Giải đấu bước vào ngày cuối cùng của vòng loại. Chỉ còn 32 thí sinh trụ tới cuối cùng. Sau vòng đấu này, sẽ chốt ra 16 người bước vào vòng sau.
Vương Thành Văn, đấu Vương Tuệ.
Nguyễn Thanh Phong, đấu Hoàng Bích Như.
Vũ Hải Phong, đấu Vương Khang.
Hồ Việt Khoa, đấu Phan Văn Linh của Phong Ba.
So ra, Triệu Thiên Trúc gặp một kèo đấu quá dễ dàng, không đáng nói tới. Bốn cặp đấu trên, đều là tâm điểm chú ý của tất cả mọi người. Có cả những thiên tài nổi bật được coi là hạt giống, lại có cả những con ngựa ô bất ngờ xuất hiện, cộng thêm drama giữa Vương Thành Văn và Vương Tuệ, khiến Giải đấu năm nay có quá nhiều trò vui.
Ví dụ như liệu học sinh bí ẩn của Phong Ba mà mọi người vẫn đoán già đoán non, nếu Vũ Việt đã bị loại rồi, lẽ nào lại là Phan Văn Linh? Trận đấu giữa Hồ Việt Khoa và Phan Văn Linh hẳn nhiên sẽ kiểm chứng điều này. Theo đánh giá của mọi người, Phan Văn Linh tuy cũng khá, nhưng chưa thể nào đạt tới đẳng cấp cao như vậy. Còn có thâm tàng bất lộ cái gì hay không, sau hôm nay đều sẽ rõ.
Rồi Vũ Hải Phong đấu Vương Khang, kẻ được ví như là “Ám Hành Sứ Giả nhí” của Thứ sử Vương Kiệt. Bởi vì cũng giống như mô hình mà Vương tộc thường xuyên sử dụng, luôn cần có một trợ thủ đứng trong bóng tối lo liệu mọi sự. Mà Vương Khang được đào tạo đúng là để trở thành một người như vậy. Nếu Ám Hành Sứ Giả là trợ thủ của Nam Đế, thì trong tương lai Vương Khang sẽ trở thành trợ thủ của Thứ sử. Trong 6 tỉnh vùng Quy Hóa này, không khác gì dưới 1 người trên vạn người.
Tất nhiên là trong số các gia vệ, ai cũng biết đây chỉ là ví von mà thôi. Vương Khang không thật sự được trọng dụng tới vậy, nhưng tình cờ là hắn có rất nhiều ưu điểm giống như một Ám Hành Sứ Giả. Mờ nhạt. Hay nói đúng hơn, là bình thường.
Quá đỗi bình thường, tới mức người ta sẽ quên đi sự hiện diện của hắn. Lại trải qua những huấn luyện đặc thù nhằm khuếch đại đặc điểm ấy lên, khiến hắn trở thành một sát thủ khét tiếng.
Về mặt sát thủ, đúng là Vương Khang hữu ích, nhưng để được tín nhiệm tuyệt đối như cách mà Nam Đế dành cho Ám Hành Sứ Giả của mình, thì còn xa mới đạt được.
Liệu một thiên tài nổi bật như Vũ Hải Phong, gặp một kẻ thầm lặng như Vương Khang, trận đấu sẽ ra sao?
Rồi người ta lại để ý tới Nguyễn Thanh Phong và Hoàng Bích Như. Đều là học sinh Giáo phường Cẩm Giang. Một người chuyên về Nhạc, một kẻ chuyên về Họa. Nguyễn Thanh Phong lại mới 14 tuổi đã đạt tới Tầng Tư duy Tái tạo, so về tiềm chất, không thua kém gì Hoàng Bích Như. Nhưng Hoàng Bích Như nay đã 18 tuổi, tiềm chất không còn ẩn tàng, mà đã bộc phát ra thành tinh hoa, luyện tập Cầm Nghệ cũng từ năm lên 6, đến nay đã bước một bước chân vào đẳng cấp Nghệ nhân. So sánh ra, người ta đã thấy ngay kết quả trận chiến, chỉ mong chờ hai Nghệ sinh đấu với nhau, sẽ tạo nên khung cảnh hoa lệ thế nào, cũng mong chờ dưới áp lực của Hoàng Bích Như, tài năng của Nguyễn Thanh Phong sẽ bộc lộ mạnh mẽ hơn nữa.
