Quốc quyết định lại mời Tây về nhà. Quyết định này Quốc đưa ra sau buổi tối nói chuyện cùng với Hàng. Qua lời Hàng, Quốc mới hiểu rằng, gia đình Tây không sắp xếp được công việc cho Thành không phải là vì không muốn mà vì họ thực sự gặp khó khăn, nói cách khác, ít nhất thì về chuyện này Quốc đã hiểu lầm Tây. Đêm đến một mình nằm lạnh lẽo trên chiếc giường đôi, miên man nghĩ về tương lai mà Quốc cũng chẳng nắm bắt được, Quốc quyết tâm đón Tây về. Nếu không như vậy Quốc cũng cảm thấy bất an. Đầu tiên Quốc gọi cho Tây, Tây hỏi chẳng phải Quốc muốn đón anh Thành về ở cùng sao, cho qua những ngày tháng rét mướt này chờ mùa xuân tới; ở Bắc Kinh cũng không phải Tây không còn chỗ nào để ở, chỉ cần Tây hiểu được tình cảm của Quốc, cũng như Quốc cảm nhận được tình cảm của Tây là đủ. Nghe Tây nói không có vẻ gì là giận dỗi, trái lại rất chân thành khiến Quốc không thể hiểu được sự thay đổi đó là do đâu.
Nguyên nhân chính là do khi Quốc gọi điện Tây vừa từ bệnh viện phụ sản bước ra, và đang ở trong một trạng thái vô cùng đặc biệt.
Tây không muốn tới bệnh viện của mẹ khám vì ở đó ai cũng biết Tây, Tây sợ mọi người sẽ giấu Tây sự thật để an ủi Tây. Từ hôm nghe Giai nhắc nhở, Tây đã quyết định tới bệnh viện để kiểm tra. Đầu tiên Tây gọi điện hẹn lịch, lấy số thứ tự 100. Trình tự này cũng là do Giai nghe Quốc nói lại. Có được số hẹn, thì đến gặp chuyên gia, trong đầu Tây ngập tràn cảm giác tủi thân, lạnh lẽo đến xót xa. Vợ bị bệnh lẽ ra chồng nên cùng đi mới phải, vậy mà vợ chồng họ lại chọn cách thức đau lòng này. Hơn nữa chồng đi hỏi tư vấn về bệnh của vợ không phải vì vợ, mà để quyết định xem nên tiếp tục hay chấm dứt. Ngày hôm đó, sau khi nghe Giai nói thật mọi chuyện, suy nghĩ này như đâm vào tim Tây, hệt như một mũi kim khiến tim Tây không dám đập, bởi hễ đập là nhói đau. Vì thế Tây quyết định án binh bất động, cố gắng đứng từ vị trí của Quốc mà nghĩ cho Quốc. Quốc là người sinh ra và lớn lên ở nông thôn, mà ở nông thôn có những nếp nghĩ riêng của họ mang tính thâm căn cố đế. Tuyệt hậu là một chuyện vô cùng to lớn ở nông thôn, trong khi đó Quốc lại là một đứa con rất có hiếu với bố mẹ, xét về khách quan đây cũng có thể coi là một ưu điểm... Suốt bảy, tám năm kết hôn cũng giúp Tây khôn lớn hơn nhiều. Khi còn trẻ, Tây nghĩ về tình yêu thật tinh khiết như nước chưng cất, không lẫn chút tạp chất. Giờ nghĩ lại mới thấy chẳng thể nào thế được. Tất cả tình yêu đều là kết quả của sự cân bằng những điều kiên khách quan và chủ quan với nhau. Ví như Quốc, nếu giờ đây Quốc là một công nhân, mỗi tháng lương vài trăm tệ đến 1000 tệ, ngày nào cũng mồ hôi nhễ nhại - Trên người anh Thành có mùi đó mà, Thành cứ vào nhà là cả nhà lại tràn đây mùi mồ hôi - liệu Tây có yêu Quốc không? Khẳng định là không. Bản thân chỉ là người phàm sao lại yêu cầu người khác là thánh nhân chứ.
Thái độ của chuyên gia khiến Tây vô cùng thất vọng. Tây hi vọng chuyên gia sẽ trả lời mình là có hay không thể chữa để còn quyết định sẽ ra đi hay ở lại. Nhưng chuyên gia đó không nói có cũng chẳng nói không, bị Tây hỏi dồn nhiều quá còn sinh ra cáu gắt - may mà Tây tìm hỏi chuyên gia với giá 100 tệ, chứ nếu là chuyên gia thông thường với giá 14 tệ thì làm sao mà hỏi được nhiều đến thế. Tây phải biết rằng bác sỹ càng giỏi, càng không thể nói rõ ràng là có hay không với bệnh nhân. Nếu Tây muốn biết một câu trả lời chắc chắn đến thế và cả phương thức chữa bệnh nữa thì chỉ có thể tìm thấy trên các tờ quảng cáo dọc đường mà thôi.
Từ bệnh viện đi ra, trong lòng Tây rất hoang mang. Đúng lúc ấy Quốc gọi địên tới, mời Tây về nhà với thái độ rất thành khẩn, đồng thời nói lời cảm ơn và xin lỗi về việc nhờ vả công việc cho Thành. Rất khách sáo, rất lí trí. Có lẽ Quốc cũng như Tây, cũng đã trưởng thành hơn rất nhiều trong hôn nhân. Thế nên, Tây cũng đã trả lời Quốc với thái độ như vậy trong điện thoại. Thực ra Tây về nhà bố mẹ ở cũng không có gì là không tốt, xét về điều kiện sinh hoạt có khi còn tốt hơn ở nhà ý chứ, ít nhất là có nhà ăn, khi nào không muốn nấu cơm có thế gọi cơm lên. Tây không muốn về nhà ở chẳng qua cũng chỉ là vấn đề tâm lý, cảm giác như không được chồng coi trọng. Giờ đây cả hai đã nói rõ với nhau về vấn đề này, như vậy vấn đề tâm lí được giải quyết, chỉ cần căn cứ vào thực tế mà làm sao cho mọi người thấy ổn là được.
Về đến nhà, Tây không ngờ Quốc đã đợi sẵn từ lâu, đang ngồi nói chuyện với bố rất nhiệt tình. Vừa trông thấy Tây bố liền giục Tây đi dọn đồ đạc để về, còn bảo Quốc bận thế mà vẫn đích thân đến đón Tây. Quốc chẳng nói lời nào chỉ mỉm cười gật đâu như để xác nhận và nhấn mạnh thêm lời của bố là thật. Hành động này của Quốc khiến Tây rất ngạc nhiên và cảm động. Tây biết hiện giờ Quốc rất bận, nghe nói giờ tới công ty tìm Quốc còn phải hẹn trước, không hẹn là không gặp được Quốc, chẳng khác nào bệnh nhân hẹn gặp mẹ Tây ở bệnh viện. Tây hỏi Quốc nếu về thì anh Thành biết tính sao? Quốc không nói anh Thành tính sao, chỉ bảo Quốc hi vọng là Tây sẽ trở về, bố Tây cũng khuyên con gái nên trở về. Tây hít một hơi thật sâu rồi vào thu dọn đồ đạc. Lần này Tây cãi nhau với Quốc khá to và lâu, vì thế đồ đạc mang theo cũng khá nhiều, thu dọn lại tương đối lâu. Đang dọn được nửa chừng thì tới giờ nấu cơm, bởi vậy Tây vào bếp để nấu cơm. Quốc định vào bếp nấu cơm nhưng bố bảo không cần. Giờ đâu có như trước đây, Quốc có thể tự nhiên thay đồ vào nấu cơm cho cả nhà. Tây cảm thấy có đôi chút chua xót, thiết nghĩ, có lẽ vì Tây chưa giải quyết tốt mối quan hệ này nên người nhá Tây, trong đó có cả bố Tây - người quý Quốc nhất - cũng thấy hơi khách sáo với Quốc.
Khi Tây đang cầm nồi cơm đi ra thì Hàng về. Những gì Hàng làm cho Thành mà chính xác là làm vì Tây khiến Tây vô cùng cảm kích, vì thế hơn ai hết, Tây rất sốt ruột vì Hàng bị mất việc, sự nghiệp là quan trọng nhất với người đàn ông mà. Đó là chân lí đơn giản nhưng chính xác nhất ở mọi nơi. Hàng muốn kết hôn với Giai nhưng có lấy nhau thì cũng phải cần tiền chứ, chẳng lẽ lấy nhau rồi để vợ nuôi chắc. Song Tây biết Hàng cũng đã nghĩ tới điều này nên không muốn nói nữa sẽ gây thêm áp lực cho Hàng, thế nhưng cũng không thể không nói gì vì thế đành lái sang chuyện khác: "Giờ không phải đi làm nữa, cả ngày từ sáng tới tối cứ ở bên ngoài bận bịu cái gì? Giờ này mới về là sao? Chị Hạ không còn ở đây nữa nếu rỗi em làm việc nhà đi, chẳng nhẽ cứ ngồi ăn không hả?"
"Em làm việc nhà hả, ai trả lương cho em mỗi tháng mười hai nghìn tệ hả?"
Bố Tây quan tâm nên hỏi tiếp: "Tình hình phỏng vấn thế nào?"
"Không xem đúng là không biết, xem rồi sợ phát khiếp, thế mới biết thế giới bên ngoài rộng thật."
"Thôi được rồi không cần khoác lác nữa. Nước chúng ta gì thiếu chứ người đâu có thiếu."
"Nhưng thiếu nhân tài."
Quốc cũng hỏi đầy vẻ quan tâm: "Em quyết định chưa?"
Hàng phẩy tay "Em vẫn đang lựa chọn."
Tây nói chen vào: "Úi giời vẫn còn làm cao!"
Lúc đó, bố hỏi thăm: "Giai nó tỏ thái độ như thế nào về chuyện này?"
Hàng vội vã trả lời: "Cô ấy chả nói gì."
Bố hừm một tiếng rồi hỏi tiếp: "Không nói gì? Bố thực sự không tin nó không nói gì. Bố cho con biết không có cô gái nào chịu yêu một kẻ lãng tử chỉ biết rúc váy đàn bà đâu..."
Hàng nghiêm túc nói: "Bố, cho phép con nói, trước khi bố mẹ chịu thay đổi thành kiến, xin đừng nói với con về Giai nữa!"
Không khí bỗng trở nên căng thẳng, Tây vội đưa nồi cơm vào tay Hàng và nói: "Vào bếp nấu còn phải dọn dẹp đồ đạc". Rồi đẩy Hàng vào bếp.
Hàng vào nấu cơm, Tây tiếp tục dọn đồ. Mẹ Tây đi làm về nhìn thấy Quốc ở đây có vẻ hơi ngạc nhiên, chỉ chào hỏi qua loa rồi cởi giày vào rửa tay, cũng chẳng buồn hỏi: "Đến làm gì?" hoặc: "Có chuyện gì không?" Cứ mặc kệ Quốc, mẹ chẳng buồn nhìn. Bố Tây biết ý đi vào nhà vệ sinh hỏi: "Thằng Quốc tới đón Tây về". Mẹ Tây chỉ "ừ" một tiếng, rồi lại chuyên tâm vào rửa tay. Từ buồng tắm đi ra, bố Tây hỏi lớn: "Quốc à, tối nay ở lại đây ăn cơm nhé. Bố đang chuẩn bị bài phát biểu cho cuộc họp báo nên cũng chẳng có thời gian nấu cơm."
Hàng nấu cơm xong, trước khi bước vào phòng còn nhắc nhở: "Bố việc thuê giúp việc khác chúng ta phải mau làm đấy."
"Không làm thì sao biết được, thuê giúp việc giờ rất khó! Đã liên hệ với trung tâm môi giới mấy lần rồi, nhưng chỉ toàn là những người hơn hai mươi tuổi thôi."
Tây từ phòng nói vọng ra: "Trẻ quá cũng không được vừa không biết việc lại không yên tâm chút nào."
"Nhưng nhiều tuổi cũng không hẳn là tốt. Người giúp việc của ông giáo sư tầng trên ý, tuổi cũng đâu còn nhỏ, hơn bốn mươi tuổi rồi mà cũng chẳng biết sống gì cả. Mình thích ăn thịt, bữa nào cũng nấu thịt ăn, làm cho ông ấy huyết áp cứ tăng lên..."
Quốc và Hàng cùng vào dọn bàn ăn, Hàng nói "Anh rể liệu có thể mời chị Hạ quay lại không?"
Bố Tây nói luôn: "Lúc này con mới nhớ tới người ta... Hàng, con đừng tưởng chỉ mình con là người tài. Nghành nghề nào cũng có nhân tài, Hạ chính là nhân tài của ngành này đấy!"
"Chị Hạ trách con à?" Hàng hỏi "Đúng là lỗi tại con. Nhưng không nên chỉ trách con. Mọi người đều có phần trách nhiệm mà."
Lời Hàng nói đúng vì thế chẳng ai nói gì nữa. Quốc vội nói vào: "Đều là hiểu nhầm thôi mà, giải thích rõ ràng là được, để con gọi điện về nói với cả nhà"
Mẹ Tây đi từ nhà vệ sinh ra cũng nói thêm với thái độ không nhiệt tình cũng chẳng lạnh lùng: "Không cần miễn cưỡng. Nếu được thì tốt, không được cũng không sao."
