Theo bản năng, Tào Bằng nhìn về phía Chu Kỳ, lại phát hiện y cũng đang nhìn hắn.
Ánh mắt hai người vừa chạm nhau, Chu Kỳ đã cười cười với Tào Bằng cũng coi như là chào hỏi. Tào Bằng cũng cười đáp lại, rồi lại nhìn Tư Mã Ý, ngộ ra đôi điều.
Chưa chắc là Chu Kỳ lòng dạ hẹp hòi, bản thân Tư Mã Ý có lẽ cũng có vấn đề.
Tư Mã Ý xuất thân con nhà quyền quý, là con cháu danh gia vọng tộc, luôn có một chút ngạo khí, hoặc có lẽ nên nói là ngạo mạn.
Có lẽ thứ khí chất ngạo mạn này khiến song phương hiểu lầm càng lúc càng sâu sắc. Tào Bằng ngẫm nghĩ một chút, nhưng không nói thẳng ra với Tư Mã Ý…
Hắn việc gì phải vì chuyện này mà đắc tội với Tư Mã Ý đây?
Đừng tưởng y hiện tại khá niềm nở với ta, nếu chẳng may chọc giận y, nói không chừng sẽ bị y sinh lòng oán hận.
Bài luyện tập buổi sáng chấm dứt, các đệ tử túm năm tụm ba rời đi.
Hồ Chiêu cũng không để ý đến Tư Mã Ý và Tào Bằng, ung dung trở về phòng.
Gần giờ thìn, Tư Mã Ý cùng Tào Bằng đi vào đại sảnh của tiền đường. Nơi này rộng chừng hơn bốn trăm mét vuông. Hồ Chiêu ngồi nghiêm chỉnh, phía dưới là đệm cói và dãy bàn dài. Các đệ tử của thư viện tự ngồi vào vị trí của mình. Hồ Chiêu vẫy tay với Tào Bằng, lấy tay chỉ một chiếc bàn dài bên cạnh ông. Tào Bằng cung kính thi lễ, đi qua, ngồi xuống.
Hắn ngồi bên cạnh Tư Mã Ý, bên sườn của bục giảng, tách biệt với các đệ tử.
Rất nhiều người không biết Tào Bằng, còn Hồ Chiêu cũng không có ý định giới thiệu. Nhưng tất cả mọi người đều biết được ngồi ở vị trí này chứng tỏ Hồ Chiêu đã nhận Tào Bằng. Không ít người tỏ vẻ hâm mộ qua ánh mắt, cũng có người châu đầu ghé tai, khe khẽ nhỏ to với nhau.
Hồ Chiêu cũng không thèm nhìn, cầm lấy kinh đường mộc, đập ba cái lên bài.
Trong phút chốc, cả tiền đường lặng phắc như tờ!
Tào Bằng ngồi trên chiếu cói, như nhớ lại trường và lớp học ở kiếp trước.
Có lẽ do sự giáo dục ở kiếp trước khiến cho Tào Bằng hơi phản cảm với thư viện của cổ nhân.
Tất cả những bộ phim hay kịch trên truyền hình là một người dẫn theo cả một đám người ngồi rung đùi đắc chí.
Nhưng khi hắn thực sự ngồi trên giảng đường thì lại có một sự cảm nhận khác. Nói tới chuyện này thì phải nói tới một người. Người đó chính là người thầy Kinh Thi đương đại Trịnh Huyền. Năm Duyên Hi thứ chín cũng là năm công nguyên thứ chín, lần đầu tiên xuất hiện họa bè phái. Nguyên nhân là do kẻ sĩ và hoạn quan xảy ra xung đột. Trong chuyện này, Lý Ưng, Trần Phồn, Đậu Vũ cùng với hai trăm danh sĩ bị bắt vào ngục hoặc phải bỏ trốn.
Sau đó nhờ có ngoại thích bên ngoài tác động Hán Chương Đế hạ lệnh phóng thích Lý Ưng và hơn hai trăm người.
Nhưng không lâu sau, hoạn quan phản kích lập mưu hãm hại khiến cho đám người Lý Ưng bị hạ ngục rồi xử tử. Năm Kiến Ninh thứ nhất, Hán Linh đế, các châu quân truy xét khiến cho tất cả những môn sinh của họ cho dù là phụ tử hay huynh đệ đều bị liên lụy. Đây gọi là họa Đảng cố lần thứ hai. Gọi là Đảng cố đó là vì người của Đảng bị giam cầm cắt đứt con đường trở thành kẻ sĩ, không được làm quan. Lúc ấy, Trịnh Huyền là thuộc hạ của Đậu Vũ, lại được Đậu Vũ coi trọng cho nên cũng bị coi là người Đảng.
