“Chàng hoàng tử đi rất sâu vào rừng. Chàng gặp 5 vị tu sĩ trong rừng. Những người đó sống vô cùng khắc khổ. Sáng chỉ uống nước sương, và chiều chỉ ăn lá cỏ. Họ nói rằng, sống xa hoa sẽ làm con người trở nên phì nộn và hư hỏng. Cách sống kham khổ sẽ triệt tiêu đi lòng tham, triệt tiêu đi dục vọng.
Chàng cảm thấy vô cùng hứng thú với cách tu hành này, nên đã tham gia cùng 5 vị tu sĩ.
Nhưng trải qua một thời gian, chàng nhận thấy, tự hành hạ mình không khiến bản thân vượt qua được sinh lão bệnh tử.
Sống quá sung sướng xa hoa, ngài cũng đã từng trải qua, hành xác khổ cực, ngài cũng đã từng nếm thử. Tất cả đều không phải là giải pháp.
Chàng đã tìm lên dãy núi Araja, hỏi con rồng hiền triết Naga, làm thế nào để có thể thoát khỏi sinh lão bệnh tử, thoát khỏi vòng luẩn quẩn của loài người.
Naga đã nói rằng, mọi vấn đề của con người, đều là sự Khổ. Mọi cái Khổ, đều đến từ chấp niệm. Sinh, lão, bệnh, tử chỉ là một loại chấp niệm.
Chàng hoàng tử nghe thấy điều đó, chợt cảm thấy giác ngộ. Chàng ngồi xuống dưới một gốc cây, suy nghĩ về tất cả trong 49 ngày đêm. Tới ngày thứ 49, chàng chợt mở mắt, đói khát và mệt mỏi. Đúng lúc ấy, một cô gái thuộc tầng lớp nô lệ đi qua, đã cho chàng uống một ngụm sữa.
Sau ngụm sữa ấy, chàng chợt hiểu về tất cả. Chàng nhìn thấu bản chất của mọi sự ở đời.”
- Tầng lớp nô lệ, tức là sao hả mẹ?
- À, Vương triều Visshala khi đó, chia con người làm 4 đẳng cấp, là Bà la môn, Sát đế ly, Vệ xa, Thu đà la, và một lớp người còn không được xếp vào đẳng cấp, đó là Ba li a. Những người đó không có quyền tự do, là tài sản của người khác, phải hầu hạ người khác, và không có quyền định đoạt sống chết của mình.
- Thật là tàn nhẫn.
- Phật giáo ra đời, chính do chàng hoàng tử ấy đề xướng. Phản đối chế độ đẳng cấp, trả lại tự do cho người nô lệ, phản đối chiến tranh, và cố gắng cứu thoát con người khỏi những cái Khổ. Một khái niệm được ra đời từ lúc đó, gọi là Giác ngộ. Chàng hoàng tử ấy, được tôn sùng là đức Phật tổ.
- Vậy thì, đức Phật tổ này đúng là người tốt.
- Tất nhiên.
Chị Thanh xoa đầu nó. Thằng nhóc này, còn muốn đánh giá cả Phật tổ sao.
- Nhưng con vẫn chưa biết, làm cách nào để có thể thoát khỏi sinh, lão, bệnh, tử. Nếu Phật tổ không phải già, cũng không phải chết, vậy giờ ông ấy có còn sống không?
- Tất nhiên là không, con người, ai cũng phải chết. Cùng thời gian với đức Phật tổ, tại vùng đất mà ngày nay là Bắc Hà lãnh thổ, người ta cũng đã đặt ra câu hỏi, làm sao để không phải chết. Câu trả lời của bọn họ, lại rất khác biệt. Bọn họ điên cuồng nghiên cứu chế tạo ra một thứ gọi là Trường Sinh Đan, để có thể khiến con người trường sinh bất lão. Môn học vấn ấy, chính là Luyện Đan Thuật ngày nay. Nhưng rốt cuộc, chẳng có vị Hoàng đế nào của Bắc Hà trường sinh bất tử cả. Tất cả, rồi đều phải chết. Bất tử, chỉ là một thứ mơ ước hão huyền.
