Ngày lập xuân.
Trăm họ người ở Hàm Dương đa số đều thay áo mới dắt díu nhau ra thượng du sông Vị Thủy để tham dự lễ tế mùa xuân.
Trên đường người đi không ngớt nhưng rất có trật tự.
Dưới sự chỉ huy của Ðằng Dực, Kinh Tuấn, Quốc Hưng, ba vạn quân đô ky đều được điều động canh ở ven đường duy trì trật tự.
Nếu có thích khác thì chúng chỉ có thể lợi dụng khu rừng bên đường yểm hộ để tiến hành hành động ám sát.
Chu Cơ, Lã Bất Vi và các công khanh đại thần, trời chưa sáng đã đến hoàng cung hội họp với tiểu Bàn, trước tiên tới các tổ miếu tế các tiên vương rồi mới xuất phát.
Tiểu Bàn được Xương Văn quân và các cao thủ cấm vệ yểm hộ, y như theo kế không ngồi trên xe ngựa có cắm Hoàng Xí, hóa trang thành một tên cấm vệ lẫn vào trong đám cấm vệ ấy.
Còn người ngồi trong xe là Kinh Thiện lúc này giả trang thành tiểu Bàn. Sự linh hoạt của y có thể so sánh với Kinh Tuấn, cho nên là người tốt nhất để ứng phó các biến cố bất ngờ. Hạng Thiếu Long sợ y xảy ra chuyện nên sai lắp các tấm sắt trong thùng xe, giống như các loại xe chống đạn của thế kỷ hai mươi mốt.
Ðoàn người kéo ra khỏi cung men theo sông Vị Thủy tiến lên.
Dân chúng đứng hai bên đường tung hô tỏ sự ủng hộ đối với nhà vua.
Hai đội cấm vệ quân mỗi đội gần một trăm người dắt theo chó dữ men theo khu rừng rầm hai bên quan đào rà soát khắp nơi, để đề phòng kẻ địch ẩn mình trong rừng rồi bắn tên ra.
Còn các chiến sĩ của Ô gia thì giả thành dân bình thường, trà trộn vào trong dân chúng giống như mật thám của thế kỷ hai mươi mốt, giám sát những kẻ đáng nghi trong đám đông này.
Hạng Thiếu Long thúc ngựa đi sau xe của Kinh Thiện, không ngừng chỉ huy hành động của cấm vệ quân, phát huy hết những gì đã học ở thế kỷ hai mươi mốt.
Một đội cấm vệ quân mở đường phía trước tiếp theo là xe chở Kinh Thiện, đến nơi nào người dân cũng nhường đường rồi quỳ xuống đất bái lạy.
Hai bên đoàn xe là hai hàng cấm vệ, hàng ngoài thì tay cầm thuẫn, hàng trong thì tay cầm cung tên, có thể nói phòng thủ rất kín kẽ.
Hạng Thiếu Long đi tụt về phía sau song song với tiểu Bàn, Lý Tư, Xương Văn quân.
Tiểu Bàn hân hoan nhìn quân đô ky trên một ngọn đồi đang ra hiệu an toàn nói, „Sự bố trí của thái phó giúp cho quả nhân mở rộng tầm mắt."
Lý Tư mỉm cười nói, „Dù cho thích khách có ba đầu sáu tay, cũng không thể nào hạ thủ, được biết khó mà rút lui."
Hạng Thiếu Long nhìn lên trên mây mù đang giăng ở không trung, mỉm cười nói, „Kẻ địch đã có kế hoạch, tất sẽ có cách ứng biến. Theo thần thấy chúng sẽ đột kích từ phía trên, chỉ cần leo được lên ngọn cây, thì có thể bắn đá xuống, nếu chúng ta không chuẩn bị, bọn thích khách trà trộn trong đám đông sẽ ra tay, mục tiêu rõ ràng như thế này quả thật có thể đắc thủ Tiểu Bàn, Lý Tư và Xương Văn quân nhìn lên ngọn cây đầy mây mù trong lòng bỗng run sợ.
Hạng Thiếu Long tiếp tục nói, „Phía trước là một mảng rừng rậm, dù là hạ thủ hay bỏ chạy, đều là nơi lý tưởng cả.
Nếu muốn ra tay, chắc là chỗ này."
Tiểu Bàn cảm kích lắm, mắt quắc lên. Ngược lại, Lý Tư và Xương Văn quân cảm thấy bắt đầu căng thẳng, không có hứng thú nói chuyện nữa.
Hạng Thiếu Long nhủ thầm, „Tần Thủy Hoàng rốt cuộc là Tần Thủy Hoàng, lá gan lớn hơn người ta nhiều."
Một chân thúc bụng ngựa đuổi theo xe chở Kinh Thiện.
Toán đi đầu đã tiến vào mảnh rừng rậm.
Mây mù càng dày đặc hơn, tầm nhìn không ra khỏi mười bước. Ðoàn xe chưa đến nhưng có tiếng trống nhạc vang lừng truyền đến. Dân chúng quỳ phục ở ven đường, đợi xe ngựa đi qua.
Chiếc xe chở Kinh Thiện đã tiến vào trong rừng.
Bọn cấm vệ đã sớm được căn dặn nên nâng cao tinh thần cảnh giác, chuẩn bị ứng phó với cuộc đột kích.
Hạng Thiếu Long ngược lại cảm thấy bình tĩnh mắt dõi theo Ô Quả lúc này đang chen lẫn trong đám dân chúng, Ô Quả ra hiệu không phát hiện ra gì nhưng điều đó không có gì là lạ.
Kẻ địch nếu cả bản lĩnh ngụy trang cũng không có, thì không cần phải đến đây nữa.
Là một cao thủ trở thành một tử sĩ muốn hành thích một mục tiêu nào đó, thì họ sẽ có một sức mạnh đáng sợ.
Hạng Thiếu Long phát ra mệnh lệnh cho các thiết vệ xung quanh, Ô Ngôn lập tức tản ra, đuổi theo sau xe chở Kinh Thiện nâng cao cảnh giác.
Ðoạn đường đi ngang cánh rừng rậm chỉ có nửa dặm nhưng dài như thế kỷ.
Thật là bất ngờ, cây cối bắt đầu thưa dần, khi sắp ra khỏi cánh rừng vẫn không thấy thích khách xuất hiện.
Tiếng chảy của dòng Vị Thủy truyền đến bên tai.
Tiếp theo là một khoảng rộng rãi con sông đang chảy phía trước, mây mù giờ đây chỉ còn bàng bạc phủ một lớp mỏng trên mặt đất.
Khi Hạng Thiếu Long đang thở phào thì đột nhiên có chuyện xảy ra.
Một âm thanh kỳ lạ vang lên, khi Hạng Thiếu Long vẫn chưa biết rõ là chuyện gì, bọn cấm vệ bảo vệ hai bên xe rơi xuống ngựa, tiếp theo là âm thanh đáng sợ vang lên, vì vật đó đã bay bằng một tốc độ kinh người vào trong thùng xe.
