Địch thanh nhíu mày, chăm chú lắng nghe.
Long Bộ Cửu Vương chính là thủ hạ dưới quyền của Nguyên Hạo, là chín người Thiên Đô, Dã Lợi, La Hầu, Long Dã, Bồ Đề, Bàn Nhược, A Nan, Già Diệp và Mục Liên.
Chín người trong Long bộ không phân cao thấp, mà chỉ có chức vụ khác nhau mà thôi.
Lúc này Thiên Đô Vương Dã Lợi Ngộ Khất bị chặt đứt một cánh tay đã được phái đi Sa châu; Dã Lợi Vương Dã Lợi Vượng Vinh làm phản đã tự vẫn; La Hầu Vương Dã Lợi Trảm Thiên vẫn mơ hồ kì quái; Long Dã Vương Long Hạo Thiên thì bị Quách Tuân đánh chết ở ngũ Long Xuyên; Bồ Đề Vương ngược lại bị Địch Thanh bắn chết ở trại Bình Viễn. Theo như những gì mà Chủng Thế Hành biết thì ba người Bàn Nhược Vương, Già Diệp Vương và Mục Liên Vương vốn vẫn thường xuyên lui tới học viện này. Từ sau khi Dã Lợi Vương chết thì Bàn Nhược Vương cũng bắt đầu dần tiếp nhận chức vụ của Dã Lợi Vương. Còn về Già Diệp Vương và Mục Liên Vương thì hẳn là vẫn thường qua lại học viện, dường như làm việc phiên dịch Kinh Phật. Trong Long Bộ Cửu Vương thì chỉ có duy nhất một người có thể khiến cho Chủng Thế Hành phải hao tâm tổn sức nhưng lại cũng không tìm ra một nửa số tin tức về người này.
Đó chính là A Nan Vương!
Long Bộ Cửu Vương, Bát Bộ chí cường. Long Vương có dấu vết còn A Nan thì vô phương.
Đây chính là câu nói duy nhất mà Chủng Thế Hành điều tra được có liên quan tới A Nan Vương. Ngoài ra, đám người Địch Thanh hoàn toàn không hề biết gì về A Nan Vương.
Vì thế nên khi nghe thấy Nguyên Hạo nhắc đến A Nan Vương thì Địch Thanh muôn phần hứng thú.
Bàn Nhược Vương chậm rãi nói:
- Theo như lời của A Nan Vương thì Thổ Phiền Vương Cốc Tư Lã chưa bao giờ từ bỏ ý định đoạt lại Sa Châu.
Nguyên Hạo điềm tĩnh nói:
- Cứ cho là Cố Tư La không đến tìm gây phiền phức cho ta thì ta cũng phải tìm y. Năm đó, y phái Bất Không đi Biện Kinh mưu đồ liên kết với Lưu thái hậu cùng tấn công Đại Hạ. Sau sự việc này khi mà Đại Hạ bị phân thành hai châu Qua Châu và Sa châu thì ta đã biết y vẫn còn có dã tâm, y vẫn muốn đoạt lại Sa Châu. Sau này y phái Kim Cương Ấn đi hành thích ta, chính là muốn sau việc này thành công thì mới chiếm lĩnh Sa Châu.
Địch Thanh nghe thấy Nguyên Hạo nhắc đến Sa Châu thì dường như mơ hồ nghĩ đến một cái gì đó.
Trong phút chốc cả người như rung động, sắc mặt biến đổi, hắn nghe thấy Nguyên Hạo rõ ràng nói:
- Cốc Tư La muốn cướp Sa châu chính là muốn đến Hương Ba Lạp, khà khà... nhưng ta sẽ không cho y thực hiện ý đồ, ta muốn xem y có thể làm gì được ta?
Đầu óc Địch Thanh choáng váng, ngay lập tức tim đập liên hồi khó mà khống chế. Nơi mà hắn tìm kiếm suốt bao nhiêu năm nay cuối cùng cũng có kết quả.
Thì ra Hương Ba Lạp nằm ở Sa Châu.
Hương Ba Lạp ở Sa châu!
