11 giờ đêm. Linh không sốt cao, nhưng con bé mê man bất tỉnh. Phạm Tố Uyên ngồi bên giường con bé. Nàng không gọi chồng mình dậy, vì thể chất đặc biệt của Linh là bí mật của cả dòng họ bên ngoại, và dù Trần Thịnh là chồng nàng, hắn ta cũng chưa đủ tư cách để nắm được nhiều bí mật của Phạm thị.
Từ khi sinh ra, Linh vẫn là một con bé bình thường, cho tới khi lên 3, khi mẹ của Tố Uyên mất, nàng dẫn con gái về viếng bà ngoại. Trong đám tang, con bé đã nói với cả gia tộc rằng, nó thấy... bà ngoại đang ngồi trên quan tài! Nó còn kể, xoay quanh bà là những bóng đen, xoắn vào nhau, chia làm... một hai ba bốn... tám tầng. Đó là lúc, cả Phạm thị thất kinh.
Trong gia tộc, có không ít người là Tâm Linh Sư cấp 7, rất nhanh chóng họ đều xác nhận rằng... có ít nhất 7 tầng Linh Cảnh đang hiện hữu! Một cô bé 3 tuổi đã có thể đạt tới 8 tầng Vô Thức, vừa là chuyện kinh hỉ, vừa là bí mật của Phạm thị.
Phạm Tố Uyên là con gái thứ 9 của Phạm Viết Phương, địa vị trong gia tộc nhìn lên thì không cao, nhìn xuống thì không thấp, lại nhất quyết lấy một phàm nhân không địa vị. Nàng biết, việc làm ăn của chồng được Phạm Thị hậu thuẫn nhiều như vậy, đều là vì Linh. Nhưng đối với Tố Uyên, tiềm năng của con gái chẳng phải điều gì đáng mừng, mà chỉ là những gánh nặng và sự xót xa. Chỉ có những người làm mẹ mới hiểu, chăm sóc con cái vất vả như thế nào. Mỗi khi con bé ốm yếu, những oán linh đều tới quấy nhiễu nó, gây cho nó những ám ảnh kinh hoàng. Đêm nay cũng vậy, nàng xót xa nhìn con gái mình mê man, la hét và hoảng loạn. Nhiều lúc, bản năng làm mẹ còn vượt trên cả trách nhiệm đối với gia tộc, nàng đã từng xúc động muốn tiêu huỷ đi thứ thể chất quái quỷ này của con bé.
Bởi, nàng cũng là một Tâm Linh Sư. Từ cấp Tiểu học, môn Văn học là phương pháp để khám phá nội tâm của người khác, cũng là để khám phá nội tâm của chính mình. Lên tới Sơ trung, chuyên ngành Tâm Lý học tách ra từ Văn học, là chuyên ngành có tính ứng dụng vô cùng rộng rãi trong mọi ngành nghề. Nhưng đặc thù nhất, chính là Phân Tâm học ở cấp Cao trung, nghiên cứu về những tầng ý thức, và chuyên sâu hơn là môn Siêu Ngã học ở Đại học, khi sinh viên học cách tiếp cận và duy trì trạng thái Siêu Ngã của bản thân, chìm sâu vào các tầng Vô Thức. Khi vượt qua 4 tầng Vô Thức và học cách để tiếp cận những tầng đó một cách thuần thục, bọn họ được gọi là các Tâm Linh Sư.
Phạm Tố Uyên là một Tâm Linh Sư với học vị Thạc Sĩ. Tầm tối đa nàng có thể đạt tới là 9 tầng Vô Thức. Nàng có thể giao tiếp với vô vàn linh thể ở 9 tầng Linh Cảnh, và cảm nhận rõ ràng hơn về sự hiện diện... của một dòng sông.
Đêm nay, cũng giống như bao nhiêu đêm trong quá khứ, nàng phải giúp con gái vượt qua những ám ảnh này.
Nàng rút trong túi lụa ra ba miếng Dạ Liên Thạch, hai miếng đặt vào bàn tay con bé, một miếng đặt lên trán nó. Trong ánh đèn mờ, ba miếng đá phản quang những ánh tím kì dị. Nàng đốt 3 miếng Ngải xông lên trên ba hòn đá.
