Lần đầu tiên tôi đến Đà Lạt, thành phố nghỉ mát nổi tiếng này. Không khí se lạnh hơi thu làm tôi nhớ tới quê hương ngoài Bắc. Không biết mẹ tôi và chị tôi hồi này ra sao? Những bức điện công tác của cậu tôi có một lần nhắc đến là chị Huệ đã di dạy học. Ngoài ra không biết gì thêm. Tôi vẫn giữ nếp báo cáo hàng tháng, nhưng chúng tôi cũng không lạm dụng để nói nhưng chuyện riêng tư.
Anh chị tôi được mời đến nghỉ trong một dã thự của nhà điền chủ Huỳnh Quốc Bửu. Đó là một tòa lầu hai tầng xinh xắn xây theo kiến trúc Ý. Những khuôn cửa gô-tích, những bao lơn rộng tràn đầy ánh sáng và những giàn hoa giấy. Ngoài vườn có những pho tượng bằng đá trắng, những bể nước có vòi phun. Nhưng cũng có cả những bộ chậu cảnh bằng sứ phương Đông nhiều hình nhiều vẻ và phong phú như một bộ sưu tập. Những thứ sang trọng sạch sẽ này hoàn toàn tương phản với dáng điệu và phục sức khắc khổ của người chủ nó. Hai đứa con ông cũng giống cha như đúc, trừ bộ quần áo bên ngoài. Chúng tôi làm quen với nhau rất nhanh. Khi Kim ngỏ ý muốn được có cỗ xe ngựa để đi thăm rừng cao nguyên thì cậu con lớn Huỳnh Thái và cô em Huỳnh Liên hứa sẽ cố tìm được những thứ đó cho chúng tôi.
Đúng như điều mong đợi, sáng hôm sau đã có một chiếc xe ngựa đỗ trước dã thự. Hai con ngựa một bạch, một hồng rất đẹp đang giậm chân chờ xuất phát. Người xà ích mời chúng tôi lên xe.
Tôi, Dung, Kim, Thái và Liên vào rừng Lâm Viên. Anh chị tôi không thích trò này bằng ngồi nhà xoa mạt chược với vợ chồng ông Bửu. Chúng tôi mang theo súng sàn, rượu, cà-phê, bánh mì, thức ăn nguội và nhiều thứ lặt vạt như đi cắm trại.
Chiếc xe ngựa chuyên cho thuê để chụp ảnh này không phải là một công cụ "dã chiến". Nó không thể leo lên những con đường rừng gập ghềnh, và chúng tôi phải hạ trại bên một con suối chưa xa thành phố là bao. Kim yêu cầu người xà ích cho cô được cưỡi ngựa. Họ đóng yên cương nhưng Kim không thể leo lên lưng ngựa. Cô chưa bao giờ là kỵ sĩ. Thái được vinh dự đỡ cô lên yên, còn tôi thì giúp cho Dung. Hai con ngựa hiền lành đã quen với những pha biểu diễn trước ống kính, chúng nhẹ nhàng sải bước trên đồng cỏ. Tóc hai cô gái từng bay lên in vào nền trời loang lổ những vân mây trắng bạc. Mặt họ đầy hào hứng, một cảm giác bay bổng và pha chút mạo hiểm choán ngợp tâm hồn họ. Chúng tôi chụp hết cuốn phim này đến cuốn phim khác.
Tôi và Thái vác khẩu súng săn vào rừng kiếm mấy con chim trong khi những cô gái đi tắm suối rồi lên phơi nắng trên thảm cỏ như những con cá sấu bằng sứ trắng.
Buổi trưa chúng tôi làm một bữa cơm trong rừng. Rượu, thịt chim nướng và đồ nguội đem từ nhà. Chúng tôi đang ăn uống vui vẻ thì có tiếng động cơ ô tô. Một chiếc xe Jeep chạy ngoằn ngoèo trong cánh rừng thưa và đỗ lại gần chỗ chúng tôi. Một quân nhân bước xuống xe và anh ta tiến về phía bờ suối. Tôi nhận ra ngay viên trung úy đã chữa xe giúp chúng tôi trên đường Vũng Tàu - Sài Gòn cách đây ít lâu.
- Xin chào các bạn!
- Chào trung úy, chắc anh chưa quên chúng tôi? - Tôi chỉ cô Kim - Anh còn nhớ ai đây không?
- Chào Bạch Kim! Làm sao tôi có thể quên một tay đua ô tô đáng sợ?
- Dây là Dung, vợ tôi. Các bạn Huỳnh Thái và Huỳnh Liên của chúng tôi.
Trung uý Hoàng Quý Nhân lần lượt bắt tay từng người. Chúng tôi rót rượu mời anh nâng cốc với món thịt chim rừng để chúc mừng cho sự quen biết.
- Do vô tình hay trung uý biết chúng tôi ở đây mà đến chơi? - Kim hỏi.
- Xưa thì vô tình, nay thì hữu ý. Năm giờ chiều qua xe tôi vượt các bạn ở cây số 126. Chiếc Sim ca màu xanh mang biển số B4280 làm tôi nhớ đến các bạn ngay. Vì đông người tôi không tiện gọi. Tôi tin là sẽ tìm được các bạn trong cái thành phố nhỏ bé này. Các bạn thấy đấy, có trốn vào rừng bằng xe ngựa tôi cũng vẫn kiếm ra.
- Trung uý giỏi thật! Hệt như một thám tử! - Kìm khen vui vẻ.
- Cảm ơn về lời khen của cô. Con ong sẽ chẳng giỏi nếu bông hoa không có hương sắc - Viên trung uý mỉm cười và liếc mắt một cách ý nhị.
- Lái xe trong rừng một mình đi tìm chúng tôi mà không sợ lạc, chắc trung uý phải quen thuộc vùng này lắm!
- Tôi đã vài lần đi bắn lợn rừng và bò tót trên cao nguyên Lâm Viên. Hôm nay tôi lại được ăn thịt chim rừng. Chúng ta là đồng nghiệp.
- Lần đầu tiên tôi hạ được vài con chim bằng khẩu "ca-líp đui" của bạn Thái. Liệu như vậy có thể gọi là thợ săn chưa? Có xứng đáng được gọi là đồng nghiệp của trung uý không?
- Còn tôi thì đã vài lần bắn hươu, nai!? - Thái kiêu hãnh góp chuyện.
- Tôi lại không bắn nai hay bắn chim. Cái thú săn bắn là phải pha một chút mạo hiểm. Nai và chim không biết chống cự. Chúng không kích thích ham muốn của tôi. Tôi muốn nói đồng nghiệp theo nghĩa rộng.
- Thú dữ? Nhưng đàng sau trung uý lại có người lính khoác liên thanh yểm trợ thì còn đâu là nguy hiểm!
- Lần đầu tiên Dung góp chuyện và tất cả chúng tôi đều cười. Viên trung uý vẫn giữ vẻ mặt bình thản.
- Tôi đi một mình. Như các bạn thấy đấy, tôi là một người cô đơn. Tôi thích những cuộc săn đuổi cô đơn. Kỷ nguyên chúng ta là kỷ nguyên cô đơn. Tôi cô đơn, anh cô đơn, nó cô đơn. Chúng ta thích tự do tuyệt dối. Chúng ta chỉ đạt được điều đó khi chúng ta từ bỏ lui sự ràng buộc của gia đình, xã hội. Chúng ta trần trụi giữa thiên nhiên rộng lớn, chúng ta trở về với nguyên thuỷ hoang sơ, với dã thú. Ôi nếu tôi được sống một mình trên hoang đảo như Robinson nhỉ? Tôi hoàn toàn cô đơn, nhưng tất nhiên tôi tuyệt đối tự do!
- Sợ lúc đó Bạch Kim lại mong đợi một cánh buồm xuất hiện trên đường chân trời. Trên thuyền có một chàng trai duy nhất. Chàng muốn cùng Bạch Kim chia sẻ nỗi cô đơn...
- Cao thượng nhỉ! Nhưng kết cục đó là tầm thường. Phải nói là chàng đã xâm lược hòn đảo cô đơn của tôi, chàng định giết chết tự do của tôi. Và tôi sẽ chống lại chàng như chống lại thú dữ!
