Buổi tối, những đuốc lửa được thắp lên sáng bừng ở mảnh đất phía sau nhà họ Triệu. Hiển nhiên là do xác bà Hai được phát hiện nằm bên dưới vực thẳm đầy đất đá lổm chổm. Người đầu tiên nhìn thấy rồi hô toáng báo động là thằng Ngãi, trong khi mọi người trong nhà đang sốt sắng chẳng rõ bà Hai đi đâu mà trời tối vẫn chưa thấy về. Sau tiếng hô thất thanh của tên người làm thì Liêm và hai bà chạy ra. Chỉ một lúc sau, người người kéo đến xem rất đông.
Xác bà Hai nhanh chóng được đưa lên. Bà Ba, bà Tư, Liêm, Tưởng và Tằm không tin vào sự thật này, cùng cất tiếng khóc than. Ái đứng bên cạnh cũng vờ khóc theo. Những người dân đến xem không ngừng kháo nhau. Sao vô duyên vô cớ bà Hai lại rớt xuống vực chết thảm vậy? Hay do tối trời, bà đi không cẩn thận nên trượt chân ngã? Tội nhà họ Triệu, Triệu xã trưởng vừa mới mất mươi ngày nay là đến lượt bà Hai. Tang kia chưa xả xong, lại thêm tang thứ hai, lẽ nào Triệu gia làm phật lòng trời đất ư?
Người làm đưa xác bà Hai vào nhà. Và trong lúc đó, chẳng mấy ai để ý có một mảnh giấy nhỏ màu vàng nhăn nhúm từ trong vạt áo bà rơi xuống đất. Ngẫu nhiên thế nào, Tằm lại trông thấy vì vậy đã nhanh tay nhặt lên. Dưới ánh lửa lập lòe của những cây đuốc sáng rực, Tằm ngạc nhiên khi nhận ra đây là gói giấy thuốc. Nhưng chưa kịp nghĩ gì thêm, cô đã nghe Tưởng cất tiếng gọi nên đành nhét nó vào tay áo.
Chẳng duy gì Tằm, còn có một người cũng mang dáng vẻ khác lạ, là Liêm! Khi xác bà Hai được mang lên, cậu là người đầu tiên ôm lấy bà. Cũng trong giây phút đó, cậu vô tình phát hiện ra một thứ kỳ lạ. Tuy nhiên, Liêm không vội nói gì mà lẳng lặng giữ lấy. Suốt trong lúc ai nấy đều than khóc thảm thiết thì cậu đứng yên hệt mất hồn vía. Thậm chí khi đưa xác bà Hai vào nhà, Liêm vẫn lặng im dõi theo. Phản chiếu dưới đáy mắt mơ hồ đó là ánh lửa nhòe nhoẹt, bàn tay cậu siết chặt.
Cũng như suy nghĩ của nhiều người khác, sau khi xem xét cái xác xong, thầy lang chỉ vào vết thương trên trán bà Hai bảo bà chết do đầu đập vào đá. Có lẽ do không cẩn thận, bà trượt chân té ngã, dẫn đến cái chết đau lòng như vậy. Nếu cái chết đã chẳng có gì đáng ngờ thì lẽ dĩ nhiên, một đám tang sẽ được diễn ra. Vài ngày trước, nhang khói tiễn đưa Triệu xã trưởng còn chưa tắt, bây giờ phải đốt thêm lần nữa cho bà Hai.
Hai đám tang đến cùng lúc, khiến nhà họ Triệu mang bầu không khí lạnh lẽo u ám. Ai nấy trên dưới đều mang vẻ đau buồn không sao tả xiết. Người dân xung quanh lại có dịp bàn ra bàn vào. Trước giờ thấy Triệu gia cũng có công đức mà sao năm nay tai ương kéo đến trùng trùng. Chẳng rõ tới đây, liệu cái nhà giàu sang ấy có diễn ra cái đám tang thứ ba không? Thậm chí những lời quở như thế cũng mang ra bàn tán.
