Thất Hiệp Ngũ Nghĩa
Chương 71: Nhận làm thầy, ở học Chiêu Hiền quán. Tìm đứa dữ, lén dò Bá Vương trang.
/100
|
Lý Thị thấy Bạch Ngọc liên hoa thì nhớ tới tình xưa nên khóc òa, Kế Tổ cũng khóc, Nghê Trung và bà vãi khuyên mãi mới nguôi. Kế Tổ liền tỏ ý xin rước mẹ về nhà. Lý Thị can rằng: "Không được, con chớ như thế, mẹ đã thề không muốn nhuốm bụi trần nữa, điều oan uổng của cha con, may còn có con đó, vậy con nên lo học tập sau này được chút quan chức sẽ rửa hận trả thù, thế là đủ rồi". Nghê Kế Tổ thấy mẹ không chịu về nhà bèn quỳ xuống khóc rằng: "Con không biết được mẹ thời thôi, nay đã tìm gặp, con không nỡ để mẹ khổ hạnh trong chốn cửa Phật, con quyết tròn hiếu đạo. Vả chăng cha mẹ nuôi của con cũng là người lương thiện, có lẽ nào chẳng để cho con đền đáp nghĩa sinh thành hay sao? Nếu mẹ chẳng chịu về nhà, con xin ở đây hầu mẹ". Lý Thị nói: "Con ơi chớ khóc, mẹ có ba điều này, nếu con bằng lòng, thời các việc ổn thỏa ngay". Kế Tổ hỏi: "Điều thứ nhất, xin mẹ dạy con được biết". Lý Thị nói: "Điều thứ nhất, là từ nay về sau con phải ráng học hành, cần cho đỗ được một chức quan; điều thứ nhì, là phải lo báo thù tẩy hận cho cha con; điều thứ ba là tìm cho được một nhành Bạch Ngọc liên hoa nữa, vì tổ truyền nó vẫn có hai nhành. Ba điều ấy con lo xong thời mẹ sẽ theo con, nếu trong ba điều ấy mà còn để sót một, thì mẹ cũng không thể nào theo được. Thôi, con hãy trở về nhà đi, kẻo cha mẹ nuôi của con trông đợi". Lý Thị nói rồi đi thẳng vào trong.
Nghê Kế Tổ dùng dằng chẳng nỡ ra về, Nghê Trung thúc hối lắm mới từ giã bà vãi mà đi ra khỏi viện, song bước một bước lại ngoái đầu dòm lại. Đi dọc đường Kế Tổ đem những lời mẹ dặn, nhắc đi nhắc lại cho nhớ, và bàn với Nghê Trung rằng: "Việc lo học, và cần đỗ được chức quan, ta coi rất dễ, đến như tìm nhành Bạch Ngọc liên hoa, thì thật khó khăn lắm, bây giờ biết ngọc ấy ở đâu mà tìm". Nghê Trung nói: "Ý của lão bộc lại không lấy sự tìm ngọc làm khó, mà lại lấy sự đỗ quan làm khó, vậy từ rày về sau cậu lo học là hơn". Kế Tổ nói: "Thù cha như biển rộng, oán mẹ tựa non cao, ta lẽ nào lại không lo học. À! Mà người là ân nhân của ta lẽ nào lại đối xử như chủ tớ cho đành". Nghê Trung nói: "Cậu nói vậy là phải, song chẳng nên tiết lộ việc hôm nay ra, e có điều trở ngại về sau, phải nên giữ gìn cho kín đáo mới được". Kế Tổ gật đầu. Hai người về đến nhà vẫn giữ một mực như thường, không hề để cho ai biết tâm sự.
Nghê Kế Tổ nhớ lời mẹ dặn, quyết rửa thù cho cha nên cố gắng học hành, trong hai năm đã đỗ Hương bảng. Lại đến ba năm kế, là năm ngoái, nhằm buổi hội thi, rủi ông thầy mang bệnh mà chầu trời, nên Kế Tổ lên Đông Kinh có một mình với Nghê Trung lão bộc, vào hội Tiêu Lâm gặp Âu Dương Xuân, Đinh Triệu Lang và trả nợ cho Trương lão nhị đó.
