Thực Tập Sinh
Chương 17 - “Cô Đến Đây Thực Tập Chứ Không Phải Đến Giao Những Thứ Có Bán Ngoài Kia” (5)
/85
|
Công ty tổ chức khóa đào tạo cho thực tập sinh mới, giáo viên hướng dẫn thao thao bất tuyệt về năm nấc thang nhu cầu của con người: Tầng thấp nhất là basic needs, tức ăn no mặc ấm có chỗ ở; tầng tiếp theo chính là safe needs, về cơ bản là cần có cảm giác an toàn; tầng thứ ba là social relationships, ý chỉ các nhu cầu về tình cảm; tầng thứ tư là respect and status, tức là sự tôn trọng từ người khác và địa vị xã hội; tầng cao nhất là self-actualization, có thể tạm dịch là tự thể hiện bản thân —— thực hiện lý tưởng, thực hiện hoài bão. Giáo viên hướng dẫn là người Thẩm Quyến, giọng nói mang âm điệu Hồng Kong hô to: “Mỗi bạn đang ngồi ở đây đều cần có năng lực mới đạt được đến tầng cao nhất, hãy cho tôi thấy các bạn làm thế nào! Các bạn hãy hô cùng tôi, một hai ba, tôi phải cố gắng…”
*Tháp nhu cầu của Maslow
Tống Noãn uể oải hô theo, trong đầu chỉ có một suy nghĩ: Không có tiền.
Khi còn học đại học, mỗi thángmẹ Tống Noãn chỉ cho cô sáu trăm đồng làm phía sinh hoạt, giữa thành phố Thượng Hải choáng ngợp vàng son, con số này chỉ đủ sống qua ngày. Nhưng mẹ Tống Noãn có cái lý của bà, mày chưa làm ra tiền, tiền mày tiêu là của cha mẹ, đương nhiên phải tiết kiệml hơn nữa ở đất Thượng Hải này, con gái không có tiền cũng tốt, ngoan ngoãn ở nhà học bài, khỏi đua đòi học theo cái xấu.
Về mặt này, giữa đàn ông và phụ nữ có quan điểm khác nhau, cha Tống Noãn cảm thấy con gái phải được chu cấp đầy đủ, yêu cầu cao một chút, muốn mua gì phải tự mình mua lấy, có thế sau này mới không bị đàn ông lừa. Thế nên mỗi tháng ông đều gửi khoản tiền dạy thêm của mình cho con gái. Đại ngộ cho giáo viên không tệ, tiền dạy thêm của thầy Tống mỗi tháng khoảng hơn hai trăm đồng, đến nay đã là hơn tám trăm, hơn nữa bản thân Tống Noãn cũng kiếm được ít tiền từ việc làm gia sư, cô ăn uống no đủ hơn, ngoài ra còn dư một ít mua quần áo, đồ trang điểm mới.
Cô gọi điện thoại về nhà xin “viện trợ”, phản ứng đầu tiên của mẹ chính là: “Mày thực tập rồi, coi như là có lương, mẹ còn đang định tháng sau khỏi gửi tiền sinh hoạt cho mày kài! Sao mày đi làm mà còn khốn khó hơn đi học thế hả?”
Tống Noãn hờn dỗi nói: “Đi học thì mặc gì cũng được, đi làm phải có quần áo đi làm, con cũng cần mua chứ; đến trường chỉ cần đi bộ là đến được lớp học, từ ngày đi làm con cũng toàn đi bộ đấy thôi, cứ thế sợ là đến giờ tan tầm cũng chưa tới nơi; ăn cơm ở trường đều theo quy tắc AA, không có ai bắt mình đi mua cơm lại còn không đưa tiền, còn chẳng có ai ý tứ lên tiếng sẽ trả nữa chứ!”
*AA tức all average: bình quân theo đầu người
Mẹ Tống Noãn ngẫm nghĩ một lát, bà thở dài phía đầu dây bên kia rồi quyết định: “Được rồi được rồi, mẹ sẽ gửi cho mày sáu trăm đồng, nhưng —— phần đấy đã nằm trong dự chi tháng sau, chắc là —— coi như mẹ cho mày vay.” Ngay lúc này lại nghe thấy tiếng cha Tống Noãn lầm bầm: “Nhà có mỗi đứa con gái, cái gì mà vay với mượn chứ!” Mẹ Tống Noãn nạt lại: “Ông thì biết cái gì, tôi là đang dạy nó cách chịu khổ, dạy nó phải biết độc lập, dạy nó cách tự lực cánh sinh đấy!”
