Ban đầu, Quỳnh có thái độ cự tuyệt đối với Ưu Di. Bởi mới nhìn đã thấy Ưu Di không phải loại người Quỳnh ưa thích. Cô ta gầy yếu, đầu óc đơn giản, có vẻ ngây thơ sợ sệt. Tiếng nói của Ưu Di có một chút nũng nịu khiến Quỳnh nghĩ cô là một đứa bé thực sự. Quỳnh chẳng muốn nói gì với Ưu Di. Chỉ mượn cớ đau dạ dày không đi học được.
- Bạn bị đau dạ dày à? Ưu Di quả thực là một đứa trẻ ngây thơ, dường như không hề nhận thấy Quỳnh không ưa cô, tiếp tục hỏi han.
Quỳnh không trả lời, đứng dậy, ngồi lên giường. Cô không muốn mọi người thấy dáng vẻ đáng thương của cô khi ngồi trên sàn nhà.
- Nhưng mà trông bạn khoẻ mạnh lắm. Ưu Di nhìn thẳng vào Quỳnh. Lời cô ấy có thể không có ác ý, nhưng vẫn làm Quỳnh tổn thương. Quỳnh lườm cô ta một các chán ngán, tự nhủ sẽ chẳng bao giờ thèm để ý đến loại người như thế. Cô cầm cuốn tạp chí mang theo để ở đầu giường bắt đầu đọc.
Nhưng trong một tuần sau đó, Quỳnh có hai lần lại vì nhịn đói mà ăn điên cuồng vào sáng sớm, để rồi lại không đi học được. Ưu Di cũng hay trốn học, vì thế trong kí túc chỉ còn hai đứa. Quỳnh chưa bao giờ chủ động bắt chuyện, cô ta cũng không đếm xỉa đến Quỳnh. Cô ấy đọc sách, Quỳnh cũng đọc sách.
Ưu Di rất thích nghe nhạc pop, loại suốt ngày thấy lải nhải ngoài đường, thích các nữ ca sĩ giọng ngòn ngọt, dìu dịu, hát những bài ra điều sướt mướt. Quỳnh ghét loại bài hát đó. Chúng khiến cô nghĩ tới mẹ. Mạn rất thích bật những bài hát loại này trong phòng khách, rồi ngồi ườn ra sấy tóc hoặc bôi móng tay. Trong mắt Quỳnh, đây là biểu hiện đặc trưng của những cô gái thuộc đám người hưởng thụ, không theo đuổi một mục đích sâu sắc nào trong cuộc sống.
Ưu Di thích mặc quần áo màu nhạt. Vàng nhạt, hồng nhạt, xanh nhạt. Cô ta rất gầy, chỉ thấy đầu thật to, người khô đét, trông cô giống người chưa dậy thì. Ưu Di gầy tới nỗi đi lại cứ xiêu xiêu vẹo vẹo. Quỳnh còn nghi ngờ mấy cái áo mầu hồng hồng kia là quần áo trẻ em. Tóm lại, Ưu Di cho Quỳnh một cảm giác yếu ớt vô cùng. Quỳnh không nghĩ rằng cô ta có khả năng tư duy những vấn đề sâu xa, hoặc có thể giúp đỡ được người khác. Quỳnh càng không thể nghĩ, chính là cô gái thấp bé nhẹ cân yếu ớt ấy, lại trở thành một người rất quan trọng đối với mình!
Thời gian ấy, Quỳnh vẫn trong cuộc chiến tranh chống lại đồ ăn. Thường là vài ngày liền cô không ăn gì, ngoài một ít hoa quả. Để rồi hai ba ngày sau đó là một lần ăn bùng nổ. Cứ thế lặp đi lặp lại, Quỳnh bị dày vò đến kiệt sức, nhưng vẫn chẳng mảy may có biểu hiện xuống cân. Chỉ có tinh thần tiếp tục sa sút, đầu óc mụ mị chẳng nghĩ ngợi được gì. Ở trên lớp, cô không thể tập trung được, hễ nghĩ tới chú Dật Hán và Trác cô lại rơi nước mắt.