Sau đó, Tố Uyên lấy ra những mảnh giấy dó màu trắng, dài hẹp, tổng cộng 8 mảnh. 8 mảnh giấy trôi nổi trên không trung, tạo thành một vòng tròn trước mặt nàng. Theo truyền thống, Tâm Linh Sư phải chuẩn bị một nghiên mực và một cây bút, khi mài mực phải sử dụng nước sông Mẫu Hà, mài với mực của làng Văn Cử, hoà vào đó Văn Lực của bản thân. Loại mực đó được gọi là Linh Mặc, ngòi bút đã phết qua Linh Mặc có thể xuyên qua 2 thế giới. Nhưng thời hiện đại, không ai còn thời gian làm những thủ tục rườm rà đó, Linh Mặc được sản xuất theo dây chuyền bán đầy ngoài chợ. Tố Uyên rút ra cây bút máy đã bơm đầy Linh Mặc, nàng nhắm tới 8 mảnh giấy trên không, bắt đầu viết.
Để trở thành một Tâm Linh Sư, không chỉ cần học vị môn Siêu Ngã học, càng cần thêm những môn học phụ trợ khác. Tâm Linh Sư là một ngành nghề mang tính truyền thống và truyền thừa rất cao, mỗi một Tâm Linh Sư không chỉ cần nhà trường trao học vị, mà còn cần được các Trưởng bối thừa nhận. Một tiêu chí quan trọng để chứng nhận Tâm Linh Sư, chính là Văn Lực. Một khái niệm bắt nguồn từ môn Thư Pháp, Văn Lực vừa là khả năng viết chữ của một người, vừa là thước đo cho tố chất, phẩm chất, nghị lực, giác ngộ, thông hiểu của người đó. Một Văn Lực mạnh là nền tảng cơ bản để một Tâm Linh Sư có thể tiến xa hơn trên Linh Đạo.
Nhìn theo một cách thực dụng hơn thì, Văn Lực là công cụ quan trọng để giúp Tâm Linh Sư viết bùa chú. Phạm Tố Uyên đang sử dụng Văn Lực của nàng để viết ra 8 lá bùa. Nhưng 8 lá bùa của nàng không phải là những hàng chữ Đại Nam như thông thường, mà là những kí tự khó hiểu của vùng Bắc Hà. Cùng với đó là những đồ hình kì lạ.
Người Bắc Hà xây dựng nền văn minh phía Bắc dòng sông Mẫu. Đối với người Đại Nam, Bắc Hà là dân tộc “phía bên kia bờ sông”. Đó là vùng đất kì bí, thấm đẫm Linh Lực. Người Bắc Hà sống hài hoà với âm dương, người chết đi dạo cùng người sống, người Bắc Hà coi trọng quan niệm Nhất Thể Đồng Nguyên, tuyệt đối tin tưởng vào Luân Hồi, vào Vô Ngã. Cách sống đó, bị người Đại Nam cho là ghê rợn, man rợ, u minh. Người Đại Nam phát triển khoa học kĩ thuật, con người phải chạy đua với kinh tế thị trường, với cạnh tranh xã hội, Dương thịnh Âm suy, vốn không hề tán đồng cách sống ngây thơ của người phương Bắc.
Văn hoá trừ tà của hai bên, cũng vì thế mà khác biệt. Tâm Linh Sư của Đại Nam, tinh thông Khước Tà Thuật, dùng Linh Lực cường hãn của bản thân mà thanh trừng, tiêu diệt, xua đuổi tà ma, bắt chúng trở lại phía bên kia bờ sông. Tâm Linh Sư Bắc Hà, lại coi trọng Khế Linh Đạo, thông qua thấu hiểu, đồng cảm và thương lượng mà đạt tới một Khế ước với Linh thể, sử dụng Linh thể làm một phần chiến lực của bản thân.
Sự khác biệt này, phần nhiều cũng bắt nguồn từ 2 vị vua. “Nam Đế - Bắc Hoàng”, Bắc Hoàng vốn đa cảm, nhân từ, Nam Đế thì quân phiệt, tàn nhẫn. Bắc Hà lãnh thổ lấy đức trị làm đầu, lấy Văn học làm cội. Đại Nam Đế quốc lấy Pháp trị làm gốc, lấy Khoa học làm trụ.
