Mười một anh em trong trại Vú Cồn và nhị huynh đệ Hồng Cẩu họ Lý đưa tiễn hai anh em S ong Tửu Nguyệt đao ra đường Truông...
Lê Ban cầm tay từng người một với tấm lòng trìu mến tha thiết. Đến anh em họ Lý Hồng Cẩu, Lê Ban mới nói:
- Các huynh đệ cứ đón ở đầu Truông sẽ có lúc họ Kiều trở về Lũy Thầy. Lúc ấy các huynh đệ lo gì mà không hỏi tội hắn?
Lý Trưởng dựng trường côn hậm hực bảo:
- Tại hạ muốn vô Đàng trong một chuyến nhưng mấy tiểu tử họ Lê kia không chịu, thật là bực... Thôi chúc vị lão tướng lên đường may mắn hỉ?
Lê Ban và Lê Nhân nhảy lên ngựa. Hai vị lão tướng nhà Lê ra roi cho ngựa phi nước đại qua đường Truông. Đường đi không còn trở ngại nào đáng cho hai anh em Song Tửu Nguyệt đao bận tâm. Hai con ngựa chạy song song trên cánh đồng mênh mông phi lao. Thỉnh thoảng mới thấy một vùng cát trắng cuộn lên trong gió ban mai làm lão Nhị Lê Nhân khoái chí kêu lên:
- Sư huynh? Đất nước chúng mình đẹp nhỉ? Hết núi cao, truông sâu, đồng xanh, biển ngát lại đến đồng cát trắng mênh mông hỏi sao lòng người lại không nhịp nhàng như cảnh vật. Trí óc con người lại không thông minh và quyết liệt với kẻ thù nhỉ?
Lê Ban quay qua nhìn chú em. Lão Nhất ngạc nhiên nói:
- Ta sống với chú mi gần cả đời thế mà hôm nay được nghe lời tâm sự khá trí tuệ như một nhà nho. Chú mi đã học được ở đâu vậy?
Lê Nhân vỗ vào bờm ngựa nói:
- Sư huynh có cái tật hay coi thường người nhỏ tuổi, nên có bao giờ để ý đến đệ đâu Ngu đệ đi một ngày thì học thêm được một chút chứ. Nầy, nếu sư huynh thích thì đệ ngâm cho anh nghe một câu thơ nhé?
Lê Ban càng giật mình suýt kềm cương lại, nhưng lão dửng dưng nói:
- Chú mi đọc cho ta nghe thử?
Lê Nhân hắng giọng. Cất tay giật cương cho con ngựa ngẩng cao đầu rồi đọc to bằng cái giọng sang sảng:
Đạm đạm trường giang thủy.
Du du viễn khách tình.
Lạc hoa tương dữ lận.
Đáo địa nhất vô thanh! Sông xa, nước chảy lờ đờ, Đi xa, người những vẫn vơ nỗi lòng.
Hoa rơi tưởng cũng não nùng.
Dù ch o tới đất vẫn kh Ô ng tiếng gì... ! (trong bài "Nam hành biệt đệ" của Vị Thừa Khánh đời Đường) Lê Ban kềm cương ngựa lại. Lão chồm người qua cầm tay chú em mà lão vẫn cho là thô lỗ.
Lão Nhất nói:
- Hiền đệ ? Ta thương em vô cùng ? Chú mi tha lỗi cho ta bấy lâu gần gũi mà như không có mắt để nhìn ra một con người tuy bề ngoài thô lỗ thế, mà trong tâm lại sâu sắc đầy tình người... chú em của ta quả là giỏi ! Lê Nhân cười hiền hậu như gã trai vừa được thầy khen:
- Ngu đệ đọc được trong bàn vua Hy Tông... lúc ngài chép từ một quyển cổ thi Lê Ban lại vỗ tay khen:
- Hiền đệ quả là người hiếu học, nhớ dai. Có óc quan sát...
Lúc ấy hẳn vua Lê muốn ghi lại để tiễn chúng ta lên đường lo việc cho nhà Lê...
Lê Nhân gật đầu đáp:
- Ngu đệ cũng nghĩ như thế. Nên cố học cho nhớ đến hôm nay. Lê Nhân vừa dút lời thì chỉ về một ngôi cổ miếu bên đường. Lão nói:
- Sư huynh xem kìa?
Lê Ban nhìn theo tay chỉ của người em. Lão thấy một người bị treo lơ lửng trước cửa miếu cổ. Hai anh em kềm cương ngựa lại nhưng không xuống mà vẫn ngồi trên lưng ngựa để quan sát kẻ bị chết.
Đó là xác của một gã ăn mày bị cụt một tay trái... Xác chết dường như tự treo cổ chứ không phải bị người ám hại.
Lê Nhân nhìn xác chết rồi nói:
- Người nầy bị giết chưa lâu... Có thể mới đêm qua thôi.
Lê Ban dùng sóng đao rạch một đường cho chiếc áo rách thêm ra. Lão Nhất nol:
- Đúng vậy? Nếu anh ta tự vẫn thì tội gì lại tìm đến ngôi miếu gần đường đi cho người qua đường nhìn thấy?
Lão Nhị cũng cười rồi đáp:
- Đây là ý của Kiều A Túc chăng?
- Chú mi nói vậy là ý gì?
Lê Nhân giật cương cho con ngựa quay ra đường rồi nói:
- Sư huynh có nhớ họ Kiều cũng như Mạc Long Kham cố tình tìm cho được cụ Lữ và Cả Lú để hỏi cho ra nơi ẩn của người ăn mày Lê Trương chứ?
- Nhớ?
- Họ Kiều giết người nầy để xóa đường tìm của anh em ta cũng như Trương Minh Thật sự người nầy đâu phải Lê Trương ?
Lê Ban nhíu mày suy nghĩ rồi giật cương ngựa song song với Lê Nhân. Lão gật gù nói:
- Có lý? Nếu là Lê Trương thì anh ta không chết vì sợ hãi... mà cũng không để cho bị bắt... Và dù có để cho bị bắt thì kẻ bắt anh ta cũng không giết mà treo nơi đây cho chúng ta thấy. Quả là hành động ấu trĩ. Thôi ta đuổi cho kịp Kiều A Túc ?
Không nên để hắn lộng hành như thế...
Lê Nhân lẩm bẩm nói:
- Kiều A Túc đi bộ sao mà nhanh hơn ngựa của chúng ta nhỉ?
- Có khi hắn đã dùng ngựa của người quen trong nầy thì sao?
- Nếu dùng ngựa thì phải có dấu chân ngựa chứ... ở đây hoàn toàn chỉ có dấu chân người...
- Được để anh em ta xem hắn giỏi đến đâu... ?
Hai anh em Song nguyệt đao lại ra roi cho ngựa chạy nhanh. Đến trưa họ thấy một khu nhà tranh chen chúc trên một vùng đât xanh mướt những rau và nước.
Khu đất nầy rộng chừng tám công đất có trồng vài cây dừa cao lêu khêu nhưng lại rất nhiều quả.
Lê Ban kềm cương cho ngựa rẽ vào cổng một khu nhà tranh... Cổng gác sơ sài bằng những thân phi lao gác qua đầu hai cột to. Bên trong có một hàng quán thấp lè tè bán vài phong bánh gạo trộn mật đường và mấy con gà luộc đang bày, đàn ruồi vây bủa bên trên. Người bán hàng là bà cụ già gần bảy mươi và một cô gái khá xinh xắn.
Lê Ban xuống ngựa. Lão bảo nhỏ Lê Nhân:
- Nơi đây vắng vẻ mà lại xem ra không mấy an toàn. Thế mà chỉ có một bà cụ và cô gái trẻ đẹp... Họ không sợ bọn du tử làm càn à? Chú mi cẩn thận nhé ?
Lê Nhân cột ngựa nơi cổng. Lão bước lom khom đến quán tranh và nói:
- Cụ cho đem lại nồi nước sôi rồi nhúng gà cho anh em chúng tôi ăn nhé ?
Nhúng hết mấy con... Không chừa con nào cả.
Lão Nhị lại bảo cô gái:
- CÔ tìm cho ta hai hũ rượn ngon được không?
CÔ gái không tỏ vẻ gì lo ngại hai người khách phong trần đang đứng trước cửa. CÔ bước ra kéo hai chiếc ghế gỗ đặt trước một bàn tre rồi mời:
- Hai ông ngồi chờ hỉ?
- Được ? CÔ cho rượn sớm lên... Ta khát lắm rồi đây?
CÔ gái chợt quay lại chỉ lên cây dừa:
- Khát thì uống dừa hỉ?
Lão Nhị cười ngất bảo:
- Ai lại đi uống dừa? Chỉ có bọn nữ Nguyễn Hiệu mới thế thôi ?
CÔ gái tròn mắt đáp:
- ông nói chi rứa? Hôm qua mới có một anh con trai đòi uống một lúc ba quả đó hỉ?
Lê Ban cười:
- Thôi ? CÔ cứ đi lấy rượn rồi ra đây ta hỏi thăm.
CÔ gái đi khuất thì bà cụ đã bưng gà ra. Bà cụ đặt mấy con gà bốc khói lên khay gỗ. Cụ bảo:
- Chịu khó ăn với muối ớt hỉ. ở đây không có nước chấm.
Lê Ban nhìn bà cụ. Lão Nhất cười nói:
- Cụ đun nước cách nào mà nhanh thế?
Bà cụ trừng mắt kiểu trách móc rồi đáp:
- Buôn bán mà đợi có khách mới đun nước đó à? Hai ông muôn tôi nhúng cả người cũng có đó hỉ. Lúc nào lại không có saùn nước sôi...
Lê Ban nhìn bà cụ vui vẻ. Lão Nhất hỏi:
- Đêm qua và mấy hôm trước bà cụ có thấy một người mang chiếc cung bạc hoặc một thanh niên đi cùng bà cụ và một trung niên?
Cụ bà gãi trán suy nghĩ rồi nói:
- Hôm chiều qua... Có một cậu chừng mười chín hai mươi chi đó đi một mình đến đây mà thôi.
Lão Lê Ban ngạc nhiên hỏi lại:
- Sao lại đi một mình kìa, mà anh ta ăn mặc thế nào?
Cụ bà cười cười nói:
- Để tui hỏi con cháu...Nó thì rành hơn tui việc ni...
Bà cụ quay vô trong một lúc thì cô gái ôm hai hũ rượn đi ra. CÔ gái đặt hai hũ rượn xuống bàn tre. CÔ hỏi:
- Hai ông muốn hỏi cái cậu con trai uống dừa đó hỉ?
Lê Nhân gật đầu sau khi đưa cho sư huynh chén rượn. Hai anh em uống chén rượn đầy rồi chờ nghe cô gái trả lời. Nàng đáp:
- Bộ võ phục màu chàm rách cả bụng Và một cuộn vỏ cây có cái cán gươm màu đen thò lên vai... Nhưng anh ta đã đi ngay chiều hôm qua.
Lê Ban hỏi:
- Thế buổi tối cho đến lúc chúng tôi đến, không có người nào qua đây à?
