Bố Quốc về quê.
Quốc chuẩn bị cho bố hai túi xách đầy, chủ yếu là quần áo cũ, mà phần lớn là quần áo Tây thu dọn từ nhà mẹ đẻ về. Thực ra quần áo cũ bên nhà mẹ đẻ thì cũng gửi về quê gần hết rồi. Những bộ quần áo đó nói là cũ nhưng cũng không hoàn toàn là cũ, có bộ còn chưa giặt quá hai lần, thế nhưng nếu không cho thì biết làm như thế nào? Mua cái mới đưa bố mang về quê thực không tiện. Ngoài ra còn có một thùng nước ngọt Spite mẹ được bệnh viện cho từ dịp Tết, Tây cũng đem về nhà. Cả nhà không quen uống loại nước này nên cứ nhận về là để ở đó, nếu quá hạn dùng thì bỏ đi. Có hôm Tây nói với mẹ là nếu không ai uống hay là cho đi, nhưng mẹ bảo loại nước này ai người ta thèm lấy? Đã vậy, nếu không cho ai được hay cho bố chồng Tây.
“Bố à? Thùng nước này có mang về không”. Quốc hỏi mà lòng vẫn hy vọng bố sẽ nói không, như vậy Quốc có thể vứt đi, vứt đi một cách nhẹ nhõm, vứt đi ngay trước mặt Tiểu Tây.
“Mang, sao mà không mang? Mang về chia cho mọi người ở quê.”
“Nặng lắm!”
“Nặng gì? Chúng ta cái gì cũng không có, chỉ có mỗi sức khỏe thôi! Đưa bố một cuộn dây thừng bó lại vài vòng là xong!”
Quốc kiếm sợi dây bó thùng nước lại mà trong lòng không khỏi xót xa: Thế này gọi là người nghèo thì tham vọng ít đây.
Còn chuyện sáu mươi nghìn tệ kia đến giờ vẫn chưa thể nói rõ ràng. Quốc vẫn chỉ nói với bố là sẽ bàn cùng vợ; rồi lại nói với vợ rằng sẽ bàn với bố, cả hai bên đều ậm ờ thế. Nhưng cả hai người ấy đều cho Quốc thời hạn cuối cùng là phải nói trước khi bố Quốc về quê, quả thật Quốc không thể làm nổi. Chỉ còn cách để hai người đó gặp nhau, ấy nhưng gặp nhau rồi ắt sẽ đả động tới chuyện này, mà khi đã nói tới chuyện này thì tất yếu là “ba mặt một lời” rồi. Còn Quốc lại rất sợ kiểu “ba mặt một lời” này nên cứ đành mập mờ nước đôi, Quốc bảo Tây không cần đi tiễn bố, Quốc đi một mình là được; rồi lại bảo bố là Tây bận công việc nên không thể đi tiễn bố được.
Thế nhưng Tây quyết tới, định sẽ từ cơ quan về nhà với lý do hết sức hợp lý rằng: bố về quê, con dâu không thể không về tiễn bố. Bố Quốc thấy con dâu vội vàng về tiễn mình thì cũng lấy làm vui lắm, cười tít cả mắt khiến Quốc càng thêm phần lo lắng. Quốc biết, Tây cố ý quay về tiễn bố là vì sao, và càng hiểu niềm vui của bố khi gặp con dâu trước khi về không chỉ vì con dâu tới tiễn mà còn có lý do khác. Cả hai đều không nghĩ đơn giản vậy, cả hai đều đợi đến giây phút cuối này để nói rõ với nhau về câu chuyện sáu mươi nghìn tệ kia.
Họ bắt taxi tới bến xe Bắc Kinh. Tây đề nghị vậy và chủ động trả tiền. Suốt chặng đường, Quốc không khỏi hồi hộp, căng tai lên nghe hai người nói chuyện hệt như lính cứu hỏa đang sốt ruột chờ tin cấp báo. May thay dọc đường đi không có chuyện gì xảy ra. Taxi đỗ ngay trước bến xe, nhưng vẫn phải đi bộ một đoạn, trên đoạn đường đó phải đi qua chiếc cầu vượt ngoài trời dành cho người đi bộ. Lúc qua cầu, Quốc vác trên vai hai bao đồ to cùng với một thùng nước ngọt lại cộng với việc phải leo bậc thang nên mệt lử cả người. Hồi trẻ, mấy thứ đồ này và đoạn đường từng ấy chẳng là gì với Quốc. Giờ thì khác rồi, tim cứ đập thình thịch trong lồng ngực, đúng là ngồi bàn giấy quá lâu rồi nên thế. Bố cũng thương Quốc lắm, bảo Quốc dừng lại uống chút nước, Quốc liền đồng ý. Giá mà biết trước hậu quả của việc dừng lại này, có đánh chết Quốc cũng quyết không dừng lại “một lúc”. Vì trong một lúc ấy, bố chồng nàng dâu đã va chạm với nhau, “chạm mặt chính diện”.
Tây quyết làm rõ cái “chính sách hồ đồ” của bố chồng, bởi Tây hiểu chồng mình nên cố tình tới đây, nếu không Tây đã chẳng bỏ cả công việc từ cơ quan về để tiễn bố chồng, Tây đâu được “thảo hiền” đến thế. Tây đến chính là vì những giây phút cuối này, chính là để nói rõ với bố chồng về khoản tiền sáu mươi ngàn tệ. Trên đường không tiện nói là vì còn người lái xe, Tây chẳng muốn vạch áo cho người xem lưng, suy cho cùng đó là người lạ mà. Nhưng trong lòng vẫn đang ấp ủ chờ cơ hội, đang nghĩ xem bao giờ nên nói và nói như thế nào. Cuối cùng Tây quyết định sẽ nói toàn bộ sự thực. Bước xuống xe taxi Tây đã tìm cơ hội để nói, hai bố con cứ dính lấy nhau như hai đứa trẻ nên Tây chẳng có cơ hội; thêm vào đó là tiếng ô tô rầm rầm bên đường nên càng chẳng tiện nói chuyện. Sau đó lên cầu, bố lại bảo dừng lại nghỉ “một lúc”. Tây cho rằng cơ hội đã đến, đợi Quốc đặt đồ đạc xuống, còn bố ngồi tạm lên thùng nước ngọt nghỉ ngơi cho bớt nóng. Tây tiến tới trước mặt bố, đứng lại và gọi: “Bố!”. Vừa nghe vậy, Quốc biết chuyện lớn sắp xảy ra, bởi đó là tiếng gọi sâu lắng của suy tư, tiếng gọi trịnh trọng nghiêm túc, một tiếng gọi đầy cương quyết. Trước tình thế đó, Quốc bèn níu tay Tây lại, dùng tay ra hiệu cho Tây đừng nói. Nhưng Tây giằng tay Quốc ra, nhìn thẳng vào mắt bố và nói: “Bố, chúng con cảm ơn bố đã xây nhà cho chúng con, nhưng chúng con không cần dùng, xây lên thật lãng phí, chúng con không muốn thế.”
Bố không muốn nói chuyện trực tiếp với con dâu nên quay người lại. Ánh mắt ấy ngập tràn giận dữ khiến mặt Quốc tái mét mặt. Quốc đành nói đỡ lời: “Nói gì vậy, bố mẹ xây nhà sao lại không muốn?”
Bố Quốc gật đầu đồng ý, nhưng Tây chẳng buồn để ý, chỉ liếc Quốc một cái, rồi quay đầu đi thẳng. Những gì cần nói Tây đều đã nói cả, những gì không nói cũng đã kìm nén lại. Quốc đuổi theo Tây, bố thì không quên với theo dặn dò: “Về nhớ dạy dỗ nó. Vợ không dạy là không được, cứ chiều đâm quen, sau lại sinh ra tật xấu, rồi không khéo nó ngồi lên đầu đấy!” Quốc dạ vâng rồi vội chạy mất.
Quốc đuổi kịp Tây ở đầu cầu. Chỗ này cách xa nơi bố đang đứng, không thể nghe được gì nên Quốc mới yên tâm nói với Tây: “Em à, anh xin lỗi… việc này bỏ qua đi, coi như em giữ thể diện cho anh, được không?”.
“Em giữ thể diện cho anh đủ rồi! Dẫn cả một đoàn quân lên tìm mẹ em, không buồn nói trước tiếng nào, mẹ em cũng chẳng nói gì, chạy tới chạy lui dẫn họ đi; thích ở nhà chúng ta, em lập tức dọn đi!”. Quốc liên tục đáp: “Anh biết rồi mà.” Tây vẫn cứ nói: “Anh còn muốn em làm gì nữa?”
“Hay xây căn nhà đó nhé!”
“Tiền đâu ra?”
Quốc chẳng nói lời nào…
Bố Quốc vẫn ngồi trên thùng nước, hai bao đồ dựng bên cạnh, ung dung hút thuốc đợi. Thời gian còn nhiều mà, ban đầu họ định đi xe buýt, sau đó lại đi taxi nên còn nhiều thời gian, cũng đủ để hai bố con nói chuyện. Hút hết điếu thuốc, con trai và con dâu cuối cùng cũng quay lại. Sắc mặt con dâu có vẻ khá hơn, thậm chí là khá tốt. Bố cho rằng như vậy thì tốt rồi nên cũng chẳng nói thêm gì nữa. Thanh niên mà, phạm lỗi là chuyện bình thường. Hai vợ chồng tiến tới trước mặt bố. “Bố”, Tiểu Tây vui vẻ nói “Con và anh Quốc đã bàn với nhau rồi, chúng con không cần xây nhà đó.”
Bố không dám tin vào tai mình nữa, quay sang nhìn con trai, nhưng Quốc chỉ gật đầu. Bố Quốc chuyển từ ngạc nhiên sang giận dữ: “Phòng không cần vẫn phải đóng tiền.”
Tiểu Tây cũng giận dữ: “Sao lại thế ạ.”
“Vì sao hả?” Bố Quốc nhấn mạnh từng chữ: “Vì chúng ta sinh ra và nuôi lớn nó! Nó và anh trai cùng thi đỗ đại học nhưng chỉ mình nó được đi học! Cả nhà phải nhịn ăn nhịn mặc để nuôi nó đấy! Giờ nó thành đạt, vào thành phố sống, có tiền có thể bỏ rơi cha mẹ đẻ không?”
“Anh ý đâu có ý bỏ rơi bố mẹ, bố mẹ muốn anh ý báo đáp thế nào nữa… Bố, bố mẹ yêu cầu quá nhiều, thực sự vượt quá khả năng của bọn con!”
