Bịch! Bịch! Bịch!
Trở lại buổi sáng ngày hôm trước, mùng 2 tháng 6. Thiên Anh vừa ra về, còn thằng Văn ở lại luyện tập. Đây là lần đầu tiên nó đấm bao cát, ngày hôm qua nó chỉ luyện không.
Vận dụng những gì Thiên Anh dạy, nó tung 1 đấm vào bao cát.
- Ai ui!
Văn kêu lên. Nó cảm thấy tay mình như gãy đến nơi. Cái bao cát không xê xích chút nào.
- Má! Sao cứng vậy nè!
Nó chửi toáng lên, rồi sau đó giật mình đưa tay che miệng. Mẹ nó mà nghe thấy nó chửi bậy, mẹ nó sẽ đánh nó chết. Rồi nó lại nhìn cườm tay của mình. Đỏ tấy, rát rát.
“Nhìn anh Thiên Anh đánh bao cát dễ dàng như vậy, không ngờ lại khó thế. Hay là do mình yếu quá nhỉ? Không được, mình phải cố gắng. Nếu không thì lúc ăn đòn còn đau hơn nữa!”.
Văn lại hít sâu, tung nắm đấm. Nó nén cơn đau, một đấm lại một đấm. Được khoảng 10 lần, nó không nhịn được nữa. Nó kêu xuýt xoa: “ai ui”, “đau quá”, “úi cha”. Nó chợt nghĩ, thay vì thở mạnh để phát lực, mình kêu đau thật to cũng có tác dụng tương tự, lại đỡ phải nín nhịn gì. Vậy là nó vừa đấm vừa kêu:
- Ai ui
- Ui da
- Á á
…
Khắp phòng tập vang vọng tiếng đấm bao cát, và tiếng kêu thảm thiết, nghe qua cứ như có 1 cuộc bạo hành đang diễn ra.
Thằng Văn không biết, nó đang đấm cái bao cát mà Thiên Anh vừa tập luyện. Và lúc Thiên Anh về, hắn đã quên chỉnh lại. Mức bao cát, vẫn đang là 116kg. Phía Đông thành phố, cách bờ biển vài cây số, nằm cạnh khu nhà viên chức là một khu biệt thự. Không xa hoa như khu biệt thự ngoại ô phía Tây, nhưng cũng đã một trời một vực với vùng ven biển. Khu biệt thự phía Đông chủ yếu thuộc về những gia đình kinh doanh, vốn không có địa vị, chức tước nhưng về tài chính lại không thua kém gì khu phía Tây. Thậm chí, đối với người dân thành phố này, khu phía Đông có khi còn đáng sợ hơn khu phía Tây, bởi những doanh nhân này làm việc trực tiếp với giới giang hồ ở cảng, có quyền lực thực tiễn ghê gớm hơn nhiều các vị quan chức cao cao tại thượng khu phía Tây. Thậm chí các vị quan chức còn phải khách khí với những doanh nhân nơi đây. Đó là lý do mà người ta nói ở Hải Thành, phép vua thua lệ làng. Nam Đế Vương Vũ Hoành đọc báo cũng phải than thở, Hải Thành thật là hỗn loạn.
Một chiếc xe chạy vào trong khu biệt thự, dừng lại tại một căn nhà màu trắng nho nhỏ, quanh vường trồng đầy dây leo. Chiếc cổng trắng với những song sắt uốn lượn cách điệu mở ra, một người đàn ông mặc vét trắng, dáng vẻ thanh lịch bước ra, mặt tươi cười.
Từ trên xe, Linh bước xuống, vui vẻ chạy tới vòng tay người đàn ông.
- Ba!
Ông ôm chầm lấy cô bé.
- Công chúa của ba đi học về rồi!
- Hôm nay ba không đi làm ạ?
- Không, hôm nay ba ở nhà chơi với công chúa của ba.
Cô bé phụng phịu. Cô nghĩ mình đã lớn rồi, ba còn luôn miệng gọi cô là công chúa công chúa gì đó, nghe trẻ con không chịu nổi.
- Hôm nay ba chơi một mình đi. Con bận rồi!
Cô bé nói xong, hôn ba một cái, rồi chạy vào nhà. Người đàn ông ngơ ngác, ông chưa bao giờ thấy con gái mình nghiêm túc như thế. Ông muốn đi theo hỏi chuyện cô bé, nhưng rồi lại thôi. Gương mặt ông vẫn tươi cười nhìn theo cô bé chạy vào nhà.
- Thưa ông chủ...
