Tào Tháo triệu kiến, Tào Bằng dĩ nhiên không thể từ chối.
Cũng may từ Hứa Đô đến Trường Xã không xa lắm, nhưng tuyết rất dày, mất nhiều thời gian đi lại hơn nhiều. Tào Bằng cưỡi Chiếu Dạ Bạch, kêu Hàn Đức và hai mươi tên Phi Mạo lập tức xuất phát. Hắn đi rất vội vàng, sau giờ hợi đã đến Trường Xã.
Tào Tháo vẫn chưa dẫn quân vào thị trấn Trường Xã, mà trú ở ngoài thành Trường Xã.
Tào Bằng thông báo tên họ ở ngoài cửa viên môn. Chỉ một lát sau, hắn đã thấy Điển Mãn và Hứa Nghi dẫn hai đội thiết kỵ nghênh đón.
-Nhị ca, tam ca, Tư không gọi ta gấp thế là có việc gì vậy?
Điển Mãn lắc đầu, không rõ lắm.
Hứa Nghi nói:
-Lúc trước, hình như khi còn ở Lê Dương, Tư không ngẫu nhiên đọc được một bài văn, sau đó liền không vui. Có lẽ tìm ngươi cũng là vì chuyện này. Ngươi cẩn thận một chút, gần đây tâm trạng của chủ công không được tốt lắm đâu.
Đọc được một bài văn thì có gì liên quan đến ta chứ?
Tào Bằng ngạc nhiên, xuống ngựa theo hai người Điển Mãn đi vào trong doanh.
Hắn vốn định tìm hiểu thêm chút tin tức nhưng hai người này hỏi gì cũng chẳng biết.
Cứ như vậy, Tào Bằng ôm theo cả đống nghi hoặc trong lòng bước vào đại trướng trung quân.
Tào Bằng vừa thấy đại trướng ngay trước mắt, một gã văn sĩ mặc áo xanh đã chặn đường hắn lại.
Văn sĩ này tuổi tác chừng năm mươi, mặt mày gầy guộc, râu dài buộc ba nhánh, nhìn rất có khí chất của người nho nhã.
Dáng người người này không cao lắm, thân thể mảnh khảnh, nhìn có vẻ hơi gầy yếu.
Người này vừa xuất hiện, Điển Mãn và Hứa Nghi đã lập tức biến sắc. Gương mặt hai người rất khó coi.
Tào Bằng dừng chân lại, nghi hoặc nhìn đối phương.
-Có phải Tào Tam Thiên đó không?
-A, tại hạ Tào Bằng, xin hỏi đại danh của tiên sinh?
-Mỗ là Hứa Du.
Hứa Du?
Chính là Hứa Du, người đưa ra kế sách bất ngờ tập kích Ô Sào, chặn đường sống của Viên Thiệu đó ư? Tào Bằng nhớ rõ kết cục của Hứa Du dường như không được tốt đẹp lắm. Người này tính tình quá bướng bỉnh, ngạo mạn, không biết chừng mực, cho nên sau này mới bị Hứa Chử làm hại. Lúc ấy, Tào Tháo rất giận dữ, nhưng kết quả cũng chỉ phạt Hứa Chử một năm bổng lộc, chứ không phạt nặng gì.
Nói đến chuyện này, ấn tượng của Tào Bằng về Hứa Du cũng không tốt lắm.
Cho nên, khi Hứa Du ngăn hắn lại, hắn không khỏi nghi hoặc, tò mò quan sát y.
Trong trí nhớ của Tào Bằng, hắn chưa từng tiếp xúc với Hứa Du. Khi Hứa Du đến nương nhờ Tào Tháo, hắn đang bị nhốt trong đại lao phủ Vệ tướng quân. Sau này, khi Hứa Du tới Hứa Đô, Tào Bằng lại tới Tuy Dương, tìm Trần Quần có việc.
Khi Tào Bằng trở về Hứa Đô thành thân, Hứa Du lại trở về quê hương ở Nam Dương. Hai người lại một lần nữa lỡ mất cơ hội gặp gỡ.
Nói ra kể cũng lạ, Hứa Du nương nhờ Tào Tháo đã gần ba năm mà vẫn chưa từng gặp mặt Tào Bằng. Cho dù hai người cùng ở trong một tòa thành, nhưng cũng bởi Tào Bằng bị bãi chức quan, hai người chưa từng tiếp xúc với nhau. Hứa Du luôn làm việc tại phủ Tư không, làm quân sư tế tửu cho Tư không. Tào Bằng lại không thích chạy đến phủ Tư không khi không có việc gì. Đặc biệt sau khi kết hôn, hầu hết thời gian hắn đều ở điền trang ngoài thành, giảng bài, tập võ, rất ít khi vào thành Hứa Đô.