Rồi người ta lại tặc lưỡi tiếc nuối. Giá như Cầm Dạ Nguyệt của Kình Ngư có thể tham gia giải đấu, có thể đ-ng độ Hoàng Bích Như, thì chưa cần quan tâm trận đấu kết quả ra sao, chỉ biết có hai mỹ nhân tuyệt thế gảy đàn cho mình nghe, đã là diễm phúc nghìn năm có một.
Với tâm trạng háo hức chờ mong như vậy, trận đấu đầu tiên giữa Nguyễn Thanh Phong và Hoàng Bích Như kết thúc với một kết quả không thể nào tụt hứng hơn.
Hoàng Bích Như không tới báo danh. Nguyễn Thanh Phong được xử thắng.
…
Khán giả sau một giây ngỡ ngàng, bắt đầu la ó hò hét. Bỏ thi? Cả cái sự kiện lần này, bỏ thi trở thành phong trào hay sao? Nếu nói là thí sinh yếu kém tự biết giữ mặt mũi mà rút lui, nghe còn có lý. Đằng này đều là thiên tài tiếng tăm, ham muốn tranh đấu lại cao ngất trời, sao cứ đua nhau mà bỏ thi?
Vũ Hải Phong chấn thương bỏ hết mấy môn thể thao.
Vương Thế Kiệt đi mất hút đã mấy ngày, giải đấu cũng không thèm tham gia.
Vũ Việt, Phan Văn Linh rồi cả tá học sinh Phong Ba thì ngộ độc thực phẩm.
Triệu Thiên Trúc bỏ thi ngay đúng ngày cuối cùng.
Hoàng Bích Như không đến báo danh.
Sự kiện lần này, quảng bá thì rầm rộ, mà khi thực hiện, lại hết chuyện này tới chuyện khác, khiến khán giả không thể nào vị tha được thêm nữa.
Sự bất mãn của khán giả chẳng khiến chủ khảo Đinh Kiến Châu cảm thấy chút gì áy náy. Dân Đại Nam bất mãn, chứ có phải dân Bắc Hà đâu mà lo. Hắn phất tay cho tiếp tục giải đấu.
Trận đấu thứ hai, Vũ Hải Phong gặp Vương Khang.
Vương Khang không đến báo danh. Vũ Hải Phong được xử thắng.
…
Lần này không còn là la ó nữa, vì Vũ Hải Phong vẫn là nhân vật được yêu mến, nhưng mặt ai nấy đều hiện lên sự khó hiểu.
Cái quái gì đang xảy ra vậy?Trận đấu thứ 3, Hồ Việt Khoa gặp Phan Văn Linh.
Ơn trời, lần này không ai bỏ thi.
Phan Văn Linh bước lên đài, cúi đầu chào Hồ Việt Khoa một cái đầy lịch sự, chỉ thấy, nhân lúc hắn đang cúi chào, Hồ Việt Khoa đã một bước bước ra, đẩy đối thủ của mình bay khỏi võ đài.
Khán giả kêu gào chửi rủa ầm ỹ. Trọng tài cũng phải chạy ra hỏi han vài câu. Chỉ thấy Hồ Việt Khoa cầm mic ung dung đáp lại.
“Chú trọng hiệu suất”, rồi sau đó ung dung xuống đài.
Nhiều học sinh của Vô Cực và Hải Dương lăn ra cười. Thiên tài toán học có khác, rất chi là thực dụng. Học sinh Phong Ba kêu thét phản đối, nhưng nào có ai lắng nghe.Trận đấu thứ 4. Vương Thành Văn gặp Vương Tuệ.
Ít ra thì, vẫn còn lại drama phút chót này. Khán giả tạm quên đi nỗi hậm hực vì 3 trận đấu củ chuối vừa rồi, đặt mông lại ghế háo hức chờ xem trận đấu tâm điểm này.
Ai ngờ, chỉ thấy Vương Thành Văn vừa lên sàn đấu, đã dáo dác nhìn quanh như tìm kiếm cái gì.
Tiếng còi xuất trận vừa vang lên, Vương Tuệ cũng ngay lập tức lao tới tấn công.