...
Hai giờ chiều chúng tôi quay về rừng. Hoàng Quý Nhân chia tay với chúng tôi ngay bìa rừng. Anh ta hứa đến chơi nhưng không hẹn trước.
Buổi tôi đó, sau cuộc khiêu vũ nhỏ trong gia đình, chúng tôi về buồng riêng. Đóng cửa lại chị Dung mới hỏi tôi:
- Theo anh thì sự quen biết với viên trung úy là ngẫu nhiên hay có một sự sắp đặt nào đó? Liệt đây có phải là "cái đuôi" của chúng ta không?
- Theo thình thì sự việc trên chỉ là vô tình thôi. Hôm hỏng xe mình và Kim loay hoay mãi mới thấy xe của nó phóng qua...
- Chỉ có điều nét mặt nó trông quen lắm. Nếu không lầm thì em đã nhìn thấy trong một khoảnh khắc đặt biệt. Không biết trong giây lát ngắn ngủi đó nó có nhận ra em không?
- Sợ quen biết lâu chứ trong khoảnh khắc thì khó mà nhớ nổi.
- Em không sợ nhưng khuôn mặt quen biết kỹ vì em đã đề phòng và thường không nguy hiểm. Nhưng bộ mặt này làm em không yên tâm.
- Dung cẩn thận cũng phải thôi. Nhưng theo mình trường hợp này là ngẫu nhiên không đáng ngại.
- Có thể bắt đầu từ ngẫu nhiên, nhưng rồi từ đó lại hiện lên một dấu vết.
- Sao?
- Giả thử như nó đã nhận ra nét mặt của em trong ánh chớp của một phát súng nổ cách đây hai năm thì sao?
- Phát súng nào?
Tôi hỏi nhưng Dung không trả lời điều tôi muốn biết. Nét mặt chị tư lự. chị nhấn mạnh:
- Ta phải cảnh giác con người này. Muốn có được lời giải đáp, chúng mình phải tìm ra lai lịch của viên trung úy.
Tôi hiểu được tính chất nghiêm trọng của sự việc Tôi muốn chia sẻ với Dung những lo âu nhưng chị đã đóng kín cánh cửa của tâm hồn lại. Dung nhìn tôi với cặp mắt long lanh và an ủi tôi:
- Chẳng có chuyện gì lớn đâu. Nghề nghiệp của chúng ta, nỗi lo thường bất chợt đến rồi lại đi. Giả sử như em đã nhớ lầm, hoặc em nhớ đúng, nhưng ánh lửa do em chủ động bóp cò chỉ đủ để cặp mắt em nhận ra đối phương thôi thì những lo lắng trên đều trở thành vô nghĩa. Dù sao thì ta cũng phải chú ý đến cái khả năng bé nhỏ xảy ra trong khoảnh khắc một vài phần trăm giây đó.
Trở về Sài Gòn, chúng tôi viết một bản báo cáo dài về Trung tâm. Chúng tôi kể lại chuyện viên trung úy Hoàng Quý Nhân và đề nghị cấp trên kiểm tra lại trong danh bạ của Phòng Nhì Pháp trước đây xem có tên đó không.
...
Có một hôm đại tá Lê Thiết Vũ đến thăm viếng xã giao anh chị tôi. Vốn là bạn cũ nên anh tôi đã giới thiệu tôi với viên đại tá và nói nguyện vọng của tôi là muốn theo đường binh nghiệp. Anh ta hứa sẽ giúp đỡ cho tôi nếu như tôi có đủ nghị lực để vượt quà những thử thách nặng nề của đời sống quân ngũ. Để có một tương lai tốt đẹp, trước tiên tôi vào học Trường sĩ quan Thủ Đức. Với tư cách là cục phó Quân lực thuộc Bộ Tổng tham mưu, đại tá Lê Thiết Vũ sẽ đỡ đầu cho tôi thì những thủ tục gia nhập quân trường cũng sẽ dễ dàng hơn. Đây là một tin mừng thực sự đối với tôi, một sự ưu đãi ngoại lệ giúp cho tôi cơ hội đi tới đích đúng như dự kiến.
Sau này tôi mới biết rằng ngoài sự giúp đỡ của đại tá Thiết Vũ ra, thời điểm tôi xin đi học trung sĩ quan cũng vào đúng lúc tình thế chung có nhiều thuận lợi, Ngô Đình Diệm đang có một chương trình rộng lớn xây dựng quân ngụy Sài Gòn thành một lực lượng to lớn để thay thế vào khoảng trống mà quân Pháp sẽ ra đi. Việc đào tạo sĩ quan chỉ huy trở thành cấp bách. Vốn là một đội quân tay sai, đội ngũ sĩ quan từ cấp tiểu đoàn trở lên trước đây phần lớn đều là người Pháp. Số còn lại là người Việt thì cũng chịu ảnh hưởng nhiều của Pháp. Trong các cuộc thanh trừng tướng Nguyễn Văn Hinh và chống lại âm mưu phản loạn của Nguyễn Văn Vĩ, nhiều sĩ quan đã không được Diệm tin nữa. Diệm muốn có một đội ngũ mới, được Mỹ huấn luyện đào tạo và trung thành với cá nhân ông ta. Phương hướng này khẩn trương và rộng lớn khiến cho việc lựa chọn cũng có dễ dàng hơn. Tất cả các giấy tờ kiểm tra về học lực và y tế của tôi đều hợp thức. Tôi đã được tòng sự tại đại đội 2 khoa lục quân.
Bộ quân phục học viện sĩ quan lục quân làm cho bộ mặt của tôi thay đổi hẳn đi. Anh tôi tự hào vì tôi Chị Lệ Ngọc hình như cũng chúng tôi. Cô Kim khen tôi đã có tư thế của kẻ mạnh. Còn ông Cự Phách thì tiên đoán tôi sẽ trở thành một con người hùng. Riêng Dung thì không được vui lắm. Khoác bộ quân phục của địch lên mình đâu phải là một niềm vinh dự. Mặt khác ba năm tới chúng tôi sẽ phải tạm xa nhau trừ nhưng ngày nghỉ lễ. Tuy chỉ là một cặp vợ chồng trên sân khấu, nhưng tháng ngày sống bên nhau đã tạo cho chúng tôi một cảm giác rất tự nhiên là chúng tôi đã thuộc về nhau, nó gắn chặt tâm hồn hai đứa với nhau. Sự kiềm chế dục vọng tuy làm cho cả hai đều căng thảng đến nhức nhối, nhưng nó lại là cái căng thẳng của dây đàn muôn điệu... Nay bỗng nới lỏng sợi dây đó đi, cả hai chúng tôi đều mất thăng bằng. Tôi thấy mình buồn bao nhiều thì lại thương Dung bấy nhiêu.
Tôi nhập cuộc với chế độ quân trường không khó khăn gì lắm. Tôi đã có một ý thức phấn đấu rõ rệt. Tất cả các môn học tôi phải cố giành được vị trí xuất sắc. Ngoài ra tôi còn phải luyện tập thêm cho mình nhưng môn kỹ thuật chung nữa. Phải bắn súng ngắn giỏi. Phải sử dụng thành thạo nhưng khí tài thông tin vô tuyến. Phải vẽ bản đồ nhanh và chính xác. Phải chụp ảnh tốt. Phải lái xe thiện nghệ. Phải rèn luyện võ thuật đều đặn. Tất cả nhưng môn này đều được nhà trường khuyến khích, các phương tiện và học cụ của nó thì thật là tốt và đầy đủ.
Thế là tôi lại cặm cụi cứ hướng vào mục tiêu đã định mà đi.
Hoàng Quý Nhân đến thăm chúng tôi lần này với cấp bậc đại úy. Anh ta cũng xuất hiện một mình và bất ngờ như mọi lần. Bạch Kim đã giới thiệu viên đại úy với cả nhà và chúng tôi đã có được một bứa cơm thân mật với ngườì bạn mới.