Người lái xe đã bước xuống. Ông chủ gã quay mặt lại, gương mặt tươi cười đã trở nên vô cùng lạnh lùng, cương nghị, và còn đôi chút... tàn ác.
- Hội nghị, còn diễn ra trong bao lâu?
- Dạ, thưa ông, còn 10 ngày. Phía Hắc Long nói, trong tuần này sẽ hoàn thành...
- Bảo họ, tối đa trong 2 ngày, giải quyết đi.
- Vâng, thưa ông.
Người trong khu đều biết, ngôi biệt thự trắng nhỏ nhỏ xinh xinh này là của Trần Minh Thịnh. Không phải là Trần của Trần gia, nhưng quyền lực của ông ta tại thành phố này không hề nhỏ. Công ty Thịnh Doanh của ông có thị phần lớn tại thành phố, nhưng còn nghe đồn rằng, băng đảng Hắc Long vốn có địa bàn chiếm nửa thành phố này đều nghe lệnh ông. Còn có nguồn tin loáng thoáng, sau lưng Thịnh Doanh là một tập đoàn đáng sợ hơn rất nhiều, Phạm Thị, 1 trong 3 thế lực lớn nhất cả nước. Linh bước vào nhà. Một thiếu phụ đang nằm trên võng xếp đọc sách, mái tóc quăn dài óng ánh dưới ánh mặt trời. Cô nhìn thấy Linh, khẽ cười. Nụ cười kết hợp cùng dáng người mềm mại, tạo nên một vẻ quyền quý thoát trần. Sự quyền quý này toát ra một cách rất tự nhiên, không phải làm điệu làm bộ như những bà phu nhân thô kệch xứ này.
Linh chào mẹ. Cô bé rất hâm mộ vẻ đẹp và phong thái của mẹ. Cô luôn mơ ước, có một ngày mình cũng được như vậy. Đối với cô, mẹ vừa gần gũi, vừa bí ẩn, như đến từ một thế giới xa xôi nào khác, chứ không phải xứ biển đầy mùi tanh này. Mà điều cô thích nhất ở mẹ, là mẹ rất từ tốn và điềm đạm, chứ không vồ vập như ba cô. Linh xin phép mẹ lên phòng đọc, mẹ cô gật đầu và cười. Phòng đọc nằm trên tầng 2, rất rộng, kê 2 chiếc ghế tựa, một bàn uống nước, và một bộ bàn đọc bằng đá. Căn phòng có không gian mở, nhìn ra ngoài trời. Trên bệ cửa sổ là những chậu bonsai nhỏ do mẹ cô chăm chút. Dọc theo bức tường phía ngoài là những hàng dây leo, trồng 1 loại hoa thu hút chim chóc. Các loài chim thường bay về đây làm tổ và hót líu lo. Bên tường có một dòng suối róc rách. Mỗi tối, gia đình cô bé hay quây quần tại phòng đọc, ba mẹ ngồi uống trà, còn cô thì nằm đọc sách. Cô bé ước chừng, xây dựng một gian phòng như thế này cũng tốn 1 số tiền không hề nhỏ.
Cô nhớ tại một góc phòng, mẹ cô lưu lại tài liệu học tập của cô. Cô bé chạy tới, lục lọi. Mẹ cô xếp mọi thứ rất ngăn nắp, thứ tự, nên không mất bao lâu cô đã tìm thấy thứ mình cần. Tập đề văn ôn luyện cho bậc Tiểu học. Cô bé lấy chừng 10 đề, rồi sau đó nhăn trán suy nghĩ, lấy thêm 30 đề nữa, rồi lại phân vân, cô lại lấy thêm. Tất cả chừng 100 đề viết luận, cùng 100 đề đọc hiểu. Mỗi đề đều có hướng dẫn và đáp án đi kèm.
Cô bé nghĩ bụng, nếu học hết đống đề trên thì dù là con khỉ cũng có thể tốt nghiệp được tiểu học, chứ đừng nói thằng Văn. Linh cầm đống đề về phòng học, hì hục ngồi soạn ra một bộ giáo án của riêng mình.
