chùi nước mắt quay đầu lại nhìn ra bên ngoài, chàng thấy một ông già tuổi trạc sáu mươi đầu sói thân hình vạm vỡ, cao lớn, đang bước ra, mặt hơi giận dữ.
Lão ăn mày nháy mắt ra hiệu cho Nguyên Thông rồi nói:
- Nguyên Nhi, cháu có mau lên chào Nhị bá không?
Người mới vào nghe thấy lão ăn mày nói như vậy, tạm gác giận đến nắm tay Nguyên Thông không để cho chàng vái lạy và khen ngợi rằng:
- Thảo nào mỗi lần tam đệ nói đến Nguyên Nhi là có vẻ tự phụ tự đắc. Bây giờ bác mới được gặp mặt cháu. Cháu thực ra vẻ con nhà…! Nhưng tiếc thay!... chỉ tiếc thay, tuổi hơi nhỏ một chút!
Lão ăn mày nghe thấy Kiến Trung than thở như vậy không bằng lòng, hỏi:
- Nguyên Nhi là đứa trẻ hoàn toàn, trên thiên hạ này có một không hai, nhị đệ còn tiếc cái gì nữa?
Lý phu nhân cười:
- Đại bá đừng có nghe lời con nhà buôn. Suốt ngày chỉ so đo, hơi tí là cân kẹo, ngay cả với con cái, ông ta cũng chi li từng tí một.
Kiến Trung vừa cười vừa hỏi lại:
- Ai khiến bà nói hết tâm sự của tôi ra cho người ngoài nghe nào?
Ông ta nói xong, cười ồ lên, làm mọi người cùng cười theo. Yên tọa rồi lão ăn mày mới hỏi:
- Việc chi khiến cho nhị đệ giận dữ thế? Có chuyện gì mà nhị đệ bảo mất sĩ diện của Tam Kiệt chúng ta.
Kiến Trung cau mặt hỏi lại lão ăn mày:
- Đại ca, ở đất Kim Lăng này, anh em chúng ta có phải là nhân vật tên tuổi không?
- Trung Nguyên Tam Kiệt được người khắp nơi ngưỡng mộ chứ có riêng gì người đất Kim Lăng đâu.
- Thế mà trước mắt chúng ta lại có một tiểu tử ngông cuồng dám đánh Võ Đang Thất kiếm đến nỗi không còn mặt mũi nào ra ngoài gặp mọi người nữa.
Lão ăn mày nháy Nguyên Thông rồi giả bộ như không hiểu biết gì cả mà nói:
- Thế thì bậy thực!
Kiến Trung nói tiếp:
- Huống hồ Võ Đang Thất kiếm lại vì giữ sĩ diện cho Trung Nguyên Tam Kiệt chúng ta mà cảnh cáo tiểu tử ấy, nên mới bị tiểu tử đó đánh bại nhục nhã.
Lão ăn mày và Nguyên Thông nghe Kiến Trung nói, cũng ngẩn người ra.
/72
|