Chúng tôi nâng cốc chúc mừng anh ta vừa được vinh thăng. Anh cũng chúc mừng tôi từ nay đã trở thành chiến hữu của anh. Quý Nhân vẫn luôn luôn giữ được bộ mặt bình thản, không mấy khi biểu lộ những xúc cảm ra ngoài. Những bông mai bạc lấp lánh trên ve áo làm cho anh ta trẻ hẳn ra. Khuôn mặt trái xoan, cặp lông mày xếch và mảnh. Đôi mắt đại lúc rất linh hoạt, nhưng thông thường thì mơ màng bình lặng như mắt mèo ngái ngủ. Chiếc tẩu thường trực trên cặp môi hơi sẫm màu. Mái tóc rậm và xanh phủ xuống vừng trán thấp như cố che đi một vết sẹo nhỏ gần thái dương bên phải. Sự hấp dẫn của anh ta có lẽ là ở cái bí ẩn mà ta chưa hiểu được chưa đoán nổi. Giọng nói của anh ta trầm, rõ ràng, có một chút gì trang nghiêm. Thỉnh thoảng mới thấy trên khuôn mặt anh một nụ cười nhếch mép, ngắn ngủ, nhưng đúng lúc làm cho câu chuyện của anh ta rất có duyên.
Lúc đầu tôi tưởng viền đại úy là một người kín đáo, bí hiểm nhưng ít lâu sau những dự đoán của tôi lại bị lung lay. Chỉ cần một sự khêu gợi đúng chỗ là anh có thể dốc cạn bầu tâm sự với mọi người. Điều thổ lộ đó hình như được bung ra khỏi nỗi cô đơn dồn nén anh trong nhiều năm tháng.
Trong căn buồng chỉ có vợ chồng tôi và Kim, viên đại úy đã trầm trầm để lại dòng dõi của mình:
- Quê tôi ở Sơn Tây, một vùng quê nghèo, đất đai cằn cỗi. Cha tôi cũng chịu khó học hành nhưng đường công danh lận đận. Mấy khoa thi đều uổng công lều chõng. Ông bỏ nhà ra đi, lần đường vào Huế tìm chỗ tiến thân. Bạn bè cũ có một vài người đã làm quan trong triều, mũ cao áo dài, vinh hoa phú quý. Nghĩ đến tình bạn cũ, một vị quan đã chuyên cha tôi nên chấp nhận một chức hoạn quan, vì lúc đó trong cung cấm đang cần vài người có chút ít học thức để quản giáo đám vương thân, tôn nữ của hoàng tộc. Các bạn biết đấy, chấp nhận điều này có nghĩa là phải từ bỏ dục vọng, từ bỏ đường con cái, chấp nhận một cuộc sống cô đơn vĩnh cửu. Cha tôi đã phải suy nghĩ rất lung. Giả sử như ông đã có vợ có con nối dõi thì sự hy sinh cũng có niềm an ủi. Nhưng tình thế của cha tôi lúc đó cũng thật bi thảm. Tiền bạc không còn, nhờ vả bạn bè cưng có giới hạn. Trở về quê hương với hai bàn tay trắng thì tương lai cũng không có gì hứa hẹn mà lại còn hổ thẹn với xóm làng. Thế là cha tôi đã nhắm mắt chấp nhận con đường công danh khắc nghiệt đó. Quan tuần vũ Lê Quốc Khanh đã dâng biển tiến cử cha tôi lên đức Khải Định. Lúc đó cha tôi mới hai mươi nhăm tuổi, một chàng trai tuấn tú, chưa vợ, đầy sức lực.
Tất cả chúng tôi đều cười.
- Cha anh là hoạn quan thì làm sao có mặt anh trên đời này?
- Đó là một tấn hài kịch lớn - Viên đại úy nhún vai, mỉm cười rồi vui vẻ kể tiếp - Cha tôi là một người khôn ngoan. Trước khi chấp nhận việc trên, ông đã bí mật tìm viên quan pháp y chuyên làm cái công việc thiến người dã man này. Cha tôi xin nếu phải tiến hành cuộc giải phẫu bất đắc dĩ đó thì ông hãy gia ân để sót lại cho con người bất hạnh này một cái "loạt ngô". Cha tôi sẽ đời đời biết ơn ông. Viên pháp quan nghèo xác và hiếm hoi được dịp làm điều phúc đức. Ông ta đã chấp nhận lời thỉnh cầu của cha tôi. Giao kèo tuyệt luật đó được thực thi. Cha tôi đã trở thành vị quan hoạn quyền thế nhất trong các vị quan hoạn, vĩ đại nhất, khôn ngoan nhất và được sủng ái nhất trong các vị công bộc của hoàng gia, vì trong tay ông có một "vũ khí bí mật" hơn hẳn đồng nghiệp, đó là cái "hạt ngô" còn sót lại. Cha tôi đã giúp đức vua và hoàng hậu cai quản đám công bộc trong cấm cung một cách hữu hiệu. Ông được lòng các bà vương phi, thứ phi, cung tần, mỹ nữ. Ông đã ban phát thầm vụng cho họ niềm vui của người đời mà họ luôn luôn khao khát. Ông còn dần dần lấn át một số quan chức trong triều. Ai cần kền gì lên đức Hoàng thượng, nhờ đến ông công việc cũng mau máu hơn. Ai mật tâu điều gì ông đều biết. Trong một thời gian không lâu lắm, chừng hai mươi năm gì đó ông đã thu vén cho mình một gia tài kha khá. Ông xin từ quan trở về quê hương. Lúc đó chế độ hoạn quan cũng đã trở thành hủ bại trước thế giới bên ngoài nên Đức Vua cũng không giữ ông. Ngài phong cho ông một tước quan nhỏ và ra chiếu chỉ cấp cho ông ba mươi mẫu công điền ở quê hương. Cha tôi trở về làng xây nhà dựng trại. Ông sống như một ông vua trong cái vương quốc bé nhỏ của mình. Các bạn thấy đất tất cả là thành thực, là rõ ràng, những chỉ cần chứa đựng một chút giả dối, một chút bí mật thôi thì cái bí mật nhỏ bé đó có giá trị lớn lao biết nhường nào? - Viên đại úy triết lý.
- Ông về quê và lấy vợ? - Tôi hỏi.
- Còn lâu. Ông có khả năng hoạt động tình dục nhưng không tin là mình có con nên ông không chấp nhận ai là vợ. Ông sống buông thả. Ông thuê những cô gái trẻ xinh đẹp đến hầu hạ, nhưng không mấy người chịu đựng nổi ông lâu. Ông không biết đến mỏi mệt vì những cuộc hành lạc không tốn nhiều năng lượng. Người này thôi việc người khác thay vào, tiếng đồn đại về ông lan khắp vùng. Thôi thì đủ loại con gái lẳng lơ, những mụ nạ dòng, những cô ả dâm đãng đều tìm đến đấy để thử sức. Họ không sợ hậu quả gì vì họ biết ông là hoạn quan. Và người đàn bà vượt lên tất cả mọi người đàn bà là mẹ tôi.
Mẹ tôi là người ở tỉnh lỵ Sơn Tây. Ông ngoại xuất thân là một đồ tể mổ lợn kiêm bán cháo lòng. Hai ông bà sinh được bốn con. Hai cô gái lớn đều đến tuổi cập kê, cả hai đều hồng hào khỏe mạnh đã thu bút đám khách si tình. Cửa hàng ông ngoại tôi lúc nào cũng đầy ắp lính tráng thợ thuyền và đám công chức nhỏ. Mẹ tôi đã phải lòng một người thợ nghèo mà không được phép của cha mẹ, nên bị ông ngoại tôi đánh cho một trận rất đau. Chán đời, mẹ tôi bỏ nhà ra đi. Trong lúc phẫn chí, bà đã đến xin làm thuê cho ông quan hoạn. Bà biết nơi đây là một tổ quỷ. Khác với nhiều người, mẹ tôi đến đây không phải để tìm những thú vui thể xác. Bà giữ gìn tấm thân ngọc ngà của mình một cách lạnh lùng và kiên quyết. Bà biết ẩn nấp vào những người khác trong nhà đến nỗi bố tôi phải cố tách bà ra bằng cách đuổi tất cả mọi người ra khỏi tòa nhà chính của ông chỉ để riêng mình mẹ tôi cho ông sai bảo. Nhưng bao giờ mẹ tôi cũng giữ cho mình một khoảng cách an toàn. Nhiều tháng trời ông quên hết mọi người con gái khác, ông chỉ săn đuổi bà, cầu xin bà. Ông ve vãn, ông hứa hẹn, ông dọa nạt nhưng chỉ nhận được ở mẹ tôi một sự khước từ, lẩn tránh. Dần dần bà nhận ra một tình yêu say đắm trong trái tim của người đàn ông già trác táng đó, bà bỗng thấy thương ông; nhưng bà vẫn chưa dễ dàng buông thả cho ông. Bà đã khéo léo thổi bùng ngọn lửa dục tình của ông tới đỉnh cao mãnh liệt nhất, lúc đó mẹ tôi mới hiến thân cho cha tôi. Điều kỳ diệu đó dẫn đến sự ra đời của tôi.