Một tuần trôi qua, Trác lần đầu đến thăm Quỳnh. Cậu ta mua sôcôla và bánh ngọt mà Quỳnh thích. Chúng được để trong một chiếc hộp xinh xắn màu hồng. Trên hộp buộc dây nơ màu trắng xanh. Cậu ta còn mang cho Quỳnh mấy cuốn tiểu thuyết mới nhất và tạp chí truyện cổ tích. Ngoài ra là một hộp bằng gỗ, nhưng bắt Quỳnh phải đợi cậu về rồi mới được mở ra xem. Trác nói bố cậu bận việc không đến được, nhờ Trác hỏi thăm hộ, Quỳnh hơi thất vọng gật gật đầu. Trác ngồi bên mép giường của Quỳnh, hỏi nhỏ:
- Chị nhỏ, chị thấy thế nào, có ổn không? Quỳnh nhìn Trác, cảm thấy cậu lại cao lớn thêm một chút. Năm nay, Trác cao lên vùn vụt, cái cổ gầy gầy đỡ lấy cái đầu to, có dáng vẻ của một đứa trẻ mất cân bằng dinh dưỡng. Quỳnh tiễn Trác ra cửa, quay lại thấy Ưu Di đang nhìn mình một cách nghiêm túc. Quỳnh cảm thấy thái độ của cô ấy thật buồn cười.
Quỳnh phớt lờ Ưu Di, một mình chạy một mạch xuống khu vườn cây phía Tây Bắc của trường. Cô lôi cái hộp gỗ ra khỏi túi, mở ra xem. Một tượng đầu người thạch cao, có khuôn mặt tròn tròn, để tóc dài, mắt hơi sâu, môi cong lên mang một nét cười kiêu hãnh. Trong hộp còn có một mảnh giấy màu xanh da trời. Quỳnh mở ra đọc:
Chị nhỏ, em bắt đầu học nặn tượng. Lần đầu học làm tượng đầu người, em mang ảnh của chị đi theo, nặn ra hình của chị. Tặng chị.
Trác.
Mắt Quỳnh lại nhoè đi, nhìn cái tượng nhỏ dưới ánh sáng trăng, nó đang lấp lánh. Trông cô thật cao quý, thật kiêu hãnh. Đó là Quỳnh hay sao? Quỳnh luôn mang theo mẩu tượng bên mình, cho đến một lần lỡ tay làm rơi vỡ. Khi Quỳnh nhặt lên nó đã vỡ ra, rời mất khúc cổ trở lên. Quỳnh lập tức nhớ lại ba Quỳnh đã mua cho cô tượng bột nặn. Chú chuột Mickey cũng bị mất đầu. Cả đến chúng cũng không thể vĩnh viễn ở bên Quỳnh, những số phận ở bên Quỳnh đều yểu mệnh thế!
Lần đầu Quỳnh nói chuyện với Ưu Di là một đêm mưa to trên sân tập. Quỳnh bắt đầu tập chạy, để có thể nhanh chóng giảm cân. Khoảng chín giờ tối, Quỳnh buông bài tập không làm nữa, cô xỏ giày thể thao rồi chạy ra sân vận động. Hết vòng này đến vòng khác, cho đến lúc thở không ra hơi, phải ngồi dựa trên một khúc cây. Mệt tới mức dường như không thể bước thêm dù một bước. Tiếp đó, cô ngồi như chết, bất động. Có lúc đôi mắt thẫn thờ bỗng chợt rơi lệ. Cô sợ mình đã tê dại đi, bỗng gào lên thật to. Giữa sân bãi mênh mông, cô như con sư tử phát điên. Bao nhiêu năm ức chế được cô giải phóng ra giữa nơi vắng vẻ. Buổi tối cuối tháng Chín đổ mưa rất to, nhưng Quỳnh tự bảo mình không được ngừng việc chạy bộ. Cô rất hiểu bản thân, nỗ lực động viên mình thực hiện công việc bằng tất cả sự cố gắng, không được ngắt quãng. Nếu giữa chừng bỗng ngừng lại hoặc thay đổi, cô sẽ đánh mất chút nghị lực hiếm hoi kia, và sẽ lại không tiếp tục đứng lên được nữa. Cũng như cuốn nhật kí bị cô xé nát đã lâu rồi, nhưng cô cũng đã lâu rồi không cầm bút viết nữa. Trong tim có một nỗi khủng hoảng về việc này, không thể tiếp tục nó một cách tự nhiên được nữa. Vì thế Quỳnh ra lệnh cho mình phải tiếp tục chạy, cho dù trời mưa. Quỳnh đội mưa chạy ra sân. Khi đến nơi, toàn thân đã ướt đẫm. Mưa làm mờ cả mắt cô, nhìn không rõ đường chạy phía trước, nhưng cô vẫn chạy. Cả không gian chỉ nghe thấy tiếng mưa rào rào, dội lên lá cây và đất bùn. Cây cối lắc lư nhè nhẹ phát ra những tiếng rền rĩ. Quỳnh cứ chạy, người cứ nặng dần, bước chạy ngày càng chậm. Bỗng nhiên cô nghe thấy tiếng gọi sau lưng:
- Này, này!