Kế Tổ ở kinh chờ tới ngày mở trường thi, vào ứng khảo được chấm đậu thứ chín, vào điện thí được trúng Bảng nhãn, kế Khánh Châu khuyết chức Thái thú, được chỉ phái đi sung nhậm.
Nghê Kế Tổ vâng chỉ, ra bái tạ Bao Công trở về bái tổ, bấy giờ mới đem việc nhận mẹ ở am Bạch Y thưa lại với Nghê Thái Công và Lương Thị hay. Hai ông bà là người nhân đức, nghe như vậy thì mừng lắm, liền cho rước Lý Thị về nhà, song Lý Thị đã có ước xưa nguyền cũ, lại Kế Tổ phải đi nhậm chức tại Khánh Châu, nên không chịu, chỉ ở lại am Bạch Y, vui vẻ với bà vãi thôi.
Kế Tổ thấy mẹ lòng trần đã dứt, nên dặn dò bà vãi và trợ cấp bạc tiền, rồi cùng với lão bộc Nghê Trung thẳng ra Khánh Châu phó nhậm. Vừa đến nơi thâu được rất nhiều cáo trạng, xem kỹ cả thảy, đều là cáo tên Mã Cường chủ Bá Vương trang.
Nguyên Mã Cường này là em của chủ Thái Tuế trang Mã Cang, nó cậy thế chú là Mã Triêu Hiền nên sang đoạt ruộng vườn, tiền của, cướp vợ bắt gái của người, làm rất nhiều điều bạo ngược tàn ác. Nhà nó có lập một chỗ riêng, gọi là quán Chiêu Hiền, để dung nạp những anh hùng hào kiệt, vì vậy mà bọn côn hoang vô lại tụ tập rất đông. Trong đó cũng có người nghĩa khí, phải tạm chôn mình vào đó để dò xét tình hình của Mã Cường. Hiện người có danh trong đó là Hắc Yêu Hồ Trí Hóa, Tiểu Gia Các Trẩm Trọng Nguyên, Thần Thủ Đại Thánh Đặng Xa, Bệnh Thái Tuế Trương Hoa, Trại Phương Sóc Phương Diêu, ngoài ra những vô danh tiểu tốt không biết là bao nhiêu, hằng ngày múa giáo đánh gươm dợt thử sức cá rồng lộn xộn, náo nhiệt phi thường. Lại riêng có một vị tiểu anh hùng tên là Ngại Hổ, nguyên là tiểu đồng trong quán Chiêu Hiền, tuổi vừa mười bốn mà chí hướng cao thượng, phong thái khác thường, thấy trong bọn duy có mình Trí Hóa là người hào kiệt, lại thêm võ nghệ cao cường, nên thường để ý noi gương, việc chi đều hết lòng phục vụ. Nhờ vậy Trí Hóa thương, cả hai hợp ý, tình nghĩa thầy trò. Trí Hóa dạy võ nghệ cho trong một năm mà Ngại Hổ đã thông hiểu các môn binh pháp.
Một ngày kia Ngại Hổ nói với Trí Hóa rằng: "Bẩm thầy, từ rày về sau thầy cũng chẳng nên can Viên ngoại chi nữa, tự ý người làm chi thời làm, mình có khuyên can quá chỉ tốn hơi mỏi lưỡi mà thôi, chớ người có nghe đâu. Kìa, Viên ngoại cướp của, bắt gái đó chẳng là bất lương sao? Thôi, một bọn con người đông đúc rầm rộ thế này mà chỉ là người vong mạng đó thôi". Trí Hóa nghe nói đáp rằng: "Ngươi chớ nhiều lời, ta cũng đã hiểu rồi". Hai thầy trò Ngại Hổ đã cùng hiểu ngầm ý nhau, kế trong Bá Vương trang có việc xảy ra nữa.