Khi biết mình có mang, bà bắt ông phải cưới xin tử tế. Ông vui mừng đến phát khóc và hứa sẽ chiều ý bà. Mẹ tôi trở về nhà thông báo cho ông ngoại tôi biết tin đó. Ông ngoại tôi sung sướng như vớ được của. "Tao sẽ cho thằng già này một vố".
Khi cha tôi đến gặp ông hàng cháo lòng người chỉ đưrợc ông đón tiếp lạnh nhạt. Ông đưa ra một khoản thách cưới khổng lồ so với nhưng đám cưới lớn nhất trong vùng thời bấy giờ.
"- Một ngàn!"
"- Một ngàn đồng? ông không đùa đấy chứ?" - Cha tôi hỏi.
"Một cuộc đời đâu phải chuyện đùa?".
"- Năm trăm cũng đủ làm cho tôi sạt nghiệp rồi. Xin ông vui lòng với món lễ đó".
"- Phải gả con cho một vị quan hoạn tức là hủy hoại cả cuộc đời con gái tôi. Ông nhìn nó xem, nó xinh đẹp biết nhường nào. Ông tìm đâu nổi một con người như thế?".
"-Tôi biết rồi, tôi đã xem kỹ, tôi biết tất cả!...".
"Thế thì cứ đúng một nghìn!".
Ông tôi kiên quyết, nhưng cha tôi cũng không phải tay vừa. Ông giàu có nhưng cái gia tài làm nên đã phải trả bằng cái giá khủng khiếp nên ông cũng không vung tay quá trán. Cha tôi bèn làm cao:
"-Con gái ông có mang rồi đấy, không lấy tôi thì lấy ai?"
"- Có mang? Có mang với ai? Ông đừng nói láo?".
"- Với tôi chứ với ai."
"- Với một tên quan hoạn."
"- Vâng thưa ngài, hoạn sót?".
Thế là ông ngoại tôi đùng đùng nổi gian:
"-Cút ngay ! Đồ khốn nạn, đồ gà thiến đểu giả, đồ vu cáo, ra khỏi nhà tao ngay!".
Cha tôi ra di. Vẻ mặt ông ngoại tôi đỏ như lửa. Ông gọi mẹ tôi lại để dò hỏi thực hư:
"- Nó định dẫn cưới năm trăm đồng, cái thằng quan hoạn keo kiệt. Con gái tao là vàng là - bạc. Thà cho không thằng ăn mày còn hơn gả cho thằng gà thiến để lấy năm trăm bạc?".
"- Thầy ơi, thầy thương con thầy nhận lời đi, con lạy thầy!".
"- Sao? Mày cũng mê nó à?".
"- Dạ con đã trót dại... con đã..." - Mẹ tôi khóc nức nở.
"- Với thằng nào? - ông tôi đập bàn quát.
"- Dạ với lão ta, lão quan hoạn?".
"- Trời ơi! Sao lại thế được nhỉ??!".
Mắt ông tôi trợn tròn, kinh ngạc. Một sự thật ngoài sức tưởng tượng của ông. Ông không hiểu được sự "hồi sinh và phát triển" của cái nhóm tế bào còn sót lại bằng hạt ngô đó đã tạo ra một sự đột biến. Ông nghĩ đó là cái "của trời cho". Và cái "của trời cho" đó đã làm cho ông ngoại tôi trở nên vui mừng hớn hở.
"- Thế thì được rồi, nó sẽ phải quay lại. Nó không thể bỏ mặc đứa con kỳ lạ trong bụng mày được đâu. Đó là giọt máu hiếm hoi của nó, nó không thể dễ gì làmn lại?".
"-, Con chỉ lo nó đi tìm đứa khác!".
"- Số phận đã định sẵn, trời cho ai người ấy được. Nó có đi tìm suốt đời cũng chẳng được đứa nào như con gái tao".
Ông đồ tể đã đoán không sai. Hôm sau cha tôi đã quay trở lại. Tính keo kiệt của cha tôi đã bị trả giá. Ông không những phải đưa đủ một ngàn đồng như lúc đầu mà thêm vào đó còn bốn con lợn và hàng tấm vải vóc làng đồ sính lễ. Ông ngoại tôi nhận xong đã đuổi thẳng mẹ tôi về nhà chồng, không chịu bỏ một xu ra làm lễ cưới. Hay ho gì cái chuyện gả con gái cho một gã quan hoạn mà bày biện ra cho thiên hạ họ chửi.
Mấy tháng sau tôi ra đời trong sự dị nghị của làng xóm. Họ cho rằng mẹ tôi đã tằng tịu với ai có mang rồi buộc phải lấy cha tôi. Còn cha tôi thì cần một đứa con hờ để nương tựa tuổi già. Họ đã lầm! Dung nhan của tôi, cái di sản huyết thống tuyệt vời của ông đã in dấu lên toàn bộ cơ thể của tôi. Tôi giống cha như đúc. Chính điều đó đã đập tan mọi dư luận.
Mẹ tôi đã tổ chức lại cuộc sống, nhanh chóng làm giàu và bà không chấp nhận một kẻ hầu người ở nào là đàn bà con gái. Bà gánh chịu cái nghĩa vụ làm vợ nặng nề trước người chồng không bao giờ thỏa mãn đó. Bà không thể ngờ rằng đó là cái giá khắc nghiệt mà bà phải trả cho số phận. Bà bị ốm đau kiệt sức và kinh hoàng trước sức mạnh của người chồng già. Mười năm sau mẹ tôi chết. Lúc đó cha tôi đã ngoài bảy mươi. Tôi được gửi về thành phố để học hành. Cha tôi quay lại sống cuộc đời phóng đãng, nhưng không lần nào ông gặp may nữa. Tôi là đứa con duy nhất của ông.
Nói đến đây mặt viên đại úy đượm một nét buồn. Đôi mắt màu đồng đỏ mờ sau làn khói thuốc nhấp nháy như một cục than tàn.
- Thế bây giờ ông nhà ra sao? - Tôi hỏi.
- Ông vẫn còn ở quê một thân một mình. Ông luyến tiếc cái gia sản cóp nhặt suốt cuộc đời. Ông không còn sức lực để theo đuổi nhưng trò trác táng nữa. Nguyện vọng cuối cùng của ông là được chết ở nơi quê cha đất tổ. Tôi đã cố lôi ông đi nhưng không sao nhổ rễ ông khỏi cái mảnh đất đau buồn đó. Tôi ra đi một mình và bây giờ thấy thương ông vô hạn. Tôi sống cô đơn với ký ức bi thảm đó. Vào trong nạy đã mấy năm tôi vẫn ở trại lính, không vợ con, ít bạn bè. Tôi chờ đợi cái ngày Bắc tiến để được nhìn ông lần cuối cùng, nhưng tương lại vẫn còn mờ mịt làm.
Câu chuyện của viên đại úy hấp dẫn chúng tôi và tạo cho chúng tôi một ấn tượng về sự tin cậy vào tấm lòng thành thật cởi mở. Song những ấn tượng đó thường mạnh ở khía cạnh nghệ thuật hơn là xã hội. Tôi chú ý xem anh ta có tài bịa đặt không. Nhưng cuộc tiếp xúc ngắn ngủi thường không đủ cho tôi tìm ra những bí ẩn này.