Làm được một lúc, cô chợt nhận ra, soạn giáo án quả thật vô cùng khó khăn. Hôm nay là ngày thứ 2 của kì nghỉ hè. Cô giáo Vân vẫn đang lên kế hoạch cho kì nghỉ của mình. Cô muốn được đi du lịch, nhưng đồng lương ít ỏi của cô khiến cô đau lòng. Vốn là một học sinh giỏi cấp thành phố, sau đó tốt nghiệp Cử nhân Sư phạm, cô tin rằng mình yêu nghề hơn bất cứ ai. Cô có mơ ước sẽ đào tạo nên những nhân tài kiệt xuất, những đại thi hào, những vị Tiến sĩ lừng lẫy. Cô sẽ truyền tình yêu Văn chương cho từng thế hệ học trò đầy tiềm năng. Cô miễn cưỡng lựa chọn Hải Thành như một điểm xuất phát, dù cô nghĩ rằng trình độ của mình thừa đủ để dạy học ở Kinh đô. Vậy mà khi cạnh tranh vào trường chuyên Hải Thành, cô trượt. Một cú giáng thẳng vào lòng tự hào của cô. Trong lúc thất nghiệp, cô bất đắc dĩ phải lựa chọn trường Kình Ngư, ngôi trường mà như cô thấy, là nơi dạy dỗ bọn nhà quê.
Dù sao, trường Kình Ngư cũng có những học sinh khiến cô rất vừa lòng, như bé Linh. Như Thiên Anh. Nghĩ tới Thiên Anh, lòng cô lại có những bồi hồi lạ lẫm. Cô là người hướng dẫn môn Ngôn ngữ học của hắn. Cô cũng rất hiếu kì vì sao một thiên tài Thể thao như hắn lại cũng chịu khó học Ngôn ngữ học, mà lại còn học vô cùng khá. Thật sự là một hạt giống tốt. Cô Vân cũng nghe qua những lời bàn tán về việc Thiên Anh không được học bổng. Cô cũng thấy tiếc cho một thiên tài mà không có được một cơ hội để phát triển. Cô bất chợp cảm thấy, hắn sao giống mình tới vậy, đều là những kẻ sinh bất phùng thời.
“Có những người dù tài năng bao nhiêu cũng không được công nhận, còn những đứa chả có tài năng gì, lại kéo người khác thụt lùi”. Cô Vân chợt nghĩ đến thằng Văn. Cô không hề có chút thiện cảm nào với thằng này. Con nhà lao động nghèo, đến lớp thì dơ dáy bẩn thỉu, tư chất thì kém cỏi, lại hay trốn học. Nó xuất hiện trong lớp cô như 1 thứ tai ương, kéo thành tích học tập của cả lớp đi xuống. Thử tưởng tượng lớp của cô có 1 đứa không tốt nghiệp Tiểu học mà xem! Trời ơi! Sự nghiệp huy hoàng mà cô mơ ước sẽ đâm sầm xuống biển.
“Tại sao những phụ huynh có con em học kém như vậy mà vẫn còn cố chấp cho chúng đi học. Họ nghĩ để con em mình đổi đời dễ đến vậy sao? Rốt cuộc thì bọn nó cũng sẽ bỏ học giữa chừng mà thôi. Thay vì đi học, dạy chúng nó một nghề gì để sống không phải tốt hơn sao?”. Cô chợt nghĩ ra điều này, và thấy vô cùng hợp lý. Dù sao thì những đứa như thằng Văn vốn không thể đào tạo được, cho chúng nó đi học nghề là tốt nhất. Phải rồi, nếu sau này cô trở thành Bộ trưởng Bộ giáo dục, cô sẽ ra đề xuất như vậy.
Giờ đây, cô chỉ trông cậy vào bé Linh. Cô bé rất thông minh, hoàn toàn có thể mang về cho cô giải Nhất thành phố, thậm chí là giải quốc gia! Được như vậy, ngôi trường nhà quê này sẽ phải nhìn cô bằng con mắt khác.
Reng!!
Vừa nghĩ tới Linh, cô bé lại gọi, thật là dễ thương quá đi mà. Cô Vân vui vẻ nhấc máy.
- Alo! Linh à? Có chuyện gì không em?
- Em chào cô ạ. Em nhờ cô một việc được không ạ?
- Ừm, cứ nói đi em. Cô nhất định sẽ giúp!
- Em mượn giáo án của cô để tham khảo có được không ạ?
- Ừm, được thôi em. Nhưng tự nhiên lại muốn mượn giáo án của cô thế?
Đầu dây bên kia giọng tươi cười.
- Dạ, em muốn soạn giáo án để dạy bạn Văn lớp mình học.
Cụp!!
Cô Vân cúp máy cái rụp một cái.
Linh thở dài. Đáng lẽ, đây có thể là dịp để cô Vân làm lành với Văn. Vì sao người lớn lại cố chấp như vậy?