Vốn Mã Cường sai tên ác nô là Mã Dũng đi đòi nợ. Mã Dũng đi được một lát trở về nói rằng: "Tên Hoát Cửu Thành bây giờ cùng khốn lắm, một đồng một chữ cũng không, có đâu trả được nợ". Mã Cường cả giận trừng mắt mà hỏi rằng: "Vậy thời bắt nó giải xuống huyện giam lại, sao lại để nó thong thả như vậy?", Mã Dũng đáp: "Xin Viên ngoại chớ giận, tôi sẽ nói một chuyện rất hay. Nguyên lúc tôi tới nhà Cửu Thành, thấy có một người con gái đẹp như ngọc, trắng như ngà, ai thấy cũng bay hồn mất vía, hỏi ra mới biết nàng ấy là cháu ngoại của Cửu Thành, nhân rể và con gái chết sớm, nên đem cháu về nuôi, nay vừa được mười bảy tuổi". Mã Cường nghe nói đổi giận làm vui lập tức sai bảy tám tên ác nô tới nhà Cửu Thành bắt người con gái ấy.
Bọn ác nô đi một hồi lâu, dắt về một người con gái, tên là Cẩm Nương, nhan sắc mặn mà, hình dung yểu điệu, vừa đi vừa khóc. Mã Cường liền vỗ về rằng: "Nàng ơi, nàng chớ khóc mà đau đớn lòng ta, có chi đâu mà sợ sệt, chỉ nghe theo ta thời hưởng đủ điều khoái lạc, được mọi nỗi vinh hoa, nè, cứ đi tới trong kia". Cẩm Nương chưa đợi nói dứt lời, gạt nước mắt nạt rằng: "Đồ giặc cướp! Mi bắt con gái nhà lương thiện làm gì? Nay ta tới đây quyết liều sống chết với mi chớ chẳng hề chịu nhục đâu?". Nói đoạn, thò tay vào lưng rút ra một mũi tên, nhảy tới nhắm ngay bụng Mã Cường mà đâm. Mã Cường thất kinh né khỏi, rồi hô cho gia đinh bắt Cẩm Nương nhốt vào nhà lao.
Nói lại lúc Cẩm Nương bị bắt, Hoát Cửu Thành kêu khóc rầm rĩ mà có ai dám tiếp cứu đâu. Khi bọn ác nô đi rồi, Cửu Thành trở vào nhà lấy mũi tên đã mất, biết Cẩm Nương lén lấy theo, để liều mạng với Mã Cường, thời không còn muốn sống nữa, liền đi ra gốc liễu lấy dây lưng treo cổ tự vẫn.
Hoát Cửu Thành vừa đút cổ vào tròng, bỗng có người chạy tới cản lại, và hỏi rằng: "Vì sao mà lão trượng liều mình như vậy?". Cửu Thành liền kể lể đầu đuôi cho người ấy nghe, kể xong lại khóc. Người ấy là ai? Tức là Bắc Hiệp Âu Dương Xuân vậy. Âu Dương Xuân nghe nói động lòng thương, xúi Cửu Thành xuống Khai Phong đầu cáo. Cửu Thành khóc rằng: "Lão vì nghèo mà mang nợ, bởi mang nợ mới bị chúng bắt cháu, bây giờ có tiền bạc đâu mà đi cho tới Khai Phong?". Bắc Hiệp nói: "Việc đó chớ ngại, tôi xin giúp cho". Nói đoạn móc trong túi da lấy ba đĩnh bạc đưa cho Cửu Thành. Cửu Thành tiếp lấy rồi cúi đầu bái tạ. Chợt thấy một người cầm roi ngựa đứng sau lưng bước tới nói rằng: "Chuyện hai ngài nói tôi rõ rồi, vị Thái thú mới đến đây rất thanh liêm, sao chẳng tới đó kêu oan cho gần. À, mà như muốn kêu lên ở Khai Phong thời nên mượn chủ tôi làm tờ tấu cho. Kìa, người ở mé rừng đó". Bắc Hiệp thấy người ấy vẻ mặt hiền lành, lời nói đoan trang liền dắt Cửu Thành đi theo, tới nơi nhìn kỹ thời là thầy trò Nghê Kế Tổ.