Giống Triệu xã trưởng, linh cửu bà Hai sẽ được hỏa táng và mang vào Chùa. Lúc hỏa táng, mọi người đều cúi đầu trong lặng thinh, kìm giữ nước mắt. Lắng nghe tiếng Ái thút thít ở hàng sau, Liêm khẽ khàng quay xuống nhìn. Chẳng hiểu sao, ánh mắt cậu hướng vào vợ có đôi chút gì khác thường mặc dù cái việc khóc lóc tỉ tê ấy không có gì lạ. Trong đầu Liêm đang nhớ lại đêm qua xác mẹ Hai được mang lên, về thứ kỳ lạ đó và cả cuộc đối thoại của hai vợ chồng.
Khi ấy Liêm đã bất giác hỏi Ái một câu, rằng từ chiều đến tối vợ làm gì và ở đâu sao tìm mãi không thấy? Vẫn dáng vẻ giả vờ thật tự nhiên, Ái đáp là mình ở trong phòng may áo cho con. Cậu gật đầu, ra là vậy! Hẳn biểu hiện quá ư bình thường đó khiến Ái chẳng mấy để tâm ngụ ý đằng sau câu hỏi đột ngột của chồng.
Người trong xã kéo đến xem lễ hỏa táng. Trong đó có lão Sâm và cả Thập Quý. Lần trước tang Triệu xã trưởng, họ cũng có mặt, góp chút nỗi buồn để coi như lấy lệ. Biến cố lần lượt bủa vây nhà họ Triệu, thiết nghĩ cả hai đang mừng thầm trong bụng. Sau khi tất cả xong xuôi, lão Sâm đứng vào một góc kín đáo, lát sau thấy Thập Quý ung dung đi đến, mới nói:
"Không ngờ ngươi cũng giỏi làm bộ làm tịch, ngoài khóc mà trong cười."
Thập Quý đưa mắt nhìn Tưởng và người nhà họ Triệu, thở dài thườn thượt:
"Tang lớn thế, không đến dự khéo lại không hợp lẽ. Xã trưởng đang đau xót, tôi muốn an ủi một chút ấy mà. Mặc dù mấy ngày trước, ngài ấy khiến tôi vô cùng tức giận vì đã khiến nhiều bá hộ từng phản đối trước đó đồng ý trưng nộp lương thực."
"Ngươi chớ có xem thường tên Triệu Tưởng. Chưa kể, bên cạnh hắn còn có con vợ cũng khôn ngoan không kém."
"Nói vậy thì nghĩa là phó xã trưởng đã từng bị hai người đó đưa vào tròng?"
Cứ mỗi lần nhớ lại chuyện mình bị lừa bởi mưu cao kế hiểm của Tằm là lão Sâm giận đến mức muốn phun trào cơn điên tiết, tuy nhiên bề ngoài cứ thản nhiên:
"Ta nhất định phải khiến cho hắn sống dở chết dở."
"Giờ thì xem như tên Tưởng đã thắng chúng ta một bàn. Nhưng sẽ không có lần thứ hai đâu, tôi và những bá hộ còn lại quyết không nộp lương thực cho dù hắn dùng mưu mẹo thế nào. Để chờ thử, xã trưởng của chúng ta sẽ làm thế nào để trả lương thực cho đám dân đen."
Cười thích thú, Thập Quý tiếp tục lấy trong túi áo ra một bì thư rồi khéo léo trao qua tay lão Sâm. Hắn nheo mắt bảo kế hoạch trả đũa lại Tưởng vẫn phải nhờ đến phó xã trưởng đây. Như đã hứa, hắn không để lão chịu thiệt. Lúc Quý rời đi với vẻ tự đắc thì lão Sâm nhìn xuống món lễ vật đáng giá bằng đôi mắt ma mãnh. Đúng là hắn đối đãi với lão rất tốt nhưng đáng tiếc, hắn chỉ là một con cờ. Số bạc Quý hối lộ, lão Sâm giữ lại để vào lúc thích hợp mới dùng đến.
***
Ba ngày sau đám tang, Liêm đến nhà thầy Vãn, đang nghĩ ngợi miên man thì bỗng nghe giọng thầy lang Phiệc cất lên ngay bên cạnh:
"Chẳng hay cậu Liêm nghĩ gì mà thẩn thờ như thế?"