Mà hiện giờ, thứ Phạm Tố Uyên đang sử dụng, chính là Khế Linh Đạo của Bắc Hà. 8 lá bùa phong ấn 8 phương vị. Đông, Tây, Nam, Bắc, Thượng, Trung, Hạ, và Ngã. Phong ấn 7 phương trời đất để tránh ngoại cảnh can thiệp, phong ấn bản thân để cái Phàm Ngã không làm ảnh hưởng tới cái Siêu Ngã. Tố Uyên bước vào trạng thái Siêu Ngã. Nàng cần đạt tới ít nhất là 8 tầng Vô Thức.
“Chìm sâu, chìm sâu dần. Xung quanh ta là một dòng nước. Ta đang chìm sâu xuống đáy nước. Như đang bước xuống cầu thang. Một bước, một bước, một bước... Sâu, sâu dần.” Nàng đã đạt tới tầng Vô thức đầu tiên, đó chính là dòng sông Dụ Hải, chảy qua chính ngôi nhà của nàng. Ngày ngày, nàng vẫn nằm đọc sách và nhìn ra dòng sông. Tầng vô thức đầu tiên luôn gắn với những kí ức gần với hiện tại nhất. Nàng nhìn thấy từng con cá thu nước lợ, những đoàn thuyền buồm từ Cận Tây đại lục...
Nàng chìm xuống sâu hơn nữa. Không còn là con sông Dụ Hải, nàng đã ngược theo dòng sông trở về gần tới Kinh thành. Đây là nơi mà Phạm Tố Uyên trẻ tuổi từng rời nhà để lên đường khám phá thể giới...
Từng tầng Vô Thức sâu hơn, là hành trình ngược về nguồn cội. Tầng Vô Thức thứ 4, tầng cột mốc của sự Vô Ngã, tầng Vô Thức Tập Thể của cả nhân loại. Nàng đã trở về một đứa trẻ sơ sinh, sơ khởi hơn nữa, là một bào thai, một trái tim, một nhịp đập. Hình ảnh mẹ nàng lướt qua, hình ảnh của cha nàng, Phạm Viết Phương lúc đó vẫn chưa nổi danh khắp cả Đế quốc, gian nhà xập xệ chật hẹp nhưng đầy nụ cười, nàng nhìn thấy những kí ức mà nàng sớm đã quên, kí ức về ngày đầu tiên chào đời. Hình ảnh vụt qua rất nhanh, nàng đã bỏ qua cột mốc hình thành Bản Ngã của bản thân mà chìm vào cái Vô Ngã của cả nhân loại.
Tầng Vô Thức thứ 5. Một dòng sông xuất hiện. Một dòng sông trung gian giữa thực chất và hư ảo. Đây là dòng sông Mẫu, thứ đã nuôi sống cả 2 vương triều vĩ đại, mà cũng không phải là nó. Nàng nhìn thấy những con cá trôi lững lờ, mà cũng không phải là cá. Nhìn như oan hồn, mà cũng không phải là oan hồn. Nàng nghe thấy tiếng sóng vỗ rì rào, mà càng như những lời thì thầm cổ xưa.
Tầng thứ 6, Tầng thứ 7. Khó mà tả nổi những hình ảnh diễm lệ mà thần bí qua mỗi tầng Vô Thức. Những nháy mắt chứa đầy bí mật của vũ trụ, xuất hiện nhanh, tan biến cũng nhanh. Trong một khoảnh khắc, nàng như nhớ lại một kí ức cổ xưa tồn tại trong từng góc gen của bản thân, một sự khai sáng vĩ đại nhất đời nàng, trong một khoảnh khắc sau, nàng lại quên hết tất cả. Không còn ngôn ngữ, không còn khách thể hay chủ thể, không còn nhận thức, không còn cảm xúc, không còn thời gian hay không gian...
Tầng thứ 8, nàng đã nhìn thấy con gái mình. Cô bé đang mê man, cánh tay vươn ra như tìm kiếm một thứ gì đó. Nàng đưa tay vươn lấy tay con bé.
Còn 1m, còn 50 cm, còn 10 cm, ngón tay nàng chạm lấy ngón tay con bé, bàn tay nàng nắm chặt lấy bàn tay con bé...