Địch Thanh đột nhiên nghĩ đến một chuyện mà trước kia hắn cùng với Chủng Thế Thành có thảo luận qua, đó là Tào Hiền Anh làm thế nào mà có được tấm bản đồ Hương Ba Lạp? Sau này hai người còn quả quyết một điểm là nếu như tấm bản đồ đó là thật thì Hương Ba Lạp hẳn là nằm trong mười một châu của Hà Tây. Thậm chí Địch Thanh còn cả gan suy đoán rằng, Quy Nghĩa quân tử thủ tại Qua Châu và Sa Châu, vậy có khả năng Hương Ba Lạp ở hai nơi này.
Không ngờ hôm nay Nguyên Hạo đã giúp hắn chứng thực, Hương Ba Lạp quả nhiên nằm ở Sa Châu!
Có rất nhiều nghi hoặc hiện ra trong đầu hắn, Địch Thanh cảm thấy trong sự thần bí của Hương Ba Lạp có một cái gì đó rất kỳ quái. Nếu Hương Ba Lạp nằm ở Sa Châu thì tại sao người họ Tào kia không đích thân tìm đến mà lại cho truyền tấm bản đồ ra? Theo như lời của Nguyên Hạo thì Cốc Tư La vẫn luôn muốn tìm kiếm Hương Ba Lạp, nhưng nếu Hương Ba Lạp thật sự huyền bí như những gì truyền thuyết nói, thì đúng như ước muốn Nguyên Hạo đã khống chế được Sa Châu vậy tại sao lại không đến Hương Ba Lạp cầu nguyện chứ?
Địch Thanh rất muốn Nguyên Hạo tiếp tục nói về chuyện này nhưng Nguyên Hạo lại chuyển đề tài nói:
- Ta sắp xuất binh, khanh lệnh cho thái úy hai châu Hồng Châu và Linh Châu chuẩn bị điều động binh mã. Nếu như ta xuất quân thì nội trong vòng ba ngày mỗi châu năm mươi nghìn quân phải tập hợp ở Hạ Lan Nguyên.
Địch Thanh có chút lạnh người, thầm nghĩ Nguyên Hạo mỗi lần xuất quân đều điều động nhân mã từ các châu Hồng, Linh, Hạ, lần này xuất quân, mục tiêu tấn công tiếp theo sẽ là vùng nào của Đại Tống đây?
Toàn cảnh nước Hạ hiện nay chưa tới năm trăm nghìn binh mã, trong khi đó đại Tống được mệnh danh là triệu cấm quân. Nếu luận về số binh thì đại Tống tất nhiên vượt xa nước Hạ, nhưng nếu luận về tốc độ tập hợp quân đội, quân lực mạnh mẽ thì nước Hạ vượt xa đại Tống. Ưu khuyết trong đó chỉ cần dựa vào một trận Tam Xuyên Khẩu là có thể nhận thấy được. Nguyên Hạo có thể dễ dàng tập hợp được một trăm năm mươi nghìn thiết kỵ, mà quân Tống tây bắc triệu tập toàn bộ binh lực cũng không vượt quá hơn mười nghìn quân...
Quân Hạ lấy nhanh đánh chậm, lấy đông đánh ít, quân Tống làm sao có thể không thua?
Vốn tưởng rằng Nguyên Hạo sẽ nói xuất quân đánh nơi nào không ngờ sau khi Bàn Nhược Vương nhận lệnh, Nguyên Hạo chỉ nói:
- Ngươi lui xuống đi.
Tiếng bước chân lại vang lên, Bàn Nhược vương đã lui xuống, trong sân lại không có lấy một tiếng động. Không một ai biết rốt cuộc Nguyên Hạo đang đứng trong sân suy nghĩ điều gì?
Địch Thanh tâm tư rối bời, chỉ nghĩ tới hai vấn đề. Một là, quân Hạ xuất binh xâm lược biên giới một lần nữa, vậy thì mục tiêu là ở đâu? Vần đề thứ hai chính là, Sa Châu nói lớn thì cũng không phải lớn, nói nhỏ cũng không phải là nhỏ, vậy rốt cuộc Hương Ba Lạp thuộc chỗ nào của Sa Châu?
Hắn ngẩng đầu lên nhìn, trời đêm không trăng, ngọn đèn dầu trong lầu các giống như sao.
Chỉ một ánh sao, chiếu khắp nơi đều yên tĩnh, không biết tiếng sáo Khương ở đâu nổi lên. Trong tiếng du dương trầm bổng ấy mang theo chút gì đó thê lương, dường như là nói về thời buổi loạn lạc chiến tranh.
Thái úy Hồng Châu... lúc Địch Thanh nghĩ đến bốn chữ này thì trong đầu đã có chủ ý.