- Không ! Lê Nhân hỏi:
- Ngoài hàng quán nầy... còn hàng quán khác nào gần đây không?
CÔ gái lắc đầu:
- Không có ? Chỉ khi nào vô tới Đông Hà mới có nhiều... ?
Lê Ban và Lê Nhân ăn vội vã hai con gà rồi gói lại một con bỏ vô túi hành trang đoạn đặt lại bàn mấy quan tiền rồi bước ra cổng. Lê Nhân bỗng quay lại hỏi cô gái:
- Gần đây làng nầy có một người trung niên chỉ có một tay phải không?
CÔ gái hỏi lại:
- Người ấy diện mạo ra sao?
Lê Nhân nhớ lại xác chết của người ăn mày nơi miếu cổ lão nói:
- ăn mặc lam lũ, tóc vàng hoe như cỏ cháy. Dáng người gầy gò...
CÔ gái lắc đầu đáp:
- Không có ? Cách đây độ một năm, có một người như thế nhưng tóc anh ta màu bạc, chân đi khập khểnh và anh ta đã đi vô Phú Xuân rồi.
- Sao cô biết?
CÔ gái cười:
- Nơi đây thiếu gì người ra Phú Xuân V~nh Linh mà ông hỏi rứa?
Lê Nhân cũng cười và hỏi đùa cô gái:
- Nơi đây vắng vẻ thiếu quan nhân. CÔ không sợ bọn du tử quấy rầy à?
CÔ gái trợn mắt hỏi lại:
- sao mà quấy rầy?
Lão Nhân đáp tự nhiên:
- Tại vì cô có nhan sắc ?
CÔ gái hừ một tiếng rồi nói:
- Tui đâu sợ một đứa du tử nào... Bởi vì tui có món ni... ?
Lê Nhân ngạc nhiên nhìn theo dáng đi của cô gái. CÔ quay ra sau lưng khi bước vào trong vách buồng quán Trên tay cô gái một đôi song đao sáng loáng.
Lê Ban cười khanh khách nói:
- CÔ cũng biết múa đao à? Nếu có thời gian tôi cho chú em đấu với cô một vài hiệp xem thử đường đao của cô đến đâu.
CÔ gái trâng tráo như gã con trai đáp:
- Không cần đấu... Tui chỉ xem ngọn đao của các ông là biết còn thua bà tôi một bậc đó hỉ?
Lê Ban và Lê Nhân quay trở lại. Hai anh em Song nguyệt đao hỏi:
- Bà cụ cũng biết múa đao hả cô nương?
CÔ gái cười nắc nẻ bảo:
- Bộ mấy ông có ra giang hồ mới biết võ hả? Bà tui đã từng hạ nhiều tay giang hồ lắm rồi đó?
Lê Ban hiếu kỳ hỏi:
- Cụ bà là ai thế? Tên gì?
CÔ gái lắc đầu bí mật đáp:
- Mấy ông vô mà hỏi... Tui đâu dám nói ! Lê Ban nhìn Lê Nhân. Cả hai lưỡng lự nửa muốn vào nửa không. Bên trong quán tranh có tiếng bà cụ nói ra:
- Nhị vị đừng nghe lời con bé nói ngoa đấy. Chừng nào xong công việc cứ qua đây hỏi:
"Cụ già Tuyên Quang họ Mạc" là người ta chỉ cho...
Hai anh em "Song nguyệt đao" nhìn nhau một lúc rồi lên ngựa ra roi quên cả chào cô gái.
Trên con đường chạy vào Đông Hà. Lão Lê Ban bảo chú em:
- Ta cứ ngờ "Bà cụ Mạc" ở Tuyên Quang đã quy tiên rồi chứ?
Lê Nhân cười đáp:
- Khi nào có dịp giao đấu bằng song đao với bà cụ nầy, đệ mới tin. Còn cứ nghe tên, biết đâu bà cụ nầy mạo danh cụ bà Mạc thì sao?
Lê Ban nạt Lão Nhị:
- Chú mi thì lúc nào cũng ngông ngênh xem trời như là rau má. Không nên xem thường cụ bà nầy. Nếu bà ta tầm thường thì làm gì có cô gái đẹp dám ở nơi hoang vắng trong một xóm nhà như thế?
Lê Nhân cười giả lả:
- Đại huynh tha lỗi cho ngụđệ. Tuy nhiên nơi đệ lúc nào cũng phải có chút thực mới tin. Còn cứ nghe lời đồn đại thì phải xem lại.
Lê Ban chợt kéo Lê Nhân vào lề đường. Hai con ngựa bị ghì cương bất ngờ thì giẫm chân bôm bốp ra chiều bực bội...
Từ đầu phía Đông Hà một cuộn bụi bay mịt mù rối tung cả lên bầu trời nắng chói chang. Dần dần trong đám bụi mù ấy hiện ra lần lượt tám con ngựa đang ào ào tiến tới...
Lê Ban chăm chú nhìn kẻ cỡi ngựa dẫn đầu là một người ngực trần, quấn từ lưng xuống một tấm thô nâu. Nơi lưng bện chặt một sợi dây gai to cỡ cổ tay. Màu da đen của anh ta tương tự như bảy người đi phía sau. Nói chung tám người nầy ăn mặc giống nhau một kiểu kể cả tóc tai rũ dài xuống cả lưng, nên xem ra họ có nét quái dị.
Người ấy nhìn thấy hai anh em họ Lê. Hai thanh nguyệt đao sau lưng của hai anh em như có sức quyến rũ, tám anh em đang kềm cương ngựa lại trước "Song nguyệt đao". Người lớn tuổi cất giọng oang oang hỏi lão Nhất:
- Các huynh đệ từ đâu qua đây?
Lê Nhân trợn mắt vỗ vào ống nguyệt đao khi nghe kiểu hỏi của người ấy, nhưng lão Nhất đã điềm tĩnh nói:
- Anh em chúng ta từ đường Truông qua đây.
- Các ngươi đi từ đường Truông qua đây mà có gặp một tên mang cung bạc trên đường?
- Không gặp ?
Người ấy quay qua các người phía sau. Anh ta nói:
- Vậy thì chỉ có trong khu xóm lá kia mà thôi.
Bởi chung quanh đây đều là đồng trống... Hắn không biến xuống đất được đâu Một thanh niên cời ngựa nhích lên nhìn chăm chăm lão Nhị. Anh ta hỏi:
- Còn các hạ là ai mà tỏ ra không bằng lòng khi nghe đại ca ta hỏi.
Lê Nhân bật cười khan. Lão đáp:
Lão là lão Nhị trong "Nguyệt đao song sát". Lão không thích kẻ nào cứ cậy vào số đông để hầm hè người khác... còn chú mi là ai mà lại hỏi lão bằng cái điệu ấy?
Thanh niên chồm tới một chút. Tay anh ta vuốt lên đầu ngựa của mình rồi nói bằng giọng the thé:
- Ta là một trong "Bát ma Cù lao chàm"... Cũng rất không ưa kẻ nào ngang bướng như nh à anh ?
Lão Nhị nạt lên một tiếng:
- Tưởng ai té ra tám con ma ngoài cù lao bị tụi Hồng Mao đuổi vô đất liền...
Hãy xem nguyệt đao của lão gia đây?
Lão Nhị rút nguyệt đao chém ra một nhát như làn chớp nhưng thanh niên kia cũng nhanh không kém. Anh ta đẩy một cái, thanh đinh ba nằm dọc theo lưng ngựa đã nhô lên cản đường nguyệt đao đánh "Choang" một cái làm thanh nguyệt đao bị dội lại.
Lão Nhị trợn mắt phùng mang giật cương lùi lại và một nhát đao lại đánh vẹt lên cổ của thanh niên khiến anh ta phải đẩy cán đinh ba lên đỡ rồi trở mũi đinh ba chọc mạnh tới ngực lão Nhị. Hai bên đã đánh thử cùng nhau ba hiệp, nhưng đường đao và đinh ba của hai người sắp đánh thêm một hiệp nữa thì lão Nhất đã chĩa lưỡi nguyệt đao vào giữa hai ngọn binh khí của hai người rồi nói:
- Các huynh đệ dừng tay lại... hai bên cùng đều anh em cả... Ta không nên đánh nhau làm tổn hại tình giang hồ... ?
Người được gọi là đại ca cũng bảo thanh niên:
- Tam đệ lui lại để chúng ta nói chuyện?
Anh ta quay lại hỏi lão Nhất:
- Các hạ bảo chúng ta đều là anh em cả "Là thế nào"?
Lão Nhất cười đáp:
- Anh em ta đã kết nghĩa với "Thập nhất đồng Lê" cũng như "Nhị Hồng Cẩứ mà các huynh đệ cũng ở trại cuối đường Truông. Vậy có phải đều là anh em hết phải không?
Đại hán nhìn hai anh em "Song nguyệt đao" rồi hỏi:
- Về danh xưng trong giang hồ thì nhị vị thế nào?
Lão Nhân đáp chen vào:
- Ta đã bảo " Song sát nguyệt đao"... mà nhà ngươi không nhớ à?
Người kia nhìn lão Nhất. Anh ta cười nhẹ hỏi:
- Tại hạ chưa hề nghe " Song sát nguyệt đao"...
Lão Nhất cười đáp:
- Các huynh đệ bỏ qua cho tật châm biếm của lão Nhị. Thật tình anh em tại hạ là "Song nguyệt Nhị Lê" ở đất Bắc Hà...
Đại hán cười xòa bảo các em phía sau:
- Các hiền đệ ? Đây là anh em ta cả... Khi còn ngoài cù lao ta vẫn nghe đến nhị vị tướng quân nầy... Họ là "Một nóng một lạnh" đấy, nhưng rất hào hiệp...
Lão vòng tay thi lễ. Lão Nhất cũng đáp trả. Lão hỏi:
- Nhị vị định về đâu hôm nay?
Lão Nhất đáp:
- Anh em tại hạ vào "Đàng trong" tìm một người.
Đại hán bảo:
- Một người? Tên họ là gì, may ra tại hạ có nghe qua! Lão Nhất bảo:
- Người nầy chỉ độc có một cánh tay phải. Còn dung mạo thì e ngày nay có thay đổi... nhiều.
Đại hán thở dài đáp:
- Một tay như thế thì chịu thôi... Sáng nay anh em tại hạ có thấy một người như thế bị treo cổ nơi ngôi miếu bên đường... ?
- Lão Nhất như nhớ lại một điều gì. Lão vội vàng bảo:
- Chúng ta trở lại nơi ấy xem thử?
Mười thớt ngựa cùng quay lại ngôi miếu cổ... Lão Nhất và người kia dẫn đầu.
Khi đoàn người đến gần ngôi miếu thì cả đoàn kinh ngạc kêu lên:
- Đâu rồi?
Lê Ban nhìn chú em. Lão nói:
- Chúng ta đi ngang còn trông thấy đây mà? Sao bây giờ lại thế nhỉ?
Lê Nhân cười bảo anh:
- Anh quên cụ bà họ Mạc rồi à? Sao không quay lại xem thử?