Tên đánh xe cũng bị vũ khí lợi hại đó hớt mất đầu, ngã xuống xe, tám thước ngựa kéo xe cũng phải đổ máu ngã xuống đất.
Còn thùng xe thì bị rách một mảng lớn.
Dân chúng bên đường chạy tán loạn khắp nơi, nhất thời tiếng khóc vang trời, địch ta khó phân. Hạng Thiếu Long quát lớn một tiếng, rút thanh Bách Chiến bảo đao xông về phía trước.
Có mấy tên từ hai bên đường xông ra.
Bình một tiếng, một người trong số ấy dùng cây thiết côn nặng nề đập vào cánh cửa xe, lúc này những tên cấm vệ đi theo hộ vệ xe chưa bị thương cách đó ngoài mười bước.
"ôi!
Một kẻ muốn nhảy lên xe thì bị trúng tên ngay mặt, ngã ngửa xuống đất.
Các thiết vệ đều đồng thời bắn tên ra, những kẻ đánh lén đều lần lượt trúng tên mất mạng. Trong đó có hai người phóng ra sau, lẫn vào trong rừng thưa tránh được ngọn tên.
Bọn Hạng Thiếu Long xông tới bao vây.
Hơn mười bóng người chia đường tháo chạy về phía bờ sông.
Tiếng vó ngựa vang lên các thiết vệ đuổi theo.
Hạng Thiếu Long đến bên chiếc xe quát lớn, „Mọi người giữ yên!“ Khi đám đông chấp hành như lệnh, Hạng Thiếu Long chui người vào trong xe thì thấy Kinh Thiện ló đầu ra, mặt không còn chút máu, lè lưỡi nói rằng, „May mà có vách sắt nếu không tiểu tử khó giữ mạng."
Hạng Thiếu Long nhìn lại thì thấy trên mặt đất có hơn mười bánh xe bằng sắt hình tròn, có răng cưa vừa mỏng vừa nhọn, sáng lấp lánh.
Bên cạnh chiếc xe là mười ba tên cấm vệ tất cả đều chết ngay tại trận, mắt trợn trừng. Những tấm thuẫn bằng gỗ vương vãi khắp nơi.
Loại bánh xe hình tròn dùng lực bàn tay để ném này, có sức sát thương hơn cả cung nỏ, cả thuẫn bài cũng không đỡ được Rồi nhìn lại thùng xe vết gỗ bị vỡ ra, lộ ra vết sắt đã bị thủng vào, bắt đầu cảm thấy run sợ.
Trong đó có hai bánh xe đã bay vào trong xe, cứa đứt áo giáp của Kinh Thiện, may mà chỉ sát thương ngoài da.
Cả đoàn người dừng lại, đám đông bị đuổi qua một bên và tránh xa hiện trường, rồi Ô Quả đi quan sát xem có thích khách nào còn lẻn vào không.
Bọn tiểu Bàn đến bên cạnh Hạng Thiếu Long thấy cảnh ấy đều ngạc nhiên.
Lúc này Xương Văn quân sai người đến bao vây. Thích khách đã bơi sang bờ bên kia, chỉ bắn chết ba người. Hạng Thiếu Long xuống ngựa kiểm tra những tên thích khách bị bắn chết, mỗi người bị trúng ít nhất cũng ba mũi tên, đều chết ngay tại trận, không còn manh mối gì để điều tra nữa.
Lúc này bọn công khanh đại thần như Vương Lăng, Vương Hột, Lao ái, Lã Bất Vi hoảng hốt lao đến, thấy Kinh Thiện từ trong xe bước ra, đều ngạc nhiên lắm. Tiểu Bàn bỏ mũ xuống, lộ ra mặt rồng, lạnh lùng nói với Quản Trung Tà, „Lập tức xét thành cho quả nhân, nếu có hung đồ vẫn còn ở lại trong thành, thì ngươi không cần làm đô vệ thống lĩnh nữa."
Rồi đưa mắt nhìn mấy thi thể nằm dưới đất nói, „Hãy hậu táng cho quả nhân!“ Không muốn nhìn nữa, đi đến nơi diễn ra lễ tế mùa xuân.
Tuy vừa mới xảy ra thảm kịch nhưng rất ít người biết chuyện này, cho nên không khí vẫn cứ náo nhiệt.
Khi tiểu Bàn, Chu Cơ, Lã Bất Vi và các công khanh đại thần bước lên đài tế, tiến tấu nhạc vang lừng, hàng trăm ngàn dân chúng được sắp xếp bên bờ trái, quỳ phục xuống đất tung hô vạn tuế.
Ðằng Dực và Kinh Tuấn chỉ huy quân đô ky phụ trách duy trì trật tự.
Từ khi Thương ưởng biến pháp, trong bảy nước thất hùng thời Chiến Quốc thì người Tần giữ quy cũ và nghe lời nhất Dù cho như thế này, tất cả vẫn đâu vào đấy.
Bọn Hạng Thiếu Long vì mới trải qua chuyện vừa rồi, sợ lại có thích khách lẫn trong đám đông, cho nên đã dựng lên bức tường người và ra đặt một cự ly an toàn cho tất cả mọi người.
Mây mù lại bắt đầu dày đặc, ngưng tụ trên mặt sông và không tản ra khiến cho người ta cảm giác thật là bí hiểm.
Hạng Thiếu Long để ý quan sát vẻ mặt của Ðỗ Bích và Phố Cao đang ngồi trên đài, chỉ thấy vẫn như thường ngưng chốc chốc có những động tác nhỏ cho thấy sự bất an trong lòng, thì biết rằng hai người này hoang mang lúng túng vì cuộc ám sát thất bại.
"Bùng."
Tiểu Bàn cầm chiếc đuốc châm vào chiếc đỉnh lớn ở trên đài cao, ngọn lửa bùng lên, khói bốc lên trời lẫn vào trong hơi nước.
Mọi người đều im lặng mở tế văn ra, đọc lớn lên.
Chỉ thấy y đứng hiên ngang, khí độ trầm lắng, quả là có uy thế.
Ðằng Dực đến bên Hạng Thiếu Long nói, „Nghe nói Tiểu Thiện suýt chút nữa cũng mất mạng, không ngờ kẻ địch cũng lợi hại đến thế."
Hạng Thiếu Long nói, „Nếu mục tiêu là đệ, e rằng đệ đã mất mạng, không ngờ đối phương lại có vũ khí đáng sợ đến thế Ðằng Dực nhìn dòng Vị Thủy đầy sương mù hoàn toàn không thấy bờ bên kia, đẩy vào gã nói rằng, „Ðến rồi!"
Hạng Thiếu Long vốn không nhìn thấy gì, được y nhắc nhở thì đột nhiên nhìn quanh, quả nhiên nước sông như có một vật gì đó khuấy động.
Những kẻ đứng gần bờ cũng thấy được chuyện lạ này, ngạc nhiên chỉ chỉ trỏ trỏ.
Trên bờ bọn Lã Bất Vi ai nấy cũng há mồm, nhìn về phía mặt sông.
Dân chúng ngồi ở phía sau đều kiễng chân lên ngó.