Bố Quốc chẳng buồn nói chuyện với con dâu nữa, không đáng để nói chuyện với con dâu, như thế là hạ thấp mình. Ông quay sang nói chuyện với con trai. “Bố”, Quốc nói với bố đầy khó khăn nhưng cũng rất rành mạch: “Bố, con, chúng con hiện giờ thực sự rất khó khăn…”
Bố Quốc giận run người: “Mày, thằng con này, đúng là phí công nuôi dưỡng rồi.”
“Thế nuôi anh ý xong là để ăn thịt anh ấy chắc, anh Quốc là lợn hay là gà chứ?”. Tiểu Tây ngang nhiên nói. Nếu cần phải nói chính là lúc ấy, nếu không nói sẽ không bao giờ nói rõ được nữa. “Bố, bố đừng lúc nào cũng lôi chuyện nuôi anh Quốc thế nào, chu cấp cho anh ăn học ra sao, đó chẳng phải là nghĩa vụ tối thiểu của bố mẹ với con cái sao, lẽ ra bố mẹ cũng nên nuôi anh cả ăn học, bố mẹ không thể chu cấp cho anh cả ăn học thì phải tự cảm thấy có lỗi chứ!...”.
Nói về điểm này thì từ trước Quốc có quan điểm giống Tây. Khi nhắc tới anh cả, trong phút chốc ấy, Quốc lại tự thấy lòng mình trĩu nặng cùng một cảm giác áy náy, đồng thời, hình ảnh rõ nét xưa kia lại hiện về trước mắt: trong căn nhà đất, trước cái bếp đất, bố ngồi giữa, hai anh em ngồi hai bên, bên trong là hai mẩu giấy bốc thăm. Bố bảo hai anh em cùng bốc thăm để quyết định ai được đi học đại học, anh trai Quốc bốc trước. Khi anh thò tay ra phía cái bếp để bốc thăm, ánh mắt Quốc dõi theo không rời, bàn tay ấy đang run. Cũng đúng thôi, bởi thăm bốc này quyết định cả cuộc đời mà, còn có gì tàn khốc hơn thế chứ? Anh trai bốc một thăm, cầm một lúc mới dám mở ra, xem xong bèn đưa cho bố, sau đó, anh đi khỏi, chẳng nói lời nào chỉ lẳng lặng cầm cái cuốc ra đồng làm việc. Trên chiếc thăm đó viết hai chữ: “không học”…
Tiểu Tây vẫn tiếp tục nói, nhưng Quốc không còn nghe rõ Tây nói gì nữa, tim đập loạn nhịp, huyết áp tăng, hai tai ù đi. Quốc tới trước mặt Tây, giơ tay tát “bốp” một tiếng rõ ràng vào mặt trong khi Tây vẫn đang liên hồi nói. Trong phút chốc, cả thế giới chợt như yên lặng. Tây đứng chết chân tại chỗ, đôi mắt tràn trong ngạc nhiên, đẫm mùi giận dữ và cả vị khổ đau. Đôi mắt ấy hệt như đứa trẻ luôn tin tưởng người lớn một cách vô điều kiện giờ chợt bị tổn thương. Gió xuân nơi Bắc Kinh đô thị bỗng đâu ùa về thổi bay những chiếc túi ni lông trên mặt đường, trắng, đỏ, xanh…
Hai bố con cùng tiến vào bến xe Bắc Kinh.
Quốc hệt như chú lạc đà vác nặng trên lưng, trước ngực sau lưng đeo hai túi đồ, một tay bê thùng nước, một tay xách túi thức ăn đi đường của bố. Bố Quốc thì đi người không, Quốc quyết không để bố cầm vật gì. Chẳng còn cách nào, ông đành cố đỡ cho con trai gánh nặng của thùng nước hi vọng con nhẹ bớt hơn. Đức hiếu của con khiến bố cảm động, nhưng cũng khiến ông thấy bất an, buồn lòng, ông buồn vì con trai mình. Con dâu thành phố chẳng giống với con dâu ở nông thôn, nói đánh là đánh luôn. Nếu con dâu vì chuyện này mà làm khó con trai, Quốc phải làm như thế nào đây?
Tây bị tát một cái sưng hết một bên má, đỏ ửng lên. Nhà cửa tanh bành, vi tính cũng được dỡ xuống đóng thùng. Giản Giai có khuyên Tây không cần mang theo vi tính nhưng Tây không chịu. Tây gọi điện cho em trai lát tan làm sẽ qua đón mình. Thu dọn xong xuôi, Tây thấy vẫn còn sớm bèn rủ Giai đến bệnh viện. Cái tát còn đau đến mức Tây nói không tròn tiếng. Giai hỏi Tây vì sao phải đến bệnh viện, cứ ở nhà chườm đá là đỡ ngay. Lúc đó Tây mới thú thực mình muốn đến bệnh viện để phá thai. Nghe vây, Giản Giai vô cùng ngạc nhiên, Giai có thể giúp bạn bỏ nhà đi chứ tuyệt đối không thể giúp bạn đi phá thai. Giai không lãnh được trách nhiệm này. Việc này nhất quyết phải thông báo ngay cho Quốc, nhưng trước hết phải làm thế nào đó để Tây bình tĩnh lại. Nhưng làm thế nào đây? Đột nhiên Giai nhớ tới buổi họp báo long trọng ra mắt cuốn sách mới của nhà văn Trần sắp tới. Nhà văn Trần rốt cuộc cũng chấp nhận đề nghị phía nhà xuất bản đổi tên sách và giữ tên tác giả, như thế sách sẽ bán chạy và dễ dàng hơn, trong đó công đầu là của Tây. Sau buổi gặp mặt ở quán Great Choice ấy, Tây còn đến thương lượng thêm ba lần nữa, nói hết lời hết nhẽ, đề nghị, nịnh nọt đủ cả, thậm chí rơi cả nước mắt van xin, nhà văn Trần rút cuộc vẫn là con người với trái tim máu thịt, vì thế cuối cùng đành phải nhận lời. Tây được chọn là người dẫn chương trình trong buổi họp báo ra mắt cuốn sách mới này.
“Bây giờ có muốn làm gì cũng phải nghỉ mất mấy ngày, thế buổi họp báo tính sao đây?” Giản Giai viện cớ “hay thế này, để họp báo xong tính tiếp, cũng chỉ hai ngày thôi chứ mấy.” Lúc này Tây mới thôi khăng khăng. Giai vì thế cũng thở phào nhẹ nhõm, thực tế Giai đang từng bước thực hiện dự định của mình, Giai đoán Tây cả giận mất khôn, cần có người giúp Tây bình tĩnh lại. “Tây à, sao bạn phải bỏ đứa bé đi?” Tây không trả lời. “Không muốn sống với Quốc nữa hả?” Giai tiếp tục hỏi.
“Không phải là không muốn mà là không thể. Không thể sống tiếp nữa, không có cách nào sống tiếp nữa.” Tây giờ mới đáp lời: “Lúc đầu mẹ luôn nói rằng môn đăng hộ đối vô cùng quan trọng, vợ chồng nghèo sinh ra mọi chuyện. Nhưng mình chẳng nghe lời mẹ, luôn ngang ngạnh, đối đầu với mẹ, còn bảo vợ chồng ân ái đâu chỉ ban đêm – nghĩ cho cùng vẫn là ruột thịt mà! Giai à, về lý mà nói, hai người khi kết hôn với nhau thì dựa vào quan hệ của hai người là chính, đúng không? Nếu không kết hôn thì làm gì? Bố mẹ thì tính gì trong đó? Nhưng Quốc thì luôn luôn suy tính cho gia đình của anh ta, mà việc gia đình anh ta thì nhiều không kể xiết. Ban đầu, mình cũng không hiểu vì sao anh ta phải làm thế, bây giờ thì mình đã rõ. Tất cả đều vì nghèo đói, không thì đã chẳng ai bảo vợ chồng nghèo sinh ra mọi chuyện…Bạn thấy đấy, bây giờ đã bắt đầu đánh vợ rồi đấy!”
“Cũng chỉ mới một lần nhỡ tay thôi mà!”
“Đó là tất nhiên trong sự ngẫu nhiên mà thôi! Giai à, bạn biết không? Họ hàng nhà anh ta rất thích đánh vợ, treo lên để đánh, dùng roi da tẩm nước đốt! Có chị bị đánh đến mức toàn thân sần sùi như cóc, mùa hè cũng chẳng dám mặc áo cộc tay…”
Giai nghe chuyện mà nổi hết da gà.
Tiểu Hàng đến trước giờ hẹn, cho dù đã được nghe chị kể qua câu chuyện nhưng tới nơi Hàng vẫn không khỏi ngạc nhiên: trên sàn nhà là hai túi đồ to bự và một chiếc túi xách tay, không phải một chút đồ của người muốn bỏ đi như Hàng vẫn tưởng tượng. Sau đó, Hàng nhìn qua gương mặt vẫn còn sưng ửng đỏ của chị gái. Biết chuyện, Hàng chẳng nói chẳng rằng quay người đi thẳng. Tây vội bảo Giai nhanh đuổi theo giữ em trai lại vì đoán trước nó sẽ tới gặp Quốc, thế nên tuyệt đối không để cho nó đi.
Giai nghe vậy vội đuổi theo để Tây ở trong nhà vì ban nãy Tây có bảo thấy râm rẩm trong bụng, giờ lại thấy đau hơn. Giai đuổi kịp Hàng ở cầu thang máy. “Hàng à, cậu đừng đổ dầu vào lửa nữa được không, vợ chồng cãi nhau có động tay chút cũng có gì là to tát đâu.”
“Vậy hả! Tát vợ sưng cả mặt mà bảo là “động tay chút”, là “không to tát” hả?”
“Hàng à” Giai vẫn kiên nhân thuyết phục “Cậu là đàn ông nên cậu không hiểu, chị cậu cho đến lúc này vẫn không đành lòng xa Quốc đâu.”
“Sao chị biết?”
“Phụ nữ thường hiểu nhau hơn mà…”
“Phụ nữ không phải ai cũng giống nhau.” Ngừng lại giây lát Hàng khẽ nhìn Giai “Chị tôi là người rõ ràng, đúng là đúng, sai là sai. Chị ấy không giống những cô gái khác, lúc nào cũng giả vờ này nọ, lúc nào cũng diễn kế “cự tuyệt để thử thách” hay “bỏ đi để thử thách”, bên ngoài ra vẻ yêu thương thật lòng, nhưng thực tế thì chẳng khác nào kẻ mưu mô, để có được tình yêu, người ta sẵn sàng đặt mọi áp lực lên người mình yêu, chỉ để đạt được mục đích cuối cùng nào đó.”