- Chết, có đáng sợ không hả mẹ?
- Có thể đáng sợ, có thể không. Nhưng bất tử, là một bi kịch.
- Là sao ạ?
- Là con người có thọ mệnh của mình, là để họ biết trân trọng thời gian. Trong thọ mệnh ấy, họ mới cần cố gắng, cần nỗ lực, cần đạt được những khao khát của đời mình. Bất tử tức là thời gian cũng trở thành vô nghĩa, mọi thứ cũng trở thành vô nghĩa. Một cuộc sống vô nghĩa, không phải bi kịch thì là gì?
- Đúng vậy, thật may là con người không bất tử. Người ra kẻ vào chùa tấp nập. Người ta đứng khấn, đứng vái, người ta quỳ lạy.
- Thứ mà người ta quỳ lạy, không chỉ là một bức tượng đâu. - Như đọc được suy nghĩ trong đầu nó, chị cười cười nói. - Những bước tượng đó, là một loại tượng trưng, tượng trưng cho thần thánh. Mà thần thánh, lại là ảnh chiếu của chính tâm thức con người. Vì vậy, thứ người ta đang khấn bái, đang quỳ lạy, là chính mình.
Chị dắt nó đi qua các gian chùa, cuối cùng vào một gian chùa lớn. Nơi đây khá vắng lặng, chỉ có một chú tiểu đang quét sân, và một người phụ nữ đang cúng bái.
Người phụ nữ dâng lên ban thờ rất nhiều tiền bạc, sau đó rầm rì khấn vái.
- Con lạy chín phương trời con lạy mười phương chư phật, con lạy chư phật mười phương, tên con là..., chồng con là..., địa chỉ nhà con là..., hôm nay con dâng lễ xin chư phật phù hộ độ trì cho công việc của chồng con tấn tài tấn lộc, con cầu cho gia đình con mạnh khoẻ, con cầu cho con mua được khoảnh đất ở...
Chị Thanh nhìn bà này khấn vái mà phì cười. Chị ngồi đó với thằng Văn, chờ bà ta khấn vái xong, đang định bước ra ngoài, chị mới cất lời.
- Chị này, chị khấn như thế là không đúng rồi.
- Hả? Cái gì?
- Chị không thể cầu xin cho riêng gia đình mình như vậy được. Đức Phật coi mọi người là bình đẳng, không thiên vị bất kì ai, cũng không ra tay cứu giúp bất kì ai. Ngài đề cao nhân quả. Nếu chị muốn gia đình mình có nhiều phúc lộc, thì chị nên cầu cho toàn bộ chúng sinh đều gặp chuyện tốt lành, như vậy có nhân thì có quả, gia đình chị cũng gặp nhiều điều vui vẻ.
- Hả? Tôi cúng khấn cái gì là việc của tôi, liên quan gì đến nhà chị? - Bà ta bắt đầu gắt lên. Bà chỉ tay vào chú tiểu đang quét sân - Này chú, chú nói thử xem, dân ta bao đời nay đều cầu nguyện như vậy, có gì sai không? Con mụ này nó cứ lắm chuyện...
Chú tiểu lúng túng bước vào, gãi đầu gãi tai.
- Chị à, chị này... nói đúng đấy ạ. Cầu khấn thần phật, cần dựa theo nhân quả...
- Hứ!! - Bà ta hừ một cái. - Chuyện này tôi sẽ nói lại với trụ trì xem ông ta nói sao, sư với chả sãi! Tu hành đã được bao lâu chưa mà dám nói xằng!
Chú tiểu lại gãi đầu.
- Chị có hỏi trụ trì thì thầy cũng sẽ nói vậy thôi ạ...
Bà ta trừng mắt nhìn chú tiểu một lúc, rồi hùng hổ bỏ đi.
Chị Thanh ngồi đó, tươi cười nhìn chú tiểu. Chú ta thở dài một tiếng, chạy tới chắp tay chào chị.
- Chị Thanh, hôm nay chị lại lên chùa ạ.
- Bà vừa rồi, có vẻ hách dịch quá nhỉ?
