Từ tờ mờ sáng, Jenni bắt đầu đi tìm căn nhà gỗ. Lúc bốn giờ sáng, nàng nghe radio dự báo thời tiết: nhiệt độ hạ thấp rất nhanh, dưới – 30° c. gió lạnh thổi về từ Canada; sẽ có trận bão tuyết rất lớn. Jenni quyết tâm phải đến được Granite Place vào tối ngày mai.
Jenni chuẩn bị bình thủy cà-phê, mặc thêm áo sanđai dưới bộ đồ đi ski. Bầu vú căng sữa làm nàng quá đau nhức. Đêm qua, chỉ việc nghĩ đến đứa con nhỏ thôi cũng đủ làm khơi dậy trong nàng nỗi nhức nhối. Nàng thấy lúc này không nên nghĩ quá nhiều về Beth và Tina, nàng chỉ biết cầu xin ơn trên phù hộ chúng...
Theo Jenni biết thì căn nhà gỗ hẳn phải nằm cách bìa rừng khoảng hai mươi phút đi bộ. Nàng sẽ khởi hành từ điểm nàng thường thấy Erich mất hút trong cụm cây. Trong cuộc tìm kiếm căn nhà gổ, nàng quyết định sẽ luôn xuất phát từ điểm này dẫu thời tiết có thế nào đi nửa.
Trở về nhà vào lúc mười một giờ trưa, nàng hâm nồi canh, thay đôi vớ và bao tay, nàng kiếm một chiếc khăn quàng khác để trùm mặt và tiếp tục lên đường.
Lúc năm giờ, khi những bóng tối đã trải dài trước mặt thì Jenni cảm thấy thất vọng phải tạm ngưng cuộc tìm kiếm. Ngay lúc đó, Jenni vượt qua một gò đất và trông thấy căn nhà gỗ với mái bằng vỏ cây, ngôi nhà đầu tiên của dòng họ Krueger khi đến sống tại Minnesota.
Ngôi nhà có vẻ khép kín, vắng lặng, thế mà nàng cứ tưởng có làn khói tỏa ra từ lò sưởi và đèn được thắp sáng,... đúng, nàng đã hy vọng tìm thấy Beth,Tina cùng Erich ở nơi đây.
Cởi đôi giày đi ski, Jenni lấy búa đập bể một ô cửa kính và leo qua thành cửa sổ đễ vào nhà. Vì thiếu nắng trời và lò sưởi nên bên trong rét căm. Nheo mắt để làm quen với cảnh tranh tối tranh sáng, nàng bước đến những ô cửa khác, kéo mành cửa lên và nhìn quanh.
Căn phòng rộng khoảng mười hai thước vuông với lò suởi kiểu thuộc địa, một tấm thảm phương Đông đã bạc màu vì thời gian... và rất nhiều tranh. Bốn bức tường đều phủ kín những tác phẩm hội họa của Erich, cảnh tranh tối tranh sáng nơi đây cũng không che khuất nổi cái đẹp và sức quyến rũ của các tác phẩm. Như mọi khi, tài năng hội họa của Erich xoa dịu tâm hồn Jenni. Nỗi sợ hải đã ám ảnh nàng suốt đêm qua giờ xem ra đáng nực cười.
Sự tĩnh lặng trong các đề tài mà chàng đã chọn: Nguồn sóng trong bão tố mùa đông; Con hươu cái, đầu ngẫng cao nghe ngóng, sẵn sàng lẫn trốn vào rừng; Chú bò con tìm vú mẹ. Nàng thầm nghĩ, có thể nào một con người đã diễn đạt được qua tác phẩm của mình với sự mẫn cảm như thế, quyền lực như thế mà biểu lộ tính cách thù địch và đa nghi dường ấy!
Khi đứng trước một tủ nhiều ngăn chất đầy tranh, có một chi tiết làm nàng chú ý; chẳng hiểu sao, nàng xem kỷ từng bức tranh một và thấy bên góc phải có một chữ ký: Caroline Bonardi, chữ ký này bằng bút vẽ, không nắn nót và nhanh như chữ ký của Erich, nhưng dịu dàng và phù hợp với những đề tài tĩnh lặng của những bức tranh này. Những bức tranh ở đây đều mang chữ ký đó.
Jenni chăm chú nhìn những bức tranh treo ở tường. Những bức tranh có khung mang chữ ký của Erich Krueger và những bức không có khung thì ký, Caroline Bonardi.
Vậy mà, Erich bảo rằng bà Caroline không mấy tài năng! So sánh bức tranh có ký tên Erich với bức do bà Caroline ký tên; Jenni thấy cũng là thứ ánh sáng lan tỏa, cũng là nét đặc trưng với cây thông làm nền cho bức tranh và cũng lối xử dụng màu sắc đó. Như thế là Erich đã sao chép phong cách vẽ của bà Caroline.
Nàng thốt lên:
- Không thể như thế được!
Những bức tranh có khung ở đây là những tác phẩm Erich đã chọn để đem đi triển lãm trong lần tới. Chúng mang chữ ký Erich tuy anh không hề vẽ. Tất cả đều do tay của Bà Caroline vẽ và Erich đã tiếm đoạt dần. Chính vì vậy mà Erich tỏ ra rất lúng túng khl nàng hỏi về cây du trong bức tranh mà anh vừa vẽ. Cái cây đã được đốn bỏ từ nhiều tháng trước.
Nàng chú ý đến một bức vẽ bằng chì than với đề tựa Tự Họa, đó là bức tranh Hoài niệm về Caroline được thu nhỏ, có thể là một phác thảo để nghiên cứu trước khi thực hiện, bức tranh này là kiệt tác của họa sĩ.
Nàng thầm nghĩ, ôi, lạy Chúa! Tất cả sự thán phục mà nàng dành cho Erich giờ chỉ là nhầm lẫn. Vậy thì, tại sao anh ta thường đến nơi đây nhỉ? Erich làm gì ở đây? Trước mắt nàng là cái cầu thang, nàng vội vã đến đó, bước lên và khi đến bậc thang cuối, dốc nghiêng của mái nhà buộc nàng phải khom người, khi ngẩng lên, nàng giáp mặt với muôn ngàn màu sắc bùng nổ như cơn ác mộng. Nàng kinh hải khi trông thấy khuôn mặt của chính mình hiện ra ở bức tường phía sau, nàng thắc mắc, phải chăng ở đấy có một tấm gương? - Không. Khuôn mặt chẳng hề lay động khi nàng bước đến gần. Tia nắng cuối cùng của một ngày xuyên qua ô cửa nhỏ, in bóng ngoằn ngoèo trên bức tranh như ngón tay ma quái đang chỉ vào đó.
Chất chồng cạnh đó là nhiều bức tranh với những cảnh tượng hung bạo và với màu sắc dữ dội: nhân vật chính trong tranh là Jenni với khuôn mặt căng thẳng đau đớn, mắt nhìn chăm chú vào những hình hài trông tựa như những con rối: đó là cơ thể không còn tứ chi của Beth và Tina. Trong chiếc áo đầm xanh xen lẫn nhau, hai đứa bé nằm chết với đôi mắt lồi ra, lưỡi thè, cổ bị xiết bởi những dải thắt lưng màu nhung xanh. Trên bức tường phía sau nhân vật chính, có một cửa sổ với bức màn xanh và nơi lối mở của bức màn là khuôn mặt đắc thắng của Erich, kẻ thích bạo tàn. Và hiện diện trên toàn bộ bức tranh trong gam màu xanh lục và đen và cái bóng dáng nửa người nửa rắn với khuôn mặt của bà Caroline đang uốn khúc. Chiếc áo choàng ôm quanh thân bà như lớp da rắn. Với vẻ siêu thực, chiếc bóng của bà Caroline cúi xuống trên chiếc nôi treo lơ lửng giữa bầu trời, đôi bàn tay của người phụ nữ thô kệch, to lớn, tưởng chừng như những vây cá, phủ lên mặt em bé và đôi tay của đứa bé bị hất ngược ra sau với những ngón tay nhỏ nhắn xòe ra trên gối. Ở một bức tranh khác là chiếc bóng của bà Caroline, mặc áo choàng nâu phản chiếu qua tấm kính chắn gió của một chiếc xe hơi, bên cạnh bà, khuôn mặt của Kevin, với kiểu vẻ biếm họa, méo mó, thất thần, thái dương tím bầm và sưng vù. Lại chiếc bóng của bà Caroline với chiếc áo choàng rộng không tay phất phới quanh bà theo nhịp đạp đôi móng guốc của một con ngựa hung dữ bên trên một tấm thân có mái tóc vàng sóng soài trên đất. Jenni nhận ra ngay đó chính là Joe. Anh ta đang né người sang một bên để tránh móng guốc ngựa.