Giai hiểu rõ ngụ ý trong mỗi câu nói của Hàng. Trong giây lát ấy, những gì chưa thể giải thích đều đã được giải thích. Lúc đầu, Tây đã rất tiếc của không ngừng chì chiết Giai vì đã trả lại Khải Đoạn đôi hoa tai, sau đó biết được Giai trả lại Khải Đoạn cả nhà cửa, xe cộ, Tây chẳng nói lời nào. Giai cứ nghĩ chắc là vì gia đình Tây dạo này xảy ra nhiều chuyện nên chưa hỏi thăm được bạn, vì thế Giai cứ đợi bạn hỏi thăm. Không ngờ Tây lại nghĩ về mình như thế, lại cho rằng Giai dang dùng mưu kế, đem bụng tiểu nhân đo lòng quân tử, đã thế lại còn đem bụng tiểu nhân ấy kể cho em trai mình… Lúc này, Hàng dã bước vào thang máy, Khi Giai kịp định thần lại thì cửa thang máy đã đóng. Giai càng nghĩ càng thấy giận, cũng bấm thang máy và đi luôn. Không thèm quan tâm đến chuyện của Tây nữa! Nếu Tây không đáng là bạn, Giai cũng chẳng cần khách khí nữa.
Số chỉ tầng trên thang máy bắt đầu từ số 1, dừng lại một lát rồi tiếp tục tăng lên 2, 3, 4, 5,… đến tầng 18 thì dừng lại, ngưng một lát rồi mở cửa ra. Giai vừa bước được một chân vào thì nghe tiếng gọi từ phía sau “đợi đã”. Đó là Tiểu Tây, đang vừa gọi vừa bước tới, một bên má vẫn sưng, hai tay ôm bụng. Đau bụng à? Đang mang thai mà đau bụng thì không tốt rồi! Giai chợt lo lắng, đưa tay ấn nút giữ thang máy đợi Tiểu Tây…
Quốc đang làm việc ở công ty. Tiễn bố về xong, Quốc quay lại công ty làm việc tiếp, mấy hôm nay công việc chất đống lên, không thể trì hoãn được nữa, vì thế đành tạm gác chuyện của vợ sang một bên, đợi tối tan sở về nhà nói tiếp. Trong phòng có mấy chục người, từng ấy chiếc máy tính, cũng từng ấy bàn phím đang lách cách gõ. Rầm! Cánh cửa mở bung ra với một lực rất mạnh, đập vào bàn vi tính phía sau đó rồi bật trở lại. Cả phòng ngước nhìn đầy ngạc nhiên, ngừng tay gõ, những tiếng lách cách cũng chợt im bặt, trong phòng bỗng chìm trong im ắng khác thường.
Đứng ngay trước cửa là một thanh niên sáng sủa mặc quần bò áo Jacket. Thanh niên sáng sủa là để chỉ ngoại hình chứ không để chỉ tâm trạng. Bởi lúc này, trên khuôn mặt người thanh niên ấy không chỉ có những nét sáng sủa mà còn u ám cả một bầu trời mây. Sau mấy phút kinh ngạc, mọi người bắt đầu lo lắng và tò mò: Ắt có chuyện gì đó sắp xảy ra! Ngày ngày quẹt thẻ vào làm, bắt đầu làm việc là gõ bàn phím, trưa đến ăn cơm rồi nghỉ trưa khoảng nửa tiếng, cuộc sống cứ thế đều đều diễn ra thì liệu có chuyện gì xảy ra nhỉ? Mà gây chuyện với ai vậy? Mọi ánh mắt đổ dồn về phía người thanh niên ấy, rồi lại ngoái cổ nhìn khắp phòng một lượt để xem ai là người gây chuyện với anh ta. Thậm chí đến những kẻ ngày thường ngày hay “gây sự” nhất cũng đang ngoái cổ nhìn khắp phòng một cách thành thật. Không phải mọi người không nhìn thấy tổ trưởng của họ đột nhiên đứng phắt dậy trong phòng làm việc riêng nhưng thực lòng không ai nghĩ kẻ “gây chuyện” lại là tổ trưởng - một người thật thà chất phác luôn tuân thủ mọi nội quy ở đây, thực không một ai nghĩ đến Quốc cho tới khi tổ trưởng của họ gọi tên cậu thanh niên ấy: “Hàng!”. Một tiếng gọi chứa đầy ngạc nhiên trong cái dự liệu.
“Anh ra đây một chút.” Người thanh niên ra lệnh bằng giọng nói có vẻ không được bình tĩnh lắm.
“Có chuyện gì vậy?” Tổ trưởng hỏi. Nhưng ai ai cũng nhận thấy rằng đó là một câu hỏi mà nguyên nhân thì đã được biết rõ.
“Em gọi anh ra thì anh cứ ra đây!” Người thanh niên bỗng chốc cao giọng quát như không thể nhịn hơn nữa.
Những đôi mắt tò mò kinh ngạc càng mở to hơn quan sát. Lúc đó, tổ trưởng không những không ra mà còn lạnh lùng ngồi xuống. “Xin lỗi, anh đang bận không có thời gian.” Nói xong, Quốc lại tiếp tục gõ bàn phím lách cách. Ngay sau đó, chẳng để mọi người kịp định thần xem chuyện gì xảy ra, người thanh niên ấy đã tiến nhanh tới trước bàn làm việc của tổ trưởng Quốc và túm lấy cổ áo Quốc. Cả phòng chợt xôn xao những tiếng “ơ”, “ui”. Nhân viên bảo vệ cũng vội vàng chạy vào đúng lúc Hàng túm cổ áo Quốc lôi ra khỏi phòng, họ định tiến tới trợ giúp nhưng Quốc ra hiệu không cần. “Không cần, đây là việc riêng của hai chúng tôi, các anh không cần can thiệp!” Rồi không quên quay lại dặn dò nhân viên: “Mọi người tiếp tục làm việc đi, dự án này nhất định phải…”, chẳng kịp nói hết lời Quốc đã bị túm lôi đi. Hai bên cứ giằng co nhau đi khỏi, để lại sau lưng những thắc mắc xôn xao…
Tiểu Tây và Giai cùng bắt xe tới công ty Quốc. Thực ra Giai vì lòng nhân đạo mới đi cùng Tây. Suốt chặng đường, Tây liên tục gọi điện cho Hàng nhưng không ai trả lời máy. Đến công ty hai người mới biết anh em Quốc đã lôi nhau ra bãi đỗ xe sau công ty.
Khung cửa sổ trong phòng làm việc nhìn thẳng ra bãi đỗ xe đó, và đương nhiên tất cả đang túm tụm ở đó tranh nhau nhìn: người thanh niên đó đang đánh cấp trên của họ, từng bước dồn Quốc, nhưng Quốc không hề phản kháng khiến đám nhân viên có phần thất vọng. Một trận đấu hay lẽ ra hai bên phải cùng ra đòn, ai thắng cuộc chính là kẻ mạnh. Nhưng không ngờ mọi chuyện lại thế này, làm cho mọi người không những thấy bất công mà còn có phần coi thường, tổ trưởng hôm nay làm sao vậy? Bình thường xem ra cũng thuộc bậc nam tử hán lắm mà, sao những lúc như thế này lại xử sự vậy nhỉ? Hay có cái đuôi cáo nào bị người ta nắm rồi? Mà nó là gì vậy nhỉ? Hay nợ người ta tiền? Hay lừa con gái nhà người ta? Tiếng bàn tán lại râm ran khắp nơi. Tiểu Tây chẳng để ý tới mình nữa liền chen vào đám đông để nhìn, hướng ra phía ngoài hét lớn: “Hàng!” Nhưng tiếng hét ấy đã bị tan biến trong tiếng xì xèo và bởi khoảng cách quá xa. Nghĩ một lát, Tây quyết định chạy ra khỏi phòng, hai tay vẫn ôm bụng lật đật bước. Giai thấy tình hình không tốt, gọi với theo Tây chẳng được, bèn chạy theo. Hai người lại từ trên tầng chạy xuống, chạy ra bên ngoài, mãi mới tới được bãi đỗ xe, quả thực Tây không thể chạy tiếp được nữa nên đứng khựng lại, rồi bỗng quỵ xuống. Giai hoảng hốt hỏi bạn có sao không, còn Tây chỉ ra hiệu bạn chạy lại khuyên Hàng đừng đánh nữa, tất nhiên là vì thương Quốc bị đau. Giai miệng thì ừ mà chân thì không đi nổi, trong lòng ngưỡng mộ Tiểu Hàng vô cùng. Anh chàng này có chút đáng ghét nhưng xem ra rất thương chị, lại biết đánh đấm nữa chứ, giá mà Giai có cậu em trai như vậy thì tốt quá. Lúc cần thiết có thể ra mặt một đấm hai đá trả thù cho chị… Đột nhiên, Giai hét lên khiến Tây phải ngẩng đầu nhìn. Hàng bị Quốc hất ra xa! Chớp mắt Hàng lại bật dậy đánh nhau tiếp, Tây cố gắng chạy đến bên em trai “Hàng! Thôi đi! Ngã có sao không? Anh ý không đánh là vì không muốn đánh nhau với em, chứ nếu đánh thật em có đánh nổi anh ý không? Anh Quốc sinh ra và lớn lên như thế nào em quên rồi sao? Sáu tuổi đã phải ra đồng làm ruộng, có ai thế đâu, mà kể cả có sức khoẻ đi nữa, anh Quốc cũng từng tập luyện Taekwondo đó!”
Quốc lạnh lùng nhìn hai chị em rồi quay lưng đi thẳng. Tây đỡ em dậy cùng đi ra ngoài, nhưng chẳng được mấy bước thì quỵ xuống, Hàng và Giai đồng thanh hét lên: “Chị!” “Tây à!”. Nghe vậy, Quốc giật mình quay lại rất nhanh đẩy Hàng và Giai sang hai bên, bế vợ lên vội bước ra ngoài…
Chủ nhiệm khoa ngoại, bác sỹ Lã phải mời đồng nghiệp là chủ nhiệm khoa sản tới khám cho con gái. Kết quả là, có dấu hiệu doạ sảy thai. Chủ nhiệm khoa sản vừa kê đơn thuốc vừa nói rằng: đối với bệnh nhân có dấu hiệu doạ sảy thai thì thuốc chỉ là một phần, cái chính là phải nghỉ ngơi, phải nằm bất động trên giường. Nằm bất động ít nhất là nửa tháng, thậm chí là đến khi sinh con. Cũng vì bệnh nhân là con gái chủ nhiệm Lã nên bác sỹ cũng nhẫn nại kể tiếp các ví dụ: có sản phụ mắc chứng sảy thai tái phát, sẽ phải nằm yên dưỡng thai trên giường cho đến khi sinh, nằm suốt chín tháng, thậm chí sắp sinh nếu không cẩn thận hắt xì một cái cũng dẫn đến sảy thai. Nhìn vết sưng trên má con gái, mẹ Tây cũng đoán được đa phần sự việc, vì thế bà chẳng thèm nhìn Quốc một cái, từ phòng phụ sản đi ra liền bảo Hàng đưa chị về nhà.