Trở lại buổi sáng ngày hôm trước, mùng 2 tháng 6. Thiên Anh vừa ra về, còn thằng Văn ở lại luyện tập. Đây là lần đầu tiên nó đấm bao cát, ngày hôm qua nó chỉ luyện không.
Vận dụng những gì Thiên Anh dạy, nó tung 1 đấm vào bao cát.
- Ai ui!
Văn kêu lên. Nó cảm thấy tay mình như gãy đến nơi. Cái bao cát không xê xích chút nào.
- Má! Sao cứng vậy nè!
Nó chửi toáng lên, rồi sau đó giật mình đưa tay che miệng. Mẹ nó mà nghe thấy nó chửi bậy, mẹ nó sẽ đánh nó chết. Rồi nó lại nhìn cườm tay của mình. Đỏ tấy, rát rát.
“Nhìn anh Thiên Anh đánh bao cát dễ dàng như vậy, không ngờ lại khó thế. Hay là do mình yếu quá nhỉ? Không được, mình phải cố gắng. Nếu không thì lúc ăn đòn còn đau hơn nữa!”.
Văn lại hít sâu, tung nắm đấm. Nó nén cơn đau, một đấm lại một đấm. Được khoảng 10 lần, nó không nhịn được nữa. Nó kêu xuýt xoa: “ai ui”, “đau quá”, “úi cha”. Nó chợt nghĩ, thay vì thở mạnh để phát lực, mình kêu đau thật to cũng có tác dụng tương tự, lại đỡ phải nín nhịn gì. Vậy là nó vừa đấm vừa kêu:
- Ai ui
- Ui da
- Á á
…
Khắp phòng tập vang vọng tiếng đấm bao cát, và tiếng kêu thảm thiết, nghe qua cứ như có 1 cuộc bạo hành đang diễn ra.
Thằng Văn không biết, nó đang đấm cái bao cát mà Thiên Anh vừa tập luyện. Và lúc Thiên Anh về, hắn đã quên chỉnh lại. Mức bao cát, vẫn đang là 116kg. Phía Đông thành phố, cách bờ biển vài cây số, nằm cạnh khu nhà viên chức là một khu biệt thự. Không xa hoa như khu biệt thự ngoại ô phía Tây, nhưng cũng đã một trời một vực với vùng ven biển. Khu biệt thự phía Đông chủ yếu thuộc về những gia đình kinh doanh, vốn không có địa vị, chức tước nhưng về tài chính lại không thua kém gì khu phía Tây. Thậm chí, đối với người dân thành phố này, khu phía Đông có khi còn đáng sợ hơn khu phía Tây, bởi những doanh nhân này làm việc trực tiếp với giới giang hồ ở cảng, có quyền lực thực tiễn ghê gớm hơn nhiều các vị quan chức cao cao tại thượng khu phía Tây. Thậm chí các vị quan chức còn phải khách khí với những doanh nhân nơi đây. Đó là lý do mà người ta nói ở Hải Thành, phép vua thua lệ làng. Nam Đế Vương Vũ Hoành đọc báo cũng phải than thở, Hải Thành thật là hỗn loạn.
Một chiếc xe chạy vào trong khu biệt thự, dừng lại tại một căn nhà màu trắng nho nhỏ, quanh vường trồng đầy dây leo. Chiếc cổng trắng với những song sắt uốn lượn cách điệu mở ra, một người đàn ông mặc vét trắng, dáng vẻ thanh lịch bước ra, mặt tươi cười.
Từ trên xe, Linh bước xuống, vui vẻ chạy tới vòng tay người đàn ông.
- Ba!
Ông ôm chầm lấy cô bé.
- Công chúa của ba đi học về rồi!
- Hôm nay ba không đi làm ạ?
- Không, hôm nay ba ở nhà chơi với công chúa của ba.
Cô bé phụng phịu. Cô nghĩ mình đã lớn rồi, ba còn luôn miệng gọi cô là công chúa công chúa gì đó, nghe trẻ con không chịu nổi.
- Hôm nay ba chơi một mình đi. Con bận rồi!
Cô bé nói xong, hôn ba một cái, rồi chạy vào nhà. Người đàn ông ngơ ngác, ông chưa bao giờ thấy con gái mình nghiêm túc như thế. Ông muốn đi theo hỏi chuyện cô bé, nhưng rồi lại thôi. Gương mặt ông vẫn tươi cười nhìn theo cô bé chạy vào nhà.
- Thưa ông chủ...