Tiếng đọc tế văn của tiểu Bàn dần bị tiếng ồn át hẳn.
Bỗng nhiên một chiếc đuôi rồng nhô lên khỏi mặt nước được khoảng nửa trượng, rồi đập mạnh xuống, nước bắn tung tóe, sương mù ở đó tản ra, hai người Hạng Ðằng không ngờ Kỷ Yên Nhiên lại làm được điều này, còn sinh động hơn cả lúc diễn tập, nên cũng giật mình.
Dân chúng trên bờ và các tướng lãnh đều ngạc nhiên, tiếng la hét vang lên.
Có người sợ đến nỗi hai chân quy xuống đất.
Quân cấm vệ vẫn lo lắng vội vàng che trước người tiểu Bàn, có người còn rút kiếm giương cung.
Tiểu Bàn quát lớn, „Trên sông có thần vật, không được vọng động, kẻ nào trái lời sẽ bị chém."
Mặt sông lại yên ắng trở lại, hơn mười vạn dân quân ai nấy đều nín thở nhìn ra mặt sông.
Bỗng nhiên có tiếng kêu lạ vang lên chỉ thấy ở nơi có mây mù dày đặc một chiếc đầu rồng màu đen nhô lên rồi vùng vẫy tạo ra từng cơn sóng lớn, một lát sau mới lặn hẳn xuống nước.
Bọn Hạng Thiếu long nhất thời la to, „Hắc Long xuất hiện, trời sinh thần vật, Thủy đức của đại Tần ta đã hưng."
Xương Bình quân quỳ xuống trước, rồi ai nấy đều quỳ theo y, cả Lã Bất Vi lẫn Quản Trung Tà cũng bị không khí kịch liệt ấy lan tỏa sang, cũng quỳ móp xuống.
Người dân đứng ở bờ sông cũng quỳ xuống. Cuối cùng chỉ có một mình tiểu Bàn đứng hiên ngang trên đài, mặt đối diện với bờ sông hai tay giơ cao rất nổi bật.
Trong lúc mọi người đang chờ đợi hắc long lại xuất hiện lần nữa. Một chiếc đầu rồng thật to nhô lên hướng về phía tiểu Bàn rồi lại hụp xuống, cứ như vậy ba lần, cả thân nổi trên mặt nước, dài đến hơn mười trượng, đuôi cứ đập đập trên mặt sông khiến cho ai nấy đều hoảng sợ.
Bỗng nhiên hắc long phát ra tiếng kêu vang trời, cả bọn hạng Thiếu Long cũng biết đó là tiếng nhiều người đồng thời phát ra tiếng kêu nhưng cũng lấy làm bất ngờ.
Hai mắt của hắc long đột nhiên phun ra ngọn lửa hướng về phía tiểu Bàn khấu đầu ba lần rồi mới lặn xuống nước.
Vương Hột thừa cơ la lớn, „Mặt sông xuất hiện điềm lành, bị quân vạn tuế."
Mọi người đều đã hoàn hồn đồng thanh hô lớn, „Hắc long vạn tuế! Bị quân vạn tuế!"
Tiếng kêu vang lên khắp nơi dội vào trong sơn cốc, hàng vạn người nhảy lên không khí rất náo nhiệt.
Hắc long không còn xuất hiện nữa.
Bọn Lã Bất Vi, Quản Trung Tà, Ðỗ Bích, Phố Cao, Lao ái đều nhìn nhau nhất thời không biết phải làm như thế nào tiếp tục cho sự việc này. Trên đường tiểu Bàn về cung, Kỷ Yên Nhiên nghe thế thì giả vờ chạy đến chặn tiểu Bàn lại dâng lên cuốn sách Ngũ đức thủy chung thuyết của Trâu Diễn.
Màn kịch dâng sách này, lại tiếp tục gây một cơn chấn động nữa.
Hoàng thất, tướng lĩnh chủ động vào cung gặp Tiểu Bản, thề rằng trung thành, Hàm Dương đi đâu cũng đốt pháo, người dân ca hát nhảy múa trên đường, và đến trước hoàng cung quỳ xuống bái lạy.
Vì Hạng Thiếu Long đề nghị nên tiểu Bàn đã cho mở cửa duyệt binh trường của hoàng cung, lại còn xuất hiện ba lần để đón dân chúng. Dĩ nhiên tình hình bảo an cũng rất nghiêm ngặt.
Lã Bất Vi và Lao ái tuy trong lòng cũng có hoài nghi, nhưng không biết làm như thế nào nữa. Uy thế của tiểu Bàn trong chốc lát đã tăng lên rất nhiều.
Ðầu giờ thân ngày hôm ấy các trọng thần đại tướng như Vương Quang, Xương Văn quân, Lý Tư, Vương Hột, Vương Lăng vào cung gặp tiểu Bàn, đề nghị mở sách Ngũ đức thủy chung thuyết của Trâu Diễn làm quốc thư, đồng thời chính thức phong cho Kỷ Yên Nhiên làm Kỹ sư, phụ trách thay thảo ra kế hoạch thay triều hoán đại, còn gọi là tân chính.
Hạng Thiếu Long người đã dựng ra chuyện này cũng không ngờ hắc long đã có uy thế lợi hại như thế này, cả những kẻ a dua theo Lã Bất Vi, giờ cũng thay đổi quay sang tiểu Bàn.
Tiểu Bàn lập tức lên triều, trong buổi lên triều, Kỷ Yên Nhiên đã tuyên đọc tân chính.
Quan võ trong triều ai nấy đều hớn hở, Lã Bất Vi và Chu Cơ lại lo lắng không yên. Trong không khí bị màu sắc mê tín thần bí che mất, không ai dám nghịch lại tiểu Bàn, kẻ đã được trời trao trọng trách.
Kỷ Yên Nhiên mặc một bộ y phục dài có thêu hoa văn đẹp đẽ, đầu đội mũ cao, trước tiên tuyên bố đổi tên sông Vị Thủy là Ðức Thủy.
Vì sông Vị Thủy là một nhánh của Hoàng Hà, cho nên cả con sông Hoàng Hà cũng được đổi tên là Ðức Thủy. Vì mùa đông thuộc về Thủy đức, cho nên lấy tháng mười, tháng bắt đầu của mùa đông làm tháng đầu tiện trong một năm.
Tiếp theo là tôn vinh màu đen.
Vì Ngũ Hành phối hợp với ngũ sắc mà thủy là màu đen. Cho nên đổi màu y phục, cờ quạt đều lấy màu đen làm chủ.
Tiếp theo là đặt theo chế độ số sáu. Vì Thủy trong ngũ hành và sáu trong thuật số tương ứng, cho nên các vật dụng lấy số sáu làm chuẩn. Ví như phù, pháp, hoán đều là sáu thốn, mà xe là sáu xích, sáu xích làm bộ, thắng sáu ngựa.
Hạng Thiếu Long tận mắt thấy những việc do mình tạo ra, kích động đến nổi da gà. Không ai có thể hiểu rõ mức độ ảnh hưởng này của vương triều Tần, cũng là một dấu vết lịch sử của vương triều Tần.