Quỳnh quay đầu lại, thì ra là Ưu Di. Cô ta đang giương ô đuổi theo Quỳnh. Quỳnh thấy Ưu Di thì hơi kinh ngạc, chạy chậm hơn nữa, đợi Ưu Di đuổi kịp.
- Mưa to thế này, còn chạy cái gì thế! Ưu Di cau mày nói với Quỳnh. Quỳnh biết có thể ngừng lại, nhưng nếu ngừng bây giờ thì nhiệm vụ hôm nay đã không hoàn thành. Ngày nào cũng phải cố hết sức để hoàn thành, cô mới cảm thấy yên tâm. Vì thế cô vẫn không dừng bước. Ưu Di vẫn cứ thế chạy đằng sau Quỳnh và gọi này, này . Hai đứa cứ thế, một đứa chạy, một đứa đuổi theo, chạy luôn mấy vòng. Cuối cùng, Quỳnh kiệt sức dừng bước. Quay đầu lại nhìn, hóa ra Ưu Di vẫn bình thường, vẫn kêu này, này ngay đằng sau.
Quỳnh đứng yên nhìn Ưu Di, toàn thân cô bạn cũng ướt sũng, trong khi tay vẫn đang cầm chiếc ô. Chiếc áo màu ngó sen ướt dính vào người. Cô ta cũng đứng lại, giương ô lên cho Quỳnh. Tiếp đó, cô tuột giày ra khỏi chân, dốc ngược cho nước chảy ra. Cô lại đi giày vào rồi mới nói với Quỳnh:
- Người đâu mà khùng thế không biết! Mưa to thế này vẫn cứ muốn chạy. Bắt người ta đuổi theo quanh sân như thế này, ấy vui lắm hả? Quỳnh vẫn lẳng lặng. Ưu Di lại tiếp tục:
- Này, ấy nể mặt tôi chạy theo ấy lâu như thế, nói vài câu xem nào! Giọng Ưu Di hơi có vị chua chát.
Quỳnh động lòng, hỏi Ưu Di: - Bạn theo tôi làm gì?
- Biết ấy chạy bộ lâu rồi, có mấy tối còn lén chạy theo xem nữa cơ. Nhưng hôm nay mưa to thế này. Này ấy, không thể nghỉ một hôm sao?
- Không muốn nghỉ.
- Ừ, cũng được. Ưu Di gật gù.
- Đi! Quỳnh nói.
- Này, mình thấy ấy chạy bộ tư thế không chuẩn, chạy như thế rất mệt, phải thế này này. Ưu Di nói rồi, lập tức nhét cái ô vào tay Quỳnh, làm tư thế chạy bộ lao về trước mấy bước. Quỳnh nhìn cô ta, chẳng nói chẳng rằng.
- Ấy đừng có mà không tin mình. Mình ở trong đội tuyển điền kinh hồi cấp hai. Động tác tuyệt đối đúng chuẩn. Ưu Di nói không giấu vẻ đắc ý.
- Thế à? Quỳnh ứng ra một câu, nghĩ tới lúc nãy cô ta chạy theo mình lâu thế, những xem ra vẫn rất ung dung. Ra là vậy.
- Sau này tớ sẽ chạy với ấy nhé? Tớ dạy ấy!
Quỳnh không trả lời, chỉ chầm chậm cùng Ưu Di đi về phòng.
Ngày hôm sau, Ưu Di bị cảm. Quỳnh đưa cho bạn mấy viên thuốc cảm. Cô lắc đầu, bảo chưa bao giờ uống thuốc, để mặc cơ thể chống đỡ hai hôm sẽ khỏi thôi.