Jenni không dằn được phải thốt ra những âm thanh khàn đục, một tiếng rên thất thanh, tiếng thét phẩn nộ dữ dội. Cái hình dáng nửa người, nửa rắn của bà Caroline trên tranh không còn là bà ta nữa mà chính là khuôn mặt của Erich với mái tóc rối bù âm u, đôi mắt đang nhìn nàng man dại.
Nàng thầm nghĩ, không, không thể như thế được, cái nghệ thuật điên loạn, hiện thân của cái ác này có một ma lực mà ở đó sự dịu dàng trang trọng trong tác phẩm của bà Caroline xem chừng không thích hợp.
Như vậy là Erich đã triển lãm những bức tranh mà anh ta đã tiếm dụng; và những bức tranh mà anh ta thật sự vẻ đã cho thấy tài năng một con người bị quỷ ám. chúng toát ra một sức mạnh tàn phá và là hiện thân của sự xấu, cũng như sự điên loạn.
Jenni nhìn chăm khuôn mặt của chính nàng trên bức tranh, khuôn mặt của hai đứa con với đôi mắt van nài của chúng khi những chiếc cổ nhỏ bé bị xiết chặt với dải thắt lưng.
Cuối cùng, cố gỡ lấy bức tranh ra khỏi vách, Jenni kinh hải cầm lấy nó, tưởng chừng như những ngón tay mình đang chạm phải lửa địa ngục.
Sau khi cài xong dây giày đi ski, nàng trở lại con đường xuyên qua cánh rừng. Màn đêm buông xuống, bóng tối bao trùm mọi vật. Bức tranh trong tay nàng phành phạch trước gió như một cánh buồm, làm chệch hướng và va phải các gốc cây. Gió thổi mạnh át hẳn tiếng gào kêu cứu của nàng: Cứu tôi! cứu tôi! cứu tôi! .
Vì lạc hướng nên Jenni đi trở lại những con đường nàng đã đi qua trong bóng đêm và, lại trông thấy chiếc bóng của căn nhà gỗ. Nàng thầm nghĩ, không thể như thế được! Nàng e rằng mình sẽ chết cóng ở đây trước khi có ai đó kịp thời ngăn chặn hành vi của Erich, nàng không còn ý niệm gì về thời gian, nàng đã nhiều lần vấp ngả, gượng dậy, rồi đi tiếp, nàng đã ôm chặt bức tranh chết tiệt này trong tay. Từ lâu nàng đã thét lên không ngừng. Giờ đây, nàng chỉ còn cảm nhận những âm giọng bị vỡ vụn thành tiếng nấc khi trông thấy ánh sáng lờ mờ xuyên qua bụi cây. Nàng biết rằng đã đến bìa rừng.
Anh sáng mà nàng vừa trông thấy là ánh trăng trên phần mộ bằng đá hoa cương của bà Caroline.
Rồi nàng dùng hết nghị lực để vượt qua cánh đồng phủ tuyết, ngôi nhà chìm trong đêm và chút ánh trăng lưởi liềm giúp nàng lờ mờ thấy những đường nét của nó nhưng những cửa sổ của văn phòng thì được thắp sáng, nàng đi về hướng đó. Giờ đây khi Jenni ra khỏi hàng cây gió càng thổi mạnh vào bức tranh hơn.
Lúc này, khàn cả cổ, nàng không thể thốt ra một lời nào ngoài những tiếng rên rĩ tưởng chừng như được phát ra trong tận cùng của con người nàng, đôi môi chỉ còn hé mở những chữ Cứu tôi, cứu tôi .
Đến trước cửa văn phòng, với đôi tay rét cóng, Jenni cố xoay nắm đấm cửa, cố cởi đôi giày đi ski ra, nhưng không còn sức để làm gì nữa. Nàng chỉ có thể dùng cây gậy đi ski để nện vào cửa cho đến khi cánh của mở ra và Mark đón nàng trong vòng tay.
Mark nói:
- Jenni, ôi, Jenni!
Có tiếng ai đó:
- Bà hãy bình tĩnh, thưa bà Erich.- Đôi giày đi ski của nàng được ai đó cởi ra và Jenni nhận ra cái bóng to lớn của cảnh sát trưởng Gunderson.
Mark nắn thẳng những ngón tay co quắp đang bấu lấy bức tranh của Jenni và nói:
- Cho tôi xem nào, Jenni!
Rồi, nàng nghe một giọng nói kinh hãi thốt lên: Ôi, Lạy Chúa!’’
Bằng giọng khàn đục, nàng nói:
- Bức tranh này do Erich vẽ đấy! Erich đã giết đứa con nhỏ của tôi. Anh ta đã giả dạng bà Caroline, có thể anh ta đã giết cả Beth và Tina rồi.
Vẻ không tin, ông Gunderson hỏi:
- Erich đã vẽ bức tranh này à?
Jenni bất thần quay sang hỏi ông cảnh sát trưởng:
- Ông đã kiếm ra các con tôi chưa? Tại sao ông có mặt ở đây?
Giữ Jenni trong tay, Mark ngăn lời nàng:
- Jenni à, tôi mời ông cảnh sát trưởng đến đây vì tôi mất liên lạc với chị. Jenni, chị lấy bức tranh này ở đâu ra thế?
- Trong căn nhà gỗ. Tất cả những bức tranh anh biết đó... không phải do Erich vẽ... Đó là những tác phẩm của bà Caroline.
Ông cảnh sát trưởng châm chú nhìn bức tranh. Khuôn mặt ông ta bỗng trở nên mệt mỏi, hằn những nép nhăn. Dán chặt mắt vào góc trên phía phải, nơi vẽ chiếc bóng thô kệch của bà Caroline đang khom mình trên chiếc nôi lơ lửng giữa bầu trời, Ông nói:
- Thưa bà Erich, ông nhà có đến gặp tôi và nói có nghe những lời đồn về cái chết về đứa con trai bà. Ông ta khăng khăng đòi tôi phải ký lệnh giải phẩu tử thi.
Cánh cửa văn phòng đột ngột mở ra khiến Jenni ngỡ rằng Erich. Nhưng không phải Erich mà là Clyde đang vội vã đến gần họ, vẻ lo sợ và e dè.
Clyde hỏi ngay:
- Chuyện gì thế?
Clyde liếc nhìn vào bức tranh. Jenni trông thấy mặt ông ta trở nên tái mét, làn da vốn rám nắng giờ trắng bệch.
Nàng nghe tiếng Rooney gọi: Clyde à, ai ở nơi đó thế? - Bà ta đang đến gần, bước chân nghe xào xạo trên tuyết.
Clyde vội vã nói:
- Quý vị nên giấu cái thứ đáng tởm này đi..., để cho bà ta. - Clyde nhét bức tranh vào trong kệ tủ.
Rooney xuất hiện trên ngưỡng cửa. Jenni thấy bà có vẻ khỏe mạnh hơn trước đây, đôi má bà đầy đặn hơn, đôi mắt to trầm tĩnh. Jenni cảm thấy có một vòng tay gầy yếu đang ôm lấy nàng.
Bà Rooney nói:
- Jenni à, tôi nhớ bà quá!
Nàng cố gượng nói:
- Tôi cũng nhớ bà! - Nàng thầm nghĩ, chẳng bao lâu trước đây mình vừa buộc tội Rooney là thủ phạm của những việc đã xảy ra, bác bỏ những lời tâm sự của bà và xem chúng là kết quả của một tâm trí bệnh hoạn bất ổn.