Sau khi nước Tần thống nhất Trung Quốc, chia thiên hạ ra thành ba mươi sáu quận, chính vì ba mươi sáu là thừa số của sáu.
Rồi lại chuyển dời mười hai vạn hộ giàu có ở khắp nơi đến Hàm Dương, mười hai vạn chính là hai vạn bội của sáu.
Cuối cùng là sự thay đổi nhất chính là nhờ miệng của Kỷ Yên Nhiên, thực hiện chế độ tam công cửu khanh do Lý Tư nghĩ ra, để tập trung mọi quyền hành vào tay tiểu Bàn.
Chính điều này thay đổi cục diện trước kia, quyền lực nằm trong tay Lã Bất Vi, lịnh vua khó được thực hành.
Nhìn bề ngoài đa số người vẫn giữ được quyền lực của mình thậm chí quyền lực của Lao ái cũng tăng lên nhưng thực ra là Lao ái kiềm chế thế của Lã Bất Vi mà tiểu Bàn thì lại dành được binh quyền và tài chính.
Lã Bất Vi vẫn là thừa tướng, Xương Bình quân không còn là tả thừa tướng nữa mà trở thành thái úy, Phùng Khiếp thì trở thành ngự sử đại phu, ba người này gọi là tam công.
Chức quyền của tam công rất rõ ràng.
Thừa tướng đứng đầu quan văn chịu sự ảnh hưởng của vua, giúp vua xử lý chuyện trong cả nước.
Ðiều đó có nghĩa phải định thân phận trọng phụ, có nghĩa là nhiếp chính đại thần của Lã Bất Vi, thừa tướng không phải đối lập với vua mà nghe theo lệnh của vua, như vậy vua được tăng thêm quyền hành.
Chức thái úy của Xương Bình quân thì giúp đỡ tiểu Bàn nắm giữ việc quân trong cả nước, khiến cho quân đội nước Tần có được sự chỉ huy thống nhất, đã vô hình tước đoạt quyền tự chủ mà bọn Mông Ngao, Ðỗ Bích trước đây đã điều khiển.
Cuộc cải cách này đã kết hợp chức tả thừa tướng và tư mã của trước đây có nghĩa là hợp nhất quyền hành của hai người Từ Tiên và Lộc Công, thông qua Xương Bình quân, tiểu Bàn có thể trực tiếp khống chế được quân đội của nước Tần.
Còn chức ngự sử đại phu đứng sau tam công chính là một sách lược tuyệt vời do Lý Tư nghĩ ra, đã tước đoạt quyền lực của Lã Bất Vi.
Nhìn bề ngoài, ngự sử đại phu cũng giống như chức trưởng sử mà trước đây Lý Tư làm, chuyên soạn thảo tấu chương cho tiểu Bàn, chỉ thêm vào là có quyền giám sát các quan.
Khi Kỷ Yên Nhiên đọc bản thay đổi này, thì chỉ rằng hễ là chuyện thừa tướng xử lý, ngự sử đại phu đều có quyền hỏi, mà quyền giám sát của ngự sử, chức thừa tướng của Lã Bất Vi thì lại không có, cho nên dùng ngự sử đại phu để kiềm chế thừa tướng, rõ ràng là đang ngầm giảm đi sức ảnh hưởng của Lã Bất Vi.
Trước đây Phùng Khiếp chuyên quản pháp luật, làm người ngay thẳng cho nên để y nắm chức này, không ai dám lên tiếng.
Từ đó có thể thấy được chỗ hay trong sự dùng người của tiểu Bàn.
Lao ái thì chức nội sử được thăng lên thành người đứng đầu trong cửu khanh, gọi là phụng thường. Chuyên quản lý việc tông miếu lễ nghĩa, dưới có thái lạc, thái chúc, tái tể, thái sử, thái bốc, thái y và lục lệnh thừa.
Ðây có thể nói là một chức vị cao nhưng không có quyền thực, lại càng phù hợp hơn với thân phận hoạn quan giả của Lao ái, cũng là để nể mặt Chu Cơ, để tránh sự phản đối của nàng.
Còn chức nội sử của Lao ái thì do người huynh đệ Lao Tứ của y thay thế.
Nhờ Hạng Thiếu Long, tiểu Bàn biết được kẻ này bất học vô thức, rất tầm thường, nên không hề lo lắng y.
Huống chi trước nay chức nội sử chỉ lo việc văn thư qua lại giữa ba quân bảo vệ thành và hoàng cung, cho nên không có nguy hiểm gì.
Xương Văn quân thì trở thành trung lang lệnh trong cửu khanh, phụ trách công việc phòng thủ đô thành, ba quân cấm vệ, đô vệ và đô ky đều thuộc quyền quản lý của y.
Trong thất khanh là vệ úy, thái bốc, đình úy, điển khách, tông chính, trị lật nổi sử, thiếu phủ, thì ba chức đình úy, trị lật nội sử và thái phủ là quan trọng nhất, được chia đều cho Lý Tư, Vương Quan và Thái Trạch.
Lý Tư đồng nghĩa với việc được thăng lên mấy cấp, chuyên quản lý việc tư pháp hình phạt trong cả nước, trở thành quan tòa cao nhất trong toàn quốc. Phía dưới có tam giám là chính, tả, hữu. Khách khanh của Lao ái là Lệnh Tề và Mao Tiêu thì được trở thành tả giám và hữu giám.
Trị lật nội sử là đại thần quản lý tài vụ, phụ trách thu thuế và chi phí tài chính trong cả nước.
Thiếu phủ quản lý công thương nghiệp trong cả nước, cũng là một chức vụ quan trọng, một trọng thần như Thái Trạch, tiểu Bàn cũng phải lôi kéo y.
Về mặt chiến tranh bên ngoài, Vương Hột, Mông Ngao, Vương Lăng và Vương Tiễn đều được phong thành bốn đại thượng tướng quân, còng Hạng Thiếu Long, An Cốc Hề và Ðỗ Bích thì vẫn là đại tướng quân, chỉ có bảy người này mới có quyền dẫn quân xuất chinh. Có thể nói trong cuộc cải cách chính trị có tính thỏa hiệp này, kẻ được lợi nhất là tiểu Bàn, tiếp đến Lao ái, còn Lã Bất Vi thì đành phải ngậm bồ hòn làm ngọt.
Nhưng vì giờ đây Chu Cơ và bọn Vương Quan đều ủng hộ cho tiểu Bàn, Lã Bất Vi cũng chẳng làm gì được.
Sự kiện hắc long xuất hiện và Kỷ Yên Nhiên chặn đường dâng sách, đã khiến cho quyền lực của Lã Bất Vi giảm xuống nhiều, về sau không thể hai tay che trời như trước nữa.
Tiểu Bàn tuyên bố bãi triều, các quan đều cao giọng tung hô vạn tuế, rồi ai về nhà nấy, tắm rửa để chuẩn bị đêm nay vào dự xuân yến trong hoàng cung.
Ngày lập đông sẽ trở thành ngày đầu tiên trong năm của nước Tần.