Hứa Du tìm ta là có chuyện gì?
-Nghe nói Tào Tam Thiên là người Nam Dương?
-A, khi tại hạ còn nhỏ, từng sống ở Nam Dương tới mười bốn tuổi, từ đó đến giờ chưa từng trở về.
-Vậy xin hỏi là chỗ nào của Nam Dương?
-Tại hạ là người ở núi Trung Dương, huyện Vũ Âm, quận Nam Dương.
Tào Bằng không để ý rằng khi Hứa Du nói chuyện đều dùng tiếng bản địa Nam Dương.
Có lẽ vì thói quen, hắn cũng trả lời bằng giọng Nam Dương. Nhưng khẩu âm của Hứa Du có lẽ gần với khu vực Nhương thành, nằm ở phía tây nam Nam Dương. Còn khẩu âm của Tào Bằng là tiếng địa phương Vũ Âm, nằm ở phía bắc Nam Dương.
Thân hay không thân, bọn họ cũng là đồng hương.
Sau khi Tào Bằng tới Hứa Đô, hắn luôn nói tiếng Quan Thoại.
Thậm chí khi ở nhà, bất kể là Tào Cấp hay Đặng Tắc, phần lớn mọi người đều nói tiếng Quan Thoại. Chỉ trừ mẫu thân hắn là Trương thị và tỷ tỷ Tào Nam khi nói chuyện với nhau sẽ ngẫu nhiên dùng một chút tiếng địa phương Nam Dương ra, còn mọi người gần như rất ít nói tiếng này. Giờ, Hứa Du dùng tiếng Nam Dương hỏi, Tào Bằng chợt có cảm giác gần gũi. Hứa Du cười càng tươi hơn.
-Thật không ngờ ta lại là đồng hương của Tào Tam Thiên.
-Tử Viễn tiên sinh cũng là người Nam Dương ư?
-Đúng vậy, ta là người Nhương huyện.
-Nhương huyện ư? Ta từng đến đó rồi.
Hứa Du nghe thấy thế liền mừng rỡ:
-Núi Trung Dương ta cũng từng đi qua rồi, cảnh sắc rất đẹp. Hôm nào Tào Tam Thiên rảnh sao không trở về quê hương xem sao? Ha ha, khó có được người đồng hương, Hứa mỗ thất lễ rồi!
-Bằng từ lâu đã nghe danh tiên sinh, chỉ có điều chưa được gặp mặt, nên trong lòng vẫn luôn tiếc nuối. Nếu tiên sinh vui lòng, đợi khi nào rảnh rỗi, ta xin cùng tiên sinh nâng cốc trò chuyện. Chỉ có điều, Tư không gọi ta có việc, thứ cho Bằng thất lễ.
Hứa Du vội vàng xua tay:
-Hữu Học đi đi. Ngày khác ta sẽ đến nhà thăm.
Nói xong, Hứa Du chắp tay sau lưng, ung dung thong thả đi. Không hiểu sao, Tào Bằng lại cảm thấy Hứa Du này có vẻ cũng không đáng ghét lắm!
-Hôm nay thật lạ. Hứa Tử Viễn có vẻ rất thân thiết với ngươi nhé.
-Vậy sao?
Điển Mãn nghiêm mặt nói:
-Ngươi không biết chứ thằng cha này ngày thường hay ra vẻ thế nào đâu. Y luôn tự cao tự đại, giọng điệu thì ngông cuồng, kiêu căng. Lần trước nhìn thấy ta, y còn hỏi ta: "Có biết người nào bày kế phá Viên Thiệu không?" Ta biết y từng hiến kế bất ngờ tập kích Ô Sào, nhưng đó cũng là nhờ công chủ công mưu tính sâu xa, các tướng sĩ cống hiến nữa chứ. Nếu không phải y là hảo bằng hữu của chủ công năm xưa thì lão tử sớm đã đánh cho y béo lên rồi. Bình thường, bất kể là nói chuyện với ai, y đều ngẩng cao đầu, không coi ai vào mắt cả. Hôm nay, y nói chuyện với ngươi còn khá là bình thường. Nhưng e là cũng chỉ tạm thời thôi, sớm muộn gì y cũng khiến ngươi phát cáu cho mà xem.
Có thể thấy được Điển Mãn rất oán giận Hứa Du.
Tào Bằng nhìn theo bóng Hứa Du, lắc đầu nghi hoặc.
Trong Tam Quốc diễn nghĩa, La Quán Trung nhấn mạnh miêu tả sự quyết đoán của Tào Tháo mà giảm bớt hào quang của Hứa Du.