Liêm khẽ quay qua, thấy ông nhìn mình trìu mến. Trông ông cứ như người cha hiền từ, khiến cậu không khỏi chạnh lòng khi nhớ về cha và mẹ Hai. Mấy tháng nay, thầy lang Phiệc bỗng dưng lui đến nhà thầy Vãn nhiều lần, cốt muốn gặp Liêm trò chuyện. Nhất là khi ông nhận ra chàng trai này bắt đầu có hứng thú với Phật pháp.
"Tôi có biết về chuyện buồn của Triệu gia."
Tiếng thầy lang Phiệc nhẹ nhàng, như giúp Liêm thấy được an ủi, liền đáp rằng:
"Cha vì tôi mà mất, nên tôi đau xót khôn nguôi. Mẹ Hai tuy không sinh ra tôi nhưng cũng có công nuôi tôi khôn lớn, tôi cảm giác mình vừa mất đi mẹ ruột."
"Công sinh không bằng công dưỡng, cậu thấy mất mát như thế âu cũng là lẽ tất nhiên. Nhưng tôi cảm giác, ngoài đau buồn ra cậu dường như đang trăn trở điều gì."
Liêm vẫn chưa rời mắt khỏi ông. Một người từng trải sâu sắc nên ông dễ dàng đọc được suy nghĩ trong lòng cậu ư? Phải, lòng cậu đang đầy rối bời, nếu có thể trút bỏ nỗi niềm này với thầy lang Phiệc thì biết đâu cậu sẽ dễ chịu hơn.
"Mọi người và thầy lang đều bảo mẹ Hai do vô ý mà trượt chân rớt xuống vực..."
"Lý nào, cậu lại không nghĩ vậy?"
"Chỉ là linh cảm thôi nhưng vì tôi tình cờ thấy được một thứ nên mới nghĩ thế."
"Nếu cho rằng cái chết của bà Hai không phải vì vô ý thì nghĩa là có kẻ thứ ba nhúng tay vào? Và cậu đã biết kẻ đó là ai?"
Lần nữa, sự thâm thúy của thầy lang Phiệc khiến Liêm không biết trả lời thế nào ngoài việc lặng im. Cậu nói ngắn gọn, đấy chỉ mới là suy đoán thôi. Quan sát dáng vẻ kỳ lạ của Liêm, ông mơ hồ nhận ra, hẳn người đó có mối quan hệ gần gũi với cậu chứ nếu không cậu đã vạch trần hắn hoặc không thì sốt sắng tìm ra bằng chứng kết tội rồi. Ông đọc được trong mắt cậu sự khó xử vô vàn. Một cách khéo léo, ông khuyên nhủ:
"Người ta sống ở đời, cuối cùng cũng chỉ mong lòng thanh thản. Việc gì nên làm thì phải làm, nghĩ nhiều quá đâm ra phiền não không đáng. Dù khó khăn đến mấy, nhưng nếu lòng ta thấy đó là đúng thì đừng trốn tránh. Tất nhiên chuyện gì cũng đều có cái giá, quan trọng là ta không phải hối hận. Ta tin, cậu sẽ đưa ra lựa chọn đúng đắn."
Ngạc nhiên chốc lát, Liêm khẽ cúi đầu, thầm cảm ơn ông. Bên dưới lòng bàn tay cậu để mở, trong đó có cái cúc áo hoa nằm im lìm.
***
Tằm rời khỏi phòng bà Tư, sau khi đã dỗ mẹ ngủ một giấc an lành. Bi kịch kéo đến liên tục, bao nhiêu cái chết xảy ra với nhà họ Triệu, khiến hai bà không đủ sức chống chọi nên thành ra sức khỏe yếu dần. Tằm phải chăm nom hai mẹ suốt mấy ngày qua, trong khi chính mình cũng mệt mỏi chẳng kém. Có gì lạ đâu bởi ai nấy đều vừa trải qua nhiều biến cố ập xuống.
Tằm ngồi xuống ghế đá sau vườn, nhắm mắt cho lòng thảnh thơi. Lại nghĩ về cái chết vội vã nhưng cũng lạ lùng của Triệu xã trưởng với bà Hai, Tằm cảm giác đây không phải đơn thuần là sự ra đi của tự nhiên. Rõ ràng bản thân thấy có uẩn khúc nhưng Tằm chẳng thể biết rõ hơn vì tất cả vẫn còn mơ hồ lắm. Giá như có một sự gợi ý hay một manh mối nhỏ nhặt nào đấy thì tốt hơn nhiều. Bất giác, Tằm sực nhớ về mảnh giấy vàng rơi ra từ vạt áo của mẹ Hai. Tức khắc, cô đưa vào tay áo lấy ra xem thử vì đã giữ nó cẩn thận sau đêm hôm ấy.
