Cuối tháng tám năm Kiến An thứ hai, Tào Tháo ở Hứa Đô tuyên thệ trước khi xuất quân thảo phạt nghịch tặc.
Y lấy thái thú Nhữ Nam là Mãn Sủng làm tiên phong, thống lĩnh tám ngàn quân. Lại lấy Quách Gia làm quân sư, Tư Không Tào duyện Đổng Chiêu làm Tư Mã. Lệnh cho tì tướng quân Từ Hoảng, Bình Lỗ giáo úy Vu Cấm, thái thú Ly Hồ Lý Điển, mỗi người điểm một vạn tinh binh chia ra thành ba đường chinh phạt Viên Thuật.
Tào Tháo tự lĩnh trung quân, lệnh Điển Vi và Hứa Chử dẫn Hổ Bôn và Hổ Vệ xuống quân.
Đồng thời Trấn Đông tướng quân Lưu Bị, Tả tướng quân Lã Bố cùng với Ô Trình hầu, Hán Minh tướng quân Tôn Sách khởi binh đánh thẳng tới Thọ Xuân.
Trong nhất thời, thiên hạ chấn động.
Mặc dù trước đây Tào Tháo đã trải qua nhiều trận đánh như lần này lại khác.
Tào Tháo gọi cái này là thay thiên tử thảo phạt nghịch tặc, nên cần phải chiến thắn. Không những phải thắng mà còn thắng đẹp nữa.
Nếu không như vậy thì không thể hiện được uy phong của nhà Hán.
Có người thì xưng tán hành động của Tào Tháo, có người thì châm chọc khiêu khích. Viên Thiệu lại im lặng làm như tọa sơn quan hổ đấu. Còn Lưu Biểu ở Kinh Châu thì mặc dù có lòng xuất binh quấy rối Tào Tháo nhưng nghĩ tới thanh danh nên y cũng đành phải bỏ ý định đó.
Ba vạn đại quân từ từ xuất chinh.
Mà đúng vào lúc Tào Tháo xuất chinh phạt Việt Thuật thì một đoàn xe cũng yên lặng rời khỏi Hứa Đô. Rốt cuộc thì triều đình cũng ban chiếu, phong Đặng Tắc làm huyện lệnh Hải Tây, ngay hôm đó tới Hải Tây nhậm chức.
Huyện Hải Tây cũng chính là huyện Quán Nam, nằm ở phía Nam cảng Liên Vân của tỉnh Giang Tô.
Hán Vũ đế lên ngôi năm thứ tư đã lấy Hải Tây hầu quốc thành ấp phong của tướng quân Lý Nghiễm. Năm Chinh Hòa thứ ba, Lý Nghiệm bị Hung Nô giết, Hải Tây hầu quốc được đổi lại thành huyện Hải Tây. Lúc đầu nó thuộc thẩm quyền của huyện Đông Hải, sau đó lại chuyển về sở hữu của quận Quảng Lăng.
Bộc Dương Khải tuổi chừng bốn mươi nhưng do nhiều nguyên nhân cho nên nhìn già hơn một chút. Y sống ở Trần Lưu, hiện giờ ở huyện Ngoại Hoàng làm thầy dậy học. Nói thật nếu không có Tuân Úc tiến cứ thì Bộc Dương Khải cũng không để ý tới Đặng Tắc. Tính tình của y rất lạnh lùng không ưa nói chuyện, bình thường nếu không có chuyện gì thì chỉ ở trong phòng đọc sách. Hoặc có thể y luyện thư pháp.
Theo như Quách Gia nói thì Bộc Dương Khải rất giỏi phong tục của lục quốc, thích đọc thơ Hàn. Thơ Hàn chính là nước Hàn vào thời kỳ Chiến Quốc. Trong kinh thi chẳng phải có Trịnh Phong và Hàn Phong đó sao? Nhìn chung ngoài Kinh Thi ra, Bộc Dương Khải chỉ đọc thơ Hàn. Do năm đó Trần Lưu là đế đô của nước Hàn nên trong suy nghĩ của Bộc Dương Khải thì bản thân là dân nước Hàn. Hơn nữa y rất hiểu lễ tiết của nhà Chu nên nhất cử nhất động đều yêu cầu nghiêm khắc, chú trọng lễ pháp lão phu tử.