Cơn giận lại đến trong lòng Quốc, nhưng Quốc cố nhẫn nhịn không nói lời nào. Hôm ấy sau khi ăn cơm, hai vợ chồng Quốc ra về, mẹ Tây mới nói rằng thằng Quốc lại có việc gì đó muốn nhờ Tây. Bố Tây phê bình vợ quá chủ quan, thành kiến, nhưng bà chẳng nói gì, nét mặt thể hiện rõ ba chữ: Cứ đợi xem!
Trưởng phòng phát hành tới. Khải Đoạn rất hài lòng với bản kế hoạch của nhà xuất bản, hiện giờ đang bàn chị tiết cụ thể. Chi tiết quan trọng hơn cả là mời khách tới. Vì quy mô của một buổi họp báo cao hay thấp, sức tuyên truyền lớn hay nhỏ là phụ thuộc vào chất lượng khách tới. Trưởng phòng tới tìm Tây, nhờ Tây thông qua mối quan hệ của Quốc mời một trong số các vị lãnh đạo cấp cao ở công ty tới dự, chủ tịch hội đồng quản trị tới là tốt nhất. Tây đành phải gọi cho Quốc nhưng văn phòng chẳng có ai, di động cũng không bắt máy, Tây đành báo lại là thôi vì cũng có nhiều vị khách quý tới rồi, thiếu một người cũng chẳng sao. Song trưởng phòng không đồng ý, bảo đã làm phải làm cho thật chu đáo, thập toàn thập mỹ, công ty đó là một tập đoàn đa quốc gia, sức ảnh hưởng rất lớn. Nghĩ một lúc sau anh ta nói tiếp: "Cứ tiếp tục liên lạc với chồng em nhé, chủ tịch hộ đồng quản trị tới được thì tốt nếu không thì bảo chồng em tới". Tây giật mình hét lên: "Anh ấy thì không được! anh ý chỉ là giám đốc giám sát thôi..."
"Quan trọng là hệ thống sau lưng anh ấy chứ. Có thể hiện giờ anh ấy đang họp nên không tiện nhấc máy, hay em nhắn tin đi, nói đây là sách của bố em bảo anh nhất định phải đến!"
Trong lúc đó, Giai liên tục nhận điện thoại: "...Chúng tôi vẫn chưa bắt đầu, mời quý đài, yên tâm, nhất định sẽ mời mà." Dập máy rồi Giai quay sang nói với trưởng phòng: "Anh à bao giờ chúng ta thông báo cho báo chí?"
"Việc này chúng ta cũng phải tính toán. Cuộc họp báo làn này có giới hạn, báo chí truyền hình cũng giới hạn, vì vậy cần phải cân nhắc nên mời ai. Phải nghĩ cho thật chu đáo mọi thứ nếu không sẽ thành người có lỗi. Các em nghĩ xem, báo chí biết đi đâu tìm cơ hội thế này chứ, cùng lúc gặp quá nhiều nhân vật nổi tiếng và lắm tiền"
Tây khẽ hỏi: "Càng nhiều càng tốt mà, đúng không?
Trưởng phòng lập tức phản đối: "Không đúng! Phải gió hạn số người. Nếu mà càng nhiều càng tốt, ai đến cũng được, kết quả sẽ ra sao? Cá rồng lẫn lộn. Có cá rồng cũng không thích. Mà rồng không thích nhiều cá để làm gì? Lúc nãy tôi đã suy nghĩ một chút, chúng ta nên lựa chọn một báo đài có uy tín nhất, làm đơn vị truyền tin độc quyền".
Trưởng phòng đi rồi Tây vẫn âm ỉ sướng. Sở dĩ Tây vui sướng như vây là vì không ngờ chồng mình cũng được liệt vào danh sách những người nổi tiếng. Cái anh trưởng phòng này quan hệ rất rộng, có năng lực khác người, đó đúng là đặc quyền cuả anh ta. Chợt Tây thấy kính nể và khâm phục chồng vô cùng.
Giai cười vang lên và nói: "Tây à, có phải bạn rất tự hào vì Quốc được làm lãnh đạo đúng không?"
"Ừ, bạn thấy mình tầm thường lắm hả."
"Ừ."
Tây cười tít cả mắt và nói: "Chúng ta đều tầm thường, chúng ta ai chẳng mong chồng ngày một thăng quan tiến chức để được nương bóng quan lớn, làm quý phu nhân! Nếu thực sự có ngày đó việc đầu tiên mình làm là..." Bỗng quay sang hỏi Giai "Bạn thử đoán xem?"
"Mua nhà... ô tô... hay kim cương." Tây đều lắc đầu. Giai lại cười nói: "Nếu không thì đi mua hai bát, uống một bát, đổ một bát"
"Bạn ý, xem cả đời này chỉ làm biên tập sách cho nhà văn thôi chứ không tự làm nhà văn được, không có được sự tưởng tượng của một nhà văn, không có tưởng tượng cả từ cuộc sống hiện thực. Nếu mình mà có được ngày đó, việc đầu tiên mà mình làm là, thôi... việc. Sau đó, ngày nào cũng ngủ tới khi tự thức dậy, năm nào cũng ra nước ngoài chơi..."
"Và sinh cho anh ấy một đàn con nữa chứ! Ở Thụy Sỹ sinh một đứa, Pháp sinh một đứa, Mỹ một đứa. À đúng rồi còn Ý một đứa nữa nữa chứ, nếu sinh ở đó thì có thể mang quốc tịch Ý luôn, đến lúc đó gia đình bạn thành liên hợp quốc thu nhỏ rồi..." Sau đó Giai nhận ra tâm trạng Tây không tốt nưa, và lúc đó mới ngớ ra là mình lỡ lời: "Tây à, xin lỗi bạn"
Tây cười miễn cưỡng không nói thêm gì nữa.
Buổi tối đi làm về Quốc vẫn chưa vê nhà, Tây liền vào bếp nấu cơm. Cùng với sự thăng tiến của chồng, Tây bắt đầu cảm thấy lo lắng. Tự mình phải biết kiềm chế, không được tuỳ tiện như trước nữa, nếu không cuộc hôn nhân giữa hai người thực sự khó lường. Vì thế Tây quyết định nghiêm khắc hơn với bản thân. Ví như hôm nay Tây bận bịu cả ngày ở cơ quan, nếu là trước đây Tây sẽ không vào bếp, dù về sớm cũng không vào bếp, đợi Quốc về nấu. Nhưng hôm nay Tây bắt mình làm dù không muốn. Làm việc gì cũng không thể dựa vào việc mình có muốn hay không. Cửa mở ra, Quốc cũng đi làm về, Tây vội ra đón chồng. Quốc cởi giày ra,Tây vội đỡ cặp cho chồng, tình cờ chạm phải tay Quốc. "Sao tay anh lạnh thế! Anh phải mặc áo khoác chứ. Xuống xe vào nhà cũng chỉ một chút đường, trời lạnh thế hả?"
"Ừ trời lạnh quá!" Quốc gật đầu luôn. Rồi nói tiếp: "Trời lạnh thế này mà mấy người công nhân vẫn phải ở trong mấy căn nhà tạm không có máy sưởi."
Trước đó, dù Quốc nói thế nào Thành vẫn không chịu theo em về. Lý do là không muốn vì mình mà chia cắt vợ chồng em. Quốc nói rằng Tây đã đồng ý rồi nhưng Thành nhất quyết rằng Tây có đồng ý là vì cô ấy hiểu chuyện, mà thế chúng ta càng không được không biết điều, vì anh mà bỏ mặc vợ, điều này dù giải thích thế nào cũng đều không tiện. Lần này Thành lại sốt cao, cũng không thể nói là lại. Vì lần trước sốt cao đã bình phục hoàn toàn đâu. Lần này về nhà ở được một ngày lại vội vàng đi. Thế nên Quốc nghĩ rằng cách duy nhất để Thành đồng ý về nhà là Tây cũng phải về. Có điều lần này Quốc cũng không đề nghị chuyện này, sợ lại làm ảnh hưởng tới quan hệ vợ chồng vốn đã mỏng manh giữa họ. Nhưng hôm nay đã nói tới đây rồi, Quốc cũng chẳng ngại nói thẳng nữa. Gần đây, thái độ của Tây với Quốc rất tốt, nếu được, có khi vẹn cả đôi đường cũng nên.
"Tây à, anh Thành lại ốm rồi, sốt cao, đã đến bệnh viện điều trị, cũng chẳng có gì, chỉ là cảm lạnh thôi." Tây không đợi chồng nói hết lập tức chen ngang: "Bảo anh về đây ở đi!"
“Nhưng anh ấy tới em lại đi, anh ấy không yên tâm ở lại đây."
Tây vờ hỏi như ngốc nghếch:"Thế em không đi chúng ta ở như thế nào?"
"Sao không được? Hồi học đại học bọn anh ở một phòng tám người còn được nữa là."
"Nhưng vẫn phải phân chia nam nữ riêng chứ. Làm gì có chuyện nam nữ ở chung?"
"Hồi đi Thái Sơn, có mỗi cái lều to, cả nam nữ đến chục người ở chung cũng ở đó sao? Giờ cả căn nhà to thế này ba người chúng ta lại không ở được?"
"Giống nhau chắc?"
"Nói giống là giống mà không giống là không giống."
Tây bây giờ mới hiểu ra, hiểu ra rồi chợt thấy tim lạnh giá tới tâm can. Cái lạnh ấy đang lan toả, lan toả tự phát. Đúng lúc ấy trưởng phòng gọi điện hỏi về việc mời Quốc đi dự cuộc họp tới đâu rồi. Nhận điện thoại, Tây đang nén cơn giận đang chực bùng phát trong lòng lại. Song trong lòng vẫn cảm thấy đau đớn vô cùng: Họ còn được gọi là vợ chồng không nhỉ? Vì lợi ích mà gây tổn thương cho nhau, vì lợi ích mà duy trì quan hệ thế này sao? Có lẽ đó chính mới là quan hệ vợ chồng. Trước đây, cả hai đều suy nghĩ quá ngây thơ và đơn thuần về quan hệ vợ chồng. Cúp máy Tây liền hỏi chồng chẳng chút do dự: "Trưởng phòng phát hành chỗ em gọi điện tới, công ty anh có thể cử người tới tham dự cuộc họp báo không?"
"Chủ tịch chắc không đi được rồi, ông ấy đang ở nước ngoài."
"Thế anh thì sao? Anh đi được không?" Chẳng đợi Quốc trả lời, Tây tiếp tục nói: "Anh bảo anh Thành đến ở đi, chúng ta xếp cho anh ý một cái giường ở phòng khách."
"Cảm ơn em." Quốc ngừng lại rồi nói tiếp: "Cuộc họp báo ở cơ quan em anh sẽ tranh thủ tới dự."
Giai dẫn theo vài người tới bố trí hội trường, treo một băng rôn ngang trên cao, trên băng rôn viết là: "Văn hoá phương đông và chủ nghĩa khoái lạc" Đúng lúc ấy, di động của Giai đổ chuông, trên mặt hiện rõ nụ cười: "Hàng à!...Giờ anh đang ở đâu?... Rẽ trái khoảng 200 m là tới!... Anh đến thật đúng lúc, bọn em đang thiếu công nhân đây!" Cúp máy Giai quay lại dặn mấy người thanh niên: "Các em cứ làm đi nhé chị ra ngoài này đón một người. Chị tìm cho bọn mình một nhân lực nữa."
Giai ra khỏi hội trường, không ngờ gặp Khải Đoạn trước cổng. Có thể không phải là ngẫu nhiên, có thể Đoạn cố tình đứng đây chờ Giai. Giai không ngạc nhiên tình cờ gặp Đoạn ở ngay công ty anh ta là chuyện sớm muộn thôi. Giai không tránh, cũng chẳng ngại ngần vui vẻ chào hỏi: "Anh chưa tan làm hả?"
"Anh đang định về. Anh tiễn em một đoạn nhé."
"Cảm ơn anh, em vẫn chưa về. Chúng ta vẫn còn gì chưa nói rõ sao?"
Đoạn mỉm cười: "Sợ bạn trai em nhìn thấy hả?"
"Tất nhiên em không muốn tạo nên ghen tuông không cần thiết."
"Giai à, nếu giờ anh quyết định cưới em thì sao?"
"Anh sẽ không làm vậy. Em hiểu anh mà."
"Em đúng là hồng nhan tri kỷ của anh!" Trong lời nói ấy đầy ngụ ý. Giai cũng chẳng định nói gì thêm, cứ thế đi, Hàng đang ở bên kia chờ Giai mà.
Hàng giúp Giai làm xong việc, mọi người đều ra ngoài hết. Một cô gái nhỏ khẽ nói thầm với Giai: "Chị à, đẹp trai quá, nhớ giữ cho chặt nhé!" Giai khẽ mỉm cười: "Chị biết rồi." Rồi cô gái đó chào người đồng nghiệp một tiếng. Họ đều hiểu tốt nhất nên về trước.
"Cô gái đó vừa nói gì với em thế."