- Chị không biết chứ, bà ấy chính là vợ của người đầu tư xây chùa. Trông vậy thôi, thật ra chị ấy cũng thành tâm lắm đấy. Mỗi tháng đều năng cúng dường rồi tới nghe giảng kinh. Chỉ có điều, e là chị ấy nghe kinh mà không hiểu gì lắm.
Chú tiểu thở dài. Chị Thanh cười thông cảm.
- Bởi vì Phật giáo ở Đại Nam có quá nhiều đặc thù mà.
Rồi chị quay sang nói với Văn.
- Đây là thầy Thích Quang Hiệu, nhìn trẻ tuổi vậy thôi, cũng đã là Thạc sĩ Thần học đấy, đồng thời cũng là một Khước Tà Sư rất có tiềm năng.
- Chị lại quá khen rồi, em còn chưa được bằng một góc của thầy trụ trì...
Những cái tên đã từng nghe qua, Văn đều sẽ không quên. Thích Quang Hiệu, nghe quen vô cùng.
Cuốn sách mà Linh tặng nó. 60 cách khấn trừ tà. Bản dịch từ tiếng Bắc Hà sang Đại Nam. Dù nó đọc chẳng hiểu gì, nhưng nó vẫn nhớ như in người dịch.
Thích Quang Hiệu. Trao đổi với thầy Thích Quang Hiệu vài câu, chị Thanh lại dẫn thằng Văn đi khám phá tiếp ngôi chùa. Nó vẫn chưa hiểu chuyến đi lần này của mẹ là có mục đích gì.
- Mẹ ơi, vì sao lại nói Phật giáo ở Đại Nam có nhiều đặc thù thế ạ?
- Thế con có nhớ, trên giấy khai sinh của con, khai ở phần Tôn giáo là gì không?
- Là “không” ạ.
- Đúng vậy, mẹ cũng thế. Hầu như người Đại Nam, đều ghi Tôn giáo của mình là “không”, nhưng thực ra hầu hết đều theo đạo Phật, hay đúng hơn là Phật giáo kiểu Đại Nam.
- Phật giảo kiểu Đại Nam, tức là sao ạ?
- Ở Đại Nam, có hai dòng Phật giáo chính, là Thiền tông và Mật tông. Thiền tông thiên về thiền định, gần với Khí Công, còn Mật tông lại thiên về dùng Chú Thuật. Nhưng thật ra, còn một trường phái khác lớn hơn 2 trường phái kia rất nhiều, và bao phủ khắp cả Đế quốc, được gọi là Tịnh Độ Tông. Tịnh Độ Tông, tức là giải thoát cho tất cả mọi người, bất kể người đó có theo Phật giáo hay không. Vậy nên, người Đại Nam, dù là bất cứ ai, có cần hiểu biết về Phật giáo hay không, cũng đều có thể vào chùa khấn vái.
- Ồ ra vậy.
- Còn đặc thù thứ hai, chính là Phật giáo ở Đại Nam, có tính dung hoà rất lớn. Ngôi chùa này theo trường phái Thiền tông, nhưng thật ra, còn có dấu ấn của rất nhiều tôn giáo khác.
Chị dẫn nó vào một gian thờ.
- Nơi đây là gian thờ các vị thần tiên trong Đạo giáo của người Bắc Hà.
Chị lại đưa nó tới một pho tượng khác.
- Đây lại là tượng voi của người Chàm.
Lại một gian khác.
- Còn chỗ này lại là tín ngưỡng thờ Mẫu bản địa của Đại Nam. Con thấy đấy, thế giới Tâm Linh, không hề có một hình dạng cố định. Cùng là Phật giáo, nhưng sinh ra ở Visshala lại khác, về tới Đại Nam lại khác, sang Bắc Hà lại khác. Thế giới Tâm Linh, phản ánh tâm thức của một dân tộc. Còn không gian tâm linh, lại phản ánh thế giới Tâm Linh đó.
- Ồ!
- Văn Lực cũng như vậy. Từng nét bút viết ra, đều là từng nét tâm thức của bản thân. Người càng hiểu rõ về tâm thức của mình, Văn Lực lại càng mạnh.