Hắn lặng lẽ đến mà cũng lặng lẽ rời đi, ngược lại không hề trông thấy Đan Đan ở trên lầu các đang nhìn về phía hắn, tay cầm đôi giầy mây đơn sơ, nước mắt lã chã tuôn rơi...
Hựu châu có quân Tống thường lui tới, nên khi tin tức được truyền tới thành Kim Thang thì Tuế Hương Giáp Nô có phần không dám tin.
Tuế Hương Giáp Nô vốn là đoàn luyện của thành Kim Thang, bây giờ cũng vẫn là tướng quân tiên phong trong việc tấn công Diên Biên của người Hạ. Y luôn nóng lòng muốn thử, đợi tới khi Nguyên Hạo xuất quân lần thứ hai mà chưa từng nghĩ qua quân Tống sẽ đại náo Diệp Thành.
Điều càng khiến cho người ta ngạc nhiên chính là, sau khi quân Tống đại náo Diệp Thành lại không quay trở về mà lặng lẽ xuyên qua Hoành sơn, ngựa giẫm đạp trường thành, giết đến Hựu Châu!
Hựu châu đã nhập vào biên giới nước Hạ, nhìn ra xa Linh Châu trong khi Linh Châu lại là vùng đất quan trọng của nước Hạ.
Quân Tống giết cả bộ tộc Tuế Hương, giết người vô số, quân Tống làm loạn Hựu Châu, lòng người hoang mang, quân Tống làm loạn Diệp Thành tấn công Hựu Châu, giết người Khương. Nghe nói Thiên Đô Vương bị thương dưới đao của Địch Thanh.
Dã Lợi Ngộ Khất bị thương vì không may giết quân Tống nên đã được điều đi Hoành Sơn. Bàn Nhược Vương tiếp nhận Sơn Ngoa quân, trấn thủ một tuyến đường, từ bỏ ý định tấn công thành Đại Thuận.
Những tin tức này là thật hay giả rất khó phân biệt đã làm cho Tuế Hương Giáp Nô mất hết lý trí. Y trấn thủ tuyến đầu, lại nghe người trong tộc bị giết thì làm sao có thể kìm nén tính khí được chứ?
Tuế Hương Giáp Nô muốn đánh nhưng Bàn Nhược Vương nhiều lần lệnh cho toàn bộ Hựu Châu bao vây giết Địch Thanh, lại lệnh cho Tuế Hương Giáp Nô của thành Kim Thang đóng cửa không được ra ngoài, lưu ý động tĩnh của quân Tống thành Đại Thuận.
Sau khi Tuế Hương Giáp Nô đóng cửa thành được vài ngày thì nghe được tin tức chính xác là huynh đệ gia nhân của y đã bị quân Tống giết không còn một người.
Tuế Hương Giáp Nô phát điên, hận không thể ngay lập tức đánh một trận với quân Tống, nhưng bên ngoài thành không hề có quân Tống, lại cũng không có quân địch. Y tức giận nhưng lạikhông thể phát tác.
Ngày hôm đó, Tuế Hương Giáp Nô đứng trên thành, hai con mắt phát hỏa, thấy mặt trời đã lên cao, đột nhiên nói:
- Mở cửa thành, ta muốn ra ngoài săn thú!
Mọi người ai cũng hiểu hàm ý của việc săn thú, mỗi lần Đoàn Luyện Tuế Hương tức giận thì đều đi săn mồi cho hả giận, con mồi không phải là động vật mà là quân Tống.
Nếu Địch Thanh giết tộc Tuế Hương thì Tuế Hương Giáp Nô sẽ ăn miếng trả miếng, giết người Tống cho hả giận.
Tuy nói rằng biên thùy hay có chiến tranh nhưng nhiều người lại đến nơi như thế này để sinh sống, hoặc là vì không muốn rời quê hương hoặc là muốn trốn tránh thuế má hà khắc...
Tuế Hương Giáp Nô chính là muốn tìm những người này, lấy máu để giội sạch những phẫn nộ trong lòng.
Một vị tướng lĩnh trong thành Kim Thang có thiện ý bước lên trước nói:
- Đoàn Luyện đại nhân, Bàn Nhược Vương phân phó, bảo chúng ta đóng cửa thành là tốt, mấy ngày này...
Nói chưa dứt lời đã kêu thảm thiết ôm bụng, nét mặt tái nhợt.