"Khen anh... để em giới thiệu hai người với nhau nhe"
"Không thành vấn đề"
"Có vấn đề chứ, em không đồng ý." Hai người cùng cười. "Mai anh đến không."
"Đến chứ, vì Khải Đoạn anh càng tới. Nhưng có lẽ sẽ muộn hơn chút. Anh phải đưa mẹ ra sân bay. Mẹ anh đi nước ngoài dự hội nghị về chẩn trị."
Giai khoác tay Hàng cùng đi, Giai cố tình làm vậy vì Giai biết có đôi mắt đang dõi theo hai người. Đó là ánh mắt của Khải Đoạn.
Chiều hôm ấy, buổi họp báo diễn ra như dự định, tiếng vang rất lớn. Khải Đoạn yên lặng trên hàng ghế VIP nghe Giáo sư Cố phát biểu. "Nhà sử học Anh Quốc Toynbee từng nói: "Nếu cho tôi lựa chọn tôi sẽ sống ở thời Đường của Trung Quốc" Rất nhiều học giả nổi tiếng của Trung Quốc từng nói rằng: "Triều đại mà tôi muốn nói tới nhất là thời Đường" Triều Đường là thời đại chú ý tới đời sống tinh thần nhiều nhất, người dân Đường cũng là người có văn hoá, có tư cách theo đuổi giá trị tinh thần nhất...'
Đoạn cảm thấy thật vô vị, thiết nghĩ mấy ông già này giờ còn theo đuổi những thứ nhạt nhẽo này để làm gì chứ, ăn no thì dửng mỡ chắc? Thà không ngồi đây nghe còn hơn, ngồi nghe lại phải vờ như điếc. Những vị khách quý khác có lẽ cũng giống như Khải Đoạn, họ đều đang nhấp nhổm. Đúng là làm người nổi tiếng quả không dễ, không thể làm chủ mình được. Họ đến đây cũng chỉ vì thấy bảo người kia cũng tới, họ đâu chịu bỏ qua cơ hội nào để gặp nhau. Đột nhiên anh ta nhìn thấy một người rất quen ngồi phía bên hàng ghế bên trái phía trên anh ta, nghĩ hồi lâu mà không nghĩ ra, bèn với nhìn lên tấm biển đề tên,tấm biển đề là:"Giám đốc giám sát Tổng Công ty Thông Trọng!" Tên người dự là "Hà Kiến Quốc". Lúc đó anh ta mới nhớ ra người này là ai, là chồng của Tây. Trong cuộc giới thiệu sách của ai đó hai người đã từng làm quen. Khi đó gặp mặt Quốc cũng chỉ là một nhân viên bình thường, giờ đã trở thành giám đốc giám sát của một công ty lớn, đúng là kẻ sỹ ba ngày không gặp đã khác nhau xa. Thế là anh ta đưa tay ra bắt tay với Quốc. Quốc quay đầu lại cũng rất kinh ngạc, Quốc cũng cảm thấy như có ánh mắt ai đó đang nhìn phía sau gáy mình. Từ đóhai người bắt đầu trò chuyện với nhau.
"Hội nghị của Tổng giám đốc Lưu quả là danh bất hư truyền, ngày mai xem báo nhất định sẽ có những lời quảng cáo như vậy."
"Hai bên cùng có lợi mà!... Giám đốc Hà hôm nay tới đây với tư cách là khách mời hay là người nhà của biên tập viên Tây đấy?"
"Vừa là khách, vừa là người nhà, vừa là người nhà của biên tập viên vừa là người nhà của tác giả." Ý nói tới giáo sư Cố, "Giáo sư Cố là bố vợ của tôi."
KĐ không ngờ như vậy liền hỏi lại: "Ý anh là, tác giả cuốn sách là bố của Tây và Hàng à?"
"Đúng." Quốc chẳng hiểu gì liền gật đầu nói.
Đột nhiên, cơn giận trong Đoạn bốc lên không thành lời, anh ta nghĩ ngợi hồi lâu rồi viết ra một mẩu giấy. Nhờ gửi đi đồng thời ánh mắt chỉ ra phía Giai đang ngồi. Mấy phút sau Giai nhận được mẩu giấy, xem xong, Giai nghĩ một lát rồi đứng lên đi ra ngoài. Và Đoạn cũng đứng lên đi ra ngoài, Quốc hỏi Đoạn đi đâu nhưng anh ta chẳng thèm trả lời. Anh ta đang bực mình: Anh ta bỏ tiền ra tài trợ, bỏ sức thúc đẩy cuộc họp báo này thì ra toàn là vì bố Hàng!
Ở bên ngoài Giai đang đợi anh ta ở vị trí anh ta hẹn. Vừa ra tới nơi anh ta lập tức hỏi: "Vì sao em giấu anh?" Thái độ rất mạnh mẽ.
Giai luống cuống đáp: "Vì anh không hỏi mà!"
Đoạn hét lên từng từ: "Giai, anh thích bị người khác lợi dụng, nhưng không thích bị người khác lừa!"
"Em không lừa anh."
"Còn không hả? Để tạo mối quan hệ tốt với bố chồng tương lai..., mà chính xác là để tạo Mối quan hệ tốt với bạn trai em, em không chỉ lợi dụng tình cảM của anh dành cho em mà còn lợi dụng cả lòng tin của anh! em lấy tiền của người yêu em để cho người em yêu..."
"Theo em được biết, Hàng đã trả lại anh số tiền đó rồi mà!"
Đoạn phảy tay nói: "Đó là tiền xuất bản sách! Còn tiền họp báo? Tiền bồi dưỡng mỗi chuyên gia 2000 tệ..." Rồi xoè bàn tay ra: "Em tính xem là bao nhiêu nghìn tệ rồi! Giai em nói xem đây là hành động gì chứ, đó có phải là lừa đảo không? Hơn nữa lại dùng cả thủ đoạn." Giai không nói lời nào. Đoạn quát lớn: "Giai, em nói đi."
"Em chỉ tới tìm anh để xin khoản tiền tài trợ là hai mươi nghìn tệ, anh bảo Mọi chuyện sau này không liên quan tới em mà!"
"Em biết rõ là vì em mà!"
Giai cố trấn tĩnh. Sau đó, ngẩng mặt lên nói: "Được anh xem hết bao nhiêu tiền chúng em sẽ trả."
Khải Đoạn nheo mắt hỏi: "Chúng em?"
"Đúng, chúng em."
Đoạn nhìn Giai với ánh mắt đầy nghi hoặc: "Nói như vậy em và thằng đó là thật hả?" Giai không trả lời. Đoạn chỉ biết lắc đầu; Giai à, dù sao chúng ta đã từng quan hệ suốt sáu năm, theo những gì anh biết về em thì em không hợp hắn đâu."
"Hợp hay không hai bên phải hiểu nhau mới rõ, anh có hiểu gì về Hàng đâu?"
Khải Đoạn cười thật lớn: "Hắn hả? Anh không hiểu ư? Loại trẻ con như hắn trong công ty anh vơ được cả nắm."
Giai nhìn anh ta một hồi rồi quay người đi nhưng đã bị Đoạn giữ lại. "Anh định làm gì?"
"Là anh chi ra khoản tiền lớn vây, giờ em phải trả công anh chút, nói chuyện thôi, cái quyền này anh đáng có chứ?"
"Anh... thật vô sỉ."
"Là em vô sỉ trước mà."
Đột nhiên tay Đoạn bị một bàn tay khoẻ mạnh khác nắm chặt, và giật ra. Hai người cùng ngẩng đầu lên, đó chính là Cố Tiểu Hàng. Đoạn bị Hàng đẩy ra, loạng choạng lùi về phía sau Mấy bước, sau đó đứng vững nhìn chằm chằm vào Hàng. Hàng cũng nhìn anh ta. Còn Giai trốn đằng sau lưng Hàng. Im lặng. Lát sau, Đoạn khẽ mỉm cười: "Hàng à, cậu không cảm thấy xấu hổ khi đứng tại công ty của tôi, tiêu tiền của tôi để họp báo cho cuốn sách của bố cậu hả?"
Hàng vẫn nhìn anh ta đầy cảm giác và nghe anh ta nói tiếp:
"Tất cả đều là vì Giai tới tìm tôi. Vì sao cô ấy tìm tôi mà không tìm cậu chứ? Bởi vì cậu không có năng lực, không có khả năng đáp ứng nhu cầu của cô ấy... Hàng à, giờ cậu còn trẻ, có thể dựa vào sự lãng mạn, ngọt ngào của tuổi trẻ để tán tỉnh phụ nữ, nhưng tôi muốn dạy cho cậu một điều là, đàn bà bất luận như thế nào đi chăng nữa, đừng chỉ có nói bằng miệng không, chẳng có tác dụng gì hết. Dù cậu có nịnh cô ta cũng đâu có thể nịnh cả đời. Khi cậu còn trẻ cô ta cũng còn trẻ, cậu có thể đánh đàn bên của sổ nhà cô ta và nói I LOVE YOU, lúc đó trong đầu cô ta chỉ có cậu Mà thôi. Cậu nghĩ đó là tình yêu chắc? Cậu nhầM rồi. Sớm muộn cũng có ngày, cô ta sẽ nói cậu lừa cô ta... Thực ra cậu lừa cô ta gì chứ? Chẳng phải cậu đã cho cô ta những ngày tháng tuyệt vời tốt đẹp hơn nhiều một con búp bê trong nhà sao?"
Hàng ôm lấy Giai rồi nói với Khải Đoạn: "Tôi rất thông cảm cho anh, vì anh chẳng biết cái gì gọi là tình yêu."
Khải Đoạn phá lên cười: "Cậu có biết nỗi khổ lớn nhất của người giàu là gì không? Là không có ai thông cảm. Cảm ơn cậu bao nhiêu năm nay cậu là người đầu tiên thông cảm cho tôi đấy". Nói xong Đoạn nhìn đồng hò rồi bảo; "Đến lượt tôi nói rồi,... các người không định nghe bài phát biểu đặc biệt của tôi hả?
...
Khải Đoạn phát biểu, cả hội trường im lặng.
"Cuốn sách của giáo sư Cố nói tới hai giá trị quan trọng của người phụ nữ, quả thật rất sâu sắc. Tôi xin lấy một ví dụ thực tế của mình làm ví dụ minh chứng cho những gì tôi vừa nói. Trước đây trong một cuộc họp mặt, một người bạn đại học của tôi đã tránh tôi là hiện giờ phụ nữ quá thực tế. Đối với những người đàn ông thành đạt, cô ta đúng là một con vật nuôi ngoan ngoãn, dịu dàng rất biết nghe lời; nhưng với những người đàn ông không thành đạt, họ lại biến thành một người phụ nữ đanh đá cao tay. Tôi thông cảm cho những người đàn ông không May đó, có điều phải nghĩ chân thực rằng,họ thực sự là kém cỏi. Một người đàn ông mà không có năng lực tạo dựng được chỗ đứng trên đất này, thì người đó làm gì có tư cách yêu cầu người đàn bà trong lòng mình sống theo cách mình muốn chứ?..."
Ban đầu Hàng còn bình tĩnh nghe, sau càng nghe càng chối tai. Giai cũng cảm nhận được điều này nhưng cố dùng ánh mắt để động viên Hàng, vì xung quanh có rất nhiều người quen biết, thực sự không tiện hành động gì. Nhưng Hàng thực sự không thể ngồi lâu hơn được nữa đành đứng dậy đi. Giai đang định đứng dậy ra theo thì Tây kéo lại. Bởi đang là lúc Khải Đoạn phát biểu, mà thực ra ngụ ý anh ta nói đều nhằm vào Hàng và Giai, trên mặt anh ta hiện lên một nụ cười thật khó chịu, song bài phát biểu đó chẳng ảnh hưởng gì tới ai và cũng chẳng thể dừng lại.
"Nếu một người đàn ông yêu cầu người phụ nữ của mình thật hoàn hảo thì điều đầu tiên anh ta nên yêu cầu chính mình thật cao, nếu không sẽ chẳng khác gì sự châm biếm cho giá trị tinh thần và sẽ bị người đời khinh ghét."
Sau buổi họp báo, Quốc lái xe cùng Tây đưa bố về nhà. Suốt dọc đường bố Tây rất phấn khích. Thậm chí về đến nhà rồi còn không ngừng ca ngợi: "Cái anh chàng Khải Đoạn này quả là phong lưu,khoáng đạt, sôi nổi, tài hoa..."
Tây chen thêm một câu: "Tắm trong biển tiền nữa."
Bố Tây gật đầu: "Thằng Hàng cạnh tranh với anh ta, thực sự chỉ có mỗi ưu điểm là trẻ hơn..."
"Đó mà là ưu điểm ạ? Là nhược điểM đấy ạ! Bây giờ đang là mốt chồng già vợ trẻ, Giai nó lại chẳng quan tâm tới điều này."
"Tây à, vì sao con biết thế mà lại không ngăn cản nó mà lại còn nói cho em."
"Vì con không khuyên được! Con người ta khi đã đấu tranh vì tình yêu, thì không ai cản nôi. Lúc đó mà khuyên nó thì khác gì bọ ngựa đá xe, thà rằng chúng ta cứ mặc kệ, để nó tự đi con đường của nó. Giờ con nghĩ chúng ta chỉ có cách mở to mắt nhìn nó lao đầu vào đấy, chẳng làm được gì đâu!... Nếu là con! Bố ạ, cứ kệ nó đi."