Nhưng những điều đó không phải là nguyên nhân chính khiến họ trở nên thân thiết. Khi Quỳnh không ưa một ai đó, dường như không gì có thể khiến cô thay đổi. Nhưng có một hôm, Quỳnh ngẫu nhiên phát hiện ra, Ưu Di đang cầm trong tay cuốn sách của Tùng Vy. Cô ngạc nhiên quá đỗi. Quỳnh bước lại gần. Chỗ Ưu Di ngồi sát cửa sổ, bên ngoài đang là mưa giông, sét rạch từng đường trắng xoá xuống mặt đất, chiếu sáng những chi tiết trước đây Quỳnh chưa nhìn thấy. Mũi cô ấy lấm tấm tàn nhang, như những hạt bồ công anh đầy sức sống, vương ra trên da cô. Đó là dấu hiệu của những năng lượng chưa được mở ra. Trong ánh sáng u ám của căn phòng, da cô ấy bỗng thật tươi sáng. Đó là làn da xanh xanh. Quỳnh bất giác thấy đó như một mặt nước hồ phẳng lặng.
Có một cánh cửa đã mở ra! Quỳnh nghĩ bụng.
- Tôi cũng có cuốn sách này. Quỳnh nói nho nhỏ.
- Tùng Vy à? Cô ấy ngẩng lên, không tỏ ra ngạc nhiên mà chỉ nhẹ nhàng đáp lại.
- Ừ, cuốn Ấm áp.
- Tùng Vy là nhà văn tớ thích nhất! Ưu Di nói ra đúng điều Quỳnh định nói, không sai một chữ.
- Còn cuốn Hoa móng tay mười sáu tuổi, bạn xem chưa?
-...
Câu chuyện bắt đầu từ đó. Hay là Ưu Di đúng là một nữ phù thuỷ, nhìn thấy được cái phần còn ấm áp của Quỳnh, nơi chưa kịp bị xơ cứng. Quỳnh nghĩ, cô cần một người bạn, cô phải có một người bạn, người bạn đầu tiên, sau bao nhiêu năm tháng như thế.
Từ đó, Quỳnh và Ưu Di cùng chạy bộ. Ưu Di nhanh nhẹn khéo léo, có lúc Quỳnh cảm thấy cô ấy giống một con nai nhỏ. Cô ấy quả thật là một đứa trẻ vô tư lự. Về tình cảm, Ưu Di rất hay dựa dẫm Quỳnh, nhưng rất sẵn sàng thay thế Quỳnh gánh vác mọi tâm sự của cô, biến thành những nỗi riêng mang của mình.
- Bạn bị đau dạ dày à? Ưu Di quả thực là một đứa trẻ ngây thơ, dường như không hề nhận thấy Quỳnh không ưa cô, tiếp tục hỏi han.
Quỳnh không trả lời, đứng dậy, ngồi lên giường. Cô không muốn mọi người thấy dáng vẻ đáng thương của cô khi ngồi trên sàn nhà.
- Nhưng mà trông bạn khoẻ mạnh lắm. Ưu Di nhìn thẳng vào Quỳnh. Lời cô ấy có thể không có ác ý, nhưng vẫn làm Quỳnh tổn thương. Quỳnh lườm cô ta một các chán ngán, tự nhủ sẽ chẳng bao giờ thèm để ý đến loại người như thế. Cô cầm cuốn tạp chí mang theo để ở đầu giường bắt đầu đọc.
Nhưng trong một tuần sau đó, Quỳnh có hai lần lại vì nhịn đói mà ăn điên cuồng vào sáng sớm, để rồi lại không đi học được. Ưu Di cũng hay trốn học, vì thế trong kí túc chỉ còn hai đứa. Quỳnh chưa bao giờ chủ động bắt chuyện, cô ta cũng không đếm xỉa đến Quỳnh. Cô ấy đọc sách, Quỳnh cũng đọc sách.
Ưu Di rất thích nghe nhạc pop, loại suốt ngày thấy lải nhải ngoài đường, thích các nữ ca sĩ giọng ngòn ngọt, dìu dịu, hát những bài ra điều sướt mướt. Quỳnh ghét loại bài hát đó. Chúng khiến cô nghĩ tới mẹ. Mạn rất thích bật những bài hát loại này trong phòng khách, rồi ngồi ườn ra sấy tóc hoặc bôi móng tay. Trong mắt Quỳnh, đây là biểu hiện đặc trưng của những cô gái thuộc đám người hưởng thụ, không theo đuổi một mục đích sâu sắc nào trong cuộc sống.