Nhưng thực ra, chuyện Hứa Du đưa ra kế sách bất ngờ tập kích Ô Sào có vai trò cực kỳ quan trọng. Sau đó, nhờ có Giả Hủ, Quách Gia, Hứa Du cùng trợ giúp, cuối cùng Tào Tháo mới hạ quyết tâm. Có thể nói, nếu không có Hứa Du, trận chiến Quan Độ có thể sẽ còn kéo dài rất lâu, thắng bại còn chưa rõ thế nào. Bất kể lịch sử có đánh giá thế nào, nửa đời Hứa Du đều rất huy hoàng.
Y từng là thượng khách của đại tướng quân Hà Tiến, từng bôn tẩu với đám người Hà Tiến.
Y cũng từng tham gia vào việc phế lập Hợp Phì vương, từng giúp đỡ Viên Thiệu hùng cứ phương bắc. Đến Khổng Dung cũng từng khen ngợi, nói: Điền Phong và Hứa Du đều là danh sĩ đa mưu túc trí.
Thư Thụ rất giỏi!
Nhưng chưa chắc đã lọt mắt Khổng Dung.
Khuyết điểm của Hứa Du là tham lam, nhưng có ai mà không có khuyết điểm chứ?
Tào Bằng nhìn theo bóng dáng Hứa Du, nhẹ nhàng lắc đầu.
Chuyện này không ai có thể nói rõ được. Chuyện sinh tử của Hứa Du dù sao cũng không liên quan đến hắn. Ít nhất, thái độ của y đối với Tào Bằng rất tốt.
-Đi thôi, chắc chủ công đang sốt ruột chờ ngươi đấy!
-Đúng vậy, đúng vậy, chúng ta mau đi thôi.
Điển Mãn và Hứa Nghi tạm thời quên đi chuyện Hứa Du, dẫn Tào Bằng vội vàng đi vào đại trướng trung quân.
Trong đại trướng, ánh nến sáng rực.
Tào Tháo ngồi một mình trên sập, khoác bộ áo lông cừu màu đen, chăm chú đọc sách.
Tào Bằng hết sức kính nể sự hiếu học của Tào Tháo.
Người này bất kể đi đến đâu đều mang theo một xe sách.
Hai ba năm nay, Tào Bằng và Tào Tháo không thường xuyên gặp mặt. Thứ nhất Tào Tháo luôn bận rộn, thứ hai là Tào Bằng cũng không muốn đến làm phiền y.
Tào Bằng không hề lo lắng về quan lộ của hắn. Khi nào Tào Tháo cần dùng hắn tự khắc sẽ dùng.
-Tào Bằng phụng lệnh đến bái kiến Tư không.
-A Phúc a, mau vào đây.
Tào Tháo buông sách xuống, ra hiệu cho Tào Bằng đi vào trong trướng.
Điển Mãn và Hứa Nghi tự động dừng chân bên ngoài trướng vải. Sau khi Tào Bằng đi vào trong, màn trướng theo đó cũng buông xuống.
-Thúc phụ gọi điệt nhi đến gấp như thế là có gì muốn chỉ bảo?
Sau khi màn trướng buông xuống, Tào Bằng hiểu ngay ý tứ của Tào Tháo, lập tức đổi cách xưng hô.
Ở bên ngoài, Tào Bằng gọi chức quan của Tào Tháo, đó là vì công việc.
Giờ chỉ còn hai người. Tào Bằng gọi Tào Tháo là thúc phụ, đó là chuyện tư.
Tào Tháo mỉm cười, xua tay ra hiệu cho Tào Bằng ngồi xuống, tự rót cho mình một chén rượu đầy, cười ha ha, hỏi:
-A Phúc, gần đây Thương Thư tiến bộ rất nhiều. Hoàn thẩm thẩm của ngươi thường xuyên khen với ta thằng bé rất hiểu biết lễ nghĩa, biết tiến thoái. Hơn nữa, võ nghệ của Tử Văn cũng rất tiến bộ, đến Quân Minh cũng nói sớm muộn gì nó cũng thành mãnh tướng trong quân. Đây đều là công dạy dỗ của A Phúc ngươi. Ta vẫn phải cảm ơn ngươi mới phải.
-Thúc phụ sao lại nói vậy? Thiên tư của Thương Thư rất tốt, điệt nhi chỉ là thuận thế chỉ dạy thôi, sao có công lao gì?
-Ôi chao, dù có thiên tư mà không có người chỉ điểm cho thì cũng là vô dụng thôi. Hai năm nay, mỗi lần Thương Thư về nhà đều có tiến bộ, ta rất mừng. Năm sau, thằng bé sẽ chính thức vào học, nhưng ta vẫn hy vọng nó có thể tiếp tục ở bên cạnh ngươi học hỏi.
Tháng năm năm Kiến An thứ bảy, Viên Thiệu bị bệnh chết.