Nhưng cùng lúc đó, từ trong đám đông nhốn nháo gần khu vực võ đài, một bóng người cũng ngay lập tức bay ra, nhắm thẳng vào sau lưng của Vương Thành Văn.
Một số học sinh quen mặt nhận ra, người này, chính là Vương Khang!
Bỏ cả việc báo danh, đứng lẩn trốn trong đám đông, chấp nhận phạm luật, chỉ vì giây phút này. Cả hai gia vệ giáp công Vương Thành Văn! Nhìn thấy tình cảnh này, ai cũng hiểu rõ, bọn họ không quan tâm thắng bại, mà chỉ muốn đánh tàn phế thằng ôn dịch này.
Ai ngờ, đúng lúc này, Vương Thành Văn chợt như có mắt sau lưng, nó lách người né được đòn đánh lén của Vương Khang, xoay người giơ gót chân nện một cú vào mặt của Vương Tuệ, rồi dùng chân còn lại bật nhảy lên, vặn người, chân kia cũng đã thu về.
Phi Kê Hoành Cước!
Một cú đá bung ra ngay trên không, kéo thành một vòng cung nằm ngang, vỗ thẳng vào mặt Vương Khang. Bốp!!
Vương Khang vừa mới bay lên, đã bị đá ngược về, quai hàm bị đá lệch sang một bên. Vương Tuệ cũng nằm dúi dụi xuống sàn, mũi bị đá vỡ nát, không ngừng lăn lộn.
Trọng tài vội vã chạy tới tuýt còi. Vương Tuệ và Vương Khang phạm luật thi đấu, bị xử thua.
Trận đấu mới diễn ra chưa đầy 3 giây, đã kết thúc.
Khán giả chẳng còn sức lực để mà la ó nữa.Vương Thành Văn đứng trên rìa khán đài, nhìn xuống Vương Khang.
- Anh lần sau đừng nhảy lên khán đài như vậy nữa nhé, đây là nơi đánh nhau, nguy hiểm lắm.
- Mày… sao mày… biết được tao…? Tao… đã che giấu sát khí… rất kĩ…
- Em biết một người, che giấu còn giỏi hơn anh rất nhiều.
Vương Thành Văn, đấu Vương Tuệ.
Nguyễn Thanh Phong, đấu Hoàng Bích Như.
Vũ Hải Phong, đấu Vương Khang.
Hồ Việt Khoa, đấu Phan Văn Linh của Phong Ba.
So ra, Triệu Thiên Trúc gặp một kèo đấu quá dễ dàng, không đáng nói tới. Bốn cặp đấu trên, đều là tâm điểm chú ý của tất cả mọi người. Có cả những thiên tài nổi bật được coi là hạt giống, lại có cả những con ngựa ô bất ngờ xuất hiện, cộng thêm drama giữa Vương Thành Văn và Vương Tuệ, khiến Giải đấu năm nay có quá nhiều trò vui.
Ví dụ như liệu học sinh bí ẩn của Phong Ba mà mọi người vẫn đoán già đoán non, nếu Vũ Việt đã bị loại rồi, lẽ nào lại là Phan Văn Linh? Trận đấu giữa Hồ Việt Khoa và Phan Văn Linh hẳn nhiên sẽ kiểm chứng điều này. Theo đánh giá của mọi người, Phan Văn Linh tuy cũng khá, nhưng chưa thể nào đạt tới đẳng cấp cao như vậy. Còn có thâm tàng bất lộ cái gì hay không, sau hôm nay đều sẽ rõ.
Rồi Vũ Hải Phong đấu Vương Khang, kẻ được ví như là “Ám Hành Sứ Giả nhí” của Thứ sử Vương Kiệt. Bởi vì cũng giống như mô hình mà Vương tộc thường xuyên sử dụng, luôn cần có một trợ thủ đứng trong bóng tối lo liệu mọi sự. Mà Vương Khang được đào tạo đúng là để trở thành một người như vậy. Nếu Ám Hành Sứ Giả là trợ thủ của Nam Đế, thì trong tương lai Vương Khang sẽ trở thành trợ thủ của Thứ sử. Trong 6 tỉnh vùng Quy Hóa này, không khác gì dưới 1 người trên vạn người.