Năm Kiến Ninh thứ tư, Trinh Huyền bị bắt giam. Sau khi bị giam, Trịnh Huyền đóng cửa ở ẩn.
Kinh Thi thời Hán là một nhánh của thời trước. Sau khi Tần Thủy Hoàng đốt sách, nhà Hán có một số nho sinh dựa vào trí nhớ mà ghi lại được một chút, sử dụng làm văn tự thông hành lúc bấy giờ. Nó cũng chính là cách ghi chép theo thể chữ Lệ. Vào thời Tây Hán, Hán Thành đế, Hán Ai Đế, cha con Lưu Hướng căn cứ trong một số tàng thư mà biên soạn ra Tả thị Xuân Thu, rồi dựa vào một ít Kinh Thi được khắc trên vách đá mà tạo ra học phái Kinh học cổ văn. Từ đó cho tới nay, hai học phái kim cổ vẫn luôn xung đột với nhau.
Trịnh Huyền học tập Kinh Dịch và Công Dương xuân thu thuộc phái Kinh học thể chữ Lệ. Sau đó ông lại theo Trương Cung Tổ học chu quan, Tả Thị Xuân thu thuộc phái Kinh học cổ văn. Trong những năm tháng bị giam cầm, ông đã dung hòa hai trường phái kim cổ rồi sáng tạo ra học phái Trịnh học, chú giải Kinh văn của trăm nhà. Kinh văn của Trịnh học vừa mới xuất hiện lập tức làm cho khắp nơi rung chuyển. Sau loạn Khăn Vàng, sĩ tử bắt đầu bỏ Kinh học kim cổ mà tôn trọng Kinh văn Trịnh học, khiến cho nó được phổ biển rộng rãi trong thiên hạ. Cho tới hôm nay đã được mười lăm năm. Kinh văn Trịnh học đã trở thành trào lưu chính, lấy đó làm chuẩn.
Hồ Chiêu sinh ra vào năm Hi Bình thứ tư, trong quá trình đi học cũng nhận sự ảnh hưởng của Kinh văn Trịnh Huyền cho nên khi giảng cũng lấy đó làm chính. Có điều kiến thức của Hồ Chiêu rất nhiều cho nên trong lúc giảng cũng thường xuyên pha trộn thêm quan điểm của mình khi mờ khi tỏ, khi dễ khi khó.
Hiện tại Tào Bằng tự mình nghe cũng có một chút cảm nhận khi đọc luận không ngờ âm của nó rất phong phú.
Thoáng chốc, buổi trưa đã trôi qua. Hồ Chiêu gõ nhẹ chuông, báo hiệu tan học.
Căn cứ theo quy định của thư viện thì buổi trưa tới sau giờ Ngọ một canh giờ, mọi người có một chút thời gian ăn cơm. Tào Bằng và Tư Mã Ý đứng dậy đi ra khỏi giảng đường. Còn những học sinh khác thì túm năm tụm ba lại ăn cơm và nói chuyện phiếm với nhau.
Có câu ăn cơm không nói chuyện, ngủ không nói chuyện. Có điều đối với đám học sinh người miền núi dường như cũng không để ý tới những chuyện đó.
- Hình như nghe nói Tào Bằng là mệnh quan triều đình?
- Ừm! Hôm qua ta cũng mới nghe thấy. Kỵ đô úy so với huyện lệnh của chúng ta còn quan trọng hơn. Ta còn nghe nói, người họ Tào đó có danh tiếng chứ không phải là người thường.
- Nếu đã làm quan thì tại sao lại phải đi học ở đây?
- Cái này... Làm sao mà ta biết? Có lẽ cũng là người danh gia muốn làm học trò của thầy chúng ta để lấy chút thanh danh.
- Các ngươi đừng có nói lung tung. Tào Đô Úy không giống với người kia. Hôm qua khi cha ta tới giúp hắn dọn phòng, hắn tặng cha ta một vò rượu. Tào Đô úy là người thân thiện, vị kia làm sao có thể so sánh được?
"Vị kia" mà đám học sinh nói chuyện với nhau chính là Tư Mã Ý. Có thể thấy được mối quan hệ của Tư Mã ý ở đây không được tốt lắm.
Đúng lúc này có một học sinh từ bên ngoài bước vào cầm theo hai hộp đồ ăn rất nặng.
- Tới đây nào! Tào công tử mời... Ha ha! Công tử đưa cho ta hai miếng thịt nai mới săn đã được nướng rất ngon. Mọi người mau tới đây nếu không là không còn đâu.
Hộp đồ ăn được mở ra, mùi thịt thơm liền xộc ngay vào mũi. Mặc dù những người miền núi thường hay săn bắn nhưng thật ra con mồi họ săn được đều đổi lấy đồ dùng thiết yếu cho cuộc sống. Vì vậy mà ngược lại bọn họ không có nhiều cơ hội được ăn thịt.