Xác bà Hai nhanh chóng được đưa lên. Bà Ba, bà Tư, Liêm, Tưởng và Tằm không tin vào sự thật này, cùng cất tiếng khóc than. Ái đứng bên cạnh cũng vờ khóc theo. Những người dân đến xem không ngừng kháo nhau. Sao vô duyên vô cớ bà Hai lại rớt xuống vực chết thảm vậy? Hay do tối trời, bà đi không cẩn thận nên trượt chân ngã? Tội nhà họ Triệu, Triệu xã trưởng vừa mới mất mươi ngày nay là đến lượt bà Hai. Tang kia chưa xả xong, lại thêm tang thứ hai, lẽ nào Triệu gia làm phật lòng trời đất ư?
Người làm đưa xác bà Hai vào nhà. Và trong lúc đó, chẳng mấy ai để ý có một mảnh giấy nhỏ màu vàng nhăn nhúm từ trong vạt áo bà rơi xuống đất. Ngẫu nhiên thế nào, Tằm lại trông thấy vì vậy đã nhanh tay nhặt lên. Dưới ánh lửa lập lòe của những cây đuốc sáng rực, Tằm ngạc nhiên khi nhận ra đây là gói giấy thuốc. Nhưng chưa kịp nghĩ gì thêm, cô đã nghe Tưởng cất tiếng gọi nên đành nhét nó vào tay áo.
Chẳng duy gì Tằm, còn có một người cũng mang dáng vẻ khác lạ, là Liêm! Khi xác bà Hai được mang lên, cậu là người đầu tiên ôm lấy bà. Cũng trong giây phút đó, cậu vô tình phát hiện ra một thứ kỳ lạ. Tuy nhiên, Liêm không vội nói gì mà lẳng lặng giữ lấy. Suốt trong lúc ai nấy đều than khóc thảm thiết thì cậu đứng yên hệt mất hồn vía. Thậm chí khi đưa xác bà Hai vào nhà, Liêm vẫn lặng im dõi theo. Phản chiếu dưới đáy mắt mơ hồ đó là ánh lửa nhòe nhoẹt, bàn tay cậu siết chặt.
Cũng như suy nghĩ của nhiều người khác, sau khi xem xét cái xác xong, thầy lang chỉ vào vết thương trên trán bà Hai bảo bà chết do đầu đập vào đá. Có lẽ do không cẩn thận, bà trượt chân té ngã, dẫn đến cái chết đau lòng như vậy. Nếu cái chết đã chẳng có gì đáng ngờ thì lẽ dĩ nhiên, một đám tang sẽ được diễn ra. Vài ngày trước, nhang khói tiễn đưa Triệu xã trưởng còn chưa tắt, bây giờ phải đốt thêm lần nữa cho bà Hai.
Hai đám tang đến cùng lúc, khiến nhà họ Triệu mang bầu không khí lạnh lẽo u ám. Ai nấy trên dưới đều mang vẻ đau buồn không sao tả xiết. Người dân xung quanh lại có dịp bàn ra bàn vào. Trước giờ thấy Triệu gia cũng có công đức mà sao năm nay tai ương kéo đến trùng trùng. Chẳng rõ tới đây, liệu cái nhà giàu sang ấy có diễn ra cái đám tang thứ ba không? Thậm chí những lời quở như thế cũng mang ra bàn tán.
Giống Triệu xã trưởng, linh cửu bà Hai sẽ được hỏa táng và mang vào Chùa. Lúc hỏa táng, mọi người đều cúi đầu trong lặng thinh, kìm giữ nước mắt. Lắng nghe tiếng Ái thút thít ở hàng sau, Liêm khẽ khàng quay xuống nhìn. Chẳng hiểu sao, ánh mắt cậu hướng vào vợ có đôi chút gì khác thường mặc dù cái việc khóc lóc tỉ tê ấy không có gì lạ. Trong đầu Liêm đang nhớ lại đêm qua xác mẹ Hai được mang lên, về thứ kỳ lạ đó và cả cuộc đối thoại của hai vợ chồng.