Điện thoại vừa ngừng chưa được ba mươi giây, mẹ Tống Noãn đã lại nói tiếp: “Tống Noãn, mẹ thấy mỗi ngày tiền đi lại cũng tốn kém, chi bằng đầu tư mua cho mày một cái xe đạp điện, mẹ đưa mày thêm hai nghìn đồng, coi như…” Nói còn chưa hết câu, Tống Noãn đã tỏ ý trách móc: “Dạ biết, vẫn là cho con vậy!”
Tuy nói mẹ là chủ nợ, nhưng tính ra cũng là một chủ nợ tốt, chí ít tốc độ cho vay rất mau chóng. Sau khi đồng ý cho Tống Noãn mượn tiền, chưa đầy một tiếng sau, tiền đã đến trước mặt.
Sau khi tan tầm, Tống Noãn lôi Chu Cách Cách đến Carrefour chọn mua xe đạp điện. Tống Noãn cố dụ dỗ Chu Cách Cách cùng mua một cái, sau này hai người có thể cùng về.
*Carrefour: tên trung tâm thương mại
Chu Cách Cách chẳng quan tâm: “Tao không mua, nếu muốn mua thì mua hẳn bốn bánh.”
Sau cùng, Tống Noãn mua một chiếc xe đạp điện hiệu Đại Lục Cáp, kế đó chở Chu Cách Cách đến Kering mua cái áo khoác cô nàng mong ngóng từ lâu, giá vẫn là hai ngàn sáu trăm bốn mươi đồng, không bớt.
Việc đầu tiên sau khi Chu Cách Cách đi làm chính là dùng bảng tên HY cấp để mở thẻ tín dụng, cái áo này mua bằng thẻ, sau đó trả theo từng đợt, mỗi tháng hơn bốn trăm, sau sáu tháng là hết nợ. Cô nàng bảo: “Tuổi còn trẻ có ai chưa từng phá lệ, tuổi xuân rồi cũng sẽ qua, nếu cứ chờ đến khi tao đủ tiền mua cái áo này không chừng đã là mùa hè, thế thì tiếc nuối lắm đa!”
Tống Noãn cảm thấy luận điệu này của Chu Cách Cách sặc mui nguy hiểm, nhưng tìm không ra lý do phản bác lại, nên đành thầm khâm phục dũng khí “không sợ không trả nổi, chỉ sợ không mua được” của cô nàng.
*Tháp nhu cầu của Maslow
Tống Noãn uể oải hô theo, trong đầu chỉ có một suy nghĩ: Không có tiền.
Khi còn học đại học, mỗi thángmẹ Tống Noãn chỉ cho cô sáu trăm đồng làm phía sinh hoạt, giữa thành phố Thượng Hải choáng ngợp vàng son, con số này chỉ đủ sống qua ngày. Nhưng mẹ Tống Noãn có cái lý của bà, mày chưa làm ra tiền, tiền mày tiêu là của cha mẹ, đương nhiên phải tiết kiệml hơn nữa ở đất Thượng Hải này, con gái không có tiền cũng tốt, ngoan ngoãn ở nhà học bài, khỏi đua đòi học theo cái xấu.
Về mặt này, giữa đàn ông và phụ nữ có quan điểm khác nhau, cha Tống Noãn cảm thấy con gái phải được chu cấp đầy đủ, yêu cầu cao một chút, muốn mua gì phải tự mình mua lấy, có thế sau này mới không bị đàn ông lừa. Thế nên mỗi tháng ông đều gửi khoản tiền dạy thêm của mình cho con gái. Đại ngộ cho giáo viên không tệ, tiền dạy thêm của thầy Tống mỗi tháng khoảng hơn hai trăm đồng, đến nay đã là hơn tám trăm, hơn nữa bản thân Tống Noãn cũng kiếm được ít tiền từ việc làm gia sư, cô ăn uống no đủ hơn, ngoài ra còn dư một ít mua quần áo, đồ trang điểm mới.