Tây quyết định ly hôn với Quốc, song cũng quyết định giữ lại đứa con. Lý do Tây đưa ra là, không trông mong gì ở chồng thì đành dựa vào con vậy. Nhưng nguyên nhân thực sự của nó thì Tây không dám thừa nhận: đó là nếu Tây lại sảy thai lần này, nhiều khả năng Tây sẽ mắc chứng sảy thai tái phát, thậm chí là không thể sinh con nữa. Như vậy có thể nói, đây là cơ hội mang thai cuối cùng của Tây. Không chồng, cũng chẳng có con, đối với một người phụ nữ mà nói cuộc đời coi như chẳng có ý nghĩa gì. Tây về nhà mẹ dưỡng thai, hàng ngày cũng chẳng đi làm. Bác sỹ kê đơn với chế độ nghỉ ngơi hai tuần, hai tuần sau khám lại vẫn chưa được sẽ phải nghỉ tiếp.
Tối đến, cả nhà bốn người cùng ăn cơm. Thức ăn được bố mua về từ nhà ăn. Rau vừa mặn vừa to, Tiểu Tây nói với bố rằng bà bầu không nên ăn mặn, mẹ nghe thế bỗng dừng tay đũa nhìn chồng chẳng biết nói sao. “Thức ăn ở căng tin đúng là càng ngày càng tệ” rồi chuyển một đĩa khác tới trước mặt con gái “Món trứng xào cà chua này cũng được lắm”. Vờ như chẳng có chuyện gì, nhưng thực ra cơn giận trong lòng mẹ đã sục sôi.
Kể từ khi chồng về hưu, mẹ Tây tổng kết rất nhiều “hội chứng chồng nghỉ hưu”. Hội chứng bày vó từ Nhật Bản truyền sang. Ở Nhật Bản, chủ yếu là đàn ông đi làm, đàn bà ở nhà nội trợ, hai bên không gặp nhau mấy cũng chẳng để ý đến nhau nên không vấn đề gì. Nhưng khi đàn ông đã về hưu, hàng ngày ở nhà với vợ, phị nữ cũng dần nhận ra bản chất của đàn ông, lúc này nếu đàn ông vẫn không chịu làm việc nhà sẽ khiến phụ nữ cảm thấy bực mình. Dần dần tạo thành cái gọi là “Hội chứng chồng nghỉ hưu”.
Gia đình Tây xưa nay đều ăn ở căng tin là chính, năm này qua năm khác cũng đã mười năm như vậy. Mẹ Tây là người thích cuộc sống sạch sẽ mà ăn uống là thứ đầu tiên cần sạch sẽ. Mẹ nấu rất ngon, nhưng không nấu được chỉ vì không có thời gian, thời gian của bác sỹ là phụ thuộc vào bệnh nhân mà. Trước đây, bố Tây cũng rất bận, vừa phải dạy học, vừa phải hướng dẫn sinh viên làm luận văn, lại còn tham gia các hoạt động xã hội nữa, có thể nói, ông cũng không có thời gian. Thế là cả hai cùng ăn cơm ở căng tin. Sau khi kết hôn, à không, phải nói là từ trước khi kết hôn đã như thế rồi, toàn ăn cơm căng tin, đến nay vẫn vậy. Vốn tưởng chồng nghỉ hưu rồi, công việc cũng bớt đi có thể về nấu cơm, nhưng bố Tây bảo ông không thích nấu nướng. Lý do hả? Tuy rằng vẫn nói nam nữ bình đẳng nhưng thực tế đến bao giờ mới thực sự bình đẳng đây? Thử nghĩ xem, nếu như phụ nữ mà nghỉ hưu trước, công việc của người nam vừa bận rộn, vừa nặng nề xem, chuyện gì sẽ xảy ra?
Đương nhiên, phụ nữ phải lo chăm sóc chồng con, há miệng là mắc quai. Còn nam giới thì không vậy, không những không chăm lo cho vợ, mà ngược lại, phụ nữ vẫn phải chăm lo tới tâm lý tình cảm cũng như lòng tự tôn của đàn ông. Cả ngày mẹ bận rộn, hết giờ làm mệt mỏi chẳng muốn lê bước, về đến nhà, trên bàn lại toàn thức ăn mua sẵn ở căng tin về hâm lại. Rau cải xào với khoai tây, ăn mãi một vị. Bây giờ con gái đang có dấu hiệu doạ xảy thai, bà đón về nhà dưỡng thai, mà lý do quan trọng nhất là vì hiện giờ ở nhà có bố đã được nghỉ hưu, thế mà ông vẫn không nấu nướng gì, bắt con gái đang mang thai phải ăn đồ mua sẵn!... Cơn giận đã lên tới đỉnh đầu, gắp miếng rau xào vào miệng, bà chẳng buồn tức giận. Tức giận rất lãng phí sức lực và hao tổn tinh thần, mà cả thể lực và tinh thần lúc này bà cũng chẳng có, hôm nay bà vừa phải thực hiện một ca phẫu thuật dài. Tiểu Tây không dám nhìn mẹ, ăn một miếng khoai tây xào bắp cải vẫn lẩm bẩm chê không ngon. Lúc này, mẹ Tây dường như không nhịn nổi cơn giận nữa, đập đũa xuống bàn cạch một tiếng, đẩy bát cơm ra nói: “Chê không ngon thì về nhà cô mà ăn.” Rồi đứng dậy đi thẳng vào phòng đọc sách.
Tiểu Tây thè lưỡi ra nói với bố: “Con xin lỗi, đều tại con, nhưng thức ăn đúng là không ngon!” Cầm tay bố, Tây khẽ đưa lên phe phẩy trước miệng thỏ thẻ nói: “Mình thuê giúp việc bố nhé!”
Bố lắc đầu: “Bố phải viết sách, trong nhà cứ có người đi đi lại lại làm sao bố viết được. Thực ra, giúp việc không phải là vấn đề, là mẹ con ý, đầu óc không thoải mái.”
Mẹ Tây nghe tiếng, nói vọng từ trong phòng ra: “Tôi đầu óc không thoải mái, nếu là ông, ông có thoải mái không?... Thực ra mua thức ăn hay nấu thức ăn đối với tôi chẳng có gì quan trọng, mấy chục năm qua vẫn thế, nhưng hiện nay Tiểu Tây đang có thai. Con có thai cần được tẩm bổ. Nó lại bị chứng doạ sảy thai, không được cử động. Ông đang ở nhà rỗi việc, sao không nấu cơm cho con chứ?”
“Nhưng nấu gì? Nấu như thế nào chứ?”
“Không biết thì có thể xem sách, ở nhà có mấy món đâu! Nấu cơm cũng chẳng phải việc gì đòi hỏi kỹ thuật cao.”
“Nhưng tôi có thể chú ý mua những món con thích ăn về, mà không, đặc biệt quan tâm tới nó chứ.”
“Nhưng sao không thể tự nấu! Ở nhà nồi niêu xoong chảo có thiếu gì, thế nhưng đến tận bây giờ vẫn suốt ngày ăn cơm căng tin, một năm 365 ngày đều thế!”
“Thế chẳng nhẽ cứ nghỉ hưu là phải ở nhà nấu cơm à?”
“Sao không được?”
“Nếu không chúng ta thuê giúp việc?” Đến lúc này, giọng của bố chuyển sang chiều hướng thương lượng, thôi thì nhượng bộ chút. Nhưng mẹ Tây lại không nhận ra điều đó.
“Ông nghĩ là cứ thuê là thuê được người giúp việc ngay chắc! Tiểu Tây bây giờ cần…”
“Đừng có lúc nào cũng lôi Tiểu Tây vào đây! Tôi thấy bà mới là nhiều chuyện!” Cuối cùng, bố Tây cũng chẳng nhường nữa, chỉ trích luôn. Rõ ràng đây không phải là ý muốn của ông, vì ông luôn muốn hai bên trao đổi ý kiến với nhau, chỉ vì mẹ Tây không giữ thể diện cho ông trước mặt con gái, ông đành phải cho bà thấy mất thẻ diện như thế nào khi làm người khác mất thể diện.
”Đúng! Tôi lắm chuyện đấy.” Mẹ Tây bỗng gắt lên. Những người tri thức dù là nữ đi nữa cũng chỉ tỏ ra nhã nhặn với người ngoài, còn với người nhà, họ có thể hành động như bất kỳ người phụ nữ nào. Mẹ Tây tiến tới trước mặt bố, chỉ thẳng vào mặt ông mà nói: “Ban đầu tôi kiên quyết phản đối Tây lấy thằng Quốc, chính là ông, cứ khăng khăng ủng hộ, cái gì mà hôn nhân của con bố mẹ đừng nên can thiệp nhiều. Bố mẹ như tôi và ông can thiệp vào chuyện hôn nhân của con cái chẳng phải là vì chúng nó sao? Cái khôn nhất của kẻ khôn ngoan là nghe theo những lời dạy của người có kinh nghiệm đi trước, lúc trước nó chưa hiểu, sau sẽ hiểu. Chỉ vì ông, đẩy con gái đi, chẳng nhẽ cứ để nó đi sai đường, để nó chịu tủi nhục mới nói sao, đó là loại bố mẹ gì hả? Là cái loại vô trách nhiệm.”
Bố Tây chỉ biết đứng nhìn vợ đang lên cơn giận dữ, thấy vậy trong lòng Tây chợt não nề: một mình Tây ở đây đã làm náo loạn cuộc sống vốn bình yên của bố mẹ, nếu lại thêm đứa bé này nữa, cứ ở nhà mãi chắc là không ổn rồi. Để qua giai đoạn này, chờ cho sức khoẻ bình phục lại, Tây sẽ về cùng Quốc làm các thủ tục ly hôn, cái gì có thể phân chia sẽ phân chia cho rõ ràng.