Tào Bằng khi đứng trước mặt Bộc Dương Khải cảm thấy rất áp lực. Cứ nhìn thấy y, Tào Bằng lại nhớ tới mấy vị giáo sư của thời sau...
Ngay cả Đặng Tắc lúc đầu cũng ôm suy nghĩ ngàn vàng mua xương ngựa. Mặc dù Tào Bằng trách cứ, thức tỉnh nhưng y vẫn không cho Bộc Dương Khải có bao nhiêu tài cán. Người ta thường nói mỗi người có một phong cách. Bộc Dương Khải có một thứ phong thái khiến cho người đứng trước mặt mình sợ không dám nói một câu. Kiếp này hay kiếp trước, mặc dù đã gặp rất nhiều loại người nhưng khi Tào Bằng đứng trước Bộc Dương Khải vẫn thấy có chút hồi hộp.
Một thầy đồ như vậy phải nói không hề tầm thường. Đây chính là suy nghĩ khi lần đầu tiên Tào Bằng nhìn thấy Bộc Dương Khải.
Vốn Bộc Dương Khải định đưa cả nhà tới Lư Giang, tìm bằng hữu tốt của mình để nương tựa. Nhưng do Quách Gia khuyên bảo nên y mới bỏ ý nghĩ đó. Y nói với Đặng Tắc:
- Ngươi tới Hải Tây, mỗ cũng đi theo. Nhưng nếu như ta đưa ra ý kiến hay mà ngươi không tiếp thu, lại không cho ta một cái lý do thích hợp thì ta sẽ từ động cáo từ.
Những lời này của y có chút gì đó trong binh pháp Tôn tử. Nếu nghe kế ta, dùng sẽ tất thắng, còn không nghe ý ta dùng tất bại mà đi. Nếu ngươi cần ta giúp thì phải nghe ý kiến của ta. Nếu ngươi không nghe mà không có lý do thì ta sẽ đi. Nghe ra thì dường như là đang uy hiếp Đặng Tắc. Nhưng chỉ cần suy nghĩ thì thấy Bộc Dương Khải nói vậy cũng không phải là không có lý.
Dù sao thì tuổi y cũng lớn rồi, ở Trung Nguyên cũng không còn có thể phát triển. Nếu ngươi đồng ý nghe theo ta thì ta còn có thể giúp ngươi. Nếu như ngươi không muốn nghe ta thì ta cần gì phải ở lại cho mất thời gian? Bộc Dương Khải còn có con, nên y phải tính toán cho đứa con của mình.
Lúc đầu Đặng Tắc cảm thấy khó chịu nhưng nghĩ lại thì cũng chẳng có gì quá đáng. Chủ ý của ngươi hay thì ta nghe, chủ ý của ngươi dở ta sẽ không nghe. Nếu ngươi cố chấp cho rằng ta sai thì như vậy cả hai không còn gì để nói nữa. Vì vậy mà Đặng Tắc liền đồng ý.
Còn Tào Bằng thì lại từ câu nói của Bộc Dương Khải mà nghe được điều gì đó không tầm thường. Một người nếu không có bản lĩnh thì dám nói như vậy hay sao? Mà người có bản lĩnh thì đều có chút cổ quái. Nếu là người không có bản lĩnh thì chỉ biết vâng dạ, nói gì nghe đấy.
Mà Đặng Tắc cần một người giúp đỡ chứ không phải là một tay sai. Nếu Bộc Dương Khải không có ý của mình thì Đặng Tắc cần y để làm gì?
Chỉ cần với những lời nói đó của Bộc Dương Khải cũng đủ cho Tào Bằng nhìn y với ánh mắt khác. Bộc Dương Khải còn có một đứa con trai tên là Bộc Dương Dật, so với Tào Bằng thì nhỏ hơn một tuổi. Lần này Bộc Dương Dật cũng không đi với Bộc Dương Khải mà được y sắp xếp cho tới Lư Giang.