Lê Ban quay lại người kia. Lão bảo:
- Huynh đệ chúng tôi còn phải đi trở lại... Xin giã biệt các huynh đệ. Hẹn ngày qua Truông ?
Hai anh em Song nguyệt đao quày trở lại quán nơi xóm tranh. Đứng trước quán lá, Lê Ban nhảy xuống ngựa. Lão nhìn vào tìm cô gái, nhưng từ trong ấy một bà cụ bước ra. Bà ta hỏi:
- Các hạ tìm ai?
Lão Nhất nhìn đăm đăm bà cụ. Một lúc lão mới hỏi:
- Tại hạ muốn tìm cô gái có cặp song đao...
Bà cụ cười đáp:
- CÔ ta và bà cụ vừa đi khi nãy? Họ có để lại cho ông mẩu giấy này đây.
Lão Nhất tiếp tờ giấy màu vàng nhạt cũ kỹ rồi quay lại nhìn lão Nhị. Lão đọc:
' Nhị Lê "! Bọn ta phải trở ra Bắc Hà... tên Kiều ~4 Túc cũng cùng đi với ta.
Các ngươi đừng tìm y nữa!'.
Họ Mạc.
Lão Nhất nhìn bà cụ. Lão nói:
- Cụ từ đâu mà khi sáng tại hạ không gặp?
Bà cụ cười hiền hậu:
- Choa ở mấy căn nhà gần đây?
Lão Nhất nhíu mày nhìn bà cụ. Lão lại hỏi:
- Chiều qua cụ có trông thấy một thanh niên mang sau lưng bó vỏ cây có nhô lên đuôi kiếm đen? Anh ta uống ba quả dừa?
Bà cụ lắc đầu đáp:
- Chẳng thấy ai cả?
Lão Nhất lại hỏi:
- Trông cụ khá quen. Nhưng không hiểu tại hạ đã gặp cụ nơi nào rồi nhỉ?
Bà cụ cười tươi đáp:
- Choa ở trong Đồng Hới đó "Nờ". Người ta ở trong nớ gọi choa là cụ Lữ?
- Cụ Lữ ! - Phải? Choa là cụ Lữ đây?
Lão Nhất quay qua chú em. Lão nói:
- Cụ Lữ đây nè chú mi ?
Lão Nhị nhảy xuống ngựa. Lão hỏi dồn:
- Thế cụ ra đây với ai? Còn Cả Lú đâu?
Bà cụ lắc đầu bảo:
- Hắn vô hẳn trong Qui Nhơn với mấy ông Nhạc, Lữ rồi? ở đây chỉ còn có choa với...
Lão Nhất mừng rỡ hỏi:
- Có phải cụ ở với Trương đệ không?
Cụ bà chưa đáp lời lão Nhất thì trong cửa buồng Minh Quang bước ra. Chàng đáp :
- Tại hạ ở đấy? Xin chào nhị vị "Song nguyệt đao"?
Lão Nhất cười tươi:
- Huynh đệ ở đây mà bọn ta phải đi tìm đút hơi.
Minh Quang bước ra nơi có chiếc bàn bằng tre. Chàng mời:
- Mời nhị vị lão huynh ngồi nghỉ chân... uống nước dừa rồi ta nói chuyện.
Lão Nhất và lão Nhị bước ra ngồi đối diện với Minh Quang. Chàng nghiêm trang hỏi :
- Có phải Mạc Long Kham bắt nhị vị đi tìm cho được tại hạ?
Lão Nhất đáp:
- Nói chung là cả họ Kiều và Mạc Long Kham đều như thế?
Minh Quang hỏi:
- Họ Kiều là người thế nào? Người của ai?
Lão Nhất đáp:
- Tại hạ không hiểu nguồn gốc của y. Còn người của ai thì cũng chịu thua luôn ?
Minh Quang trầm ngâm. Một lúc chàng mới nói:
- Nhị vị từ Đồng Hới vô đây. Còn ngoài ấy thế nào?
- Ngoài ấy chỉ còn Mạc Long Kham và các thuộc hạ của y... ?
Lê Nhân nhìn chàng trai sơn dã. Lão nhíu mày hỏi:
- Trương huynh đệ ở đây từ hôm qua à?
Minh Quang lắc đầu đáp:
- Tại hạ đưa cụ Lữ vào đây được tuần nhật...
- Thế tại sao cô gái bảo chiều qua?
Minh Quang cười đáp :
- Cả bà cụ Mạc và cô gái ấy đều không biết ba người chúng ta là ai. Bởi chúng tôi ở tít mãi cuối xóm, giả làm ngư dân bị giạt thuyền vào cửa xóm Cát...
Lê Ban hỏi lại:
- Các hạ không định vô Đàng trong sao?
- Không ? Tại hạ còn nhiều việc phải làm. à ? Nhị vị định bỏ Mạc Long Kham à?
Lê Ban đáp:
- Khi mà cụ bà họ Mạc đã biết được anh em chúng tôi vào đây và đã nhìn thấy cái xác của người cụt tay thì việc trở về Lũy Thầy không còn ý nghĩa nữa.
Minh Quang hỏi:
- Tại sao vậy?
Lê Ban thở dài đáp:
- Cụ bà Mạc biết chúng tôi là người của vua Lê sai đi. Nay cái xác của người cụt tay treo giữa đường và sự ra đi của bà ta sẽ báo cho họ Mạc ở Lũy Thầy biết anh em tại hạ sẽ không trở lại nữa.
Minh Quang đăm chiêu nói:
- Thế nhị vị có nghĩ ngày nào trở lại Thăng Long?
Lê Nhân bặm môi bảo:
- Việc ấy không còn là điều quan trọng nữa. Bởi nhà vua bây giờ như con chim nằm trong chiếc lồng của Trịnh... Chỉ có các hạ mới thử ra cách nào đó để giữ được kho báu đừng để lạc qua tay bọn phản bội mà có hại cho Tổ quốc ?
Minh Quang chợt hỏi anh em Song nguyệt:
- Nghe nhị vị đã kết nghĩa với anh em trên trại Vú Cồn. Điều ấy có đúng không?
Lê Ban gật đầu. Minh Quang lại hỏi:
- Cái xác cụt tay ấy làm cho nhị vị nghĩ điều gì?
- Đây là một xác giả để đánh lừa nhưng ai muốn đi tìm Lê Trương?
Minh Quang cười gật đầu:
- Đúng vậy? Đến nay tại hạ cũng chưa nghe hoặc tìm ra manh mối của Lê Trương. Còn cái xác nầy chính tại hạ thấy Kiều A Túc treo lên miếu đêm qua.
Không hiểu y tìm hoặc giết người nào đó để đánh lừa ta.
Lê Ban suy nghĩ một lúc rồi đáp:
- Kiều A Túc muốn chúng ta tin rằng Lê Trương đã bị giết hoặc ít ra thì cũng sợ người tìm mình nên đã tự vẫn mà chết. Y giăng ra cái hỏa mù nầy rồi rút về Bắc Hà cùng cụ Mạc để tạo thêm sự tin tưởng cho chúng ta rằng:
"Không nên tìm kiếm Lê Trương nữa"? Có phải thế không?
Minh Quang nhìn một vòng quanh các ngôi nhà tranh lụp xụp trên mảnh đất xanh tươi những rau và dừa. Chàng nói:
- Nhị vị chờ một chút sẽ có dừa cho nhị vị uống giải khát. Không nên uống nhiều rượn quá sẽ có hại ?
Lê Nhân cười vỗ vào đầu lão rồi nói:
- Tại hạ nhờ rượn mà sáng suốt ra... Các hạ mà uống dừa nhiều sẽ sinh đau bụng mà chết đấy.
Hai người đang nói cười chưa hết câu thì có đứa bé khoảng tám tuổi gánh bốn quả dừa đưa vào. Minh Quang chặt dừa đổ ra bát. Chàng bảo đứa bé:
- Tiểu đệ ? Cậu vào bảo cụ bà lấy ra đây cho chúng ta mấy phong kẹo vừng.
Đứa bé chạy vào nhà. Minh Quang lại nói tiếp câu chuyện dang dở:
- Theo tại hạ thì nhị vị lão huynh nên lên trại Vú Cồn với anh em họ Lê. Dù sao họ cũng là người hiểu rõ các vị hơn. Còn chuyện Đàng trong hiện nay còn phức tạp lắm.
- Là thế nào?
- Chúa Nguyễn đang chinh phạt, mở mang mạn Đông Nam thì trong nội địa bọn Trương Phúc Loan lại quấy nhiễu dân lành. Dân căm hờn nên anh em Tây Sơn đang nổi dậy... Vì vậy mà tình hình chưa rõ để cho nhị vị huynh đệ biết nên đầu quân bên nào. Có khi họ còn nghi ngờ cho nhị vị là người của chúa Trịnh ra do thám thì mệt lắm đấy?
Lão Ban gật đầu rồi hỏi:
- Còn huynh đệ thì thế nào?
Minh Quang thở dài. Trầm ngâm một lúc rồi nói:
- Tại hạ không vào trong nữa, mà có thể lẩn quẩn quanh vùng nầy. Bởi Lê Trương ngày xưa đã căn dặn cụ Lữ rằng anh ta sẽ tìm đến bà ấy khi cần thiết. Và, hiện tại cụ Lữ sẽ ở lại quán này để đón Lê Trương.
Lê Nhân nhìn vào quán. Lão Nhị hỏi:
- Huynh đệ không sợ cụ bà họ Mạc tìm ra cụ Lữ à?
- Không ! - Tại sao thế?
Minh Quang cười nhẹ đáp:
- Bởi cụ ấy ra đi vội vã, người chủ nhà nầy chưa kịp đòi số tiền thuê. Còn tại hạ mới thuê cách đây mấy khắc thì nhị vị vừa đến.
Lê Nhân thắc mắc hỏi:
- Sao huynh đệ không thuê nơi khác mà lại chọn chỗ nầy?
Minh Quang lại cười:
- sáng nay nép ngoài miếu hoang. Tại hạ thấy nhị vị lão huynh đứng xem cái xác rồi ghé vào quán... Tại hạ biết nhị vị sẽ trở lại khi nghe cụ bà họ Mạc báo tin nhắn gởi và họ Kiều không ở Phú Xuân... vậy thì hai nhị vị phải trở lại đây thôi ?
Lê Ban cũng cười:
- Tại hạ không ngờ các hạ mới xuống núi chưa bao lâu mà đã lịch lãm đến thế?
Lê Nhân nhìn lên bầu trời đã nghiêng bóng về Tây. Lão Nhị nói:
- Anh em ta có nên đi ngay về đường Truông không?
Lê Ban hỏi:
- Chú mi lại thích quần tụ để uống rượn à?
Lê Nhân lắc đầu đáp:
- Xem thử các hảo hán trong Truông có giữ chân Kiều A Túc lại không?
Minh Quang lắc đầu đáp:
Họ đi đường biển để tránh đụng độ với các nhóm khác.
Lê Ban cười:
- Cũng như huynh đệ đã làm hôm vào đây?
- Vâng ? Đôi khi cũng không nên va chạm nhiều quá... sẽ có hại... ?