Quốc chuẩn bị cho bố hai túi xách đầy, chủ yếu là quần áo cũ, mà phần lớn là quần áo Tây thu dọn từ nhà mẹ đẻ về. Thực ra quần áo cũ bên nhà mẹ đẻ thì cũng gửi về quê gần hết rồi. Những bộ quần áo đó nói là cũ nhưng cũng không hoàn toàn là cũ, có bộ còn chưa giặt quá hai lần, thế nhưng nếu không cho thì biết làm như thế nào? Mua cái mới đưa bố mang về quê thực không tiện. Ngoài ra còn có một thùng nước ngọt Spite mẹ được bệnh viện cho từ dịp Tết, Tây cũng đem về nhà. Cả nhà không quen uống loại nước này nên cứ nhận về là để ở đó, nếu quá hạn dùng thì bỏ đi. Có hôm Tây nói với mẹ là nếu không ai uống hay là cho đi, nhưng mẹ bảo loại nước này ai người ta thèm lấy? Đã vậy, nếu không cho ai được hay cho bố chồng Tây.
“Bố à? Thùng nước này có mang về không”. Quốc hỏi mà lòng vẫn hy vọng bố sẽ nói không, như vậy Quốc có thể vứt đi, vứt đi một cách nhẹ nhõm, vứt đi ngay trước mặt Tiểu Tây.
“Mang, sao mà không mang? Mang về chia cho mọi người ở quê.”
“Nặng lắm!”
“Nặng gì? Chúng ta cái gì cũng không có, chỉ có mỗi sức khỏe thôi! Đưa bố một cuộn dây thừng bó lại vài vòng là xong!”
Quốc kiếm sợi dây bó thùng nước lại mà trong lòng không khỏi xót xa: Thế này gọi là người nghèo thì tham vọng ít đây.
Còn chuyện sáu mươi nghìn tệ kia đến giờ vẫn chưa thể nói rõ ràng. Quốc vẫn chỉ nói với bố là sẽ bàn cùng vợ; rồi lại nói với vợ rằng sẽ bàn với bố, cả hai bên đều ậm ờ thế. Nhưng cả hai người ấy đều cho Quốc thời hạn cuối cùng là phải nói trước khi bố Quốc về quê, quả thật Quốc không thể làm nổi. Chỉ còn cách để hai người đó gặp nhau, ấy nhưng gặp nhau rồi ắt sẽ đả động tới chuyện này, mà khi đã nói tới chuyện này thì tất yếu là “ba mặt một lời” rồi. Còn Quốc lại rất sợ kiểu “ba mặt một lời” này nên cứ đành mập mờ nước đôi, Quốc bảo Tây không cần đi tiễn bố, Quốc đi một mình là được; rồi lại bảo bố là Tây bận công việc nên không thể đi tiễn bố được.
Thế nhưng Tây quyết tới, định sẽ từ cơ quan về nhà với lý do hết sức hợp lý rằng: bố về quê, con dâu không thể không về tiễn bố. Bố Quốc thấy con dâu vội vàng về tiễn mình thì cũng lấy làm vui lắm, cười tít cả mắt khiến Quốc càng thêm phần lo lắng. Quốc biết, Tây cố ý quay về tiễn bố là vì sao, và càng hiểu niềm vui của bố khi gặp con dâu trước khi về không chỉ vì con dâu tới tiễn mà còn có lý do khác. Cả hai đều không nghĩ đơn giản vậy, cả hai đều đợi đến giây phút cuối này để nói rõ với nhau về câu chuyện sáu mươi nghìn tệ kia.
Họ bắt taxi tới bến xe Bắc Kinh. Tây đề nghị vậy và chủ động trả tiền. Suốt chặng đường, Quốc không khỏi hồi hộp, căng tai lên nghe hai người nói chuyện hệt như lính cứu hỏa đang sốt ruột chờ tin cấp báo. May thay dọc đường đi không có chuyện gì xảy ra. Taxi đỗ ngay trước bến xe, nhưng vẫn phải đi bộ một đoạn, trên đoạn đường đó phải đi qua chiếc cầu vượt ngoài trời dành cho người đi bộ. Lúc qua cầu, Quốc vác trên vai hai bao đồ to cùng với một thùng nước ngọt lại cộng với việc phải leo bậc thang nên mệt lử cả người. Hồi trẻ, mấy thứ đồ này và đoạn đường từng ấy chẳng là gì với Quốc. Giờ thì khác rồi, tim cứ đập thình thịch trong lồng ngực, đúng là ngồi bàn giấy quá lâu rồi nên thế. Bố cũng thương Quốc lắm, bảo Quốc dừng lại uống chút nước, Quốc liền đồng ý. Giá mà biết trước hậu quả của việc dừng lại này, có đánh chết Quốc cũng quyết không dừng lại “một lúc”. Vì trong một lúc ấy, bố chồng nàng dâu đã va chạm với nhau, “chạm mặt chính diện”.
Tây quyết làm rõ cái “chính sách hồ đồ” của bố chồng, bởi Tây hiểu chồng mình nên cố tình tới đây, nếu không Tây đã chẳng bỏ cả công việc từ cơ quan về để tiễn bố chồng, Tây đâu được “thảo hiền” đến thế. Tây đến chính là vì những giây phút cuối này, chính là để nói rõ với bố chồng về khoản tiền sáu mươi ngàn tệ. Trên đường không tiện nói là vì còn người lái xe, Tây chẳng muốn vạch áo cho người xem lưng, suy cho cùng đó là người lạ mà. Nhưng trong lòng vẫn đang ấp ủ chờ cơ hội, đang nghĩ xem bao giờ nên nói và nói như thế nào. Cuối cùng Tây quyết định sẽ nói toàn bộ sự thực. Bước xuống xe taxi Tây đã tìm cơ hội để nói, hai bố con cứ dính lấy nhau như hai đứa trẻ nên Tây chẳng có cơ hội; thêm vào đó là tiếng ô tô rầm rầm bên đường nên càng chẳng tiện nói chuyện. Sau đó lên cầu, bố lại bảo dừng lại nghỉ “một lúc”. Tây cho rằng cơ hội đã đến, đợi Quốc đặt đồ đạc xuống, còn bố ngồi tạm lên thùng nước ngọt nghỉ ngơi cho bớt nóng. Tây tiến tới trước mặt bố, đứng lại và gọi: “Bố!”. Vừa nghe vậy, Quốc biết chuyện lớn sắp xảy ra, bởi đó là tiếng gọi sâu lắng của suy tư, tiếng gọi trịnh trọng nghiêm túc, một tiếng gọi đầy cương quyết. Trước tình thế đó, Quốc bèn níu tay Tây lại, dùng tay ra hiệu cho Tây đừng nói. Nhưng Tây giằng tay Quốc ra, nhìn thẳng vào mắt bố và nói: “Bố, chúng con cảm ơn bố đã xây nhà cho chúng con, nhưng chúng con không cần dùng, xây lên thật lãng phí, chúng con không muốn thế.”
Bố không muốn nói chuyện trực tiếp với con dâu nên quay người lại. Ánh mắt ấy ngập tràn giận dữ khiến mặt Quốc tái mét mặt. Quốc đành nói đỡ lời: “Nói gì vậy, bố mẹ xây nhà sao lại không muốn?”
Bố Quốc gật đầu đồng ý, nhưng Tây chẳng buồn để ý, chỉ liếc Quốc một cái, rồi quay đầu đi thẳng. Những gì cần nói Tây đều đã nói cả, những gì không nói cũng đã kìm nén lại. Quốc đuổi theo Tây, bố thì không quên với theo dặn dò: “Về nhớ dạy dỗ nó. Vợ không dạy là không được, cứ chiều đâm quen, sau lại sinh ra tật xấu, rồi không khéo nó ngồi lên đầu đấy!” Quốc dạ vâng rồi vội chạy mất.
Quốc đuổi kịp Tây ở đầu cầu. Chỗ này cách xa nơi bố đang đứng, không thể nghe được gì nên Quốc mới yên tâm nói với Tây: “Em à, anh xin lỗi… việc này bỏ qua đi, coi như em giữ thể diện cho anh, được không?”.
“Em giữ thể diện cho anh đủ rồi! Dẫn cả một đoàn quân lên tìm mẹ em, không buồn nói trước tiếng nào, mẹ em cũng chẳng nói gì, chạy tới chạy lui dẫn họ đi; thích ở nhà chúng ta, em lập tức dọn đi!”. Quốc liên tục đáp: “Anh biết rồi mà.” Tây vẫn cứ nói: “Anh còn muốn em làm gì nữa?”
“Hay xây căn nhà đó nhé!”
“Tiền đâu ra?”
Quốc chẳng nói lời nào…
Bố Quốc vẫn ngồi trên thùng nước, hai bao đồ dựng bên cạnh, ung dung hút thuốc đợi. Thời gian còn nhiều mà, ban đầu họ định đi xe buýt, sau đó lại đi taxi nên còn nhiều thời gian, cũng đủ để hai bố con nói chuyện. Hút hết điếu thuốc, con trai và con dâu cuối cùng cũng quay lại. Sắc mặt con dâu có vẻ khá hơn, thậm chí là khá tốt. Bố cho rằng như vậy thì tốt rồi nên cũng chẳng nói thêm gì nữa. Thanh niên mà, phạm lỗi là chuyện bình thường. Hai vợ chồng tiến tới trước mặt bố. “Bố”, Tiểu Tây vui vẻ nói “Con và anh Quốc đã bàn với nhau rồi, chúng con không cần xây nhà đó.”
Bố không dám tin vào tai mình nữa, quay sang nhìn con trai, nhưng Quốc chỉ gật đầu. Bố Quốc chuyển từ ngạc nhiên sang giận dữ: “Phòng không cần vẫn phải đóng tiền.”
Tiểu Tây cũng giận dữ: “Sao lại thế ạ.”
“Vì sao hả?” Bố Quốc nhấn mạnh từng chữ: “Vì chúng ta sinh ra và nuôi lớn nó! Nó và anh trai cùng thi đỗ đại học nhưng chỉ mình nó được đi học! Cả nhà phải nhịn ăn nhịn mặc để nuôi nó đấy! Giờ nó thành đạt, vào thành phố sống, có tiền có thể bỏ rơi cha mẹ đẻ không?”
“Anh ý đâu có ý bỏ rơi bố mẹ, bố mẹ muốn anh ý báo đáp thế nào nữa… Bố, bố mẹ yêu cầu quá nhiều, thực sự vượt quá khả năng của bọn con!”