Trăm họ người ở Hàm Dương đa số đều thay áo mới dắt díu nhau ra thượng du sông Vị Thủy để tham dự lễ tế mùa xuân.
Trên đường người đi không ngớt nhưng rất có trật tự.
Dưới sự chỉ huy của Ðằng Dực, Kinh Tuấn, Quốc Hưng, ba vạn quân đô ky đều được điều động canh ở ven đường duy trì trật tự.
Nếu có thích khác thì chúng chỉ có thể lợi dụng khu rừng bên đường yểm hộ để tiến hành hành động ám sát.
Chu Cơ, Lã Bất Vi và các công khanh đại thần, trời chưa sáng đã đến hoàng cung hội họp với tiểu Bàn, trước tiên tới các tổ miếu tế các tiên vương rồi mới xuất phát.
Tiểu Bàn được Xương Văn quân và các cao thủ cấm vệ yểm hộ, y như theo kế không ngồi trên xe ngựa có cắm Hoàng Xí, hóa trang thành một tên cấm vệ lẫn vào trong đám cấm vệ ấy.
Còn người ngồi trong xe là Kinh Thiện lúc này giả trang thành tiểu Bàn. Sự linh hoạt của y có thể so sánh với Kinh Tuấn, cho nên là người tốt nhất để ứng phó các biến cố bất ngờ. Hạng Thiếu Long sợ y xảy ra chuyện nên sai lắp các tấm sắt trong thùng xe, giống như các loại xe chống đạn của thế kỷ hai mươi mốt.
Ðoàn người kéo ra khỏi cung men theo sông Vị Thủy tiến lên.
Dân chúng đứng hai bên đường tung hô tỏ sự ủng hộ đối với nhà vua.
Hai đội cấm vệ quân mỗi đội gần một trăm người dắt theo chó dữ men theo khu rừng rầm hai bên quan đào rà soát khắp nơi, để đề phòng kẻ địch ẩn mình trong rừng rồi bắn tên ra.
Còn các chiến sĩ của Ô gia thì giả thành dân bình thường, trà trộn vào trong dân chúng giống như mật thám của thế kỷ hai mươi mốt, giám sát những kẻ đáng nghi trong đám đông này.
Hạng Thiếu Long thúc ngựa đi sau xe của Kinh Thiện, không ngừng chỉ huy hành động của cấm vệ quân, phát huy hết những gì đã học ở thế kỷ hai mươi mốt.
Một đội cấm vệ quân mở đường phía trước tiếp theo là xe chở Kinh Thiện, đến nơi nào người dân cũng nhường đường rồi quỳ xuống đất bái lạy.
Hai bên đoàn xe là hai hàng cấm vệ, hàng ngoài thì tay cầm thuẫn, hàng trong thì tay cầm cung tên, có thể nói phòng thủ rất kín kẽ.
Hạng Thiếu Long đi tụt về phía sau song song với tiểu Bàn, Lý Tư, Xương Văn quân.
Tiểu Bàn hân hoan nhìn quân đô ky trên một ngọn đồi đang ra hiệu an toàn nói, „Sự bố trí của thái phó giúp cho quả nhân mở rộng tầm mắt."
Lý Tư mỉm cười nói, „Dù cho thích khách có ba đầu sáu tay, cũng không thể nào hạ thủ, được biết khó mà rút lui."
Hạng Thiếu Long nhìn lên trên mây mù đang giăng ở không trung, mỉm cười nói, „Kẻ địch đã có kế hoạch, tất sẽ có cách ứng biến. Theo thần thấy chúng sẽ đột kích từ phía trên, chỉ cần leo được lên ngọn cây, thì có thể bắn đá xuống, nếu chúng ta không chuẩn bị, bọn thích khách trà trộn trong đám đông sẽ ra tay, mục tiêu rõ ràng như thế này quả thật có thể đắc thủ Tiểu Bàn, Lý Tư và Xương Văn quân nhìn lên ngọn cây đầy mây mù trong lòng bỗng run sợ.
Hạng Thiếu Long tiếp tục nói, „Phía trước là một mảng rừng rậm, dù là hạ thủ hay bỏ chạy, đều là nơi lý tưởng cả.
Nếu muốn ra tay, chắc là chỗ này."
Tiểu Bàn cảm kích lắm, mắt quắc lên. Ngược lại, Lý Tư và Xương Văn quân cảm thấy bắt đầu căng thẳng, không có hứng thú nói chuyện nữa.
Hạng Thiếu Long nhủ thầm, „Tần Thủy Hoàng rốt cuộc là Tần Thủy Hoàng, lá gan lớn hơn người ta nhiều."
Một chân thúc bụng ngựa đuổi theo xe chở Kinh Thiện.
Toán đi đầu đã tiến vào mảnh rừng rậm.
Mây mù càng dày đặc hơn, tầm nhìn không ra khỏi mười bước. Ðoàn xe chưa đến nhưng có tiếng trống nhạc vang lừng truyền đến. Dân chúng quỳ phục ở ven đường, đợi xe ngựa đi qua.
Chiếc xe chở Kinh Thiện đã tiến vào trong rừng.
Bọn cấm vệ đã sớm được căn dặn nên nâng cao tinh thần cảnh giác, chuẩn bị ứng phó với cuộc đột kích.
Hạng Thiếu Long ngược lại cảm thấy bình tĩnh mắt dõi theo Ô Quả lúc này đang chen lẫn trong đám dân chúng, Ô Quả ra hiệu không phát hiện ra gì nhưng điều đó không có gì là lạ.
Kẻ địch nếu cả bản lĩnh ngụy trang cũng không có, thì không cần phải đến đây nữa.
Là một cao thủ trở thành một tử sĩ muốn hành thích một mục tiêu nào đó, thì họ sẽ có một sức mạnh đáng sợ.
Hạng Thiếu Long phát ra mệnh lệnh cho các thiết vệ xung quanh, Ô Ngôn lập tức tản ra, đuổi theo sau xe chở Kinh Thiện nâng cao cảnh giác.
Ðoạn đường đi ngang cánh rừng rậm chỉ có nửa dặm nhưng dài như thế kỷ.
Thật là bất ngờ, cây cối bắt đầu thưa dần, khi sắp ra khỏi cánh rừng vẫn không thấy thích khách xuất hiện.
Tiếng chảy của dòng Vị Thủy truyền đến bên tai.
Tiếp theo là một khoảng rộng rãi con sông đang chảy phía trước, mây mù giờ đây chỉ còn bàng bạc phủ một lớp mỏng trên mặt đất.
Khi Hạng Thiếu Long đang thở phào thì đột nhiên có chuyện xảy ra.
Một âm thanh kỳ lạ vang lên, khi Hạng Thiếu Long vẫn chưa biết rõ là chuyện gì, bọn cấm vệ bảo vệ hai bên xe rơi xuống ngựa, tiếp theo là âm thanh đáng sợ vang lên, vì vật đó đã bay bằng một tốc độ kinh người vào trong thùng xe.