Bà Rooney hỏi:
- Jenni à, mấy đứa nhỏ đâu rồi? Tôi có thể thăm chúng được không?
Câu hỏi làm Jenni choáng váng, nàng trả lời bằng giọng run rẩy:
- Erich đã dẫn chúng đi rồi.
Clyde cố thuyết phục bà ta:
- Nào, Rooney chúng ta về thôi, bác sĩ muốn em phải nằm nghỉ trên giường.
Clyde nắm lấy cánh tay Rooney, đẩy bà tiến bước trước khi quay lại nói:
- Tôi sẽ trở lại ngay.
Trong khi chờ đợi Clyde quay lại, Jenni kể cho cho Mark và ông cảnh sát trưởng nghe về việc nàng đã phát hiện ra căn nhà gỗ.
Nàng nói:
- Mark à, sự việc là cũng nhờ anh. Tối qua, anh đã yên lặng khi nghe tôi nói là hai đứa bé sẽ bình yên khi ở bên Erich. Sau đó, khi lên giường... tôi biết là anh đã lo ngại cho các con tôi. Tôi bắt đầu suy nghĩ., nếu không phải là Rooney, không phải Elsa, không phải tôi...Một ý nghĩ in sâu trong trí tôi, Mark e ngại cho sự an toàn của hai đứa bé và tôi đã nghĩ ra rằng: Thủ phạm chỉ có thể là Erich!. - Sau một lúc im lặng, nàng nói tiếp: - Đêm đầu tiên... Erich buộc tôi phải mặc cái áo ngủ của bà Caroline... Anh ta muốn tôi trở thành bà Caroline...Erich đã sang ngủ trong căn phòng thuở còn bé của anh...và, anh ta luôn đặt những bánh xà phòng thơm mùi thông duới gối các con tôi. Giờ đây, tôi biết chính là anh ta là thủ phạm, về phần Kevin, có lẽ anh ta đã viết thư hoặc gọi điện, để báo ngày giờ anh đến Minnesota... Erich luôn giở trò mèo vờn chuột với tôi. Hẳn Erich biết tôi đã gặp Kevin bằng cách kiểm tra đồng hồ cây số trên xe. Hẳn người ta đã kể cho Erich nghe về người phụ nữ trong nhà hàng.
- Thôi, Jenni!
- Không, hãy để cho tôi kể tiếp. Rồi sau đó, Erich lại đưa tôi đến nhà hàng ấy và khi Kevin dọa anh ta sẽ ngưng làm thủ tục cho con nuôi, Erich mời Kevin đến đây, vì thế nên có cuộc gọi đi từ nhà của chúng tôi. Erich và tôi có tầm vóc ngang nhau khi tôi mang giày có đế, với chiếc áo choàng của tôi...và đội tóc giả màu nâu vào... người ta có thể tưởng lầm là chính tôi đang vào trong xe. Hẳn là Erich đã đánh Kevin, về phần Joe, Erich đã tỏ ra ghen tuông với Joe. Hôm đó, hẳn Erich đã về nông trang sớm hơn một ngày, nên đã biết về chuyện thuốc giết chuột., còn việc con trai của tôi, Erich đã ghét nó, có lẽ vì mái tóc đỏ của thằng bé. Lúc ban đầu, khi đặt tên cho bé là Kevin, anh ta đã có ý đồ giết chết con. Vào những đêm mà tôi cảm thấy như có ai đó cúi xuống trên giường mình, thì đó chính là Erich đội tóc giả và mở cửa vách ngăn để đến với tôi. Đêm tôi phải vào bệnh viện để sinh, tôi đã sang phòng Erich để đánh thức anh ta, khi tôi đưa tay trong bóng tối, tôi đã chạm phải mi mắt của anh ta và kinh hải khi nhận thấy… làn da mí mắt sao mềm mại, với hàng mi dày.. .
Mark vỗ về Jenni. Nàng vẫn nói tiếp: Erich đã bắt các con tôi. Anh ta đã giữ các con tôi
Ông cảnh sát trưởng vội vã hỏi nàng:
- Thưa bà Erich, bà còn nhớ đường vào nhà gỗ không?
Nàng thầm nghĩ, dẫu sao cũng chưa hoàn toàn tuyệt vọng.
nàng nói:
- Vâng, nếu chúng ta xuất phát từ hướng nghĩa trang...
Mark phản đối:
- Jenni à, chị không nên đến đó… Chúng tôi sẽ đi theo dấu cũ của chị.
Nhưng nàng không muốn họ ra đi mà không có nàng. Sau cùng nàng đã đưa họ trở lại căn nhà gỗ.
Những ngọn đèn dầu được thắp lên nhận chìm nội thất của căn nhà gỗ trong thứ ánh sáng dịu dàng của thời xa xưa tương phản với sự giá lạnh sẵn có. Họ chăm chú nhìn cái chữ ký sắc sảo, Caroline Bonardi và sau đó bắt đầu lục soát trong các hộc tủ, nhưng không thấy giấy tờ nào và trong cả tủ búp phê thì chỉ có bát dĩa.
Mark thốt lên:
- Hẳn Erich cũng để đồ đạc của anh ta ở đâu đó chứ!
Jenni nói giọng ủ rũ:
- Nhưng xưởng vẽ ở đây thật trống trải và chật hẹp, không có gì khác ngoài những bức tranh.
Clyde cải lại:
- Trông thế nhưng không hẹp lắm dâu! Gác trên của nhà này cũng rộng như ở dưới, vì thế hẳn có một vách ngăn đâu đó.
Khi lên gác, họ tìm thấy nơi đây một căn phòng dùng làm nhà kho rộng khoảng phân nửa xưởng vẽ mà ở góc phòng có một cánh cửa chìm trong cảnh tranh tối tranh sáng khiến Jenni không để ý đến. Nơi đâyy, họ trông thấy la liệt những bức tranh vẽ trên giấy bìa, hàng tá tranh của bà Caroline, một cái giá vẽ, một hộc tủ chứa đầy vật dụng, hai cái vali mà Jenni nhận thấy chúng có cùng màu với cái trên tầng gác nhà nàng, vứt trên nấp một trong những vali này là chiếc áo choàng rộng không tay màu lục và bộ tóc giả màu sẫm.
Mark dịu dàng nói:
- Cái áo choàng của bà Caroline.
Jenni lục tung hộc tủ, nhưng chẳng thấy gì ngoài: các mẩu chì than, màu phấn, tinh dầu nhựa thông, cọ và bố vẽ. Chẳng có gì có thể chỉ dẫn cho họ biết nơi Erich đang ở cùng các con nàng.
Clyde tìm kiếm trong chồng tranh gần cánh cửa.
Bỗng tiếng ông cất lên đầy vẻ kinh hãi:
- Nào, nhìn xem!
Clyde đưa lên cao một bức tranh có màu xanh lục của nước ao tù. Đây là bức tranh với nghệ thuật cắt dán theo trường phái siêu thực, mô tả Erich khi còn bé và bà Caroline. Với những cảnh tuợng lẫn lộn và chồng chất: cảnh Erich cầm trong tay cây gậy khúc côn cầu trong khi bà Caroline đang cúi xuống trên con bê. Erich đang đẩy bà ta, xác của bà Caroline nổi lên trong chậu nước - phải, hay đúng hơn là bể nước. - đôi mắt bà ta chăm chú nhìn Erich trong khi anh ta đang đưa cán cây gậy đẩy cái bóng đèn treo ở trần nhà vào trong bể nước. Khuôn mặt bé thơ của Erich trông như ác quỷ, cười cợt trước con người đang giẫy chết trong nước.
Clyde rên rỉ:
- Erich đã giết Caroline, hắn đã giết mẹ khi mới lên mười.
Có tiếng hỏi:
- Ông nói gì?
Mọi người quay lại và trông thấy Rooney đang đứng ở ngưỡng cửa xưởng vẽ. Đôi mắt bà ta mở lớn đầy vẻ lo âu.
Bà ta nói:
- Tôi nghi có chuyện không ổn đã xảy ra.