Bố Quốc chẳng buồn nói chuyện với con dâu nữa, không đáng để nói chuyện với con dâu, như thế là hạ thấp mình. Ông quay sang nói chuyện với con trai. “Bố”, Quốc nói với bố đầy khó khăn nhưng cũng rất rành mạch: “Bố, con, chúng con hiện giờ thực sự rất khó khăn…”
Bố Quốc giận run người: “Mày, thằng con này, đúng là phí công nuôi dưỡng rồi.”
“Thế nuôi anh ý xong là để ăn thịt anh ấy chắc, anh Quốc là lợn hay là gà chứ?”. Tiểu Tây ngang nhiên nói. Nếu cần phải nói chính là lúc ấy, nếu không nói sẽ không bao giờ nói rõ được nữa. “Bố, bố đừng lúc nào cũng lôi chuyện nuôi anh Quốc thế nào, chu cấp cho anh ăn học ra sao, đó chẳng phải là nghĩa vụ tối thiểu của bố mẹ với con cái sao, lẽ ra bố mẹ cũng nên nuôi anh cả ăn học, bố mẹ không thể chu cấp cho anh cả ăn học thì phải tự cảm thấy có lỗi chứ!...”.
Nói về điểm này thì từ trước Quốc có quan điểm giống Tây. Khi nhắc tới anh cả, trong phút chốc ấy, Quốc lại tự thấy lòng mình trĩu nặng cùng một cảm giác áy náy, đồng thời, hình ảnh rõ nét xưa kia lại hiện về trước mắt: trong căn nhà đất, trước cái bếp đất, bố ngồi giữa, hai anh em ngồi hai bên, bên trong là hai mẩu giấy bốc thăm. Bố bảo hai anh em cùng bốc thăm để quyết định ai được đi học đại học, anh trai Quốc bốc trước. Khi anh thò tay ra phía cái bếp để bốc thăm, ánh mắt Quốc dõi theo không rời, bàn tay ấy đang run. Cũng đúng thôi, bởi thăm bốc này quyết định cả cuộc đời mà, còn có gì tàn khốc hơn thế chứ? Anh trai bốc một thăm, cầm một lúc mới dám mở ra, xem xong bèn đưa cho bố, sau đó, anh đi khỏi, chẳng nói lời nào chỉ lẳng lặng cầm cái cuốc ra đồng làm việc. Trên chiếc thăm đó viết hai chữ: “không học”…
Tiểu Tây vẫn tiếp tục nói, nhưng Quốc không còn nghe rõ Tây nói gì nữa, tim đập loạn nhịp, huyết áp tăng, hai tai ù đi. Quốc tới trước mặt Tây, giơ tay tát “bốp” một tiếng rõ ràng vào mặt trong khi Tây vẫn đang liên hồi nói. Trong phút chốc, cả thế giới chợt như yên lặng. Tây đứng chết chân tại chỗ, đôi mắt tràn trong ngạc nhiên, đẫm mùi giận dữ và cả vị khổ đau. Đôi mắt ấy hệt như đứa trẻ luôn tin tưởng người lớn một cách vô điều kiện giờ chợt bị tổn thương. Gió xuân nơi Bắc Kinh đô thị bỗng đâu ùa về thổi bay những chiếc túi ni lông trên mặt đường, trắng, đỏ, xanh…
Hai bố con cùng tiến vào bến xe Bắc Kinh.
Quốc hệt như chú lạc đà vác nặng trên lưng, trước ngực sau lưng đeo hai túi đồ, một tay bê thùng nước, một tay xách túi thức ăn đi đường của bố. Bố Quốc thì đi người không, Quốc quyết không để bố cầm vật gì. Chẳng còn cách nào, ông đành cố đỡ cho con trai gánh nặng của thùng nước hi vọng con nhẹ bớt hơn. Đức hiếu của con khiến bố cảm động, nhưng cũng khiến ông thấy bất an, buồn lòng, ông buồn vì con trai mình. Con dâu thành phố chẳng giống với con dâu ở nông thôn, nói đánh là đánh luôn. Nếu con dâu vì chuyện này mà làm khó con trai, Quốc phải làm như thế nào đây?
Tây bị tát một cái sưng hết một bên má, đỏ ửng lên. Nhà cửa tanh bành, vi tính cũng được dỡ xuống đóng thùng. Giản Giai có khuyên Tây không cần mang theo vi tính nhưng Tây không chịu. Tây gọi điện cho em trai lát tan làm sẽ qua đón mình. Thu dọn xong xuôi, Tây thấy vẫn còn sớm bèn rủ Giai đến bệnh viện. Cái tát còn đau đến mức Tây nói không tròn tiếng. Giai hỏi Tây vì sao phải đến bệnh viện, cứ ở nhà chườm đá là đỡ ngay. Lúc đó Tây mới thú thực mình muốn đến bệnh viện để phá thai. Nghe vây, Giản Giai vô cùng ngạc nhiên, Giai có thể giúp bạn bỏ nhà đi chứ tuyệt đối không thể giúp bạn đi phá thai. Giai không lãnh được trách nhiệm này. Việc này nhất quyết phải thông báo ngay cho Quốc, nhưng trước hết phải làm thế nào đó để Tây bình tĩnh lại. Nhưng làm thế nào đây? Đột nhiên Giai nhớ tới buổi họp báo long trọng ra mắt cuốn sách mới của nhà văn Trần sắp tới. Nhà văn Trần rốt cuộc cũng chấp nhận đề nghị phía nhà xuất bản đổi tên sách và giữ tên tác giả, như thế sách sẽ bán chạy và dễ dàng hơn, trong đó công đầu là của Tây. Sau buổi gặp mặt ở quán Great Choice ấy, Tây còn đến thương lượng thêm ba lần nữa, nói hết lời hết nhẽ, đề nghị, nịnh nọt đủ cả, thậm chí rơi cả nước mắt van xin, nhà văn Trần rút cuộc vẫn là con người với trái tim máu thịt, vì thế cuối cùng đành phải nhận lời. Tây được chọn là người dẫn chương trình trong buổi họp báo ra mắt cuốn sách mới này.
“Bây giờ có muốn làm gì cũng phải nghỉ mất mấy ngày, thế buổi họp báo tính sao đây?” Giản Giai viện cớ “hay thế này, để họp báo xong tính tiếp, cũng chỉ hai ngày thôi chứ mấy.” Lúc này Tây mới thôi khăng khăng. Giai vì thế cũng thở phào nhẹ nhõm, thực tế Giai đang từng bước thực hiện dự định của mình, Giai đoán Tây cả giận mất khôn, cần có người giúp Tây bình tĩnh lại. “Tây à, sao bạn phải bỏ đứa bé đi?” Tây không trả lời. “Không muốn sống với Quốc nữa hả?” Giai tiếp tục hỏi.
“Không phải là không muốn mà là không thể. Không thể sống tiếp nữa, không có cách nào sống tiếp nữa.” Tây giờ mới đáp lời: “Lúc đầu mẹ luôn nói rằng môn đăng hộ đối vô cùng quan trọng, vợ chồng nghèo sinh ra mọi chuyện. Nhưng mình chẳng nghe lời mẹ, luôn ngang ngạnh, đối đầu với mẹ, còn bảo vợ chồng ân ái đâu chỉ ban đêm – nghĩ cho cùng vẫn là ruột thịt mà! Giai à, về lý mà nói, hai người khi kết hôn với nhau thì dựa vào quan hệ của hai người là chính, đúng không? Nếu không kết hôn thì làm gì? Bố mẹ thì tính gì trong đó? Nhưng Quốc thì luôn luôn suy tính cho gia đình của anh ta, mà việc gia đình anh ta thì nhiều không kể xiết. Ban đầu, mình cũng không hiểu vì sao anh ta phải làm thế, bây giờ thì mình đã rõ. Tất cả đều vì nghèo đói, không thì đã chẳng ai bảo vợ chồng nghèo sinh ra mọi chuyện…Bạn thấy đấy, bây giờ đã bắt đầu đánh vợ rồi đấy!”
“Cũng chỉ mới một lần nhỡ tay thôi mà!”
“Đó là tất nhiên trong sự ngẫu nhiên mà thôi! Giai à, bạn biết không? Họ hàng nhà anh ta rất thích đánh vợ, treo lên để đánh, dùng roi da tẩm nước đốt! Có chị bị đánh đến mức toàn thân sần sùi như cóc, mùa hè cũng chẳng dám mặc áo cộc tay…”
Giai nghe chuyện mà nổi hết da gà.
Tiểu Hàng đến trước giờ hẹn, cho dù đã được nghe chị kể qua câu chuyện nhưng tới nơi Hàng vẫn không khỏi ngạc nhiên: trên sàn nhà là hai túi đồ to bự và một chiếc túi xách tay, không phải một chút đồ của người muốn bỏ đi như Hàng vẫn tưởng tượng. Sau đó, Hàng nhìn qua gương mặt vẫn còn sưng ửng đỏ của chị gái. Biết chuyện, Hàng chẳng nói chẳng rằng quay người đi thẳng. Tây vội bảo Giai nhanh đuổi theo giữ em trai lại vì đoán trước nó sẽ tới gặp Quốc, thế nên tuyệt đối không để cho nó đi.
Giai nghe vậy vội đuổi theo để Tây ở trong nhà vì ban nãy Tây có bảo thấy râm rẩm trong bụng, giờ lại thấy đau hơn. Giai đuổi kịp Hàng ở cầu thang máy. “Hàng à, cậu đừng đổ dầu vào lửa nữa được không, vợ chồng cãi nhau có động tay chút cũng có gì là to tát đâu.”
“Vậy hả! Tát vợ sưng cả mặt mà bảo là “động tay chút”, là “không to tát” hả?”
“Hàng à” Giai vẫn kiên nhân thuyết phục “Cậu là đàn ông nên cậu không hiểu, chị cậu cho đến lúc này vẫn không đành lòng xa Quốc đâu.”
“Sao chị biết?”
“Phụ nữ thường hiểu nhau hơn mà…”
“Phụ nữ không phải ai cũng giống nhau.” Ngừng lại giây lát Hàng khẽ nhìn Giai “Chị tôi là người rõ ràng, đúng là đúng, sai là sai. Chị ấy không giống những cô gái khác, lúc nào cũng giả vờ này nọ, lúc nào cũng diễn kế “cự tuyệt để thử thách” hay “bỏ đi để thử thách”, bên ngoài ra vẻ yêu thương thật lòng, nhưng thực tế thì chẳng khác nào kẻ mưu mô, để có được tình yêu, người ta sẵn sàng đặt mọi áp lực lên người mình yêu, chỉ để đạt được mục đích cuối cùng nào đó.”