Tất nhiên là trong số các gia vệ, ai cũng biết đây chỉ là ví von mà thôi. Vương Khang không thật sự được trọng dụng tới vậy, nhưng tình cờ là hắn có rất nhiều ưu điểm giống như một Ám Hành Sứ Giả. Mờ nhạt. Hay nói đúng hơn, là bình thường.
Quá đỗi bình thường, tới mức người ta sẽ quên đi sự hiện diện của hắn. Lại trải qua những huấn luyện đặc thù nhằm khuếch đại đặc điểm ấy lên, khiến hắn trở thành một sát thủ khét tiếng.
Về mặt sát thủ, đúng là Vương Khang hữu ích, nhưng để được tín nhiệm tuyệt đối như cách mà Nam Đế dành cho Ám Hành Sứ Giả của mình, thì còn xa mới đạt được.
Liệu một thiên tài nổi bật như Vũ Hải Phong, gặp một kẻ thầm lặng như Vương Khang, trận đấu sẽ ra sao?
Rồi người ta lại để ý tới Nguyễn Thanh Phong và Hoàng Bích Như. Đều là học sinh Giáo phường Cẩm Giang. Một người chuyên về Nhạc, một kẻ chuyên về Họa. Nguyễn Thanh Phong lại mới 14 tuổi đã đạt tới Tầng Tư duy Tái tạo, so về tiềm chất, không thua kém gì Hoàng Bích Như. Nhưng Hoàng Bích Như nay đã 18 tuổi, tiềm chất không còn ẩn tàng, mà đã bộc phát ra thành tinh hoa, luyện tập Cầm Nghệ cũng từ năm lên 6, đến nay đã bước một bước chân vào đẳng cấp Nghệ nhân. So sánh ra, người ta đã thấy ngay kết quả trận chiến, chỉ mong chờ hai Nghệ sinh đấu với nhau, sẽ tạo nên khung cảnh hoa lệ thế nào, cũng mong chờ dưới áp lực của Hoàng Bích Như, tài năng của Nguyễn Thanh Phong sẽ bộc lộ mạnh mẽ hơn nữa.
Rồi người ta lại tặc lưỡi tiếc nuối. Giá như Cầm Dạ Nguyệt của Kình Ngư có thể tham gia giải đấu, có thể đ-ng độ Hoàng Bích Như, thì chưa cần quan tâm trận đấu kết quả ra sao, chỉ biết có hai mỹ nhân tuyệt thế gảy đàn cho mình nghe, đã là diễm phúc nghìn năm có một.
Với tâm trạng háo hức chờ mong như vậy, trận đấu đầu tiên giữa Nguyễn Thanh Phong và Hoàng Bích Như kết thúc với một kết quả không thể nào tụt hứng hơn.
Hoàng Bích Như không tới báo danh. Nguyễn Thanh Phong được xử thắng.
…
Khán giả sau một giây ngỡ ngàng, bắt đầu la ó hò hét. Bỏ thi? Cả cái sự kiện lần này, bỏ thi trở thành phong trào hay sao? Nếu nói là thí sinh yếu kém tự biết giữ mặt mũi mà rút lui, nghe còn có lý. Đằng này đều là thiên tài tiếng tăm, ham muốn tranh đấu lại cao ngất trời, sao cứ đua nhau mà bỏ thi?
Vũ Hải Phong chấn thương bỏ hết mấy môn thể thao.
Vương Thế Kiệt đi mất hút đã mấy ngày, giải đấu cũng không thèm tham gia.
Vũ Việt, Phan Văn Linh rồi cả tá học sinh Phong Ba thì ngộ độc thực phẩm.
Triệu Thiên Trúc bỏ thi ngay đúng ngày cuối cùng.
Hoàng Bích Như không đến báo danh.
Sự kiện lần này, quảng bá thì rầm rộ, mà khi thực hiện, lại hết chuyện này tới chuyện khác, khiến khán giả không thể nào vị tha được thêm nữa.
Sự bất mãn của khán giả chẳng khiến chủ khảo Đinh Kiến Châu cảm thấy chút gì áy náy. Dân Đại Nam bất mãn, chứ có phải dân Bắc Hà đâu mà lo. Hắn phất tay cho tiếp tục giải đấu.