Người lái xe đã bước xuống. Ông chủ gã quay mặt lại, gương mặt tươi cười đã trở nên vô cùng lạnh lùng, cương nghị, và còn đôi chút... tàn ác.
- Hội nghị, còn diễn ra trong bao lâu?
- Dạ, thưa ông, còn 10 ngày. Phía Hắc Long nói, trong tuần này sẽ hoàn thành...
- Bảo họ, tối đa trong 2 ngày, giải quyết đi.
- Vâng, thưa ông.
Người trong khu đều biết, ngôi biệt thự trắng nhỏ nhỏ xinh xinh này là của Trần Minh Thịnh. Không phải là Trần của Trần gia, nhưng quyền lực của ông ta tại thành phố này không hề nhỏ. Công ty Thịnh Doanh của ông có thị phần lớn tại thành phố, nhưng còn nghe đồn rằng, băng đảng Hắc Long vốn có địa bàn chiếm nửa thành phố này đều nghe lệnh ông. Còn có nguồn tin loáng thoáng, sau lưng Thịnh Doanh là một tập đoàn đáng sợ hơn rất nhiều, Phạm Thị, 1 trong 3 thế lực lớn nhất cả nước. Linh bước vào nhà. Một thiếu phụ đang nằm trên võng xếp đọc sách, mái tóc quăn dài óng ánh dưới ánh mặt trời. Cô nhìn thấy Linh, khẽ cười. Nụ cười kết hợp cùng dáng người mềm mại, tạo nên một vẻ quyền quý thoát trần. Sự quyền quý này toát ra một cách rất tự nhiên, không phải làm điệu làm bộ như những bà phu nhân thô kệch xứ này.
Linh chào mẹ. Cô bé rất hâm mộ vẻ đẹp và phong thái của mẹ. Cô luôn mơ ước, có một ngày mình cũng được như vậy. Đối với cô, mẹ vừa gần gũi, vừa bí ẩn, như đến từ một thế giới xa xôi nào khác, chứ không phải xứ biển đầy mùi tanh này. Mà điều cô thích nhất ở mẹ, là mẹ rất từ tốn và điềm đạm, chứ không vồ vập như ba cô. Linh xin phép mẹ lên phòng đọc, mẹ cô gật đầu và cười. Phòng đọc nằm trên tầng 2, rất rộng, kê 2 chiếc ghế tựa, một bàn uống nước, và một bộ bàn đọc bằng đá. Căn phòng có không gian mở, nhìn ra ngoài trời. Trên bệ cửa sổ là những chậu bonsai nhỏ do mẹ cô chăm chút. Dọc theo bức tường phía ngoài là những hàng dây leo, trồng 1 loại hoa thu hút chim chóc. Các loài chim thường bay về đây làm tổ và hót líu lo. Bên tường có một dòng suối róc rách. Mỗi tối, gia đình cô bé hay quây quần tại phòng đọc, ba mẹ ngồi uống trà, còn cô thì nằm đọc sách. Cô bé ước chừng, xây dựng một gian phòng như thế này cũng tốn 1 số tiền không hề nhỏ.
Cô nhớ tại một góc phòng, mẹ cô lưu lại tài liệu học tập của cô. Cô bé chạy tới, lục lọi. Mẹ cô xếp mọi thứ rất ngăn nắp, thứ tự, nên không mất bao lâu cô đã tìm thấy thứ mình cần. Tập đề văn ôn luyện cho bậc Tiểu học. Cô bé lấy chừng 10 đề, rồi sau đó nhăn trán suy nghĩ, lấy thêm 30 đề nữa, rồi lại phân vân, cô lại lấy thêm. Tất cả chừng 100 đề viết luận, cùng 100 đề đọc hiểu. Mỗi đề đều có hướng dẫn và đáp án đi kèm.
Cô bé nghĩ bụng, nếu học hết đống đề trên thì dù là con khỉ cũng có thể tốt nghiệp được tiểu học, chứ đừng nói thằng Văn. Linh cầm đống đề về phòng học, hì hục ngồi soạn ra một bộ giáo án của riêng mình.