Hiển nhiên Bộc Dương Khải cũng không coi trọng Đặng Tắc. Có lẽ trong suy nghĩ của y thì Đặng Tắc cũng không thể nào chịu nổi mình. Còn y thì chẳng bao lâu là có thể đi. Vì vậy mà y để cho Bộc Dương Dật tới nhà bằng hữu ở Lư Giang.
Đặng Tắc đối với điều này cũng không làm gì được. Người ta đã đồng ý giúp y là coi như đã nể mặt. Nếu còn đòi hỏi nữa thì hơi quá...
Đối với chuyện này, Tào Bằng cũng bất lực.
Sau khi Bộc Dương Khải tới Tào phủ vẫn biểu hiện quái dị như trước, không hay nói chuyện với người khác.
Phần lớn thời gian, y đọc tài liệu và công văn của huyện Hải Tây. Chẳng hạn như phong cảnh, nhân tình địa phương, điều kiện khí hậu... Còn Đặng Tắc thì ngày nào cũng dẫn Tào Bằng tới vấn an. Mặc dù Bộc Dương Khải không quá để ý tới gã nhưng cũng không hề biểu hiện sự bất mãn. Còn Tào Bằng đi theo Đặng Tắc thì cũng thầm quan sát Bộc Dương Khải để tìm kiếm sự sơ hở của y.
Chỉ tiếc rằng Bộc Dương Khải hoàn toàn trong sáng, không hề có ham muốn. Y không háo sắc cũng không tham tiền, sinh hoạt chẳng khác gì một nhà sư khổ hạnh.
Cứ sáng sớm, y rời khỏi giường ra ngoài luyện tập một chút rồi vào thư phòng đọc sách. Sau khi cơm trưa xong, y thiếp đi một chút chừng nửa giờ rồi bắt đầu đọc công văn và hồ sơ. Sau bữa cơm chiều, y đi bộ khoảng một giờ, sau đó rửa mặt rồi đi ngủ. Nếu nói một cách chuẩn xác thì sinh hoạt của y hoàn toàn có giờ giấc.
Y lấy thái thú Nhữ Nam là Mãn Sủng làm tiên phong, thống lĩnh tám ngàn quân. Lại lấy Quách Gia làm quân sư, Tư Không Tào duyện Đổng Chiêu làm Tư Mã. Lệnh cho tì tướng quân Từ Hoảng, Bình Lỗ giáo úy Vu Cấm, thái thú Ly Hồ Lý Điển, mỗi người điểm một vạn tinh binh chia ra thành ba đường chinh phạt Viên Thuật.
Tào Tháo tự lĩnh trung quân, lệnh Điển Vi và Hứa Chử dẫn Hổ Bôn và Hổ Vệ xuống quân.
Đồng thời Trấn Đông tướng quân Lưu Bị, Tả tướng quân Lã Bố cùng với Ô Trình hầu, Hán Minh tướng quân Tôn Sách khởi binh đánh thẳng tới Thọ Xuân.
Trong nhất thời, thiên hạ chấn động.
Mặc dù trước đây Tào Tháo đã trải qua nhiều trận đánh như lần này lại khác.
Tào Tháo gọi cái này là thay thiên tử thảo phạt nghịch tặc, nên cần phải chiến thắn. Không những phải thắng mà còn thắng đẹp nữa.
Nếu không như vậy thì không thể hiện được uy phong của nhà Hán.
Có người thì xưng tán hành động của Tào Tháo, có người thì châm chọc khiêu khích. Viên Thiệu lại im lặng làm như tọa sơn quan hổ đấu. Còn Lưu Biểu ở Kinh Châu thì mặc dù có lòng xuất binh quấy rối Tào Tháo nhưng nghĩ tới thanh danh nên y cũng đành phải bỏ ý định đó.
Ba vạn đại quân từ từ xuất chinh.
Mà đúng vào lúc Tào Tháo xuất chinh phạt Việt Thuật thì một đoàn xe cũng yên lặng rời khỏi Hứa Đô. Rốt cuộc thì triều đình cũng ban chiếu, phong Đặng Tắc làm huyện lệnh Hải Tây, ngay hôm đó tới Hải Tây nhậm chức.