Lê Ban uống xong chén nước dừa. Lão giục Lê Nhân:
- Chúng ta lên đường trở lại Truông.
Lê Nhân hăm hở xốc lại nguyệt đao. Lão Nhị vươn vai nói:
- Nên trở lại sớm. Cứ đi mãi mòn chân hết... ?
Minh Quang cười. Chàng đưa tay nói:
- Nhị vị lão huynh không có rượn nên muốn đi sớm à? Hãy chờ tại hạ dọn mâm rượn thịt mừng được gặp lại những hậu nhân của phụ thân...
Lê Ban xúc động ngồi xuống. Lê Nhân cũng không kém gì sư huynh. Lão hỏi:
- Làm sao mà huynh đệ biết anh em ta là hậu nhân của Lê tiền bối?
Minh Quang lắc đầu đáp:
- Xin tạm giấu điều bất khả lộ... ? Có dịp tại hạ sẽ kể cho nhị vị lão huynh rõ.
B ây giờ xin mời nhị vị dùng với chúng tôi một tiệc tẩy trần nho nhỏ ?
Cụ Lữ từ trong bưng ra một mâm đầy rượn thịt. Cậu bé đi sau ôm hai hũ rượn ta. Minh Quang vuốt tóc đứa bé. Chàng giới thiệu:
- Đứa cháu muộn sót của Cả Lú. Bà mẹ của cháu bị Kiều A Túc giết lúc đi tìm Cả Lú không gặp. Tại hạ đưa cháu từ cửa sông Nhật Lệ về đây đấy.
Lê Ban nhìn cậu bé. Lão hỏi:
- Tiểu điệt tên là gì?
Đứa bé vòng tay lễ phép thưa:
- Cháu tên Cả Nhật Lệ đấy ạ?
Lão Nhân bật cười hỏi:
- Sao lại lấy họ Cả?
Minh Quang giải thích:
- Mẹ cháu muốn cháu giữ cái chữ Cả có nghĩa là lớn. Thay vì chữ Đại, nhưng chữ đại nó không gần gũi nhân gian như chữ Cả của ta. Thế nên Cả Lú đặt nó tên Nhật Lệ để nhắc nhở cháu ngày sau phải nhớ đến cửa sông nơi mẹ cháu và cháu lớn lên...
Lê Ban bỗng nói:
- Tại hạ muốn đưa cháu lên Vú Cồn cho các hảo hớn dạy dỗ được chứ? ở đây các hạ và cụ Lữ đều bận rộn lắm không có thời giờ để dạy cho cháu... ?
Minh Quang nhìn cụ Lữ rồi hỏi đứa bé:
- Tiểu đệ có thích theo các lão nhân nầy học võ không?
Cả Nhật Lệ lắc đầu đáp:
- Cháu thích theo Minh... Quang đại ca hà?
Mọi người cùng cười. Minh Quang vò đầu đứa bé bảo nó:
- Vậy thì Cả tiểu đệ phải làm những việc ngu huynh dặn nhé?
Cả Nhật Lệ gật đầu liên tiếp và nói:
- Nhớ, nhớ lời đạ ca dặn lắm chứ?
Cả Nhật Lệ nói xong chạy liền ra đường cái quan lẩn vào sau các thân phi lao mất dạng.
Minh Quang rót rượn ra chén. Chàng đưa một chén cho cụ Lữ:
- Cụ nhấp với cháu một chút cho ấm bụng ?
Bà cụ đặt các thứ xuống bàn rồi cười móm mém nói:
- Các huynh đệ cứ tự nhiên cho. Choa còn phải lo mấy việc sau bếp ?
Bà cụ nói xong thì đi vào trong quán... Minh Quang và hai anh em Song Tửu Nguyệt đao ăn uống vui vẻ. Lê Ban hỏi:
- Các hạ có nghe họ Trương ở Phú Xuân không?
Minh Quang gật đầu đáp:
- Họ Trương là một tay ác bà lộng quyền Đàng trong ấy mà?
Lê Nhân nói ngay:
- Anh em tại hạ lên Vú Cồn tập luyện cùng các huynh đệ trên ấy và một ngày nào đó sẽ xuống Phú Xuân hỏi tội thằng gian tặc ấy mới hả tức.
Minh Quang mím môi đáp:
- Tại hạ có lẽ rồi cũng vào trong ấy một chuyến...
Ba người ăn uống và tâm sự đến khi mặt trời ngả xuống đầu núi voi thì Lê Ban đứng dậy từ biệt Minh Quang. Hai anh em cùng nói:
- Phải đến vào lúc nấy may ra còn gặp nhiều chuyện vui. Hẹn gặp lại các hạ ngày gần nhất.
Khi hai anh em Song ngyệt đao khuất khỏi khu miếu cổ thì Minh Quang quay vào phía trong quán. Chàng đi qua căn chái bên sửa soạn lại mấy thứ cần thiết để sáng ngày mai đi vào Đàng trong. Thì ngoài sân cát chú bé Nhật Lệ chạy vào vừa hổn hển vừa báo tin:
- Đại ca ơi? Có mấy người cỡi ngựa đang đứng ngoài cổng nhìn vô?
Minh Quang khẽ gật đầu dặn nhỏ:
- Tiểu đệ ra xem thế nào... mọi việc đã có ngu huynh ?
- Dạ?
Nhật Lệ chạy vòng ngõ sau ra ngoài. Minh Quang giắt thanh Huyền kiếm lộc giác vào phía trong bụng rồi vạch lá nhìn ra ngoài sân. Chàng thấy hai người mặc võ phục màu lam khói đầu đội mũ rơm rộng vành, lưng giắt đoản đao đang cột ngựa vào cột cổng. Một người, có râu lưa thưa chấm ngực, đi vào quán. Người nầy hỏi cụ Lữ:
- Bà cụ có biết ở đây có người già nào tên là cụ Lữ không?
Cụ Lữ giụi mắt. Nhìn người râu thưa rồi hỏi lại:
- Các vị ở đâu mà hỏi cụ Lữ?
- Tại hạ là người trong phủ chúa Nguyễn?
Cụ Lữ cười nhạt bảo:
- Người trong phủ chúa sao lại ăn vận như kẻ giang hồ thế?
Người râu thưa nhìn cụ già chăm chăm rồi hỏi giọng nhát gừng:
- Cụ là ai mà không chịu trả lời câu hỏi của ta, lại đi bàn chuyện đâu đâu vậy?
- Lão đây là người bản xứ nên rất rõ người trong phủ nhà chúa. Còn các vị muốn hỏi ai thì cũng để lão suy nghĩ xem có nên trả lời không chứ?
Người râu thưa bực tức nạt:
- Bà nầy ngoan cố nhỉ? Ta là người của quan quyền thần họ Trương đây?
Cụ Lữ cười nhạt:
- Các vị có là người của chúa ta vẫn không sợ. Bởi nơi đây còn có người của Truông ba trại. Các vị có gan thì vào Truông mà hù dọa họ... chứ lão thì không trả lời đâu ?
Người râu thưa không nói gì nữa mà quay trở ra gọi người đứng chờ ngoài cổng cây:
- Lão tứ? Vào đây xem! Ngoài cổng người mặt xanh mét nhọn choắt như chuột bước vào. Y nhìn bà cụ rồi hỏi người râu thưa:
- Đúng là mụ ấy rồi đấy?
Người râu thưa gật đầu đáp:
- Vậy thì trói mụ lại... đem về cho quan quyền thần?
Hai tên trung niên bước tới một bước rồi cùng loạt đưa tay ra chụp lấy tay cụ Lữ. Bà cụ trên tám mươi nhưng khá nhanh nhẹn, cái chụp của hai trung niên kia bị cái lách người của bà già nên chụp vào khoảng trống. Người râu thưa tức giận quát - Giỏi nhỉ?
Hai người lại đưa tay lên để chụp tiếp, nhưng cái chụp lần nầy lại trúng vào người của Minh Quang. Chàng để cho hai tay của mình nằm yên trong tay của hai trung niên rồi nghiêm giọng hỏi:
- Các hạ ở đâu lại đến quấy nhiễu nơi đây thế hử?
Hai tên thanh niên buông tay Minh Quang ra. Người râu thưa đáp lừng khừng:
- Bọn ta đi bắt người?
Minh Quang cười nhạt:
- Đi bắt một bà cụ mà lại đến hai trung niên có võ công? Thật buồn cười nhỉ?
Nhưng bà cụ nầy mang tội gì mà bị bắt thế?
Người mặt sạm dáng chuột hỏi lại Minh Quang:
- Chuyện nầy có liên quan gì đến nhà ngươi mà... hỏi?
Minh Quang cười nhạt đáp:
- Sao lại không liên quan?
- Liên quan thế nào... hử?
Minh Quang trầm giọng:
- Thứ nhất là các vị vào quán của ta. Thứ hai là chụp vào tay ta. Thứ ba là bà cụ bị tội gì mà các ngươi lại vào vào đây để bắt?
Người râu thưa vênh mặt đáp :
- Bọn ta cần thì bắt. Nhà ngươi không phải hỏi. Còn chuyện chụp trúng tay ngươi thì đã sao?
Minh Quang không nén được cơn giận. Chàng quát khẽ:
- Ra ngoài ngay? Lũ chuột rừng. Dù sao nơi đây cũng còn người ở chứ đâu phải chỗ hoang vu! Hai tên trung niên cất giọng cười trêu chọc:
- Nhóc con? Chú mi làm được gì mà lớn giọng thế?
Minh Quang chờ cho hai tên dứt lời. Bằng một động tác nhanh như chớp.
Chàng phất nhẹ vào má của hai tên vô lại. Hai tiếng chát vang lên. Hai tên trung niên lùi ra ngoài đưa tay xoa gò má đỏ ửng dấu bàn tay.
Minh Quang bước ra theo. Chàng bảo:
- Các ngươi biết khôn thì biến khỏi đây ngay.
Người có râu lưa thưa rút thanh đoản đao ra. Y gằn giọng bảo:
- Nếu mi không sợ mang tật thì lấy vũ khí ra?
Minh Quang cười nhạt.
Chàng lướt ra như cơn gió và một cái xoay nhanh điểm luôn một lúc ba huyệt trên người đối thủ. Tên nầy nhảy lùi lại tránh được đòn đầu và hất đao lên đâm thọc vào ngực Minh Quang. Chàng trai trẻ sơn dã búng ngón tay vào bản đao của địch thủ nghe "Boong" một phát. Tay kia điểm vào trán hắn và chuyển qua trảo công bấu vào huyệt thính hội một phát. Tên râu thưa lảo đảo ngã ngửa buông đao.
Y nằm nhìn lên trời như một kẻ nhàn du đang ngắm trăng...
Tên da xanh mặt chuột nhảy xổ tới đánh liên tiếp mấy đao vào đầu, ngực và bụng Minh Quang. Chàng trai trẻ lại cười.
Tên da xanh mặt chuột vẫn múa đao đánh thốc tới khiến Minh Quang phải tái diễn mấy chiêu thức cũ. Và, kết quả là hai kẻ đi bắt người được đặt lên lưng ngựa rồi Minh Quang đạp vào mông cho ngựa chạy như điên về lối cũ.