Ánh mắt hai người vừa chạm nhau, Chu Kỳ đã cười cười với Tào Bằng cũng coi như là chào hỏi. Tào Bằng cũng cười đáp lại, rồi lại nhìn Tư Mã Ý, ngộ ra đôi điều.
Chưa chắc là Chu Kỳ lòng dạ hẹp hòi, bản thân Tư Mã Ý có lẽ cũng có vấn đề.
Tư Mã Ý xuất thân con nhà quyền quý, là con cháu danh gia vọng tộc, luôn có một chút ngạo khí, hoặc có lẽ nên nói là ngạo mạn.
Có lẽ thứ khí chất ngạo mạn này khiến song phương hiểu lầm càng lúc càng sâu sắc. Tào Bằng ngẫm nghĩ một chút, nhưng không nói thẳng ra với Tư Mã Ý…
Hắn việc gì phải vì chuyện này mà đắc tội với Tư Mã Ý đây?
Đừng tưởng y hiện tại khá niềm nở với ta, nếu chẳng may chọc giận y, nói không chừng sẽ bị y sinh lòng oán hận.
Bài luyện tập buổi sáng chấm dứt, các đệ tử túm năm tụm ba rời đi.
Hồ Chiêu cũng không để ý đến Tư Mã Ý và Tào Bằng, ung dung trở về phòng.
Gần giờ thìn, Tư Mã Ý cùng Tào Bằng đi vào đại sảnh của tiền đường. Nơi này rộng chừng hơn bốn trăm mét vuông. Hồ Chiêu ngồi nghiêm chỉnh, phía dưới là đệm cói và dãy bàn dài. Các đệ tử của thư viện tự ngồi vào vị trí của mình. Hồ Chiêu vẫy tay với Tào Bằng, lấy tay chỉ một chiếc bàn dài bên cạnh ông. Tào Bằng cung kính thi lễ, đi qua, ngồi xuống.
Hắn ngồi bên cạnh Tư Mã Ý, bên sườn của bục giảng, tách biệt với các đệ tử.
Rất nhiều người không biết Tào Bằng, còn Hồ Chiêu cũng không có ý định giới thiệu. Nhưng tất cả mọi người đều biết được ngồi ở vị trí này chứng tỏ Hồ Chiêu đã nhận Tào Bằng. Không ít người tỏ vẻ hâm mộ qua ánh mắt, cũng có người châu đầu ghé tai, khe khẽ nhỏ to với nhau.
Hồ Chiêu cũng không thèm nhìn, cầm lấy kinh đường mộc, đập ba cái lên bài.
Trong phút chốc, cả tiền đường lặng phắc như tờ!
Tào Bằng ngồi trên chiếu cói, như nhớ lại trường và lớp học ở kiếp trước.
Có lẽ do sự giáo dục ở kiếp trước khiến cho Tào Bằng hơi phản cảm với thư viện của cổ nhân.
Tất cả những bộ phim hay kịch trên truyền hình là một người dẫn theo cả một đám người ngồi rung đùi đắc chí.
Nhưng khi hắn thực sự ngồi trên giảng đường thì lại có một sự cảm nhận khác. Nói tới chuyện này thì phải nói tới một người. Người đó chính là người thầy Kinh Thi đương đại Trịnh Huyền. Năm Duyên Hi thứ chín cũng là năm công nguyên thứ chín, lần đầu tiên xuất hiện họa bè phái. Nguyên nhân là do kẻ sĩ và hoạn quan xảy ra xung đột. Trong chuyện này, Lý Ưng, Trần Phồn, Đậu Vũ cùng với hai trăm danh sĩ bị bắt vào ngục hoặc phải bỏ trốn.
Sau đó nhờ có ngoại thích bên ngoài tác động Hán Chương Đế hạ lệnh phóng thích Lý Ưng và hơn hai trăm người.
Nhưng không lâu sau, hoạn quan phản kích lập mưu hãm hại khiến cho đám người Lý Ưng bị hạ ngục rồi xử tử. Năm Kiến Ninh thứ nhất, Hán Linh đế, các châu quân truy xét khiến cho tất cả những môn sinh của họ cho dù là phụ tử hay huynh đệ đều bị liên lụy. Đây gọi là họa Đảng cố lần thứ hai. Gọi là Đảng cố đó là vì người của Đảng bị giam cầm cắt đứt con đường trở thành kẻ sĩ, không được làm quan. Lúc ấy, Trịnh Huyền là thuộc hạ của Đậu Vũ, lại được Đậu Vũ coi trọng cho nên cũng bị coi là người Đảng.
Năm Kiến Ninh thứ tư, Trinh Huyền bị bắt giam. Sau khi bị giam, Trịnh Huyền đóng cửa ở ẩn.