Ưu Di thích mặc quần áo màu nhạt. Vàng nhạt, hồng nhạt, xanh nhạt. Cô ta rất gầy, chỉ thấy đầu thật to, người khô đét, trông cô giống người chưa dậy thì. Ưu Di gầy tới nỗi đi lại cứ xiêu xiêu vẹo vẹo. Quỳnh còn nghi ngờ mấy cái áo mầu hồng hồng kia là quần áo trẻ em. Tóm lại, Ưu Di cho Quỳnh một cảm giác yếu ớt vô cùng. Quỳnh không nghĩ rằng cô ta có khả năng tư duy những vấn đề sâu xa, hoặc có thể giúp đỡ được người khác. Quỳnh càng không thể nghĩ, chính là cô gái thấp bé nhẹ cân yếu ớt ấy, lại trở thành một người rất quan trọng đối với mình!
Thời gian ấy, Quỳnh vẫn trong cuộc chiến tranh chống lại đồ ăn. Thường là vài ngày liền cô không ăn gì, ngoài một ít hoa quả. Để rồi hai ba ngày sau đó là một lần ăn bùng nổ. Cứ thế lặp đi lặp lại, Quỳnh bị dày vò đến kiệt sức, nhưng vẫn chẳng mảy may có biểu hiện xuống cân. Chỉ có tinh thần tiếp tục sa sút, đầu óc mụ mị chẳng nghĩ ngợi được gì. Ở trên lớp, cô không thể tập trung được, hễ nghĩ tới chú Dật Hán và Trác cô lại rơi nước mắt.
Một tuần trôi qua, Trác lần đầu đến thăm Quỳnh. Cậu ta mua sôcôla và bánh ngọt mà Quỳnh thích. Chúng được để trong một chiếc hộp xinh xắn màu hồng. Trên hộp buộc dây nơ màu trắng xanh. Cậu ta còn mang cho Quỳnh mấy cuốn tiểu thuyết mới nhất và tạp chí truyện cổ tích. Ngoài ra là một hộp bằng gỗ, nhưng bắt Quỳnh phải đợi cậu về rồi mới được mở ra xem. Trác nói bố cậu bận việc không đến được, nhờ Trác hỏi thăm hộ, Quỳnh hơi thất vọng gật gật đầu. Trác ngồi bên mép giường của Quỳnh, hỏi nhỏ:
- Chị nhỏ, chị thấy thế nào, có ổn không? Quỳnh nhìn Trác, cảm thấy cậu lại cao lớn thêm một chút. Năm nay, Trác cao lên vùn vụt, cái cổ gầy gầy đỡ lấy cái đầu to, có dáng vẻ của một đứa trẻ mất cân bằng dinh dưỡng. Quỳnh tiễn Trác ra cửa, quay lại thấy Ưu Di đang nhìn mình một cách nghiêm túc. Quỳnh cảm thấy thái độ của cô ấy thật buồn cười.
Quỳnh phớt lờ Ưu Di, một mình chạy một mạch xuống khu vườn cây phía Tây Bắc của trường. Cô lôi cái hộp gỗ ra khỏi túi, mở ra xem. Một tượng đầu người thạch cao, có khuôn mặt tròn tròn, để tóc dài, mắt hơi sâu, môi cong lên mang một nét cười kiêu hãnh. Trong hộp còn có một mảnh giấy màu xanh da trời. Quỳnh mở ra đọc:
Chị nhỏ, em bắt đầu học nặn tượng. Lần đầu học làm tượng đầu người, em mang ảnh của chị đi theo, nặn ra hình của chị. Tặng chị.
Trác.
Mắt Quỳnh lại nhoè đi, nhìn cái tượng nhỏ dưới ánh sáng trăng, nó đang lấp lánh. Trông cô thật cao quý, thật kiêu hãnh. Đó là Quỳnh hay sao? Quỳnh luôn mang theo mẩu tượng bên mình, cho đến một lần lỡ tay làm rơi vỡ. Khi Quỳnh nhặt lên nó đã vỡ ra, rời mất khúc cổ trở lên. Quỳnh lập tức nhớ lại ba Quỳnh đã mua cho cô tượng bột nặn. Chú chuột Mickey cũng bị mất đầu. Cả đến chúng cũng không thể vĩnh viễn ở bên Quỳnh, những số phận ở bên Quỳnh đều yểu mệnh thế!