Huyện Hải Tây cũng chính là huyện Quán Nam, nằm ở phía Nam cảng Liên Vân của tỉnh Giang Tô.
Hán Vũ đế lên ngôi năm thứ tư đã lấy Hải Tây hầu quốc thành ấp phong của tướng quân Lý Nghiễm. Năm Chinh Hòa thứ ba, Lý Nghiệm bị Hung Nô giết, Hải Tây hầu quốc được đổi lại thành huyện Hải Tây. Lúc đầu nó thuộc thẩm quyền của huyện Đông Hải, sau đó lại chuyển về sở hữu của quận Quảng Lăng.
Bộc Dương Khải tuổi chừng bốn mươi nhưng do nhiều nguyên nhân cho nên nhìn già hơn một chút. Y sống ở Trần Lưu, hiện giờ ở huyện Ngoại Hoàng làm thầy dậy học. Nói thật nếu không có Tuân Úc tiến cứ thì Bộc Dương Khải cũng không để ý tới Đặng Tắc. Tính tình của y rất lạnh lùng không ưa nói chuyện, bình thường nếu không có chuyện gì thì chỉ ở trong phòng đọc sách. Hoặc có thể y luyện thư pháp.
Theo như Quách Gia nói thì Bộc Dương Khải rất giỏi phong tục của lục quốc, thích đọc thơ Hàn. Thơ Hàn chính là nước Hàn vào thời kỳ Chiến Quốc. Trong kinh thi chẳng phải có Trịnh Phong và Hàn Phong đó sao? Nhìn chung ngoài Kinh Thi ra, Bộc Dương Khải chỉ đọc thơ Hàn. Do năm đó Trần Lưu là đế đô của nước Hàn nên trong suy nghĩ của Bộc Dương Khải thì bản thân là dân nước Hàn. Hơn nữa y rất hiểu lễ tiết của nhà Chu nên nhất cử nhất động đều yêu cầu nghiêm khắc, chú trọng lễ pháp lão phu tử.
Tào Bằng khi đứng trước mặt Bộc Dương Khải cảm thấy rất áp lực. Cứ nhìn thấy y, Tào Bằng lại nhớ tới mấy vị giáo sư của thời sau...
Ngay cả Đặng Tắc lúc đầu cũng ôm suy nghĩ ngàn vàng mua xương ngựa. Mặc dù Tào Bằng trách cứ, thức tỉnh nhưng y vẫn không cho Bộc Dương Khải có bao nhiêu tài cán. Người ta thường nói mỗi người có một phong cách. Bộc Dương Khải có một thứ phong thái khiến cho người đứng trước mặt mình sợ không dám nói một câu. Kiếp này hay kiếp trước, mặc dù đã gặp rất nhiều loại người nhưng khi Tào Bằng đứng trước Bộc Dương Khải vẫn thấy có chút hồi hộp.
Một thầy đồ như vậy phải nói không hề tầm thường. Đây chính là suy nghĩ khi lần đầu tiên Tào Bằng nhìn thấy Bộc Dương Khải.
Vốn Bộc Dương Khải định đưa cả nhà tới Lư Giang, tìm bằng hữu tốt của mình để nương tựa. Nhưng do Quách Gia khuyên bảo nên y mới bỏ ý nghĩ đó. Y nói với Đặng Tắc:
- Ngươi tới Hải Tây, mỗ cũng đi theo. Nhưng nếu như ta đưa ra ý kiến hay mà ngươi không tiếp thu, lại không cho ta một cái lý do thích hợp thì ta sẽ từ động cáo từ.
Những lời này của y có chút gì đó trong binh pháp Tôn tử. Nếu nghe kế ta, dùng sẽ tất thắng, còn không nghe ý ta dùng tất bại mà đi. Nếu ngươi cần ta giúp thì phải nghe ý kiến của ta. Nếu ngươi không nghe mà không có lý do thì ta sẽ đi. Nghe ra thì dường như là đang uy hiếp Đặng Tắc. Nhưng chỉ cần suy nghĩ thì thấy Bộc Dương Khải nói vậy cũng không phải là không có lý.