Tôi tóm tắt lại lai lịch Hoàng Quý Nhân, điện về Trung tâm nhờ cậu Đức điều tra giúp.
Anh chị tôi được mời đến nghỉ trong một dã thự của nhà điền chủ Huỳnh Quốc Bửu. Đó là một tòa lầu hai tầng xinh xắn xây theo kiến trúc Ý. Những khuôn cửa gô-tích, những bao lơn rộng tràn đầy ánh sáng và những giàn hoa giấy. Ngoài vườn có những pho tượng bằng đá trắng, những bể nước có vòi phun. Nhưng cũng có cả những bộ chậu cảnh bằng sứ phương Đông nhiều hình nhiều vẻ và phong phú như một bộ sưu tập. Những thứ sang trọng sạch sẽ này hoàn toàn tương phản với dáng điệu và phục sức khắc khổ của người chủ nó. Hai đứa con ông cũng giống cha như đúc, trừ bộ quần áo bên ngoài. Chúng tôi làm quen với nhau rất nhanh. Khi Kim ngỏ ý muốn được có cỗ xe ngựa để đi thăm rừng cao nguyên thì cậu con lớn Huỳnh Thái và cô em Huỳnh Liên hứa sẽ cố tìm được những thứ đó cho chúng tôi.
Đúng như điều mong đợi, sáng hôm sau đã có một chiếc xe ngựa đỗ trước dã thự. Hai con ngựa một bạch, một hồng rất đẹp đang giậm chân chờ xuất phát. Người xà ích mời chúng tôi lên xe.
Tôi, Dung, Kim, Thái và Liên vào rừng Lâm Viên. Anh chị tôi không thích trò này bằng ngồi nhà xoa mạt chược với vợ chồng ông Bửu. Chúng tôi mang theo súng sàn, rượu, cà-phê, bánh mì, thức ăn nguội và nhiều thứ lặt vạt như đi cắm trại.
Chiếc xe ngựa chuyên cho thuê để chụp ảnh này không phải là một công cụ "dã chiến". Nó không thể leo lên những con đường rừng gập ghềnh, và chúng tôi phải hạ trại bên một con suối chưa xa thành phố là bao. Kim yêu cầu người xà ích cho cô được cưỡi ngựa. Họ đóng yên cương nhưng Kim không thể leo lên lưng ngựa. Cô chưa bao giờ là kỵ sĩ. Thái được vinh dự đỡ cô lên yên, còn tôi thì giúp cho Dung. Hai con ngựa hiền lành đã quen với những pha biểu diễn trước ống kính, chúng nhẹ nhàng sải bước trên đồng cỏ. Tóc hai cô gái từng bay lên in vào nền trời loang lổ những vân mây trắng bạc. Mặt họ đầy hào hứng, một cảm giác bay bổng và pha chút mạo hiểm choán ngợp tâm hồn họ. Chúng tôi chụp hết cuốn phim này đến cuốn phim khác.
Tôi và Thái vác khẩu súng săn vào rừng kiếm mấy con chim trong khi những cô gái đi tắm suối rồi lên phơi nắng trên thảm cỏ như những con cá sấu bằng sứ trắng.
Buổi trưa chúng tôi làm một bữa cơm trong rừng. Rượu, thịt chim nướng và đồ nguội đem từ nhà. Chúng tôi đang ăn uống vui vẻ thì có tiếng động cơ ô tô. Một chiếc xe Jeep chạy ngoằn ngoèo trong cánh rừng thưa và đỗ lại gần chỗ chúng tôi. Một quân nhân bước xuống xe và anh ta tiến về phía bờ suối. Tôi nhận ra ngay viên trung úy đã chữa xe giúp chúng tôi trên đường Vũng Tàu - Sài Gòn cách đây ít lâu.
- Xin chào các bạn!
- Chào trung úy, chắc anh chưa quên chúng tôi? - Tôi chỉ cô Kim - Anh còn nhớ ai đây không?
- Chào Bạch Kim! Làm sao tôi có thể quên một tay đua ô tô đáng sợ?
- Dây là Dung, vợ tôi. Các bạn Huỳnh Thái và Huỳnh Liên của chúng tôi.
Trung uý Hoàng Quý Nhân lần lượt bắt tay từng người. Chúng tôi rót rượu mời anh nâng cốc với món thịt chim rừng để chúc mừng cho sự quen biết.
- Do vô tình hay trung uý biết chúng tôi ở đây mà đến chơi? - Kim hỏi.
- Xưa thì vô tình, nay thì hữu ý. Năm giờ chiều qua xe tôi vượt các bạn ở cây số 126. Chiếc Sim ca màu xanh mang biển số B4280 làm tôi nhớ đến các bạn ngay. Vì đông người tôi không tiện gọi. Tôi tin là sẽ tìm được các bạn trong cái thành phố nhỏ bé này. Các bạn thấy đấy, có trốn vào rừng bằng xe ngựa tôi cũng vẫn kiếm ra.
- Trung uý giỏi thật! Hệt như một thám tử! - Kìm khen vui vẻ.
- Cảm ơn về lời khen của cô. Con ong sẽ chẳng giỏi nếu bông hoa không có hương sắc - Viên trung uý mỉm cười và liếc mắt một cách ý nhị.
- Lái xe trong rừng một mình đi tìm chúng tôi mà không sợ lạc, chắc trung uý phải quen thuộc vùng này lắm!
- Tôi đã vài lần đi bắn lợn rừng và bò tót trên cao nguyên Lâm Viên. Hôm nay tôi lại được ăn thịt chim rừng. Chúng ta là đồng nghiệp.
- Lần đầu tiên tôi hạ được vài con chim bằng khẩu "ca-líp đui" của bạn Thái. Liệu như vậy có thể gọi là thợ săn chưa? Có xứng đáng được gọi là đồng nghiệp của trung uý không?
- Còn tôi thì đã vài lần bắn hươu, nai!? - Thái kiêu hãnh góp chuyện.
- Tôi lại không bắn nai hay bắn chim. Cái thú săn bắn là phải pha một chút mạo hiểm. Nai và chim không biết chống cự. Chúng không kích thích ham muốn của tôi. Tôi muốn nói đồng nghiệp theo nghĩa rộng.
- Thú dữ? Nhưng đàng sau trung uý lại có người lính khoác liên thanh yểm trợ thì còn đâu là nguy hiểm!
- Lần đầu tiên Dung góp chuyện và tất cả chúng tôi đều cười. Viên trung uý vẫn giữ vẻ mặt bình thản.
- Tôi đi một mình. Như các bạn thấy đấy, tôi là một người cô đơn. Tôi thích những cuộc săn đuổi cô đơn. Kỷ nguyên chúng ta là kỷ nguyên cô đơn. Tôi cô đơn, anh cô đơn, nó cô đơn. Chúng ta thích tự do tuyệt dối. Chúng ta chỉ đạt được điều đó khi chúng ta từ bỏ lui sự ràng buộc của gia đình, xã hội. Chúng ta trần trụi giữa thiên nhiên rộng lớn, chúng ta trở về với nguyên thuỷ hoang sơ, với dã thú. Ôi nếu tôi được sống một mình trên hoang đảo như Robinson nhỉ? Tôi hoàn toàn cô đơn, nhưng tất nhiên tôi tuyệt đối tự do!
- Sợ lúc đó Bạch Kim lại mong đợi một cánh buồm xuất hiện trên đường chân trời. Trên thuyền có một chàng trai duy nhất. Chàng muốn cùng Bạch Kim chia sẻ nỗi cô đơn...
- Cao thượng nhỉ! Nhưng kết cục đó là tầm thường. Phải nói là chàng đã xâm lược hòn đảo cô đơn của tôi, chàng định giết chết tự do của tôi. Và tôi sẽ chống lại chàng như chống lại thú dữ!
...
Hai giờ chiều chúng tôi quay về rừng. Hoàng Quý Nhân chia tay với chúng tôi ngay bìa rừng. Anh ta hứa đến chơi nhưng không hẹn trước.