Giai hiểu rõ ngụ ý trong mỗi câu nói của Hàng. Trong giây lát ấy, những gì chưa thể giải thích đều đã được giải thích. Lúc đầu, Tây đã rất tiếc của không ngừng chì chiết Giai vì đã trả lại Khải Đoạn đôi hoa tai, sau đó biết được Giai trả lại Khải Đoạn cả nhà cửa, xe cộ, Tây chẳng nói lời nào. Giai cứ nghĩ chắc là vì gia đình Tây dạo này xảy ra nhiều chuyện nên chưa hỏi thăm được bạn, vì thế Giai cứ đợi bạn hỏi thăm. Không ngờ Tây lại nghĩ về mình như thế, lại cho rằng Giai dang dùng mưu kế, đem bụng tiểu nhân đo lòng quân tử, đã thế lại còn đem bụng tiểu nhân ấy kể cho em trai mình… Lúc này, Hàng dã bước vào thang máy, Khi Giai kịp định thần lại thì cửa thang máy đã đóng. Giai càng nghĩ càng thấy giận, cũng bấm thang máy và đi luôn. Không thèm quan tâm đến chuyện của Tây nữa! Nếu Tây không đáng là bạn, Giai cũng chẳng cần khách khí nữa.
Số chỉ tầng trên thang máy bắt đầu từ số 1, dừng lại một lát rồi tiếp tục tăng lên 2, 3, 4, 5,… đến tầng 18 thì dừng lại, ngưng một lát rồi mở cửa ra. Giai vừa bước được một chân vào thì nghe tiếng gọi từ phía sau “đợi đã”. Đó là Tiểu Tây, đang vừa gọi vừa bước tới, một bên má vẫn sưng, hai tay ôm bụng. Đau bụng à? Đang mang thai mà đau bụng thì không tốt rồi! Giai chợt lo lắng, đưa tay ấn nút giữ thang máy đợi Tiểu Tây…
Quốc đang làm việc ở công ty. Tiễn bố về xong, Quốc quay lại công ty làm việc tiếp, mấy hôm nay công việc chất đống lên, không thể trì hoãn được nữa, vì thế đành tạm gác chuyện của vợ sang một bên, đợi tối tan sở về nhà nói tiếp. Trong phòng có mấy chục người, từng ấy chiếc máy tính, cũng từng ấy bàn phím đang lách cách gõ. Rầm! Cánh cửa mở bung ra với một lực rất mạnh, đập vào bàn vi tính phía sau đó rồi bật trở lại. Cả phòng ngước nhìn đầy ngạc nhiên, ngừng tay gõ, những tiếng lách cách cũng chợt im bặt, trong phòng bỗng chìm trong im ắng khác thường.
Đứng ngay trước cửa là một thanh niên sáng sủa mặc quần bò áo Jacket. Thanh niên sáng sủa là để chỉ ngoại hình chứ không để chỉ tâm trạng. Bởi lúc này, trên khuôn mặt người thanh niên ấy không chỉ có những nét sáng sủa mà còn u ám cả một bầu trời mây. Sau mấy phút kinh ngạc, mọi người bắt đầu lo lắng và tò mò: Ắt có chuyện gì đó sắp xảy ra! Ngày ngày quẹt thẻ vào làm, bắt đầu làm việc là gõ bàn phím, trưa đến ăn cơm rồi nghỉ trưa khoảng nửa tiếng, cuộc sống cứ thế đều đều diễn ra thì liệu có chuyện gì xảy ra nhỉ? Mà gây chuyện với ai vậy? Mọi ánh mắt đổ dồn về phía người thanh niên ấy, rồi lại ngoái cổ nhìn khắp phòng một lượt để xem ai là người gây chuyện với anh ta. Thậm chí đến những kẻ ngày thường ngày hay “gây sự” nhất cũng đang ngoái cổ nhìn khắp phòng một cách thành thật. Không phải mọi người không nhìn thấy tổ trưởng của họ đột nhiên đứng phắt dậy trong phòng làm việc riêng nhưng thực lòng không ai nghĩ kẻ “gây chuyện” lại là tổ trưởng - một người thật thà chất phác luôn tuân thủ mọi nội quy ở đây, thực không một ai nghĩ đến Quốc cho tới khi tổ trưởng của họ gọi tên cậu thanh niên ấy: “Hàng!”. Một tiếng gọi chứa đầy ngạc nhiên trong cái dự liệu.
“Anh ra đây một chút.” Người thanh niên ra lệnh bằng giọng nói có vẻ không được bình tĩnh lắm.
“Có chuyện gì vậy?” Tổ trưởng hỏi. Nhưng ai ai cũng nhận thấy rằng đó là một câu hỏi mà nguyên nhân thì đã được biết rõ.
“Em gọi anh ra thì anh cứ ra đây!” Người thanh niên bỗng chốc cao giọng quát như không thể nhịn hơn nữa.
Những đôi mắt tò mò kinh ngạc càng mở to hơn quan sát. Lúc đó, tổ trưởng không những không ra mà còn lạnh lùng ngồi xuống. “Xin lỗi, anh đang bận không có thời gian.” Nói xong, Quốc lại tiếp tục gõ bàn phím lách cách. Ngay sau đó, chẳng để mọi người kịp định thần xem chuyện gì xảy ra, người thanh niên ấy đã tiến nhanh tới trước bàn làm việc của tổ trưởng Quốc và túm lấy cổ áo Quốc. Cả phòng chợt xôn xao những tiếng “ơ”, “ui”. Nhân viên bảo vệ cũng vội vàng chạy vào đúng lúc Hàng túm cổ áo Quốc lôi ra khỏi phòng, họ định tiến tới trợ giúp nhưng Quốc ra hiệu không cần. “Không cần, đây là việc riêng của hai chúng tôi, các anh không cần can thiệp!” Rồi không quên quay lại dặn dò nhân viên: “Mọi người tiếp tục làm việc đi, dự án này nhất định phải…”, chẳng kịp nói hết lời Quốc đã bị túm lôi đi. Hai bên cứ giằng co nhau đi khỏi, để lại sau lưng những thắc mắc xôn xao…
Tiểu Tây và Giai cùng bắt xe tới công ty Quốc. Thực ra Giai vì lòng nhân đạo mới đi cùng Tây. Suốt chặng đường, Tây liên tục gọi điện cho Hàng nhưng không ai trả lời máy. Đến công ty hai người mới biết anh em Quốc đã lôi nhau ra bãi đỗ xe sau công ty.
Khung cửa sổ trong phòng làm việc nhìn thẳng ra bãi đỗ xe đó, và đương nhiên tất cả đang túm tụm ở đó tranh nhau nhìn: người thanh niên đó đang đánh cấp trên của họ, từng bước dồn Quốc, nhưng Quốc không hề phản kháng khiến đám nhân viên có phần thất vọng. Một trận đấu hay lẽ ra hai bên phải cùng ra đòn, ai thắng cuộc chính là kẻ mạnh. Nhưng không ngờ mọi chuyện lại thế này, làm cho mọi người không những thấy bất công mà còn có phần coi thường, tổ trưởng hôm nay làm sao vậy? Bình thường xem ra cũng thuộc bậc nam tử hán lắm mà, sao những lúc như thế này lại xử sự vậy nhỉ? Hay có cái đuôi cáo nào bị người ta nắm rồi? Mà nó là gì vậy nhỉ? Hay nợ người ta tiền? Hay lừa con gái nhà người ta? Tiếng bàn tán lại râm ran khắp nơi. Tiểu Tây chẳng để ý tới mình nữa liền chen vào đám đông để nhìn, hướng ra phía ngoài hét lớn: “Hàng!” Nhưng tiếng hét ấy đã bị tan biến trong tiếng xì xèo và bởi khoảng cách quá xa. Nghĩ một lát, Tây quyết định chạy ra khỏi phòng, hai tay vẫn ôm bụng lật đật bước. Giai thấy tình hình không tốt, gọi với theo Tây chẳng được, bèn chạy theo. Hai người lại từ trên tầng chạy xuống, chạy ra bên ngoài, mãi mới tới được bãi đỗ xe, quả thực Tây không thể chạy tiếp được nữa nên đứng khựng lại, rồi bỗng quỵ xuống. Giai hoảng hốt hỏi bạn có sao không, còn Tây chỉ ra hiệu bạn chạy lại khuyên Hàng đừng đánh nữa, tất nhiên là vì thương Quốc bị đau. Giai miệng thì ừ mà chân thì không đi nổi, trong lòng ngưỡng mộ Tiểu Hàng vô cùng. Anh chàng này có chút đáng ghét nhưng xem ra rất thương chị, lại biết đánh đấm nữa chứ, giá mà Giai có cậu em trai như vậy thì tốt quá. Lúc cần thiết có thể ra mặt một đấm hai đá trả thù cho chị… Đột nhiên, Giai hét lên khiến Tây phải ngẩng đầu nhìn. Hàng bị Quốc hất ra xa! Chớp mắt Hàng lại bật dậy đánh nhau tiếp, Tây cố gắng chạy đến bên em trai “Hàng! Thôi đi! Ngã có sao không? Anh ý không đánh là vì không muốn đánh nhau với em, chứ nếu đánh thật em có đánh nổi anh ý không? Anh Quốc sinh ra và lớn lên như thế nào em quên rồi sao? Sáu tuổi đã phải ra đồng làm ruộng, có ai thế đâu, mà kể cả có sức khoẻ đi nữa, anh Quốc cũng từng tập luyện Taekwondo đó!”
Quốc lạnh lùng nhìn hai chị em rồi quay lưng đi thẳng. Tây đỡ em dậy cùng đi ra ngoài, nhưng chẳng được mấy bước thì quỵ xuống, Hàng và Giai đồng thanh hét lên: “Chị!” “Tây à!”. Nghe vậy, Quốc giật mình quay lại rất nhanh đẩy Hàng và Giai sang hai bên, bế vợ lên vội bước ra ngoài…
Chủ nhiệm khoa ngoại, bác sỹ Lã phải mời đồng nghiệp là chủ nhiệm khoa sản tới khám cho con gái. Kết quả là, có dấu hiệu doạ sảy thai. Chủ nhiệm khoa sản vừa kê đơn thuốc vừa nói rằng: đối với bệnh nhân có dấu hiệu doạ sảy thai thì thuốc chỉ là một phần, cái chính là phải nghỉ ngơi, phải nằm bất động trên giường. Nằm bất động ít nhất là nửa tháng, thậm chí là đến khi sinh con. Cũng vì bệnh nhân là con gái chủ nhiệm Lã nên bác sỹ cũng nhẫn nại kể tiếp các ví dụ: có sản phụ mắc chứng sảy thai tái phát, sẽ phải nằm yên dưỡng thai trên giường cho đến khi sinh, nằm suốt chín tháng, thậm chí sắp sinh nếu không cẩn thận hắt xì một cái cũng dẫn đến sảy thai. Nhìn vết sưng trên má con gái, mẹ Tây cũng đoán được đa phần sự việc, vì thế bà chẳng thèm nhìn Quốc một cái, từ phòng phụ sản đi ra liền bảo Hàng đưa chị về nhà.