Tên đánh xe cũng bị vũ khí lợi hại đó hớt mất đầu, ngã xuống xe, tám thước ngựa kéo xe cũng phải đổ máu ngã xuống đất.
Còn thùng xe thì bị rách một mảng lớn.
Dân chúng bên đường chạy tán loạn khắp nơi, nhất thời tiếng khóc vang trời, địch ta khó phân. Hạng Thiếu Long quát lớn một tiếng, rút thanh Bách Chiến bảo đao xông về phía trước.
Có mấy tên từ hai bên đường xông ra.
Bình một tiếng, một người trong số ấy dùng cây thiết côn nặng nề đập vào cánh cửa xe, lúc này những tên cấm vệ đi theo hộ vệ xe chưa bị thương cách đó ngoài mười bước.
"ôi!
Một kẻ muốn nhảy lên xe thì bị trúng tên ngay mặt, ngã ngửa xuống đất.
Các thiết vệ đều đồng thời bắn tên ra, những kẻ đánh lén đều lần lượt trúng tên mất mạng. Trong đó có hai người phóng ra sau, lẫn vào trong rừng thưa tránh được ngọn tên.
Bọn Hạng Thiếu Long xông tới bao vây.
Hơn mười bóng người chia đường tháo chạy về phía bờ sông.
Tiếng vó ngựa vang lên các thiết vệ đuổi theo.
Hạng Thiếu Long đến bên chiếc xe quát lớn, „Mọi người giữ yên!“ Khi đám đông chấp hành như lệnh, Hạng Thiếu Long chui người vào trong xe thì thấy Kinh Thiện ló đầu ra, mặt không còn chút máu, lè lưỡi nói rằng, „May mà có vách sắt nếu không tiểu tử khó giữ mạng."
Hạng Thiếu Long nhìn lại thì thấy trên mặt đất có hơn mười bánh xe bằng sắt hình tròn, có răng cưa vừa mỏng vừa nhọn, sáng lấp lánh.
Bên cạnh chiếc xe là mười ba tên cấm vệ tất cả đều chết ngay tại trận, mắt trợn trừng. Những tấm thuẫn bằng gỗ vương vãi khắp nơi.
Loại bánh xe hình tròn dùng lực bàn tay để ném này, có sức sát thương hơn cả cung nỏ, cả thuẫn bài cũng không đỡ được Rồi nhìn lại thùng xe vết gỗ bị vỡ ra, lộ ra vết sắt đã bị thủng vào, bắt đầu cảm thấy run sợ.
Trong đó có hai bánh xe đã bay vào trong xe, cứa đứt áo giáp của Kinh Thiện, may mà chỉ sát thương ngoài da.
Cả đoàn người dừng lại, đám đông bị đuổi qua một bên và tránh xa hiện trường, rồi Ô Quả đi quan sát xem có thích khách nào còn lẻn vào không.
Bọn tiểu Bàn đến bên cạnh Hạng Thiếu Long thấy cảnh ấy đều ngạc nhiên.
Lúc này Xương Văn quân sai người đến bao vây. Thích khách đã bơi sang bờ bên kia, chỉ bắn chết ba người. Hạng Thiếu Long xuống ngựa kiểm tra những tên thích khách bị bắn chết, mỗi người bị trúng ít nhất cũng ba mũi tên, đều chết ngay tại trận, không còn manh mối gì để điều tra nữa.
Lúc này bọn công khanh đại thần như Vương Lăng, Vương Hột, Lao ái, Lã Bất Vi hoảng hốt lao đến, thấy Kinh Thiện từ trong xe bước ra, đều ngạc nhiên lắm. Tiểu Bàn bỏ mũ xuống, lộ ra mặt rồng, lạnh lùng nói với Quản Trung Tà, „Lập tức xét thành cho quả nhân, nếu có hung đồ vẫn còn ở lại trong thành, thì ngươi không cần làm đô vệ thống lĩnh nữa."
Rồi đưa mắt nhìn mấy thi thể nằm dưới đất nói, „Hãy hậu táng cho quả nhân!“ Không muốn nhìn nữa, đi đến nơi diễn ra lễ tế mùa xuân.
Tuy vừa mới xảy ra thảm kịch nhưng rất ít người biết chuyện này, cho nên không khí vẫn cứ náo nhiệt.
Khi tiểu Bàn, Chu Cơ, Lã Bất Vi và các công khanh đại thần bước lên đài tế, tiến tấu nhạc vang lừng, hàng trăm ngàn dân chúng được sắp xếp bên bờ trái, quỳ phục xuống đất tung hô vạn tuế.
Ðằng Dực và Kinh Tuấn chỉ huy quân đô ky phụ trách duy trì trật tự.
Từ khi Thương ưởng biến pháp, trong bảy nước thất hùng thời Chiến Quốc thì người Tần giữ quy cũ và nghe lời nhất Dù cho như thế này, tất cả vẫn đâu vào đấy.
Bọn Hạng Thiếu Long vì mới trải qua chuyện vừa rồi, sợ lại có thích khách lẫn trong đám đông, cho nên đã dựng lên bức tường người và ra đặt một cự ly an toàn cho tất cả mọi người.
Mây mù lại bắt đầu dày đặc, ngưng tụ trên mặt sông và không tản ra khiến cho người ta cảm giác thật là bí hiểm.
Hạng Thiếu Long để ý quan sát vẻ mặt của Ðỗ Bích và Phố Cao đang ngồi trên đài, chỉ thấy vẫn như thường ngưng chốc chốc có những động tác nhỏ cho thấy sự bất an trong lòng, thì biết rằng hai người này hoang mang lúng túng vì cuộc ám sát thất bại.
"Bùng."
Tiểu Bàn cầm chiếc đuốc châm vào chiếc đỉnh lớn ở trên đài cao, ngọn lửa bùng lên, khói bốc lên trời lẫn vào trong hơi nước.
Mọi người đều im lặng mở tế văn ra, đọc lớn lên.
Chỉ thấy y đứng hiên ngang, khí độ trầm lắng, quả là có uy thế.
Ðằng Dực đến bên Hạng Thiếu Long nói, „Nghe nói Tiểu Thiện suýt chút nữa cũng mất mạng, không ngờ kẻ địch cũng lợi hại đến thế."
Hạng Thiếu Long nói, „Nếu mục tiêu là đệ, e rằng đệ đã mất mạng, không ngờ đối phương lại có vũ khí đáng sợ đến thế Ðằng Dực nhìn dòng Vị Thủy đầy sương mù hoàn toàn không thấy bờ bên kia, đẩy vào gã nói rằng, „Ðến rồi!"
Hạng Thiếu Long vốn không nhìn thấy gì, được y nhắc nhở thì đột nhiên nhìn quanh, quả nhiên nước sông như có một vật gì đó khuấy động.
Những kẻ đứng gần bờ cũng thấy được chuyện lạ này, ngạc nhiên chỉ chỉ trỏ trỏ.
Trên bờ bọn Lã Bất Vi ai nấy cũng há mồm, nhìn về phía mặt sông.
Dân chúng ngồi ở phía sau đều kiễng chân lên ngó.