Buổi tôi đó, sau cuộc khiêu vũ nhỏ trong gia đình, chúng tôi về buồng riêng. Đóng cửa lại chị Dung mới hỏi tôi:
- Theo anh thì sự quen biết với viên trung úy là ngẫu nhiên hay có một sự sắp đặt nào đó? Liệt đây có phải là "cái đuôi" của chúng ta không?
- Theo thình thì sự việc trên chỉ là vô tình thôi. Hôm hỏng xe mình và Kim loay hoay mãi mới thấy xe của nó phóng qua...
- Chỉ có điều nét mặt nó trông quen lắm. Nếu không lầm thì em đã nhìn thấy trong một khoảnh khắc đặt biệt. Không biết trong giây lát ngắn ngủi đó nó có nhận ra em không?
- Sợ quen biết lâu chứ trong khoảnh khắc thì khó mà nhớ nổi.
- Em không sợ nhưng khuôn mặt quen biết kỹ vì em đã đề phòng và thường không nguy hiểm. Nhưng bộ mặt này làm em không yên tâm.
- Dung cẩn thận cũng phải thôi. Nhưng theo mình trường hợp này là ngẫu nhiên không đáng ngại.
- Có thể bắt đầu từ ngẫu nhiên, nhưng rồi từ đó lại hiện lên một dấu vết.
- Sao?
- Giả thử như nó đã nhận ra nét mặt của em trong ánh chớp của một phát súng nổ cách đây hai năm thì sao?
- Phát súng nào?
Tôi hỏi nhưng Dung không trả lời điều tôi muốn biết. Nét mặt chị tư lự. chị nhấn mạnh:
- Ta phải cảnh giác con người này. Muốn có được lời giải đáp, chúng mình phải tìm ra lai lịch của viên trung úy.
Tôi hiểu được tính chất nghiêm trọng của sự việc Tôi muốn chia sẻ với Dung những lo âu nhưng chị đã đóng kín cánh cửa của tâm hồn lại. Dung nhìn tôi với cặp mắt long lanh và an ủi tôi:
- Chẳng có chuyện gì lớn đâu. Nghề nghiệp của chúng ta, nỗi lo thường bất chợt đến rồi lại đi. Giả sử như em đã nhớ lầm, hoặc em nhớ đúng, nhưng ánh lửa do em chủ động bóp cò chỉ đủ để cặp mắt em nhận ra đối phương thôi thì những lo lắng trên đều trở thành vô nghĩa. Dù sao thì ta cũng phải chú ý đến cái khả năng bé nhỏ xảy ra trong khoảnh khắc một vài phần trăm giây đó.
Trở về Sài Gòn, chúng tôi viết một bản báo cáo dài về Trung tâm. Chúng tôi kể lại chuyện viên trung úy Hoàng Quý Nhân và đề nghị cấp trên kiểm tra lại trong danh bạ của Phòng Nhì Pháp trước đây xem có tên đó không.
...
Có một hôm đại tá Lê Thiết Vũ đến thăm viếng xã giao anh chị tôi. Vốn là bạn cũ nên anh tôi đã giới thiệu tôi với viên đại tá và nói nguyện vọng của tôi là muốn theo đường binh nghiệp. Anh ta hứa sẽ giúp đỡ cho tôi nếu như tôi có đủ nghị lực để vượt quà những thử thách nặng nề của đời sống quân ngũ. Để có một tương lai tốt đẹp, trước tiên tôi vào học Trường sĩ quan Thủ Đức. Với tư cách là cục phó Quân lực thuộc Bộ Tổng tham mưu, đại tá Lê Thiết Vũ sẽ đỡ đầu cho tôi thì những thủ tục gia nhập quân trường cũng sẽ dễ dàng hơn. Đây là một tin mừng thực sự đối với tôi, một sự ưu đãi ngoại lệ giúp cho tôi cơ hội đi tới đích đúng như dự kiến.
Sau này tôi mới biết rằng ngoài sự giúp đỡ của đại tá Thiết Vũ ra, thời điểm tôi xin đi học trung sĩ quan cũng vào đúng lúc tình thế chung có nhiều thuận lợi, Ngô Đình Diệm đang có một chương trình rộng lớn xây dựng quân ngụy Sài Gòn thành một lực lượng to lớn để thay thế vào khoảng trống mà quân Pháp sẽ ra đi. Việc đào tạo sĩ quan chỉ huy trở thành cấp bách. Vốn là một đội quân tay sai, đội ngũ sĩ quan từ cấp tiểu đoàn trở lên trước đây phần lớn đều là người Pháp. Số còn lại là người Việt thì cũng chịu ảnh hưởng nhiều của Pháp. Trong các cuộc thanh trừng tướng Nguyễn Văn Hinh và chống lại âm mưu phản loạn của Nguyễn Văn Vĩ, nhiều sĩ quan đã không được Diệm tin nữa. Diệm muốn có một đội ngũ mới, được Mỹ huấn luyện đào tạo và trung thành với cá nhân ông ta. Phương hướng này khẩn trương và rộng lớn khiến cho việc lựa chọn cũng có dễ dàng hơn. Tất cả các giấy tờ kiểm tra về học lực và y tế của tôi đều hợp thức. Tôi đã được tòng sự tại đại đội 2 khoa lục quân.
Bộ quân phục học viện sĩ quan lục quân làm cho bộ mặt của tôi thay đổi hẳn đi. Anh tôi tự hào vì tôi Chị Lệ Ngọc hình như cũng chúng tôi. Cô Kim khen tôi đã có tư thế của kẻ mạnh. Còn ông Cự Phách thì tiên đoán tôi sẽ trở thành một con người hùng. Riêng Dung thì không được vui lắm. Khoác bộ quân phục của địch lên mình đâu phải là một niềm vinh dự. Mặt khác ba năm tới chúng tôi sẽ phải tạm xa nhau trừ nhưng ngày nghỉ lễ. Tuy chỉ là một cặp vợ chồng trên sân khấu, nhưng tháng ngày sống bên nhau đã tạo cho chúng tôi một cảm giác rất tự nhiên là chúng tôi đã thuộc về nhau, nó gắn chặt tâm hồn hai đứa với nhau. Sự kiềm chế dục vọng tuy làm cho cả hai đều căng thảng đến nhức nhối, nhưng nó lại là cái căng thẳng của dây đàn muôn điệu... Nay bỗng nới lỏng sợi dây đó đi, cả hai chúng tôi đều mất thăng bằng. Tôi thấy mình buồn bao nhiều thì lại thương Dung bấy nhiêu.
Tôi nhập cuộc với chế độ quân trường không khó khăn gì lắm. Tôi đã có một ý thức phấn đấu rõ rệt. Tất cả các môn học tôi phải cố giành được vị trí xuất sắc. Ngoài ra tôi còn phải luyện tập thêm cho mình nhưng môn kỹ thuật chung nữa. Phải bắn súng ngắn giỏi. Phải sử dụng thành thạo nhưng khí tài thông tin vô tuyến. Phải vẽ bản đồ nhanh và chính xác. Phải chụp ảnh tốt. Phải lái xe thiện nghệ. Phải rèn luyện võ thuật đều đặn. Tất cả nhưng môn này đều được nhà trường khuyến khích, các phương tiện và học cụ của nó thì thật là tốt và đầy đủ.
Thế là tôi lại cặm cụi cứ hướng vào mục tiêu đã định mà đi.
Hoàng Quý Nhân đến thăm chúng tôi lần này với cấp bậc đại úy. Anh ta cũng xuất hiện một mình và bất ngờ như mọi lần. Bạch Kim đã giới thiệu viên đại úy với cả nhà và chúng tôi đã có được một bứa cơm thân mật với ngườì bạn mới.