Long Bộ Cửu Vương chính là thủ hạ dưới quyền của Nguyên Hạo, là chín người Thiên Đô, Dã Lợi, La Hầu, Long Dã, Bồ Đề, Bàn Nhược, A Nan, Già Diệp và Mục Liên.
Chín người trong Long bộ không phân cao thấp, mà chỉ có chức vụ khác nhau mà thôi.
Lúc này Thiên Đô Vương Dã Lợi Ngộ Khất bị chặt đứt một cánh tay đã được phái đi Sa châu; Dã Lợi Vương Dã Lợi Vượng Vinh làm phản đã tự vẫn; La Hầu Vương Dã Lợi Trảm Thiên vẫn mơ hồ kì quái; Long Dã Vương Long Hạo Thiên thì bị Quách Tuân đánh chết ở ngũ Long Xuyên; Bồ Đề Vương ngược lại bị Địch Thanh bắn chết ở trại Bình Viễn. Theo như những gì mà Chủng Thế Hành biết thì ba người Bàn Nhược Vương, Già Diệp Vương và Mục Liên Vương vốn vẫn thường xuyên lui tới học viện này. Từ sau khi Dã Lợi Vương chết thì Bàn Nhược Vương cũng bắt đầu dần tiếp nhận chức vụ của Dã Lợi Vương. Còn về Già Diệp Vương và Mục Liên Vương thì hẳn là vẫn thường qua lại học viện, dường như làm việc phiên dịch Kinh Phật. Trong Long Bộ Cửu Vương thì chỉ có duy nhất một người có thể khiến cho Chủng Thế Hành phải hao tâm tổn sức nhưng lại cũng không tìm ra một nửa số tin tức về người này.
Đó chính là A Nan Vương!
Long Bộ Cửu Vương, Bát Bộ chí cường. Long Vương có dấu vết còn A Nan thì vô phương.
Đây chính là câu nói duy nhất mà Chủng Thế Hành điều tra được có liên quan tới A Nan Vương. Ngoài ra, đám người Địch Thanh hoàn toàn không hề biết gì về A Nan Vương.
Vì thế nên khi nghe thấy Nguyên Hạo nhắc đến A Nan Vương thì Địch Thanh muôn phần hứng thú.
Bàn Nhược Vương chậm rãi nói:
- Theo như lời của A Nan Vương thì Thổ Phiền Vương Cốc Tư Lã chưa bao giờ từ bỏ ý định đoạt lại Sa Châu.
Nguyên Hạo điềm tĩnh nói:
- Cứ cho là Cố Tư La không đến tìm gây phiền phức cho ta thì ta cũng phải tìm y. Năm đó, y phái Bất Không đi Biện Kinh mưu đồ liên kết với Lưu thái hậu cùng tấn công Đại Hạ. Sau sự việc này khi mà Đại Hạ bị phân thành hai châu Qua Châu và Sa châu thì ta đã biết y vẫn còn có dã tâm, y vẫn muốn đoạt lại Sa Châu. Sau này y phái Kim Cương Ấn đi hành thích ta, chính là muốn sau việc này thành công thì mới chiếm lĩnh Sa Châu.
Địch Thanh nghe thấy Nguyên Hạo nhắc đến Sa Châu thì dường như mơ hồ nghĩ đến một cái gì đó.
Trong phút chốc cả người như rung động, sắc mặt biến đổi, hắn nghe thấy Nguyên Hạo rõ ràng nói:
- Cốc Tư La muốn cướp Sa châu chính là muốn đến Hương Ba Lạp, khà khà... nhưng ta sẽ không cho y thực hiện ý đồ, ta muốn xem y có thể làm gì được ta?
Đầu óc Địch Thanh choáng váng, ngay lập tức tim đập liên hồi khó mà khống chế. Nơi mà hắn tìm kiếm suốt bao nhiêu năm nay cuối cùng cũng có kết quả.
Thì ra Hương Ba Lạp nằm ở Sa Châu.
Hương Ba Lạp ở Sa châu!
Địch Thanh đột nhiên nghĩ đến một chuyện mà trước kia hắn cùng với Chủng Thế Thành có thảo luận qua, đó là Tào Hiền Anh làm thế nào mà có được tấm bản đồ Hương Ba Lạp? Sau này hai người còn quả quyết một điểm là nếu như tấm bản đồ đó là thật thì Hương Ba Lạp hẳn là nằm trong mười một châu của Hà Tây. Thậm chí Địch Thanh còn cả gan suy đoán rằng, Quy Nghĩa quân tử thủ tại Qua Châu và Sa Châu, vậy có khả năng Hương Ba Lạp ở hai nơi này.