Tiếng đọc tế văn của tiểu Bàn dần bị tiếng ồn át hẳn.
Bỗng nhiên một chiếc đuôi rồng nhô lên khỏi mặt nước được khoảng nửa trượng, rồi đập mạnh xuống, nước bắn tung tóe, sương mù ở đó tản ra, hai người Hạng Ðằng không ngờ Kỷ Yên Nhiên lại làm được điều này, còn sinh động hơn cả lúc diễn tập, nên cũng giật mình.
Dân chúng trên bờ và các tướng lãnh đều ngạc nhiên, tiếng la hét vang lên.
Có người sợ đến nỗi hai chân quy xuống đất.
Quân cấm vệ vẫn lo lắng vội vàng che trước người tiểu Bàn, có người còn rút kiếm giương cung.
Tiểu Bàn quát lớn, „Trên sông có thần vật, không được vọng động, kẻ nào trái lời sẽ bị chém."
Mặt sông lại yên ắng trở lại, hơn mười vạn dân quân ai nấy đều nín thở nhìn ra mặt sông.
Bỗng nhiên có tiếng kêu lạ vang lên chỉ thấy ở nơi có mây mù dày đặc một chiếc đầu rồng màu đen nhô lên rồi vùng vẫy tạo ra từng cơn sóng lớn, một lát sau mới lặn hẳn xuống nước.
Bọn Hạng Thiếu long nhất thời la to, „Hắc Long xuất hiện, trời sinh thần vật, Thủy đức của đại Tần ta đã hưng."
Xương Bình quân quỳ xuống trước, rồi ai nấy đều quỳ theo y, cả Lã Bất Vi lẫn Quản Trung Tà cũng bị không khí kịch liệt ấy lan tỏa sang, cũng quỳ móp xuống.
Người dân đứng ở bờ sông cũng quỳ xuống. Cuối cùng chỉ có một mình tiểu Bàn đứng hiên ngang trên đài, mặt đối diện với bờ sông hai tay giơ cao rất nổi bật.
Trong lúc mọi người đang chờ đợi hắc long lại xuất hiện lần nữa. Một chiếc đầu rồng thật to nhô lên hướng về phía tiểu Bàn rồi lại hụp xuống, cứ như vậy ba lần, cả thân nổi trên mặt nước, dài đến hơn mười trượng, đuôi cứ đập đập trên mặt sông khiến cho ai nấy đều hoảng sợ.
Bỗng nhiên hắc long phát ra tiếng kêu vang trời, cả bọn hạng Thiếu Long cũng biết đó là tiếng nhiều người đồng thời phát ra tiếng kêu nhưng cũng lấy làm bất ngờ.
Hai mắt của hắc long đột nhiên phun ra ngọn lửa hướng về phía tiểu Bàn khấu đầu ba lần rồi mới lặn xuống nước.
Vương Hột thừa cơ la lớn, „Mặt sông xuất hiện điềm lành, bị quân vạn tuế."
Mọi người đều đã hoàn hồn đồng thanh hô lớn, „Hắc long vạn tuế! Bị quân vạn tuế!"
Tiếng kêu vang lên khắp nơi dội vào trong sơn cốc, hàng vạn người nhảy lên không khí rất náo nhiệt.
Hắc long không còn xuất hiện nữa.
Bọn Lã Bất Vi, Quản Trung Tà, Ðỗ Bích, Phố Cao, Lao ái đều nhìn nhau nhất thời không biết phải làm như thế nào tiếp tục cho sự việc này. Trên đường tiểu Bàn về cung, Kỷ Yên Nhiên nghe thế thì giả vờ chạy đến chặn tiểu Bàn lại dâng lên cuốn sách Ngũ đức thủy chung thuyết của Trâu Diễn.
Màn kịch dâng sách này, lại tiếp tục gây một cơn chấn động nữa.
Hoàng thất, tướng lĩnh chủ động vào cung gặp Tiểu Bản, thề rằng trung thành, Hàm Dương đi đâu cũng đốt pháo, người dân ca hát nhảy múa trên đường, và đến trước hoàng cung quỳ xuống bái lạy.
Vì Hạng Thiếu Long đề nghị nên tiểu Bàn đã cho mở cửa duyệt binh trường của hoàng cung, lại còn xuất hiện ba lần để đón dân chúng. Dĩ nhiên tình hình bảo an cũng rất nghiêm ngặt.
Lã Bất Vi và Lao ái tuy trong lòng cũng có hoài nghi, nhưng không biết làm như thế nào nữa. Uy thế của tiểu Bàn trong chốc lát đã tăng lên rất nhiều.
Ðầu giờ thân ngày hôm ấy các trọng thần đại tướng như Vương Quang, Xương Văn quân, Lý Tư, Vương Hột, Vương Lăng vào cung gặp tiểu Bàn, đề nghị mở sách Ngũ đức thủy chung thuyết của Trâu Diễn làm quốc thư, đồng thời chính thức phong cho Kỷ Yên Nhiên làm Kỹ sư, phụ trách thay thảo ra kế hoạch thay triều hoán đại, còn gọi là tân chính.
Hạng Thiếu Long người đã dựng ra chuyện này cũng không ngờ hắc long đã có uy thế lợi hại như thế này, cả những kẻ a dua theo Lã Bất Vi, giờ cũng thay đổi quay sang tiểu Bàn.
Tiểu Bàn lập tức lên triều, trong buổi lên triều, Kỷ Yên Nhiên đã tuyên đọc tân chính.
Quan võ trong triều ai nấy đều hớn hở, Lã Bất Vi và Chu Cơ lại lo lắng không yên. Trong không khí bị màu sắc mê tín thần bí che mất, không ai dám nghịch lại tiểu Bàn, kẻ đã được trời trao trọng trách.
Kỷ Yên Nhiên mặc một bộ y phục dài có thêu hoa văn đẹp đẽ, đầu đội mũ cao, trước tiên tuyên bố đổi tên sông Vị Thủy là Ðức Thủy.
Vì sông Vị Thủy là một nhánh của Hoàng Hà, cho nên cả con sông Hoàng Hà cũng được đổi tên là Ðức Thủy. Vì mùa đông thuộc về Thủy đức, cho nên lấy tháng mười, tháng bắt đầu của mùa đông làm tháng đầu tiện trong một năm.
Tiếp theo là tôn vinh màu đen.
Vì Ngũ Hành phối hợp với ngũ sắc mà thủy là màu đen. Cho nên đổi màu y phục, cờ quạt đều lấy màu đen làm chủ.
Tiếp theo là đặt theo chế độ số sáu. Vì Thủy trong ngũ hành và sáu trong thuật số tương ứng, cho nên các vật dụng lấy số sáu làm chuẩn. Ví như phù, pháp, hoán đều là sáu thốn, mà xe là sáu xích, sáu xích làm bộ, thắng sáu ngựa.
Hạng Thiếu Long tận mắt thấy những việc do mình tạo ra, kích động đến nổi da gà. Không ai có thể hiểu rõ mức độ ảnh hưởng này của vương triều Tần, cũng là một dấu vết lịch sử của vương triều Tần.