Nghê Thái thú bèn cật hỏi Cửu Thành một lượt, đoạn viết tờ tấu giùm cho. Cửu Thành cất kỹ vào túi, rồi từ tạ về nhà, chờ tới canh năm, lén đi lên phủ.
Ai dè Cửu Thành đi vừa được một đoạn bị Mã Cường sai ác nô theo kịp, bắt trở lại hỏi rằng: "Mi mắc nợ ta, đã chẳng trả thời thôi, sao lại sai cháu gái đem tên tới định hành hung?". Cửu Thành chưa kịp trả lời, Mã Cường đã hạ lệnh cho lũ ác nô đánh đập túi bụi. Rủi thay, Cửu Thành bị đánh đau quá, quay trở thế nào đến lọt tờ cáo trạng ra, Mã Cường lượm được, xem rõ đầu đuôi, lật đật sai hai tên ác nô giải Cửu Thành xuống huyện xin giam và sai tốp nô khác đi dò coi người nào làm giùm tờ cáo trạng ấy. Đương lúc đó thấy có một người cưỡi ngựa đi ngang, theo sau một người tớ gia. Mã Cường liền sinh nghi.
Nghê Kế Tổ dùng dằng chẳng nỡ ra về, Nghê Trung thúc hối lắm mới từ giã bà vãi mà đi ra khỏi viện, song bước một bước lại ngoái đầu dòm lại. Đi dọc đường Kế Tổ đem những lời mẹ dặn, nhắc đi nhắc lại cho nhớ, và bàn với Nghê Trung rằng: "Việc lo học, và cần đỗ được chức quan, ta coi rất dễ, đến như tìm nhành Bạch Ngọc liên hoa, thì thật khó khăn lắm, bây giờ biết ngọc ấy ở đâu mà tìm". Nghê Trung nói: "Ý của lão bộc lại không lấy sự tìm ngọc làm khó, mà lại lấy sự đỗ quan làm khó, vậy từ rày về sau cậu lo học là hơn". Kế Tổ nói: "Thù cha như biển rộng, oán mẹ tựa non cao, ta lẽ nào lại không lo học. À! Mà người là ân nhân của ta lẽ nào lại đối xử như chủ tớ cho đành". Nghê Trung nói: "Cậu nói vậy là phải, song chẳng nên tiết lộ việc hôm nay ra, e có điều trở ngại về sau, phải nên giữ gìn cho kín đáo mới được". Kế Tổ gật đầu. Hai người về đến nhà vẫn giữ một mực như thường, không hề để cho ai biết tâm sự.
Nghê Kế Tổ nhớ lời mẹ dặn, quyết rửa thù cho cha nên cố gắng học hành, trong hai năm đã đỗ Hương bảng. Lại đến ba năm kế, là năm ngoái, nhằm buổi hội thi, rủi ông thầy mang bệnh mà chầu trời, nên Kế Tổ lên Đông Kinh có một mình với Nghê Trung lão bộc, vào hội Tiêu Lâm gặp Âu Dương Xuân, Đinh Triệu Lang và trả nợ cho Trương lão nhị đó.
Kế Tổ ở kinh chờ tới ngày mở trường thi, vào ứng khảo được chấm đậu thứ chín, vào điện thí được trúng Bảng nhãn, kế Khánh Châu khuyết chức Thái thú, được chỉ phái đi sung nhậm.
Nghê Kế Tổ vâng chỉ, ra bái tạ Bao Công trở về bái tổ, bấy giờ mới đem việc nhận mẹ ở am Bạch Y thưa lại với Nghê Thái Công và Lương Thị hay. Hai ông bà là người nhân đức, nghe như vậy thì mừng lắm, liền cho rước Lý Thị về nhà, song Lý Thị đã có ước xưa nguyền cũ, lại Kế Tổ phải đi nhậm chức tại Khánh Châu, nên không chịu, chỉ ở lại am Bạch Y, vui vẻ với bà vãi thôi.