Trận đấu thứ hai, Vũ Hải Phong gặp Vương Khang.
Vương Khang không đến báo danh. Vũ Hải Phong được xử thắng.
…
Lần này không còn là la ó nữa, vì Vũ Hải Phong vẫn là nhân vật được yêu mến, nhưng mặt ai nấy đều hiện lên sự khó hiểu.
Cái quái gì đang xảy ra vậy?Trận đấu thứ 3, Hồ Việt Khoa gặp Phan Văn Linh.
Ơn trời, lần này không ai bỏ thi.
Phan Văn Linh bước lên đài, cúi đầu chào Hồ Việt Khoa một cái đầy lịch sự, chỉ thấy, nhân lúc hắn đang cúi chào, Hồ Việt Khoa đã một bước bước ra, đẩy đối thủ của mình bay khỏi võ đài.
Khán giả kêu gào chửi rủa ầm ỹ. Trọng tài cũng phải chạy ra hỏi han vài câu. Chỉ thấy Hồ Việt Khoa cầm mic ung dung đáp lại.
“Chú trọng hiệu suất”, rồi sau đó ung dung xuống đài.
Nhiều học sinh của Vô Cực và Hải Dương lăn ra cười. Thiên tài toán học có khác, rất chi là thực dụng. Học sinh Phong Ba kêu thét phản đối, nhưng nào có ai lắng nghe.Trận đấu thứ 4. Vương Thành Văn gặp Vương Tuệ.
Ít ra thì, vẫn còn lại drama phút chót này. Khán giả tạm quên đi nỗi hậm hực vì 3 trận đấu củ chuối vừa rồi, đặt mông lại ghế háo hức chờ xem trận đấu tâm điểm này.
Ai ngờ, chỉ thấy Vương Thành Văn vừa lên sàn đấu, đã dáo dác nhìn quanh như tìm kiếm cái gì.
Tiếng còi xuất trận vừa vang lên, Vương Tuệ cũng ngay lập tức lao tới tấn công.
Nhưng cùng lúc đó, từ trong đám đông nhốn nháo gần khu vực võ đài, một bóng người cũng ngay lập tức bay ra, nhắm thẳng vào sau lưng của Vương Thành Văn.
Một số học sinh quen mặt nhận ra, người này, chính là Vương Khang!
Bỏ cả việc báo danh, đứng lẩn trốn trong đám đông, chấp nhận phạm luật, chỉ vì giây phút này. Cả hai gia vệ giáp công Vương Thành Văn! Nhìn thấy tình cảnh này, ai cũng hiểu rõ, bọn họ không quan tâm thắng bại, mà chỉ muốn đánh tàn phế thằng ôn dịch này.
Ai ngờ, đúng lúc này, Vương Thành Văn chợt như có mắt sau lưng, nó lách người né được đòn đánh lén của Vương Khang, xoay người giơ gót chân nện một cú vào mặt của Vương Tuệ, rồi dùng chân còn lại bật nhảy lên, vặn người, chân kia cũng đã thu về.
Phi Kê Hoành Cước!
Một cú đá bung ra ngay trên không, kéo thành một vòng cung nằm ngang, vỗ thẳng vào mặt Vương Khang. Bốp!!
Vương Khang vừa mới bay lên, đã bị đá ngược về, quai hàm bị đá lệch sang một bên. Vương Tuệ cũng nằm dúi dụi xuống sàn, mũi bị đá vỡ nát, không ngừng lăn lộn.
Trọng tài vội vã chạy tới tuýt còi. Vương Tuệ và Vương Khang phạm luật thi đấu, bị xử thua.
Trận đấu mới diễn ra chưa đầy 3 giây, đã kết thúc.
Khán giả chẳng còn sức lực để mà la ó nữa.Vương Thành Văn đứng trên rìa khán đài, nhìn xuống Vương Khang.
- Anh lần sau đừng nhảy lên khán đài như vậy nữa nhé, đây là nơi đánh nhau, nguy hiểm lắm.
- Mày… sao mày… biết được tao…? Tao… đã che giấu sát khí… rất kĩ…
- Em biết một người, che giấu còn giỏi hơn anh rất nhiều.
/700
|