"Giờ con thay đổi chiến thuật làM thuyết khách cho chúng nó hả!... Tây, bố cho con biết con không cần ở đây mà giảng hoà, chuyện hai đứa nó bố mẹ tuyệt đối không.." Vừa dứt lời thì Hàng về. Nét Mặt bố lập tứ nghiêm lại: "Con đi đâu đây?"
"Con đi ăn cơm."
"Với ai?"
"Với tổng giám đốc của con."
Bố Tây chợt thấy đau lòng vô cùng: "Hàng con xem, con đã đến nước này rồi !Trước đây dù gì cũng là cán bộ cốt cán của công ty, giám đốc phải thường xuyên mời con đi ăn, giờ thì cũng vì việc phải quay lại mời ông ta đi ăn.."
"Là vì công việc mà, nhưng cũng không đến nỗi thế bố, hôm nay cũng là ông ấy mời con đi ăn mà." Mọi người vẫn chưa hiểu. Hàng giải thích thêm: "Ông ấy xin lỗi con mời con quay lại làm, càng sớm càng tốt. Công trình bị quá hạn gần ba ngày rồi, mà mỗi ngày quá hạn là mất một triệu tê... Tất cả tài liệu về công trình này, rồi bản vẽ kỹ thuật nếu không quen xem cũng mất ba ngày mới hiểu, mà đó phải là thiên tài mới làm được thế. Còn nếu là người bình thường thì phải mất một tháng mới có thể phát hiện ra sai sót đâu."
"Thế con nói sao."
"Con bảo quay về cũng được nhưng với một điều kiện, ở trong công trường, người không nhiệm vụ không được vào! Khách tới xem nhà phải chào hỏi công nhân, phòng mua bán phải cử người đi cùng, đường đi như thế nào phải được sự đồng ý của bọn con.
Bố vui mừng hỏi: “Thế bao giờ con đi làm?”
“Bố không nghe con nói à, càng sớm càng tốt. Ngày mai con đi.”
“Vậy mai Mẹ về ai đi đón?”
“Thì họ đã sắp xếp công việc cho con xong rồi. Giờ đừng mắng con là đồ vô công rồi nghề nhé!”
Quốc giờ mới nói: “Để con cho tài xế đi đón mẹ.”
Tây liếc nhìn Quốc một cái và cảm thấy rất tự hào về người chồng “có lái xe riêng này”, rồi nhanh miệng nói: “Đúng. Quốc cũng có lái xe. Như vậy chẳng ai phải trì hoãn công việc.” Sau khi Tây về nhà ở, Thành cũng không chịu về nhà, bảo là: “Mới đầu chưa quen nên thế, quen rồi không sao”, và Tây thấy rất cảm động. Nhờ vậy, trong khoảng thời gian này, quan hệ giữa hai vợ chồng cũng được cải thiện vài phần.
Hàng cũng liếc chị gái một cái rồi học theo cách nói của chị: “Quốc có lái xe riêng”… đúng là mặt dày thật.”
Tây đang định phản pháo lại thì Quốc có điện thoại gọi tới, liền nhấc máy lên nghe: “Bố ạ!” Tây nghe thấy lập tức đề cao cảnh giác. Quốc nhận điện xong, Tây vội hỏi ngay xem có chuyện gì, nhưng Quốc bảo không có gì lớn hết, sau đó bảo có chút việc phải đi nên không ăn tối ở nhà được. Rồi đi luôn.
Sở dĩ Quốc không muốn nói cho Tây biết chuyện gì là vì muốn tự mình giải quyết, không muốn Tây lại bực mình, lại gây căng thẳng trong quan hệ giữa vợ chồng mà khó khăn lắm mới hoà thuận lại được. Quốc tới công trường tìm anh Thành. Bố gọi điện lên báo ông của chị dâu qua đời, gia đình hy vọng con cháu đều có mặt đông đủ. Trong đó có cả Tây, Quốc cảm thấy vì chuyện này mà bắt Tây về quê có gì không hợp lý lắm, nên muốn tới bàn với anh trai trước, cứ xem ý anh thế nào đã. Quốc vốn nghĩ anh cũng dễ thương lượng hơn, mà nếu anh đồng ý, nhờ anh nói với gia đình chị dâu cũng dễ hơn rất nhiều. Nhưng không ngờ anh trai lại bảo rằng: “Chị dâu em và ông chị ấy rất quý nhau, giờ ông qua đời, khóc ông là trách nhiệm của con cháu mà… Anh biết đây không phải chuyện gì to tát, nhưng gia đình họ rất coi trọng. Phiền Tây đi một chuyến vậy.”
Quốc ra sức thuyết phục: “Anh, người thành phố như họ rất đơn giản về tình cảm, thường là nhà nào biết nhà nấy. Có một số vấn đề thực sự rất khó giải thích với họ để họ hiểu, thực sự rất khó…”
Thành đương nhiên hiểu rõ chuyện này nhưng vẫn phảy tay nói: “Không cần Tây phải hiểu, chỉ nhờ cô ấy giúp cho thôi. Chị dâu em không phải là người đơn giản đâu, dù là người học vấn không cao, nhưng không phải là người không biết điều. Bình thường cô ấy không hay tham gia vào chuyện, nhưng khi đã nói thì đó là việc lớn. Chú xem, anh lên Bắc Kinh làm việc, một Mình cô ấy ở nhà chăm sóc bố mẹ và con nhỏ, chuyện bếp núc đồng áng, chưa bao giờ anh thấy cô ấy than phiền một lời. Vì thế lần này, anh muốn đáp ứng yêu cầu này của cô ấy.”
“Anh, anh xem mình có thể bỏ tiền thuê người khóc thuê không, thay Tây ý? Em sẽ trả tiền.”
Thành lại phảy tay và thở dài: “Quốc à, đây không phải vấn đề về tiền bạc. Sự xuất hiện của em dâu mới làm cô ấy mát mặt. Chị dâu em vì bận chăm sóc bố mẹ và các con mà khi ông Mất cũng không thể ở bên, vì thế cô ấy cảm thấy rất đau khổ.”
Thái độ của anh khiến Quốc đưa ra quyết định: “Thôi được, em sẽ nói với Tây. Xin nghỉ vài ngày chắc cũng không sao.”
Rời khỏi chỗ anh, Quốc lái xe tới thẳng siêu thị mua một số món ăn ngon và gọi điện cho Tây là tối nay nhất định phải về nhà, Quốc mời Tây một bữa, một bữa thịnh soạn. Quốc vào siêu thị mua đồ ăn, còn chú ý mua cả món ghẹ mà Tây rất thích ăn. Tối đó, Quốc vừa về nhà thì Tây cũng về, bước vào nhà Tây thể hiện nét mặt đầy cảnh giác. Mà liệu có thể không cảnh giác không? Chiều này bố Quốc vừa gọi điện thoại lên, tối nay lại mời Tây ăn cơm! Quốc lại tỏ thái độ rất hào hứng nhờ Tây thái hành bóc tỏi. Tây đứng yên, nhìn chằm chằm Quốc hỏi: “Anh Quốc, chúng ta đâu còn là vợ chồng son, đừng có làM thế nữa. Nói đi, bố anh có việc gì!”
Quốc cảM thấy vô cùng gượng gạo, lắp bắp nói. Nghe Quốc nói xong Tây phá lên cười: “Em nói cho anh biết, những việc gia đình anh nhờ nhà em làm trước đây em có thể hiểu được, còn chuyện này, kiên quyết là không! Em không thể cổ hủ lạc hậu thế được! Thật là vô lý, ông của chị dâu em còn chẳng quen lại đến để khóc, quỳ bên linh cữu, em bị thần kinh chắc?”
“Tây à, anh sẽ lái xe đi, mình đi nhanh thôi, ba ngày vèo cái là xong ý mà!”
“Không biết! Cổ hủ! Lạc hậu!... Anh Quốc, anh có bị hâm không hả? Bình thường, chỉ cần chẳng liên quan gì tới gia đình anh là anh có thèm quan tâM đâu, đầu óc anh tỉnh ra chưa, bĩnh thường lại chưa? Sao cứ dính đến chuyện gia đình anh là đầu óc anh lại hồ đồ như vậy hả?... Bảo em nghỉ việc bắt xe về tận quê anh để khóc cho ông của chị dâu, em còn chẳng khóc nổi cơ, đã biết rõ thế còn bắt em đi.”
Quốc nghiêm mặt: “Tây, giờ anh không tranh cãi với em về lý mà về tình.”
“Em với ông ấy cũng chẳng có tình cảm gì!”
“Vuốt mặt phải nể mũi chứ, đây là thể diện của anh đấy!”
“Ý anh là gì?”
“Ý anh là, bảo em đi vì anh chứ không phải vì gia đình anh. Đi hay không tuỳ em nghĩ!”
Tây tròn mắt ngạc nhiên. Sau đó, quay người mở cửa đi. Cho dù Quốc hiện nay cũng cao sang hơn người, cho dù Tây cũng mong muốn hai vợ chồng chồng vinh vợ hiển, nhưng không phải là không có giới hạn, giới hạn là những nguyên tắc và tự trọng của Tây nữa chứ.
Quốc đứng đó yên lặng hồi lâu. Trong bếp, cả đống đồ ăn trong những bao nhỏ còn chưa kịp lôi ra.
Mẹ Tây ra sân bay trông rất mệt mỏi. Hôm qua dự hội nghị, hôm nay mới về, đối với người đã sáu mươi tuổi như mẹ Tây quả là hơi quá sức. Tây bảo Quốc cho tài xế tới đón mẹ, đang nhìn khắp sân bay, mẹ Tây không ngờ lại nhìn thấy Quốc. Mẹ Tây hơi bất ngờ và cũng rất cảm động: “Quốc, sao con lại tới, công việc bận lắm Mà. Cho tài xế đến là được rồi.”
“Mẹ ạ, không sao ạ. Chúng ta đi nào.” Quốc một tay xách hộ mẹ đống hành lý, tay kia đỡ mẹ đi. Vừa đi Quốc vừa báo cáo với mẹ: Con đã nói với gia đình về chuyện của Hạ, chị ấy nghe được cũng thấy mừng, nhưng thời gian này chị ấy không lên được, hai vợ chồng đang đòi hy hôn. Sự việc cụ thể thế nào con cũng không rõ, tóm lại là hiện tại chị ấy chưa thể lên. Con cũng bảo ở nhà là nếu cố nhờ được thì cố, còn nếu không được thì tìm giúp mình một người khác. Sau đó, hai mẹ con lên xe, và cùng đi vào đường cao tốc. Lúc đó Quốc mới khẽ kể với mẹ. Quốc nói rất hy vọng Tây có thể về quê đợt này. Mẹ Tây im lặng hồi lâu, và nói Quốc phải hứa đây là lần cuối cùng. Quốc đã hứa. Và mẹ Tây đồng ý về nói với Tây.
Nhưng Tây vẫn không đồng ý.
Hàng cũng khuyên chị: “Con người sống cần biết giữ thể diện, cây sống cần có vỏ. Người nông thôn như họ cái gì cũng không có, ngoài giữ thể diện ra, còn biết sống vì cái gì nữa? Bảo chị đi cũng chỉ vì thể diện của họ thôi mà.”
“Vậy em đi đi. Em cũng là em vợ của em trai của chồng cháu gái người mất đấy.”
Mẹ nhăn mặt xem vào: “Thôi, không phải lúc để đùa đâu. Ý của mẹ là con nên đi. Cho nhà người ta có chút thể diện. Đi cho nó có thôi, mẹ cũng chẳng nói nữa. Nhưng nếu vẫn muốn sống với Quốc, có một số việc con phải nhẫn nhịn…”
“Có gì mà con không phải nhẫn nhịn chứ! Con cũng đồng ý để anh Thành về ở cùng nhà rồi còn gì.”
“Nhưng rốt cuộc Thành nó có về đâu, mà Quốc thì bận thế nó vẫn tới dự họp báo sách của bố… Tây à, giờ con cần biết sống, suy nghĩ cho người khác nữa. Vợ chồng sống với nhau phải biết lựa, anh cương tôi nhu, tôi cương anh nhu, đừng bao giờ cả hai cùng cương lên, vì nếu cứ như vậy thì thật là khó sống với nhau.”
Để làm dịu không khí gia đình, Hàng hoà vào pha trò: “Mẹ, lúc còn trẻ mẹ và bố vẫn thế à, cũng lựa nhau mà sống hả?”
Bố đang chăm chú đọc báo ở phòng khách bỗng cũng ngẩng đầu lên nói: “Ừ. Có điều hầu như toàn là mẹ con cương thôi.”
“Tôi mà cương hả? Tôi có cương lên cũng chỉ là có tiếng không có miếng, quyền lực thực sự đều nằm trong tay ông cả. ông nói thử xem, trong nhà ta có quyết định gì lớn mà không nghe theo lời ông không?”
Tây không nhịn nổi nữa cười phá lên: “Bố thật đáng sợ nha.”
Mẹ Tây cũng bật cười: “Rất đáng sợ.”