Khi ấy Liêm đã bất giác hỏi Ái một câu, rằng từ chiều đến tối vợ làm gì và ở đâu sao tìm mãi không thấy? Vẫn dáng vẻ giả vờ thật tự nhiên, Ái đáp là mình ở trong phòng may áo cho con. Cậu gật đầu, ra là vậy! Hẳn biểu hiện quá ư bình thường đó khiến Ái chẳng mấy để tâm ngụ ý đằng sau câu hỏi đột ngột của chồng.
Người trong xã kéo đến xem lễ hỏa táng. Trong đó có lão Sâm và cả Thập Quý. Lần trước tang Triệu xã trưởng, họ cũng có mặt, góp chút nỗi buồn để coi như lấy lệ. Biến cố lần lượt bủa vây nhà họ Triệu, thiết nghĩ cả hai đang mừng thầm trong bụng. Sau khi tất cả xong xuôi, lão Sâm đứng vào một góc kín đáo, lát sau thấy Thập Quý ung dung đi đến, mới nói:
"Không ngờ ngươi cũng giỏi làm bộ làm tịch, ngoài khóc mà trong cười."
Thập Quý đưa mắt nhìn Tưởng và người nhà họ Triệu, thở dài thườn thượt:
"Tang lớn thế, không đến dự khéo lại không hợp lẽ. Xã trưởng đang đau xót, tôi muốn an ủi một chút ấy mà. Mặc dù mấy ngày trước, ngài ấy khiến tôi vô cùng tức giận vì đã khiến nhiều bá hộ từng phản đối trước đó đồng ý trưng nộp lương thực."
"Ngươi chớ có xem thường tên Triệu Tưởng. Chưa kể, bên cạnh hắn còn có con vợ cũng khôn ngoan không kém."
"Nói vậy thì nghĩa là phó xã trưởng đã từng bị hai người đó đưa vào tròng?"
Cứ mỗi lần nhớ lại chuyện mình bị lừa bởi mưu cao kế hiểm của Tằm là lão Sâm giận đến mức muốn phun trào cơn điên tiết, tuy nhiên bề ngoài cứ thản nhiên:
"Ta nhất định phải khiến cho hắn sống dở chết dở."
"Giờ thì xem như tên Tưởng đã thắng chúng ta một bàn. Nhưng sẽ không có lần thứ hai đâu, tôi và những bá hộ còn lại quyết không nộp lương thực cho dù hắn dùng mưu mẹo thế nào. Để chờ thử, xã trưởng của chúng ta sẽ làm thế nào để trả lương thực cho đám dân đen."
Cười thích thú, Thập Quý tiếp tục lấy trong túi áo ra một bì thư rồi khéo léo trao qua tay lão Sâm. Hắn nheo mắt bảo kế hoạch trả đũa lại Tưởng vẫn phải nhờ đến phó xã trưởng đây. Như đã hứa, hắn không để lão chịu thiệt. Lúc Quý rời đi với vẻ tự đắc thì lão Sâm nhìn xuống món lễ vật đáng giá bằng đôi mắt ma mãnh. Đúng là hắn đối đãi với lão rất tốt nhưng đáng tiếc, hắn chỉ là một con cờ. Số bạc Quý hối lộ, lão Sâm giữ lại để vào lúc thích hợp mới dùng đến.
***
Ba ngày sau đám tang, Liêm đến nhà thầy Vãn, đang nghĩ ngợi miên man thì bỗng nghe giọng thầy lang Phiệc cất lên ngay bên cạnh:
"Chẳng hay cậu Liêm nghĩ gì mà thẩn thờ như thế?"
Liêm khẽ quay qua, thấy ông nhìn mình trìu mến. Trông ông cứ như người cha hiền từ, khiến cậu không khỏi chạnh lòng khi nhớ về cha và mẹ Hai. Mấy tháng nay, thầy lang Phiệc bỗng dưng lui đến nhà thầy Vãn nhiều lần, cốt muốn gặp Liêm trò chuyện. Nhất là khi ông nhận ra chàng trai này bắt đầu có hứng thú với Phật pháp.
"Tôi có biết về chuyện buồn của Triệu gia."