Cô gọi điện thoại về nhà xin “viện trợ”, phản ứng đầu tiên của mẹ chính là: “Mày thực tập rồi, coi như là có lương, mẹ còn đang định tháng sau khỏi gửi tiền sinh hoạt cho mày kài! Sao mày đi làm mà còn khốn khó hơn đi học thế hả?”
Tống Noãn hờn dỗi nói: “Đi học thì mặc gì cũng được, đi làm phải có quần áo đi làm, con cũng cần mua chứ; đến trường chỉ cần đi bộ là đến được lớp học, từ ngày đi làm con cũng toàn đi bộ đấy thôi, cứ thế sợ là đến giờ tan tầm cũng chưa tới nơi; ăn cơm ở trường đều theo quy tắc AA, không có ai bắt mình đi mua cơm lại còn không đưa tiền, còn chẳng có ai ý tứ lên tiếng sẽ trả nữa chứ!”
*AA tức all average: bình quân theo đầu người
Mẹ Tống Noãn ngẫm nghĩ một lát, bà thở dài phía đầu dây bên kia rồi quyết định: “Được rồi được rồi, mẹ sẽ gửi cho mày sáu trăm đồng, nhưng —— phần đấy đã nằm trong dự chi tháng sau, chắc là —— coi như mẹ cho mày vay.” Ngay lúc này lại nghe thấy tiếng cha Tống Noãn lầm bầm: “Nhà có mỗi đứa con gái, cái gì mà vay với mượn chứ!” Mẹ Tống Noãn nạt lại: “Ông thì biết cái gì, tôi là đang dạy nó cách chịu khổ, dạy nó phải biết độc lập, dạy nó cách tự lực cánh sinh đấy!”
Điện thoại vừa ngừng chưa được ba mươi giây, mẹ Tống Noãn đã lại nói tiếp: “Tống Noãn, mẹ thấy mỗi ngày tiền đi lại cũng tốn kém, chi bằng đầu tư mua cho mày một cái xe đạp điện, mẹ đưa mày thêm hai nghìn đồng, coi như…” Nói còn chưa hết câu, Tống Noãn đã tỏ ý trách móc: “Dạ biết, vẫn là cho con vậy!”
Tuy nói mẹ là chủ nợ, nhưng tính ra cũng là một chủ nợ tốt, chí ít tốc độ cho vay rất mau chóng. Sau khi đồng ý cho Tống Noãn mượn tiền, chưa đầy một tiếng sau, tiền đã đến trước mặt.
Sau khi tan tầm, Tống Noãn lôi Chu Cách Cách đến Carrefour chọn mua xe đạp điện. Tống Noãn cố dụ dỗ Chu Cách Cách cùng mua một cái, sau này hai người có thể cùng về.
*Carrefour: tên trung tâm thương mại
Chu Cách Cách chẳng quan tâm: “Tao không mua, nếu muốn mua thì mua hẳn bốn bánh.”
Sau cùng, Tống Noãn mua một chiếc xe đạp điện hiệu Đại Lục Cáp, kế đó chở Chu Cách Cách đến Kering mua cái áo khoác cô nàng mong ngóng từ lâu, giá vẫn là hai ngàn sáu trăm bốn mươi đồng, không bớt.
Việc đầu tiên sau khi Chu Cách Cách đi làm chính là dùng bảng tên HY cấp để mở thẻ tín dụng, cái áo này mua bằng thẻ, sau đó trả theo từng đợt, mỗi tháng hơn bốn trăm, sau sáu tháng là hết nợ. Cô nàng bảo: “Tuổi còn trẻ có ai chưa từng phá lệ, tuổi xuân rồi cũng sẽ qua, nếu cứ chờ đến khi tao đủ tiền mua cái áo này không chừng đã là mùa hè, thế thì tiếc nuối lắm đa!”
Tống Noãn cảm thấy luận điệu này của Chu Cách Cách sặc mui nguy hiểm, nhưng tìm không ra lý do phản bác lại, nên đành thầm khâm phục dũng khí “không sợ không trả nổi, chỉ sợ không mua được” của cô nàng.
/85
|