Tây đến bên bố, lấy tờ báo bố đang đọc và nói: “Bố, đừng giả vờ đọc sách nữa, bảo cho con biết đi nào.”
Bố Tây giật lại tớ báo và nói: “Đi đi đi…” Rồi cả nhà cùng cười. Trong nhà có chút ấm áp hơn. Vừa cười bố Tây vừa nói: “Ý của bố cũng giống mẹ con, con nên đi lần này.”
Tây thở dài coi như là đồng ý. Bố mẹ Tây cũng thở dài nhẹ nhõm. Nguyên nhân cốt lõi, nguyên nhân sâu xa nhất của lời khuyên này mà không ai muốn nói ra chính là vấn đề Tây không thể sinh con.
Nguyên nhân chính là do khi Quốc gọi điện Tây vừa từ bệnh viện phụ sản bước ra, và đang ở trong một trạng thái vô cùng đặc biệt.
Tây không muốn tới bệnh viện của mẹ khám vì ở đó ai cũng biết Tây, Tây sợ mọi người sẽ giấu Tây sự thật để an ủi Tây. Từ hôm nghe Giai nhắc nhở, Tây đã quyết định tới bệnh viện để kiểm tra. Đầu tiên Tây gọi điện hẹn lịch, lấy số thứ tự 100. Trình tự này cũng là do Giai nghe Quốc nói lại. Có được số hẹn, thì đến gặp chuyên gia, trong đầu Tây ngập tràn cảm giác tủi thân, lạnh lẽo đến xót xa. Vợ bị bệnh lẽ ra chồng nên cùng đi mới phải, vậy mà vợ chồng họ lại chọn cách thức đau lòng này. Hơn nữa chồng đi hỏi tư vấn về bệnh của vợ không phải vì vợ, mà để quyết định xem nên tiếp tục hay chấm dứt. Ngày hôm đó, sau khi nghe Giai nói thật mọi chuyện, suy nghĩ này như đâm vào tim Tây, hệt như một mũi kim khiến tim Tây không dám đập, bởi hễ đập là nhói đau. Vì thế Tây quyết định án binh bất động, cố gắng đứng từ vị trí của Quốc mà nghĩ cho Quốc. Quốc là người sinh ra và lớn lên ở nông thôn, mà ở nông thôn có những nếp nghĩ riêng của họ mang tính thâm căn cố đế. Tuyệt hậu là một chuyện vô cùng to lớn ở nông thôn, trong khi đó Quốc lại là một đứa con rất có hiếu với bố mẹ, xét về khách quan đây cũng có thể coi là một ưu điểm... Suốt bảy, tám năm kết hôn cũng giúp Tây khôn lớn hơn nhiều. Khi còn trẻ, Tây nghĩ về tình yêu thật tinh khiết như nước chưng cất, không lẫn chút tạp chất. Giờ nghĩ lại mới thấy chẳng thể nào thế được. Tất cả tình yêu đều là kết quả của sự cân bằng những điều kiên khách quan và chủ quan với nhau. Ví như Quốc, nếu giờ đây Quốc là một công nhân, mỗi tháng lương vài trăm tệ đến 1000 tệ, ngày nào cũng mồ hôi nhễ nhại - Trên người anh Thành có mùi đó mà, Thành cứ vào nhà là cả nhà lại tràn đây mùi mồ hôi - liệu Tây có yêu Quốc không? Khẳng định là không. Bản thân chỉ là người phàm sao lại yêu cầu người khác là thánh nhân chứ.
Thái độ của chuyên gia khiến Tây vô cùng thất vọng. Tây hi vọng chuyên gia sẽ trả lời mình là có hay không thể chữa để còn quyết định sẽ ra đi hay ở lại. Nhưng chuyên gia đó không nói có cũng chẳng nói không, bị Tây hỏi dồn nhiều quá còn sinh ra cáu gắt - may mà Tây tìm hỏi chuyên gia với giá 100 tệ, chứ nếu là chuyên gia thông thường với giá 14 tệ thì làm sao mà hỏi được nhiều đến thế. Tây phải biết rằng bác sỹ càng giỏi, càng không thể nói rõ ràng là có hay không với bệnh nhân. Nếu Tây muốn biết một câu trả lời chắc chắn đến thế và cả phương thức chữa bệnh nữa thì chỉ có thể tìm thấy trên các tờ quảng cáo dọc đường mà thôi.
Từ bệnh viện đi ra, trong lòng Tây rất hoang mang. Đúng lúc ấy Quốc gọi địên tới, mời Tây về nhà với thái độ rất thành khẩn, đồng thời nói lời cảm ơn và xin lỗi về việc nhờ vả công việc cho Thành. Rất khách sáo, rất lí trí. Có lẽ Quốc cũng như Tây, cũng đã trưởng thành hơn rất nhiều trong hôn nhân. Thế nên, Tây cũng đã trả lời Quốc với thái độ như vậy trong điện thoại. Thực ra Tây về nhà bố mẹ ở cũng không có gì là không tốt, xét về điều kiện sinh hoạt có khi còn tốt hơn ở nhà ý chứ, ít nhất là có nhà ăn, khi nào không muốn nấu cơm có thế gọi cơm lên. Tây không muốn về nhà ở chẳng qua cũng chỉ là vấn đề tâm lý, cảm giác như không được chồng coi trọng. Giờ đây cả hai đã nói rõ với nhau về vấn đề này, như vậy vấn đề tâm lí được giải quyết, chỉ cần căn cứ vào thực tế mà làm sao cho mọi người thấy ổn là được.
Về đến nhà, Tây không ngờ Quốc đã đợi sẵn từ lâu, đang ngồi nói chuyện với bố rất nhiệt tình. Vừa trông thấy Tây bố liền giục Tây đi dọn đồ đạc để về, còn bảo Quốc bận thế mà vẫn đích thân đến đón Tây. Quốc chẳng nói lời nào chỉ mỉm cười gật đâu như để xác nhận và nhấn mạnh thêm lời của bố là thật. Hành động này của Quốc khiến Tây rất ngạc nhiên và cảm động. Tây biết hiện giờ Quốc rất bận, nghe nói giờ tới công ty tìm Quốc còn phải hẹn trước, không hẹn là không gặp được Quốc, chẳng khác nào bệnh nhân hẹn gặp mẹ Tây ở bệnh viện. Tây hỏi Quốc nếu về thì anh Thành biết tính sao? Quốc không nói anh Thành tính sao, chỉ bảo Quốc hi vọng là Tây sẽ trở về, bố Tây cũng khuyên con gái nên trở về. Tây hít một hơi thật sâu rồi vào thu dọn đồ đạc. Lần này Tây cãi nhau với Quốc khá to và lâu, vì thế đồ đạc mang theo cũng khá nhiều, thu dọn lại tương đối lâu. Đang dọn được nửa chừng thì tới giờ nấu cơm, bởi vậy Tây vào bếp để nấu cơm. Quốc định vào bếp nấu cơm nhưng bố bảo không cần. Giờ đâu có như trước đây, Quốc có thể tự nhiên thay đồ vào nấu cơm cho cả nhà. Tây cảm thấy có đôi chút chua xót, thiết nghĩ, có lẽ vì Tây chưa giải quyết tốt mối quan hệ này nên người nhá Tây, trong đó có cả bố Tây - người quý Quốc nhất - cũng thấy hơi khách sáo với Quốc.
Khi Tây đang cầm nồi cơm đi ra thì Hàng về. Những gì Hàng làm cho Thành mà chính xác là làm vì Tây khiến Tây vô cùng cảm kích, vì thế hơn ai hết, Tây rất sốt ruột vì Hàng bị mất việc, sự nghiệp là quan trọng nhất với người đàn ông mà. Đó là chân lí đơn giản nhưng chính xác nhất ở mọi nơi. Hàng muốn kết hôn với Giai nhưng có lấy nhau thì cũng phải cần tiền chứ, chẳng lẽ lấy nhau rồi để vợ nuôi chắc. Song Tây biết Hàng cũng đã nghĩ tới điều này nên không muốn nói nữa sẽ gây thêm áp lực cho Hàng, thế nhưng cũng không thể không nói gì vì thế đành lái sang chuyện khác: "Giờ không phải đi làm nữa, cả ngày từ sáng tới tối cứ ở bên ngoài bận bịu cái gì? Giờ này mới về là sao? Chị Hạ không còn ở đây nữa nếu rỗi em làm việc nhà đi, chẳng nhẽ cứ ngồi ăn không hả?"
"Em làm việc nhà hả, ai trả lương cho em mỗi tháng mười hai nghìn tệ hả?"
Bố Tây quan tâm nên hỏi tiếp: "Tình hình phỏng vấn thế nào?"
"Không xem đúng là không biết, xem rồi sợ phát khiếp, thế mới biết thế giới bên ngoài rộng thật."
"Thôi được rồi không cần khoác lác nữa. Nước chúng ta gì thiếu chứ người đâu có thiếu."
"Nhưng thiếu nhân tài."
Quốc cũng hỏi đầy vẻ quan tâm: "Em quyết định chưa?"
Hàng phẩy tay "Em vẫn đang lựa chọn."
Tây nói chen vào: "Úi giời vẫn còn làm cao!"
Lúc đó, bố hỏi thăm: "Giai nó tỏ thái độ như thế nào về chuyện này?"
Hàng vội vã trả lời: "Cô ấy chả nói gì."
Bố hừm một tiếng rồi hỏi tiếp: "Không nói gì? Bố thực sự không tin nó không nói gì. Bố cho con biết không có cô gái nào chịu yêu một kẻ lãng tử chỉ biết rúc váy đàn bà đâu..."
Hàng nghiêm túc nói: "Bố, cho phép con nói, trước khi bố mẹ chịu thay đổi thành kiến, xin đừng nói với con về Giai nữa!"
Không khí bỗng trở nên căng thẳng, Tây vội đưa nồi cơm vào tay Hàng và nói: "Vào bếp nấu còn phải dọn dẹp đồ đạc". Rồi đẩy Hàng vào bếp.
Hàng vào nấu cơm, Tây tiếp tục dọn đồ. Mẹ Tây đi làm về nhìn thấy Quốc ở đây có vẻ hơi ngạc nhiên, chỉ chào hỏi qua loa rồi cởi giày vào rửa tay, cũng chẳng buồn hỏi: "Đến làm gì?" hoặc: "Có chuyện gì không?" Cứ mặc kệ Quốc, mẹ chẳng buồn nhìn. Bố Tây biết ý đi vào nhà vệ sinh hỏi: "Thằng Quốc tới đón Tây về". Mẹ Tây chỉ "ừ" một tiếng, rồi lại chuyên tâm vào rửa tay. Từ buồng tắm đi ra, bố Tây hỏi lớn: "Quốc à, tối nay ở lại đây ăn cơm nhé. Bố đang chuẩn bị bài phát biểu cho cuộc họp báo nên cũng chẳng có thời gian nấu cơm."
Hàng nấu cơm xong, trước khi bước vào phòng còn nhắc nhở: "Bố việc thuê giúp việc khác chúng ta phải mau làm đấy."
"Không làm thì sao biết được, thuê giúp việc giờ rất khó! Đã liên hệ với trung tâm môi giới mấy lần rồi, nhưng chỉ toàn là những người hơn hai mươi tuổi thôi."
Tây từ phòng nói vọng ra: "Trẻ quá cũng không được vừa không biết việc lại không yên tâm chút nào."
"Nhưng nhiều tuổi cũng không hẳn là tốt. Người giúp việc của ông giáo sư tầng trên ý, tuổi cũng đâu còn nhỏ, hơn bốn mươi tuổi rồi mà cũng chẳng biết sống gì cả. Mình thích ăn thịt, bữa nào cũng nấu thịt ăn, làm cho ông ấy huyết áp cứ tăng lên..."
Quốc và Hàng cùng vào dọn bàn ăn, Hàng nói "Anh rể liệu có thể mời chị Hạ quay lại không?"
Bố Tây nói luôn: "Lúc này con mới nhớ tới người ta... Hàng, con đừng tưởng chỉ mình con là người tài. Nghành nghề nào cũng có nhân tài, Hạ chính là nhân tài của ngành này đấy!"
"Chị Hạ trách con à?" Hàng hỏi "Đúng là lỗi tại con. Nhưng không nên chỉ trách con. Mọi người đều có phần trách nhiệm mà."
Lời Hàng nói đúng vì thế chẳng ai nói gì nữa. Quốc vội nói vào: "Đều là hiểu nhầm thôi mà, giải thích rõ ràng là được, để con gọi điện về nói với cả nhà"
Mẹ Tây đi từ nhà vệ sinh ra cũng nói thêm với thái độ không nhiệt tình cũng chẳng lạnh lùng: "Không cần miễn cưỡng. Nếu được thì tốt, không được cũng không sao."
Cơn giận lại đến trong lòng Quốc, nhưng Quốc cố nhẫn nhịn không nói lời nào. Hôm ấy sau khi ăn cơm, hai vợ chồng Quốc ra về, mẹ Tây mới nói rằng thằng Quốc lại có việc gì đó muốn nhờ Tây. Bố Tây phê bình vợ quá chủ quan, thành kiến, nhưng bà chẳng nói gì, nét mặt thể hiện rõ ba chữ: Cứ đợi xem!