Lê Ban cầm tay từng người một với tấm lòng trìu mến tha thiết. Đến anh em họ Lý Hồng Cẩu, Lê Ban mới nói:
- Các huynh đệ cứ đón ở đầu Truông sẽ có lúc họ Kiều trở về Lũy Thầy. Lúc ấy các huynh đệ lo gì mà không hỏi tội hắn?
Lý Trưởng dựng trường côn hậm hực bảo:
- Tại hạ muốn vô Đàng trong một chuyến nhưng mấy tiểu tử họ Lê kia không chịu, thật là bực... Thôi chúc vị lão tướng lên đường may mắn hỉ?
Lê Ban và Lê Nhân nhảy lên ngựa. Hai vị lão tướng nhà Lê ra roi cho ngựa phi nước đại qua đường Truông. Đường đi không còn trở ngại nào đáng cho hai anh em Song Tửu Nguyệt đao bận tâm. Hai con ngựa chạy song song trên cánh đồng mênh mông phi lao. Thỉnh thoảng mới thấy một vùng cát trắng cuộn lên trong gió ban mai làm lão Nhị Lê Nhân khoái chí kêu lên:
- Sư huynh? Đất nước chúng mình đẹp nhỉ? Hết núi cao, truông sâu, đồng xanh, biển ngát lại đến đồng cát trắng mênh mông hỏi sao lòng người lại không nhịp nhàng như cảnh vật. Trí óc con người lại không thông minh và quyết liệt với kẻ thù nhỉ?
Lê Ban quay qua nhìn chú em. Lão Nhất ngạc nhiên nói:
- Ta sống với chú mi gần cả đời thế mà hôm nay được nghe lời tâm sự khá trí tuệ như một nhà nho. Chú mi đã học được ở đâu vậy?
Lê Nhân vỗ vào bờm ngựa nói:
- Sư huynh có cái tật hay coi thường người nhỏ tuổi, nên có bao giờ để ý đến đệ đâu Ngu đệ đi một ngày thì học thêm được một chút chứ. Nầy, nếu sư huynh thích thì đệ ngâm cho anh nghe một câu thơ nhé?
Lê Ban càng giật mình suýt kềm cương lại, nhưng lão dửng dưng nói:
- Chú mi đọc cho ta nghe thử?
Lê Nhân hắng giọng. Cất tay giật cương cho con ngựa ngẩng cao đầu rồi đọc to bằng cái giọng sang sảng:
Đạm đạm trường giang thủy.
Du du viễn khách tình.
Lạc hoa tương dữ lận.
Đáo địa nhất vô thanh! Sông xa, nước chảy lờ đờ, Đi xa, người những vẫn vơ nỗi lòng.
Hoa rơi tưởng cũng não nùng.
Dù ch o tới đất vẫn kh Ô ng tiếng gì... ! (trong bài "Nam hành biệt đệ" của Vị Thừa Khánh đời Đường) Lê Ban kềm cương ngựa lại. Lão chồm người qua cầm tay chú em mà lão vẫn cho là thô lỗ.
Lão Nhất nói:
- Hiền đệ ? Ta thương em vô cùng ? Chú mi tha lỗi cho ta bấy lâu gần gũi mà như không có mắt để nhìn ra một con người tuy bề ngoài thô lỗ thế, mà trong tâm lại sâu sắc đầy tình người... chú em của ta quả là giỏi ! Lê Nhân cười hiền hậu như gã trai vừa được thầy khen:
- Ngu đệ đọc được trong bàn vua Hy Tông... lúc ngài chép từ một quyển cổ thi Lê Ban lại vỗ tay khen:
- Hiền đệ quả là người hiếu học, nhớ dai. Có óc quan sát...
Lúc ấy hẳn vua Lê muốn ghi lại để tiễn chúng ta lên đường lo việc cho nhà Lê...
Lê Nhân gật đầu đáp:
- Ngu đệ cũng nghĩ như thế. Nên cố học cho nhớ đến hôm nay. Lê Nhân vừa dút lời thì chỉ về một ngôi cổ miếu bên đường. Lão nói:
- Sư huynh xem kìa?
Lê Ban nhìn theo tay chỉ của người em. Lão thấy một người bị treo lơ lửng trước cửa miếu cổ. Hai anh em kềm cương ngựa lại nhưng không xuống mà vẫn ngồi trên lưng ngựa để quan sát kẻ bị chết.
Đó là xác của một gã ăn mày bị cụt một tay trái... Xác chết dường như tự treo cổ chứ không phải bị người ám hại.
Lê Nhân nhìn xác chết rồi nói:
- Người nầy bị giết chưa lâu... Có thể mới đêm qua thôi.
Lê Ban dùng sóng đao rạch một đường cho chiếc áo rách thêm ra. Lão Nhất nol:
- Đúng vậy? Nếu anh ta tự vẫn thì tội gì lại tìm đến ngôi miếu gần đường đi cho người qua đường nhìn thấy?
Lão Nhị cũng cười rồi đáp:
- Đây là ý của Kiều A Túc chăng?
- Chú mi nói vậy là ý gì?
Lê Nhân giật cương cho con ngựa quay ra đường rồi nói:
- Sư huynh có nhớ họ Kiều cũng như Mạc Long Kham cố tình tìm cho được cụ Lữ và Cả Lú để hỏi cho ra nơi ẩn của người ăn mày Lê Trương chứ?
- Nhớ?
- Họ Kiều giết người nầy để xóa đường tìm của anh em ta cũng như Trương Minh Thật sự người nầy đâu phải Lê Trương ?
Lê Ban nhíu mày suy nghĩ rồi giật cương ngựa song song với Lê Nhân. Lão gật gù nói:
- Có lý? Nếu là Lê Trương thì anh ta không chết vì sợ hãi... mà cũng không để cho bị bắt... Và dù có để cho bị bắt thì kẻ bắt anh ta cũng không giết mà treo nơi đây cho chúng ta thấy. Quả là hành động ấu trĩ. Thôi ta đuổi cho kịp Kiều A Túc ?
Không nên để hắn lộng hành như thế...
Lê Nhân lẩm bẩm nói:
- Kiều A Túc đi bộ sao mà nhanh hơn ngựa của chúng ta nhỉ?
- Có khi hắn đã dùng ngựa của người quen trong nầy thì sao?
- Nếu dùng ngựa thì phải có dấu chân ngựa chứ... ở đây hoàn toàn chỉ có dấu chân người...
- Được để anh em ta xem hắn giỏi đến đâu... ?
Hai anh em Song nguyệt đao lại ra roi cho ngựa chạy nhanh. Đến trưa họ thấy một khu nhà tranh chen chúc trên một vùng đât xanh mướt những rau và nước.
Khu đất nầy rộng chừng tám công đất có trồng vài cây dừa cao lêu khêu nhưng lại rất nhiều quả.
Lê Ban kềm cương cho ngựa rẽ vào cổng một khu nhà tranh... Cổng gác sơ sài bằng những thân phi lao gác qua đầu hai cột to. Bên trong có một hàng quán thấp lè tè bán vài phong bánh gạo trộn mật đường và mấy con gà luộc đang bày, đàn ruồi vây bủa bên trên. Người bán hàng là bà cụ già gần bảy mươi và một cô gái khá xinh xắn.
Lê Ban xuống ngựa. Lão bảo nhỏ Lê Nhân:
- Nơi đây vắng vẻ mà lại xem ra không mấy an toàn. Thế mà chỉ có một bà cụ và cô gái trẻ đẹp... Họ không sợ bọn du tử làm càn à? Chú mi cẩn thận nhé ?
Lê Nhân cột ngựa nơi cổng. Lão bước lom khom đến quán tranh và nói:
- Cụ cho đem lại nồi nước sôi rồi nhúng gà cho anh em chúng tôi ăn nhé ?
Nhúng hết mấy con... Không chừa con nào cả.
Lão Nhị lại bảo cô gái:
- CÔ tìm cho ta hai hũ rượn ngon được không?
CÔ gái không tỏ vẻ gì lo ngại hai người khách phong trần đang đứng trước cửa. CÔ bước ra kéo hai chiếc ghế gỗ đặt trước một bàn tre rồi mời:
- Hai ông ngồi chờ hỉ?
- Được ? CÔ cho rượn sớm lên... Ta khát lắm rồi đây?
CÔ gái chợt quay lại chỉ lên cây dừa:
- Khát thì uống dừa hỉ?
Lão Nhị cười ngất bảo:
- Ai lại đi uống dừa? Chỉ có bọn nữ Nguyễn Hiệu mới thế thôi ?
CÔ gái tròn mắt đáp:
- ông nói chi rứa? Hôm qua mới có một anh con trai đòi uống một lúc ba quả đó hỉ?
Lê Ban cười:
- Thôi ? CÔ cứ đi lấy rượn rồi ra đây ta hỏi thăm.
CÔ gái đi khuất thì bà cụ đã bưng gà ra. Bà cụ đặt mấy con gà bốc khói lên khay gỗ. Cụ bảo:
- Chịu khó ăn với muối ớt hỉ. ở đây không có nước chấm.
Lê Ban nhìn bà cụ. Lão Nhất cười nói:
- Cụ đun nước cách nào mà nhanh thế?
Bà cụ trừng mắt kiểu trách móc rồi đáp:
- Buôn bán mà đợi có khách mới đun nước đó à? Hai ông muôn tôi nhúng cả người cũng có đó hỉ. Lúc nào lại không có saùn nước sôi...
Lê Ban nhìn bà cụ vui vẻ. Lão Nhất hỏi:
- Đêm qua và mấy hôm trước bà cụ có thấy một người mang chiếc cung bạc hoặc một thanh niên đi cùng bà cụ và một trung niên?
Cụ bà gãi trán suy nghĩ rồi nói:
- Hôm chiều qua... Có một cậu chừng mười chín hai mươi chi đó đi một mình đến đây mà thôi.
Lão Lê Ban ngạc nhiên hỏi lại:
- Sao lại đi một mình kìa, mà anh ta ăn mặc thế nào?
Cụ bà cười cười nói:
- Để tui hỏi con cháu...Nó thì rành hơn tui việc ni...
Bà cụ quay vô trong một lúc thì cô gái ôm hai hũ rượn đi ra. CÔ gái đặt hai hũ rượn xuống bàn tre. CÔ hỏi:
- Hai ông muốn hỏi cái cậu con trai uống dừa đó hỉ?
Lê Nhân gật đầu sau khi đưa cho sư huynh chén rượn. Hai anh em uống chén rượn đầy rồi chờ nghe cô gái trả lời. Nàng đáp:
- Bộ võ phục màu chàm rách cả bụng Và một cuộn vỏ cây có cái cán gươm màu đen thò lên vai... Nhưng anh ta đã đi ngay chiều hôm qua.
Lê Ban hỏi:
- Thế buổi tối cho đến lúc chúng tôi đến, không có người nào qua đây à?
- Không ! Lê Nhân hỏi:
- Ngoài hàng quán nầy... còn hàng quán khác nào gần đây không?