Kể từ khi loạn lạc tới nay, rất nhiều trường học phải đóng cửa, lớp hậu sinh không còn biết đến nhân, nghĩa, lễ nữa, vì thế Tào Tháo hạ lệnh tu sửa các ngôi trường ở các quận trong cả nước.
Theo quy định, một huyện có năm trăm hộ phải lập sĩ quan cấp tá, phụ trách dạy học cho các anh tài tuyển chọn trong vùng.
Phàm là quan lại công khanh hưởng bổng lộc sáu trăm thạch trở lên, con cháu tướng tá đều có thể dạy học cả. Những người sau khi đi học có thể chờ làm quan hay làm ở các phân cục thái thường. Trước đây, Tào Xung vẫn theo Tào Bằng học, nhưng thằng bé đã sắp chín tuổi, đến tuổi chính thức nhập học, học các bài văn kinh điển. Nói cách khác, lớp học vỡ lòng của thằng bé coi như đã xong.
Tới giai đoạn này, thằng bé nhất định phải được học tập ở trường học cẩn thận.
Tào Bằng sớm đã nghĩ đến chuyện này cho nên cũng không ngạc nhiên.
Tào Tháo cười nói:
-Ta nghe nói Thương Thư ở chỗ ngươi còn học từ những người khác nữa, phải không?
-Đúng vậy!
Tào Bằng khom người nói:
-Đức Nhuận, Sĩ Nguyên, Quảng Nguyên đều là những danh sĩ có tài học, tài đức hơn người. Thương Thư được bọn họ dạy dỗ chắc chắn sẽ học được rất nhiều.
-Ừ, Hám Trạch thì ta có biết, đó cũng coi như là cấp dưới cũ của ngươi. Y cũng là người có tài hoa, cũng đến lúc phải nhập sĩ rồi. Ta cũng muốn nói với ngươi chuyện này, Tử Sơn ở Hải Tây đã ba năm rồi, chiến tích cũng nhiều. Ta muốn đưa gã tới phủ Tư không, đảm nhiệm chức Từ Tào, kiêm cả chức Thái Thương lệnh nữa. Nếu thế, Hải Tây lại thiếu một vị trí, Hám Trạch dù sao cũng là người cũ của Hải Tây, có thể kế nhiệm được. Ngươi nghĩ thế nào?
Bộ Chất sắp bị điều đi sao?
Từ Tào và Thái Thương lệnh đều là các chức vụ có thực quyền.
Đặc biệt là Từ Tào có nhiệm vụ giám sát đủ loại quan lại, thuộc cơ quan chấp pháp bên trong phủ Tư không.
Bộ Chất đảm nhiệm chức Từ Tào, phẩm trật dù không tăng nhiều lắm nhưng lại được lên chức không nhỏ. Để Hám Trạch tiếm chưởng Hải Tây ư?
Tào Bằng lập tức hiểu rõ sự ảo diệu trong đó.
Về tư, Tào Tháo đồng ý để Tào Bằng tiếp tục hưởng thụ ba phần tiền lời của Hải Tây. Về công, cửa hàng bạc mở ra cũng cần phải có người thích hợp đi ổn định tình hình. So ra thì cửu đại hành hội của Từ Châu sẽ dễ dàng chấp nhận bộ khúc của Tào Bằng hơn. Nếu đổi lại là người khác, ắt sẽ xuất hiện dao đồng, chỉ riêng chuyện giao tiếp với cửu đại hành hội đã là một vấn đề lớn rồi. Cửu đại hành hội chính là do một tay Tào Bằng xây dựng nên. Hám Trạch đi tới Hải Tây hiển nhiên là lựa chọn tốt nhất.
Nhưng Tào Bằng biết đây coi như là lần cuối cùng hắn có thể hưởng khoản lợi nhuận của Hải Tây!
Sau Đặng Tắc, lại đến Hám Trạch…
Đợi đến khi Hám Trạch không còn giữ chức vụ này nữa, Tào Bằng ít nhất đã nắm Hải Tây trong tay được mười năm rồi.
Một người nắm được một khu vực trong tay hơn mười năm, ai nghĩ mà chả thấy khó chịu. Huống hồ gì giờ Hải Tây cũng không còn là nơi hoang vắng như bảy năm trước nữa. Nơi đây đã trở thành vùng đất đông đúc và giàu có bậc nhất Lưỡng Hoài. Cửu đại hành hội chắc chắn sẽ lũng đoạn thương nghiệp của Lưỡng Hoài, cấu kết với Giang Đông. Nếu cửa hàng bạc hoạt động hiệu quả, Tào Bằng muốn tiếp tục hưởng tiền lời e rằng rất khó.
Chuyện khác không nói, chỉ riêng thuế muối hàng năm ở Hải Tây đã lên đến hơn trăm triệu, tiền lời của Tào Bằng khiến bao nhiêu người phải để mắt đến đây?