Dù sao thì tuổi y cũng lớn rồi, ở Trung Nguyên cũng không còn có thể phát triển. Nếu ngươi đồng ý nghe theo ta thì ta còn có thể giúp ngươi. Nếu như ngươi không muốn nghe ta thì ta cần gì phải ở lại cho mất thời gian? Bộc Dương Khải còn có con, nên y phải tính toán cho đứa con của mình.
Lúc đầu Đặng Tắc cảm thấy khó chịu nhưng nghĩ lại thì cũng chẳng có gì quá đáng. Chủ ý của ngươi hay thì ta nghe, chủ ý của ngươi dở ta sẽ không nghe. Nếu ngươi cố chấp cho rằng ta sai thì như vậy cả hai không còn gì để nói nữa. Vì vậy mà Đặng Tắc liền đồng ý.
Còn Tào Bằng thì lại từ câu nói của Bộc Dương Khải mà nghe được điều gì đó không tầm thường. Một người nếu không có bản lĩnh thì dám nói như vậy hay sao? Mà người có bản lĩnh thì đều có chút cổ quái. Nếu là người không có bản lĩnh thì chỉ biết vâng dạ, nói gì nghe đấy.
Mà Đặng Tắc cần một người giúp đỡ chứ không phải là một tay sai. Nếu Bộc Dương Khải không có ý của mình thì Đặng Tắc cần y để làm gì?
Chỉ cần với những lời nói đó của Bộc Dương Khải cũng đủ cho Tào Bằng nhìn y với ánh mắt khác. Bộc Dương Khải còn có một đứa con trai tên là Bộc Dương Dật, so với Tào Bằng thì nhỏ hơn một tuổi. Lần này Bộc Dương Dật cũng không đi với Bộc Dương Khải mà được y sắp xếp cho tới Lư Giang.
Hiển nhiên Bộc Dương Khải cũng không coi trọng Đặng Tắc. Có lẽ trong suy nghĩ của y thì Đặng Tắc cũng không thể nào chịu nổi mình. Còn y thì chẳng bao lâu là có thể đi. Vì vậy mà y để cho Bộc Dương Dật tới nhà bằng hữu ở Lư Giang.
Đặng Tắc đối với điều này cũng không làm gì được. Người ta đã đồng ý giúp y là coi như đã nể mặt. Nếu còn đòi hỏi nữa thì hơi quá...
Đối với chuyện này, Tào Bằng cũng bất lực.
Sau khi Bộc Dương Khải tới Tào phủ vẫn biểu hiện quái dị như trước, không hay nói chuyện với người khác.
Phần lớn thời gian, y đọc tài liệu và công văn của huyện Hải Tây. Chẳng hạn như phong cảnh, nhân tình địa phương, điều kiện khí hậu... Còn Đặng Tắc thì ngày nào cũng dẫn Tào Bằng tới vấn an. Mặc dù Bộc Dương Khải không quá để ý tới gã nhưng cũng không hề biểu hiện sự bất mãn. Còn Tào Bằng đi theo Đặng Tắc thì cũng thầm quan sát Bộc Dương Khải để tìm kiếm sự sơ hở của y.
Chỉ tiếc rằng Bộc Dương Khải hoàn toàn trong sáng, không hề có ham muốn. Y không háo sắc cũng không tham tiền, sinh hoạt chẳng khác gì một nhà sư khổ hạnh.
Cứ sáng sớm, y rời khỏi giường ra ngoài luyện tập một chút rồi vào thư phòng đọc sách. Sau khi cơm trưa xong, y thiếp đi một chút chừng nửa giờ rồi bắt đầu đọc công văn và hồ sơ. Sau bữa cơm chiều, y đi bộ khoảng một giờ, sau đó rửa mặt rồi đi ngủ. Nếu nói một cách chuẩn xác thì sinh hoạt của y hoàn toàn có giờ giấc.
/731
|