Chúng tôi nâng cốc chúc mừng anh ta vừa được vinh thăng. Anh cũng chúc mừng tôi từ nay đã trở thành chiến hữu của anh. Quý Nhân vẫn luôn luôn giữ được bộ mặt bình thản, không mấy khi biểu lộ những xúc cảm ra ngoài. Những bông mai bạc lấp lánh trên ve áo làm cho anh ta trẻ hẳn ra. Khuôn mặt trái xoan, cặp lông mày xếch và mảnh. Đôi mắt đại lúc rất linh hoạt, nhưng thông thường thì mơ màng bình lặng như mắt mèo ngái ngủ. Chiếc tẩu thường trực trên cặp môi hơi sẫm màu. Mái tóc rậm và xanh phủ xuống vừng trán thấp như cố che đi một vết sẹo nhỏ gần thái dương bên phải. Sự hấp dẫn của anh ta có lẽ là ở cái bí ẩn mà ta chưa hiểu được chưa đoán nổi. Giọng nói của anh ta trầm, rõ ràng, có một chút gì trang nghiêm. Thỉnh thoảng mới thấy trên khuôn mặt anh một nụ cười nhếch mép, ngắn ngủ, nhưng đúng lúc làm cho câu chuyện của anh ta rất có duyên.
Lúc đầu tôi tưởng viền đại úy là một người kín đáo, bí hiểm nhưng ít lâu sau những dự đoán của tôi lại bị lung lay. Chỉ cần một sự khêu gợi đúng chỗ là anh có thể dốc cạn bầu tâm sự với mọi người. Điều thổ lộ đó hình như được bung ra khỏi nỗi cô đơn dồn nén anh trong nhiều năm tháng.
Trong căn buồng chỉ có vợ chồng tôi và Kim, viên đại úy đã trầm trầm để lại dòng dõi của mình:
- Quê tôi ở Sơn Tây, một vùng quê nghèo, đất đai cằn cỗi. Cha tôi cũng chịu khó học hành nhưng đường công danh lận đận. Mấy khoa thi đều uổng công lều chõng. Ông bỏ nhà ra đi, lần đường vào Huế tìm chỗ tiến thân. Bạn bè cũ có một vài người đã làm quan trong triều, mũ cao áo dài, vinh hoa phú quý. Nghĩ đến tình bạn cũ, một vị quan đã chuyên cha tôi nên chấp nhận một chức hoạn quan, vì lúc đó trong cung cấm đang cần vài người có chút ít học thức để quản giáo đám vương thân, tôn nữ của hoàng tộc. Các bạn biết đấy, chấp nhận điều này có nghĩa là phải từ bỏ dục vọng, từ bỏ đường con cái, chấp nhận một cuộc sống cô đơn vĩnh cửu. Cha tôi đã phải suy nghĩ rất lung. Giả sử như ông đã có vợ có con nối dõi thì sự hy sinh cũng có niềm an ủi. Nhưng tình thế của cha tôi lúc đó cũng thật bi thảm. Tiền bạc không còn, nhờ vả bạn bè cưng có giới hạn. Trở về quê hương với hai bàn tay trắng thì tương lai cũng không có gì hứa hẹn mà lại còn hổ thẹn với xóm làng. Thế là cha tôi đã nhắm mắt chấp nhận con đường công danh khắc nghiệt đó. Quan tuần vũ Lê Quốc Khanh đã dâng biển tiến cử cha tôi lên đức Khải Định. Lúc đó cha tôi mới hai mươi nhăm tuổi, một chàng trai tuấn tú, chưa vợ, đầy sức lực.
Tất cả chúng tôi đều cười.
- Cha anh là hoạn quan thì làm sao có mặt anh trên đời này?
- Đó là một tấn hài kịch lớn - Viên đại úy nhún vai, mỉm cười rồi vui vẻ kể tiếp - Cha tôi là một người khôn ngoan. Trước khi chấp nhận việc trên, ông đã bí mật tìm viên quan pháp y chuyên làm cái công việc thiến người dã man này. Cha tôi xin nếu phải tiến hành cuộc giải phẫu bất đắc dĩ đó thì ông hãy gia ân để sót lại cho con người bất hạnh này một cái "loạt ngô". Cha tôi sẽ đời đời biết ơn ông. Viên pháp quan nghèo xác và hiếm hoi được dịp làm điều phúc đức. Ông ta đã chấp nhận lời thỉnh cầu của cha tôi. Giao kèo tuyệt luật đó được thực thi. Cha tôi đã trở thành vị quan hoạn quyền thế nhất trong các vị quan hoạn, vĩ đại nhất, khôn ngoan nhất và được sủng ái nhất trong các vị công bộc của hoàng gia, vì trong tay ông có một "vũ khí bí mật" hơn hẳn đồng nghiệp, đó là cái "hạt ngô" còn sót lại. Cha tôi đã giúp đức vua và hoàng hậu cai quản đám công bộc trong cấm cung một cách hữu hiệu. Ông được lòng các bà vương phi, thứ phi, cung tần, mỹ nữ. Ông đã ban phát thầm vụng cho họ niềm vui của người đời mà họ luôn luôn khao khát. Ông còn dần dần lấn át một số quan chức trong triều. Ai cần kền gì lên đức Hoàng thượng, nhờ đến ông công việc cũng mau máu hơn. Ai mật tâu điều gì ông đều biết. Trong một thời gian không lâu lắm, chừng hai mươi năm gì đó ông đã thu vén cho mình một gia tài kha khá. Ông xin từ quan trở về quê hương. Lúc đó chế độ hoạn quan cũng đã trở thành hủ bại trước thế giới bên ngoài nên Đức Vua cũng không giữ ông. Ngài phong cho ông một tước quan nhỏ và ra chiếu chỉ cấp cho ông ba mươi mẫu công điền ở quê hương. Cha tôi trở về làng xây nhà dựng trại. Ông sống như một ông vua trong cái vương quốc bé nhỏ của mình. Các bạn thấy đất tất cả là thành thực, là rõ ràng, những chỉ cần chứa đựng một chút giả dối, một chút bí mật thôi thì cái bí mật nhỏ bé đó có giá trị lớn lao biết nhường nào? - Viên đại úy triết lý.
- Ông về quê và lấy vợ? - Tôi hỏi.
- Còn lâu. Ông có khả năng hoạt động tình dục nhưng không tin là mình có con nên ông không chấp nhận ai là vợ. Ông sống buông thả. Ông thuê những cô gái trẻ xinh đẹp đến hầu hạ, nhưng không mấy người chịu đựng nổi ông lâu. Ông không biết đến mỏi mệt vì những cuộc hành lạc không tốn nhiều năng lượng. Người này thôi việc người khác thay vào, tiếng đồn đại về ông lan khắp vùng. Thôi thì đủ loại con gái lẳng lơ, những mụ nạ dòng, những cô ả dâm đãng đều tìm đến đấy để thử sức. Họ không sợ hậu quả gì vì họ biết ông là hoạn quan. Và người đàn bà vượt lên tất cả mọi người đàn bà là mẹ tôi.
Mẹ tôi là người ở tỉnh lỵ Sơn Tây. Ông ngoại xuất thân là một đồ tể mổ lợn kiêm bán cháo lòng. Hai ông bà sinh được bốn con. Hai cô gái lớn đều đến tuổi cập kê, cả hai đều hồng hào khỏe mạnh đã thu bút đám khách si tình. Cửa hàng ông ngoại tôi lúc nào cũng đầy ắp lính tráng thợ thuyền và đám công chức nhỏ. Mẹ tôi đã phải lòng một người thợ nghèo mà không được phép của cha mẹ, nên bị ông ngoại tôi đánh cho một trận rất đau. Chán đời, mẹ tôi bỏ nhà ra đi. Trong lúc phẫn chí, bà đã đến xin làm thuê cho ông quan hoạn. Bà biết nơi đây là một tổ quỷ. Khác với nhiều người, mẹ tôi đến đây không phải để tìm những thú vui thể xác. Bà giữ gìn tấm thân ngọc ngà của mình một cách lạnh lùng và kiên quyết. Bà biết ẩn nấp vào những người khác trong nhà đến nỗi bố tôi phải cố tách bà ra bằng cách đuổi tất cả mọi người ra khỏi tòa nhà chính của ông chỉ để riêng mình mẹ tôi cho ông sai bảo. Nhưng bao giờ mẹ tôi cũng giữ cho mình một khoảng cách an toàn. Nhiều tháng trời ông quên hết mọi người con gái khác, ông chỉ săn đuổi bà, cầu xin bà. Ông ve vãn, ông hứa hẹn, ông dọa nạt nhưng chỉ nhận được ở mẹ tôi một sự khước từ, lẩn tránh. Dần dần bà nhận ra một tình yêu say đắm trong trái tim của người đàn ông già trác táng đó, bà bỗng thấy thương ông; nhưng bà vẫn chưa dễ dàng buông thả cho ông. Bà đã khéo léo thổi bùng ngọn lửa dục tình của ông tới đỉnh cao mãnh liệt nhất, lúc đó mẹ tôi mới hiến thân cho cha tôi. Điều kỳ diệu đó dẫn đến sự ra đời của tôi.