CÔ gái lắc đầu:
- Không có ? Chỉ khi nào vô tới Đông Hà mới có nhiều... ?
Lê Ban và Lê Nhân ăn vội vã hai con gà rồi gói lại một con bỏ vô túi hành trang đoạn đặt lại bàn mấy quan tiền rồi bước ra cổng. Lê Nhân bỗng quay lại hỏi cô gái:
- Gần đây làng nầy có một người trung niên chỉ có một tay phải không?
CÔ gái hỏi lại:
- Người ấy diện mạo ra sao?
Lê Nhân nhớ lại xác chết của người ăn mày nơi miếu cổ lão nói:
- ăn mặc lam lũ, tóc vàng hoe như cỏ cháy. Dáng người gầy gò...
CÔ gái lắc đầu đáp:
- Không có ? Cách đây độ một năm, có một người như thế nhưng tóc anh ta màu bạc, chân đi khập khểnh và anh ta đã đi vô Phú Xuân rồi.
- Sao cô biết?
CÔ gái cười:
- Nơi đây thiếu gì người ra Phú Xuân V~nh Linh mà ông hỏi rứa?
Lê Nhân cũng cười và hỏi đùa cô gái:
- Nơi đây vắng vẻ thiếu quan nhân. CÔ không sợ bọn du tử quấy rầy à?
CÔ gái trợn mắt hỏi lại:
- sao mà quấy rầy?
Lão Nhân đáp tự nhiên:
- Tại vì cô có nhan sắc ?
CÔ gái hừ một tiếng rồi nói:
- Tui đâu sợ một đứa du tử nào... Bởi vì tui có món ni... ?
Lê Nhân ngạc nhiên nhìn theo dáng đi của cô gái. CÔ quay ra sau lưng khi bước vào trong vách buồng quán Trên tay cô gái một đôi song đao sáng loáng.
Lê Ban cười khanh khách nói:
- CÔ cũng biết múa đao à? Nếu có thời gian tôi cho chú em đấu với cô một vài hiệp xem thử đường đao của cô đến đâu.
CÔ gái trâng tráo như gã con trai đáp:
- Không cần đấu... Tui chỉ xem ngọn đao của các ông là biết còn thua bà tôi một bậc đó hỉ?
Lê Ban và Lê Nhân quay trở lại. Hai anh em Song nguyệt đao hỏi:
- Bà cụ cũng biết múa đao hả cô nương?
CÔ gái cười nắc nẻ bảo:
- Bộ mấy ông có ra giang hồ mới biết võ hả? Bà tui đã từng hạ nhiều tay giang hồ lắm rồi đó?
Lê Ban hiếu kỳ hỏi:
- Cụ bà là ai thế? Tên gì?
CÔ gái lắc đầu bí mật đáp:
- Mấy ông vô mà hỏi... Tui đâu dám nói ! Lê Ban nhìn Lê Nhân. Cả hai lưỡng lự nửa muốn vào nửa không. Bên trong quán tranh có tiếng bà cụ nói ra:
- Nhị vị đừng nghe lời con bé nói ngoa đấy. Chừng nào xong công việc cứ qua đây hỏi:
"Cụ già Tuyên Quang họ Mạc" là người ta chỉ cho...
Hai anh em "Song nguyệt đao" nhìn nhau một lúc rồi lên ngựa ra roi quên cả chào cô gái.
Trên con đường chạy vào Đông Hà. Lão Lê Ban bảo chú em:
- Ta cứ ngờ "Bà cụ Mạc" ở Tuyên Quang đã quy tiên rồi chứ?
Lê Nhân cười đáp:
- Khi nào có dịp giao đấu bằng song đao với bà cụ nầy, đệ mới tin. Còn cứ nghe tên, biết đâu bà cụ nầy mạo danh cụ bà Mạc thì sao?
Lê Ban nạt Lão Nhị:
- Chú mi thì lúc nào cũng ngông ngênh xem trời như là rau má. Không nên xem thường cụ bà nầy. Nếu bà ta tầm thường thì làm gì có cô gái đẹp dám ở nơi hoang vắng trong một xóm nhà như thế?
Lê Nhân cười giả lả:
- Đại huynh tha lỗi cho ngụđệ. Tuy nhiên nơi đệ lúc nào cũng phải có chút thực mới tin. Còn cứ nghe lời đồn đại thì phải xem lại.
Lê Ban chợt kéo Lê Nhân vào lề đường. Hai con ngựa bị ghì cương bất ngờ thì giẫm chân bôm bốp ra chiều bực bội...
Từ đầu phía Đông Hà một cuộn bụi bay mịt mù rối tung cả lên bầu trời nắng chói chang. Dần dần trong đám bụi mù ấy hiện ra lần lượt tám con ngựa đang ào ào tiến tới...
Lê Ban chăm chú nhìn kẻ cỡi ngựa dẫn đầu là một người ngực trần, quấn từ lưng xuống một tấm thô nâu. Nơi lưng bện chặt một sợi dây gai to cỡ cổ tay. Màu da đen của anh ta tương tự như bảy người đi phía sau. Nói chung tám người nầy ăn mặc giống nhau một kiểu kể cả tóc tai rũ dài xuống cả lưng, nên xem ra họ có nét quái dị.
Người ấy nhìn thấy hai anh em họ Lê. Hai thanh nguyệt đao sau lưng của hai anh em như có sức quyến rũ, tám anh em đang kềm cương ngựa lại trước "Song nguyệt đao". Người lớn tuổi cất giọng oang oang hỏi lão Nhất:
- Các huynh đệ từ đâu qua đây?
Lê Nhân trợn mắt vỗ vào ống nguyệt đao khi nghe kiểu hỏi của người ấy, nhưng lão Nhất đã điềm tĩnh nói:
- Anh em chúng ta từ đường Truông qua đây.
- Các ngươi đi từ đường Truông qua đây mà có gặp một tên mang cung bạc trên đường?
- Không gặp ?
Người ấy quay qua các người phía sau. Anh ta nói:
- Vậy thì chỉ có trong khu xóm lá kia mà thôi.
Bởi chung quanh đây đều là đồng trống... Hắn không biến xuống đất được đâu Một thanh niên cời ngựa nhích lên nhìn chăm chăm lão Nhị. Anh ta hỏi:
- Còn các hạ là ai mà tỏ ra không bằng lòng khi nghe đại ca ta hỏi.
Lê Nhân bật cười khan. Lão đáp:
Lão là lão Nhị trong "Nguyệt đao song sát". Lão không thích kẻ nào cứ cậy vào số đông để hầm hè người khác... còn chú mi là ai mà lại hỏi lão bằng cái điệu ấy?
Thanh niên chồm tới một chút. Tay anh ta vuốt lên đầu ngựa của mình rồi nói bằng giọng the thé:
- Ta là một trong "Bát ma Cù lao chàm"... Cũng rất không ưa kẻ nào ngang bướng như nh à anh ?
Lão Nhị nạt lên một tiếng:
- Tưởng ai té ra tám con ma ngoài cù lao bị tụi Hồng Mao đuổi vô đất liền...
Hãy xem nguyệt đao của lão gia đây?
Lão Nhị rút nguyệt đao chém ra một nhát như làn chớp nhưng thanh niên kia cũng nhanh không kém. Anh ta đẩy một cái, thanh đinh ba nằm dọc theo lưng ngựa đã nhô lên cản đường nguyệt đao đánh "Choang" một cái làm thanh nguyệt đao bị dội lại.
Lão Nhị trợn mắt phùng mang giật cương lùi lại và một nhát đao lại đánh vẹt lên cổ của thanh niên khiến anh ta phải đẩy cán đinh ba lên đỡ rồi trở mũi đinh ba chọc mạnh tới ngực lão Nhị. Hai bên đã đánh thử cùng nhau ba hiệp, nhưng đường đao và đinh ba của hai người sắp đánh thêm một hiệp nữa thì lão Nhất đã chĩa lưỡi nguyệt đao vào giữa hai ngọn binh khí của hai người rồi nói:
- Các huynh đệ dừng tay lại... hai bên cùng đều anh em cả... Ta không nên đánh nhau làm tổn hại tình giang hồ... ?
Người được gọi là đại ca cũng bảo thanh niên:
- Tam đệ lui lại để chúng ta nói chuyện?
Anh ta quay lại hỏi lão Nhất:
- Các hạ bảo chúng ta đều là anh em cả "Là thế nào"?
Lão Nhất cười đáp:
- Anh em ta đã kết nghĩa với "Thập nhất đồng Lê" cũng như "Nhị Hồng Cẩứ mà các huynh đệ cũng ở trại cuối đường Truông. Vậy có phải đều là anh em hết phải không?
Đại hán nhìn hai anh em "Song nguyệt đao" rồi hỏi:
- Về danh xưng trong giang hồ thì nhị vị thế nào?
Lão Nhân đáp chen vào:
- Ta đã bảo " Song sát nguyệt đao"... mà nhà ngươi không nhớ à?
Người kia nhìn lão Nhất. Anh ta cười nhẹ hỏi:
- Tại hạ chưa hề nghe " Song sát nguyệt đao"...
Lão Nhất cười đáp:
- Các huynh đệ bỏ qua cho tật châm biếm của lão Nhị. Thật tình anh em tại hạ là "Song nguyệt Nhị Lê" ở đất Bắc Hà...
Đại hán cười xòa bảo các em phía sau:
- Các hiền đệ ? Đây là anh em ta cả... Khi còn ngoài cù lao ta vẫn nghe đến nhị vị tướng quân nầy... Họ là "Một nóng một lạnh" đấy, nhưng rất hào hiệp...
Lão vòng tay thi lễ. Lão Nhất cũng đáp trả. Lão hỏi:
- Nhị vị định về đâu hôm nay?
Lão Nhất đáp:
- Anh em tại hạ vào "Đàng trong" tìm một người.
Đại hán bảo:
- Một người? Tên họ là gì, may ra tại hạ có nghe qua! Lão Nhất bảo:
- Người nầy chỉ độc có một cánh tay phải. Còn dung mạo thì e ngày nay có thay đổi... nhiều.
Đại hán thở dài đáp:
- Một tay như thế thì chịu thôi... Sáng nay anh em tại hạ có thấy một người như thế bị treo cổ nơi ngôi miếu bên đường... ?
- Lão Nhất như nhớ lại một điều gì. Lão vội vàng bảo:
- Chúng ta trở lại nơi ấy xem thử?
Mười thớt ngựa cùng quay lại ngôi miếu cổ... Lão Nhất và người kia dẫn đầu.
Khi đoàn người đến gần ngôi miếu thì cả đoàn kinh ngạc kêu lên:
- Đâu rồi?
Lê Ban nhìn chú em. Lão nói:
- Chúng ta đi ngang còn trông thấy đây mà? Sao bây giờ lại thế nhỉ?
Lê Nhân cười bảo anh:
- Anh quên cụ bà họ Mạc rồi à? Sao không quay lại xem thử?
Lê Ban quay lại người kia. Lão bảo:
- Huynh đệ chúng tôi còn phải đi trở lại... Xin giã biệt các huynh đệ. Hẹn ngày qua Truông ?