===============
Dù đang ốm, ta vẫn viết ra 1 chương 2000 chữ cho các đạo hữu. Xin vài cái đề cử và đánh giá nào! Không cần ném tử linh thạch đâu, phí lắm. Ném ta vài cái đề cử là được rồi!
Chàng cảm thấy vô cùng hứng thú với cách tu hành này, nên đã tham gia cùng 5 vị tu sĩ.
Nhưng trải qua một thời gian, chàng nhận thấy, tự hành hạ mình không khiến bản thân vượt qua được sinh lão bệnh tử.
Sống quá sung sướng xa hoa, ngài cũng đã từng trải qua, hành xác khổ cực, ngài cũng đã từng nếm thử. Tất cả đều không phải là giải pháp.
Chàng đã tìm lên dãy núi Araja, hỏi con rồng hiền triết Naga, làm thế nào để có thể thoát khỏi sinh lão bệnh tử, thoát khỏi vòng luẩn quẩn của loài người.
Naga đã nói rằng, mọi vấn đề của con người, đều là sự Khổ. Mọi cái Khổ, đều đến từ chấp niệm. Sinh, lão, bệnh, tử chỉ là một loại chấp niệm.
Chàng hoàng tử nghe thấy điều đó, chợt cảm thấy giác ngộ. Chàng ngồi xuống dưới một gốc cây, suy nghĩ về tất cả trong 49 ngày đêm. Tới ngày thứ 49, chàng chợt mở mắt, đói khát và mệt mỏi. Đúng lúc ấy, một cô gái thuộc tầng lớp nô lệ đi qua, đã cho chàng uống một ngụm sữa.
Sau ngụm sữa ấy, chàng chợt hiểu về tất cả. Chàng nhìn thấu bản chất của mọi sự ở đời.”
- Tầng lớp nô lệ, tức là sao hả mẹ?
- À, Vương triều Visshala khi đó, chia con người làm 4 đẳng cấp, là Bà la môn, Sát đế ly, Vệ xa, Thu đà la, và một lớp người còn không được xếp vào đẳng cấp, đó là Ba li a. Những người đó không có quyền tự do, là tài sản của người khác, phải hầu hạ người khác, và không có quyền định đoạt sống chết của mình.
- Thật là tàn nhẫn.
- Phật giáo ra đời, chính do chàng hoàng tử ấy đề xướng. Phản đối chế độ đẳng cấp, trả lại tự do cho người nô lệ, phản đối chiến tranh, và cố gắng cứu thoát con người khỏi những cái Khổ. Một khái niệm được ra đời từ lúc đó, gọi là Giác ngộ. Chàng hoàng tử ấy, được tôn sùng là đức Phật tổ.
- Vậy thì, đức Phật tổ này đúng là người tốt.
- Tất nhiên.
Chị Thanh xoa đầu nó. Thằng nhóc này, còn muốn đánh giá cả Phật tổ sao.
- Nhưng con vẫn chưa biết, làm cách nào để có thể thoát khỏi sinh, lão, bệnh, tử. Nếu Phật tổ không phải già, cũng không phải chết, vậy giờ ông ấy có còn sống không?
- Tất nhiên là không, con người, ai cũng phải chết. Cùng thời gian với đức Phật tổ, tại vùng đất mà ngày nay là Bắc Hà lãnh thổ, người ta cũng đã đặt ra câu hỏi, làm sao để không phải chết. Câu trả lời của bọn họ, lại rất khác biệt. Bọn họ điên cuồng nghiên cứu chế tạo ra một thứ gọi là Trường Sinh Đan, để có thể khiến con người trường sinh bất lão. Môn học vấn ấy, chính là Luyện Đan Thuật ngày nay. Nhưng rốt cuộc, chẳng có vị Hoàng đế nào của Bắc Hà trường sinh bất tử cả. Tất cả, rồi đều phải chết. Bất tử, chỉ là một thứ mơ ước hão huyền.
- Chết, có đáng sợ không hả mẹ?
- Có thể đáng sợ, có thể không. Nhưng bất tử, là một bi kịch.
- Là sao ạ?