Rooney không nhìn đến bức tranh nơi tay Clyde, nhưng, bà ta chú ý đến bức nằm trên cùng của chồng tranh. Tuy nét vẽ có bị méo mó nhưng Jenni cũng nhận ra khuôn mặt trong tranh là của Arden. Cô ta đang nhìn qua ô cửa sổ của căn nhà gỗ, phía sau cô ta là một chiếc bóng trùm kín trong chiếc áo choàng không tay, bên trên là khuôn mặt của Erich với mái tóc nâu. Arden đang bị xiết cổ bởi đôi tay có những ngón không liền nhau. Thân xác Arden nằm trên nắp quan tài trong một ngôi mộ và người ta đang hất những xẻng đất trên chiếc váy màu xanh rực rở của cô. Và phía sau đầu cô là tấm bia mộ có ghi hàng chữ: CAROLINE DONARDI KRUEGER. Ở góc bức tranh này có chữ Ký: Erich Krueger sắc bén như vét dao.
Rooney nức nở:
- Chính Erich đã giết con gái của tôi.
Sau cùng, họ trở về nhà. MarK lặng lẽ nắm chặt tay Jenni.
Khi vào nhà, ông cảnh sát trưởng đến bên máy điện thoại và nói:
- Theo chúng tôi hiểu thì những hành động này có thể là sự sáng tạo đầy tưởng tượng của một đầu óc điên rồ. Tốt hơn hết chúng ta không nên để mất thì giờ.
Một lần nữa, nghĩa trang lại bị xâm phạm. Trong đêm tối, những ánh đèn chiếu sáng trên những ngôi mộ tạo ra một thứ ánh sáng chói chang lạ thường. Máy khoan bê- tông chọc thủng phần đất cứng trên ngôi mộ của bà Caroline. Giờ đây, bà Rooney không còn xôn xao nữa, bà bình tĩnh đứng ngắm nhìn cảnh tượng đang diễn ra.
Một lúc sau, họ trông thấy những mảnh vải len màu xanh lẫn trong đất cát.
Từ dưới huyệt, có giọng nói người đàn ông thốt lên:
- Tìm ra cô ấy rồi, Chúa ôi, hãy đưa bà mẹ đi xa nơi đây.
Ôm lấy Rooney, Clyde buộc bà lùi lại.
Ông nói:
- ít ra chúng ta cũng biết được sự thật.
o O o
Mặt trời đã ló dạng khi họ trở về nhà.
Jenni hỏi Mark khi anh đang pha cà-phê:
- Kể từ lúc nào anh nghĩ rằng hai đứa bé đang lâm nguy khi ở với Erich?
- Tối qua, sau khi chị ra về, tôi đã gọi điện cho bố tôi. Ông rất sửng sốt khi nghe Tina nói bà trong bức tranh đã lấy tay đè lên mặt em bé. Bố đã tiết lộ cho tôi biết là hồi bé Erich đã bị chứng loạn tâm thần. Bà Caroline đã nói với bố tôi rằng Erich bị ám ảnh bởi hình bóng của mẹ anh, đã có lần bà bắt gặp Erich đang rình bà trong khi bà ngủ, anh ta giấu chiếc áo ngủ của bà dưới gối của mình và mặc áo choàng không tay của bà. Bà Caroline đã đưa Erich đi khám bác sĩ, nhưng chồng bà dứt khoát không để Erich được tiếp tục chữa trị và cho rằng không một ai trong gia đình Krueger bị mắc bệnh tâm thần. Theo ông, chỉ đơn giản vì bà Caroline cưng chiều con thái quá, thế thôi. Sau đó, hầu như bà Caroline bị chứng trầm uất, bà chỉ còn có thể làm được một điều là giao Erich lại cho chồng với điều kiện John phải gởi con vào học nội trú. Bà hy vọng việc thay đổi cách sống sẽ cải thiện được tình trạng của Erich, nhưng khi bà mất, John không giử lời và không còn ai săn sóc cho Erich. Lúc bố tôi nghe những gì Tina nói về bà trong tranh và Rooney nói đã trông thấy bà Caroline, thì bố tôi bắt đầu nhận ra sự thật, có lẽ những điều vừa kể làm ông lên cơn đau tim. Phải chi bố tôi cho tôi biết sự thể nhưng cũng vì thế mà ông đã yêu cầu tôi thuyết phục Erich cho phép chị và hai đứa bé đến Florida thăm ông.
Ông cảnh sát trưởng hỏi:
- Thưa bà Erich… Bác sĩ Philstrom ở bệnh viện tâm thần vừa đến đây, chúng tôi đã trình bày cho ông ta biết những gì mà chúng ta đã phát hiện ở căn nhà gỗ. Ông ta có vấn đề muốn hỏi bà.
Bác sĩ Philstrom hỏi:
- Thưa bà Erich, bà có thể cho biết chính xác những gì mà Erich nói với bà lần sau cùng qua điện thoại?
- Thưa bác sĩ, anh ta nổi giận khi tôi tìm cách giải thích là có thể anh ta đã lầm về vấn đề của tôi.
- Ông Erich có nói năng gì về hai đứa bé?
- Anh ta cho biết chúng vẫn khỏe.
- Bà nói chuyện với ông ta lần cuối khi nào?
- Cách đây chín ngày rồi.
- Vâng, tôi hiểu. Thật tình mà nói, sự việc diễn ra không mấy tốt đẹp và hình như Erich đã hoàn tất bức tranh này trước khi ra đi với các cháu. Trong bức tranh này có khá nhiều chi tiết làm ta phải quan tâm. Ngoài ra, chúng tôi còn biết rằng ông ta đã trở lại căn nhà gỗ vì người ta đã tìm thấy một cây kéo dính những mãnh vải áo lông chồn vison - Như thế, sự việc đã chỉ cho ta thấy là ông Erich đã vẽ bức tranh này trước khi ra đi với các cháu.
Còn chút hy vọng, nàng hỏi:
- Ông có nghĩ rằng các con tôi vẫn còn sống?
- Tôi không thể nào nói trước được điều gì, nhưng bà hãy suy nghỉ xem, Erich vẫn còn mong ước sống chung với bà, muốn bà trọn vẹn thuộc về anh ta, một khi bà đã ký vào giấy nhận tội. Ông ta biết rằng không có những đứa nhỏ thì ông ta không thể làm gì được bà. Như thế, việc ông ta còn yêu bà, thì còn cơ may, một chút cơ may...
Jenni nói:
- Tôi muốn được gặp các con của tôi, muốn gặp chúng ngay lúc này. Erich có thể nào câm ghét tôi đến độ có thể nhẫn tâm làm hại các con tôi.?
Bác sĩ Philstrom nói:
- Vấn đề, ông Erich là một con người có tâm trí bệnh hoạn, ông ta yêu bà vì bà rất giống bà Caroline, nhưng đồng thời ông lại căm ghét bà vì bà đã tiếm vị mẹ ông; ông ta không tin rằng bà yêu ông vì ông biết không đủ khả năng để khơi dậy tình cảm đó và như thế ông ta luôn luôn sống trong nỗi sợ hãi phải mất bà.
Ông cảnh sát trưởng nói:
- Thưa bà Erich, chúng tôi sẽ cho in hình các con của bà trên các lệnh truy tìm và dán khắp các làng và thị trấn của Minnesota, chúng tôi sẽ loan báo trên truyền hình và hẵn có người sẽ trông thấy chúng, về phần Clyde, ông ta phải cho chúng tôi biết về những nông trang thuộc quyền sỡ hữu của Erich để chúng tôi sẽ mở cuộc tìm kiếm hai đứa bé ở đó. Đừng quên rằng, đã có lần Erich trở về nông trang chỉ năm tiếng đồng hồ sau khi ông ta gọi điện, vì vậy, chúng tôi sẽ tập trung tìm kiếm trong một phạm vi cách chúng ta năm tiếng đồng hồ xe kể từ nơi đây.
Chuông điện thoại reo làm mọi người giật mình, ông cảnh sát trưởng định nhấc máy thì Jenni vội vã giành lấy ống nghe.
Ở đầu dây bên kia có tiếng không rõ:
- A- lô?