Trưởng phòng phát hành tới. Khải Đoạn rất hài lòng với bản kế hoạch của nhà xuất bản, hiện giờ đang bàn chị tiết cụ thể. Chi tiết quan trọng hơn cả là mời khách tới. Vì quy mô của một buổi họp báo cao hay thấp, sức tuyên truyền lớn hay nhỏ là phụ thuộc vào chất lượng khách tới. Trưởng phòng tới tìm Tây, nhờ Tây thông qua mối quan hệ của Quốc mời một trong số các vị lãnh đạo cấp cao ở công ty tới dự, chủ tịch hội đồng quản trị tới là tốt nhất. Tây đành phải gọi cho Quốc nhưng văn phòng chẳng có ai, di động cũng không bắt máy, Tây đành báo lại là thôi vì cũng có nhiều vị khách quý tới rồi, thiếu một người cũng chẳng sao. Song trưởng phòng không đồng ý, bảo đã làm phải làm cho thật chu đáo, thập toàn thập mỹ, công ty đó là một tập đoàn đa quốc gia, sức ảnh hưởng rất lớn. Nghĩ một lúc sau anh ta nói tiếp: "Cứ tiếp tục liên lạc với chồng em nhé, chủ tịch hộ đồng quản trị tới được thì tốt nếu không thì bảo chồng em tới". Tây giật mình hét lên: "Anh ấy thì không được! anh ý chỉ là giám đốc giám sát thôi..."
"Quan trọng là hệ thống sau lưng anh ấy chứ. Có thể hiện giờ anh ấy đang họp nên không tiện nhấc máy, hay em nhắn tin đi, nói đây là sách của bố em bảo anh nhất định phải đến!"
Trong lúc đó, Giai liên tục nhận điện thoại: "...Chúng tôi vẫn chưa bắt đầu, mời quý đài, yên tâm, nhất định sẽ mời mà." Dập máy rồi Giai quay sang nói với trưởng phòng: "Anh à bao giờ chúng ta thông báo cho báo chí?"
"Việc này chúng ta cũng phải tính toán. Cuộc họp báo làn này có giới hạn, báo chí truyền hình cũng giới hạn, vì vậy cần phải cân nhắc nên mời ai. Phải nghĩ cho thật chu đáo mọi thứ nếu không sẽ thành người có lỗi. Các em nghĩ xem, báo chí biết đi đâu tìm cơ hội thế này chứ, cùng lúc gặp quá nhiều nhân vật nổi tiếng và lắm tiền"
Tây khẽ hỏi: "Càng nhiều càng tốt mà, đúng không?
Trưởng phòng lập tức phản đối: "Không đúng! Phải gió hạn số người. Nếu mà càng nhiều càng tốt, ai đến cũng được, kết quả sẽ ra sao? Cá rồng lẫn lộn. Có cá rồng cũng không thích. Mà rồng không thích nhiều cá để làm gì? Lúc nãy tôi đã suy nghĩ một chút, chúng ta nên lựa chọn một báo đài có uy tín nhất, làm đơn vị truyền tin độc quyền".
Trưởng phòng đi rồi Tây vẫn âm ỉ sướng. Sở dĩ Tây vui sướng như vây là vì không ngờ chồng mình cũng được liệt vào danh sách những người nổi tiếng. Cái anh trưởng phòng này quan hệ rất rộng, có năng lực khác người, đó đúng là đặc quyền cuả anh ta. Chợt Tây thấy kính nể và khâm phục chồng vô cùng.
Giai cười vang lên và nói: "Tây à, có phải bạn rất tự hào vì Quốc được làm lãnh đạo đúng không?"
"Ừ, bạn thấy mình tầm thường lắm hả."
"Ừ."
Tây cười tít cả mắt và nói: "Chúng ta đều tầm thường, chúng ta ai chẳng mong chồng ngày một thăng quan tiến chức để được nương bóng quan lớn, làm quý phu nhân! Nếu thực sự có ngày đó việc đầu tiên mình làm là..." Bỗng quay sang hỏi Giai "Bạn thử đoán xem?"
"Mua nhà... ô tô... hay kim cương." Tây đều lắc đầu. Giai lại cười nói: "Nếu không thì đi mua hai bát, uống một bát, đổ một bát"
"Bạn ý, xem cả đời này chỉ làm biên tập sách cho nhà văn thôi chứ không tự làm nhà văn được, không có được sự tưởng tượng của một nhà văn, không có tưởng tượng cả từ cuộc sống hiện thực. Nếu mình mà có được ngày đó, việc đầu tiên mà mình làm là, thôi... việc. Sau đó, ngày nào cũng ngủ tới khi tự thức dậy, năm nào cũng ra nước ngoài chơi..."
"Và sinh cho anh ấy một đàn con nữa chứ! Ở Thụy Sỹ sinh một đứa, Pháp sinh một đứa, Mỹ một đứa. À đúng rồi còn Ý một đứa nữa nữa chứ, nếu sinh ở đó thì có thể mang quốc tịch Ý luôn, đến lúc đó gia đình bạn thành liên hợp quốc thu nhỏ rồi..." Sau đó Giai nhận ra tâm trạng Tây không tốt nưa, và lúc đó mới ngớ ra là mình lỡ lời: "Tây à, xin lỗi bạn"
Tây cười miễn cưỡng không nói thêm gì nữa.
Buổi tối đi làm về Quốc vẫn chưa vê nhà, Tây liền vào bếp nấu cơm. Cùng với sự thăng tiến của chồng, Tây bắt đầu cảm thấy lo lắng. Tự mình phải biết kiềm chế, không được tuỳ tiện như trước nữa, nếu không cuộc hôn nhân giữa hai người thực sự khó lường. Vì thế Tây quyết định nghiêm khắc hơn với bản thân. Ví như hôm nay Tây bận bịu cả ngày ở cơ quan, nếu là trước đây Tây sẽ không vào bếp, dù về sớm cũng không vào bếp, đợi Quốc về nấu. Nhưng hôm nay Tây bắt mình làm dù không muốn. Làm việc gì cũng không thể dựa vào việc mình có muốn hay không. Cửa mở ra, Quốc cũng đi làm về, Tây vội ra đón chồng. Quốc cởi giày ra,Tây vội đỡ cặp cho chồng, tình cờ chạm phải tay Quốc. "Sao tay anh lạnh thế! Anh phải mặc áo khoác chứ. Xuống xe vào nhà cũng chỉ một chút đường, trời lạnh thế hả?"
"Ừ trời lạnh quá!" Quốc gật đầu luôn. Rồi nói tiếp: "Trời lạnh thế này mà mấy người công nhân vẫn phải ở trong mấy căn nhà tạm không có máy sưởi."
Trước đó, dù Quốc nói thế nào Thành vẫn không chịu theo em về. Lý do là không muốn vì mình mà chia cắt vợ chồng em. Quốc nói rằng Tây đã đồng ý rồi nhưng Thành nhất quyết rằng Tây có đồng ý là vì cô ấy hiểu chuyện, mà thế chúng ta càng không được không biết điều, vì anh mà bỏ mặc vợ, điều này dù giải thích thế nào cũng đều không tiện. Lần này Thành lại sốt cao, cũng không thể nói là lại. Vì lần trước sốt cao đã bình phục hoàn toàn đâu. Lần này về nhà ở được một ngày lại vội vàng đi. Thế nên Quốc nghĩ rằng cách duy nhất để Thành đồng ý về nhà là Tây cũng phải về. Có điều lần này Quốc cũng không đề nghị chuyện này, sợ lại làm ảnh hưởng tới quan hệ vợ chồng vốn đã mỏng manh giữa họ. Nhưng hôm nay đã nói tới đây rồi, Quốc cũng chẳng ngại nói thẳng nữa. Gần đây, thái độ của Tây với Quốc rất tốt, nếu được, có khi vẹn cả đôi đường cũng nên.
"Tây à, anh Thành lại ốm rồi, sốt cao, đã đến bệnh viện điều trị, cũng chẳng có gì, chỉ là cảm lạnh thôi." Tây không đợi chồng nói hết lập tức chen ngang: "Bảo anh về đây ở đi!"
“Nhưng anh ấy tới em lại đi, anh ấy không yên tâm ở lại đây."
Tây vờ hỏi như ngốc nghếch:"Thế em không đi chúng ta ở như thế nào?"
"Sao không được? Hồi học đại học bọn anh ở một phòng tám người còn được nữa là."
"Nhưng vẫn phải phân chia nam nữ riêng chứ. Làm gì có chuyện nam nữ ở chung?"
"Hồi đi Thái Sơn, có mỗi cái lều to, cả nam nữ đến chục người ở chung cũng ở đó sao? Giờ cả căn nhà to thế này ba người chúng ta lại không ở được?"
"Giống nhau chắc?"
"Nói giống là giống mà không giống là không giống."
Tây bây giờ mới hiểu ra, hiểu ra rồi chợt thấy tim lạnh giá tới tâm can. Cái lạnh ấy đang lan toả, lan toả tự phát. Đúng lúc ấy trưởng phòng gọi điện hỏi về việc mời Quốc đi dự cuộc họp tới đâu rồi. Nhận điện thoại, Tây đang nén cơn giận đang chực bùng phát trong lòng lại. Song trong lòng vẫn cảm thấy đau đớn vô cùng: Họ còn được gọi là vợ chồng không nhỉ? Vì lợi ích mà gây tổn thương cho nhau, vì lợi ích mà duy trì quan hệ thế này sao? Có lẽ đó chính mới là quan hệ vợ chồng. Trước đây, cả hai đều suy nghĩ quá ngây thơ và đơn thuần về quan hệ vợ chồng. Cúp máy Tây liền hỏi chồng chẳng chút do dự: "Trưởng phòng phát hành chỗ em gọi điện tới, công ty anh có thể cử người tới tham dự cuộc họp báo không?"
"Chủ tịch chắc không đi được rồi, ông ấy đang ở nước ngoài."
"Thế anh thì sao? Anh đi được không?" Chẳng đợi Quốc trả lời, Tây tiếp tục nói: "Anh bảo anh Thành đến ở đi, chúng ta xếp cho anh ý một cái giường ở phòng khách."
"Cảm ơn em." Quốc ngừng lại rồi nói tiếp: "Cuộc họp báo ở cơ quan em anh sẽ tranh thủ tới dự."
Giai dẫn theo vài người tới bố trí hội trường, treo một băng rôn ngang trên cao, trên băng rôn viết là: "Văn hoá phương đông và chủ nghĩa khoái lạc" Đúng lúc ấy, di động của Giai đổ chuông, trên mặt hiện rõ nụ cười: "Hàng à!...Giờ anh đang ở đâu?... Rẽ trái khoảng 200 m là tới!... Anh đến thật đúng lúc, bọn em đang thiếu công nhân đây!" Cúp máy Giai quay lại dặn mấy người thanh niên: "Các em cứ làm đi nhé chị ra ngoài này đón một người. Chị tìm cho bọn mình một nhân lực nữa."
Giai ra khỏi hội trường, không ngờ gặp Khải Đoạn trước cổng. Có thể không phải là ngẫu nhiên, có thể Đoạn cố tình đứng đây chờ Giai. Giai không ngạc nhiên tình cờ gặp Đoạn ở ngay công ty anh ta là chuyện sớm muộn thôi. Giai không tránh, cũng chẳng ngại ngần vui vẻ chào hỏi: "Anh chưa tan làm hả?"
"Anh đang định về. Anh tiễn em một đoạn nhé."
"Cảm ơn anh, em vẫn chưa về. Chúng ta vẫn còn gì chưa nói rõ sao?"
Đoạn mỉm cười: "Sợ bạn trai em nhìn thấy hả?"
"Tất nhiên em không muốn tạo nên ghen tuông không cần thiết."
"Giai à, nếu giờ anh quyết định cưới em thì sao?"
"Anh sẽ không làm vậy. Em hiểu anh mà."
"Em đúng là hồng nhan tri kỷ của anh!" Trong lời nói ấy đầy ngụ ý. Giai cũng chẳng định nói gì thêm, cứ thế đi, Hàng đang ở bên kia chờ Giai mà.
Hàng giúp Giai làm xong việc, mọi người đều ra ngoài hết. Một cô gái nhỏ khẽ nói thầm với Giai: "Chị à, đẹp trai quá, nhớ giữ cho chặt nhé!" Giai khẽ mỉm cười: "Chị biết rồi." Rồi cô gái đó chào người đồng nghiệp một tiếng. Họ đều hiểu tốt nhất nên về trước.
"Cô gái đó vừa nói gì với em thế."
"Khen anh... để em giới thiệu hai người với nhau nhe"
"Không thành vấn đề"
"Có vấn đề chứ, em không đồng ý." Hai người cùng cười. "Mai anh đến không."
"Đến chứ, vì Khải Đoạn anh càng tới. Nhưng có lẽ sẽ muộn hơn chút. Anh phải đưa mẹ ra sân bay. Mẹ anh đi nước ngoài dự hội nghị về chẩn trị."
Giai khoác tay Hàng cùng đi, Giai cố tình làm vậy vì Giai biết có đôi mắt đang dõi theo hai người. Đó là ánh mắt của Khải Đoạn.