Sau khi nước Tần thống nhất Trung Quốc, chia thiên hạ ra thành ba mươi sáu quận, chính vì ba mươi sáu là thừa số của sáu.
Rồi lại chuyển dời mười hai vạn hộ giàu có ở khắp nơi đến Hàm Dương, mười hai vạn chính là hai vạn bội của sáu.
Cuối cùng là sự thay đổi nhất chính là nhờ miệng của Kỷ Yên Nhiên, thực hiện chế độ tam công cửu khanh do Lý Tư nghĩ ra, để tập trung mọi quyền hành vào tay tiểu Bàn.
Chính điều này thay đổi cục diện trước kia, quyền lực nằm trong tay Lã Bất Vi, lịnh vua khó được thực hành.
Nhìn bề ngoài đa số người vẫn giữ được quyền lực của mình thậm chí quyền lực của Lao ái cũng tăng lên nhưng thực ra là Lao ái kiềm chế thế của Lã Bất Vi mà tiểu Bàn thì lại dành được binh quyền và tài chính.
Lã Bất Vi vẫn là thừa tướng, Xương Bình quân không còn là tả thừa tướng nữa mà trở thành thái úy, Phùng Khiếp thì trở thành ngự sử đại phu, ba người này gọi là tam công.
Chức quyền của tam công rất rõ ràng.
Thừa tướng đứng đầu quan văn chịu sự ảnh hưởng của vua, giúp vua xử lý chuyện trong cả nước.
Ðiều đó có nghĩa phải định thân phận trọng phụ, có nghĩa là nhiếp chính đại thần của Lã Bất Vi, thừa tướng không phải đối lập với vua mà nghe theo lệnh của vua, như vậy vua được tăng thêm quyền hành.
Chức thái úy của Xương Bình quân thì giúp đỡ tiểu Bàn nắm giữ việc quân trong cả nước, khiến cho quân đội nước Tần có được sự chỉ huy thống nhất, đã vô hình tước đoạt quyền tự chủ mà bọn Mông Ngao, Ðỗ Bích trước đây đã điều khiển.
Cuộc cải cách này đã kết hợp chức tả thừa tướng và tư mã của trước đây có nghĩa là hợp nhất quyền hành của hai người Từ Tiên và Lộc Công, thông qua Xương Bình quân, tiểu Bàn có thể trực tiếp khống chế được quân đội của nước Tần.
Còn chức ngự sử đại phu đứng sau tam công chính là một sách lược tuyệt vời do Lý Tư nghĩ ra, đã tước đoạt quyền lực của Lã Bất Vi.
Nhìn bề ngoài, ngự sử đại phu cũng giống như chức trưởng sử mà trước đây Lý Tư làm, chuyên soạn thảo tấu chương cho tiểu Bàn, chỉ thêm vào là có quyền giám sát các quan.
Khi Kỷ Yên Nhiên đọc bản thay đổi này, thì chỉ rằng hễ là chuyện thừa tướng xử lý, ngự sử đại phu đều có quyền hỏi, mà quyền giám sát của ngự sử, chức thừa tướng của Lã Bất Vi thì lại không có, cho nên dùng ngự sử đại phu để kiềm chế thừa tướng, rõ ràng là đang ngầm giảm đi sức ảnh hưởng của Lã Bất Vi.
Trước đây Phùng Khiếp chuyên quản pháp luật, làm người ngay thẳng cho nên để y nắm chức này, không ai dám lên tiếng.
Từ đó có thể thấy được chỗ hay trong sự dùng người của tiểu Bàn.
Lao ái thì chức nội sử được thăng lên thành người đứng đầu trong cửu khanh, gọi là phụng thường. Chuyên quản lý việc tông miếu lễ nghĩa, dưới có thái lạc, thái chúc, tái tể, thái sử, thái bốc, thái y và lục lệnh thừa.
Ðây có thể nói là một chức vị cao nhưng không có quyền thực, lại càng phù hợp hơn với thân phận hoạn quan giả của Lao ái, cũng là để nể mặt Chu Cơ, để tránh sự phản đối của nàng.
Còn chức nội sử của Lao ái thì do người huynh đệ Lao Tứ của y thay thế.
Nhờ Hạng Thiếu Long, tiểu Bàn biết được kẻ này bất học vô thức, rất tầm thường, nên không hề lo lắng y.
Huống chi trước nay chức nội sử chỉ lo việc văn thư qua lại giữa ba quân bảo vệ thành và hoàng cung, cho nên không có nguy hiểm gì.
Xương Văn quân thì trở thành trung lang lệnh trong cửu khanh, phụ trách công việc phòng thủ đô thành, ba quân cấm vệ, đô vệ và đô ky đều thuộc quyền quản lý của y.
Trong thất khanh là vệ úy, thái bốc, đình úy, điển khách, tông chính, trị lật nổi sử, thiếu phủ, thì ba chức đình úy, trị lật nội sử và thái phủ là quan trọng nhất, được chia đều cho Lý Tư, Vương Quan và Thái Trạch.
Lý Tư đồng nghĩa với việc được thăng lên mấy cấp, chuyên quản lý việc tư pháp hình phạt trong cả nước, trở thành quan tòa cao nhất trong toàn quốc. Phía dưới có tam giám là chính, tả, hữu. Khách khanh của Lao ái là Lệnh Tề và Mao Tiêu thì được trở thành tả giám và hữu giám.
Trị lật nội sử là đại thần quản lý tài vụ, phụ trách thu thuế và chi phí tài chính trong cả nước.
Thiếu phủ quản lý công thương nghiệp trong cả nước, cũng là một chức vụ quan trọng, một trọng thần như Thái Trạch, tiểu Bàn cũng phải lôi kéo y.
Về mặt chiến tranh bên ngoài, Vương Hột, Mông Ngao, Vương Lăng và Vương Tiễn đều được phong thành bốn đại thượng tướng quân, còng Hạng Thiếu Long, An Cốc Hề và Ðỗ Bích thì vẫn là đại tướng quân, chỉ có bảy người này mới có quyền dẫn quân xuất chinh. Có thể nói trong cuộc cải cách chính trị có tính thỏa hiệp này, kẻ được lợi nhất là tiểu Bàn, tiếp đến Lao ái, còn Lã Bất Vi thì đành phải ngậm bồ hòn làm ngọt.
Nhưng vì giờ đây Chu Cơ và bọn Vương Quan đều ủng hộ cho tiểu Bàn, Lã Bất Vi cũng chẳng làm gì được.
Sự kiện hắc long xuất hiện và Kỷ Yên Nhiên chặn đường dâng sách, đã khiến cho quyền lực của Lã Bất Vi giảm xuống nhiều, về sau không thể hai tay che trời như trước nữa.
Tiểu Bàn tuyên bố bãi triều, các quan đều cao giọng tung hô vạn tuế, rồi ai về nhà nấy, tắm rửa để chuẩn bị đêm nay vào dự xuân yến trong hoàng cung.
Ngày lập đông sẽ trở thành ngày đầu tiên trong năm của nước Tần.
/289
|