Không ngờ hôm nay Nguyên Hạo đã giúp hắn chứng thực, Hương Ba Lạp quả nhiên nằm ở Sa Châu!
Có rất nhiều nghi hoặc hiện ra trong đầu hắn, Địch Thanh cảm thấy trong sự thần bí của Hương Ba Lạp có một cái gì đó rất kỳ quái. Nếu Hương Ba Lạp nằm ở Sa Châu thì tại sao người họ Tào kia không đích thân tìm đến mà lại cho truyền tấm bản đồ ra? Theo như lời của Nguyên Hạo thì Cốc Tư La vẫn luôn muốn tìm kiếm Hương Ba Lạp, nhưng nếu Hương Ba Lạp thật sự huyền bí như những gì truyền thuyết nói, thì đúng như ước muốn Nguyên Hạo đã khống chế được Sa Châu vậy tại sao lại không đến Hương Ba Lạp cầu nguyện chứ?
Địch Thanh rất muốn Nguyên Hạo tiếp tục nói về chuyện này nhưng Nguyên Hạo lại chuyển đề tài nói:
- Ta sắp xuất binh, khanh lệnh cho thái úy hai châu Hồng Châu và Linh Châu chuẩn bị điều động binh mã. Nếu như ta xuất quân thì nội trong vòng ba ngày mỗi châu năm mươi nghìn quân phải tập hợp ở Hạ Lan Nguyên.
Địch Thanh có chút lạnh người, thầm nghĩ Nguyên Hạo mỗi lần xuất quân đều điều động nhân mã từ các châu Hồng, Linh, Hạ, lần này xuất quân, mục tiêu tấn công tiếp theo sẽ là vùng nào của Đại Tống đây?
Toàn cảnh nước Hạ hiện nay chưa tới năm trăm nghìn binh mã, trong khi đó đại Tống được mệnh danh là triệu cấm quân. Nếu luận về số binh thì đại Tống tất nhiên vượt xa nước Hạ, nhưng nếu luận về tốc độ tập hợp quân đội, quân lực mạnh mẽ thì nước Hạ vượt xa đại Tống. Ưu khuyết trong đó chỉ cần dựa vào một trận Tam Xuyên Khẩu là có thể nhận thấy được. Nguyên Hạo có thể dễ dàng tập hợp được một trăm năm mươi nghìn thiết kỵ, mà quân Tống tây bắc triệu tập toàn bộ binh lực cũng không vượt quá hơn mười nghìn quân...
Quân Hạ lấy nhanh đánh chậm, lấy đông đánh ít, quân Tống làm sao có thể không thua?
Vốn tưởng rằng Nguyên Hạo sẽ nói xuất quân đánh nơi nào không ngờ sau khi Bàn Nhược Vương nhận lệnh, Nguyên Hạo chỉ nói:
- Ngươi lui xuống đi.
Tiếng bước chân lại vang lên, Bàn Nhược vương đã lui xuống, trong sân lại không có lấy một tiếng động. Không một ai biết rốt cuộc Nguyên Hạo đang đứng trong sân suy nghĩ điều gì?
Địch Thanh tâm tư rối bời, chỉ nghĩ tới hai vấn đề. Một là, quân Hạ xuất binh xâm lược biên giới một lần nữa, vậy thì mục tiêu là ở đâu? Vần đề thứ hai chính là, Sa Châu nói lớn thì cũng không phải lớn, nói nhỏ cũng không phải là nhỏ, vậy rốt cuộc Hương Ba Lạp thuộc chỗ nào của Sa Châu?
Hắn ngẩng đầu lên nhìn, trời đêm không trăng, ngọn đèn dầu trong lầu các giống như sao.
Chỉ một ánh sao, chiếu khắp nơi đều yên tĩnh, không biết tiếng sáo Khương ở đâu nổi lên. Trong tiếng du dương trầm bổng ấy mang theo chút gì đó thê lương, dường như là nói về thời buổi loạn lạc chiến tranh.
Thái úy Hồng Châu... lúc Địch Thanh nghĩ đến bốn chữ này thì trong đầu đã có chủ ý.