Phạm Tố Uyên rùng mình, mở mắt. Nàng vẫn ngồi trong phòng. Bàn tay nàng đang nắm chặt lấy bàn tay con gái. Nàng nhìn xuống.
Trần Phương Linh cũng đang trợn trừng mắt, nhìn thẳng vào mắt nàng.
Từ khi sinh ra, Linh vẫn là một con bé bình thường, cho tới khi lên 3, khi mẹ của Tố Uyên mất, nàng dẫn con gái về viếng bà ngoại. Trong đám tang, con bé đã nói với cả gia tộc rằng, nó thấy... bà ngoại đang ngồi trên quan tài! Nó còn kể, xoay quanh bà là những bóng đen, xoắn vào nhau, chia làm... một hai ba bốn... tám tầng. Đó là lúc, cả Phạm thị thất kinh.
Trong gia tộc, có không ít người là Tâm Linh Sư cấp 7, rất nhanh chóng họ đều xác nhận rằng... có ít nhất 7 tầng Linh Cảnh đang hiện hữu! Một cô bé 3 tuổi đã có thể đạt tới 8 tầng Vô Thức, vừa là chuyện kinh hỉ, vừa là bí mật của Phạm thị.
Phạm Tố Uyên là con gái thứ 9 của Phạm Viết Phương, địa vị trong gia tộc nhìn lên thì không cao, nhìn xuống thì không thấp, lại nhất quyết lấy một phàm nhân không địa vị. Nàng biết, việc làm ăn của chồng được Phạm Thị hậu thuẫn nhiều như vậy, đều là vì Linh. Nhưng đối với Tố Uyên, tiềm năng của con gái chẳng phải điều gì đáng mừng, mà chỉ là những gánh nặng và sự xót xa. Chỉ có những người làm mẹ mới hiểu, chăm sóc con cái vất vả như thế nào. Mỗi khi con bé ốm yếu, những oán linh đều tới quấy nhiễu nó, gây cho nó những ám ảnh kinh hoàng. Đêm nay cũng vậy, nàng xót xa nhìn con gái mình mê man, la hét và hoảng loạn. Nhiều lúc, bản năng làm mẹ còn vượt trên cả trách nhiệm đối với gia tộc, nàng đã từng xúc động muốn tiêu huỷ đi thứ thể chất quái quỷ này của con bé.
Bởi, nàng cũng là một Tâm Linh Sư. Từ cấp Tiểu học, môn Văn học là phương pháp để khám phá nội tâm của người khác, cũng là để khám phá nội tâm của chính mình. Lên tới Sơ trung, chuyên ngành Tâm Lý học tách ra từ Văn học, là chuyên ngành có tính ứng dụng vô cùng rộng rãi trong mọi ngành nghề. Nhưng đặc thù nhất, chính là Phân Tâm học ở cấp Cao trung, nghiên cứu về những tầng ý thức, và chuyên sâu hơn là môn Siêu Ngã học ở Đại học, khi sinh viên học cách tiếp cận và duy trì trạng thái Siêu Ngã của bản thân, chìm sâu vào các tầng Vô Thức. Khi vượt qua 4 tầng Vô Thức và học cách để tiếp cận những tầng đó một cách thuần thục, bọn họ được gọi là các Tâm Linh Sư.
Phạm Tố Uyên là một Tâm Linh Sư với học vị Thạc Sĩ. Tầm tối đa nàng có thể đạt tới là 9 tầng Vô Thức. Nàng có thể giao tiếp với vô vàn linh thể ở 9 tầng Linh Cảnh, và cảm nhận rõ ràng hơn về sự hiện diện... của một dòng sông.
Đêm nay, cũng giống như bao nhiêu đêm trong quá khứ, nàng phải giúp con gái vượt qua những ám ảnh này.
Nàng rút trong túi lụa ra ba miếng Dạ Liên Thạch, hai miếng đặt vào bàn tay con bé, một miếng đặt lên trán nó. Trong ánh đèn mờ, ba miếng đá phản quang những ánh tím kì dị. Nàng đốt 3 miếng Ngải xông lên trên ba hòn đá.