Cũng may từ Hứa Đô đến Trường Xã không xa lắm, nhưng tuyết rất dày, mất nhiều thời gian đi lại hơn nhiều. Tào Bằng cưỡi Chiếu Dạ Bạch, kêu Hàn Đức và hai mươi tên Phi Mạo lập tức xuất phát. Hắn đi rất vội vàng, sau giờ hợi đã đến Trường Xã.
Tào Tháo vẫn chưa dẫn quân vào thị trấn Trường Xã, mà trú ở ngoài thành Trường Xã.
Tào Bằng thông báo tên họ ở ngoài cửa viên môn. Chỉ một lát sau, hắn đã thấy Điển Mãn và Hứa Nghi dẫn hai đội thiết kỵ nghênh đón.
-Nhị ca, tam ca, Tư không gọi ta gấp thế là có việc gì vậy?
Điển Mãn lắc đầu, không rõ lắm.
Hứa Nghi nói:
-Lúc trước, hình như khi còn ở Lê Dương, Tư không ngẫu nhiên đọc được một bài văn, sau đó liền không vui. Có lẽ tìm ngươi cũng là vì chuyện này. Ngươi cẩn thận một chút, gần đây tâm trạng của chủ công không được tốt lắm đâu.
Đọc được một bài văn thì có gì liên quan đến ta chứ?
Tào Bằng ngạc nhiên, xuống ngựa theo hai người Điển Mãn đi vào trong doanh.
Hắn vốn định tìm hiểu thêm chút tin tức nhưng hai người này hỏi gì cũng chẳng biết.
Cứ như vậy, Tào Bằng ôm theo cả đống nghi hoặc trong lòng bước vào đại trướng trung quân.
Tào Bằng vừa thấy đại trướng ngay trước mắt, một gã văn sĩ mặc áo xanh đã chặn đường hắn lại.
Văn sĩ này tuổi tác chừng năm mươi, mặt mày gầy guộc, râu dài buộc ba nhánh, nhìn rất có khí chất của người nho nhã.
Dáng người người này không cao lắm, thân thể mảnh khảnh, nhìn có vẻ hơi gầy yếu.
Người này vừa xuất hiện, Điển Mãn và Hứa Nghi đã lập tức biến sắc. Gương mặt hai người rất khó coi.
Tào Bằng dừng chân lại, nghi hoặc nhìn đối phương.
-Có phải Tào Tam Thiên đó không?
-A, tại hạ Tào Bằng, xin hỏi đại danh của tiên sinh?
-Mỗ là Hứa Du.
Hứa Du?
Chính là Hứa Du, người đưa ra kế sách bất ngờ tập kích Ô Sào, chặn đường sống của Viên Thiệu đó ư? Tào Bằng nhớ rõ kết cục của Hứa Du dường như không được tốt đẹp lắm. Người này tính tình quá bướng bỉnh, ngạo mạn, không biết chừng mực, cho nên sau này mới bị Hứa Chử làm hại. Lúc ấy, Tào Tháo rất giận dữ, nhưng kết quả cũng chỉ phạt Hứa Chử một năm bổng lộc, chứ không phạt nặng gì.
Nói đến chuyện này, ấn tượng của Tào Bằng về Hứa Du cũng không tốt lắm.
Cho nên, khi Hứa Du ngăn hắn lại, hắn không khỏi nghi hoặc, tò mò quan sát y.
Trong trí nhớ của Tào Bằng, hắn chưa từng tiếp xúc với Hứa Du. Khi Hứa Du đến nương nhờ Tào Tháo, hắn đang bị nhốt trong đại lao phủ Vệ tướng quân. Sau này, khi Hứa Du tới Hứa Đô, Tào Bằng lại tới Tuy Dương, tìm Trần Quần có việc.
Khi Tào Bằng trở về Hứa Đô thành thân, Hứa Du lại trở về quê hương ở Nam Dương. Hai người lại một lần nữa lỡ mất cơ hội gặp gỡ.
Nói ra kể cũng lạ, Hứa Du nương nhờ Tào Tháo đã gần ba năm mà vẫn chưa từng gặp mặt Tào Bằng. Cho dù hai người cùng ở trong một tòa thành, nhưng cũng bởi Tào Bằng bị bãi chức quan, hai người chưa từng tiếp xúc với nhau. Hứa Du luôn làm việc tại phủ Tư không, làm quân sư tế tửu cho Tư không. Tào Bằng lại không thích chạy đến phủ Tư không khi không có việc gì. Đặc biệt sau khi kết hôn, hầu hết thời gian hắn đều ở điền trang ngoài thành, giảng bài, tập võ, rất ít khi vào thành Hứa Đô.
Hứa Du tìm ta là có chuyện gì?