Kế Tổ thấy mẹ lòng trần đã dứt, nên dặn dò bà vãi và trợ cấp bạc tiền, rồi cùng với lão bộc Nghê Trung thẳng ra Khánh Châu phó nhậm. Vừa đến nơi thâu được rất nhiều cáo trạng, xem kỹ cả thảy, đều là cáo tên Mã Cường chủ Bá Vương trang.
Nguyên Mã Cường này là em của chủ Thái Tuế trang Mã Cang, nó cậy thế chú là Mã Triêu Hiền nên sang đoạt ruộng vườn, tiền của, cướp vợ bắt gái của người, làm rất nhiều điều bạo ngược tàn ác. Nhà nó có lập một chỗ riêng, gọi là quán Chiêu Hiền, để dung nạp những anh hùng hào kiệt, vì vậy mà bọn côn hoang vô lại tụ tập rất đông. Trong đó cũng có người nghĩa khí, phải tạm chôn mình vào đó để dò xét tình hình của Mã Cường. Hiện người có danh trong đó là Hắc Yêu Hồ Trí Hóa, Tiểu Gia Các Trẩm Trọng Nguyên, Thần Thủ Đại Thánh Đặng Xa, Bệnh Thái Tuế Trương Hoa, Trại Phương Sóc Phương Diêu, ngoài ra những vô danh tiểu tốt không biết là bao nhiêu, hằng ngày múa giáo đánh gươm dợt thử sức cá rồng lộn xộn, náo nhiệt phi thường. Lại riêng có một vị tiểu anh hùng tên là Ngại Hổ, nguyên là tiểu đồng trong quán Chiêu Hiền, tuổi vừa mười bốn mà chí hướng cao thượng, phong thái khác thường, thấy trong bọn duy có mình Trí Hóa là người hào kiệt, lại thêm võ nghệ cao cường, nên thường để ý noi gương, việc chi đều hết lòng phục vụ. Nhờ vậy Trí Hóa thương, cả hai hợp ý, tình nghĩa thầy trò. Trí Hóa dạy võ nghệ cho trong một năm mà Ngại Hổ đã thông hiểu các môn binh pháp.
Một ngày kia Ngại Hổ nói với Trí Hóa rằng: "Bẩm thầy, từ rày về sau thầy cũng chẳng nên can Viên ngoại chi nữa, tự ý người làm chi thời làm, mình có khuyên can quá chỉ tốn hơi mỏi lưỡi mà thôi, chớ người có nghe đâu. Kìa, Viên ngoại cướp của, bắt gái đó chẳng là bất lương sao? Thôi, một bọn con người đông đúc rầm rộ thế này mà chỉ là người vong mạng đó thôi". Trí Hóa nghe nói đáp rằng: "Ngươi chớ nhiều lời, ta cũng đã hiểu rồi". Hai thầy trò Ngại Hổ đã cùng hiểu ngầm ý nhau, kế trong Bá Vương trang có việc xảy ra nữa.
Vốn Mã Cường sai tên ác nô là Mã Dũng đi đòi nợ. Mã Dũng đi được một lát trở về nói rằng: "Tên Hoát Cửu Thành bây giờ cùng khốn lắm, một đồng một chữ cũng không, có đâu trả được nợ". Mã Cường cả giận trừng mắt mà hỏi rằng: "Vậy thời bắt nó giải xuống huyện giam lại, sao lại để nó thong thả như vậy?", Mã Dũng đáp: "Xin Viên ngoại chớ giận, tôi sẽ nói một chuyện rất hay. Nguyên lúc tôi tới nhà Cửu Thành, thấy có một người con gái đẹp như ngọc, trắng như ngà, ai thấy cũng bay hồn mất vía, hỏi ra mới biết nàng ấy là cháu ngoại của Cửu Thành, nhân rể và con gái chết sớm, nên đem cháu về nuôi, nay vừa được mười bảy tuổi". Mã Cường nghe nói đổi giận làm vui lập tức sai bảy tám tên ác nô tới nhà Cửu Thành bắt người con gái ấy.