Nàng thầm nghĩ: Phải chăng Erich gọi? Ồ, Chúa ơi, phải chăng Erich?
- Alô, mẹ ơi!
Jenni nhận ra ngay tiếng nói của Beth.
Jenni chuẩn bị bình thủy cà-phê, mặc thêm áo sanđai dưới bộ đồ đi ski. Bầu vú căng sữa làm nàng quá đau nhức. Đêm qua, chỉ việc nghĩ đến đứa con nhỏ thôi cũng đủ làm khơi dậy trong nàng nỗi nhức nhối. Nàng thấy lúc này không nên nghĩ quá nhiều về Beth và Tina, nàng chỉ biết cầu xin ơn trên phù hộ chúng...
Theo Jenni biết thì căn nhà gỗ hẳn phải nằm cách bìa rừng khoảng hai mươi phút đi bộ. Nàng sẽ khởi hành từ điểm nàng thường thấy Erich mất hút trong cụm cây. Trong cuộc tìm kiếm căn nhà gổ, nàng quyết định sẽ luôn xuất phát từ điểm này dẫu thời tiết có thế nào đi nửa.
Trở về nhà vào lúc mười một giờ trưa, nàng hâm nồi canh, thay đôi vớ và bao tay, nàng kiếm một chiếc khăn quàng khác để trùm mặt và tiếp tục lên đường.
Lúc năm giờ, khi những bóng tối đã trải dài trước mặt thì Jenni cảm thấy thất vọng phải tạm ngưng cuộc tìm kiếm. Ngay lúc đó, Jenni vượt qua một gò đất và trông thấy căn nhà gỗ với mái bằng vỏ cây, ngôi nhà đầu tiên của dòng họ Krueger khi đến sống tại Minnesota.
Ngôi nhà có vẻ khép kín, vắng lặng, thế mà nàng cứ tưởng có làn khói tỏa ra từ lò sưởi và đèn được thắp sáng,... đúng, nàng đã hy vọng tìm thấy Beth,Tina cùng Erich ở nơi đây.
Cởi đôi giày đi ski, Jenni lấy búa đập bể một ô cửa kính và leo qua thành cửa sổ đễ vào nhà. Vì thiếu nắng trời và lò sưởi nên bên trong rét căm. Nheo mắt để làm quen với cảnh tranh tối tranh sáng, nàng bước đến những ô cửa khác, kéo mành cửa lên và nhìn quanh.
Căn phòng rộng khoảng mười hai thước vuông với lò suởi kiểu thuộc địa, một tấm thảm phương Đông đã bạc màu vì thời gian... và rất nhiều tranh. Bốn bức tường đều phủ kín những tác phẩm hội họa của Erich, cảnh tranh tối tranh sáng nơi đây cũng không che khuất nổi cái đẹp và sức quyến rũ của các tác phẩm. Như mọi khi, tài năng hội họa của Erich xoa dịu tâm hồn Jenni. Nỗi sợ hải đã ám ảnh nàng suốt đêm qua giờ xem ra đáng nực cười.
Sự tĩnh lặng trong các đề tài mà chàng đã chọn: Nguồn sóng trong bão tố mùa đông; Con hươu cái, đầu ngẫng cao nghe ngóng, sẵn sàng lẫn trốn vào rừng; Chú bò con tìm vú mẹ. Nàng thầm nghĩ, có thể nào một con người đã diễn đạt được qua tác phẩm của mình với sự mẫn cảm như thế, quyền lực như thế mà biểu lộ tính cách thù địch và đa nghi dường ấy!
Khi đứng trước một tủ nhiều ngăn chất đầy tranh, có một chi tiết làm nàng chú ý; chẳng hiểu sao, nàng xem kỷ từng bức tranh một và thấy bên góc phải có một chữ ký: Caroline Bonardi, chữ ký này bằng bút vẽ, không nắn nót và nhanh như chữ ký của Erich, nhưng dịu dàng và phù hợp với những đề tài tĩnh lặng của những bức tranh này. Những bức tranh ở đây đều mang chữ ký đó.
Jenni chăm chú nhìn những bức tranh treo ở tường. Những bức tranh có khung mang chữ ký của Erich Krueger và những bức không có khung thì ký, Caroline Bonardi.
Vậy mà, Erich bảo rằng bà Caroline không mấy tài năng! So sánh bức tranh có ký tên Erich với bức do bà Caroline ký tên; Jenni thấy cũng là thứ ánh sáng lan tỏa, cũng là nét đặc trưng với cây thông làm nền cho bức tranh và cũng lối xử dụng màu sắc đó. Như thế là Erich đã sao chép phong cách vẽ của bà Caroline.
Nàng thốt lên:
- Không thể như thế được!
Những bức tranh có khung ở đây là những tác phẩm Erich đã chọn để đem đi triển lãm trong lần tới. Chúng mang chữ ký Erich tuy anh không hề vẽ. Tất cả đều do tay của Bà Caroline vẽ và Erich đã tiếm đoạt dần. Chính vì vậy mà Erich tỏ ra rất lúng túng khl nàng hỏi về cây du trong bức tranh mà anh vừa vẽ. Cái cây đã được đốn bỏ từ nhiều tháng trước.
Nàng chú ý đến một bức vẽ bằng chì than với đề tựa Tự Họa, đó là bức tranh Hoài niệm về Caroline được thu nhỏ, có thể là một phác thảo để nghiên cứu trước khi thực hiện, bức tranh này là kiệt tác của họa sĩ.
Nàng thầm nghĩ, ôi, lạy Chúa! Tất cả sự thán phục mà nàng dành cho Erich giờ chỉ là nhầm lẫn. Vậy thì, tại sao anh ta thường đến nơi đây nhỉ? Erich làm gì ở đây? Trước mắt nàng là cái cầu thang, nàng vội vã đến đó, bước lên và khi đến bậc thang cuối, dốc nghiêng của mái nhà buộc nàng phải khom người, khi ngẩng lên, nàng giáp mặt với muôn ngàn màu sắc bùng nổ như cơn ác mộng. Nàng kinh hải khi trông thấy khuôn mặt của chính mình hiện ra ở bức tường phía sau, nàng thắc mắc, phải chăng ở đấy có một tấm gương? - Không. Khuôn mặt chẳng hề lay động khi nàng bước đến gần. Tia nắng cuối cùng của một ngày xuyên qua ô cửa nhỏ, in bóng ngoằn ngoèo trên bức tranh như ngón tay ma quái đang chỉ vào đó.
Chất chồng cạnh đó là nhiều bức tranh với những cảnh tượng hung bạo và với màu sắc dữ dội: nhân vật chính trong tranh là Jenni với khuôn mặt căng thẳng đau đớn, mắt nhìn chăm chú vào những hình hài trông tựa như những con rối: đó là cơ thể không còn tứ chi của Beth và Tina. Trong chiếc áo đầm xanh xen lẫn nhau, hai đứa bé nằm chết với đôi mắt lồi ra, lưỡi thè, cổ bị xiết bởi những dải thắt lưng màu nhung xanh. Trên bức tường phía sau nhân vật chính, có một cửa sổ với bức màn xanh và nơi lối mở của bức màn là khuôn mặt đắc thắng của Erich, kẻ thích bạo tàn. Và hiện diện trên toàn bộ bức tranh trong gam màu xanh lục và đen và cái bóng dáng nửa người nửa rắn với khuôn mặt của bà Caroline đang uốn khúc. Chiếc áo choàng ôm quanh thân bà như lớp da rắn. Với vẻ siêu thực, chiếc bóng của bà Caroline cúi xuống trên chiếc nôi treo lơ lửng giữa bầu trời, đôi bàn tay của người phụ nữ thô kệch, to lớn, tưởng chừng như những vây cá, phủ lên mặt em bé và đôi tay của đứa bé bị hất ngược ra sau với những ngón tay nhỏ nhắn xòe ra trên gối. Ở một bức tranh khác là chiếc bóng của bà Caroline, mặc áo choàng nâu phản chiếu qua tấm kính chắn gió của một chiếc xe hơi, bên cạnh bà, khuôn mặt của Kevin, với kiểu vẻ biếm họa, méo mó, thất thần, thái dương tím bầm và sưng vù. Lại chiếc bóng của bà Caroline với chiếc áo choàng rộng không tay phất phới quanh bà theo nhịp đạp đôi móng guốc của một con ngựa hung dữ bên trên một tấm thân có mái tóc vàng sóng soài trên đất. Jenni nhận ra ngay đó chính là Joe. Anh ta đang né người sang một bên để tránh móng guốc ngựa.