Hai anh em Song nguyệt đao quày trở lại quán nơi xóm tranh. Đứng trước quán lá, Lê Ban nhảy xuống ngựa. Lão nhìn vào tìm cô gái, nhưng từ trong ấy một bà cụ bước ra. Bà ta hỏi:
- Các hạ tìm ai?
Lão Nhất nhìn đăm đăm bà cụ. Một lúc lão mới hỏi:
- Tại hạ muốn tìm cô gái có cặp song đao...
Bà cụ cười đáp:
- CÔ ta và bà cụ vừa đi khi nãy? Họ có để lại cho ông mẩu giấy này đây.
Lão Nhất tiếp tờ giấy màu vàng nhạt cũ kỹ rồi quay lại nhìn lão Nhị. Lão đọc:
' Nhị Lê "! Bọn ta phải trở ra Bắc Hà... tên Kiều ~4 Túc cũng cùng đi với ta.
Các ngươi đừng tìm y nữa!'.
Họ Mạc.
Lão Nhất nhìn bà cụ. Lão nói:
- Cụ từ đâu mà khi sáng tại hạ không gặp?
Bà cụ cười hiền hậu:
- Choa ở mấy căn nhà gần đây?
Lão Nhất nhíu mày nhìn bà cụ. Lão lại hỏi:
- Chiều qua cụ có trông thấy một thanh niên mang sau lưng bó vỏ cây có nhô lên đuôi kiếm đen? Anh ta uống ba quả dừa?
Bà cụ lắc đầu đáp:
- Chẳng thấy ai cả?
Lão Nhất lại hỏi:
- Trông cụ khá quen. Nhưng không hiểu tại hạ đã gặp cụ nơi nào rồi nhỉ?
Bà cụ cười tươi đáp:
- Choa ở trong Đồng Hới đó "Nờ". Người ta ở trong nớ gọi choa là cụ Lữ?
- Cụ Lữ ! - Phải? Choa là cụ Lữ đây?
Lão Nhất quay qua chú em. Lão nói:
- Cụ Lữ đây nè chú mi ?
Lão Nhị nhảy xuống ngựa. Lão hỏi dồn:
- Thế cụ ra đây với ai? Còn Cả Lú đâu?
Bà cụ lắc đầu bảo:
- Hắn vô hẳn trong Qui Nhơn với mấy ông Nhạc, Lữ rồi? ở đây chỉ còn có choa với...
Lão Nhất mừng rỡ hỏi:
- Có phải cụ ở với Trương đệ không?
Cụ bà chưa đáp lời lão Nhất thì trong cửa buồng Minh Quang bước ra. Chàng đáp :
- Tại hạ ở đấy? Xin chào nhị vị "Song nguyệt đao"?
Lão Nhất cười tươi:
- Huynh đệ ở đây mà bọn ta phải đi tìm đút hơi.
Minh Quang bước ra nơi có chiếc bàn bằng tre. Chàng mời:
- Mời nhị vị lão huynh ngồi nghỉ chân... uống nước dừa rồi ta nói chuyện.
Lão Nhất và lão Nhị bước ra ngồi đối diện với Minh Quang. Chàng nghiêm trang hỏi :
- Có phải Mạc Long Kham bắt nhị vị đi tìm cho được tại hạ?
Lão Nhất đáp:
- Nói chung là cả họ Kiều và Mạc Long Kham đều như thế?
Minh Quang hỏi:
- Họ Kiều là người thế nào? Người của ai?
Lão Nhất đáp:
- Tại hạ không hiểu nguồn gốc của y. Còn người của ai thì cũng chịu thua luôn ?
Minh Quang trầm ngâm. Một lúc chàng mới nói:
- Nhị vị từ Đồng Hới vô đây. Còn ngoài ấy thế nào?
- Ngoài ấy chỉ còn Mạc Long Kham và các thuộc hạ của y... ?
Lê Nhân nhìn chàng trai sơn dã. Lão nhíu mày hỏi:
- Trương huynh đệ ở đây từ hôm qua à?
Minh Quang lắc đầu đáp:
- Tại hạ đưa cụ Lữ vào đây được tuần nhật...
- Thế tại sao cô gái bảo chiều qua?
Minh Quang cười đáp :
- Cả bà cụ Mạc và cô gái ấy đều không biết ba người chúng ta là ai. Bởi chúng tôi ở tít mãi cuối xóm, giả làm ngư dân bị giạt thuyền vào cửa xóm Cát...
Lê Ban hỏi lại:
- Các hạ không định vô Đàng trong sao?
- Không ? Tại hạ còn nhiều việc phải làm. à ? Nhị vị định bỏ Mạc Long Kham à?
Lê Ban đáp:
- Khi mà cụ bà họ Mạc đã biết được anh em chúng tôi vào đây và đã nhìn thấy cái xác của người cụt tay thì việc trở về Lũy Thầy không còn ý nghĩa nữa.
Minh Quang hỏi:
- Tại sao vậy?
Lê Ban thở dài đáp:
- Cụ bà Mạc biết chúng tôi là người của vua Lê sai đi. Nay cái xác của người cụt tay treo giữa đường và sự ra đi của bà ta sẽ báo cho họ Mạc ở Lũy Thầy biết anh em tại hạ sẽ không trở lại nữa.
Minh Quang đăm chiêu nói:
- Thế nhị vị có nghĩ ngày nào trở lại Thăng Long?
Lê Nhân bặm môi bảo:
- Việc ấy không còn là điều quan trọng nữa. Bởi nhà vua bây giờ như con chim nằm trong chiếc lồng của Trịnh... Chỉ có các hạ mới thử ra cách nào đó để giữ được kho báu đừng để lạc qua tay bọn phản bội mà có hại cho Tổ quốc ?
Minh Quang chợt hỏi anh em Song nguyệt:
- Nghe nhị vị đã kết nghĩa với anh em trên trại Vú Cồn. Điều ấy có đúng không?
Lê Ban gật đầu. Minh Quang lại hỏi:
- Cái xác cụt tay ấy làm cho nhị vị nghĩ điều gì?
- Đây là một xác giả để đánh lừa nhưng ai muốn đi tìm Lê Trương?
Minh Quang cười gật đầu:
- Đúng vậy? Đến nay tại hạ cũng chưa nghe hoặc tìm ra manh mối của Lê Trương. Còn cái xác nầy chính tại hạ thấy Kiều A Túc treo lên miếu đêm qua.
Không hiểu y tìm hoặc giết người nào đó để đánh lừa ta.
Lê Ban suy nghĩ một lúc rồi đáp:
- Kiều A Túc muốn chúng ta tin rằng Lê Trương đã bị giết hoặc ít ra thì cũng sợ người tìm mình nên đã tự vẫn mà chết. Y giăng ra cái hỏa mù nầy rồi rút về Bắc Hà cùng cụ Mạc để tạo thêm sự tin tưởng cho chúng ta rằng:
"Không nên tìm kiếm Lê Trương nữa"? Có phải thế không?
Minh Quang nhìn một vòng quanh các ngôi nhà tranh lụp xụp trên mảnh đất xanh tươi những rau và dừa. Chàng nói:
- Nhị vị chờ một chút sẽ có dừa cho nhị vị uống giải khát. Không nên uống nhiều rượn quá sẽ có hại ?
Lê Nhân cười vỗ vào đầu lão rồi nói:
- Tại hạ nhờ rượn mà sáng suốt ra... Các hạ mà uống dừa nhiều sẽ sinh đau bụng mà chết đấy.
Hai người đang nói cười chưa hết câu thì có đứa bé khoảng tám tuổi gánh bốn quả dừa đưa vào. Minh Quang chặt dừa đổ ra bát. Chàng bảo đứa bé:
- Tiểu đệ ? Cậu vào bảo cụ bà lấy ra đây cho chúng ta mấy phong kẹo vừng.
Đứa bé chạy vào nhà. Minh Quang lại nói tiếp câu chuyện dang dở:
- Theo tại hạ thì nhị vị lão huynh nên lên trại Vú Cồn với anh em họ Lê. Dù sao họ cũng là người hiểu rõ các vị hơn. Còn chuyện Đàng trong hiện nay còn phức tạp lắm.
- Là thế nào?
- Chúa Nguyễn đang chinh phạt, mở mang mạn Đông Nam thì trong nội địa bọn Trương Phúc Loan lại quấy nhiễu dân lành. Dân căm hờn nên anh em Tây Sơn đang nổi dậy... Vì vậy mà tình hình chưa rõ để cho nhị vị huynh đệ biết nên đầu quân bên nào. Có khi họ còn nghi ngờ cho nhị vị là người của chúa Trịnh ra do thám thì mệt lắm đấy?
Lão Ban gật đầu rồi hỏi:
- Còn huynh đệ thì thế nào?
Minh Quang thở dài. Trầm ngâm một lúc rồi nói:
- Tại hạ không vào trong nữa, mà có thể lẩn quẩn quanh vùng nầy. Bởi Lê Trương ngày xưa đã căn dặn cụ Lữ rằng anh ta sẽ tìm đến bà ấy khi cần thiết. Và, hiện tại cụ Lữ sẽ ở lại quán này để đón Lê Trương.
Lê Nhân nhìn vào quán. Lão Nhị hỏi:
- Huynh đệ không sợ cụ bà họ Mạc tìm ra cụ Lữ à?
- Không ! - Tại sao thế?
Minh Quang cười nhẹ đáp:
- Bởi cụ ấy ra đi vội vã, người chủ nhà nầy chưa kịp đòi số tiền thuê. Còn tại hạ mới thuê cách đây mấy khắc thì nhị vị vừa đến.
Lê Nhân thắc mắc hỏi:
- Sao huynh đệ không thuê nơi khác mà lại chọn chỗ nầy?
Minh Quang lại cười:
- sáng nay nép ngoài miếu hoang. Tại hạ thấy nhị vị lão huynh đứng xem cái xác rồi ghé vào quán... Tại hạ biết nhị vị sẽ trở lại khi nghe cụ bà họ Mạc báo tin nhắn gởi và họ Kiều không ở Phú Xuân... vậy thì hai nhị vị phải trở lại đây thôi ?
Lê Ban cũng cười:
- Tại hạ không ngờ các hạ mới xuống núi chưa bao lâu mà đã lịch lãm đến thế?
Lê Nhân nhìn lên bầu trời đã nghiêng bóng về Tây. Lão Nhị nói:
- Anh em ta có nên đi ngay về đường Truông không?
Lê Ban hỏi:
- Chú mi lại thích quần tụ để uống rượn à?
Lê Nhân lắc đầu đáp:
- Xem thử các hảo hán trong Truông có giữ chân Kiều A Túc lại không?
Minh Quang lắc đầu đáp:
Họ đi đường biển để tránh đụng độ với các nhóm khác.
Lê Ban cười:
- Cũng như huynh đệ đã làm hôm vào đây?
- Vâng ? Đôi khi cũng không nên va chạm nhiều quá... sẽ có hại... ?
Lê Ban uống xong chén nước dừa. Lão giục Lê Nhân:
- Chúng ta lên đường trở lại Truông.