Sau đó, Tố Uyên lấy ra những mảnh giấy dó màu trắng, dài hẹp, tổng cộng 8 mảnh. 8 mảnh giấy trôi nổi trên không trung, tạo thành một vòng tròn trước mặt nàng. Theo truyền thống, Tâm Linh Sư phải chuẩn bị một nghiên mực và một cây bút, khi mài mực phải sử dụng nước sông Mẫu Hà, mài với mực của làng Văn Cử, hoà vào đó Văn Lực của bản thân. Loại mực đó được gọi là Linh Mặc, ngòi bút đã phết qua Linh Mặc có thể xuyên qua 2 thế giới. Nhưng thời hiện đại, không ai còn thời gian làm những thủ tục rườm rà đó, Linh Mặc được sản xuất theo dây chuyền bán đầy ngoài chợ. Tố Uyên rút ra cây bút máy đã bơm đầy Linh Mặc, nàng nhắm tới 8 mảnh giấy trên không, bắt đầu viết.
Để trở thành một Tâm Linh Sư, không chỉ cần học vị môn Siêu Ngã học, càng cần thêm những môn học phụ trợ khác. Tâm Linh Sư là một ngành nghề mang tính truyền thống và truyền thừa rất cao, mỗi một Tâm Linh Sư không chỉ cần nhà trường trao học vị, mà còn cần được các Trưởng bối thừa nhận. Một tiêu chí quan trọng để chứng nhận Tâm Linh Sư, chính là Văn Lực. Một khái niệm bắt nguồn từ môn Thư Pháp, Văn Lực vừa là khả năng viết chữ của một người, vừa là thước đo cho tố chất, phẩm chất, nghị lực, giác ngộ, thông hiểu của người đó. Một Văn Lực mạnh là nền tảng cơ bản để một Tâm Linh Sư có thể tiến xa hơn trên Linh Đạo.
Nhìn theo một cách thực dụng hơn thì, Văn Lực là công cụ quan trọng để giúp Tâm Linh Sư viết bùa chú. Phạm Tố Uyên đang sử dụng Văn Lực của nàng để viết ra 8 lá bùa. Nhưng 8 lá bùa của nàng không phải là những hàng chữ Đại Nam như thông thường, mà là những kí tự khó hiểu của vùng Bắc Hà. Cùng với đó là những đồ hình kì lạ.
Người Bắc Hà xây dựng nền văn minh phía Bắc dòng sông Mẫu. Đối với người Đại Nam, Bắc Hà là dân tộc “phía bên kia bờ sông”. Đó là vùng đất kì bí, thấm đẫm Linh Lực. Người Bắc Hà sống hài hoà với âm dương, người chết đi dạo cùng người sống, người Bắc Hà coi trọng quan niệm Nhất Thể Đồng Nguyên, tuyệt đối tin tưởng vào Luân Hồi, vào Vô Ngã. Cách sống đó, bị người Đại Nam cho là ghê rợn, man rợ, u minh. Người Đại Nam phát triển khoa học kĩ thuật, con người phải chạy đua với kinh tế thị trường, với cạnh tranh xã hội, Dương thịnh Âm suy, vốn không hề tán đồng cách sống ngây thơ của người phương Bắc.
Văn hoá trừ tà của hai bên, cũng vì thế mà khác biệt. Tâm Linh Sư của Đại Nam, tinh thông Khước Tà Thuật, dùng Linh Lực cường hãn của bản thân mà thanh trừng, tiêu diệt, xua đuổi tà ma, bắt chúng trở lại phía bên kia bờ sông. Tâm Linh Sư Bắc Hà, lại coi trọng Khế Linh Đạo, thông qua thấu hiểu, đồng cảm và thương lượng mà đạt tới một Khế ước với Linh thể, sử dụng Linh thể làm một phần chiến lực của bản thân.
Sự khác biệt này, phần nhiều cũng bắt nguồn từ 2 vị vua. “Nam Đế - Bắc Hoàng”, Bắc Hoàng vốn đa cảm, nhân từ, Nam Đế thì quân phiệt, tàn nhẫn. Bắc Hà lãnh thổ lấy đức trị làm đầu, lấy Văn học làm cội. Đại Nam Đế quốc lấy Pháp trị làm gốc, lấy Khoa học làm trụ.