Jenni không dằn được phải thốt ra những âm thanh khàn đục, một tiếng rên thất thanh, tiếng thét phẩn nộ dữ dội. Cái hình dáng nửa người, nửa rắn của bà Caroline trên tranh không còn là bà ta nữa mà chính là khuôn mặt của Erich với mái tóc rối bù âm u, đôi mắt đang nhìn nàng man dại.
Nàng thầm nghĩ, không, không thể như thế được, cái nghệ thuật điên loạn, hiện thân của cái ác này có một ma lực mà ở đó sự dịu dàng trang trọng trong tác phẩm của bà Caroline xem chừng không thích hợp.
Như vậy là Erich đã triển lãm những bức tranh mà anh ta đã tiếm dụng; và những bức tranh mà anh ta thật sự vẻ đã cho thấy tài năng một con người bị quỷ ám. chúng toát ra một sức mạnh tàn phá và là hiện thân của sự xấu, cũng như sự điên loạn.
Jenni nhìn chăm khuôn mặt của chính nàng trên bức tranh, khuôn mặt của hai đứa con với đôi mắt van nài của chúng khi những chiếc cổ nhỏ bé bị xiết chặt với dải thắt lưng.
Cuối cùng, cố gỡ lấy bức tranh ra khỏi vách, Jenni kinh hải cầm lấy nó, tưởng chừng như những ngón tay mình đang chạm phải lửa địa ngục.
Sau khi cài xong dây giày đi ski, nàng trở lại con đường xuyên qua cánh rừng. Màn đêm buông xuống, bóng tối bao trùm mọi vật. Bức tranh trong tay nàng phành phạch trước gió như một cánh buồm, làm chệch hướng và va phải các gốc cây. Gió thổi mạnh át hẳn tiếng gào kêu cứu của nàng: Cứu tôi! cứu tôi! cứu tôi! .
Vì lạc hướng nên Jenni đi trở lại những con đường nàng đã đi qua trong bóng đêm và, lại trông thấy chiếc bóng của căn nhà gỗ. Nàng thầm nghĩ, không thể như thế được! Nàng e rằng mình sẽ chết cóng ở đây trước khi có ai đó kịp thời ngăn chặn hành vi của Erich, nàng không còn ý niệm gì về thời gian, nàng đã nhiều lần vấp ngả, gượng dậy, rồi đi tiếp, nàng đã ôm chặt bức tranh chết tiệt này trong tay. Từ lâu nàng đã thét lên không ngừng. Giờ đây, nàng chỉ còn cảm nhận những âm giọng bị vỡ vụn thành tiếng nấc khi trông thấy ánh sáng lờ mờ xuyên qua bụi cây. Nàng biết rằng đã đến bìa rừng.
Anh sáng mà nàng vừa trông thấy là ánh trăng trên phần mộ bằng đá hoa cương của bà Caroline.
Rồi nàng dùng hết nghị lực để vượt qua cánh đồng phủ tuyết, ngôi nhà chìm trong đêm và chút ánh trăng lưởi liềm giúp nàng lờ mờ thấy những đường nét của nó nhưng những cửa sổ của văn phòng thì được thắp sáng, nàng đi về hướng đó. Giờ đây khi Jenni ra khỏi hàng cây gió càng thổi mạnh vào bức tranh hơn.
Lúc này, khàn cả cổ, nàng không thể thốt ra một lời nào ngoài những tiếng rên rĩ tưởng chừng như được phát ra trong tận cùng của con người nàng, đôi môi chỉ còn hé mở những chữ Cứu tôi, cứu tôi .
Đến trước cửa văn phòng, với đôi tay rét cóng, Jenni cố xoay nắm đấm cửa, cố cởi đôi giày đi ski ra, nhưng không còn sức để làm gì nữa. Nàng chỉ có thể dùng cây gậy đi ski để nện vào cửa cho đến khi cánh của mở ra và Mark đón nàng trong vòng tay.
Mark nói:
- Jenni, ôi, Jenni!
Có tiếng ai đó:
- Bà hãy bình tĩnh, thưa bà Erich.- Đôi giày đi ski của nàng được ai đó cởi ra và Jenni nhận ra cái bóng to lớn của cảnh sát trưởng Gunderson.
Mark nắn thẳng những ngón tay co quắp đang bấu lấy bức tranh của Jenni và nói:
- Cho tôi xem nào, Jenni!
Rồi, nàng nghe một giọng nói kinh hãi thốt lên: Ôi, Lạy Chúa!’’
Bằng giọng khàn đục, nàng nói:
- Bức tranh này do Erich vẽ đấy! Erich đã giết đứa con nhỏ của tôi. Anh ta đã giả dạng bà Caroline, có thể anh ta đã giết cả Beth và Tina rồi.
Vẻ không tin, ông Gunderson hỏi:
- Erich đã vẽ bức tranh này à?
Jenni bất thần quay sang hỏi ông cảnh sát trưởng:
- Ông đã kiếm ra các con tôi chưa? Tại sao ông có mặt ở đây?
Giữ Jenni trong tay, Mark ngăn lời nàng:
- Jenni à, tôi mời ông cảnh sát trưởng đến đây vì tôi mất liên lạc với chị. Jenni, chị lấy bức tranh này ở đâu ra thế?
- Trong căn nhà gỗ. Tất cả những bức tranh anh biết đó... không phải do Erich vẽ... Đó là những tác phẩm của bà Caroline.
Ông cảnh sát trưởng châm chú nhìn bức tranh. Khuôn mặt ông ta bỗng trở nên mệt mỏi, hằn những nép nhăn. Dán chặt mắt vào góc trên phía phải, nơi vẽ chiếc bóng thô kệch của bà Caroline đang khom mình trên chiếc nôi lơ lửng giữa bầu trời, Ông nói:
- Thưa bà Erich, ông nhà có đến gặp tôi và nói có nghe những lời đồn về cái chết về đứa con trai bà. Ông ta khăng khăng đòi tôi phải ký lệnh giải phẩu tử thi.
Cánh cửa văn phòng đột ngột mở ra khiến Jenni ngỡ rằng Erich. Nhưng không phải Erich mà là Clyde đang vội vã đến gần họ, vẻ lo sợ và e dè.
Clyde hỏi ngay:
- Chuyện gì thế?
Clyde liếc nhìn vào bức tranh. Jenni trông thấy mặt ông ta trở nên tái mét, làn da vốn rám nắng giờ trắng bệch.
Nàng nghe tiếng Rooney gọi: Clyde à, ai ở nơi đó thế? - Bà ta đang đến gần, bước chân nghe xào xạo trên tuyết.
Clyde vội vã nói:
- Quý vị nên giấu cái thứ đáng tởm này đi..., để cho bà ta. - Clyde nhét bức tranh vào trong kệ tủ.
Rooney xuất hiện trên ngưỡng cửa. Jenni thấy bà có vẻ khỏe mạnh hơn trước đây, đôi má bà đầy đặn hơn, đôi mắt to trầm tĩnh. Jenni cảm thấy có một vòng tay gầy yếu đang ôm lấy nàng.
Bà Rooney nói:
- Jenni à, tôi nhớ bà quá!
Nàng cố gượng nói:
- Tôi cũng nhớ bà! - Nàng thầm nghĩ, chẳng bao lâu trước đây mình vừa buộc tội Rooney là thủ phạm của những việc đã xảy ra, bác bỏ những lời tâm sự của bà và xem chúng là kết quả của một tâm trí bệnh hoạn bất ổn.
Bà Rooney hỏi:
- Jenni à, mấy đứa nhỏ đâu rồi? Tôi có thể thăm chúng được không?