-Nghe nói Tào Tam Thiên là người Nam Dương?
-A, khi tại hạ còn nhỏ, từng sống ở Nam Dương tới mười bốn tuổi, từ đó đến giờ chưa từng trở về.
-Vậy xin hỏi là chỗ nào của Nam Dương?
-Tại hạ là người ở núi Trung Dương, huyện Vũ Âm, quận Nam Dương.
Tào Bằng không để ý rằng khi Hứa Du nói chuyện đều dùng tiếng bản địa Nam Dương.
Có lẽ vì thói quen, hắn cũng trả lời bằng giọng Nam Dương. Nhưng khẩu âm của Hứa Du có lẽ gần với khu vực Nhương thành, nằm ở phía tây nam Nam Dương. Còn khẩu âm của Tào Bằng là tiếng địa phương Vũ Âm, nằm ở phía bắc Nam Dương.
Thân hay không thân, bọn họ cũng là đồng hương.
Sau khi Tào Bằng tới Hứa Đô, hắn luôn nói tiếng Quan Thoại.
Thậm chí khi ở nhà, bất kể là Tào Cấp hay Đặng Tắc, phần lớn mọi người đều nói tiếng Quan Thoại. Chỉ trừ mẫu thân hắn là Trương thị và tỷ tỷ Tào Nam khi nói chuyện với nhau sẽ ngẫu nhiên dùng một chút tiếng địa phương Nam Dương ra, còn mọi người gần như rất ít nói tiếng này. Giờ, Hứa Du dùng tiếng Nam Dương hỏi, Tào Bằng chợt có cảm giác gần gũi. Hứa Du cười càng tươi hơn.
-Thật không ngờ ta lại là đồng hương của Tào Tam Thiên.
-Tử Viễn tiên sinh cũng là người Nam Dương ư?
-Đúng vậy, ta là người Nhương huyện.
-Nhương huyện ư? Ta từng đến đó rồi.
Hứa Du nghe thấy thế liền mừng rỡ:
-Núi Trung Dương ta cũng từng đi qua rồi, cảnh sắc rất đẹp. Hôm nào Tào Tam Thiên rảnh sao không trở về quê hương xem sao? Ha ha, khó có được người đồng hương, Hứa mỗ thất lễ rồi!
-Bằng từ lâu đã nghe danh tiên sinh, chỉ có điều chưa được gặp mặt, nên trong lòng vẫn luôn tiếc nuối. Nếu tiên sinh vui lòng, đợi khi nào rảnh rỗi, ta xin cùng tiên sinh nâng cốc trò chuyện. Chỉ có điều, Tư không gọi ta có việc, thứ cho Bằng thất lễ.
Hứa Du vội vàng xua tay:
-Hữu Học đi đi. Ngày khác ta sẽ đến nhà thăm.
Nói xong, Hứa Du chắp tay sau lưng, ung dung thong thả đi. Không hiểu sao, Tào Bằng lại cảm thấy Hứa Du này có vẻ cũng không đáng ghét lắm!
-Hôm nay thật lạ. Hứa Tử Viễn có vẻ rất thân thiết với ngươi nhé.
-Vậy sao?
Điển Mãn nghiêm mặt nói:
-Ngươi không biết chứ thằng cha này ngày thường hay ra vẻ thế nào đâu. Y luôn tự cao tự đại, giọng điệu thì ngông cuồng, kiêu căng. Lần trước nhìn thấy ta, y còn hỏi ta: "Có biết người nào bày kế phá Viên Thiệu không?" Ta biết y từng hiến kế bất ngờ tập kích Ô Sào, nhưng đó cũng là nhờ công chủ công mưu tính sâu xa, các tướng sĩ cống hiến nữa chứ. Nếu không phải y là hảo bằng hữu của chủ công năm xưa thì lão tử sớm đã đánh cho y béo lên rồi. Bình thường, bất kể là nói chuyện với ai, y đều ngẩng cao đầu, không coi ai vào mắt cả. Hôm nay, y nói chuyện với ngươi còn khá là bình thường. Nhưng e là cũng chỉ tạm thời thôi, sớm muộn gì y cũng khiến ngươi phát cáu cho mà xem.
Có thể thấy được Điển Mãn rất oán giận Hứa Du.
Tào Bằng nhìn theo bóng Hứa Du, lắc đầu nghi hoặc.
Trong Tam Quốc diễn nghĩa, La Quán Trung nhấn mạnh miêu tả sự quyết đoán của Tào Tháo mà giảm bớt hào quang của Hứa Du.