Lê Nhân hăm hở xốc lại nguyệt đao. Lão Nhị vươn vai nói:
- Nên trở lại sớm. Cứ đi mãi mòn chân hết... ?
Minh Quang cười. Chàng đưa tay nói:
- Nhị vị lão huynh không có rượn nên muốn đi sớm à? Hãy chờ tại hạ dọn mâm rượn thịt mừng được gặp lại những hậu nhân của phụ thân...
Lê Ban xúc động ngồi xuống. Lê Nhân cũng không kém gì sư huynh. Lão hỏi:
- Làm sao mà huynh đệ biết anh em ta là hậu nhân của Lê tiền bối?
Minh Quang lắc đầu đáp:
- Xin tạm giấu điều bất khả lộ... ? Có dịp tại hạ sẽ kể cho nhị vị lão huynh rõ.
B ây giờ xin mời nhị vị dùng với chúng tôi một tiệc tẩy trần nho nhỏ ?
Cụ Lữ từ trong bưng ra một mâm đầy rượn thịt. Cậu bé đi sau ôm hai hũ rượn ta. Minh Quang vuốt tóc đứa bé. Chàng giới thiệu:
- Đứa cháu muộn sót của Cả Lú. Bà mẹ của cháu bị Kiều A Túc giết lúc đi tìm Cả Lú không gặp. Tại hạ đưa cháu từ cửa sông Nhật Lệ về đây đấy.
Lê Ban nhìn cậu bé. Lão hỏi:
- Tiểu điệt tên là gì?
Đứa bé vòng tay lễ phép thưa:
- Cháu tên Cả Nhật Lệ đấy ạ?
Lão Nhân bật cười hỏi:
- Sao lại lấy họ Cả?
Minh Quang giải thích:
- Mẹ cháu muốn cháu giữ cái chữ Cả có nghĩa là lớn. Thay vì chữ Đại, nhưng chữ đại nó không gần gũi nhân gian như chữ Cả của ta. Thế nên Cả Lú đặt nó tên Nhật Lệ để nhắc nhở cháu ngày sau phải nhớ đến cửa sông nơi mẹ cháu và cháu lớn lên...
Lê Ban bỗng nói:
- Tại hạ muốn đưa cháu lên Vú Cồn cho các hảo hớn dạy dỗ được chứ? ở đây các hạ và cụ Lữ đều bận rộn lắm không có thời giờ để dạy cho cháu... ?
Minh Quang nhìn cụ Lữ rồi hỏi đứa bé:
- Tiểu đệ có thích theo các lão nhân nầy học võ không?
Cả Nhật Lệ lắc đầu đáp:
- Cháu thích theo Minh... Quang đại ca hà?
Mọi người cùng cười. Minh Quang vò đầu đứa bé bảo nó:
- Vậy thì Cả tiểu đệ phải làm những việc ngu huynh dặn nhé?
Cả Nhật Lệ gật đầu liên tiếp và nói:
- Nhớ, nhớ lời đạ ca dặn lắm chứ?
Cả Nhật Lệ nói xong chạy liền ra đường cái quan lẩn vào sau các thân phi lao mất dạng.
Minh Quang rót rượn ra chén. Chàng đưa một chén cho cụ Lữ:
- Cụ nhấp với cháu một chút cho ấm bụng ?
Bà cụ đặt các thứ xuống bàn rồi cười móm mém nói:
- Các huynh đệ cứ tự nhiên cho. Choa còn phải lo mấy việc sau bếp ?
Bà cụ nói xong thì đi vào trong quán... Minh Quang và hai anh em Song Tửu Nguyệt đao ăn uống vui vẻ. Lê Ban hỏi:
- Các hạ có nghe họ Trương ở Phú Xuân không?
Minh Quang gật đầu đáp:
- Họ Trương là một tay ác bà lộng quyền Đàng trong ấy mà?
Lê Nhân nói ngay:
- Anh em tại hạ lên Vú Cồn tập luyện cùng các huynh đệ trên ấy và một ngày nào đó sẽ xuống Phú Xuân hỏi tội thằng gian tặc ấy mới hả tức.
Minh Quang mím môi đáp:
- Tại hạ có lẽ rồi cũng vào trong ấy một chuyến...
Ba người ăn uống và tâm sự đến khi mặt trời ngả xuống đầu núi voi thì Lê Ban đứng dậy từ biệt Minh Quang. Hai anh em cùng nói:
- Phải đến vào lúc nấy may ra còn gặp nhiều chuyện vui. Hẹn gặp lại các hạ ngày gần nhất.
Khi hai anh em Song ngyệt đao khuất khỏi khu miếu cổ thì Minh Quang quay vào phía trong quán. Chàng đi qua căn chái bên sửa soạn lại mấy thứ cần thiết để sáng ngày mai đi vào Đàng trong. Thì ngoài sân cát chú bé Nhật Lệ chạy vào vừa hổn hển vừa báo tin:
- Đại ca ơi? Có mấy người cỡi ngựa đang đứng ngoài cổng nhìn vô?
Minh Quang khẽ gật đầu dặn nhỏ:
- Tiểu đệ ra xem thế nào... mọi việc đã có ngu huynh ?
- Dạ?
Nhật Lệ chạy vòng ngõ sau ra ngoài. Minh Quang giắt thanh Huyền kiếm lộc giác vào phía trong bụng rồi vạch lá nhìn ra ngoài sân. Chàng thấy hai người mặc võ phục màu lam khói đầu đội mũ rơm rộng vành, lưng giắt đoản đao đang cột ngựa vào cột cổng. Một người, có râu lưa thưa chấm ngực, đi vào quán. Người nầy hỏi cụ Lữ:
- Bà cụ có biết ở đây có người già nào tên là cụ Lữ không?
Cụ Lữ giụi mắt. Nhìn người râu thưa rồi hỏi lại:
- Các vị ở đâu mà hỏi cụ Lữ?
- Tại hạ là người trong phủ chúa Nguyễn?
Cụ Lữ cười nhạt bảo:
- Người trong phủ chúa sao lại ăn vận như kẻ giang hồ thế?
Người râu thưa nhìn cụ già chăm chăm rồi hỏi giọng nhát gừng:
- Cụ là ai mà không chịu trả lời câu hỏi của ta, lại đi bàn chuyện đâu đâu vậy?
- Lão đây là người bản xứ nên rất rõ người trong phủ nhà chúa. Còn các vị muốn hỏi ai thì cũng để lão suy nghĩ xem có nên trả lời không chứ?
Người râu thưa bực tức nạt:
- Bà nầy ngoan cố nhỉ? Ta là người của quan quyền thần họ Trương đây?
Cụ Lữ cười nhạt:
- Các vị có là người của chúa ta vẫn không sợ. Bởi nơi đây còn có người của Truông ba trại. Các vị có gan thì vào Truông mà hù dọa họ... chứ lão thì không trả lời đâu ?
Người râu thưa không nói gì nữa mà quay trở ra gọi người đứng chờ ngoài cổng cây:
- Lão tứ? Vào đây xem! Ngoài cổng người mặt xanh mét nhọn choắt như chuột bước vào. Y nhìn bà cụ rồi hỏi người râu thưa:
- Đúng là mụ ấy rồi đấy?
Người râu thưa gật đầu đáp:
- Vậy thì trói mụ lại... đem về cho quan quyền thần?
Hai tên trung niên bước tới một bước rồi cùng loạt đưa tay ra chụp lấy tay cụ Lữ. Bà cụ trên tám mươi nhưng khá nhanh nhẹn, cái chụp của hai trung niên kia bị cái lách người của bà già nên chụp vào khoảng trống. Người râu thưa tức giận quát - Giỏi nhỉ?
Hai người lại đưa tay lên để chụp tiếp, nhưng cái chụp lần nầy lại trúng vào người của Minh Quang. Chàng để cho hai tay của mình nằm yên trong tay của hai trung niên rồi nghiêm giọng hỏi:
- Các hạ ở đâu lại đến quấy nhiễu nơi đây thế hử?
Hai tên thanh niên buông tay Minh Quang ra. Người râu thưa đáp lừng khừng:
- Bọn ta đi bắt người?
Minh Quang cười nhạt:
- Đi bắt một bà cụ mà lại đến hai trung niên có võ công? Thật buồn cười nhỉ?
Nhưng bà cụ nầy mang tội gì mà bị bắt thế?
Người mặt sạm dáng chuột hỏi lại Minh Quang:
- Chuyện nầy có liên quan gì đến nhà ngươi mà... hỏi?
Minh Quang cười nhạt đáp:
- Sao lại không liên quan?
- Liên quan thế nào... hử?
Minh Quang trầm giọng:
- Thứ nhất là các vị vào quán của ta. Thứ hai là chụp vào tay ta. Thứ ba là bà cụ bị tội gì mà các ngươi lại vào vào đây để bắt?
Người râu thưa vênh mặt đáp :
- Bọn ta cần thì bắt. Nhà ngươi không phải hỏi. Còn chuyện chụp trúng tay ngươi thì đã sao?
Minh Quang không nén được cơn giận. Chàng quát khẽ:
- Ra ngoài ngay? Lũ chuột rừng. Dù sao nơi đây cũng còn người ở chứ đâu phải chỗ hoang vu! Hai tên trung niên cất giọng cười trêu chọc:
- Nhóc con? Chú mi làm được gì mà lớn giọng thế?
Minh Quang chờ cho hai tên dứt lời. Bằng một động tác nhanh như chớp.
Chàng phất nhẹ vào má của hai tên vô lại. Hai tiếng chát vang lên. Hai tên trung niên lùi ra ngoài đưa tay xoa gò má đỏ ửng dấu bàn tay.
Minh Quang bước ra theo. Chàng bảo:
- Các ngươi biết khôn thì biến khỏi đây ngay.
Người có râu lưa thưa rút thanh đoản đao ra. Y gằn giọng bảo:
- Nếu mi không sợ mang tật thì lấy vũ khí ra?
Minh Quang cười nhạt.
Chàng lướt ra như cơn gió và một cái xoay nhanh điểm luôn một lúc ba huyệt trên người đối thủ. Tên nầy nhảy lùi lại tránh được đòn đầu và hất đao lên đâm thọc vào ngực Minh Quang. Chàng trai trẻ sơn dã búng ngón tay vào bản đao của địch thủ nghe "Boong" một phát. Tay kia điểm vào trán hắn và chuyển qua trảo công bấu vào huyệt thính hội một phát. Tên râu thưa lảo đảo ngã ngửa buông đao.
Y nằm nhìn lên trời như một kẻ nhàn du đang ngắm trăng...
Tên da xanh mặt chuột nhảy xổ tới đánh liên tiếp mấy đao vào đầu, ngực và bụng Minh Quang. Chàng trai trẻ lại cười.
Tên da xanh mặt chuột vẫn múa đao đánh thốc tới khiến Minh Quang phải tái diễn mấy chiêu thức cũ. Và, kết quả là hai kẻ đi bắt người được đặt lên lưng ngựa rồi Minh Quang đạp vào mông cho ngựa chạy như điên về lối cũ.
/17
|