Câu hỏi làm Jenni choáng váng, nàng trả lời bằng giọng run rẩy:
- Erich đã dẫn chúng đi rồi.
Clyde cố thuyết phục bà ta:
- Nào, Rooney chúng ta về thôi, bác sĩ muốn em phải nằm nghỉ trên giường.
Clyde nắm lấy cánh tay Rooney, đẩy bà tiến bước trước khi quay lại nói:
- Tôi sẽ trở lại ngay.
Trong khi chờ đợi Clyde quay lại, Jenni kể cho cho Mark và ông cảnh sát trưởng nghe về việc nàng đã phát hiện ra căn nhà gỗ.
Nàng nói:
- Mark à, sự việc là cũng nhờ anh. Tối qua, anh đã yên lặng khi nghe tôi nói là hai đứa bé sẽ bình yên khi ở bên Erich. Sau đó, khi lên giường... tôi biết là anh đã lo ngại cho các con tôi. Tôi bắt đầu suy nghĩ., nếu không phải là Rooney, không phải Elsa, không phải tôi...Một ý nghĩ in sâu trong trí tôi, Mark e ngại cho sự an toàn của hai đứa bé và tôi đã nghĩ ra rằng: Thủ phạm chỉ có thể là Erich!. - Sau một lúc im lặng, nàng nói tiếp: - Đêm đầu tiên... Erich buộc tôi phải mặc cái áo ngủ của bà Caroline... Anh ta muốn tôi trở thành bà Caroline...Erich đã sang ngủ trong căn phòng thuở còn bé của anh...và, anh ta luôn đặt những bánh xà phòng thơm mùi thông duới gối các con tôi. Giờ đây, tôi biết chính là anh ta là thủ phạm, về phần Kevin, có lẽ anh ta đã viết thư hoặc gọi điện, để báo ngày giờ anh đến Minnesota... Erich luôn giở trò mèo vờn chuột với tôi. Hẳn Erich biết tôi đã gặp Kevin bằng cách kiểm tra đồng hồ cây số trên xe. Hẳn người ta đã kể cho Erich nghe về người phụ nữ trong nhà hàng.
- Thôi, Jenni!
- Không, hãy để cho tôi kể tiếp. Rồi sau đó, Erich lại đưa tôi đến nhà hàng ấy và khi Kevin dọa anh ta sẽ ngưng làm thủ tục cho con nuôi, Erich mời Kevin đến đây, vì thế nên có cuộc gọi đi từ nhà của chúng tôi. Erich và tôi có tầm vóc ngang nhau khi tôi mang giày có đế, với chiếc áo choàng của tôi...và đội tóc giả màu nâu vào... người ta có thể tưởng lầm là chính tôi đang vào trong xe. Hẳn là Erich đã đánh Kevin, về phần Joe, Erich đã tỏ ra ghen tuông với Joe. Hôm đó, hẳn Erich đã về nông trang sớm hơn một ngày, nên đã biết về chuyện thuốc giết chuột., còn việc con trai của tôi, Erich đã ghét nó, có lẽ vì mái tóc đỏ của thằng bé. Lúc ban đầu, khi đặt tên cho bé là Kevin, anh ta đã có ý đồ giết chết con. Vào những đêm mà tôi cảm thấy như có ai đó cúi xuống trên giường mình, thì đó chính là Erich đội tóc giả và mở cửa vách ngăn để đến với tôi. Đêm tôi phải vào bệnh viện để sinh, tôi đã sang phòng Erich để đánh thức anh ta, khi tôi đưa tay trong bóng tối, tôi đã chạm phải mi mắt của anh ta và kinh hải khi nhận thấy… làn da mí mắt sao mềm mại, với hàng mi dày.. .
Mark vỗ về Jenni. Nàng vẫn nói tiếp: Erich đã bắt các con tôi. Anh ta đã giữ các con tôi
Ông cảnh sát trưởng vội vã hỏi nàng:
- Thưa bà Erich, bà còn nhớ đường vào nhà gỗ không?
Nàng thầm nghĩ, dẫu sao cũng chưa hoàn toàn tuyệt vọng.
nàng nói:
- Vâng, nếu chúng ta xuất phát từ hướng nghĩa trang...
Mark phản đối:
- Jenni à, chị không nên đến đó… Chúng tôi sẽ đi theo dấu cũ của chị.
Nhưng nàng không muốn họ ra đi mà không có nàng. Sau cùng nàng đã đưa họ trở lại căn nhà gỗ.
Những ngọn đèn dầu được thắp lên nhận chìm nội thất của căn nhà gỗ trong thứ ánh sáng dịu dàng của thời xa xưa tương phản với sự giá lạnh sẵn có. Họ chăm chú nhìn cái chữ ký sắc sảo, Caroline Bonardi và sau đó bắt đầu lục soát trong các hộc tủ, nhưng không thấy giấy tờ nào và trong cả tủ búp phê thì chỉ có bát dĩa.
Mark thốt lên:
- Hẳn Erich cũng để đồ đạc của anh ta ở đâu đó chứ!
Jenni nói giọng ủ rũ:
- Nhưng xưởng vẽ ở đây thật trống trải và chật hẹp, không có gì khác ngoài những bức tranh.
Clyde cải lại:
- Trông thế nhưng không hẹp lắm dâu! Gác trên của nhà này cũng rộng như ở dưới, vì thế hẳn có một vách ngăn đâu đó.
Khi lên gác, họ tìm thấy nơi đây một căn phòng dùng làm nhà kho rộng khoảng phân nửa xưởng vẽ mà ở góc phòng có một cánh cửa chìm trong cảnh tranh tối tranh sáng khiến Jenni không để ý đến. Nơi đâyy, họ trông thấy la liệt những bức tranh vẽ trên giấy bìa, hàng tá tranh của bà Caroline, một cái giá vẽ, một hộc tủ chứa đầy vật dụng, hai cái vali mà Jenni nhận thấy chúng có cùng màu với cái trên tầng gác nhà nàng, vứt trên nấp một trong những vali này là chiếc áo choàng rộng không tay màu lục và bộ tóc giả màu sẫm.
Mark dịu dàng nói:
- Cái áo choàng của bà Caroline.
Jenni lục tung hộc tủ, nhưng chẳng thấy gì ngoài: các mẩu chì than, màu phấn, tinh dầu nhựa thông, cọ và bố vẽ. Chẳng có gì có thể chỉ dẫn cho họ biết nơi Erich đang ở cùng các con nàng.
Clyde tìm kiếm trong chồng tranh gần cánh cửa.
Bỗng tiếng ông cất lên đầy vẻ kinh hãi:
- Nào, nhìn xem!
Clyde đưa lên cao một bức tranh có màu xanh lục của nước ao tù. Đây là bức tranh với nghệ thuật cắt dán theo trường phái siêu thực, mô tả Erich khi còn bé và bà Caroline. Với những cảnh tuợng lẫn lộn và chồng chất: cảnh Erich cầm trong tay cây gậy khúc côn cầu trong khi bà Caroline đang cúi xuống trên con bê. Erich đang đẩy bà ta, xác của bà Caroline nổi lên trong chậu nước - phải, hay đúng hơn là bể nước. - đôi mắt bà ta chăm chú nhìn Erich trong khi anh ta đang đưa cán cây gậy đẩy cái bóng đèn treo ở trần nhà vào trong bể nước. Khuôn mặt bé thơ của Erich trông như ác quỷ, cười cợt trước con người đang giẫy chết trong nước.
Clyde rên rỉ:
- Erich đã giết Caroline, hắn đã giết mẹ khi mới lên mười.
Có tiếng hỏi:
- Ông nói gì?
Mọi người quay lại và trông thấy Rooney đang đứng ở ngưỡng cửa xưởng vẽ. Đôi mắt bà ta mở lớn đầy vẻ lo âu.
Bà ta nói:
- Tôi nghi có chuyện không ổn đã xảy ra.