Nhưng thực ra, chuyện Hứa Du đưa ra kế sách bất ngờ tập kích Ô Sào có vai trò cực kỳ quan trọng. Sau đó, nhờ có Giả Hủ, Quách Gia, Hứa Du cùng trợ giúp, cuối cùng Tào Tháo mới hạ quyết tâm. Có thể nói, nếu không có Hứa Du, trận chiến Quan Độ có thể sẽ còn kéo dài rất lâu, thắng bại còn chưa rõ thế nào. Bất kể lịch sử có đánh giá thế nào, nửa đời Hứa Du đều rất huy hoàng.
Y từng là thượng khách của đại tướng quân Hà Tiến, từng bôn tẩu với đám người Hà Tiến.
Y cũng từng tham gia vào việc phế lập Hợp Phì vương, từng giúp đỡ Viên Thiệu hùng cứ phương bắc. Đến Khổng Dung cũng từng khen ngợi, nói: Điền Phong và Hứa Du đều là danh sĩ đa mưu túc trí.
Thư Thụ rất giỏi!
Nhưng chưa chắc đã lọt mắt Khổng Dung.
Khuyết điểm của Hứa Du là tham lam, nhưng có ai mà không có khuyết điểm chứ?
Tào Bằng nhìn theo bóng dáng Hứa Du, nhẹ nhàng lắc đầu.
Chuyện này không ai có thể nói rõ được. Chuyện sinh tử của Hứa Du dù sao cũng không liên quan đến hắn. Ít nhất, thái độ của y đối với Tào Bằng rất tốt.
-Đi thôi, chắc chủ công đang sốt ruột chờ ngươi đấy!
-Đúng vậy, đúng vậy, chúng ta mau đi thôi.
Điển Mãn và Hứa Nghi tạm thời quên đi chuyện Hứa Du, dẫn Tào Bằng vội vàng đi vào đại trướng trung quân.
Trong đại trướng, ánh nến sáng rực.
Tào Tháo ngồi một mình trên sập, khoác bộ áo lông cừu màu đen, chăm chú đọc sách.
Tào Bằng hết sức kính nể sự hiếu học của Tào Tháo.
Người này bất kể đi đến đâu đều mang theo một xe sách.
Hai ba năm nay, Tào Bằng và Tào Tháo không thường xuyên gặp mặt. Thứ nhất Tào Tháo luôn bận rộn, thứ hai là Tào Bằng cũng không muốn đến làm phiền y.
Tào Bằng không hề lo lắng về quan lộ của hắn. Khi nào Tào Tháo cần dùng hắn tự khắc sẽ dùng.
-Tào Bằng phụng lệnh đến bái kiến Tư không.
-A Phúc a, mau vào đây.
Tào Tháo buông sách xuống, ra hiệu cho Tào Bằng đi vào trong trướng.
Điển Mãn và Hứa Nghi tự động dừng chân bên ngoài trướng vải. Sau khi Tào Bằng đi vào trong, màn trướng theo đó cũng buông xuống.
-Thúc phụ gọi điệt nhi đến gấp như thế là có gì muốn chỉ bảo?
Sau khi màn trướng buông xuống, Tào Bằng hiểu ngay ý tứ của Tào Tháo, lập tức đổi cách xưng hô.
Ở bên ngoài, Tào Bằng gọi chức quan của Tào Tháo, đó là vì công việc.
Giờ chỉ còn hai người. Tào Bằng gọi Tào Tháo là thúc phụ, đó là chuyện tư.
Tào Tháo mỉm cười, xua tay ra hiệu cho Tào Bằng ngồi xuống, tự rót cho mình một chén rượu đầy, cười ha ha, hỏi:
-A Phúc, gần đây Thương Thư tiến bộ rất nhiều. Hoàn thẩm thẩm của ngươi thường xuyên khen với ta thằng bé rất hiểu biết lễ nghĩa, biết tiến thoái. Hơn nữa, võ nghệ của Tử Văn cũng rất tiến bộ, đến Quân Minh cũng nói sớm muộn gì nó cũng thành mãnh tướng trong quân. Đây đều là công dạy dỗ của A Phúc ngươi. Ta vẫn phải cảm ơn ngươi mới phải.
-Thúc phụ sao lại nói vậy? Thiên tư của Thương Thư rất tốt, điệt nhi chỉ là thuận thế chỉ dạy thôi, sao có công lao gì?
-Ôi chao, dù có thiên tư mà không có người chỉ điểm cho thì cũng là vô dụng thôi. Hai năm nay, mỗi lần Thương Thư về nhà đều có tiến bộ, ta rất mừng. Năm sau, thằng bé sẽ chính thức vào học, nhưng ta vẫn hy vọng nó có thể tiếp tục ở bên cạnh ngươi học hỏi.
Tháng năm năm Kiến An thứ bảy, Viên Thiệu bị bệnh chết.