Mà hiện giờ, thứ Phạm Tố Uyên đang sử dụng, chính là Khế Linh Đạo của Bắc Hà. 8 lá bùa phong ấn 8 phương vị. Đông, Tây, Nam, Bắc, Thượng, Trung, Hạ, và Ngã. Phong ấn 7 phương trời đất để tránh ngoại cảnh can thiệp, phong ấn bản thân để cái Phàm Ngã không làm ảnh hưởng tới cái Siêu Ngã. Tố Uyên bước vào trạng thái Siêu Ngã. Nàng cần đạt tới ít nhất là 8 tầng Vô Thức.
“Chìm sâu, chìm sâu dần. Xung quanh ta là một dòng nước. Ta đang chìm sâu xuống đáy nước. Như đang bước xuống cầu thang. Một bước, một bước, một bước... Sâu, sâu dần.” Nàng đã đạt tới tầng Vô thức đầu tiên, đó chính là dòng sông Dụ Hải, chảy qua chính ngôi nhà của nàng. Ngày ngày, nàng vẫn nằm đọc sách và nhìn ra dòng sông. Tầng vô thức đầu tiên luôn gắn với những kí ức gần với hiện tại nhất. Nàng nhìn thấy từng con cá thu nước lợ, những đoàn thuyền buồm từ Cận Tây đại lục...
Nàng chìm xuống sâu hơn nữa. Không còn là con sông Dụ Hải, nàng đã ngược theo dòng sông trở về gần tới Kinh thành. Đây là nơi mà Phạm Tố Uyên trẻ tuổi từng rời nhà để lên đường khám phá thể giới...
Từng tầng Vô Thức sâu hơn, là hành trình ngược về nguồn cội. Tầng Vô Thức thứ 4, tầng cột mốc của sự Vô Ngã, tầng Vô Thức Tập Thể của cả nhân loại. Nàng đã trở về một đứa trẻ sơ sinh, sơ khởi hơn nữa, là một bào thai, một trái tim, một nhịp đập. Hình ảnh mẹ nàng lướt qua, hình ảnh của cha nàng, Phạm Viết Phương lúc đó vẫn chưa nổi danh khắp cả Đế quốc, gian nhà xập xệ chật hẹp nhưng đầy nụ cười, nàng nhìn thấy những kí ức mà nàng sớm đã quên, kí ức về ngày đầu tiên chào đời. Hình ảnh vụt qua rất nhanh, nàng đã bỏ qua cột mốc hình thành Bản Ngã của bản thân mà chìm vào cái Vô Ngã của cả nhân loại.
Tầng Vô Thức thứ 5. Một dòng sông xuất hiện. Một dòng sông trung gian giữa thực chất và hư ảo. Đây là dòng sông Mẫu, thứ đã nuôi sống cả 2 vương triều vĩ đại, mà cũng không phải là nó. Nàng nhìn thấy những con cá trôi lững lờ, mà cũng không phải là cá. Nhìn như oan hồn, mà cũng không phải là oan hồn. Nàng nghe thấy tiếng sóng vỗ rì rào, mà càng như những lời thì thầm cổ xưa.
Tầng thứ 6, Tầng thứ 7. Khó mà tả nổi những hình ảnh diễm lệ mà thần bí qua mỗi tầng Vô Thức. Những nháy mắt chứa đầy bí mật của vũ trụ, xuất hiện nhanh, tan biến cũng nhanh. Trong một khoảnh khắc, nàng như nhớ lại một kí ức cổ xưa tồn tại trong từng góc gen của bản thân, một sự khai sáng vĩ đại nhất đời nàng, trong một khoảnh khắc sau, nàng lại quên hết tất cả. Không còn ngôn ngữ, không còn khách thể hay chủ thể, không còn nhận thức, không còn cảm xúc, không còn thời gian hay không gian...
Tầng thứ 8, nàng đã nhìn thấy con gái mình. Cô bé đang mê man, cánh tay vươn ra như tìm kiếm một thứ gì đó. Nàng đưa tay vươn lấy tay con bé.
Còn 1m, còn 50 cm, còn 10 cm, ngón tay nàng chạm lấy ngón tay con bé, bàn tay nàng nắm chặt lấy bàn tay con bé...
Phạm Tố Uyên rùng mình, mở mắt. Nàng vẫn ngồi trong phòng. Bàn tay nàng đang nắm chặt lấy bàn tay con gái. Nàng nhìn xuống.
Trần Phương Linh cũng đang trợn trừng mắt, nhìn thẳng vào mắt nàng.
/700
|