Lần đầu Quỳnh nói chuyện với Ưu Di là một đêm mưa to trên sân tập. Quỳnh bắt đầu tập chạy, để có thể nhanh chóng giảm cân. Khoảng chín giờ tối, Quỳnh buông bài tập không làm nữa, cô xỏ giày thể thao rồi chạy ra sân vận động. Hết vòng này đến vòng khác, cho đến lúc thở không ra hơi, phải ngồi dựa trên một khúc cây. Mệt tới mức dường như không thể bước thêm dù một bước. Tiếp đó, cô ngồi như chết, bất động. Có lúc đôi mắt thẫn thờ bỗng chợt rơi lệ. Cô sợ mình đã tê dại đi, bỗng gào lên thật to. Giữa sân bãi mênh mông, cô như con sư tử phát điên. Bao nhiêu năm ức chế được cô giải phóng ra giữa nơi vắng vẻ. Buổi tối cuối tháng Chín đổ mưa rất to, nhưng Quỳnh tự bảo mình không được ngừng việc chạy bộ. Cô rất hiểu bản thân, nỗ lực động viên mình thực hiện công việc bằng tất cả sự cố gắng, không được ngắt quãng. Nếu giữa chừng bỗng ngừng lại hoặc thay đổi, cô sẽ đánh mất chút nghị lực hiếm hoi kia, và sẽ lại không tiếp tục đứng lên được nữa. Cũng như cuốn nhật kí bị cô xé nát đã lâu rồi, nhưng cô cũng đã lâu rồi không cầm bút viết nữa. Trong tim có một nỗi khủng hoảng về việc này, không thể tiếp tục nó một cách tự nhiên được nữa. Vì thế Quỳnh ra lệnh cho mình phải tiếp tục chạy, cho dù trời mưa. Quỳnh đội mưa chạy ra sân. Khi đến nơi, toàn thân đã ướt đẫm. Mưa làm mờ cả mắt cô, nhìn không rõ đường chạy phía trước, nhưng cô vẫn chạy. Cả không gian chỉ nghe thấy tiếng mưa rào rào, dội lên lá cây và đất bùn. Cây cối lắc lư nhè nhẹ phát ra những tiếng rền rĩ. Quỳnh cứ chạy, người cứ nặng dần, bước chạy ngày càng chậm. Bỗng nhiên cô nghe thấy tiếng gọi sau lưng:
- Này, này!
Quỳnh quay đầu lại, thì ra là Ưu Di. Cô ta đang giương ô đuổi theo Quỳnh. Quỳnh thấy Ưu Di thì hơi kinh ngạc, chạy chậm hơn nữa, đợi Ưu Di đuổi kịp.
- Mưa to thế này, còn chạy cái gì thế! Ưu Di cau mày nói với Quỳnh. Quỳnh biết có thể ngừng lại, nhưng nếu ngừng bây giờ thì nhiệm vụ hôm nay đã không hoàn thành. Ngày nào cũng phải cố hết sức để hoàn thành, cô mới cảm thấy yên tâm. Vì thế cô vẫn không dừng bước. Ưu Di vẫn cứ thế chạy đằng sau Quỳnh và gọi này, này . Hai đứa cứ thế, một đứa chạy, một đứa đuổi theo, chạy luôn mấy vòng. Cuối cùng, Quỳnh kiệt sức dừng bước. Quay đầu lại nhìn, hóa ra Ưu Di vẫn bình thường, vẫn kêu này, này ngay đằng sau.
Quỳnh đứng yên nhìn Ưu Di, toàn thân cô bạn cũng ướt sũng, trong khi tay vẫn đang cầm chiếc ô. Chiếc áo màu ngó sen ướt dính vào người. Cô ta cũng đứng lại, giương ô lên cho Quỳnh. Tiếp đó, cô tuột giày ra khỏi chân, dốc ngược cho nước chảy ra. Cô lại đi giày vào rồi mới nói với Quỳnh:
- Người đâu mà khùng thế không biết! Mưa to thế này vẫn cứ muốn chạy. Bắt người ta đuổi theo quanh sân như thế này, ấy vui lắm hả? Quỳnh vẫn lẳng lặng. Ưu Di lại tiếp tục:
- Này, ấy nể mặt tôi chạy theo ấy lâu như thế, nói vài câu xem nào! Giọng Ưu Di hơi có vị chua chát.