Làm được một lúc, cô chợt nhận ra, soạn giáo án quả thật vô cùng khó khăn. Hôm nay là ngày thứ 2 của kì nghỉ hè. Cô giáo Vân vẫn đang lên kế hoạch cho kì nghỉ của mình. Cô muốn được đi du lịch, nhưng đồng lương ít ỏi của cô khiến cô đau lòng. Vốn là một học sinh giỏi cấp thành phố, sau đó tốt nghiệp Cử nhân Sư phạm, cô tin rằng mình yêu nghề hơn bất cứ ai. Cô có mơ ước sẽ đào tạo nên những nhân tài kiệt xuất, những đại thi hào, những vị Tiến sĩ lừng lẫy. Cô sẽ truyền tình yêu Văn chương cho từng thế hệ học trò đầy tiềm năng. Cô miễn cưỡng lựa chọn Hải Thành như một điểm xuất phát, dù cô nghĩ rằng trình độ của mình thừa đủ để dạy học ở Kinh đô. Vậy mà khi cạnh tranh vào trường chuyên Hải Thành, cô trượt. Một cú giáng thẳng vào lòng tự hào của cô. Trong lúc thất nghiệp, cô bất đắc dĩ phải lựa chọn trường Kình Ngư, ngôi trường mà như cô thấy, là nơi dạy dỗ bọn nhà quê.
Dù sao, trường Kình Ngư cũng có những học sinh khiến cô rất vừa lòng, như bé Linh. Như Thiên Anh. Nghĩ tới Thiên Anh, lòng cô lại có những bồi hồi lạ lẫm. Cô là người hướng dẫn môn Ngôn ngữ học của hắn. Cô cũng rất hiếu kì vì sao một thiên tài Thể thao như hắn lại cũng chịu khó học Ngôn ngữ học, mà lại còn học vô cùng khá. Thật sự là một hạt giống tốt. Cô Vân cũng nghe qua những lời bàn tán về việc Thiên Anh không được học bổng. Cô cũng thấy tiếc cho một thiên tài mà không có được một cơ hội để phát triển. Cô bất chợp cảm thấy, hắn sao giống mình tới vậy, đều là những kẻ sinh bất phùng thời.
“Có những người dù tài năng bao nhiêu cũng không được công nhận, còn những đứa chả có tài năng gì, lại kéo người khác thụt lùi”. Cô Vân chợt nghĩ đến thằng Văn. Cô không hề có chút thiện cảm nào với thằng này. Con nhà lao động nghèo, đến lớp thì dơ dáy bẩn thỉu, tư chất thì kém cỏi, lại hay trốn học. Nó xuất hiện trong lớp cô như 1 thứ tai ương, kéo thành tích học tập của cả lớp đi xuống. Thử tưởng tượng lớp của cô có 1 đứa không tốt nghiệp Tiểu học mà xem! Trời ơi! Sự nghiệp huy hoàng mà cô mơ ước sẽ đâm sầm xuống biển.
“Tại sao những phụ huynh có con em học kém như vậy mà vẫn còn cố chấp cho chúng đi học. Họ nghĩ để con em mình đổi đời dễ đến vậy sao? Rốt cuộc thì bọn nó cũng sẽ bỏ học giữa chừng mà thôi. Thay vì đi học, dạy chúng nó một nghề gì để sống không phải tốt hơn sao?”. Cô chợt nghĩ ra điều này, và thấy vô cùng hợp lý. Dù sao thì những đứa như thằng Văn vốn không thể đào tạo được, cho chúng nó đi học nghề là tốt nhất. Phải rồi, nếu sau này cô trở thành Bộ trưởng Bộ giáo dục, cô sẽ ra đề xuất như vậy.
Giờ đây, cô chỉ trông cậy vào bé Linh. Cô bé rất thông minh, hoàn toàn có thể mang về cho cô giải Nhất thành phố, thậm chí là giải quốc gia! Được như vậy, ngôi trường nhà quê này sẽ phải nhìn cô bằng con mắt khác.
Reng!!
Vừa nghĩ tới Linh, cô bé lại gọi, thật là dễ thương quá đi mà. Cô Vân vui vẻ nhấc máy.
- Alo! Linh à? Có chuyện gì không em?
- Em chào cô ạ. Em nhờ cô một việc được không ạ?
- Ừm, cứ nói đi em. Cô nhất định sẽ giúp!
- Em mượn giáo án của cô để tham khảo có được không ạ?
- Ừm, được thôi em. Nhưng tự nhiên lại muốn mượn giáo án của cô thế?
Đầu dây bên kia giọng tươi cười.
- Dạ, em muốn soạn giáo án để dạy bạn Văn lớp mình học.
Cụp!!
Cô Vân cúp máy cái rụp một cái.
Linh thở dài. Đáng lẽ, đây có thể là dịp để cô Vân làm lành với Văn. Vì sao người lớn lại cố chấp như vậy?
/700
|