Khi biết mình có mang, bà bắt ông phải cưới xin tử tế. Ông vui mừng đến phát khóc và hứa sẽ chiều ý bà. Mẹ tôi trở về nhà thông báo cho ông ngoại tôi biết tin đó. Ông ngoại tôi sung sướng như vớ được của. "Tao sẽ cho thằng già này một vố".
Khi cha tôi đến gặp ông hàng cháo lòng người chỉ đưrợc ông đón tiếp lạnh nhạt. Ông đưa ra một khoản thách cưới khổng lồ so với nhưng đám cưới lớn nhất trong vùng thời bấy giờ.
"- Một ngàn!"
"- Một ngàn đồng? ông không đùa đấy chứ?" - Cha tôi hỏi.
"Một cuộc đời đâu phải chuyện đùa?".
"- Năm trăm cũng đủ làm cho tôi sạt nghiệp rồi. Xin ông vui lòng với món lễ đó".
"- Phải gả con cho một vị quan hoạn tức là hủy hoại cả cuộc đời con gái tôi. Ông nhìn nó xem, nó xinh đẹp biết nhường nào. Ông tìm đâu nổi một con người như thế?".
"-Tôi biết rồi, tôi đã xem kỹ, tôi biết tất cả!...".
"Thế thì cứ đúng một nghìn!".
Ông tôi kiên quyết, nhưng cha tôi cũng không phải tay vừa. Ông giàu có nhưng cái gia tài làm nên đã phải trả bằng cái giá khủng khiếp nên ông cũng không vung tay quá trán. Cha tôi bèn làm cao:
"-Con gái ông có mang rồi đấy, không lấy tôi thì lấy ai?"
"- Có mang? Có mang với ai? Ông đừng nói láo?".
"- Với tôi chứ với ai."
"- Với một tên quan hoạn."
"- Vâng thưa ngài, hoạn sót?".
Thế là ông ngoại tôi đùng đùng nổi gian:
"-Cút ngay ! Đồ khốn nạn, đồ gà thiến đểu giả, đồ vu cáo, ra khỏi nhà tao ngay!".
Cha tôi ra di. Vẻ mặt ông ngoại tôi đỏ như lửa. Ông gọi mẹ tôi lại để dò hỏi thực hư:
"- Nó định dẫn cưới năm trăm đồng, cái thằng quan hoạn keo kiệt. Con gái tao là vàng là - bạc. Thà cho không thằng ăn mày còn hơn gả cho thằng gà thiến để lấy năm trăm bạc?".
"- Thầy ơi, thầy thương con thầy nhận lời đi, con lạy thầy!".
"- Sao? Mày cũng mê nó à?".
"- Dạ con đã trót dại... con đã..." - Mẹ tôi khóc nức nở.
"- Với thằng nào? - ông tôi đập bàn quát.
"- Dạ với lão ta, lão quan hoạn?".
"- Trời ơi! Sao lại thế được nhỉ??!".
Mắt ông tôi trợn tròn, kinh ngạc. Một sự thật ngoài sức tưởng tượng của ông. Ông không hiểu được sự "hồi sinh và phát triển" của cái nhóm tế bào còn sót lại bằng hạt ngô đó đã tạo ra một sự đột biến. Ông nghĩ đó là cái "của trời cho". Và cái "của trời cho" đó đã làm cho ông ngoại tôi trở nên vui mừng hớn hở.
"- Thế thì được rồi, nó sẽ phải quay lại. Nó không thể bỏ mặc đứa con kỳ lạ trong bụng mày được đâu. Đó là giọt máu hiếm hoi của nó, nó không thể dễ gì làmn lại?".
"-, Con chỉ lo nó đi tìm đứa khác!".
"- Số phận đã định sẵn, trời cho ai người ấy được. Nó có đi tìm suốt đời cũng chẳng được đứa nào như con gái tao".
Ông đồ tể đã đoán không sai. Hôm sau cha tôi đã quay trở lại. Tính keo kiệt của cha tôi đã bị trả giá. Ông không những phải đưa đủ một ngàn đồng như lúc đầu mà thêm vào đó còn bốn con lợn và hàng tấm vải vóc làng đồ sính lễ. Ông ngoại tôi nhận xong đã đuổi thẳng mẹ tôi về nhà chồng, không chịu bỏ một xu ra làm lễ cưới. Hay ho gì cái chuyện gả con gái cho một gã quan hoạn mà bày biện ra cho thiên hạ họ chửi.
Mấy tháng sau tôi ra đời trong sự dị nghị của làng xóm. Họ cho rằng mẹ tôi đã tằng tịu với ai có mang rồi buộc phải lấy cha tôi. Còn cha tôi thì cần một đứa con hờ để nương tựa tuổi già. Họ đã lầm! Dung nhan của tôi, cái di sản huyết thống tuyệt vời của ông đã in dấu lên toàn bộ cơ thể của tôi. Tôi giống cha như đúc. Chính điều đó đã đập tan mọi dư luận.
Mẹ tôi đã tổ chức lại cuộc sống, nhanh chóng làm giàu và bà không chấp nhận một kẻ hầu người ở nào là đàn bà con gái. Bà gánh chịu cái nghĩa vụ làm vợ nặng nề trước người chồng không bao giờ thỏa mãn đó. Bà không thể ngờ rằng đó là cái giá khắc nghiệt mà bà phải trả cho số phận. Bà bị ốm đau kiệt sức và kinh hoàng trước sức mạnh của người chồng già. Mười năm sau mẹ tôi chết. Lúc đó cha tôi đã ngoài bảy mươi. Tôi được gửi về thành phố để học hành. Cha tôi quay lại sống cuộc đời phóng đãng, nhưng không lần nào ông gặp may nữa. Tôi là đứa con duy nhất của ông.
Nói đến đây mặt viên đại úy đượm một nét buồn. Đôi mắt màu đồng đỏ mờ sau làn khói thuốc nhấp nháy như một cục than tàn.
- Thế bây giờ ông nhà ra sao? - Tôi hỏi.
- Ông vẫn còn ở quê một thân một mình. Ông luyến tiếc cái gia sản cóp nhặt suốt cuộc đời. Ông không còn sức lực để theo đuổi nhưng trò trác táng nữa. Nguyện vọng cuối cùng của ông là được chết ở nơi quê cha đất tổ. Tôi đã cố lôi ông đi nhưng không sao nhổ rễ ông khỏi cái mảnh đất đau buồn đó. Tôi ra đi một mình và bây giờ thấy thương ông vô hạn. Tôi sống cô đơn với ký ức bi thảm đó. Vào trong nạy đã mấy năm tôi vẫn ở trại lính, không vợ con, ít bạn bè. Tôi chờ đợi cái ngày Bắc tiến để được nhìn ông lần cuối cùng, nhưng tương lại vẫn còn mờ mịt làm.
Câu chuyện của viên đại úy hấp dẫn chúng tôi và tạo cho chúng tôi một ấn tượng về sự tin cậy vào tấm lòng thành thật cởi mở. Song những ấn tượng đó thường mạnh ở khía cạnh nghệ thuật hơn là xã hội. Tôi chú ý xem anh ta có tài bịa đặt không. Nhưng cuộc tiếp xúc ngắn ngủi thường không đủ cho tôi tìm ra những bí ẩn này.
Tôi tóm tắt lại lai lịch Hoàng Quý Nhân, điện về Trung tâm nhờ cậu Đức điều tra giúp.
/72
|