- Là con người có thọ mệnh của mình, là để họ biết trân trọng thời gian. Trong thọ mệnh ấy, họ mới cần cố gắng, cần nỗ lực, cần đạt được những khao khát của đời mình. Bất tử tức là thời gian cũng trở thành vô nghĩa, mọi thứ cũng trở thành vô nghĩa. Một cuộc sống vô nghĩa, không phải bi kịch thì là gì?
- Đúng vậy, thật may là con người không bất tử. Người ra kẻ vào chùa tấp nập. Người ta đứng khấn, đứng vái, người ta quỳ lạy.
- Thứ mà người ta quỳ lạy, không chỉ là một bức tượng đâu. - Như đọc được suy nghĩ trong đầu nó, chị cười cười nói. - Những bước tượng đó, là một loại tượng trưng, tượng trưng cho thần thánh. Mà thần thánh, lại là ảnh chiếu của chính tâm thức con người. Vì vậy, thứ người ta đang khấn bái, đang quỳ lạy, là chính mình.
Chị dắt nó đi qua các gian chùa, cuối cùng vào một gian chùa lớn. Nơi đây khá vắng lặng, chỉ có một chú tiểu đang quét sân, và một người phụ nữ đang cúng bái.
Người phụ nữ dâng lên ban thờ rất nhiều tiền bạc, sau đó rầm rì khấn vái.
- Con lạy chín phương trời con lạy mười phương chư phật, con lạy chư phật mười phương, tên con là..., chồng con là..., địa chỉ nhà con là..., hôm nay con dâng lễ xin chư phật phù hộ độ trì cho công việc của chồng con tấn tài tấn lộc, con cầu cho gia đình con mạnh khoẻ, con cầu cho con mua được khoảnh đất ở...
Chị Thanh nhìn bà này khấn vái mà phì cười. Chị ngồi đó với thằng Văn, chờ bà ta khấn vái xong, đang định bước ra ngoài, chị mới cất lời.
- Chị này, chị khấn như thế là không đúng rồi.
- Hả? Cái gì?
- Chị không thể cầu xin cho riêng gia đình mình như vậy được. Đức Phật coi mọi người là bình đẳng, không thiên vị bất kì ai, cũng không ra tay cứu giúp bất kì ai. Ngài đề cao nhân quả. Nếu chị muốn gia đình mình có nhiều phúc lộc, thì chị nên cầu cho toàn bộ chúng sinh đều gặp chuyện tốt lành, như vậy có nhân thì có quả, gia đình chị cũng gặp nhiều điều vui vẻ.
- Hả? Tôi cúng khấn cái gì là việc của tôi, liên quan gì đến nhà chị? - Bà ta bắt đầu gắt lên. Bà chỉ tay vào chú tiểu đang quét sân - Này chú, chú nói thử xem, dân ta bao đời nay đều cầu nguyện như vậy, có gì sai không? Con mụ này nó cứ lắm chuyện...
Chú tiểu lúng túng bước vào, gãi đầu gãi tai.
- Chị à, chị này... nói đúng đấy ạ. Cầu khấn thần phật, cần dựa theo nhân quả...
- Hứ!! - Bà ta hừ một cái. - Chuyện này tôi sẽ nói lại với trụ trì xem ông ta nói sao, sư với chả sãi! Tu hành đã được bao lâu chưa mà dám nói xằng!
Chú tiểu lại gãi đầu.
- Chị có hỏi trụ trì thì thầy cũng sẽ nói vậy thôi ạ...
Bà ta trừng mắt nhìn chú tiểu một lúc, rồi hùng hổ bỏ đi.
Chị Thanh ngồi đó, tươi cười nhìn chú tiểu. Chú ta thở dài một tiếng, chạy tới chắp tay chào chị.
- Chị Thanh, hôm nay chị lại lên chùa ạ.
- Bà vừa rồi, có vẻ hách dịch quá nhỉ?
- Chị không biết chứ, bà ấy chính là vợ của người đầu tư xây chùa. Trông vậy thôi, thật ra chị ấy cũng thành tâm lắm đấy. Mỗi tháng đều năng cúng dường rồi tới nghe giảng kinh. Chỉ có điều, e là chị ấy nghe kinh mà không hiểu gì lắm.