Kinh Thi thời Hán là một nhánh của thời trước. Sau khi Tần Thủy Hoàng đốt sách, nhà Hán có một số nho sinh dựa vào trí nhớ mà ghi lại được một chút, sử dụng làm văn tự thông hành lúc bấy giờ. Nó cũng chính là cách ghi chép theo thể chữ Lệ. Vào thời Tây Hán, Hán Thành đế, Hán Ai Đế, cha con Lưu Hướng căn cứ trong một số tàng thư mà biên soạn ra Tả thị Xuân Thu, rồi dựa vào một ít Kinh Thi được khắc trên vách đá mà tạo ra học phái Kinh học cổ văn. Từ đó cho tới nay, hai học phái kim cổ vẫn luôn xung đột với nhau.
Trịnh Huyền học tập Kinh Dịch và Công Dương xuân thu thuộc phái Kinh học thể chữ Lệ. Sau đó ông lại theo Trương Cung Tổ học chu quan, Tả Thị Xuân thu thuộc phái Kinh học cổ văn. Trong những năm tháng bị giam cầm, ông đã dung hòa hai trường phái kim cổ rồi sáng tạo ra học phái Trịnh học, chú giải Kinh văn của trăm nhà. Kinh văn của Trịnh học vừa mới xuất hiện lập tức làm cho khắp nơi rung chuyển. Sau loạn Khăn Vàng, sĩ tử bắt đầu bỏ Kinh học kim cổ mà tôn trọng Kinh văn Trịnh học, khiến cho nó được phổ biển rộng rãi trong thiên hạ. Cho tới hôm nay đã được mười lăm năm. Kinh văn Trịnh học đã trở thành trào lưu chính, lấy đó làm chuẩn.
Hồ Chiêu sinh ra vào năm Hi Bình thứ tư, trong quá trình đi học cũng nhận sự ảnh hưởng của Kinh văn Trịnh Huyền cho nên khi giảng cũng lấy đó làm chính. Có điều kiến thức của Hồ Chiêu rất nhiều cho nên trong lúc giảng cũng thường xuyên pha trộn thêm quan điểm của mình khi mờ khi tỏ, khi dễ khi khó.
Hiện tại Tào Bằng tự mình nghe cũng có một chút cảm nhận khi đọc luận không ngờ âm của nó rất phong phú.
Thoáng chốc, buổi trưa đã trôi qua. Hồ Chiêu gõ nhẹ chuông, báo hiệu tan học.
Căn cứ theo quy định của thư viện thì buổi trưa tới sau giờ Ngọ một canh giờ, mọi người có một chút thời gian ăn cơm. Tào Bằng và Tư Mã Ý đứng dậy đi ra khỏi giảng đường. Còn những học sinh khác thì túm năm tụm ba lại ăn cơm và nói chuyện phiếm với nhau.
Có câu ăn cơm không nói chuyện, ngủ không nói chuyện. Có điều đối với đám học sinh người miền núi dường như cũng không để ý tới những chuyện đó.
- Hình như nghe nói Tào Bằng là mệnh quan triều đình?
- Ừm! Hôm qua ta cũng mới nghe thấy. Kỵ đô úy so với huyện lệnh của chúng ta còn quan trọng hơn. Ta còn nghe nói, người họ Tào đó có danh tiếng chứ không phải là người thường.
- Nếu đã làm quan thì tại sao lại phải đi học ở đây?
- Cái này... Làm sao mà ta biết? Có lẽ cũng là người danh gia muốn làm học trò của thầy chúng ta để lấy chút thanh danh.
- Các ngươi đừng có nói lung tung. Tào Đô Úy không giống với người kia. Hôm qua khi cha ta tới giúp hắn dọn phòng, hắn tặng cha ta một vò rượu. Tào Đô úy là người thân thiện, vị kia làm sao có thể so sánh được?
"Vị kia" mà đám học sinh nói chuyện với nhau chính là Tư Mã Ý. Có thể thấy được mối quan hệ của Tư Mã ý ở đây không được tốt lắm.
Đúng lúc này có một học sinh từ bên ngoài bước vào cầm theo hai hộp đồ ăn rất nặng.
- Tới đây nào! Tào công tử mời... Ha ha! Công tử đưa cho ta hai miếng thịt nai mới săn đã được nướng rất ngon. Mọi người mau tới đây nếu không là không còn đâu.
Hộp đồ ăn được mở ra, mùi thịt thơm liền xộc ngay vào mũi. Mặc dù những người miền núi thường hay săn bắn nhưng thật ra con mồi họ săn được đều đổi lấy đồ dùng thiết yếu cho cuộc sống. Vì vậy mà ngược lại bọn họ không có nhiều cơ hội được ăn thịt.
/731
|