Tiếng thầy lang Phiệc nhẹ nhàng, như giúp Liêm thấy được an ủi, liền đáp rằng:
"Cha vì tôi mà mất, nên tôi đau xót khôn nguôi. Mẹ Hai tuy không sinh ra tôi nhưng cũng có công nuôi tôi khôn lớn, tôi cảm giác mình vừa mất đi mẹ ruột."
"Công sinh không bằng công dưỡng, cậu thấy mất mát như thế âu cũng là lẽ tất nhiên. Nhưng tôi cảm giác, ngoài đau buồn ra cậu dường như đang trăn trở điều gì."
Liêm vẫn chưa rời mắt khỏi ông. Một người từng trải sâu sắc nên ông dễ dàng đọc được suy nghĩ trong lòng cậu ư? Phải, lòng cậu đang đầy rối bời, nếu có thể trút bỏ nỗi niềm này với thầy lang Phiệc thì biết đâu cậu sẽ dễ chịu hơn.
"Mọi người và thầy lang đều bảo mẹ Hai do vô ý mà trượt chân rớt xuống vực..."
"Lý nào, cậu lại không nghĩ vậy?"
"Chỉ là linh cảm thôi nhưng vì tôi tình cờ thấy được một thứ nên mới nghĩ thế."
"Nếu cho rằng cái chết của bà Hai không phải vì vô ý thì nghĩa là có kẻ thứ ba nhúng tay vào? Và cậu đã biết kẻ đó là ai?"
Lần nữa, sự thâm thúy của thầy lang Phiệc khiến Liêm không biết trả lời thế nào ngoài việc lặng im. Cậu nói ngắn gọn, đấy chỉ mới là suy đoán thôi. Quan sát dáng vẻ kỳ lạ của Liêm, ông mơ hồ nhận ra, hẳn người đó có mối quan hệ gần gũi với cậu chứ nếu không cậu đã vạch trần hắn hoặc không thì sốt sắng tìm ra bằng chứng kết tội rồi. Ông đọc được trong mắt cậu sự khó xử vô vàn. Một cách khéo léo, ông khuyên nhủ:
"Người ta sống ở đời, cuối cùng cũng chỉ mong lòng thanh thản. Việc gì nên làm thì phải làm, nghĩ nhiều quá đâm ra phiền não không đáng. Dù khó khăn đến mấy, nhưng nếu lòng ta thấy đó là đúng thì đừng trốn tránh. Tất nhiên chuyện gì cũng đều có cái giá, quan trọng là ta không phải hối hận. Ta tin, cậu sẽ đưa ra lựa chọn đúng đắn."
Ngạc nhiên chốc lát, Liêm khẽ cúi đầu, thầm cảm ơn ông. Bên dưới lòng bàn tay cậu để mở, trong đó có cái cúc áo hoa nằm im lìm.
***
Tằm rời khỏi phòng bà Tư, sau khi đã dỗ mẹ ngủ một giấc an lành. Bi kịch kéo đến liên tục, bao nhiêu cái chết xảy ra với nhà họ Triệu, khiến hai bà không đủ sức chống chọi nên thành ra sức khỏe yếu dần. Tằm phải chăm nom hai mẹ suốt mấy ngày qua, trong khi chính mình cũng mệt mỏi chẳng kém. Có gì lạ đâu bởi ai nấy đều vừa trải qua nhiều biến cố ập xuống.
Tằm ngồi xuống ghế đá sau vườn, nhắm mắt cho lòng thảnh thơi. Lại nghĩ về cái chết vội vã nhưng cũng lạ lùng của Triệu xã trưởng với bà Hai, Tằm cảm giác đây không phải đơn thuần là sự ra đi của tự nhiên. Rõ ràng bản thân thấy có uẩn khúc nhưng Tằm chẳng thể biết rõ hơn vì tất cả vẫn còn mơ hồ lắm. Giá như có một sự gợi ý hay một manh mối nhỏ nhặt nào đấy thì tốt hơn nhiều. Bất giác, Tằm sực nhớ về mảnh giấy vàng rơi ra từ vạt áo của mẹ Hai. Tức khắc, cô đưa vào tay áo lấy ra xem thử vì đã giữ nó cẩn thận sau đêm hôm ấy.
/66
|