Quỳnh động lòng, hỏi Ưu Di: - Bạn theo tôi làm gì?
- Biết ấy chạy bộ lâu rồi, có mấy tối còn lén chạy theo xem nữa cơ. Nhưng hôm nay mưa to thế này. Này ấy, không thể nghỉ một hôm sao?
- Không muốn nghỉ.
- Ừ, cũng được. Ưu Di gật gù.
- Đi! Quỳnh nói.
- Này, mình thấy ấy chạy bộ tư thế không chuẩn, chạy như thế rất mệt, phải thế này này. Ưu Di nói rồi, lập tức nhét cái ô vào tay Quỳnh, làm tư thế chạy bộ lao về trước mấy bước. Quỳnh nhìn cô ta, chẳng nói chẳng rằng.
- Ấy đừng có mà không tin mình. Mình ở trong đội tuyển điền kinh hồi cấp hai. Động tác tuyệt đối đúng chuẩn. Ưu Di nói không giấu vẻ đắc ý.
- Thế à? Quỳnh ứng ra một câu, nghĩ tới lúc nãy cô ta chạy theo mình lâu thế, những xem ra vẫn rất ung dung. Ra là vậy.
- Sau này tớ sẽ chạy với ấy nhé? Tớ dạy ấy!
Quỳnh không trả lời, chỉ chầm chậm cùng Ưu Di đi về phòng.
Ngày hôm sau, Ưu Di bị cảm. Quỳnh đưa cho bạn mấy viên thuốc cảm. Cô lắc đầu, bảo chưa bao giờ uống thuốc, để mặc cơ thể chống đỡ hai hôm sẽ khỏi thôi.
Nhưng những điều đó không phải là nguyên nhân chính khiến họ trở nên thân thiết. Khi Quỳnh không ưa một ai đó, dường như không gì có thể khiến cô thay đổi. Nhưng có một hôm, Quỳnh ngẫu nhiên phát hiện ra, Ưu Di đang cầm trong tay cuốn sách của Tùng Vy. Cô ngạc nhiên quá đỗi. Quỳnh bước lại gần. Chỗ Ưu Di ngồi sát cửa sổ, bên ngoài đang là mưa giông, sét rạch từng đường trắng xoá xuống mặt đất, chiếu sáng những chi tiết trước đây Quỳnh chưa nhìn thấy. Mũi cô ấy lấm tấm tàn nhang, như những hạt bồ công anh đầy sức sống, vương ra trên da cô. Đó là dấu hiệu của những năng lượng chưa được mở ra. Trong ánh sáng u ám của căn phòng, da cô ấy bỗng thật tươi sáng. Đó là làn da xanh xanh. Quỳnh bất giác thấy đó như một mặt nước hồ phẳng lặng.
Có một cánh cửa đã mở ra! Quỳnh nghĩ bụng.
- Tôi cũng có cuốn sách này. Quỳnh nói nho nhỏ.
- Tùng Vy à? Cô ấy ngẩng lên, không tỏ ra ngạc nhiên mà chỉ nhẹ nhàng đáp lại.
- Ừ, cuốn Ấm áp.
- Tùng Vy là nhà văn tớ thích nhất! Ưu Di nói ra đúng điều Quỳnh định nói, không sai một chữ.
- Còn cuốn Hoa móng tay mười sáu tuổi, bạn xem chưa?
-...
Câu chuyện bắt đầu từ đó. Hay là Ưu Di đúng là một nữ phù thuỷ, nhìn thấy được cái phần còn ấm áp của Quỳnh, nơi chưa kịp bị xơ cứng. Quỳnh nghĩ, cô cần một người bạn, cô phải có một người bạn, người bạn đầu tiên, sau bao nhiêu năm tháng như thế.
Từ đó, Quỳnh và Ưu Di cùng chạy bộ. Ưu Di nhanh nhẹn khéo léo, có lúc Quỳnh cảm thấy cô ấy giống một con nai nhỏ. Cô ấy quả thật là một đứa trẻ vô tư lự. Về tình cảm, Ưu Di rất hay dựa dẫm Quỳnh, nhưng rất sẵn sàng thay thế Quỳnh gánh vác mọi tâm sự của cô, biến thành những nỗi riêng mang của mình.
/55
|