Chiều hôm ấy, buổi họp báo diễn ra như dự định, tiếng vang rất lớn. Khải Đoạn yên lặng trên hàng ghế VIP nghe Giáo sư Cố phát biểu. "Nhà sử học Anh Quốc Toynbee từng nói: "Nếu cho tôi lựa chọn tôi sẽ sống ở thời Đường của Trung Quốc" Rất nhiều học giả nổi tiếng của Trung Quốc từng nói rằng: "Triều đại mà tôi muốn nói tới nhất là thời Đường" Triều Đường là thời đại chú ý tới đời sống tinh thần nhiều nhất, người dân Đường cũng là người có văn hoá, có tư cách theo đuổi giá trị tinh thần nhất...'
Đoạn cảm thấy thật vô vị, thiết nghĩ mấy ông già này giờ còn theo đuổi những thứ nhạt nhẽo này để làm gì chứ, ăn no thì dửng mỡ chắc? Thà không ngồi đây nghe còn hơn, ngồi nghe lại phải vờ như điếc. Những vị khách quý khác có lẽ cũng giống như Khải Đoạn, họ đều đang nhấp nhổm. Đúng là làm người nổi tiếng quả không dễ, không thể làm chủ mình được. Họ đến đây cũng chỉ vì thấy bảo người kia cũng tới, họ đâu chịu bỏ qua cơ hội nào để gặp nhau. Đột nhiên anh ta nhìn thấy một người rất quen ngồi phía bên hàng ghế bên trái phía trên anh ta, nghĩ hồi lâu mà không nghĩ ra, bèn với nhìn lên tấm biển đề tên,tấm biển đề là:"Giám đốc giám sát Tổng Công ty Thông Trọng!" Tên người dự là "Hà Kiến Quốc". Lúc đó anh ta mới nhớ ra người này là ai, là chồng của Tây. Trong cuộc giới thiệu sách của ai đó hai người đã từng làm quen. Khi đó gặp mặt Quốc cũng chỉ là một nhân viên bình thường, giờ đã trở thành giám đốc giám sát của một công ty lớn, đúng là kẻ sỹ ba ngày không gặp đã khác nhau xa. Thế là anh ta đưa tay ra bắt tay với Quốc. Quốc quay đầu lại cũng rất kinh ngạc, Quốc cũng cảm thấy như có ánh mắt ai đó đang nhìn phía sau gáy mình. Từ đóhai người bắt đầu trò chuyện với nhau.
"Hội nghị của Tổng giám đốc Lưu quả là danh bất hư truyền, ngày mai xem báo nhất định sẽ có những lời quảng cáo như vậy."
"Hai bên cùng có lợi mà!... Giám đốc Hà hôm nay tới đây với tư cách là khách mời hay là người nhà của biên tập viên Tây đấy?"
"Vừa là khách, vừa là người nhà, vừa là người nhà của biên tập viên vừa là người nhà của tác giả." Ý nói tới giáo sư Cố, "Giáo sư Cố là bố vợ của tôi."
KĐ không ngờ như vậy liền hỏi lại: "Ý anh là, tác giả cuốn sách là bố của Tây và Hàng à?"
"Đúng." Quốc chẳng hiểu gì liền gật đầu nói.
Đột nhiên, cơn giận trong Đoạn bốc lên không thành lời, anh ta nghĩ ngợi hồi lâu rồi viết ra một mẩu giấy. Nhờ gửi đi đồng thời ánh mắt chỉ ra phía Giai đang ngồi. Mấy phút sau Giai nhận được mẩu giấy, xem xong, Giai nghĩ một lát rồi đứng lên đi ra ngoài. Và Đoạn cũng đứng lên đi ra ngoài, Quốc hỏi Đoạn đi đâu nhưng anh ta chẳng thèm trả lời. Anh ta đang bực mình: Anh ta bỏ tiền ra tài trợ, bỏ sức thúc đẩy cuộc họp báo này thì ra toàn là vì bố Hàng!
Ở bên ngoài Giai đang đợi anh ta ở vị trí anh ta hẹn. Vừa ra tới nơi anh ta lập tức hỏi: "Vì sao em giấu anh?" Thái độ rất mạnh mẽ.
Giai luống cuống đáp: "Vì anh không hỏi mà!"
Đoạn hét lên từng từ: "Giai, anh thích bị người khác lợi dụng, nhưng không thích bị người khác lừa!"
"Em không lừa anh."
"Còn không hả? Để tạo mối quan hệ tốt với bố chồng tương lai..., mà chính xác là để tạo Mối quan hệ tốt với bạn trai em, em không chỉ lợi dụng tình cảM của anh dành cho em mà còn lợi dụng cả lòng tin của anh! em lấy tiền của người yêu em để cho người em yêu..."
"Theo em được biết, Hàng đã trả lại anh số tiền đó rồi mà!"
Đoạn phảy tay nói: "Đó là tiền xuất bản sách! Còn tiền họp báo? Tiền bồi dưỡng mỗi chuyên gia 2000 tệ..." Rồi xoè bàn tay ra: "Em tính xem là bao nhiêu nghìn tệ rồi! Giai em nói xem đây là hành động gì chứ, đó có phải là lừa đảo không? Hơn nữa lại dùng cả thủ đoạn." Giai không nói lời nào. Đoạn quát lớn: "Giai, em nói đi."
"Em chỉ tới tìm anh để xin khoản tiền tài trợ là hai mươi nghìn tệ, anh bảo Mọi chuyện sau này không liên quan tới em mà!"
"Em biết rõ là vì em mà!"
Giai cố trấn tĩnh. Sau đó, ngẩng mặt lên nói: "Được anh xem hết bao nhiêu tiền chúng em sẽ trả."
Khải Đoạn nheo mắt hỏi: "Chúng em?"
"Đúng, chúng em."
Đoạn nhìn Giai với ánh mắt đầy nghi hoặc: "Nói như vậy em và thằng đó là thật hả?" Giai không trả lời. Đoạn chỉ biết lắc đầu; Giai à, dù sao chúng ta đã từng quan hệ suốt sáu năm, theo những gì anh biết về em thì em không hợp hắn đâu."
"Hợp hay không hai bên phải hiểu nhau mới rõ, anh có hiểu gì về Hàng đâu?"
Khải Đoạn cười thật lớn: "Hắn hả? Anh không hiểu ư? Loại trẻ con như hắn trong công ty anh vơ được cả nắm."
Giai nhìn anh ta một hồi rồi quay người đi nhưng đã bị Đoạn giữ lại. "Anh định làm gì?"
"Là anh chi ra khoản tiền lớn vây, giờ em phải trả công anh chút, nói chuyện thôi, cái quyền này anh đáng có chứ?"
"Anh... thật vô sỉ."
"Là em vô sỉ trước mà."
Đột nhiên tay Đoạn bị một bàn tay khoẻ mạnh khác nắm chặt, và giật ra. Hai người cùng ngẩng đầu lên, đó chính là Cố Tiểu Hàng. Đoạn bị Hàng đẩy ra, loạng choạng lùi về phía sau Mấy bước, sau đó đứng vững nhìn chằm chằm vào Hàng. Hàng cũng nhìn anh ta. Còn Giai trốn đằng sau lưng Hàng. Im lặng. Lát sau, Đoạn khẽ mỉm cười: "Hàng à, cậu không cảm thấy xấu hổ khi đứng tại công ty của tôi, tiêu tiền của tôi để họp báo cho cuốn sách của bố cậu hả?"
Hàng vẫn nhìn anh ta đầy cảm giác và nghe anh ta nói tiếp:
"Tất cả đều là vì Giai tới tìm tôi. Vì sao cô ấy tìm tôi mà không tìm cậu chứ? Bởi vì cậu không có năng lực, không có khả năng đáp ứng nhu cầu của cô ấy... Hàng à, giờ cậu còn trẻ, có thể dựa vào sự lãng mạn, ngọt ngào của tuổi trẻ để tán tỉnh phụ nữ, nhưng tôi muốn dạy cho cậu một điều là, đàn bà bất luận như thế nào đi chăng nữa, đừng chỉ có nói bằng miệng không, chẳng có tác dụng gì hết. Dù cậu có nịnh cô ta cũng đâu có thể nịnh cả đời. Khi cậu còn trẻ cô ta cũng còn trẻ, cậu có thể đánh đàn bên của sổ nhà cô ta và nói I LOVE YOU, lúc đó trong đầu cô ta chỉ có cậu Mà thôi. Cậu nghĩ đó là tình yêu chắc? Cậu nhầM rồi. Sớm muộn cũng có ngày, cô ta sẽ nói cậu lừa cô ta... Thực ra cậu lừa cô ta gì chứ? Chẳng phải cậu đã cho cô ta những ngày tháng tuyệt vời tốt đẹp hơn nhiều một con búp bê trong nhà sao?"
Hàng ôm lấy Giai rồi nói với Khải Đoạn: "Tôi rất thông cảm cho anh, vì anh chẳng biết cái gì gọi là tình yêu."
Khải Đoạn phá lên cười: "Cậu có biết nỗi khổ lớn nhất của người giàu là gì không? Là không có ai thông cảm. Cảm ơn cậu bao nhiêu năm nay cậu là người đầu tiên thông cảm cho tôi đấy". Nói xong Đoạn nhìn đồng hò rồi bảo; "Đến lượt tôi nói rồi,... các người không định nghe bài phát biểu đặc biệt của tôi hả?
...
Khải Đoạn phát biểu, cả hội trường im lặng.
"Cuốn sách của giáo sư Cố nói tới hai giá trị quan trọng của người phụ nữ, quả thật rất sâu sắc. Tôi xin lấy một ví dụ thực tế của mình làm ví dụ minh chứng cho những gì tôi vừa nói. Trước đây trong một cuộc họp mặt, một người bạn đại học của tôi đã tránh tôi là hiện giờ phụ nữ quá thực tế. Đối với những người đàn ông thành đạt, cô ta đúng là một con vật nuôi ngoan ngoãn, dịu dàng rất biết nghe lời; nhưng với những người đàn ông không thành đạt, họ lại biến thành một người phụ nữ đanh đá cao tay. Tôi thông cảm cho những người đàn ông không May đó, có điều phải nghĩ chân thực rằng,họ thực sự là kém cỏi. Một người đàn ông mà không có năng lực tạo dựng được chỗ đứng trên đất này, thì người đó làm gì có tư cách yêu cầu người đàn bà trong lòng mình sống theo cách mình muốn chứ?..."
Ban đầu Hàng còn bình tĩnh nghe, sau càng nghe càng chối tai. Giai cũng cảm nhận được điều này nhưng cố dùng ánh mắt để động viên Hàng, vì xung quanh có rất nhiều người quen biết, thực sự không tiện hành động gì. Nhưng Hàng thực sự không thể ngồi lâu hơn được nữa đành đứng dậy đi. Giai đang định đứng dậy ra theo thì Tây kéo lại. Bởi đang là lúc Khải Đoạn phát biểu, mà thực ra ngụ ý anh ta nói đều nhằm vào Hàng và Giai, trên mặt anh ta hiện lên một nụ cười thật khó chịu, song bài phát biểu đó chẳng ảnh hưởng gì tới ai và cũng chẳng thể dừng lại.
"Nếu một người đàn ông yêu cầu người phụ nữ của mình thật hoàn hảo thì điều đầu tiên anh ta nên yêu cầu chính mình thật cao, nếu không sẽ chẳng khác gì sự châm biếm cho giá trị tinh thần và sẽ bị người đời khinh ghét."
Sau buổi họp báo, Quốc lái xe cùng Tây đưa bố về nhà. Suốt dọc đường bố Tây rất phấn khích. Thậm chí về đến nhà rồi còn không ngừng ca ngợi: "Cái anh chàng Khải Đoạn này quả là phong lưu,khoáng đạt, sôi nổi, tài hoa..."
Tây chen thêm một câu: "Tắm trong biển tiền nữa."
Bố Tây gật đầu: "Thằng Hàng cạnh tranh với anh ta, thực sự chỉ có mỗi ưu điểm là trẻ hơn..."
"Đó mà là ưu điểm ạ? Là nhược điểM đấy ạ! Bây giờ đang là mốt chồng già vợ trẻ, Giai nó lại chẳng quan tâm tới điều này."
"Tây à, vì sao con biết thế mà lại không ngăn cản nó mà lại còn nói cho em."
"Vì con không khuyên được! Con người ta khi đã đấu tranh vì tình yêu, thì không ai cản nôi. Lúc đó mà khuyên nó thì khác gì bọ ngựa đá xe, thà rằng chúng ta cứ mặc kệ, để nó tự đi con đường của nó. Giờ con nghĩ chúng ta chỉ có cách mở to mắt nhìn nó lao đầu vào đấy, chẳng làm được gì đâu!... Nếu là con! Bố ạ, cứ kệ nó đi."
"Giờ con thay đổi chiến thuật làM thuyết khách cho chúng nó hả!... Tây, bố cho con biết con không cần ở đây mà giảng hoà, chuyện hai đứa nó bố mẹ tuyệt đối không.." Vừa dứt lời thì Hàng về. Nét Mặt bố lập tứ nghiêm lại: "Con đi đâu đây?"
"Con đi ăn cơm."
"Với ai?"
"Với tổng giám đốc của con."