Hắn lặng lẽ đến mà cũng lặng lẽ rời đi, ngược lại không hề trông thấy Đan Đan ở trên lầu các đang nhìn về phía hắn, tay cầm đôi giầy mây đơn sơ, nước mắt lã chã tuôn rơi...
Hựu châu có quân Tống thường lui tới, nên khi tin tức được truyền tới thành Kim Thang thì Tuế Hương Giáp Nô có phần không dám tin.
Tuế Hương Giáp Nô vốn là đoàn luyện của thành Kim Thang, bây giờ cũng vẫn là tướng quân tiên phong trong việc tấn công Diên Biên của người Hạ. Y luôn nóng lòng muốn thử, đợi tới khi Nguyên Hạo xuất quân lần thứ hai mà chưa từng nghĩ qua quân Tống sẽ đại náo Diệp Thành.
Điều càng khiến cho người ta ngạc nhiên chính là, sau khi quân Tống đại náo Diệp Thành lại không quay trở về mà lặng lẽ xuyên qua Hoành sơn, ngựa giẫm đạp trường thành, giết đến Hựu Châu!
Hựu châu đã nhập vào biên giới nước Hạ, nhìn ra xa Linh Châu trong khi Linh Châu lại là vùng đất quan trọng của nước Hạ.
Quân Tống giết cả bộ tộc Tuế Hương, giết người vô số, quân Tống làm loạn Hựu Châu, lòng người hoang mang, quân Tống làm loạn Diệp Thành tấn công Hựu Châu, giết người Khương. Nghe nói Thiên Đô Vương bị thương dưới đao của Địch Thanh.
Dã Lợi Ngộ Khất bị thương vì không may giết quân Tống nên đã được điều đi Hoành Sơn. Bàn Nhược Vương tiếp nhận Sơn Ngoa quân, trấn thủ một tuyến đường, từ bỏ ý định tấn công thành Đại Thuận.
Những tin tức này là thật hay giả rất khó phân biệt đã làm cho Tuế Hương Giáp Nô mất hết lý trí. Y trấn thủ tuyến đầu, lại nghe người trong tộc bị giết thì làm sao có thể kìm nén tính khí được chứ?
Tuế Hương Giáp Nô muốn đánh nhưng Bàn Nhược Vương nhiều lần lệnh cho toàn bộ Hựu Châu bao vây giết Địch Thanh, lại lệnh cho Tuế Hương Giáp Nô của thành Kim Thang đóng cửa không được ra ngoài, lưu ý động tĩnh của quân Tống thành Đại Thuận.
Sau khi Tuế Hương Giáp Nô đóng cửa thành được vài ngày thì nghe được tin tức chính xác là huynh đệ gia nhân của y đã bị quân Tống giết không còn một người.
Tuế Hương Giáp Nô phát điên, hận không thể ngay lập tức đánh một trận với quân Tống, nhưng bên ngoài thành không hề có quân Tống, lại cũng không có quân địch. Y tức giận nhưng lạikhông thể phát tác.
Ngày hôm đó, Tuế Hương Giáp Nô đứng trên thành, hai con mắt phát hỏa, thấy mặt trời đã lên cao, đột nhiên nói:
- Mở cửa thành, ta muốn ra ngoài săn thú!
Mọi người ai cũng hiểu hàm ý của việc săn thú, mỗi lần Đoàn Luyện Tuế Hương tức giận thì đều đi săn mồi cho hả giận, con mồi không phải là động vật mà là quân Tống.
Nếu Địch Thanh giết tộc Tuế Hương thì Tuế Hương Giáp Nô sẽ ăn miếng trả miếng, giết người Tống cho hả giận.
Tuy nói rằng biên thùy hay có chiến tranh nhưng nhiều người lại đến nơi như thế này để sinh sống, hoặc là vì không muốn rời quê hương hoặc là muốn trốn tránh thuế má hà khắc...
Tuế Hương Giáp Nô chính là muốn tìm những người này, lấy máu để giội sạch những phẫn nộ trong lòng.
Một vị tướng lĩnh trong thành Kim Thang có thiện ý bước lên trước nói:
- Đoàn Luyện đại nhân, Bàn Nhược Vương phân phó, bảo chúng ta đóng cửa thành là tốt, mấy ngày này...
Nói chưa dứt lời đã kêu thảm thiết ôm bụng, nét mặt tái nhợt.
/485
|