Rooney không nhìn đến bức tranh nơi tay Clyde, nhưng, bà ta chú ý đến bức nằm trên cùng của chồng tranh. Tuy nét vẽ có bị méo mó nhưng Jenni cũng nhận ra khuôn mặt trong tranh là của Arden. Cô ta đang nhìn qua ô cửa sổ của căn nhà gỗ, phía sau cô ta là một chiếc bóng trùm kín trong chiếc áo choàng không tay, bên trên là khuôn mặt của Erich với mái tóc nâu. Arden đang bị xiết cổ bởi đôi tay có những ngón không liền nhau. Thân xác Arden nằm trên nắp quan tài trong một ngôi mộ và người ta đang hất những xẻng đất trên chiếc váy màu xanh rực rở của cô. Và phía sau đầu cô là tấm bia mộ có ghi hàng chữ: CAROLINE DONARDI KRUEGER. Ở góc bức tranh này có chữ Ký: Erich Krueger sắc bén như vét dao.
Rooney nức nở:
- Chính Erich đã giết con gái của tôi.
Sau cùng, họ trở về nhà. MarK lặng lẽ nắm chặt tay Jenni.
Khi vào nhà, ông cảnh sát trưởng đến bên máy điện thoại và nói:
- Theo chúng tôi hiểu thì những hành động này có thể là sự sáng tạo đầy tưởng tượng của một đầu óc điên rồ. Tốt hơn hết chúng ta không nên để mất thì giờ.
Một lần nữa, nghĩa trang lại bị xâm phạm. Trong đêm tối, những ánh đèn chiếu sáng trên những ngôi mộ tạo ra một thứ ánh sáng chói chang lạ thường. Máy khoan bê- tông chọc thủng phần đất cứng trên ngôi mộ của bà Caroline. Giờ đây, bà Rooney không còn xôn xao nữa, bà bình tĩnh đứng ngắm nhìn cảnh tượng đang diễn ra.
Một lúc sau, họ trông thấy những mảnh vải len màu xanh lẫn trong đất cát.
Từ dưới huyệt, có giọng nói người đàn ông thốt lên:
- Tìm ra cô ấy rồi, Chúa ôi, hãy đưa bà mẹ đi xa nơi đây.
Ôm lấy Rooney, Clyde buộc bà lùi lại.
Ông nói:
- ít ra chúng ta cũng biết được sự thật.
o O o
Mặt trời đã ló dạng khi họ trở về nhà.
Jenni hỏi Mark khi anh đang pha cà-phê:
- Kể từ lúc nào anh nghĩ rằng hai đứa bé đang lâm nguy khi ở với Erich?
- Tối qua, sau khi chị ra về, tôi đã gọi điện cho bố tôi. Ông rất sửng sốt khi nghe Tina nói bà trong bức tranh đã lấy tay đè lên mặt em bé. Bố đã tiết lộ cho tôi biết là hồi bé Erich đã bị chứng loạn tâm thần. Bà Caroline đã nói với bố tôi rằng Erich bị ám ảnh bởi hình bóng của mẹ anh, đã có lần bà bắt gặp Erich đang rình bà trong khi bà ngủ, anh ta giấu chiếc áo ngủ của bà dưới gối của mình và mặc áo choàng không tay của bà. Bà Caroline đã đưa Erich đi khám bác sĩ, nhưng chồng bà dứt khoát không để Erich được tiếp tục chữa trị và cho rằng không một ai trong gia đình Krueger bị mắc bệnh tâm thần. Theo ông, chỉ đơn giản vì bà Caroline cưng chiều con thái quá, thế thôi. Sau đó, hầu như bà Caroline bị chứng trầm uất, bà chỉ còn có thể làm được một điều là giao Erich lại cho chồng với điều kiện John phải gởi con vào học nội trú. Bà hy vọng việc thay đổi cách sống sẽ cải thiện được tình trạng của Erich, nhưng khi bà mất, John không giử lời và không còn ai săn sóc cho Erich. Lúc bố tôi nghe những gì Tina nói về bà trong tranh và Rooney nói đã trông thấy bà Caroline, thì bố tôi bắt đầu nhận ra sự thật, có lẽ những điều vừa kể làm ông lên cơn đau tim. Phải chi bố tôi cho tôi biết sự thể nhưng cũng vì thế mà ông đã yêu cầu tôi thuyết phục Erich cho phép chị và hai đứa bé đến Florida thăm ông.
Ông cảnh sát trưởng hỏi:
- Thưa bà Erich… Bác sĩ Philstrom ở bệnh viện tâm thần vừa đến đây, chúng tôi đã trình bày cho ông ta biết những gì mà chúng ta đã phát hiện ở căn nhà gỗ. Ông ta có vấn đề muốn hỏi bà.
Bác sĩ Philstrom hỏi:
- Thưa bà Erich, bà có thể cho biết chính xác những gì mà Erich nói với bà lần sau cùng qua điện thoại?
- Thưa bác sĩ, anh ta nổi giận khi tôi tìm cách giải thích là có thể anh ta đã lầm về vấn đề của tôi.
- Ông Erich có nói năng gì về hai đứa bé?
- Anh ta cho biết chúng vẫn khỏe.
- Bà nói chuyện với ông ta lần cuối khi nào?
- Cách đây chín ngày rồi.
- Vâng, tôi hiểu. Thật tình mà nói, sự việc diễn ra không mấy tốt đẹp và hình như Erich đã hoàn tất bức tranh này trước khi ra đi với các cháu. Trong bức tranh này có khá nhiều chi tiết làm ta phải quan tâm. Ngoài ra, chúng tôi còn biết rằng ông ta đã trở lại căn nhà gỗ vì người ta đã tìm thấy một cây kéo dính những mãnh vải áo lông chồn vison - Như thế, sự việc đã chỉ cho ta thấy là ông Erich đã vẽ bức tranh này trước khi ra đi với các cháu.
Còn chút hy vọng, nàng hỏi:
- Ông có nghĩ rằng các con tôi vẫn còn sống?
- Tôi không thể nào nói trước được điều gì, nhưng bà hãy suy nghỉ xem, Erich vẫn còn mong ước sống chung với bà, muốn bà trọn vẹn thuộc về anh ta, một khi bà đã ký vào giấy nhận tội. Ông ta biết rằng không có những đứa nhỏ thì ông ta không thể làm gì được bà. Như thế, việc ông ta còn yêu bà, thì còn cơ may, một chút cơ may...
Jenni nói:
- Tôi muốn được gặp các con của tôi, muốn gặp chúng ngay lúc này. Erich có thể nào câm ghét tôi đến độ có thể nhẫn tâm làm hại các con tôi.?
Bác sĩ Philstrom nói:
- Vấn đề, ông Erich là một con người có tâm trí bệnh hoạn, ông ta yêu bà vì bà rất giống bà Caroline, nhưng đồng thời ông lại căm ghét bà vì bà đã tiếm vị mẹ ông; ông ta không tin rằng bà yêu ông vì ông biết không đủ khả năng để khơi dậy tình cảm đó và như thế ông ta luôn luôn sống trong nỗi sợ hãi phải mất bà.
Ông cảnh sát trưởng nói:
- Thưa bà Erich, chúng tôi sẽ cho in hình các con của bà trên các lệnh truy tìm và dán khắp các làng và thị trấn của Minnesota, chúng tôi sẽ loan báo trên truyền hình và hẵn có người sẽ trông thấy chúng, về phần Clyde, ông ta phải cho chúng tôi biết về những nông trang thuộc quyền sỡ hữu của Erich để chúng tôi sẽ mở cuộc tìm kiếm hai đứa bé ở đó. Đừng quên rằng, đã có lần Erich trở về nông trang chỉ năm tiếng đồng hồ sau khi ông ta gọi điện, vì vậy, chúng tôi sẽ tập trung tìm kiếm trong một phạm vi cách chúng ta năm tiếng đồng hồ xe kể từ nơi đây.
Chuông điện thoại reo làm mọi người giật mình, ông cảnh sát trưởng định nhấc máy thì Jenni vội vã giành lấy ống nghe.
Ở đầu dây bên kia có tiếng không rõ:
- A- lô?
Nàng thầm nghĩ: Phải chăng Erich gọi? Ồ, Chúa ơi, phải chăng Erich?
- Alô, mẹ ơi!
Jenni nhận ra ngay tiếng nói của Beth.
/40
|