Bố Tây chợt thấy đau lòng vô cùng: "Hàng con xem, con đã đến nước này rồi !Trước đây dù gì cũng là cán bộ cốt cán của công ty, giám đốc phải thường xuyên mời con đi ăn, giờ thì cũng vì việc phải quay lại mời ông ta đi ăn.."
"Là vì công việc mà, nhưng cũng không đến nỗi thế bố, hôm nay cũng là ông ấy mời con đi ăn mà." Mọi người vẫn chưa hiểu. Hàng giải thích thêm: "Ông ấy xin lỗi con mời con quay lại làm, càng sớm càng tốt. Công trình bị quá hạn gần ba ngày rồi, mà mỗi ngày quá hạn là mất một triệu tê... Tất cả tài liệu về công trình này, rồi bản vẽ kỹ thuật nếu không quen xem cũng mất ba ngày mới hiểu, mà đó phải là thiên tài mới làm được thế. Còn nếu là người bình thường thì phải mất một tháng mới có thể phát hiện ra sai sót đâu."
"Thế con nói sao."
"Con bảo quay về cũng được nhưng với một điều kiện, ở trong công trường, người không nhiệm vụ không được vào! Khách tới xem nhà phải chào hỏi công nhân, phòng mua bán phải cử người đi cùng, đường đi như thế nào phải được sự đồng ý của bọn con.
Bố vui mừng hỏi: “Thế bao giờ con đi làm?”
“Bố không nghe con nói à, càng sớm càng tốt. Ngày mai con đi.”
“Vậy mai Mẹ về ai đi đón?”
“Thì họ đã sắp xếp công việc cho con xong rồi. Giờ đừng mắng con là đồ vô công rồi nghề nhé!”
Quốc giờ mới nói: “Để con cho tài xế đi đón mẹ.”
Tây liếc nhìn Quốc một cái và cảm thấy rất tự hào về người chồng “có lái xe riêng này”, rồi nhanh miệng nói: “Đúng. Quốc cũng có lái xe. Như vậy chẳng ai phải trì hoãn công việc.” Sau khi Tây về nhà ở, Thành cũng không chịu về nhà, bảo là: “Mới đầu chưa quen nên thế, quen rồi không sao”, và Tây thấy rất cảm động. Nhờ vậy, trong khoảng thời gian này, quan hệ giữa hai vợ chồng cũng được cải thiện vài phần.
Hàng cũng liếc chị gái một cái rồi học theo cách nói của chị: “Quốc có lái xe riêng”… đúng là mặt dày thật.”
Tây đang định phản pháo lại thì Quốc có điện thoại gọi tới, liền nhấc máy lên nghe: “Bố ạ!” Tây nghe thấy lập tức đề cao cảnh giác. Quốc nhận điện xong, Tây vội hỏi ngay xem có chuyện gì, nhưng Quốc bảo không có gì lớn hết, sau đó bảo có chút việc phải đi nên không ăn tối ở nhà được. Rồi đi luôn.
Sở dĩ Quốc không muốn nói cho Tây biết chuyện gì là vì muốn tự mình giải quyết, không muốn Tây lại bực mình, lại gây căng thẳng trong quan hệ giữa vợ chồng mà khó khăn lắm mới hoà thuận lại được. Quốc tới công trường tìm anh Thành. Bố gọi điện lên báo ông của chị dâu qua đời, gia đình hy vọng con cháu đều có mặt đông đủ. Trong đó có cả Tây, Quốc cảm thấy vì chuyện này mà bắt Tây về quê có gì không hợp lý lắm, nên muốn tới bàn với anh trai trước, cứ xem ý anh thế nào đã. Quốc vốn nghĩ anh cũng dễ thương lượng hơn, mà nếu anh đồng ý, nhờ anh nói với gia đình chị dâu cũng dễ hơn rất nhiều. Nhưng không ngờ anh trai lại bảo rằng: “Chị dâu em và ông chị ấy rất quý nhau, giờ ông qua đời, khóc ông là trách nhiệm của con cháu mà… Anh biết đây không phải chuyện gì to tát, nhưng gia đình họ rất coi trọng. Phiền Tây đi một chuyến vậy.”
Quốc ra sức thuyết phục: “Anh, người thành phố như họ rất đơn giản về tình cảm, thường là nhà nào biết nhà nấy. Có một số vấn đề thực sự rất khó giải thích với họ để họ hiểu, thực sự rất khó…”
Thành đương nhiên hiểu rõ chuyện này nhưng vẫn phảy tay nói: “Không cần Tây phải hiểu, chỉ nhờ cô ấy giúp cho thôi. Chị dâu em không phải là người đơn giản đâu, dù là người học vấn không cao, nhưng không phải là người không biết điều. Bình thường cô ấy không hay tham gia vào chuyện, nhưng khi đã nói thì đó là việc lớn. Chú xem, anh lên Bắc Kinh làm việc, một Mình cô ấy ở nhà chăm sóc bố mẹ và con nhỏ, chuyện bếp núc đồng áng, chưa bao giờ anh thấy cô ấy than phiền một lời. Vì thế lần này, anh muốn đáp ứng yêu cầu này của cô ấy.”
“Anh, anh xem mình có thể bỏ tiền thuê người khóc thuê không, thay Tây ý? Em sẽ trả tiền.”
Thành lại phảy tay và thở dài: “Quốc à, đây không phải vấn đề về tiền bạc. Sự xuất hiện của em dâu mới làm cô ấy mát mặt. Chị dâu em vì bận chăm sóc bố mẹ và các con mà khi ông Mất cũng không thể ở bên, vì thế cô ấy cảm thấy rất đau khổ.”
Thái độ của anh khiến Quốc đưa ra quyết định: “Thôi được, em sẽ nói với Tây. Xin nghỉ vài ngày chắc cũng không sao.”
Rời khỏi chỗ anh, Quốc lái xe tới thẳng siêu thị mua một số món ăn ngon và gọi điện cho Tây là tối nay nhất định phải về nhà, Quốc mời Tây một bữa, một bữa thịnh soạn. Quốc vào siêu thị mua đồ ăn, còn chú ý mua cả món ghẹ mà Tây rất thích ăn. Tối đó, Quốc vừa về nhà thì Tây cũng về, bước vào nhà Tây thể hiện nét mặt đầy cảnh giác. Mà liệu có thể không cảnh giác không? Chiều này bố Quốc vừa gọi điện thoại lên, tối nay lại mời Tây ăn cơm! Quốc lại tỏ thái độ rất hào hứng nhờ Tây thái hành bóc tỏi. Tây đứng yên, nhìn chằm chằm Quốc hỏi: “Anh Quốc, chúng ta đâu còn là vợ chồng son, đừng có làM thế nữa. Nói đi, bố anh có việc gì!”
Quốc cảM thấy vô cùng gượng gạo, lắp bắp nói. Nghe Quốc nói xong Tây phá lên cười: “Em nói cho anh biết, những việc gia đình anh nhờ nhà em làm trước đây em có thể hiểu được, còn chuyện này, kiên quyết là không! Em không thể cổ hủ lạc hậu thế được! Thật là vô lý, ông của chị dâu em còn chẳng quen lại đến để khóc, quỳ bên linh cữu, em bị thần kinh chắc?”
“Tây à, anh sẽ lái xe đi, mình đi nhanh thôi, ba ngày vèo cái là xong ý mà!”
“Không biết! Cổ hủ! Lạc hậu!... Anh Quốc, anh có bị hâm không hả? Bình thường, chỉ cần chẳng liên quan gì tới gia đình anh là anh có thèm quan tâM đâu, đầu óc anh tỉnh ra chưa, bĩnh thường lại chưa? Sao cứ dính đến chuyện gia đình anh là đầu óc anh lại hồ đồ như vậy hả?... Bảo em nghỉ việc bắt xe về tận quê anh để khóc cho ông của chị dâu, em còn chẳng khóc nổi cơ, đã biết rõ thế còn bắt em đi.”
Quốc nghiêm mặt: “Tây, giờ anh không tranh cãi với em về lý mà về tình.”
“Em với ông ấy cũng chẳng có tình cảm gì!”
“Vuốt mặt phải nể mũi chứ, đây là thể diện của anh đấy!”
“Ý anh là gì?”
“Ý anh là, bảo em đi vì anh chứ không phải vì gia đình anh. Đi hay không tuỳ em nghĩ!”
Tây tròn mắt ngạc nhiên. Sau đó, quay người mở cửa đi. Cho dù Quốc hiện nay cũng cao sang hơn người, cho dù Tây cũng mong muốn hai vợ chồng chồng vinh vợ hiển, nhưng không phải là không có giới hạn, giới hạn là những nguyên tắc và tự trọng của Tây nữa chứ.
Quốc đứng đó yên lặng hồi lâu. Trong bếp, cả đống đồ ăn trong những bao nhỏ còn chưa kịp lôi ra.
Mẹ Tây ra sân bay trông rất mệt mỏi. Hôm qua dự hội nghị, hôm nay mới về, đối với người đã sáu mươi tuổi như mẹ Tây quả là hơi quá sức. Tây bảo Quốc cho tài xế tới đón mẹ, đang nhìn khắp sân bay, mẹ Tây không ngờ lại nhìn thấy Quốc. Mẹ Tây hơi bất ngờ và cũng rất cảm động: “Quốc, sao con lại tới, công việc bận lắm Mà. Cho tài xế đến là được rồi.”
“Mẹ ạ, không sao ạ. Chúng ta đi nào.” Quốc một tay xách hộ mẹ đống hành lý, tay kia đỡ mẹ đi. Vừa đi Quốc vừa báo cáo với mẹ: Con đã nói với gia đình về chuyện của Hạ, chị ấy nghe được cũng thấy mừng, nhưng thời gian này chị ấy không lên được, hai vợ chồng đang đòi hy hôn. Sự việc cụ thể thế nào con cũng không rõ, tóm lại là hiện tại chị ấy chưa thể lên. Con cũng bảo ở nhà là nếu cố nhờ được thì cố, còn nếu không được thì tìm giúp mình một người khác. Sau đó, hai mẹ con lên xe, và cùng đi vào đường cao tốc. Lúc đó Quốc mới khẽ kể với mẹ. Quốc nói rất hy vọng Tây có thể về quê đợt này. Mẹ Tây im lặng hồi lâu, và nói Quốc phải hứa đây là lần cuối cùng. Quốc đã hứa. Và mẹ Tây đồng ý về nói với Tây.
Nhưng Tây vẫn không đồng ý.
Hàng cũng khuyên chị: “Con người sống cần biết giữ thể diện, cây sống cần có vỏ. Người nông thôn như họ cái gì cũng không có, ngoài giữ thể diện ra, còn biết sống vì cái gì nữa? Bảo chị đi cũng chỉ vì thể diện của họ thôi mà.”
“Vậy em đi đi. Em cũng là em vợ của em trai của chồng cháu gái người mất đấy.”
Mẹ nhăn mặt xem vào: “Thôi, không phải lúc để đùa đâu. Ý của mẹ là con nên đi. Cho nhà người ta có chút thể diện. Đi cho nó có thôi, mẹ cũng chẳng nói nữa. Nhưng nếu vẫn muốn sống với Quốc, có một số việc con phải nhẫn nhịn…”
“Có gì mà con không phải nhẫn nhịn chứ! Con cũng đồng ý để anh Thành về ở cùng nhà rồi còn gì.”
“Nhưng rốt cuộc Thành nó có về đâu, mà Quốc thì bận thế nó vẫn tới dự họp báo sách của bố… Tây à, giờ con cần biết sống, suy nghĩ cho người khác nữa. Vợ chồng sống với nhau phải biết lựa, anh cương tôi nhu, tôi cương anh nhu, đừng bao giờ cả hai cùng cương lên, vì nếu cứ như vậy thì thật là khó sống với nhau.”
Để làm dịu không khí gia đình, Hàng hoà vào pha trò: “Mẹ, lúc còn trẻ mẹ và bố vẫn thế à, cũng lựa nhau mà sống hả?”
Bố đang chăm chú đọc báo ở phòng khách bỗng cũng ngẩng đầu lên nói: “Ừ. Có điều hầu như toàn là mẹ con cương thôi.”
“Tôi mà cương hả? Tôi có cương lên cũng chỉ là có tiếng không có miếng, quyền lực thực sự đều nằm trong tay ông cả. ông nói thử xem, trong nhà ta có quyết định gì lớn mà không nghe theo lời ông không?”
Tây không nhịn nổi nữa cười phá lên: “Bố thật đáng sợ nha.”
Mẹ Tây cũng bật cười: “Rất đáng sợ.”
Tây đến bên bố, lấy tờ báo bố đang đọc và nói: “Bố, đừng giả vờ đọc sách nữa, bảo cho con biết đi nào.”
Bố Tây giật lại tớ báo và nói: “Đi đi đi…” Rồi cả nhà cùng cười. Trong nhà có chút ấm áp hơn. Vừa cười bố Tây vừa nói: “Ý của bố cũng giống mẹ con, con nên đi lần này.”
Tây thở dài coi như là đồng ý. Bố mẹ Tây cũng thở dài nhẹ nhõm. Nguyên nhân cốt lõi, nguyên nhân sâu xa nhất của lời khuyên này mà không ai muốn nói ra chính là vấn đề Tây không thể sinh con.
/20
|