Tây quyết định ly hôn với Quốc, song cũng quyết định giữ lại đứa con. Lý do Tây đưa ra là, không trông mong gì ở chồng thì đành dựa vào con vậy. Nhưng nguyên nhân thực sự của nó thì Tây không dám thừa nhận: đó là nếu Tây lại sảy thai lần này, nhiều khả năng Tây sẽ mắc chứng sảy thai tái phát, thậm chí là không thể sinh con nữa. Như vậy có thể nói, đây là cơ hội mang thai cuối cùng của Tây. Không chồng, cũng chẳng có con, đối với một người phụ nữ mà nói cuộc đời coi như chẳng có ý nghĩa gì. Tây về nhà mẹ dưỡng thai, hàng ngày cũng chẳng đi làm. Bác sỹ kê đơn với chế độ nghỉ ngơi hai tuần, hai tuần sau khám lại vẫn chưa được sẽ phải nghỉ tiếp.
Tối đến, cả nhà bốn người cùng ăn cơm. Thức ăn được bố mua về từ nhà ăn. Rau vừa mặn vừa to, Tiểu Tây nói với bố rằng bà bầu không nên ăn mặn, mẹ nghe thế bỗng dừng tay đũa nhìn chồng chẳng biết nói sao. “Thức ăn ở căng tin đúng là càng ngày càng tệ” rồi chuyển một đĩa khác tới trước mặt con gái “Món trứng xào cà chua này cũng được lắm”. Vờ như chẳng có chuyện gì, nhưng thực ra cơn giận trong lòng mẹ đã sục sôi.
Kể từ khi chồng về hưu, mẹ Tây tổng kết rất nhiều “hội chứng chồng nghỉ hưu”. Hội chứng bày vó từ Nhật Bản truyền sang. Ở Nhật Bản, chủ yếu là đàn ông đi làm, đàn bà ở nhà nội trợ, hai bên không gặp nhau mấy cũng chẳng để ý đến nhau nên không vấn đề gì. Nhưng khi đàn ông đã về hưu, hàng ngày ở nhà với vợ, phị nữ cũng dần nhận ra bản chất của đàn ông, lúc này nếu đàn ông vẫn không chịu làm việc nhà sẽ khiến phụ nữ cảm thấy bực mình. Dần dần tạo thành cái gọi là “Hội chứng chồng nghỉ hưu”.
Gia đình Tây xưa nay đều ăn ở căng tin là chính, năm này qua năm khác cũng đã mười năm như vậy. Mẹ Tây là người thích cuộc sống sạch sẽ mà ăn uống là thứ đầu tiên cần sạch sẽ. Mẹ nấu rất ngon, nhưng không nấu được chỉ vì không có thời gian, thời gian của bác sỹ là phụ thuộc vào bệnh nhân mà. Trước đây, bố Tây cũng rất bận, vừa phải dạy học, vừa phải hướng dẫn sinh viên làm luận văn, lại còn tham gia các hoạt động xã hội nữa, có thể nói, ông cũng không có thời gian. Thế là cả hai cùng ăn cơm ở căng tin. Sau khi kết hôn, à không, phải nói là từ trước khi kết hôn đã như thế rồi, toàn ăn cơm căng tin, đến nay vẫn vậy. Vốn tưởng chồng nghỉ hưu rồi, công việc cũng bớt đi có thể về nấu cơm, nhưng bố Tây bảo ông không thích nấu nướng. Lý do hả? Tuy rằng vẫn nói nam nữ bình đẳng nhưng thực tế đến bao giờ mới thực sự bình đẳng đây? Thử nghĩ xem, nếu như phụ nữ mà nghỉ hưu trước, công việc của người nam vừa bận rộn, vừa nặng nề xem, chuyện gì sẽ xảy ra?
Đương nhiên, phụ nữ phải lo chăm sóc chồng con, há miệng là mắc quai. Còn nam giới thì không vậy, không những không chăm lo cho vợ, mà ngược lại, phụ nữ vẫn phải chăm lo tới tâm lý tình cảm cũng như lòng tự tôn của đàn ông. Cả ngày mẹ bận rộn, hết giờ làm mệt mỏi chẳng muốn lê bước, về đến nhà, trên bàn lại toàn thức ăn mua sẵn ở căng tin về hâm lại. Rau cải xào với khoai tây, ăn mãi một vị. Bây giờ con gái đang có dấu hiệu doạ xảy thai, bà đón về nhà dưỡng thai, mà lý do quan trọng nhất là vì hiện giờ ở nhà có bố đã được nghỉ hưu, thế mà ông vẫn không nấu nướng gì, bắt con gái đang mang thai phải ăn đồ mua sẵn!... Cơn giận đã lên tới đỉnh đầu, gắp miếng rau xào vào miệng, bà chẳng buồn tức giận. Tức giận rất lãng phí sức lực và hao tổn tinh thần, mà cả thể lực và tinh thần lúc này bà cũng chẳng có, hôm nay bà vừa phải thực hiện một ca phẫu thuật dài. Tiểu Tây không dám nhìn mẹ, ăn một miếng khoai tây xào bắp cải vẫn lẩm bẩm chê không ngon. Lúc này, mẹ Tây dường như không nhịn nổi cơn giận nữa, đập đũa xuống bàn cạch một tiếng, đẩy bát cơm ra nói: “Chê không ngon thì về nhà cô mà ăn.” Rồi đứng dậy đi thẳng vào phòng đọc sách.
Tiểu Tây thè lưỡi ra nói với bố: “Con xin lỗi, đều tại con, nhưng thức ăn đúng là không ngon!” Cầm tay bố, Tây khẽ đưa lên phe phẩy trước miệng thỏ thẻ nói: “Mình thuê giúp việc bố nhé!”
Bố lắc đầu: “Bố phải viết sách, trong nhà cứ có người đi đi lại lại làm sao bố viết được. Thực ra, giúp việc không phải là vấn đề, là mẹ con ý, đầu óc không thoải mái.”
Mẹ Tây nghe tiếng, nói vọng từ trong phòng ra: “Tôi đầu óc không thoải mái, nếu là ông, ông có thoải mái không?... Thực ra mua thức ăn hay nấu thức ăn đối với tôi chẳng có gì quan trọng, mấy chục năm qua vẫn thế, nhưng hiện nay Tiểu Tây đang có thai. Con có thai cần được tẩm bổ. Nó lại bị chứng doạ sảy thai, không được cử động. Ông đang ở nhà rỗi việc, sao không nấu cơm cho con chứ?”
“Nhưng nấu gì? Nấu như thế nào chứ?”
“Không biết thì có thể xem sách, ở nhà có mấy món đâu! Nấu cơm cũng chẳng phải việc gì đòi hỏi kỹ thuật cao.”
“Nhưng tôi có thể chú ý mua những món con thích ăn về, mà không, đặc biệt quan tâm tới nó chứ.”
“Nhưng sao không thể tự nấu! Ở nhà nồi niêu xoong chảo có thiếu gì, thế nhưng đến tận bây giờ vẫn suốt ngày ăn cơm căng tin, một năm 365 ngày đều thế!”
“Thế chẳng nhẽ cứ nghỉ hưu là phải ở nhà nấu cơm à?”
“Sao không được?”
“Nếu không chúng ta thuê giúp việc?” Đến lúc này, giọng của bố chuyển sang chiều hướng thương lượng, thôi thì nhượng bộ chút. Nhưng mẹ Tây lại không nhận ra điều đó.
“Ông nghĩ là cứ thuê là thuê được người giúp việc ngay chắc! Tiểu Tây bây giờ cần…”
“Đừng có lúc nào cũng lôi Tiểu Tây vào đây! Tôi thấy bà mới là nhiều chuyện!” Cuối cùng, bố Tây cũng chẳng nhường nữa, chỉ trích luôn. Rõ ràng đây không phải là ý muốn của ông, vì ông luôn muốn hai bên trao đổi ý kiến với nhau, chỉ vì mẹ Tây không giữ thể diện cho ông trước mặt con gái, ông đành phải cho bà thấy mất thẻ diện như thế nào khi làm người khác mất thể diện.
”Đúng! Tôi lắm chuyện đấy.” Mẹ Tây bỗng gắt lên. Những người tri thức dù là nữ đi nữa cũng chỉ tỏ ra nhã nhặn với người ngoài, còn với người nhà, họ có thể hành động như bất kỳ người phụ nữ nào. Mẹ Tây tiến tới trước mặt bố, chỉ thẳng vào mặt ông mà nói: “Ban đầu tôi kiên quyết phản đối Tây lấy thằng Quốc, chính là ông, cứ khăng khăng ủng hộ, cái gì mà hôn nhân của con bố mẹ đừng nên can thiệp nhiều. Bố mẹ như tôi và ông can thiệp vào chuyện hôn nhân của con cái chẳng phải là vì chúng nó sao? Cái khôn nhất của kẻ khôn ngoan là nghe theo những lời dạy của người có kinh nghiệm đi trước, lúc trước nó chưa hiểu, sau sẽ hiểu. Chỉ vì ông, đẩy con gái đi, chẳng nhẽ cứ để nó đi sai đường, để nó chịu tủi nhục mới nói sao, đó là loại bố mẹ gì hả? Là cái loại vô trách nhiệm.”
Bố Tây chỉ biết đứng nhìn vợ đang lên cơn giận dữ, thấy vậy trong lòng Tây chợt não nề: một mình Tây ở đây đã làm náo loạn cuộc sống vốn bình yên của bố mẹ, nếu lại thêm đứa bé này nữa, cứ ở nhà mãi chắc là không ổn rồi. Để qua giai đoạn này, chờ cho sức khoẻ bình phục lại, Tây sẽ về cùng Quốc làm các thủ tục ly hôn, cái gì có thể phân chia sẽ phân chia cho rõ ràng.
/20
|