Kể từ khi loạn lạc tới nay, rất nhiều trường học phải đóng cửa, lớp hậu sinh không còn biết đến nhân, nghĩa, lễ nữa, vì thế Tào Tháo hạ lệnh tu sửa các ngôi trường ở các quận trong cả nước.
Theo quy định, một huyện có năm trăm hộ phải lập sĩ quan cấp tá, phụ trách dạy học cho các anh tài tuyển chọn trong vùng.
Phàm là quan lại công khanh hưởng bổng lộc sáu trăm thạch trở lên, con cháu tướng tá đều có thể dạy học cả. Những người sau khi đi học có thể chờ làm quan hay làm ở các phân cục thái thường. Trước đây, Tào Xung vẫn theo Tào Bằng học, nhưng thằng bé đã sắp chín tuổi, đến tuổi chính thức nhập học, học các bài văn kinh điển. Nói cách khác, lớp học vỡ lòng của thằng bé coi như đã xong.
Tới giai đoạn này, thằng bé nhất định phải được học tập ở trường học cẩn thận.
Tào Bằng sớm đã nghĩ đến chuyện này cho nên cũng không ngạc nhiên.
Tào Tháo cười nói:
-Ta nghe nói Thương Thư ở chỗ ngươi còn học từ những người khác nữa, phải không?
-Đúng vậy!
Tào Bằng khom người nói:
-Đức Nhuận, Sĩ Nguyên, Quảng Nguyên đều là những danh sĩ có tài học, tài đức hơn người. Thương Thư được bọn họ dạy dỗ chắc chắn sẽ học được rất nhiều.
-Ừ, Hám Trạch thì ta có biết, đó cũng coi như là cấp dưới cũ của ngươi. Y cũng là người có tài hoa, cũng đến lúc phải nhập sĩ rồi. Ta cũng muốn nói với ngươi chuyện này, Tử Sơn ở Hải Tây đã ba năm rồi, chiến tích cũng nhiều. Ta muốn đưa gã tới phủ Tư không, đảm nhiệm chức Từ Tào, kiêm cả chức Thái Thương lệnh nữa. Nếu thế, Hải Tây lại thiếu một vị trí, Hám Trạch dù sao cũng là người cũ của Hải Tây, có thể kế nhiệm được. Ngươi nghĩ thế nào?
Bộ Chất sắp bị điều đi sao?
Từ Tào và Thái Thương lệnh đều là các chức vụ có thực quyền.
Đặc biệt là Từ Tào có nhiệm vụ giám sát đủ loại quan lại, thuộc cơ quan chấp pháp bên trong phủ Tư không.
Bộ Chất đảm nhiệm chức Từ Tào, phẩm trật dù không tăng nhiều lắm nhưng lại được lên chức không nhỏ. Để Hám Trạch tiếm chưởng Hải Tây ư?
Tào Bằng lập tức hiểu rõ sự ảo diệu trong đó.
Về tư, Tào Tháo đồng ý để Tào Bằng tiếp tục hưởng thụ ba phần tiền lời của Hải Tây. Về công, cửa hàng bạc mở ra cũng cần phải có người thích hợp đi ổn định tình hình. So ra thì cửu đại hành hội của Từ Châu sẽ dễ dàng chấp nhận bộ khúc của Tào Bằng hơn. Nếu đổi lại là người khác, ắt sẽ xuất hiện dao đồng, chỉ riêng chuyện giao tiếp với cửu đại hành hội đã là một vấn đề lớn rồi. Cửu đại hành hội chính là do một tay Tào Bằng xây dựng nên. Hám Trạch đi tới Hải Tây hiển nhiên là lựa chọn tốt nhất.
Nhưng Tào Bằng biết đây coi như là lần cuối cùng hắn có thể hưởng khoản lợi nhuận của Hải Tây!
Sau Đặng Tắc, lại đến Hám Trạch…
Đợi đến khi Hám Trạch không còn giữ chức vụ này nữa, Tào Bằng ít nhất đã nắm Hải Tây trong tay được mười năm rồi.
Một người nắm được một khu vực trong tay hơn mười năm, ai nghĩ mà chả thấy khó chịu. Huống hồ gì giờ Hải Tây cũng không còn là nơi hoang vắng như bảy năm trước nữa. Nơi đây đã trở thành vùng đất đông đúc và giàu có bậc nhất Lưỡng Hoài. Cửu đại hành hội chắc chắn sẽ lũng đoạn thương nghiệp của Lưỡng Hoài, cấu kết với Giang Đông. Nếu cửa hàng bạc hoạt động hiệu quả, Tào Bằng muốn tiếp tục hưởng tiền lời e rằng rất khó.
Chuyện khác không nói, chỉ riêng thuế muối hàng năm ở Hải Tây đã lên đến hơn trăm triệu, tiền lời của Tào Bằng khiến bao nhiêu người phải để mắt đến đây?
/731
|