Bọn ác nô đi một hồi lâu, dắt về một người con gái, tên là Cẩm Nương, nhan sắc mặn mà, hình dung yểu điệu, vừa đi vừa khóc. Mã Cường liền vỗ về rằng: "Nàng ơi, nàng chớ khóc mà đau đớn lòng ta, có chi đâu mà sợ sệt, chỉ nghe theo ta thời hưởng đủ điều khoái lạc, được mọi nỗi vinh hoa, nè, cứ đi tới trong kia". Cẩm Nương chưa đợi nói dứt lời, gạt nước mắt nạt rằng: "Đồ giặc cướp! Mi bắt con gái nhà lương thiện làm gì? Nay ta tới đây quyết liều sống chết với mi chớ chẳng hề chịu nhục đâu?". Nói đoạn, thò tay vào lưng rút ra một mũi tên, nhảy tới nhắm ngay bụng Mã Cường mà đâm. Mã Cường thất kinh né khỏi, rồi hô cho gia đinh bắt Cẩm Nương nhốt vào nhà lao.
Nói lại lúc Cẩm Nương bị bắt, Hoát Cửu Thành kêu khóc rầm rĩ mà có ai dám tiếp cứu đâu. Khi bọn ác nô đi rồi, Cửu Thành trở vào nhà lấy mũi tên đã mất, biết Cẩm Nương lén lấy theo, để liều mạng với Mã Cường, thời không còn muốn sống nữa, liền đi ra gốc liễu lấy dây lưng treo cổ tự vẫn.
Hoát Cửu Thành vừa đút cổ vào tròng, bỗng có người chạy tới cản lại, và hỏi rằng: "Vì sao mà lão trượng liều mình như vậy?". Cửu Thành liền kể lể đầu đuôi cho người ấy nghe, kể xong lại khóc. Người ấy là ai? Tức là Bắc Hiệp Âu Dương Xuân vậy. Âu Dương Xuân nghe nói động lòng thương, xúi Cửu Thành xuống Khai Phong đầu cáo. Cửu Thành khóc rằng: "Lão vì nghèo mà mang nợ, bởi mang nợ mới bị chúng bắt cháu, bây giờ có tiền bạc đâu mà đi cho tới Khai Phong?". Bắc Hiệp nói: "Việc đó chớ ngại, tôi xin giúp cho". Nói đoạn móc trong túi da lấy ba đĩnh bạc đưa cho Cửu Thành. Cửu Thành tiếp lấy rồi cúi đầu bái tạ. Chợt thấy một người cầm roi ngựa đứng sau lưng bước tới nói rằng: "Chuyện hai ngài nói tôi rõ rồi, vị Thái thú mới đến đây rất thanh liêm, sao chẳng tới đó kêu oan cho gần. À, mà như muốn kêu lên ở Khai Phong thời nên mượn chủ tôi làm tờ tấu cho. Kìa, người ở mé rừng đó". Bắc Hiệp thấy người ấy vẻ mặt hiền lành, lời nói đoan trang liền dắt Cửu Thành đi theo, tới nơi nhìn kỹ thời là thầy trò Nghê Kế Tổ.
Nghê Thái thú bèn cật hỏi Cửu Thành một lượt, đoạn viết tờ tấu giùm cho. Cửu Thành cất kỹ vào túi, rồi từ tạ về nhà, chờ tới canh năm, lén đi lên phủ.
Ai dè Cửu Thành đi vừa được một đoạn bị Mã Cường sai ác nô theo kịp, bắt trở lại hỏi rằng: "Mi mắc nợ ta, đã chẳng trả thời thôi, sao lại sai cháu gái đem tên tới định hành hung?". Cửu Thành chưa kịp trả lời, Mã Cường đã hạ lệnh cho lũ ác nô đánh đập túi bụi. Rủi thay, Cửu Thành bị đánh đau quá, quay trở thế nào đến lọt tờ cáo trạng ra, Mã Cường lượm được, xem rõ đầu đuôi, lật đật sai hai tên ác nô giải Cửu Thành xuống huyện xin giam và sai tốp nô khác đi dò coi người nào làm giùm tờ cáo trạng ấy. Đương lúc đó thấy có một người cưỡi ngựa đi ngang, theo sau một người tớ gia. Mã Cường liền sinh nghi.
/100
|