Chú tiểu thở dài. Chị Thanh cười thông cảm.
- Bởi vì Phật giáo ở Đại Nam có quá nhiều đặc thù mà.
Rồi chị quay sang nói với Văn.
- Đây là thầy Thích Quang Hiệu, nhìn trẻ tuổi vậy thôi, cũng đã là Thạc sĩ Thần học đấy, đồng thời cũng là một Khước Tà Sư rất có tiềm năng.
- Chị lại quá khen rồi, em còn chưa được bằng một góc của thầy trụ trì...
Những cái tên đã từng nghe qua, Văn đều sẽ không quên. Thích Quang Hiệu, nghe quen vô cùng.
Cuốn sách mà Linh tặng nó. 60 cách khấn trừ tà. Bản dịch từ tiếng Bắc Hà sang Đại Nam. Dù nó đọc chẳng hiểu gì, nhưng nó vẫn nhớ như in người dịch.
Thích Quang Hiệu. Trao đổi với thầy Thích Quang Hiệu vài câu, chị Thanh lại dẫn thằng Văn đi khám phá tiếp ngôi chùa. Nó vẫn chưa hiểu chuyến đi lần này của mẹ là có mục đích gì.
- Mẹ ơi, vì sao lại nói Phật giáo ở Đại Nam có nhiều đặc thù thế ạ?
- Thế con có nhớ, trên giấy khai sinh của con, khai ở phần Tôn giáo là gì không?
- Là “không” ạ.
- Đúng vậy, mẹ cũng thế. Hầu như người Đại Nam, đều ghi Tôn giáo của mình là “không”, nhưng thực ra hầu hết đều theo đạo Phật, hay đúng hơn là Phật giáo kiểu Đại Nam.
- Phật giảo kiểu Đại Nam, tức là sao ạ?
- Ở Đại Nam, có hai dòng Phật giáo chính, là Thiền tông và Mật tông. Thiền tông thiên về thiền định, gần với Khí Công, còn Mật tông lại thiên về dùng Chú Thuật. Nhưng thật ra, còn một trường phái khác lớn hơn 2 trường phái kia rất nhiều, và bao phủ khắp cả Đế quốc, được gọi là Tịnh Độ Tông. Tịnh Độ Tông, tức là giải thoát cho tất cả mọi người, bất kể người đó có theo Phật giáo hay không. Vậy nên, người Đại Nam, dù là bất cứ ai, có cần hiểu biết về Phật giáo hay không, cũng đều có thể vào chùa khấn vái.
- Ồ ra vậy.
- Còn đặc thù thứ hai, chính là Phật giáo ở Đại Nam, có tính dung hoà rất lớn. Ngôi chùa này theo trường phái Thiền tông, nhưng thật ra, còn có dấu ấn của rất nhiều tôn giáo khác.
Chị dẫn nó vào một gian thờ.
- Nơi đây là gian thờ các vị thần tiên trong Đạo giáo của người Bắc Hà.
Chị lại đưa nó tới một pho tượng khác.
- Đây lại là tượng voi của người Chàm.
Lại một gian khác.
- Còn chỗ này lại là tín ngưỡng thờ Mẫu bản địa của Đại Nam. Con thấy đấy, thế giới Tâm Linh, không hề có một hình dạng cố định. Cùng là Phật giáo, nhưng sinh ra ở Visshala lại khác, về tới Đại Nam lại khác, sang Bắc Hà lại khác. Thế giới Tâm Linh, phản ánh tâm thức của một dân tộc. Còn không gian tâm linh, lại phản ánh thế giới Tâm Linh đó.
- Ồ!
- Văn Lực cũng như vậy. Từng nét bút viết ra, đều là từng nét tâm thức của bản thân. Người càng hiểu rõ về tâm thức của mình, Văn Lực lại càng mạnh.
===============
Dù đang ốm, ta vẫn viết ra 1 chương 2000 chữ cho các đạo hữu. Xin vài cái đề cử và đánh giá nào! Không cần ném tử linh thạch đâu, phí lắm. Ném ta vài cái đề cử là được rồi!
/700
|